Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

LÝ THUYẾT “CÁI VÒNG LUẨN QUẨN VÀ CÚ HUÝCH TỪ BÊN NGOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.5 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
I) VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ
Paul Anthony Samuelson sinh ngày 15 tháng 5 năm 1915 tại Gary, Indiana,
Hoa Kỳ là một nhà kinh tế học người Hoa Kỳ, đại biểu của trường phái kinh tế
học vĩ mô tổng hợp và có đóng góp to lớn ở một loạt lĩnh vực của kinh tế học.
Năm 1923, gia đình ông chuyển đến sống ở Chicago và ông đã theo đại học tại
Đại học Chicago, học cao học và tiến sĩ tại Đại học Harvard. Tại Havard, ông
theo đuổi lĩnh vực kinh tế học và từng thụ giáo Joseph Schumpeter, Wassily
Leontief, Gottfried Haberler, và Alvin Hansen.
Ông là người sáng lập khoa kinh tế học lừng danh của Học viện Kỹ thuật
Massachusetts. Samuelson đoạt Giải John Bates Clark vào năm 1947 (khi 32
tuổi) và Giải Nobel Kinh tế vào năm 1970 (khi 55 tuổi). Ông còn được trao Giải
thưởng Nhà nước về Khoa học, Hoa Kỳ vào năm 1996…
II) LÝ THUYẾT “CÁI VÒNG LUẨN QUẨN VÀ CÚ HUÝCH TỪ BÊN NGOÀI”
1. Hoàn cảnh ra đời:
Các lí thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới đều tập trung đề cao vai trò
của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh. Trường phái Keynes và Keynes mới lại
đề cao vai trò điều tiết vĩ mô kinh tế của Nhà nước và phê phán những khuyết
tật của thị trường. Thực tế, nền kinh tế sẽ phát triển không hiệu quả nếu như
đề cao quá đáng vai trò của thị trường hoặc vai trò nhà nước. Sự phê phán
các trường phái dẫn đến sự xích lại gần nhau giữa hai chiều hướng (Từ những
60 – 70 của thế kỷ XX).
Từ đó hình thành “Trường phái chính hiện đại”.
Mầm mống về nền kinh tế hỗn hợp có từ những năm cuối thế kỷ thứ XIX, sau
chiến tranh thế giới thứ hai nó được nhà kinh tế học Mỹ tên là Hassen nghiên
cứu và tư tưởng này tiếp tục được phát triển mạnh mẽ từ những năm 70 của
thế kỷ XX. Đại biểu nổi bật của trường phái này là P.A.Samuelson (Mỹ) với tác
phẩm “Kinh tế học” được dịch ra tiếng Việt năm 1989 là cơ sở cho nhiều giáo
trình kinh tế vi mô và vĩ mô.
Lý thuyết “cái vòng luẩn quẩn và cú huých từ bên ngoài” thuộc phần các lý
thuyết tăng trưởng phát triển dựa trên tính đặc thù của các nước chậm phát


triển, trong tác phẩm “Kinh tế học” của Samuelson.
2. Lập trường cơ bản:
- Để tăng trưởng kinh tế, các nước chậm phát triển nói chung phải đảm bảo
4 nhân tố là: nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự tạo vốn, và
công nghệ.
- Phải có đầu tư của nước ngoài vào các nước đang phát triển để phá vỡ
vòng luẩn quẩn đói nghèo.
3. Nội dung chủ yếu:
Theo lý thuyết này, để tăng trưởng kinh tế, các nước chậm phát triển nói
chung phải đảm bảo bốn nhân tố là: nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên
nhiên, sự tạo vốn, và công nghệ. Chúng ta hãy xem làm thế nào những nhân
tố này đóng góp vào tăng trưởng, cũng như làm thế nào các chính sách công
cộng có thể chèo lái quá trình tăng trưởng đi theo định hướng mong muốn.
A. NGUỒN DÂN SỐ
Bùng nổ dân số: nhiều nước nghèo luôn luôn chịu vất vả nhưng vẫn dậm chân
tại chỗ. Ngay cả khi GDP của một nước nghèo tăng lên thì dân số của nước đó
cũng tăng theo. Kết quả là bị mắc vào cái bẫy Malthus của tỉ lệ sinh đẻ cao và
thu nhập trì trệ.
Những nước nghèo thì khó có thể vượt qua tình trạng nghèo đói với tỉ lệ sinh
đẻ cao như vậy. Nhưng có một lối thoát khỏi cái bẫy của Malthus. Một chiến
lược là, các nước phải đóng một vai trò chủ động trong việc hạn chế mức tăng
dân số, kể cả khi những hành động này đi ngược lại với những chuẩn mực tôn
giáo đang thịnh hành.
Đối với những nước đang tìm cách tăng thu nhập trên đầu người thì có triển
vọng để thực hiện một bước chuyển tiếp về dân số sang dân số ổn định với tỉ
lệ sinh đẻ thấp và tỉ lệ tử vong thấp. Một khi những nước này đủ giàu và tỉ lệ
tử vong của trẻ sơ sinh giảm, họ sẽ tự nguyện giảm tỉ lệ sinh đẻ. Họ không còn
cần nhiều con cái vào việc đồng áng nữa, mà tập trung vào việc đầu tư giáo
dục tốt cho số con cái ít hơn sẽ trở nên quan trọng hơn.
Dần dần, những thành tựu của phát triển kinh tế và hạn chế sinh đẻ đã được

nhận thức ra. Tỉ lệ sinh ở những nước nghèo đã giảm từ 4,2% năm 1965
xuống còn 3% năm 1990. Cuộc đấu tranh chống nghèo đói do tăng dân số quá
mức gây ra vẫn còn tiếp diễn.
Vốn con người: cùng với việc giải quyết tăng dân số quá mức, các nước đang
phát triển cũng cần quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực của mình. Các
nhà lập kế hoạch của các nước đang phát triển nên đặt trọng tâm vào các
chương trình cụ thể sau:
- Ngăn ngừa dịch bệnh, cải thiện sức khoẻ và dinh dưỡng. Nâng cao tiêu
chuẩn sức khoẻ của dân cư không chỉ bằng cách làm cho mọi người
hạnh phúc hơn mà còn làm họ thành những người công nhân có năng
suất hơn. Các bệnh viện chăm sóc sức khoẻ và các dự án thoát nước
vốn xã hội cực kì hữu ích.
- Nâng cấp giáo dục, giảm tỉ lệ mù chữ và đào tạo công nhân. Người có
giáo dục tốt trở thành người công nhân có năng suất cao, có thể sử
dụng vốn hiệu quả hơn, sử dụng kĩ thuật mới và rút ra bài học từ
những sai lầm. Để có kiến thức nâng cao về khoa học, kĩ thuật, y tế và
quản lí, các nước sẽ được lợi nếu gửi những người thong minh nhất ra
nước ngoài để mang về những tiến bộ nhất. Tuy nhiên cần nhận thức
được sự chảy máu chất xám, những người có khả năng nhất chạy ra
nước ngoài nhận lương cao hơn.
- Điều quan trọng nhất là không được đánh giá thấp tầm quan trọng của
nguồn nhân lực. Các nhân tố khác có thể mua được trên thị trường thế
giới nhưng lao động là phải tự nuôi dưỡng. Vai trò tối quan trọng của
lực lượng lượng lao động có tay nghề luôn được minh chứng khi những
máy móc tinh vi bị rơi vào tình trạng không sử dụng được hay không
sửa chữa được do không có kiến thức bảo dưỡng cần thiết.
B. NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Ở các nước nghèo thường cũng nghèo về tài nguyên thiên nhiên. Đất đai chật
hẹp và khoáng sản ít ỏi phải phân chia cho dân số đông đúc. Do đó, tài nguyên
quý giá nhất là đất canh tác. Phần lớn lực lượng lao động được thu hút vào

nghề nông. Việc sủ dụng đất có hiệu quả với việc giữ gìn, bón phân canh tác
hợp lí sẽ góp phần to lớn vào việc nâng cao sản lượng quốc dân. Hơn nữa,
hình thức sở hữu đất là vấn đề mấu chốt tạo ra những khuyến khích mạnh mẽ
cho người nông dân đàu tư vốn và công nghệ, làm tăng thu hoạch trên mảnh
đất của họ. Khi người nông dân sở hữu đất của mình, họ sẵn sàng đưa ra
nhiều cải tiến mới và bảo vệ quỹ đất thích hợp hơn.
C. SỰ TẠO VỐN
Một nền kinh tế hiền đại đòi hỏi phải có một lượng hàng hoá vốn hùng hậu.
Các nước phải hạn chế tiêu dùng hiện tại để đầu tư vào phương thức sản xuất
gián tiếp tiếp có lợi. Nhưng khó khan chính là ở chỗ đó, những nước nghèo chỉ
ngấp nghé ở mức vừa đủ sống. Khi bạn bắt đầu từ chỗ nghèo túng, thì giảm
bớt tiêu dùng hiện tại để đầu tư vào tương lai là điều không tưởng.
Những nước dẫn đầu chạy đua tăng trưởng phải đầu tư ít nhất 20% sản lượng
vào việc tạo vốn. Trái lại, những nước chậm phát triển thường chỉ tiết kiệm
được 5% thu nhập quốc dân. Hơn nữa, phần nhiều trong đó phải dùng để
cung cấp nhà cửa và những công cụ giản đơn cho dân số đang tăng lên. Phần
còn lại hầu như rất ít cho phát triển.
Giả sử có một nước thành công trong việc tăng tỉ lệ tiết kiệm của mình. Khi đó
cũng vẫn phải mất nhiều thập kỉ để có thể tích luỹ được hệ thống đường cao
tốc, thong tin viễn thong, máy tính… làm nền tảng cho một cơ cấu kinh tế có
năng suất cao.
Tuy nhiên, các nước chậm phát triển trước hết phải sây dựng được cơ sở hạ
tằng, hay vốn cố định của xã hội, bao gồm dự án, quy mô lớn mà một nền
kinh tế thị trường cần phải có. Do tính không phân chia được và ảnh hưởng
ngoại sinh của cơ sở hạ tằng mà Nhà nước phải tham gia vào để tiến hành hay
đảm bảo những đầu tư cần thiết.
Ở nhiều nước đang phát triển, vấn đề cấp bách nhất là tiết kiệm quá ít, đặc
biệt là ở những nước nghèo nhất, tiêu dùng cấp bách hiện tại phải cạnh
tranhvoiws đầu tư phải giành lấy những nguồn lực khan hiếm. Kết quả là, đã
có quá ít vốn đầu tư vào sản xuất là thứ không thể thiếu được nếu muốn có

tiến bộ nhanh chóng.
Vay nước ngoài và khủng hoảng nợ. Muốn có tư bản phải vay nước ngoài.
Trước đây các nước giàu thường đầu tư vào nước nghèo, công việc này mang
lại lợi ích cho cả hai bên. Tuy nhiên, do phong trào giải phóng dân tộc đe doạ
sự an toàn của tư bản đầu tư, nhiều nhà đầu tư ngần ngại không muốn gửi
tiền ra nước ngoài. Thêm vào đó, hầu hết các nước nghèo là những con nợ
lớn và không có khả năng trả nợ gốc và lãi, họ phải xin hoãn nợ. Vì vậy, tư bản
là vấn đề nan giải.
D. THAY ĐỔI VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
Yếu tố cuối cùng của tăng trưởng là tiến bộ công nghệ. Ở đây, các nước đang
phát triển có một lợi thế lớn: họ có thể hi vọng được lợi bằng cách dựa vào
những tiến bộ công nghệ của các nước phát triển hơn.
Sao chép công nghệ. Các nước nghèo không cần phải khám phá ra những
định luật, họ có thể học được định luật đó ở bất kì cuốn sách nào. Họ cũng
không cần phải lặp đi lặp lại những bước đi chật vật và chậm chạp của Cách
mạng Công nghiệp, họ có thể mua máy kéo, máy tính và máy dệt chạy điện
mà những nhà buôn lớn ngày xưa không dám mơ đến.
Nhật Bản và Mỹ là đã chứng minh điều này trong lịch sử phát triển của mình.
Nhật Bản tham gia cuộc chạy đua công nghiệp muộn và chỉ từ thế kỉ XIX mới
gửi sinh viên ra nước ngoài học công nghệ của phương Tây. Dựa vào ứng dụng
công nghệ của nước ngoài, Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế công nghiệp lớn
thứ hai thế giới.
Còn Mỹ, những phát minh quan trọng trong lĩnh vực ôtô hầu hết có nguồn gốc
từ nước ngoài. Tuy nhiên, các hãng Ford và General Motors đã áp dụng những
phát minh của nước ngoài và nhanh chóng trở thành nhà đứng đầu của thế
giới trong ngành công nghiệp ôtô. Những ví dụ về Nhật và Mỹ cho thấy các
nước có thể giàu lên nhờ áp dụng khoa học và công nghệ của nước ngoài như
thế nào trong điều kiện thị trường trong nước.
Ý thức kinh doanh và đổi mới. Trên thực tế, thay đổi công nghệ không đơn
giản như vậy. Nên nhớ rằng, công nghệ tiên tiến bản than nó cũng phát triển

để đáp ứng những điều kiện đặc biệt của các nước tiên tiến, bao gồm lương
cao, vốn dồi dào hơn so với lao động, một đội ngũ lớn các kĩ sư có trình độ, đồ
phụ tùng thay thế và dịch vụ sửa chữa luôn sẵn sàng phục vụ nhanh chóng.
Những điều kiện này không có ở những nước nghèo.
Một trong những nhiệm vụ chủ chốt của phát triển kinh tế là nuôi dưỡng một
tinh thần kinh doanh. Một nước không thể thịnh vượng mà không có một
nhóm người chủ sở hữu hay những nhà quản lí sẵn sàng chấp nhận rủi ro, mở
ra những nhà máy mới, ứng dụng những công nghệ mới, đương đầu với xung
đột và nhập khẩu những phương pháp kinh doanh mới. Chính phủ có thể hỗ
trợ ý thức kinh doanh bằng cách cung cấp những dịch vụ mở rộng cho nông
dân, giáo dục và đào tạo lực lượng công nhân, thành lập các trường quản lí và
đảm bảo rằng, bản than chính phủ luôn tôn trọng một cách vô tư đối với lợi
nhuận và sáng kiến tư nhân.
Chúng ta đã nhấn mạnh rằng, các nước nghèo đang gặp những trở ngại lớn
trong việc kết hợp 4 yếu tố của sự tiến bộ: lao động, tài nguyên, vốn và kỹ
thuật. Ngoài ra, các nước nghèo cũng thấy rằng các khó khan lại làm trầm
trọng thêm cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói.
Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, tiết kiệm thấp làm chậm mức tăng
trưởng của vốn, vốn không thoả đáng cản trở việc áp dụng máy móc mới và
kìm hãm sự tăng nhanh của năng suất, năng suất thấp lại dẫn đến thu nhập
thấp. Các yếu tố khác trong điều kiện nghèo đói cũng tự trầm trọng thêm.
Nghèo đói kéo theo trình độ giáo dục, tỉ lệ biết chữ và kĩ năng thấp. Những
thứ này đến lượt chúng lại cản trở việc thích ứng với các công nghệ mới và đã
được cải tiến làm cho dân số tăng nhanh, và lại tiêu dùng hết phần gia tăng
trong sản lượng và sản xuất lương thực.
Vượt qua hàng rào của nghèo đói thường đòi hỏi phải có một nỗ lực phối hợp
trên nhiều mặt trận, và một số nhà kinh tế học phát triển có đề xuất đến một
“cú huých mạnh” về phía trước để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn ở nhiều mắt xích
một lúc. Cú huých có tính đột phá này là cú huých đầu tư FDI. Nếu một nước
gặp may mắn, cùng một lúc tiến hành tăng đầu tư, cải thiện được y tế và giáo

dục, phát triển kĩ năng và kiềm chế dân số thì có thể phá vỡ cái vòng luẩn
quẩn của nghèo đói và kích thích được cái vòng xán lạn của phát triển kinh tế
nhanh chóng.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu
tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân
biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà
đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh.
Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ"
và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Lợi ích của thu hút FDI:
Bổ sung nguồn vốn trong nước
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi
một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa.
Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước
ngoài, trong đó có vốn FDI.
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động
được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công
nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút
FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ
và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển
qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các
công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất
nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư
của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ
làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu
vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản

xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt
được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê
mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa
phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa
phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà
trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu
hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có
kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các
nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng
nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn thu ngân sách lớn
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do
các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan
trọng.
4. Nhận xét, đánh giá
• Thành tựu:
- Tính lý luận cao, phân tích sâu các yếu tố tác động.
- Phát hiện bản chất của sự phát triển kinh tế là sự kết hợp giữa
“bốn bánh xe tăng trưởng”.
- Chỉ ra được nguyên nhân trì trệ nền kinh tế của các nước chậm
phát triển.
• Hạn chế:
- Chưa phân tích đến các yếu tố như tâm lý, xã hội, môi trường
sinh sống, chế độ…
- Các giải pháp đưa ra có tính khả thi chưa cao (đối với các nước
nghèo).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
@ Kinh tế học tập 2 Samuelson, Nordhalls

@ Lịch sử các học thuyết kinh tế TS. Hoàng An Quốc

×