Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận CDNN y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.46 KB, 20 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
---------126 Nguyễn Thiện Thành, phường 5, Tp. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
Điện thoại: (0294) 653 43 44 - 3855246 (162); E-mail:
Website:

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
QUẢN LÝ TẢI SẢN TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐĂK NÔNG

BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Y TẾ CÔNG CỘNG
Họ và tên học viên: Đường Thị Thanh Bình
Ngày sinh: 26/09/1981
Đơn vị cơng tác: Trạm y tế xã Trúc Sơn

TRÀ VINH, NĂM 2023


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT
BHXH
BSCK1
KCB
HĐND
NSNN
NVYT
PKĐKKV
TSCĐ
TSNN


TTBYT
TTYT
TYT
UBND

Bảo hiểm Y tế
Bảo hiểm xã hội
Bác sỹ chuyên khoa 1
Khám chữa bệnh
Hội đồng nhân dân
Ngân sách Nhà nước
Nhân viên Y tế.
Phòng khám đa khoa khu vực
Tài sản cố định
Tài sản Nhà nước
Trang thiết bị Y tế
Trung tâm Y tế
Trạm Y tế
Ủy ban nhân dân

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………1


PHẦN II. TỔNG QUAN...........................................................................3
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... …. 8
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......………………………….....10
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………….....15
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 16



1
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài sản trong các bệnh viện công lập thường có giá trị lớn, quy mơ nhiều
nên quản lý rất phức tạp. Trong quá trình hoạt động bệnh viện sử dụng trang
thiết bị, dụng cụ và các tài sản khác để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho
người bệnh. Tài sản sử dụng trong các bệnh viện không chỉ là thiết bị y tế được
sử dụng trong thăm khám, điều trị, chăm sóc trực tiếp, mà cịn là đất đai, nhà
cửa, máy phát điện, máy tính và các tài sản khác mà các bệnh viện dựa vào để
quản lý hồ sơ bệnh nhân, thanh toán chi phí khám chữa bệnh và các q trình
khác diễn ra trong hoạt động. Tuy nhiên trong khuôn khổ giới hạn của tiểu luận
cuối khóa tơi chỉ đề cập đến các tài sản là trang thiết bị y tế. Tài sản, trang thiết
bị y tế của các bệnh viện là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu
quả, chất lượng của cơng tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong
công tác khám, chữa bệnh và phịng bệnh, do đó các tài sản trang thiết bị y tế
(TTBYT) luôn được các bệnh viện chú trọng đầu tư.
Quản lý tốt, nâng cao tuổi thọ của thiết bị, sử dụng có hiệu quả tài sản,
TTBYT để nâng cao chất lượng KCB, giảm được kinh phí đầu tư là yêu cầu
đặt ra cho các bệnh viện để đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế hiệu quả, giảm thiết
bị bị mất và hư hỏng khi chưa hết thời gian khấu hao tài sản.
Thực tiễn cho thấy, công tác quản lý tài sản TTBYT của các bệnh viện
công lập hiện nay còn rất nhiều hạn chế; một số đơn vị có thiết bị chưa hết thời
gian tính hao mịn nhưng đã bị hỏng, khơng sử dụng được; thậm chí nhiều
bệnh viện có nhiều thiết bị được đầu tư mới nhưng chưa đưa vào sử dụng hoặc
mới đưa vào sử dụng đã hỏng; một số dự án mua máy sử dụng hóa chất đóng,
khi hết thời gian bảo hành đơn vị sử dụng khơng mua được hóa chất để tiếp tục
hoạt động gây lãng phí lớn. Xuất phát từ các lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản
lý tài sản trang thiết bị y tế tại Trung tâm Y tế huyện Cư Jút, tỉnh Đăk

Nông” cho bài tiểu luận với mục tiêu: Đánh giá khái quát thực trạng và đề


2
xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác Quản lý tài sản trang
thiết bị y tế tại Trung tâm Y tế huyện Cư Jút.


3
PHẦN II
TỔNG QUAN
2.1. Khái niệm và đặc điểm của quản lý tài sản trang thiết bị y tế tại Bệnh
viện
2.1.1. Khái niệm
Quản lý tài sản trang thiết bị y tế trong bệnh viện là sự tác động có tổ
chức, có hướng đích của các chủ thể quản lý bệnh viện đối với tài sản trang
thiết bị y tế của bệnh viện đó để có thể sử dụng, khai thác tài sản trang thiết bị
y tế một các hiệu quả nhất nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của bệnh viện.
2.1.2. Đặc điểm quản lý tài sản trang thiết bị y tế trong bệnh viện
Tài sản trang thiết bị y tế tại các bệnh viện không chỉ gồm nguồn NSNN
cấp trực tiếp mà cịn hình thành từ các nguồn khác như tài sản được mua sắm
từ nguồn quỹ phát triển sự nghiệp của bệnh viện, tài sản được các dự án chính
phủ và dự án phi chính phủ đầu tư, tài sản được cho, tặng. Chính vì vậy cơng
tác quản lý tài sản trang thiết bị y tế tại các bệnh viện cũng có những đặc trưng
nhất định.
Quản lý tài sản trang thiết bị y tế trong bệnh viện có những đặc điểm cơ bản
khác biệt so với quản lý tài sản cơng của các đơn vị hành chính sự nghiệp khác như
sau:
- Các tài sản TTBYT của bệnh viện có đặc điểm đa dạng, phong phú và
mang tính kỹ thuật chun mơn cao, có giá trị lớn và liên quan tới cơng tác

chăm sóc sức khỏe của con người thậm chí là tính mạng của người bệnh; chính
vì vậy, việc quản lý tài sản TTBYT trong các bệnh viện cần đảm bảo các quy
trình nghiêm ngặt, bao gồm cả quy trình quản lý tài sản và quy trình quản lý
chuyên môn.
- Công tác quản lý tài sản TTBYT trong các bệnh viện gắn với công tác
nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học vào sử dụng các trang thiết bị y tế.
Bệnh viện cần tăng cường công tác đào tạo chuyên khoa và kỹ năng khai thác


4
sử dụng cho đội ngũ cán bộ chuyên môn, song song với công tác đào tạo cán bộ
kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu cho sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị và
kiểm chuẩn TTBYT.
2.1.3. Nội dung quản lý tài sản trang thiết bị y tế tại bệnh viện
2.1.3.1. Quản lý quá trình hình thành tài sản
Quyết định chủ trương đầu tư mua sắm tài sản TTBYT phải căn cứ vào
định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản, chế độ quản lý tài sản, nắm vững khả năng
và nhu cầu cần đầu tư, mua sắm tài sản của từng đơn vị; xác định nhu cầu vốn
cho đầu tư mua sắm tài sản được ghi vào dự toán ngân sách hàng năm. Sau khi
có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, mua sắm tài sản, việc thực hiện đầu
tư, mua sắm tài sản phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm
tài sản công.
Quản lý quá trình hình thành tài sản TTBYT là khâu mở đầu, quan trọng
nhất quyết định cho các khâu tiếp theo. Tài sản TTBYT nếu được hình thành
có cơ sở khoa học và thiết thực sẽ được quản lý và khai thác có hiệu quả. Đồng
thời thơng qua q trình hình thành tài sản sẽ đánh giá được tính cấp thiết,
thực trạng quản lý và ngân sách của mỗi cơ quan quản lý tài sản TTBYT sau
này.
Quản lý theo nguồn hình thành tài sản TTBYT: Cần nắm rõ nguồn vốn
đầu tư mua sắm (nguồn NSNN, nguồn quỹ phát triển sự nghiệp của đơn vị, các

dự án chính phủ và phi chính phủ), số lượng tài sản cần mua sắm tương ứng
với từng loại nguồn vốn khác nhau; tài sản được cho, tặng.
Quản lý nguồn nhập tài sản TTBYT: Xác định rõ nguồn gốc, số lượng
và chất lượng các tài sản được đưa vào sử dụng, đây là khâu quan trọng và
không thể thiếu trong công tác quản lý tài sản TTBYT.
Quản lý tài sản TTBYT theo mục đích sử dụng: Căn cứ vào mục đích sử
dụng tài sản TTBYT, các khoa, phòng chức năng trong các cơ sở y tế, bệnh
viện sẽ lập kế hoạch mua sắm tài sản TTBYT cho đơn vị mình, từ đó giúp
cơng tác quản lý tài sản TTBYT có hiệu quả hơn nhờ vào việc xác định đúng


5
mục đích sử dụng trong khám chữa bệnh với điều kiện nguồn tài chính hạn
hẹp.
2.1.3.2. Quản lý trong khâu sử dụng, vận hành tài sản TTBYT
Trong quá trình sử dụng và vận hành các tài sản TTBYT tại các bệnh viện
sẽ dần xuất hiện những vấn đề kỹ thuật, những điểm yếu kém, do đó cơng tác
quản lý tài sản TTBYT tại các bệnh viện cũng cần quan tâm đặc biệt đến việc
quản lý sử dụng. Quá trình sử dụng tài sản TTBYT tại các bệnh viện chứng minh
cho những tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa ra trong giai đoạn đầu tư, mua sắm. Đây
là quá trình diễn ra hết sức phức tạp, bởi vì thời gian sử dụng tùy thuộc đặc điểm,
tính chất, độ bền của mỗi loại TTBYT tại các bệnh viện. Quá trình này đều được
thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân được đơn vị giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài
sản TTBYT tại các khoa, phòng.
Để quản lý việc sử dụng tài sản TTBYT bệnh viện cần xây dựng Quy
chế quản lý và sử dụng tài sản công. Những tài sản công cần thiết phải có điều
kiện quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng thì phải xây dựng tiêu chuẩn,
định mức sử dụng và thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng đó.
Tiếp đến trong cơng tác quản lý là việc điều chuyển từ bộ phận này sang
bộ phận khác, tức là điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu.

Quản lý quá trình sử dụng là cơ sở quan trọng nhằm điều chỉnh và sửa
chữa kịp thời mỗi khi bị hư hỏng, do đó cơng tác quản lý q trình sử dụng tài
sản cơng tại các bệnh viện có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý tài sản
TTBYT tại các bệnh viện nói chung.
2.1.3.3. Quản lý trong khâu sửa chữa, bảo trì TTBYT
Quá trình khai thác, sử dụng tài sản TTBYT quyết định hiệu quả của tài
sản, chứng minh cho những tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa ra trong giai đoạn
hình thành tài sản. Đây là quá trình diễn ra hết sức phức tạp, bởi vì thời gian
khai thác, sử dụng tuỳ thuộc đặc điểm tính chất, độ bền của mỗi loại tài sản.
Thời gian khai thác, sử dụng tài sản TTBYT tại các bệnh viện được tính từ
ngày nhận bàn giao tài sản đưa vào sử dụng đến khi nó khơng cịn sử dụng


6
được phải thanh lý.
Quản lý tài sản TTBYT cần quan tâm đến khâu sửa chữa tài sản TTBYT
nhằm bảo đảm sử dụng tối ưu hiệu năng của các tài sản đã đầu tư theo Quy chế
quản lý và sử dụng tài sản công của đơn vị đã ban hành.
2.1.3.4. Quản lý trong tính hao mịn và thanh lý tài sản
Khấu hao tài sản được thực hiện hàng năm sau khi kết thúc năm tài
chính, giá trị khấu hao đối với mỗi loại tài sản được thực hiện theo quy định
của pháp luật.
Sau quá trình khai thác sử dụng, xét thấy tài sản TTBYT không cần thiết
hay không thể phục vụ cho công việc của bệnh viện, cơ quan quản lý chun
mơn sẽ tiến hành thủ tục kết thúc q trình sử dụng. Việc kết thúc sử dụng đối
với tài sản cơng phải tn thủ những quy trình và thủ tục cần thiết theo quy
định của pháp luật.
Khi kết thúc sử dụng tài sản phải thực hiện đánh giá hiện trạng tài sản cả
về vật chất và giá trị tài sản; thực hiện kiểm kê, xác định giá trị hiện tại của tài
sản; lập phương án xử lý khác nhau. Vấn đề định giá để bán thanh lý tài sản

chính là yếu tố nhạy cảm quyết định hiệu quả của quá trình này.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản TTBYT tại bệnh viện
2.2.1. Yếu tố bên ngoài
Đường lối, chủ chương, chính sách xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội của Đảng, Nhà nước và Chính phủ: Mỗi đơn vị y tế dù muốn hay không
đều phải thực hiện theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Chỉ có làm theo
cách này thì phương hướng tổ chức quản lý, sử dụng tài sản TTBYT tại đơn vị
mới đúng đắn.
Tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ: Tiến bộ của khoa học, kỹ thuật,
cơng nghệ có ảnh hưởng lớn đến tổ chức quản lý dịch vụ KCB trong các cơ sở y
tế, tạo tiền đề vật chất, kỹ thuật cho dịch vụ KCB tại các bệnh viện cho hợp lý.
Nhờ có tiến bộ khoa học, kỹ thuật mà ngày càng có nhiều công nghệ mới, thiết


7
bị máy móc mới.
2.2.2. Yếu tố bên trong
Chủng loại tài sản TTBYT được trang bị sử dụng: Tài sản TTBYT sử dụng
rất phong phú, đa dạng về chủng loại và chúng còn được gọi là đối tượng lao
động. Giữa tài sản TTBYT và tổ chức quản lý dịch vụ KCB tại bệnh viện có mối
quan hệ hữu cơ với nhau. Chủng loại tài sản đơn giản hay phức tạp có ảnh hưởng
đến tổ chức quản lý dịch vụ KCB tại bệnh viện. Ngược lại, tổ chức dịch vụ KCB
tại bệnh viện ở trình độ cao hay thấp đều địi hỏi việc sử dụng tài sản TTBYT
phải đáp ứng được yêu cầu.
Trình độ chun mơn kỹ thuật của cán bộ sử dụng TTBYT của bệnh
viện: Tài sản TTBYT là một trong 3 yếu tố quan trọng nhất trong ngành y tế,
đồng thời đây cũng là đối tượng đặc thù, là công cụ, dụng cụ có liên quan trực
tiếp đến chăm sóc sức khoẻ con người với hàm lượng khoa học cao. Bởi vậy,
trong quá trình vận hành sử dụng, bảo trì, bảo quản và sửa chữa tài sản

TTBYT đòi hỏi đội ngũ nhân lực phải có trình độ sử dụng và bảo quản nhất
định.


8

PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại các cơ sở y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện
Cư Jút (Trung tâm Y tế, 8 Trạm Y tế xã)
3.1. Giới thiệu một số nét về Trung tâm y tế Huyện Cư Jút
Là đơn vị sự nghiệp cơng lập, nhiệm vụ chính trị chủ yếu thực hiện cơng
tác phịng chống dịch bệnh, khám và điều trị. Thực hiện các chương trình mục
tiêu y tế quốc gia, chương trình dân số - KHHGĐ, triển khai các hoạt động của
dự án về chăm sóc sức khỏe, truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
Cơ cấu tổ chức Trung tâm y tế: Ban Giám đốc, 03 Phịng chức năng, 09
khoa chun mơn, 8 trạm Y tế Xã - thị trấn.
Về nhân lực: Tổng số 223: Biên chế 213; hợp đồng 111: 10;
Trong đó: Bác sĩ: 46 ( BS CKI: 17); Y sĩ: 35; Điều dưỡng: 59 ; YTCC:
07; Nữ hộ sinh: 23; Kỹ thuật viên: 10; Dược sĩ: 22; Cán bộ khác: 21.
Trung tâm Y tế huyện Cư Jút- tỉnh Đăk Nông là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Sở Y tế, thực hiện 2 chức năng khám chữa bệnh và Y tế dự phòng.
Trung tâm Y tế huyện có 01 bệnh viện hạng III quy mơ 200 giường bệnh với
03 phịng, 09 khoa, 8 Trạm Y tế xã, thị trấn. Trang thiết bị phục vụ cho khám
chữa bệnh của Trung tâm Y tế huyện còn thiếu, cũ và chưa đồng bộ.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
- Tài sản TTBYT có tại các cơ sở Y tế thuộc Trung tâm Y tế Cư Jút .
- Những văn bản pháp lý liên quan đến quản lý tài sản công trong cơ sở
y tế công lập.

- Hồ sơ, tài liệu liên quan đến quản lý tài sản TTBYT của Trung tâm Y tế .
3.3. Thời gian nghiên cứu.
Từ 20 tháng 05 năm 2023 đến 20 tháng 06 năm 2023.
PHẦN IV


9
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Hiện trạng tài sản trang thiết bị y tế của Trung tâm Y tế huyện Cư
Jút.
Tính đến tháng 7/2023, tổng giá trị tài sản công của Trung tâm Y tế
huyện Cư Jút khoảng 26 tỷ đồng (chưa bao gồm giá trị quyền sử dụng đất của
8 đơn vị thuộc Trung tâm Y tế), trong đó tài sản là TTBYT là 20 tỷ đồng
chiếm tỷ lệ 75% tổng giá trị tài sản công của Trung tâm Y tế. Các tài sản
TTBYT có giá trị lớn bao gồm 02 hệ thống X quang kỹ thuật số và X quang
thường, 02 máy siêu âm màu 3D/4D, 02 máy xét nghiệm sinh hóa tự động
(cơng suất từ 250 - 480 mẫu/giờ), 01 máy xét nghiệm sinh hóa bán tự động, 02
máy xét nghiệm huyết học tự động, 01 máy xét nghiệm huyết học bán tự động,
01 máy giặt công nghiệp, 01 máy sấy đồ vải công nghiệp, 02 nồi hấp dụng cụ
từ 195 -250 lít,….và nhiều loại tài sản TTBYT khác.
Các trang thiết bị y tế hiện có được hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau: Ngân sách nhà nước (do Sở Y tế làm chủ đầu tư mua sắm, Trung tâm Y
tế làm chủ đầu tư mua sắm), nguồn quỹ phát triển sự nghiệp của đơn vị, các dự
án chính phủ và phi chính phủ, tài sản được cho tặng, trong đó tài sản được
đầu tư từ NSNN chiếm tỷ trọng lớn > 85% tổng giá trị tài sản TTBYT. Là đơn
vị y tế ở vùng II, hệ thống y tế chưa phát triển do đó TTYT khơng có tài sản
được đầu tư theo hình thức xã hội hóa, khơng có tài sản TTBYT theo các hình
thức khác (Đặt thiết bị tại cơ sở y tế, thuê thiết bị, trả theo dịch vụ hoặc hoạt
động, trả theo loại xét nghiệm).
4.2. Tình hình quản lý, sử dụng tải sản TTBYT

4.2.1. Quản lý trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản
* Lập kế hoạch về đầu tư, mua sắm tài sản
Căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng
thuộc lĩnh vực y tế do Sở Y tế ban hành và trên cơ sở dự toán NSNN giao đầu
năm, Giám đốc Trung tâm Y tế giao các khoa trong Bệnh viện TTYT, TYT xã


10
lập danh mục tài sản TTBYT cần mua sắm gửi về Phòng kế hoạch nghiệp vụ
TTYT để tổng hợp lập danh mục tài sản TTBYT trình Ban giám đốc TTYT xem
xét phê duyệt.
* Quản lý quá trình đầu tư, mua sắm tài sản công
Theo quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản cơng thì tài sản có
giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên/01 đơn vị tài sản thì chủ tịch UBND tỉnh quyết
định sau khi có ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh; tài sản có giá trị từ 100
triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản thì TTYT trình Giám đốc Sở
Y tế quyết định; tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản
do Giám đốc TTYT quyết định.
Sau khi có quyết định phê duyệt danh mục tài sản mua sắm của cấp có
thẩm quyền, Giám đốc Trung tâm Y tế giao phòng Kế hoạch nghiệp vụ làm
đầu mối (Trong cơ cấu tổ chức TTYT không có phịng Vật tư thiết bị y tế)
phối hợp với các khoa, phịng chức năng có liên quan xây dựng tiêu chuẩn kỹ
thuật của tài sản cần mua sắm phù hợp với yêu cầu sử dụng của TTYT trình
Hội đồng khoa học kỹ thuật của TTYT và Ban Giám đốc TTYT xem xét phê
duyệt.
4.2.2. Quản lý trong quá trình sử dụng tài sản TTBYT
* Đối với các tài sản TTBYT mua sắm từ NSNN do TTYT làm chủ đầu
tư.
Để chuẩn bị cho việc tiếp nhận tài sản TTBYT do nhà thầu trúng thầu bàn
giao, Giám đốc Trung tâm Y tế quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu do 01

Phó giám đốc TTYT làm chủ tịch hội đồng, Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ
là phó chủ tịch hội đồng, các thành viên khác là Trưởng phịng Tài chính kế tốn,
kế tốn tài sản, Trưởng khoa, phịng và những viên chức có liên quan đến sử
dụng tài sản TTBYT.
* Đối với các tài sản TTBYT do các dự án của Bộ Y tế, Sở Y tế mua
sắm, tài sản được cho, tặng: Giám đốc Trung tâm Y tế giao Phòng Kế hoạch


11

nghiệp vụ Trung tâm Y tế là đầu mối phối hợp với phịng Tài chính kế tốn và
các khoa, đơn vị, bộ phận liên quan tiếp nhận bàn giao, lắp đặt, chạy thử trang
thiết bị, phối hợp với các khoa, phịng chun mơn để xem xét, đánh giá chất
lượng, nhu cầu sử dụng trang thiết bị đúng mục đích, phát huy tối đa hiệu quả
sử dụng của trang thiết bị.
Trung tâm Y tế đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công. Tài
sản TTBYT tại mỗi khoa, phòng, đơn vị đều được dán tem tài sản, đối với tài
sản do các dự án đầu tư đều có dán logo của dự án, có sổ lý lịch máy.
4.2.3. Quản lý trong quá trình sửa chữa, bảo trì TTBYT
Trong quá trình khai thác sử dụng, tài sản TTBYT cũng đã được bảo trì
nhưng khơng thường xun theo Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công của đơn
vị đã ban hành do giá thành bảo trì cao, ngân sách nhà nước khơng cấp cho bảo
trì TTBYT, nguồn quỹ phát triển sự nghiệp của đơn vị hạn hẹp. Khi tài sản cần
sửa chữa các đơn vị lập “Giấy báo sự cố máy móc, thiết bị” (Phụ lục 1) gửi
phịng Kế hoạch nghiệp vụ để sửa chữa hoặc lập kế hoạch sửa chữa trình Giám
đốc TTYT phê duyệt.
Các sửa chữa nhỏ do TTYT tự mua thiết bị cần sửa chữa thay thế về
giao cho kỹ thuật viên y cụ của TTYT sửa chữa. Chỉ có những sửa chữa lớn kỹ
thuật viên y cụ của TTYT không sửa chữa được mới thuê đơn vị thiết bị y tế
sửa chữa tuy nhiên cũng rất khó khăn, chậm sửa chữa khi có rất ít hoặc khơng

có đơn vị nào nhận hợp đồng sửa chữa do ngại giao thơng đi lại khó khăn,
đường xa, chi phí sửa chữa ít.
Nghiệm thu, ghi sổ theo dõi sửa chữa và thu hồi trang thiết bị hư hỏng:
Các linh kiện, phụ tùng thay thế (nếu có) được nghiệm thu chất lượng trước
khi tiến hành thay thế. Biên bản nghiệm thu chất lượng linh kiện, phụ tùng
thay thế được quy định theo mẫu có sẵn. Đại diện phịng Kế hoạch nghiệp vụ,
người sử dụng trang thiết bị và người sửa chữa trang thiết bị tiến hành nghiệm
thu chất lượng, xác nhận hoàn thành sửa chữa vào biên bản và ghi sổ nhật ký


12
sử dụng máy ngay sau khi việc sửa chữa được nghiệm thu hồn thành.
4.2.4. Quản lý trong tính hao mịn và thanh lý tài sản
Khấu hao tài sản được thực hiện hàng năm sau khi kết thúc năm tài
chính, giá trị khấu hao đối với mỗi loại tài sản được thực hiện theo quy định
của pháp luật.
Sau quá trình khai thác sử dụng, xét thấy tài sản TTBYT không cần thiết
hay không thể phục vụ cho công việc của đơn vị, Trung tâm Y tế sẽ tiến hành
thủ tục kết thúc quá trình sử dụng. Việc kết thúc sử dụng đối với tài sản
TTBYT phải tuân thủ những quy trình và thủ tục cần thiết theo quy định của
pháp luật.
Khi kết thúc sử dụng tài sản phải thực hiện đánh giá hiện trạng tài sản cả
về vật chất và giá trị tài sản; thực hiện kiểm kê, xác định giá trị hiện tại của tài
sản; lập phương án xử lý khác nhau. Thực hiện thanh lý các tài sản TTBYT bị
hư hỏng khơng cịn sử dụng được hoặc có thể sử dụng được sau khi sửa chữa
nhưng giá trị sửa chữa lớn hơn 30% giá trị nguyên giá của tài sản theo quy
định của Luật quản lý sử dụng tài sản công. Thủ tục thanh lý tài sản thực hiện
theo quy định của pháp luật.
4.3. Đánh giá chung về công tác quản lý, sử dụng tài sản trang thiết
bị y tế của Trung tâm Y tế huyện Cư Jút.

Trung tâm y tế Huyện Cư Jút là đơn vị sự nghiệp cơng lập, nhiệm vụ
chính trị chủ yếu thực hiện cơng tác phòng chống dịch bệnh, khám và điều trị.
Thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, chương trình dân số KHHGĐ, triển khai các hoạt động của dự án về chăm sóc sức khỏe, truyền
thơng giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
Cơ cấu tổ chức Trung tâm y tế: Ban Giám đốc, 03 Phòng chức năng, 09
khoa chuyên môn, 8 trạm Y tế Xã - thị trấn.
Về nhân lực: Tổng số 223: Biên chế 213; hợp đồng 111/CP: 10;
Trong đó: Bác sĩ: 46 ( BS CKI: 17); Y sĩ: 35; Điều dưỡng: 59 ; YTCC:
07; Nữ hộ sinh: 23; Kỹ thuật viên: 10; Dược sĩ: 22; Cán bộ khác: 21.
4.3.1. Những kết quả đạt được.


13
Công tác lập kế hoạch đầu tư và mua sắm tài sản TTBYT của Trung tâm
Y tế Trung tâm y tế Huyện Cư Jút là đơn vị sự nghiệp công lập, nhiệm vụ
chính trị chủ yếu thực hiện cơng tác phòng chống dịch bệnh, khám và điều trị.
Thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, chương trình dân số KHHGĐ, triển khai các hoạt động của dự án về chăm sóc sức khỏe, truyền
thơng giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
Cơ cấu tổ chức Trung tâm y tế: Ban Giám đốc, 03 Phòng chức năng, 09
khoa chuyên môn, 8 trạm Y tế Xã - thị trấn.
Về nhân lực: Tổng số 223: Biên chế 213; hợp đồng 111/CP10;
Trong đó: Bác sĩ: 46( BS CKI: 17); Y sĩ: 35; Điều dưỡng: 59 ; YTCC:
07; Nữ hộ sinh: 23; Kỹ thuật viên: 10; Dược sĩ: 22; Cán bộ khác: 21.
đã được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và quy chế của
Trung tâm Y tế. Hằng năm TTYT đều lập kế hoạch đầu tư và mua sắm dựa
trên cơ sở đánh giá nhu cầu của các phòng, khoa, đơn vị. Công tác lập kế
hoạch được phân định rõ ràng cho phịng Kế hoạch nghiệp vụ và phịng Tài
chính kế toán cùng phối hợp làm đầu mối thực hiện. Thủ tục mua sắm đối với
các tài sản TTBYT sử dụng NSNN do TTYT làm chủ đầu tư đều được thực
hiện theo quy định của Pháp luật.

Trung tâm Y tế đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công là cơ
sở để thực hiện thống nhất công tác quản lý tài sản trong toàn Trung tâm Y tế.

Tài sản khi đưa vào sử dụng đều được Giám đốc TTYT ký quyết định
giao quản lý tài sản cho Trưởng khoa, phòng hoặc cá nhân quản lý sử dụng.
Tài sản được sử dụng đúng mục đích, khơng có tình trạng sử dụng tài sản cơng
để trục lợi.
Tồn bộ tài sản trang thiết bị của toàn Trung tâm Y tế đều được quản lý
trên hệ thống phần mềm quản lý tài sản MISA theo từng nguồn hình thành tài
sản, theo từng đơn vị, khoa, phòng. Tại mỗi khoa, phòng, đơn vị đều có sổ
quản lý tài sản ghi chép đầy đủ tài sản được giao theo từng nguồn hình thành


14

tài sản. Thực hiện việc kiểm kê tài sản 06 tháng/lần theo quy định, đặc biệt
kiểm kê tại thời điểm ngày 31/12 hàng năm. Thực hiện khấu hao tài sản hàng
năm và thanh lý tài sản theo quy định của Pháp luật.
4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tài sản TTBYT
tại Trung tâm Y tế huyện Cư Jút.
4.4.1.Tăng cường quản lý trong sử dụng tài sản công
* Đảm bảo nguyên tắc trong quản lý sử dụng tài sản công
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản công
4.4.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để nâng cao hiệu quả quản lý tài sản trang thiết bị y tế, đội ngũ cán bộ
kỹ thuật phải luôn được cập nhật kiến thức chuyên môn về trang thiết bị y tế
và các qui định của pháp luật.


15


PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận.
Tài sản, trang thiết bị y tế là một loại hàng hóa đặc biệt, chủng loại đa
dạng, luôn được cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, thế
hệ công nghệ ln thay đổi. Do đó quản lý tài sản TTBYT là một cơng việc
đặc thù, có vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
TTBYT của các cơ sở y tế, góp phần bảo đảm tốt cho công tác khám, chữa
bệnh.
Công tác quản lý tài sản TTBYT của TTYT vẫn còn nhiều hạn chế, quy
mơ tài sản TTBYT của TTYT cịn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu khám
chữa bệnh của nhân dân, nguồn huy động vốn đầu tư cho mua sắm tài sản
TTBYT còn chưa đa dạng, chủ yếu là từ NSNN.
5.2. Kiến nghị.
Đề nghị Bộ Y tế xem xét tính tốn đưa vào cơ cấu giá dịch vụ y tế các
chi phí: Ứng dụng cơng nghệ thơng tin (đầu tư hạ tầng trang thiết bị, bảo trì
nâng cấp phần mềm hàng năm); bảo trì, sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng; sửa
chữa và bảo trì trang thiết bị để đơn vị trích được nguồn thu vào quỹ phát triển
sự nghiệp để bố trí nguồn kinh phí cho sửa chữa, bảo trì TTBYT hàng năm để
nâng cao tuổi thọ, kéo dài thời gian sử dụng của TTBYT, sử dụng có hiệu quả
tài sản TTBYT đã đầu tư.


16
Trong giai đoạn hiện nay năng lực tổ chức đấu thầu mua sắm tài sản của
TTYT còn hạn chế, đề nghị Sở Y tế xem xét tổ chức đấu thầu tập trung do Sở
Y tế làm chủ đầu tư hoặc trong giao dự toán mua sắm tài sản trang thiết bị cấp
thêm kinh phí cho các gói thầu tư vấn (tư vấn lựa chọn nhà thầu, tư vấn giám
sát lắp đặt thiết bị) để việc mua sắm tài sản trang thiết bị đảm bảo đúng quy

trình, đầy đủ thủ tục theo quy định.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2017), Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,
quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Bộ Tài chính (2017), Thơng tư 144/2017/TT-BTC ngày 31/12/2017,
hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày
26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử
dụng tài sản cơng.
3. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018,
hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mịn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan,
tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý
không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
4. Quốc hội, Luật quản lý sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày
21/6/2017
5. Sở Y tế tỉnh Hịa Bình (2019), Quyết định số 100/QĐ-SYT ngày
15/3/2019, Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết bị chuyên
dùng thuộc lĩnh vực y tế cho các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.
6. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 115/2008/QĐ-TTg ngày
27/8/2008, về việc công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan Nhà
nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được giao quản lý sử dụng tài sản
Nhà nước.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×