Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận môn kinh tế công cộng đề tài y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.71 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT
Tiểu Luận môn Kinh tế Công cộng
Đề tài:
Y TẾ
GVHD: TS. Nguyễn Văn Ngãi
NHVTH: Trần Hữu Quyết
Dương Thế Duy
Lớp: Kinh tế học – Cao học khóa 10
Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 07 Năm 2011
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau hơn 20 năm đổi mới, hệ thống y tế ở nước ta đã nhanh chóng phát triển, phục vụ tốt
hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Trong những năm gần đây các cơ sở y tế,
đặc biệt là các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương đã được đầu tư nâng cấp về trang
thiết bị, trình độ chuyên môn và tay nghề của cán bộ y tế được tiếp tục nâng cao, Tuy
nhiên, hệ thống cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về
chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân. Phải chăng là có sự bất cập trong đầu tư,
trong phân bổ nguồn lực cũng như trong các lĩnh vực dịch vụ y tế mà nhà nước và tư nhân
đang làm hiện nay? Như vậy thì nhà nước cần phải làm gì để giải quyết những vấn đề
trên, nhà nước có nên ôm đồm tất cả các lĩnh vực trong các dịch vụ y tế hay chỉ nên nắm
một số các dịch vụ y tế mang tính lan tỏa, mang tính cộng đồng xã hội phần còn lại nên
tạo điều kiện cho tư nhân tham gia?
Trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách nhằm thể hiện sự
quan tâm, khuyến khích đối với sự phát triển của y tế tư nhân. Từ một hệ thống cung ứng
dịch vụ hoàn toàn thuộc sở hữu Nhà nước, chuyển sang hệ thống cung ứng dịch vụ công tư
hỗn hợp, trong đó y tế công giữ vai trò chủ đạo. Vấn đề đặt ra là có nên tạo điều kiện để y
tế tư nhân nên phát triển theo cơ chế thị trưòng hay chỉ giới hạn đến mức nào đó trong hệ
thống cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh chung?.
Để giải quyết vần đề trên, cần xem xét khả năng thực tế và vai trò của y tế tư nhân đối với
mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển của hệ thống y tế. Theo nhận định của các


chuyên gia kinh tế nếu y tế tư nhân chăm sóc sức khỏe nhân dân có hiệu quả hơn y tế công
lập thì cần phát triển mạnh mẽ y tế tư nhân để đáp ứng mục tiêu hiệu quả của hệ thống y tế
Việt Nam. Vì thực tế hiện nay lĩnh vực y tế đang rất khát vốn, ngân sách nhà nước mỗi
năm đều đầu tư cho lĩnh vực y tế nhưng vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh
ngày càng cao của người dân, hầu hết các cơ sở vật chất đã cũ không đáp ứng được yêu
cầu của người dân.
Một vấn đề nữa là tại sao phải tư nhân hóa ngành y tế Việt Nam và tại sao lại không tư
nhân hóa toàn bộ mà chỉ tư nhân hóa một phần, phân còn lại nhà nước vẫn phải làm. Như
vậy, đây có phải là sự thất bại của thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên nhà nước
phải can thiệp?
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
II.1. Hiệu quả Pareto:
Hiệu quả Pareto là không thể làm cho ai lợi hơn mà không gây hại cho người khác
Ví dụ: Để tránh tình trạng nhiều người xếp hàng để nộp tiền phí giao thông trong giờ cao
điểm người ta đã tăng phí để trả lương cho số nhân viên tăng thêm. Rõ ràng hành động này
làm lợi cho những người ít thời gian và nhiều tiền nhưng nó cũng làm hại cho người có
nhiều thời gian nhưng ít tiền
II.2. Thông tin bất cân xứng:
Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn một bên khác
Ví dụ: Khi người mua không có những thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá
thấp hơn giá trị đích thực của hàng hóa, hậu quả là người bán không có động lực để sản
xuất hoặc cung cấp những hàng hóa có chất lượng thấp hơn chất lượng trung bình trên thị
trường
2
II.3. Ngoại tác:
Ngoại tác tích cực: Hành động của người này làm lợi cho người khác
Ví dụ: Người này tiêm phòng thì sẽ không gây bệnh cho người khác
Ngoại tác tiêu cực: Hành động của người này gây tổn thất cho người khác
Ví dụ: Người hút thuốc lá thì sẽ làm cho những người xung quanh khó chịu và có thể bị
mắc các căn bệnh liên quan đến thuốc lá

II.4. Hàng hóa công cộng, hàng hóa tư nhân:
Hàng hóa công cộng là hàng hóa không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ trong
quá trình sử sụng còn hàng hóa tư nhân thì ngược lại nó mang đầy đủ hai tính chất trên
Ví dụ: Công viên, sóng truyền hình, quốc phòng người này sử dụng không ảnh hưởng và
không loại trừ người khác
Hàng hóa công cộng thuần túy và không thuần túy: Hàng hóa công cộng thuần túy mang
đầy đủ hai tính chất là không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ trong quá trình
sử dụng còn hàng hóa công cộng không thuần túy chỉ đạt được một trong hai tính chất trên
Ví dụ: Thỏ trên rừng, cá dưới nước có tính loại trừ nhưng không có tính cạnh tranh
II.5. Những điểm khác nhau giữa thị trường cạnh tranh thuần và thị trường y tế:
Thị trường cạnh tranh thuần Thị trường y tế
Nhiều người bán
Chỉ có một số ít bệnh viện(trừ một số
thành phố lớn)
Các hãng tăng tối đa lợi nhuận Hầu hết các bệnh viện không vì lợi
nhuận
Hàng hóa đồng nhất Hàng hóa không đồng nhất
Người mua được thông tin tốt nhất Người mua được thông tin kém
Người tiêu dùng thanh toán trực tiếp Bệnh nhân chỉ trang trãi được một
phần chi phí
III. SỰ THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ
SỰ CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC
Y tế là dịch vụ tư vì chúng có tính loại trừ và tính cạnh tranh, nhưng nó thuộc nhiều sở
hữu khác nhau như: sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân và cổ phần. Nó là hàng hóa tư và vì
vậy nó hoạt động theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, do sự thất bại của thị trường đối với
dịch vụ cham sóc sức khỏe này nên nhà nước cần phải can thiệp để giải quyết sự thất bại
3
đó và mang lại sự công bằng, tạo điều kiện cho mọi người đều có thể được khám chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe của mình.
III.1. Sự thất bại của thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Sự thất bại của thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe bởi những nguyên nhân sau:
-Thông tin không hoàn hảo: Bệnh nhân khó có thể đáng giá được chất lượng của bác sĩ và
nhà thuốc. Mặc dù có nhiều cơ sở để đánh giá được khả năng của bác sĩ và chất lượng
thuốc thông qua quảng cáo, giới thiệu của người khác, kinh nghiệm nhưng người bệnh
cũng khó có thể đánh giá một cách chính xác bởi đây là một lĩnh vực rất khó mà không
phải ai cũng biết được. Do đó, người bệnh đành “nhắm mắt xuôi tay” phó mạc cho bác sĩ
và thầy thuốc.
-Hàng hóa không đồng nhất: Bác sĩ không đồng nhất về chất lượng và do hạn chế trong
quảng cáo nên người bệnh rất khó khăn trong việc so sánh giá và chất lượng. Có phải giá
cao là bác sĩ giỏi và giá thấp là trình độ của bác sĩ kém? Và trong thực tế thì trường hợp
ngược lại là rất nhiều. Điều này đã gây khó khăn và thiệt hại cho người bệnh rất nhiều.
-Bệnh nhân ít có sự lựa chọn: Khi đi khám bệnh hoặc có vấn đề nghiêm trọng đến sức
khỏe, bệnh nhân phải đi bệnh viện nhưng bệnh viện ở trong vùng hay tại địa phương
không đủ hoặc không có khả năng chữa bệnh thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ giới thiệu lên
tuyến trên hoặc bệnh viện khác. Như vậy, rõ ràng là bệnh nhân không còn lựa chọn nào
khác mà thường phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
-Sai sót trong chữa bệnh: Trong dịch vụ y tế có khả năng sai sót rất cao, chẳng hạn như
chuẩn đoán bệnh sai, điều trị sai phương pháp, để quên thiết bị mổ ở trong cơ thể bệnh
nhân và điều này gây thiệt hại cho người bệnh, nhẹ thì điều trị lại gây tốn kém, nặng thì
có thể gây nghiêm trọng đến tính mạng. Vì vậy, cần phải có hệ thống pháp luật trong lĩnh
vựa này để bảo đàm an toàn và tránh gây tổ thất cho bệnh nhân.
-Khả năng chi trả của người nghèo: Đây là khoản chi phí cao và thường không có kế
hoạch trước cho nên nó gây khó khăn cho người nghèo vì người nghèo thường có thu nhập
thấp, không có nguồn thu lớn và thường không có tích lũy.
III.2. Sự can thiệp của nhà nước
Hệ thống y tế Việt Nam đang hướng tới các mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển.
Đây cũng là mong muốn của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, đây là mục tiêu không hề dễ dàng
đạt được. Có rất nhiều câu hỏi phức tạp cả về lý luận và thực tiễn đang được đặt ra cho các
nhà hoạch định chính sách. Đó là làm thế nào để thực hiện công bằng trong chăm sóc sức
khỏe nhân dân, khi chênh lệch giàu - nghèo, chênh lệch giữa các vùng miền đang có xu

hướng gia tăng? Làm thế nào hình thành được một cơ chế tài chính y tế công bằng, hiệu
4
quả và bền vững trong điều kiện đất nước còn nghèo và >60% nguồn tài chính cho các
dịch vụ y tế hiện nay là từ các khoản thanh toán bằng tiền túi của người dân khi họ sử
dụng dịch vụ? Làm thế nào để củng cố và nâng cao hiệu quả của hệ thống cung ứng dịch
vụ y tế nhà nước, đồng thời mở rộng và phát huy khu vực y tế tư nhân? Làm thế nào để
ngành y tế, nền y học phát triển, không bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên
thế giới? Làm thế nào để tăng cường tính chiến lược trong công tác chỉ đạo, xây dựng
chính sách, kế hoạch và giám sát hệ thống y tế, cùng với việc giảm sự can thiệp của các cơ
quan quản lý nhà nước vào công việc hàng ngày của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế?
Để khắc phục được những thất bại của thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đạt được
những mục tiêu mong muốn của bộ y tế và chính phủ thì cần có sự can thiệp của nhà nước.
Và phần tiếp theo sẽ nói về thực trạng của ngành y tế và một số giải pháp để nói lên mức
độ can thiệp của nhà nước và mức độ phát triển của y tế tư nhân như thế nào.
IV. THỰC TRẠNG NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
IV.1. Tình trạnh quá tải:
Tình trạng quá tải tại TP.HCM
TP.HCM là đô thị đông dân. Kết quả điều tra mới nhất (năm 2009) cho biết, dân số
TP.HCM trên 7,3 triệu người, mật độ 3.419 người/km². Mật độ dân số quá cao ở các quận
trung tâm cộng với sự bùng phát tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy) và ô nhiễm môi trường
đã làm gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Trong khi đó, hệ thống y tế của TP.HCM vốn
quá tải nhiều năm qua. Tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân của TP.HCM hiện là 41, toàn thành
phố có khoảng 60 bệnh viện, 320 trạm y tế và 5 nhà hộ sinh, nhưng phân bổ không hợp lý,
tập trung chủ yếu ở nội thành. Ngoài hệ thống y tế công, TP.HCM còn có hơn 2.300 cơ sở
y tế tư nhân và gần 1.500 cơ sở dược tư nhân, dù giảm tải được một phần cho các bệnh
viện lớn nhưng chủ yếu là các bệnh viện ở khu vực trung tâm. Vì vậy, ngành y tế chưa
công bằng với mọi đối tượng thụ hưởng, khiến người dân ngoại thành bị thiệt thòi.
TP. HCM đề ra chỉ tiêu đến cuối năm 2015, đạt tỷ lệ 15 bác sĩ/10.000 dân. Tuy nhiên để
đặt được mục tiêu tỷ lệ 15 bác sĩ/10.000 dân vào cuối năm 2015 là khó khả thi. Lý do, vào
năm 2002, tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân của TP.HCM là 7,31; đến năm 2005, tỷ lệ này giảm còn

5,45. Hiện nay, tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân của TP.HCM là 10. Như vậy, theo chu kỳ 5 năm, tỷ
lệ trên sẽ biến động trái chiều. Thêm nữa, hiện tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân của cả nước khá
thấp, chỉ là 7. Như vậy, chúng ta nên hạ chỉ tiêu về tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân xuống dưới 15,
để sát với tình hình vừa dễ thực hiện và theo quyết định của sở y tế TP. HCM thống nhất
là phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân là 12.
Tình trạng quá tải tại Phú Thọ
Mạng lưới y tế công lập trên địa bàn tỉnh hiện có 14 đơn vị, sự nghiệp y tế tuyến tỉnh, 23
đơn vị y tế tuyến huyện, 277 trạm y tế xã, phường, thị trấn, 13 trung tâm DS-KHHGĐ
huyện, thành, thị và gần chục đơn vị y tế trực thuộc các ngành. Tổng số cán bộ, viên chức
y tế công lập có 3.765 người (bình quân đạt 28,6 cán bộ y tế/1 vạn dân).
5
Tuy nhiên, xét theo nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân thì nguồn nhân lực ngành Y tế
của Phú Thọ hiện nay, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ, dược sĩ đại học, các chuyên gia đầu
ngành về lĩnh vực điều trị (nhất là ở tuyến huyện) đang ở tình trạng thiếu hụt. Điều này tạo
nên một sức ép lớn đối với cả thầy thuốc và người bệnh. Theo quy định chuyên môn, một
bác sĩ chỉ có thể khám tối đa từ 30-40 bệnh nhân/ngày, nhưng thực tế, hiện nay, con số này
là từ 90-100 bệnh nhân. Sự “quá tải” đó đã tạo nên áp lực công việc đối với bác sĩ và nỗi
bức xúc đối với người bệnh.
Theo thống kê cua Sở Y tế, hiện nay, tại các cơ sở công lập có 876 bác sĩ (đạt tỷ lệ 6,6 bác
sĩ/1vạn dân); 30 dược sĩ đại học (đạt tỷ lệ 0,22 dược sĩ đại học/1 vạn dân). Tình trạng thiếu
bác sĩ, dược sĩ đại học diễn ra ở cả 3 tuyến tỉnh, huyện và xã.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ - Bệnh viện đa khoa hạng I tuyến tỉnh có quy mô 1.000
giường bệnh. Bệnh viện có 35 khoa, phòng trực thuộc, với 168 bác sĩ, 4 dược sĩ đại học.
So với quy mô giường bệnh và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân thì bệnh viện thiếu
khoảng 122 bác sĩ và 20 dược sĩ đại học. Tình trạng thiếu bác sĩ, dược sĩ đại học đã tạo
nên những sức ép lớn đối với bệnh viện, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh cho
nhân dân.
Hiện tại, trung bình một ngày bệnh viện tỉnh có khoảng 800-900 bệnh nhân đến khám. Đặc
biệt trong những ngày nắng nóng, số người đến khám và nhập viện tăng đột biến, đặc biệt
là trẻ nhỏ. Vào thời điểm những đợt nắng nóng kéo dài, mỗi ngày khoa phải tiếp đón từ

70-80 trẻ, trong đó khoảng 20-25 trẻ phải nhập viện và số bệnh nhân điều trị tại khoa trung
bình từ 100-110 trẻ. Người đến khám nhiều, người điều trị cũng đông, trong khi cả khoa
mới chỉ có 8 bác sĩ, nên công việc rất vất vả.
Cùng với thiếu hụt đội ngũ bác sĩ thì việc thiếu dược sĩ đại học cũng là một thực trạng diễn
ra tại bệnh viện tỉnh. Mặc dù đã được sự quan tâm của Sở Y tế, nhưng đến nay bệnh viện
cũng chỉ có 4 dược sĩ đại học. Do nhân lực “mỏng” nên chỉ có thể triển khai tốt nhiệm vụ
chính của khoa là quản lý và cung ứng thuốc, còn việc triển khai công tác dược lâm sàng,
thông tin thuốc tuy đã có kết quả bước đầu song vẫn chưa phát huy hiệu quả cao như
mong muốn.
Ở tuyến huyện, sự thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cao cũng gây nên nhiều hệ lụy.
Bệnh viện đa khoa huyện Yên Lập hiện có 6 khoa phòng, với chỉ tiêu 100 giường bệnh
như hiện nay thì cần phải có tới 30 bác sĩ, nhưng thực tế chỉ có 8 bác sĩ . Trung bình một
bác sĩ phải khám cho 80 lượt bệnh nhân/ngày. Như vậy, sức ép công việc khám, chữa bệnh
và trực chuyên môn là rất lớn. Một nan giải nữa là hiện nay bệnh viện vẫn chưa có dược sĩ
đại học.
Lâu nay trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, người ta hay nhắc tới việc “thừa thầy thiếu
thợ”, nhưng riêng trong ngành Y tế, tình trạng “thiếu thầy” lại đang khá phổ biến, trong
khi đó rất nhiều sinh viên các trường cao đẳng y tế, cao đẳng dược ra trường vẫn “nằm
dài” vì chưa tìm được việc.
Qua hai ví dụ về tình trạng quá tải trong việc chăm sóc sức khỏe ở TP.HCM và Phú Thọ
đã cho thấy tình trạng quá tải không chỉ tập trung ở các thành phố lớn mà nó còn xảy ra ở
khắp các tỉnh và thành phố trong cả nước.
6
IV.2. Nguồn vốn hạn hẹp:
Theo Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế, nhu cầu đầu tư cho 225 bệnh viện tuyến tỉnh ước
khoảng 45.000 tỉ đồng. Còn để phát triển y tế chuyên sâu cần khoảng 10.000 tỉ đồng; nâng
cấp các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh khoảng 100.000 tỉ đồng; phát triển đội y bác sỹ
cần 5.000-10.000 tỉ đồng Trong khi đó, vốn đầu tư phát triển được chính phủ cân đối
hằng năm cho toàn ngành y tế chỉ chiếm khoảng 5-6% GDP. Con số này không thể đủ cho
việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất. Thực tế

cho thấy, trong những năm vừa qua, việc chính phủ chi cho lĩnh vực y tế ngày càng nhiều
hơn nhưng vẫn rất khiêm tốn so với chung mặt bằng xã hội.
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Đơn vị
tính
(%)
3,17 3,24 3,14 2,96 2,81 2,90 3,74 4,11 4,03 4,13
Đơn vị
tính
(tỷ đồng)
3453 4211 4656 5372 6009 7608 11528 1642619918 23360
(Tổng cục thông kê và mạng Internet)
Theo qui hoạch thì đến hết năm 2011, dự kiến là cứ với 10 triệu người dân thì phải có
30.000 giường bệnh. Như vậy chúng ta phải phát triển thêm 12.000 giường bệnh. Tính
bình quân để phát triển một giường bệnh cần khoảng 1 tỉ đồng. Hệ thống y tế công sẽ
không đủ năng lực để bảo đảm phát triển được 12.000 giường bệnh trong ba năm (cần
12.000 tỉ đồng).
IV.3. Vai trò của bảo hiểm y tế:
Trong những năm qua mô hình khám chữa bệnh BHYT cũng đã góp phần cho ngành y tế
Việt Nam. Nó khuyến khích người dân sử dụng nhiều dịch vụ y tế hơn và ít quan tâm đến
chi phí chăm sức khỏe, vì người dân chỉ trả một phần chí phí khá nhỏ. Nhưng bên cạnh đó
bảo hiểm BHYT tế vẫn còn nhiều hạn chế như: Đa số bộ phận người dân ở nông thôn
đang phải chịu nghịch lý: nhu cầu khám chữa bệnh lớn nhưng lại khó tiếp cận các dịch vụ
y tế so với các nhóm đối tượng khác. Hiện nay, các hộ nghèo ở địa phương chỉ có thể được
miễn giảm một phần viện phí khi đi khám chữa bệnh trong địa bàn tỉnh, thành phố. Còn
khi phải điều trị ở tuyến trung ương, ngoại tỉnh thì các dạng ưu tiên, miễn giảm không còn
giá trị thanh toán, 40% người bệnh không được điều trị. Đặc biệt, số lượt sử dụng dịch vụ
y tế ngoại trú bình quân của một người nghèo trong một năm thấp hơn rõ rệt so với người
không nghèo. Không những vậy, chất lượng các dịch vụ y tế được người nghèo sử dụng
cũng thấp hơn so với người không nghèo. Người nghèo chủ yếu đến khám bệnh ở tuyến y

tế cơ sở, trong khi đó người không nghèo chủ yếu khám bệnh ở tuyến trên. Cụ thể, tỷ lệ
người nghèo khi bị ốm đến khám bệnh tại tuyến xã chiếm tới 70%, cao gấp đôi tỷ lệ này ở
nhóm người có kinh tế khá. Người dân hiện được hưởng phí dịch vụ viện phí tại các bệnh
viện công thấp hơn với bệnh viện tư và quốc tế (Bởi vì 15 năm qua, giá viện phí ở các
bệnh viện công lập không thay đổi)
Việc bệnh viện tư tham gia khám chữa bệnh bằng BHYT sẽ góp phần giảm tải cho các
bệnh viện công lập và giúp người dân có thêm nhiều lựa chọn. Tại TP. Hồ Chí Minh, có
khoảng 70-80% bệnh nhân tham gia khám chữa bệnh theo diện BHYT. Trên thực tế, nhiều
bệnh nhân phải ngán ngẩm chen chân chờ đợi khám chữa bệnh tại các bệnh viện công lập,
bất bình trước tinh thần phục vụ của nhân viên y tế đối với bệnh nhân tham gia khám chữa
7
bệnh BHYT. Trước tình hình trên cùng với Luật Bảo hiểm y tế mới được áp dụng và nhằm
hướng tới BHYT toàn dân thì các bệnh viện tư nhân tham gia BHYT lại đang thu hút một
số lượng lớn bệnh nhân có thẻ BHYT tới khám chữa bệnh.
Mô hình các bệnh viện tư nhân tham gia khám chữa bệnh BHYT đã được triển khai từ
năm 2006 nhưng ban đầu các bệnh viện tư vẫn chưa mặn mà với mô hình này. Theo thống
kê của Bảo hiểm y tế TP. Hồ Chí Minh, hiện TP. Hồ Chí Minh có gần 77 cơ sở y tế tư
nhân tham gia nhận khám chữa bệnh BHYT. Trong tổng số hơn 4 triệu người tham gia
BHYT tại TP. Hồ Chí Minh thì số bệnh nhân tham gia BHYT tới khám tại các bệnh viện y
tế tư nhân chiếm khoảng 10% và con số này sẽ không chỉ dừng tại đây.
- Mặt trái của BHYT
Giá
A B
P
BH 80%

C
D
BN20%
O

Qo Q1 Q2
Ngoài tác dụng của BHYT là chia sẻ rủi ro, tức là nhiều người đóng nhưng chỉ có một số
người bệnh thì mặt trái của BHYT là nó khuyến khích chi tiêu cho dịch vụ khám chữa
bệnh hơn mức cần thiết và nó gây tổn thất cho xã hội.
Đồ thị trên cho thấy khi không có BHYT thì mức tiêu dùng cho dịch vụ y tế là Qo ở mức
này người sử dụng dịch vụ y tế phải chi trả 100%, còn khi có BHYT thì mức tiêu dùng cho
dịch vụ y tế là Q1 ở mức này thì người sử dụng dịch vụ chỉ trả 20% còn BHYT trả 80%,
và nếu BHYT chi trả 100% thì lượng sử dụng dịch vụ y tế là Q2 ở mức này thì người sử
không phải trả một đồng nào.
Và chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự tổn thất xã hội do sử dụng dịch vụ y tế quá mức cần
thiết là hình tam giác ABC
VI.4. Vai trò của y tế công lập:
8
Trong bối cảnh hiện nay, mô hình phát triển y tế công và tư là đã góp phần giải quyết rất
nhiều mặt, vì thế chúng ta không thể chối bỏ vai trò của y tế tư nhân. Nhưng bên cạnh đó
vẫn cho thấy y tế công lập vẫn giữa vai trò chủ đạo. Thứ nhất, y tế công lập sẽ giải quyết
các vấn đề y tế mang tính cộng đồng như tiêm ngừa Vác xin, các bệnh lây truyền nhiễm
trong đại bộ phận dân cư mà đặc biệt là đại bộ phận người dân nghèo sống ở nông thôn,
điều này y tế tư nhân không thể gánh nổi vì y tế tư nhân vẫn chú trọng đến lợi nhuận nhiều
hơn. Thứ hai, do dù hiện nay y tế công do dù là quá tải, cơ sở vật chất lạc hậu so với y tế
tư nhân như nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong y tế Việt Nam. Nó vẫn giữ vai trò trong
việc điều phối giá thuốc trên thị trường, góp phần tạo điều kiện cho người dân nghèo được
hưởng các chế độ y tế giá rẻ từ các dịch vụ y tế tư nhân khác.

IV.5. Một số hạn chế của bệnh viện tư nhân:
Thực chất của xã hội hoá là mời người dân tham gia đầu tư (dĩ nhiên là cũng tham gia
quản lý) cùng với Nhà nước. Tuy nhiên, nếu tư nhân đầu tư thì phải nghĩ đến lợi nhuận,
như thế lại dẫn đến mâu thuẫn là y tế không còn là một hình thức dịch vụ công mà mọi
người đều được hưởng như nhau, giàu cũng như nghèo. Nhưng dù nói gì thì việc chuyển
đổi mô hình hoạt động của BV công cần phải được đặt ra, bởi hoạt động theo kiểu xin -

cho như hiện nay là hoàn toàn không ổn.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, hệ thống y tế tư nhân ở Việt Nam vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế, đặc biệt vấn đề đạo đức nghề nghiệp chưa được chú trọng đúng mức.
Chẳng hạn như: yêu cầu bệnh nhân tiến hành những bước xét nghiệm không cần thiết,
móc ngoặc với các nhà thuốc tư nhân bán thuốc đắt tiền cho bệnh nhân…Bên cạnh đó, vấn
đề đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho các bác sĩ hoạt động trong ngành y tế tư nhân cũng
chưa được quan tâm, chú ý tới.
V. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
- Thực tế, nhu cầu đầu tư trong ngành y tế hiện nay là rất lớn và không thể mãi trông chờ
vào nguồn ngân sách nhà nước, nhà nước không thể cung cấp toàn bộ các dịch vụ công do
hạn chế về nguồn lực và ngành y tế cần phải huy động mọi nguồn vốn đầu tư để nâng cao
chất lượng phục vụ. Trong những năm qua, y tế tư nhân chia lửa cho các bệnh viện công,
bệnh viện công vẫn đang quá tải, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân quá nhiều nên
hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân giúp giảm tải cho bệnh viện công. Bởi vì, trong hợp
tác công - tư, tư nhân có vai trò và ý nghĩa quan trọng để chia sẻ gánh nặng tài chính và
tăng cường sự sẵn có của dịch vụ y tế góp phần triển chất lượng dịch vụ y tế.
- Trong những năm qua, nhờ chủ trương xã hội hóa mà hệ thống y tế tư nhân phát triển.
Điều này thúc đẩy các bệnh viện công xuất hiện đa dạng các mô hình xã hội hóa: khám
chữa bệnh ngoài giờ, giường dịch vụ, phẫu thuật theo yêu cầu, huy động từ cán bộ nhân
viên để mua sắm máy móc, liên doanh, liên kết với các công ty để cạnh tranh với các bệnh
viện tư nhân.
V.1. Tạo điều kiện tư nhân tham gia khám chữ bệnh BHYT
Tăng quyền lựa chọn cho người tham gia BHYT. Bệnh viện tư nhân tham gia khám chữa
bệnh BHYT là hình thức cạnh tranh lành mạnh giữa bệnh viện công lập và tư nhân nói
chung cũng như các bệnh viện tư nhân nói riêng. Việc bệnh viện tư nhân tham gia khám
chữ bệnh BHYT góp phần tăng quyền lựa chọn cho người tham gia BHYT, vì hiện nay
9
các cơ sở tư nhân khi tham gia đăng ký BHYT phải chấp nhận mặt bằng về giá thanh toán
theo quy định không khác gì so với bệnh viện công. Ngoài viện phí thì giá thuốc được
thanh toán cũng phải theo giá gốc mua vào có hóa đơn nhưng không được cao hơn giá

trúng thầu của bệnh viện công. Vì vậy, người tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh
ban đầu tại các bệnh viện, phòng khám ngoài công lập, cơ sở y tế tự chủ tài chính sẽ được
hưởng quyền lợi BHYT theo quy định hiện hành đang áp dụng tại các cơ sở công lập.
Ngoại trừ, nếu nằm điều trị thì phí tiền giường có thể cao hơn bệnh viện công.
V.2. Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài:
Để có thể huy động được nhiều nguồn lực kinh tế khác nhau mà các chuyên gia kinh tế, y
tế đề xuất nên tính tới áp dụng mô hình công - tư. Mặc dù còn những lo ngại khi tư nhân
tham gia lĩnh vực y tế sẽ ảnh hưởng đến chi phí vì mục đích lợi nhuận, nhưng đóng góp
của tư nhân vào lĩnh vực y tế là không thể chối bỏ. Trên thực tế, nhiều quốc gia đã cho
phép và phát triển mô hình y tế tư nhân bên cạnh y tế công. Ở nước ta, các bệnh viện tư
nhân đã đóng góp 6.210 giường bệnh, bằng 3,7% tổng số giường bệnh viện công lập, đạt
0,7% giường bệnh cho 10.000 dân.
Để thu hút các nhà đầu tư, các chuyên gia khuyến cáo Chính phủ Việt Nam tiếp tục có cơ
chế khuyến khích để hệ thống y tế tư nhân phát triển trong thời gian tới, đặc biệt quan tâm
nhiều hơn đến các ưu đãi, chính sách pháp lý về thuế, đất đai, cơ chế hoạt động, sự tự
chủ… và đặc biệt tránh sự phân biệt công tư trong hành nghề.
V.3. Cổ phần hóa bệnh viện công:
Trước tình trạng quá tải và thiếu phát triển về cơ sở vật chất do thiếu đầu tư từ Nhà nước,
đề nghị nên cổ phần hóa bệnh viện công. Đề nghị này được nhiều người quan tâm, bởi vì
nói cho cùng y tế là dịch vụ liên quan trực tiếp đến người dân và phúc lợi xã hội. Mức độ
phát triển của hai dịch vụ này cũng chính là thước đo phát triển xã hội của một quốc gia.
Cổ phần hóa là một xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, và là một giải pháp để
tạo điều kiện cho tư nhân đầu tư vào việc nâng cao cơ sở vật chất y tế nước nhà. nếu
không cổ phần hóa thì làm sao có thể nâng cao chất lượng y tế. Vấn đề chất lượng y tế
quả là vấn đề nhức nhối và được mọi người quan tâm hiện nay. Nhưng cho rằng phải cổ
phần hóa để nâng cao chất lượng có nghĩa là giả định rằng bệnh viện tư nhân có chất
lượng cao hơn bệnh viện công.
Cổ phần hóa sẽ làm giảm bớt gánh nặng bao cấp; tăng cường hơn nữa tính tự chủ và trách
nhiệm; tăng thu nhập và tự chủ chuyên môn cho các bệnh viện công. Cổ phần hóa chính là
một bước trong quá trình đổi mới bệnh viện công được gắn liền với đổi mới hệ thống

chính sách, cơ chế quản lý và tài chính. "Trong số các lựa chọn đổi mới, cổ phần hóa bệnh
viện chưa phải là một lựa chọn tốt nhất, càng không phải là duy nhất nhưng hoàn toàn có
thể được coi là một thử nghiệm trong điều kiện thực tế Việt Nam"

Tài liệu tham khảo
1. Kinh tế công cộng, Joseph E. Stiglitz
2. Tổng cục thống kê
10
3. Các trang web
11

×