Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Mức độ bảo hộ thực tế đối với nhóm ngành nông sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.89 KB, 23 trang )

Bài tập nhóm Thương mại quốc tế
Nhóm 9 – TMQT 56A
Đề bài: Phân tích những thay đổi về mức độ bảo hộ thực tế đối với nhóm sản phẩm hàng
nơng sản của Việt Nam sau khi Việt Nam thực hiện những cam kết của WTO và ATIGA
Gợi ý: Tập trung chủ yếu vào ngành cà phê, cao su, gạo, thủy sản
Thành viên nhóm:

1. Nguyễn Trần Hà Trang 11144426
2. Phạm Linh Trang 11144484
3. Lê Anh Tuấn 11144777
4. Phạm Anh Tuấn 11144781
5. Phan Tố Uyên 11144939
6. Trần Thị Yến 11145134

I, Khái niệm mức độ bảo hộ thực tế
Mức độ bảo hộ thực tế (Effective rate of protection- ERP) là mức độ bảo hộ đối với sản
phẩm cuối cùng của ngành, tính tới ảnh hưởng của thuế quan danh nghĩa và thuế quan
đánh trên các sản phẩm đầu vào, tính bằng tỷ lệ phần trăm tăng lên của giá trị gia tăng
trong nước do tác động của hệ thống thuế quan.
Hệ số bảo hộ thực tế được tính là hiệu giữa giá trị gia tăng sau đánh thuế (VAa) và giá trị
gia trăng trước khi đánh thuế (VAft), chia cho giá trị gia tăng trước khi đánh thuế:
ERP = (VAa- VAft)/ VAft
Gọi t0: thuế quan danh nghĩa đánh vào thành phẩm
ti: thuế quan đánh vào mỗi loại đầu vào nhập khẩu


ai: tỷ trọng của mỗi một loại yếu tố đầu vào trong giá trị sản phẩm theo giá cả thế
giới
Ta có:

VAa = (1+t0) – ∑ ai (1+ti)


VAf t= ( 1- ∑ ai)

Thì cơng thức tính ERP sẽ được viết lại là:
ERP= (t0 - ∑ tiai ¿ ¿/ (1 - ∑ ai ¿ ¿
 ERP biểu thị mối tương quan giữa NTR đánh trên sản phẩm cuối cùng và NTR
đánh trên nguyên liệu nhập khẩu của sản phẩm đó, nhằm bảo hộ cho sản xuất nội
địa.
Ví dụ: Giả sử nguyên liệu đầu vào nhập khẩu để sản xuất một đôi giày là 10$; cịn giá
mậu dịch tự do của 1đơi giày thành phẩm là 20$
Giá tự do thương mại
Thuế
Giá trong nước sau thuế
ERP

Nguyên vật liệu giày
10$
0%

Giày thành phẩm
20$
10%
22$
20%

ERP = (0,1-0,5x0)/(1-0,5) = 20%
Giả sử Chính phủ tăng dần thuế đánh trên nguyên vật liệu, khi đó:
ti(%)
0
5
10

20
30

t(%)
10
10
10
10
10

ai(%)
50
50
50
50
50

Nhận xét:
+ Khi ti = 0, nhà sản xuất được bảo hộ ở mức cao nhất

ERP(%)
20
15
10
0
-10


+ ti càng tăng thì tỷ lệ bảo hộ càng giảm dần
+ ti = t, tỷ lệ bảo hộ thực sự bằng thuế danh nghĩa

+ Khi aiti > t, tỷ lệ bảo hộ âm, khơng kích thích sản xuất trong nước vì chi phí lớn hơn
doanh thu
Tóm lại để khuyến khích sản xuất trong nước, chính phủ thường giữ cho mức thuế thành
phẩm luôn cao hơn mức thuế nguyên vật liệu. Đối với những nguyên vật liệu trong nước
không sản xuất được hoặc kém hiệu quả, chính phủ thường dùng mức thuế suất bằng 0%
 Ý nghĩa của ERP:
 ERP nói lên mức độ bảo hộ thực tế cao hay thấp cho các ngành sản xuất trong
nước
 Có ý nghĩa với người sản xuất vì nó cho biết mức độ bảo hộ ở mức nào để họ có
thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu
 Tỷ lệ này sẽ nâng cao thêm giá trị của một đơn vị sản phẩm cuối cùng
II, Những cam kết WTO và Atiga đối với nhóm hàng nông sản Việt Nam
1. Những cam kết WTO đối với nhóm hàng nơng sản Việt Nam
WTO là tên viết tắt từ tiếng Anh của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade
Organization). WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế
giới ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15-4-1994. WTO chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 1-1-1995.
Việt Nam hồn tất q trình gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006. Và chính thức làm lễ gia
nhập và tham gia các hoạt động của WTO vào ngày 11/1/2007.
a. Việt Nam đã cam kết gì về mở cửa thị trường nông sản?
Gia nhập WTO, Việt Nam đã đưa ra các cam kết mở cửa thị trường nông sản thuộc các
nhóm sau:


- Cam kết về thuế quan: Việt Nam đã đưa ra cam kết về mức thuế nhập khẩu tối đa được
phép áp dụng (gọi là mức cam kết) đối với 100% số dịng thuế hàng nơng sản.
- Cam kết về các biện pháp phi thuế quan: Việt Nam đã đưa ra cam kết liên quan đến các
biện pháp hạn ngạch thuế quan, các biện pháp quản lý chuyên ngành nông nghiệp
- Quyền đàm phán ban đầu (INR): Trong quá trình thực hiện cam kết, trong một số
trường hợp nhất định khơng lường trước được, Việt Nam có thể tăng thuế cao hơn mức

cam kết. Trong trường hợp đó, Việt Nam phải đàm phán trước với những nước dành
được Quyền đàm phán ban đầu (tên những nước đó được ghi bên cạnh mỗi dòng sản
phẩm trong Biểu cam kết). Những nước đề nghị INR đối với nông sản của Việt nam chủ
yếu là Mỹ, Úc, New Zealand, Braxin.
b. Đánh giá về mức cam kết cắt giảm thuế quan đối với nông sản nhập khẩu?
Về mức cam kết giảm thuế chung: Việt Nam đã cam kết cắt giảm thuế bình quân là
10,6% so với MFN (nguyên tắc tối huệ quốc) hiện hành.
Về mức giảm thuế đối với từng nhóm nơng sản:


Các loại nông sản chế biến (như thịt, sữa, rau quả chế biến, thực phẩm chế biến,

quả ơn đới, và quả có múi) phải giảm nhiều hơn so với nông sản thô (do những sản phẩm
chế biến này vào thời điểm đàm phán gia nhập WTO Việt Nam đang áp dụng mức thuế
suất nhập khẩu cao);


Các loại nơng sản thơ (gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều…): mức thuế nhập

khẩu những sản phẩm này giảm rất ít hoặc khơng giảm.
2. Những cam kết ATIGA đối với nhóm hàng nơng sản Việt Nam
ATIGA – viết tắt của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ASEAN Trade in Goods
Agreement) được ra đời với mục đích điều chỉnh tồn bộ thương mại hàng hóa trong nội
khối ASEAN và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã được thống nhất
trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan.


Hiệp định ATIGA được ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010, có tiền
thân là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) ký năm 1992.
ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh tồn bộ thương mại hàng

hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ
thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có
liên quan.Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995 và bắt đầu thực hiện CEPT/AFTA từ
năm 1996 và sau này tiếp tục thực hiện ATIGA
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, CEPT/ATIGA đã được sửa đổi để định lại lịch trình giảm
thuế từ 15 năm xuống còn 10 năm và đưa các sản phẩm nông nghiệp vào nội dung của
CEPT. Hiệp định này được áp dụng đối với mọi loại hàng hóa chế biến, bao gồm cả các
sản phẩm nơng nghiệp đã qua chế biến. Danh mục nông sản chưa chế biến nhạy cảm và
nhạy cảm cao gồm các mặt hành nông sản chưa chế biến mà từng nước cho là nhạy cảm
đối với nền kinh tế của mình, khơng đưa vào diện cắt giảm ngay. Đối với Việt Nam, danh
mục này chủ yếu bao gồm các mặt hàng chưa chế biến có yêu cầu bảo hộ cao như các
loại thịt, trứng gia cầm, động vật sống, thóc, gạo lức, đường mía,... Cam kết cụ thể của
Việt Nam đối với AFTA/ATIGA, giảm thuế xuống 0-5% vào năm 2006 và 0% vào năm
2015 đối với danh mục cắt giảm theo CEPT (với một số linh hoạt đến năm 2018). Đến
nay, Việt Nam đã có 96.2% số dịng thuế trong danh mục CEPT đã giảm xuống 0-5% từ
1/1/2006 như lúa gạo, cà phê (thô), cao su (thô), hạt tiêu, chè, rau các loại, lạc, cá, quả
các loại, tôm,...
III, Mức độ bảo hộ thực tế đối với nhóm sản phẩm hàng nơng sản của Việt Nam sau
khi Việt Nam thực hiện những cam kết WTO và ATIGA
1, Thực trạng hàng nông sản Việt Nam
Trong q trình phát triển, nền nơng nghiệp Việt Nam có mức tăng trưởng khá vững
chắc. Nông sản xuất khẩu nước ta đã có mặt trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sản xuất
nông sản xuất khẩu đang dần phát huy lợi thế so sánh của các vùng, hình thành nên các
vùng sản xuất chun mơn hố, vùng sản xuất hàng hóa.


A, Cà phê
 Tình hình thị trường cà phê Việt Nam
Năm 1997, Việt Nam vượt qua Indonesia để trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê đứng
thứ ba thế giới. Vào năm 2000, với 734.000 tấn cà phê xuất khẩu, Việt Nam tiếp tục vượt

qua Colombia để chắc chân ở vị trí thứ hai thế giới. Vị trí này được duy trì kể từ đó đến
nay.
Xuất khẩu cà phê nhân hàng năm luôn đạt mức tăng trưởng cao. Năm 2016, kim ngạch
xuất khẩu là 1,8 triệu tấn, trị giá gần 3,4 tỷ đô la, tăng 34% về lượng và 26% về giá trị so
với năm 2015.
Tuy chiếm gần 30% khối lượng cà phê nhân giao dịch toàn cầu, nhưng giá trị kim ngạch
mới chỉ chiếm 10% trong tổng giá trị thương mại 35 tỷ USD của cà phê nhân thế giới.
 Tình hình tiêu thụ cà phê trong nước
Thị trường bán lẻ cà phê Việt Nam đã đạt 127,33 triệu USD trong năm 2008 và tăng lên
khoảng 287,34 triệu USD năm 2012 và tăng đến 573,75 triệu USD vào năm 2016.
Thị trường cà phê Việt Nam được chia thành 2 phân khúc rõ ràng. Cà phê rang xay (cà
phê phin) chiếm khoảng 2/3 lượng cà phê được tiêu thụ; còn lại là cà phê hòa tan. Theo
nghiên cứu của Học viện Marketing Ứng dụng I.A.M về thói quen sử dụng cà phê, 65%
người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần, nghiêng về nam giới
(59%). Riêng cà phê hịa tan có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4
lần trong tuần, nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%).
Sức tiêu thụ cà phê Việt Nam còn khá thấp Việt Nam sử dụng chừng 5% cà phê thô để
chế biến, trong khi đó tỷ lệ này của Brazil là 50%. Việt Nam có 5 nhãn hiệu cà phê hịa
tan, Brazil có 20 nhãn hiệu. Về cà phê rang xay, thì Việt Nam có 20 nhãn hiệu, trong khi
đó số lượng của Brazil là 3.000 nhãn hiệu.
 Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu cà phê nhân ở Việt Nam
Về xuất khẩu:


Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân của
Việt Nam. Tổng tiêu thụ robusta ở Mỹ đã tăng 7% trong năm 2012, sau khi tăng 3,9%
trong năm 2011 và 3,6% năm 2010 (theo StudyLogic). Trong khi đó, nhu cầu các sản
phẩm từ Arabica chỉ tăng 1,9% trong năm 2012, sau khi tăng 4,1% năm 2011 và 5,4%
năm 2010.
Trung Quốc cũng sẽ là thị trường nhập khẩu tiềm năng. Việt Nam cung cấp khoảng 90%

tổng lượng cà phê Trung Quốc nhập khẩu từ các nước ASEAN trong khoảng từ năm
2002-2015.
Việt Nam sẽ tăng diện tích và sản lượng cà phê bền vững bởi các công ty rang xay lớn
nhất thế giới như Nestlé, Starbucks, D.E Master Blenders 1753, Kraft Food Group,
Tchibo đồng thời lên tiếng về việc sẽ tăng tỉ lệ cà phê bền vững trong nguyên liệu sản
xuất của họ (theo Coffee in the United States: Sustainability Trends).
Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
Việt Nam có 153 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê, trong khi chỉ có 20 cơng ty
nước ngoài thu mua và cung cấp cho 8 nhà rang xay lớn của thế giới.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê FDI
Niên vụ 2014- 2015: tổng số sản lượng thu mua của các doanh nghiệp FDI bằng 45% sản
lượng của cả niên vụ, trong đó hàng năm lượng thu mua của các doanh nghiệp FDI thu
như Nestlé chiếm 15% (khoảng 250.000 tấn), Nedcoffee chiếm 9% (khoảng 150.000 tấn).
Ở Gia Lai, chỉ riêng chi nhánh Công ty TNHH Louis Dreyfus Commodities đã chiếm hơn
40% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả tỉnh trong năm 2014.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân trong nước
Năm 2010: tập đoàn Intimex chỉ xếp vị thứ 2 trong các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
nhân lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch vào khoảng 142.134 tấn (13.59% kim ngạch
xuất khẩu cà phê cả nước), đứng vị trí đầu tiên là Tổng công ty cà phê Việt Nam với kim
ngạch 177.902 tấn (16.46% kim ngạch xuất khẩu cả nước) và tập đoàn Thái Hòa xếp vị


trí thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu là 82.951 tấn (7.93% kim ngạch xuất khẩu cà phê cả
nước).
Nhưng từ năm 2011-2015, Tập đồn Intimex xếp vị trí đứng đầu trong các doanh nghiệp
xuất khẩu cà phê với kim ngạch xuất khẩu là 360.000 tấn (chiếm 21% kim ngạch xuất
khẩu cả nước), Tổng cơng ty Tín Nghĩa Đồng Nai xuất khẩu khoảng 127.000 tấn xếp vị
trí thứ 5 (chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu cả nước).
Chỉ trong vòng 5 năm từ năm 2010 đến 2015 trong số 153 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
hiện nay, chỉ 30 doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có lượng hàng xuất khẩu hàng năm tương

đối lớn và ổn định; còn lại đều là các doanh nghiệp thương mại, khơng có chân hàng dự
trữ, nên thua lỗ liên miên. Ngoài nguyên nhân những doanh nghiệp xuất khẩu có vốn điều
lệ nhỏ khơng cạnh tranh thu mua cà phê được với các doanh nghiệp FDI thì cịn có các
ngun nhân khác từ chính việc điều hành, quản lý nguồn vốn không chuyên nghiệp của
các doanh nghiệp gây ra. Điển hình là tình trạng thua lỗ của 2 công ty là Tổng công ty cà
phê Việt Nam và Tập đồn Thái Hịa.
Về nhập khẩu:
Tuy là nước xuất khẩu cà phê nhân lớn thứ 2 thế giới nhưng Việt Nam cũng có lúc nhập
khẩu cà phê nhân từ các quốc gia khác. Các doanh nghiệp nhập khẩu cà phê nhân của
Lào, Indonesia, Thái Lan với giá thấp về chế biến xuất khẩu.
B, Gạo
Sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và
nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân tham gia sản xuất
lúa gạo, chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ cơng truyền thống. Trong gần ba thập
kỉ qua nhờ có đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong
sản xuất lúa gạo, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà hàng năm
còn xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo. Tuy nhiên ngành lúa gạo Việt Nam vẫn còn gặp
khá nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là dưới sức ép ngày một tăng cao của quá
trình hội nhập quốc tế.


Bảng 1. Diện tích gieo trồng lúa cả nước

Bảng 2. Năng suất lúa gạo của Việt Nam


Bảng 3. Sản lượng gạo của Việt Nam


Nhìn chung sản lượng lúa của Việt Nam khơng ngừng tăng về diện tích gieo trồng, sản

lượng và năng suất nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổng hịa các yếu tố giống
mới, phân bón thủy lợi và kỹ thuật canh tác lúa. Tuy nhiên bước sang năm 2015 tổng
diện tích giảm 104.000 ha so với năm 2014 do Bộ NN&PTNT đã quyết định chuyển đổi
những diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngơ vì ngô cũng là loại lương thực quan
trọng của Việt Nam, đứng sau gạo. Mặc dù diện tích trồng lúa 6 tháng đầu năm 2015


giảm nhưng do áp dụng kỹ thuật thâm canh lúa nên năng suất đạt giá trị khá cao là 49
tạ/ha nên tổng sản lượng lúa tăng lên 45.092,5 nghìn tấn cao hơn 0,3% so với năm 2014.

Qua số liệu thống kê, có thể thấy kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều biến động.
Sau hi gia nhập WTO, giai đoạn 2008-2012 tổng giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam ra thế
giới liên tục tăng từ 2,66 tỷ USD lên 3,67 tỷ USD. Trong năm 2012, gạo Việt Nam phải
chịu sự cạnh tranh từ Ấn Độ nên quý I/2012 giảm mạnh do giá ở trong nước ở mức cao.
Nhưng từ sau quý I/2012, vào vụ thu hoạch Đông-Xuân sản lượng tăng lên, Việt Nam đã
quay lại thị trường cạnh tranh với Ấn Độ, đẩy mạnh tiến độ xuất khẩu đến cuối năm và
đạt kết quả vượt mức là >8 tấn đáp ứng được các yêu cầu đề ralà tiêu thụ kịp thời sản
lượng hàng hóa của nơng dân, giữ ổn định giá lúa gạo trong nước. Năm 2013, kim ngạch
xuất khẩu gạo Việt Nam giảm xuống còn 2,92 tỷ USD (giảm 750 triệu USD so với năm
trước). Đến năm 2014, giá trị xuất khẩu gạo có tăng nhưng khơng đáng kể, chỉ ở mức
2,95 tỷ USD (tăng 30 triệu USD). Tuy nhiên số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2015 của
Tổng cục hải quan, cả nước xuất khẩu hơn 3 triệu tấn gạo, trị giá 1,29 tỷ USD. So với


cùng kỳ năm 2014, sản lượng xuất khẩu giảm 7,94%, trị giá giảm 12,18%. Từ đầu năm
2015 đến nay, xuất khẩu gạo gặp khó khăn và suy giảm về sản lượng lẫn giá trị.
Trên bình diện kinh tế đối ngoại, nhu cầu gạo của thế giới vẫn tăng, đòi hỏi về chất lượng
gạo ngày càng tăng, nhiều quốc gia cũng khát khao có được lợi thế đất lúa như của Việt
Nam. Trong khi đó, từ một quốc gia lợi thế và nhiều năm đứng tốp 3 nhà xuất khẩu gạo
hàng đầu thế giới, nay Việt Nam liên tục giảm mạnh khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo.

Thực tế, dù gạo Việt đang ngày càng chật vật tìm đường xuất ngoại, thì tại thị trường
trong nước, người dân Việt Nam ngày càng tìm đến “gạo ngoại” nhiều hơn, dù nhiều loại
gạo giá đắt hơn hẳn gạo nội, nhưng bù lại chất lượng cao hơn. Áp lực cạnh tranh gia tăng
không chỉ xuất khẩu mà ngay tại thị trường nội địa cũng nhãn tiền.
C, Cao su
Theo Báo cáo của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), năm 2013 Việt
Nam đã vượt qua Malaysia và Ấn Độ để trở thành nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ
3 thế giới. Theo đó, sản lượng cao su của Việt Nam đạt khoảng 1,043 triệu tấn, tăng
20,8% so với năm trước. Từ hình dưới cho thấy, nhìn chung, diện tích trồng cao su ở Việt
Nam ln đạt mức tăng trưởng ổn định vào khoảng 6,8% năm. Tổng diện tích rừng cao
su tăng từ mức 413.000 ha năm 2000 lên 910.500 ha vào năm 2012 với diện tích rừng cao
su cho mủ đạt 528.400 ha, chiếm 55,55% .


Cao su ln chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong
thời gian qua. Trong giai đoạn 2009 -2013, kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên của
Việt Nam liên tục tăng, từ 724 nghìn tấn năm 2009 lên 949 nghìn tấn năm 2013, trở thành
một trong ba mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất, chiếm 20% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu cao su chủ yếu của
Việt Nam trong giai đoạn qua là Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ,
Mỹ… Trong đó, Trung Quốc là thị trường trọng điểm khi ln chiếm vị trí dẫn đầu trong


những năm gần đây. Năm 2012, tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam là 40%, năm 2013 lên đến 47%. Mức thị phần trung bình của thị trường
Trung Quốc trong 4 năm gần đây (2010-2013) đạt khoảng 54% tổng khối lượng cao su
xuất khẩu của Việt Nam. Trung bình mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 500.000
tấn cao su từ Việt Nam.
Gia nhập WTO khiến giá cao su trên thị trường quốc tế có thể cạnh tranh hơn tuy nhiên
cơ hội đến nhiều nhưng thách thức cũng khơng ít, đó là các mặt hàng nông sản trong

nước chịu sự cạnh tranh rất lớn của các mặt hàng nơng sản nước ngồi, chính sách bảo hộ
của nhà nước khơng cịn như khi chưa gia nhập WTO, trong đó mủ cao su cũng khơng
phải là một ngoại lệ. Do vậy việc có các chính sách phù hợp cho việc phát triển và bảo vệ
sản xuất trong nước của chính phủ là rất quan trọng.
D, Thủy sản
Nước ta với hệ thống sơng ngịi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt
động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng
trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương
thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động ni trồng thủy sản đã có những bước phát
triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình qn đạt 12,77%/năm,
đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.
Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ của hoạt
động khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác
tăng khá thấp trong các năm qua, với mức tăng bình quân 6,42%/năm.


Nguồn: Tổng cục Thống kê
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong những năm qua.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Bắt đầu từ năm
2000, XK thủy sản của Việt Nam có sự tăng trưởng đột phá nhờ phát triển mạnh ngành
nuôi trồng, đặc biệt là nuôi cá tra và tôm nước lợ (tôm sú và tôm chân trắng). Kim ngạch
XK thủy sản tăng gấp hơn 4 lần từ mức gần 1,5 tỷ USD năm 2000 lên 7,8 tỷ USD năm
2014. Năm 2015, XK thủy sản gặp khó khăn do giá tơm giảm, đồng USD tăng mạnh so
với các tiền tệ khác làm giảm nhu cầu và tăng áp lực cạnh tranh. Kim ngạch XK thủy sản
năm 2016 đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2015.


Nguồn: Tổng cục Hải quan
2, Mức độ bảo hộ thực tế với nhóm ngành nơng sản Việt Nam
Tính riêng cho khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản) trong giai đoạn 2005-2011, ERP

của khu vực này luôn thấp hơn rất nhiều so với NRP, đặc biệt là đối với nhóm ngành
nơng nghiệp và thuỷ sản. Xét theo hai giai đoạn trước và sau khi Việt Nam trở thành
thành viên của WTO (2005-2007 và 2008-2011), thì ở giai đoạn trước, ERP của khu vực
I có xu hướng tăng dần. Điều này là “rất tốt” (tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu có xu hướng tiệm cận
với tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa). Còn giai đoạn sau khi gia nhập WTO, ERP ngày càng xa rời
NRP. Kết quả này đồng nghĩa với việc sau khi gia nhập WTO thì các sản phẩm sản xuất
ra trong khu vực I lại càng không được bảo hộ và dần mất đi lợi thế so sánh.
Bảng 6: ERP và NRP của khu vực I
Năm
ERP

2005
0,00641

2006
0,01079

2007
0,01565

2008
0,00670

2009
0,00572

2010
0,00737

2011

0,00586

NRP

5
0,02220

9
0,02393

6
0,02585

7
0,02232

4
0,02193

6
0,02258

8
0,02199

Chênh

9
-0,01579


8
3
-0,01314 -0,01020

8
-0,01521

4
-0,01613

4
7
-0,01562 -0,01621


Trong giai đoạn 5 năm (2007-2011), ERP của khu vực này giảm từ 1,6% năm 2007
xuống còn 0,6% năm 2011 so với NRP giảm từ 2,6% năm 2007 xuống 2,2% năm 2011.
Điều này thực sự không tốt khi mà ERP thực chất phải bằng NRP. Có lẽ ở Việt Nam chỉ
có duy nhất nhóm ngành này là có thể cạnh tranh, mà tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu giảm là một
thiệt thòi cho Việt Nam.
Do tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa không hợp lý đối với sản phẩm đầu vào lẫn đầu ra, cụ thể là
thuế nhập nguyên liệu cao hơn nhập sản phẩm hoàn chỉnh, nên khả năng cạnh tranh của
nhóm này trên thị trường thế giới là thua kém.
* Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu của Việt Nam giảm nhanh do các nguyên nhân sau:
- Khi ấn định thuế suất các mặt hàng nhập khẩu, các cơ quan chức năng đã không chú ý
đến vấn đề bảo hộ sản xuất.
- Quan trọng hơn là do sản xuất của Việt Nam trong những năm gần đây tạo được ít giá
trị gia tăng hơn, điều này đồng nghĩa với tỷ lệ giá trị tăng thêm trên giá trị sản xuất giảm
liên tục qua các năm (hình 1) và đầu vào chủ yếu trong chi phí trung gian hầu hết phải
nhập khẩu.

Tuy nhiên, nếu so sánh với một số nước trong giai đoạn 1995-1997 thì tỷ lệ bảo hộ hữu
hiệu của Việt Nam vẫn cao hơn, như Hàn Quốc tỷ lệ ERP là -27%; Malaysia -13%;
Philippines -10% và Thái Lan -72%.

Hình 1. Sự thay đổi tỷ lệ giá trị tăng thêm trên giá trị
sản xuất (VA/GO) và tỷ lệ giá trị tăng thêm trên chi phí


trung gian (VA/IC). Nguồn: TCTK và tính tốn của ơng
Phí Vĩnh Tường (Viện Kinh tế Việt Nam) cùng tác giả.
Dựa trên cấu trúc bảng Nguồn và sử dụng năm 2010 và tỷ lệ thuế suất danh nghĩa thực tế
của các năm trong giai đoạn 2007-2011, các chuyên gia đã tính tốn và nhận thấy rằng
có rất nhiều ngành khu vực I có ERP rất thấp, thậm chí âm.
Bảng 7: Một số ngành có ERP âm của khu vực I (năm 2011)
Ngành
Mía cây
Cao su mủ khơ
Cây lâu năm khác
Trâu, bị
Lợn
Gia cầm
Dịch vụ nông nghiệp và các sản phẩm

ERP
-0,022327
-0,005628
-0,010558
-0,015582
-0,1778821
-0,066409

-0,084771

nông nghiệp khác chưa được phân vào
đâu
Gỗ tròn (gỗ khai thác)

-0,008056

Cùng với ERP, người ta còn sử dụng chỉ số lan toả kinh tế và chỉ số kích thích nhập khẩu
nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách chọn ngành trọng điểm. Đó là ngành có chỉ số
lan toả kinh tế cao (chỉ số >1), chỉ số kích thích nhập khẩu thấp (chỉ số <1), từ đó có
chính sách về thuế nhập khẩu cho phù hợp để vừa đảm bảo tiến trình hội nhập, nhưng vẫn
bảo hộ sản xuất trong nước.
Một ngành có chỉ số lan toả kinh tế cao sẽ có ảnh hưởng đến sản xuất trong nước hơn các
ngành khác. Nếu ngành có chỉ số kích thích nhập khẩu cao, đồng nghĩa với việc càng
phát triển ngành này thì càng kích thích nhập khẩu
Khi sử dụng bảng cân đối liên ngành (I-O) năm 2007, các chun gia tính tốn chỉ số lan
toả và chỉ số kích thích nhập khẩu cho 138 ngành của bảng Nguồn và sử dụng (I-O
2007).Kết quả cho thấy, trong khu vực I, có những nhóm ngành có chỉ số lan toả lớn hơn
1 và chỉ số kích thích nhập khẩu nhỏ hơn 1. Chỉ số lan toả kinh tế lớn hơn 1 chỉ ra rằng,


nếu tập trung nguồn lực phát triển cho những ngành này (sản xuất các sản phẩm chăn
nuôi, các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản nuôi trồng, trâu, lợn, gia cầm) thì sẽ tạo động
lực, kích thích những ngành khác phát triển
Bảng 8: Chỉ số lan toả kinh tế và chỉ số kích thích nhập khẩu một số ngành trong khu vực
I
Ngành

Chỉ số lan toả kinh Chỉ số kích thích


tế
Trâu, bị
1,149
Lợn
1,794
Gia cầm
1,616
Các sản phẩm chăn nuôi khác
1,591
Dịch vụ nông nghiệp và các sản phẩm 1,484

nhập khẩu
0,724
0,752
0,748
0,747
0,796

nông nghiệp khác chưa được phân vào
đâu
Thuỷ sản nuôi trồng

1,694

0,771

Như vậy, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa (NRP - nominal rate of
protection) và tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu (Effective rate of protection - ERP) của đối với nhóm
ngành nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản Việt Nam giảm một cách nhanh chóng sau khi trở

thành thành viên của WTO. Sự tụt giảm của mức độ bảo hộ thực tế của Nhà nước đối với
nhóm ngành này đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự phát triển của các sản phẩm nông sản
Việt Nam
Ví dụ đối với sản phẩm cafe năm 2003 ERP ở mức 39,19% và NRP là 28,6% thì đến năm
2009 ERP giảm mạnh xuống còn 8,085% và NRP còn 8,664%. Mức độ bảo hộ thực tế
của sản phẩm cafe càng thấp thì khi sản phẩm sẽ càng mất đi lợi thế cạnh tranh đối với
các sản phẩm café nhập khẩu. Các sản phẩm cafe hiện tại ở Việt Nam có chất lượng cịn
hạn chế (dưới hạng 3,4) nên khó lịng cạnh tranh với các sản phẩm cafe nước ngoài. Hiệp
định thương mại hàng hố ASEAN (Atiga) có hiệu lực từ 01/01/2017 khiến mức thuế
nhập khẩu mặt hàng cafe vào Việt Nam giảm cịn 5%. Với tình trạng khơng mức độ bảo



×