Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh của ngành trồng trọt ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.19 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÀI THẢO LUẬN

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG
XANH

CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Quốc Cường
Nhóm thực hiện

: Nhóm 1+2

Lớp học phần

: 2005FECO1521

Hà Nội 2020


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 + 2
ST
T
1

Mã SV


Họ và tên

Chức
vụ
Nhóm
trưởng

18D150061

Đỗ Ngọc Anh

2

18D150122

Lê Thị Mai Anh

Thành
viên

3

18D150181

Lê Thị Vân Anh

Thành
viên

4


18D150182

Mai Ngọc Anh

5

18D150303

Nguyễn Thị Lan Anh

Thành
viên
Thành
viên

6

18D150124

7

18D150001

Nguyễn Thị Phương
Anh
Nguyễn Thị Vân Anh

8


18D150003

Trần Phương Anh

9

18D150244

Trương Thị Vân Anh

Thành
viên

10

18D150005

Nguyễn Thị Phương
Ánh

Thành
viên

11

18D150065

Trần Thị Ngọc Ánh

Nhóm


Thành
viên
Thành
viên
Thành
viên

Nhiệm vụ
Làm dàn ý, giao
nhiệm vụ, sửa bài,
làm phần khái niệm
về phát triển bền
vững và tăng trưởng
xanh
Đặc điểm của ngành
trồng trọt ở Việt
Nam.
Luật trồng trọt 2018
về phát triển bền
vững trong ngành
trồng trọt ở Việt
Nam.
Làm powerpoint
Hệ thống văn bản
pháp luật về nông
nghiệp ,nông thơn
trong ngành trồng
trọt.
Nghị định liên quan

đến trồng trọt.
Thuyết trình
Vai trị của ngành
trồng trọt trong nền
kinh tế quốc dân.
Những hạn chế và
thách thức trong phát
triển ngành trồng trọt
theo hướng bền vững
và tăng trưởng xanh
ở Việt Nam.
Định hướng phát
triển ngành trồng trọt
theo hướng bền vững
và tăng trưởng xanh
ở Việt Nam.
Làm dàn ý, giao

Đánh
giá
A

A

A

A
B

B

A
A

A

B

A


trưởng
12

18D150185

Đinh Mai Ảnh

Thành
viên
Thành
viên

13

18D150305

Mai Thanh Bình

14


18D150006

Nguyễn Thị Bình

Thành
viên

15

18D150246

Trần Mai Chi

16

18D150187

Dỗn Thị Thùy Dinh

17

18D150307

Phạm Thị Dịu

18

18D150068

Phạm Thị Kim Dung


19

18D150128

Đỗ Đức Duy

Thư

Thành
viên
Thành
viên
Thành
viên
Thành
viên

20

18D150069

Nguyễn Thị Duyên

Thành
viên

nhiệm vụ, sửa bài,
thuyết trình.
Lời mở đầu


B

Các chỉ tiêu đánh giá
về tính bền vững
ngành trồng trọt.
Nội dung của phát
triển bền vững trong
ngành trồng trọt.
Soạn word, đóng góp
ý kiến.
Thành tựu đạt được
mặt kinh tế.
Thành tựu đạt được
mặt xã hội.
Thành tựu đạt được
mặt môi trường.
Giải pháp.

A

Kết luận.

A

B

A
A
A

B
B


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
B. NỘI DUNG..............................................................................................................2
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trong
ngành trồng trọt......................................................................................................2
1.1. Khái niệm phát triển bền vững và tăng trưởng xanh......................................2
1.1.1. Phát triển bền vững.................................................................................2
1.1.2. Tăng trưởng xanh...................................................................................2
1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Phát triển bền vững trong ngành trồng
trọt ở Việt Nam.....................................................................................................2
1.2.1. Luật trồng trọt 2018 về phát triển bền vững trong ngành trồng trọt ở
Việt Nam..........................................................................................................2
1.2.2. Hệ thống văn bản pháp luật về nông nghiệp ,nông thôn trong ngành
trồng trọt...........................................................................................................6
1.2.3. Nghị định liên quan đến trồng trọt..........................................................7
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá về tính bền vững ngành trồng trọt..............................12
1.3.1. Chỉ tiêu bền vững về kinh tế.................................................................12
1.3.2. Chỉ tiêu bền vững về xã hội..................................................................13
1.3.3. Chỉ tiêu bền vững về môi trường sinh thái............................................14
1.4. Nội dung của phát triển bền vững trong ngành trồng trọt............................15
1.4.1. Phát triển nông nghiệp bền vững với kinh tế....................15
1.4.2. Phát triển nông nghiệp bền vững với xã hội......................16
1.4.3. Phát triển bền vững môi trường sinh thái..............................................17
Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trong ngành
trồng trọt ở Việt Nam...........................................................................................21
2.1. Tổng quan về ngành trồng trọt nông nghiệp ở Việt Nam.............................21

2.1.1. Vai trò của ngành trồng trọt trong nền kinh tế quốc dân.......................21
2.1.2. Đặc điểm của ngành trồng trọt ở Việt Nam..........................................22
2.2. Những thành tựu đạt đươc trong phát triển ngành trồng trọt theo hướng bền
vững và tăng trưởng xanh ở Việt Nam................................................................26
2.2.1. Về mặt kinh tế......................................................................................26
2.2.2. Về mặt xã hội.......................................................................................30
2.2.3. Về môi trường......................................................................................31


2.3. Những hạn chế và thách thức trong phát triển ngành trồng trọt theo hướng
bền vững và tăng trưởng xanh ở VN...................................................................32
2.3.1. Theo hướng bền vững...........................................................................32
2.3.2. Theo hướng tăng trưởng xanh..............................................................33
Chương 3: Giải pháp và định hướng phát triển ngành trồng trọt theo hướng
bền vững và tăng trưởng xanh ở Việt Nam.........................................................35
3.1. Về giải pháp.................................................................................................35
3.2. Về định hướng phát triển ngành trồng trọt theo hướng bền vững và tăng
trưởng xanh ở Việt Nam.....................................................................................35
C. PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................39


A. PHẦN MỞ ĐẦU

Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của Ngành nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2020 nhằm cụ thể hóa
các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực công nghiệp và phát triển
nông thôn để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Chiến lược
quốc gia về tăng trưởng xanh.
Tăng trưởng xanh được coi là một con đường phù hợp nhất
để thực hiện phát triển bền vững mà nhiều nước trên thế giới

đang theo đuổi, trong đó có Việt Nam. Đối với Việt Nam, tăng
trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền
vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và góp phần
quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Vì
vậy, tăng trưởng xanh ở Việt Nam là một nhiệm vụ chiến lược
lâu dài, mang tính chất liên ngành.
Việc thực hiện kế hoạch hành động phải dựa trên cơ sở lồng
ghép và tận dụng mọi nguồn lực, phát huy nội lực của các tổ
chức, cá nhân, tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực tăng
trưởng xanh.

1


B. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển bền vững và
tăng trưởng xanh trong ngành trồng trọt.

1.1. Khái niệm phát triển bền vững và tăng trưởng xanh
1.1.1. Phát triển bền vững
- Là hoạt động phát triền nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ
hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai thỏa mãn
nhu cầu của mình.
- Phát triển bền vững khơng chỉ là cách thức phát triển mà còn
là lối sống.
- Phát triển bền vững thể hiện sự hòa hợp giữa con người với
con người và giữa con người với thiên nhiên.
1.1.2. Tăng trưởng xanh
Là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mơ hình tăng
trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh,

nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua
việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ

2


thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi
khí hậu , góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.
1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Phát triển bền vững
trong ngành trồng trọt ở Việt Nam
1.2.1. Luật trồng trọt 2018 về phát triển bền vững trong ngành trồng trọt ở
Việt Nam
Việc ban hành Luật Trồng trọt nhằm thiết lập khung pháp lý
điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực trồng trọt, đảm bảo
tính minh bạch, hiệu quả, khả thi để phát triển trồng trọt theo
định hướng thị trường; có cơ cấu quản lý, sản xuất, kinh doanh
hợp lý; tạo lập được nền sản xuất hàng hố quy mơ lớn, chất
lượng và từng bước hiện đại hoá, đảm bảo yêu cầu phát triển
bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống nơng dân, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội
nhập kinh tế quốc tế. Nó được thể hiện qua điều 3, 4, 5 của Luật
trồng trọt năm 2018.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động trồng trọt
1. Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với định hướng
thị trường, phù hợp với chiến lược phát triển trồng trọt, quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác; tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, xây
dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất có hợp đồng,

sản xuất được chứng nhận chất lượng; bảo đảm an ninh lương
thực; bảo đảm hài hịa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ
chức, cá nhân.

3


2. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững tài nguyên thiên
nhiên, cơ sở hạ tầng; sử dụng an toàn và hiệu quả các loại vật tư
nông nghiệp.
3. Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi
trường đất, nước, quy trình sản xuất; bảo đảm an tồn thực
phẩm, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi
trường.
4. Phát huy lợi thế vùng, gắn với bảo tồn giống cây trồng đặc
sản, giống cây trồng bản địa; bảo vệ hệ thống canh tác bền
vững, di sản, cảnh quan, văn hóa trong nơng nghiệp gắn với
phát triển du lịch sinh thái và xây dựng nông thôn mới.
5. Chủ động dự báo, phòng, chống thiên tai và sinh vật gây
hại cây trồng; thích ứng với biến đổi khí hậu.
6. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về hoạt động trồng
trọt
1. Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động
trồng trọt; thông tin và dự báo thị trường; xây dựng chiến lược
phát triển trồng trọt; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về hoạt động trồng trọt;
b) Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ

chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ nghiên cứu chính
sách, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực trồng trọt;

4


c) Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm a và
điểm b khoản 2 Điều 6 của Luật này;
d) Đào tạo nguồn nhân lực về khuyến nông cho vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
2. Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước,
Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Liên kết sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa
tập trung, canh tác hữu cơ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; canh
tác trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven
biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa; phát triển
vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến; quản lý vùng trồng
và truy xuất nguồn gốc;
b) Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm c
khoản 2 Điều 6 của Luật này;
c) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hoạt động
chứng nhận sản phẩm cây trồng;
d) Xây dựng cơ sở hạ tầng, phân tích, đánh giá điều kiện sản
xuất ban đầu trong trồng trọt, đánh giá nơng hóa, thổ nhưỡng
phục vụ sản xuất hàng hóa tập trung; xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ bảo quản, chế biến; sản xuất phân bón hữu cơ, chế
phẩm sinh học; canh tác hữu cơ; cơ giới hóa; phịng thử nghiệm
quốc gia và kiểm nghiệm liên phòng quốc tế;
đ) Sản xuất lúa theo quy hoạch;
e) Sản xuất giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng,

giống bố mẹ để sản xuất hạt lai F1, giống gốc và giống thương
phẩm mới; phục tráng giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng

5


bản địa; duy trì cây đầu dịng; bảo vệ và phát triển vườn cây đầu
dòng; nhập khẩu giống mới, chuyển nhượng bản quyền đối với
giống cây trồng;
g) Xây dựng chợ đầu mối sản phẩm cây trồng; xây dựng
thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ
sản phẩm cây trồng;
h) Khôi phục sản xuất trong trường hợp bị thiên tai, dịch
bệnh;
i) Đào tạo nguồn nhân lực; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
thuật, khuyến nông trong trồng trọt.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt
động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các hoạt động
sau đây:
a) Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu phát triển, kinh doanh,
cung cấp dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và hoạt động
liên quan trong trồng trọt;
b) Xã hội hóa dịch vụ cơng trong trồng trọt; nâng cao năng
lực hoạt động đánh giá sự phù hợp;
c) Bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt;
d) Canh tác hữu cơ, canh tác kết hợp du lịch sinh thái, bảo vệ
cảnh quan, văn hóa, lịch sử ở khu vực nơng thơn;
đ) Sử dụng phân bón hữu cơ.
Điều 5. Chiến lược phát triển trồng trọt


6


1. Chiến lược phát triển trồng trọt được xây dựng cho chu kỳ
10 năm, định hướng 20 năm; phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch có liên quan.
2. Chiến lược phát triển trồng trọt xác định quan điểm,
nguyên tắc chỉ đạo, tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và
tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển trồng trọt trên phạm vi
toàn quốc.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp
với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây
dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển
trồng trọt.
1.2.2. Hệ thống văn bản pháp luật về nông nghiệp ,nông thôn trong ngành
trồng trọt
 Thơng tư 19/2019/TT-BNNPTNT thu gom, xử lí, sử
dụng phụ phẩm cây trồng.
Ngày 15/11/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành Thông tư 19/2019/TT-BNNPTNT về việc quy định việc
thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng.
+ Thu gom phụ phẩm cầy trồng


Phụ phẩm cây trồng được thu gom, phân loại theo mục

đích sử dụng; khơng để lẫn với hóa chất, bao bì, vỏ chai đựng
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, tạp chất vơ cơ khác trong quá
trình thu gom, vận chuyển.



Việc thu gom, vận chuyển phụ phẩm cây trồng không

ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp tại khu vực canh
tác, giao thông; không gây ô nhiễm môi trường, lan truyền sinh
vật gây hại.

7




Khuyến khích sử dụng kỹ thuật tiên tiến trong thu hoạch,

thu gom phụ phẩm cây trồng; khuyến khích sử dụng kỹ thuật,
công nghệ ép, nén phụ phẩm trước khi vận chuyển.


Tàn dư, phụ phẩm cây trồng trong vùng dịch hại thực vật

thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch
thực vật.
+ Xử lý phụ phẩm cây trồng


Phụ phẩm cây trồng được xử lý như sau:

+ Cày vùi hoặc phay;
+ Ép xanh theo rãnh hoặc phủ luống;
+ Vùi trong hố đa năng hoặc che tủ gốc cây trồng; che phủ

đất;
+ Ủ làm phân bón hữu cơ truyền thống;
+ Phơi khô;
+ Các giải pháp, biện pháp xử lý khác.


Khuyến khích việc sử dụng chế phẩm sinh học, ứng dụng

tiến bộ công nghệ, kỹ thuật mới trong quá trình xử lý phụ phẩm
cây trồng.


Việc xử lý phụ phẩm cây trồng bảo đảm không gây ô

nhiễm môi trường, lan truyền sinh vật gây hại.
+ Sử dụng phụ phẩm cây trồng


Khuyến khích sử dụng phụ phẩm cây trồng làm nguyên

liệu để sản xuất nấm; sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất phân
bón hoặc làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác.

8




Phụ phẩm cây trồng được sử dụng làm nguyên liệu để


sản xuất nấm; sản xuất thức ăn chăn nuôi , sản xuất phân bón,
sản xuất sản phẩm, hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu của nhà sản
xuất và quy định của pháp luật có Thơng tư có hiệu lực từ ngày
01/01/2020.
1.2.3. Nghị định liên quan đến trồng trọt
 Nghị định số: 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng
đất trồng lúa
Nghị định này quy định về quản lý và sử dụng có hiệu quả
đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ địa phương trồng lúa để bảo
vệ, phát triển đất trồng lúa trên cả nước.
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA

I. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trêm đất trồng lúa.
1. Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng
năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:
a) Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở
lại: Không làm biến dạng mặt bằng, không gây ơ nhiễm, thối
hóa đất trồng lúa; khơng làm hư hỏng cơng trình giao thơng,
cơng trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;
b) Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ
trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi
trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã (sau đây gọi là kế
hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa);
c) Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng
thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để
hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại
được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.

9



2. Người sử dụng đất đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên đất trồng lúa với Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân
cấp xã xem xét sự phù hợp với các điều kiện quy định tại Khoản
1 Điều này khi tiếp nhận bản đăng ký và thống kê theo dõi việc
sử dụng đất trồng lúa.
3. Đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng
các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này vẫn được thống kê
là đất trồng lúa, trừ diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi hoàn
toàn sang trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản.
4. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn huongs dẫn cụ
thể điều này.
II. Chuyển đất trồng lúa nước sang sử dụng và mục
đích phi nông nghiệp.
1. Người được nhà nước giao đất, cho th đất để sử dụng
vào mục đích phi nơng nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải
thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một
khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.
2. Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn
50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa
nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của
loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển
mục đích sử dụng đất.
3. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất lập bản kê
khai số tiền phải nộp, tương ứng với diện tích đất chuyên trồng
lúa nước được nhà nước giao, cho thuê và nộp vào ngân sách
cấp tỉnh theo quy định.

10



III. Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa
1. Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
2. Sử dụng có hiệu quả, khơng bỏ đất hoang, khơng làm ơ
nhiễm, thối hóa đất trồng lúa. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý
theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai.
3. Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để
nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của
đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái.
4. Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa
vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp
luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:
a) Phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định
tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này;
b) Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông
nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực
liền kề;
c) Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thơng nội
đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường
nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực
liền kề;
d) Trường hợp đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ ni
trồng thủy sản nước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi để
trồng vụ lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản.
6. Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa:


11


a) Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai
đối với điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và quy
định tại Điều 5 của Nghị định này;
b) Áp dụng các biện pháp phòng, chống ơ nhiễm, thối hóa
mơi trường đất, nước, khơng làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của
khu vực liền kề. Trường hợp gây ảnh hưởng xấu phải có biện
pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường thiệt hại.
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỂ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT
TRỒNG LÚA

I. Hỗ trợ địa phương sản xuất lúa
1. Căn cứ vào diện tích đất trồng lúa, ngân sách nhà nước
ưu tiên hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phương (gồm chi đầu tư
và chi thường xuyên) thông qua định mức phân bổ ngân sách
nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước.
2. Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện
hành địa phương sản xuất lúa còn được ngân sách nhà nước hỗ
trợ như sau:
a) Hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng
lúa nước;
b) Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác,
trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
3. Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ, được xác định theo số
liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề

trước năm phân bổ ngân sách.
4. Hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa:

12


a) Hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha đất trồng lúa, trừ đất trồng
lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa
từ đất bị bỏ hóa. Trường hợp có nhiều quy định khác nhau, thì áp
dụng nguyên tắc mỗi mảnh đất chỉ được hỗ trợ 1 lần, mức hỗ trợ
do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước
được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây
khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

13


5. Nguồn và cơ chế hỗ trợ:
a) Đối với các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân
sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 100% kinh phí;
b) Đối với các địa phương điều tiết các khoản thu phân chia
về ngân sách trung ương dưới 50% được hỗ trợ 50% kinh phí;
c) Các địa phương cịn lại sử dụng ngân sách địa phương để
thực hiện.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, phân bổ nguồn ngân
sách được hỗ trợ để thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.
II. Sử dụng kinh phí hỗ trợ.
Ủy ban nhân dân các cấp sử dụng kinh phí do người được
nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi

nơng nghiệp từ đất chun trồng lúa nước nộp và nguồn kinh
phí hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Nghị định này
để thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phù hợp điều kiện
của địa phương:
1. Quy hoạch, lập bản đồ các vùng đất chuyên trồng lúa
nước có năng suất, chất lượng cao phù hợp quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất; công bố cơng khai để thực hiện.
2. Phân tích chất lượng hóa, lý tính của các vùng đất chun
trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao định kỳ 10 năm để
sử dụng hiệu quả và có biện pháp cải tạo phù hợp.
3. Cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước
hoặc đất trồng lúa nước còn lại: Tăng độ dày của tầng canh tác;
tôn cao đất trồng lúa trũng, thấp; tăng độ bằng phẳng mặt
ruộng; bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, bón vơi; thau
chua, rửa mặn đối với đất bị nhiễm phèn, mặn và các biện pháp
cải tạo đất khác.

14


4. Đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các cơng trình hạ
tầng nơng nghiệp, nơng thơn trên địa bàn xã, trong đó ưu tiên
đầu tư hệ thống giao thơng, thủy lợi trên đất trồng lúa.
5. Khai hoang, phục hóa đất chưa sử dụng thành đất chuyên
trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại.
6. Hỗ trợ trực tiếp cho người trồng lúa để áp dụng giống
mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ
liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Nghị định này thay thế Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11
tháng 5 năm 2012 về quản lý và sử dụng đất trồng lúa và có

hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá về tính bền vững ngành trồng trọt
Phát triển bền vững là một khái niệm mang tính tổng hợp
cao. Để đo mức độ bền vững của sự phát triển người ta thường
đưa ra các chỉ số.
1.3.1. Chỉ tiêu bền vững về kinh tế
Phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của hệ
thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài
nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những
nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được
chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo
ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tâp
trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho
phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền
cơ bản của con người.
Phát triển ngành trồng trọt theo hướng bền vững về kinh tế
tức là sự tiến bộ về mọi mặt của ngành trồng trọt xét trên khía
cạnh kinh tế, được thể hiện ở chất lượng tăng trưởng ngành

15



×