Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã trảng bàng tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƢƠNG

HÀ THỦY TIÊN
18000070

XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, THANH TOÁN
VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110

Bình Dương, năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƢƠNG

HÀ THỦY TIÊN
18000070

XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, THANH TOÁN
VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ


MÃ NGÀNH: 8310110
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN THỊ CÚC

Bình Dương, năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên học viên: Hà Thủy Tiên
Lớp: 18ME01
Ngành: Quản lý kinh tế
Tên đề tài luận văn: Xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng công tác
quản lý, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn
thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, các kết
luận và các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khơng sao chép.
Trong q trình làm luận văn tơi có tham khảo các tài liệu liên quan nhằm
khẵng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài. Việc tham khảo các nguồn tài
liệu được trích dẫn nguồn gốc tham khảo đúng quy định./.
Bình Dương, ngày

tháng

Người cam đoan

Hà Thủy Tiên

năm 202



ii

LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác quản lý, thanh
tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Trảng
Bàng, tỉnh Tây Ninh” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp
sau khoảng thời gian theo học chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý
kinh tế tại trường Đại học Bình Dương.
Để hồn thành q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này, lời đầu tiên
tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô PGS.TS. Phan Thị Cúc – người đã trực
tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu để tơi hồn thiện luận
văn này. Ngồi ra tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Kinh tế đã
đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn Khoa Kinh tế Trường Đại học Bình Dương
đã tạo điều kiện và thời gian cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và những người
thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên tơi hồn thành khóa học và bài luận văn này.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư thời gian và cơng sức nghiên cứu
hồn thành luận văn, nhưng chắc chắn khơng thể tránh khỏi những khiếm khuyết,
kính mong các Thầy, Cô và các bạn đọc thông cảm.
Trân trọng cảm ơn!


iii

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Mục tiêu chính của luận văn là tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
trong cơng tác quản lý, thanh tốn VĐTXDCB từ NSNN tại địa bàn thị xã Trảng
Bàng, tỉnh Tây Ninh. Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý, thanh toán
VĐTXDCB từ NSNN tại địa bàn thị xã Trảng Bàng giai đoạn năm 2017 đến 2019.

Thực trạng quản lý, thanh toán VĐTXDCB từ NSNN trong thời gian qua đạt
được những thành cơng nhất định trên các mặt: đảm bảo q trình thực hiện đầu tư,
góp phần đẩy nhanh tiến độ thi cơng, chống thất thốt lãng phí thực hiện quy hoạch,
kế hoạch đề ra.
Phân tích những đặc điểm tự nhiên thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh hoạt động
của Chủ đầu tư, thực trạng về hoạt động quản lý, thanh toán VĐTXDCB từ NSNN
tại thị xã Trảng Bàng. Đánh giá chất lượng quản lý, thanh tốn VĐTXDCB từ
NSNN; phân tích thực hoạt động quản lý, thanh toán VĐTXDCB từ NSNN những
năm vừa qua trên các mặt: kết quả về kế hoạch hoá vốn đầu tư, phân cấp và điều
hành nguồn vốn đầu tư, thanh toán VĐTXDCB từ NSNN và thẩm tra, phê duyệt
quyết tốn VĐT. Qua đó đã nêu lên những tồn tại, hạn chế rút ra nguyên nhân chủ
yếu là do các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh, trách nhiệm của các cơ quan quản lý,
thanh toán VĐTXDCB từ NSNN, nguồn vốn NSNN hạn hẹp, tiến độ giải ngân vốn
chậm, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao đã làm ảnh hưởng đến hoạt động quản
lý, thanh toán VĐTXDCB từ NSNN tại thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh.
Kết quả nghiên cứu đã nhận định thực trạng chất lượng quản lý, thanh toán
VĐTXDCB từ nguồn NSNN tại thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh trong thời gian qua có
nhiều ưu điểm cũng như cịn tồn tại, hạn chế. Qua đó, tác giả cũng đã đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng trong cơng tác quản lý và thanh tốn VĐT tại địa
bàn thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Các giải pháp này sẽ giúp UBND thị xã,
UBND các xã, phường hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần vào
việc thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển KTXH của địa phương đến năm
2025.


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................. ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN............................................................................. iii
MỤC LỤC................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................ ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................. x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU ............................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài và lý do chọn đề tài. ................................... 1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.............................................. 2
1.2.1. Cơng trình nghiên cứu nước ngồi: ..........................................................2
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước: ....................................................3
1.2.3. Nhận xét nghiên cứu: .................................................................................5

1.3. Mục tiêu nghiên cứu. ........................................................................... 5
1.3.1. Mục tiêu chung. ........................................................................................5
1.3.2. Mục tiêu cụ thể. ........................................................................................5

1.4. Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................. 6
1.5. Nhiệm vụ của lu n v n. ....................................................................... 6
1.6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ..................................................... 6
1.6.1. Đối tượng nghiên cứu. ..............................................................................6
1.6.2. Phạm vi nghiên cứu. .................................................................................7

1.7. Phƣơng pháp nghiên cứu. ................................................................... 7
1.8. Những đóng góp mới của đề tài. ......................................................... 8
1.9. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. ............................................................... 9
1.1 . Kết cấu của lu n v n. ........................................................................ 9


v


KẾT LUẬN ................................................................................................ 10
CHƢƠNG 1 ............................................................................................... 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ, THANH
TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC. .......... 11
1.1 Cơ sở lý lu n chung về VĐTXDCB và quản lý, thanh toán
VĐTXDCB từ NSNN. ............................................................................... 11
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đầu tư XDCB. .....................................11
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò của VĐTXDCB từ NSNN. .......14
1.1.3 Hệ thống Ngân sách Nhà nước và thẩm quyền phê duyệt, quyết định đầu
tư xây dựng. ...............................................................................................................19
1.1.4 Khái niệm, nguyên tắc, mục tiêu, vai trị quản lý, thanh tốn VĐTXDCB
từ NSNN. .................................................................................................................21
1.1.5 Các cơ quan quản lý, thanh toán VĐTXDCB từ NSNN. ........................24

1.2 Nội dung phân loại dự án, công tác quản lý, thanh toán
VĐTXDCB từ NSNN. ............................................................................... 26
1.2.1. Nội dung phân loại dự án nhóm A, B, C. ...............................................26
1.2.2 Lập kế hoạch VĐTXDCB từ nguồn NSNN. ...........................................29
1.2.3 Quản lý quy hoạch và phân bổ VĐT. ......................................................30
1.2.4 Quản lý công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thông qua các biên bản
mời thầu trong xây dựng. ..........................................................................................31
1.2.5 Công tác thanh tốn VĐTXDCB từ NSNN. ...........................................33
1.2.6 Cơng tác quyết tốn dự án hồn thành. ...................................................38
1.2.7 Cơng tác thanh tra, kiểm tra q trình sử dụng VĐTXDCB từ NSNN...39

1.3 Các tiêu chí đánh giá về chất lƣợng quản lý, thanh toán VĐT
XDCB từ NSNN. ....................................................................................... 40
1.3.1 Nhận thức về định nghĩa của chất lượng. ................................................40



vi

1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ chất lượng trong cơng tác quản lý,
thanh tốn VĐTXDCB từ NSNN. ............................................................................41

1.4 Kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng công tác quản lý, thanh toán
VĐTXDCB từ NSNN và bài học rút ra cho thị xã Trảng Bàng, Tây
Ninh. ........................................................................................................... 42
1.4.1 Kinh nghiệm nước ngoài. ........................................................................42
1.4.2 Kinh nghiệm trong nước. ........................................................................43
1.4.3 Bài học rút ra cho thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh. ....................................45

TÓM TẮT CHƢƠNG 1: .......................................................................... 46
CHƢƠNG 2 ............................................................................................... 47
THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƢỢNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ, THANH
TỐN VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
..................................................................................................................... 47
2.1. Giới thiệu tổng quan về tình kinh tế xã hội của Thị xã Trảng Bàng, tỉnh
Tây Ninh. .................................................................................................... 47
2.1.1. Sơ lược đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội Thị xã Trảng Bàng. ...............47
2.1.2 Tiềm năng thế mạnh của thị xã Trảng Bàng: ..........................................49

2.2 Tổng quan về chất lƣợng cơng tác quản lý, thanh tốn
VĐTXDCB, cơng tác quyết tốn dự án hoàn thành và các hoạt động
Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng VĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn
thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. .......................................................... 50
2.2.1 Tổng quan tình hình hoạt động của bộ phận quản lý, thanh tốn

VĐTXDCB từ NSNN của thị xã Trảng Bàng...........................................................50
2.2.2 Tình hình thanh toán vốn XDCB từ NSNN trong giai đoạn năm 2017 –
2019:........ ............................. ....................................................................................55
2.2.3 Phân tích, đánh giá mức độ chất lượng của tình hình quyết tốn vốn giai
đoạn năm 2017 – 2019. .............................................................................................65


vii

2.2.4

Phân tích, đánh giá cơng tác Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng

VĐTXDCB từ NSNN giai đoạn từ 2017 đến năm 2019. .........................................66

2.3 Kết quả lấy ý kiến khảo sát và phỏng vấn chuyên gia: ................. 67
2.4. Đánh giá những kết quả đạt đƣợc về mặt chất lƣợng trong công
tác quản lý, thanh tốn VĐT XDCB; Cơng tác quyết tốn dự án hoàn
thành và các hoạt động Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng VĐTXDCB
từ NSNN giai đoạn từ 2 17 đến n m 2 19 tại thị xã Trảng Bàng, tỉnh
Tây Ninh.. .................................................................................................. 69
2.4.1 Kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán VĐT XDCB từ NSNN giai
đoạn từ 2017 đến năm 2019. .....................................................................................69
2.4.2 Kết quả đạt được trong hoạt động Quyết tốn dự án hồn thành giai đoạn
từ 2017 đến năm 2019. ..............................................................................................71
2.4.3 Kết quả đạt được trong hoạt động Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng
VĐTXDCB từ NSNN giai đoạn từ 2017 đến năm 2019. .........................................72

2.5 Những hạn chế về mặt chất lƣợng trong công tác quản lý, thanh
toán VĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN tại thị xã Trảng Bàng giai đoạn

2017 – 2019. ............................................................................................... 72
2.5.1 Hạn chế về mặt chất lượng trong cơng tác thanh tốn VĐTXDCB từ
nguồn vốn NSNN ở Thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh. .................................................72
2.5.2 Hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quyết tốn dự án hồn thành.
74
2.5.3 Hạn chế về mặt chất lượng trong công tác thanh tra, kiểm tra việc sử
dụng VĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN. ...................................................................74
2.5.4 Hạn chế về mặt chất lượng trong công tác lập kế hoạch VĐTXDCB từ
nguồn vốn NSNN. .....................................................................................................76
2.5.5 Hạn chế về mặt chất lượng trong công tác đền bù GPMB, bồi thường hỗ
trợ và tái định cư. ......................................................................................................77

TÓM TẮT CHƢƠNG 2: .......................................................................... 78


viii

CHƢƠNG 3 ............................................................................................... 79
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ,
THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH
TÂY NINH TRONG THỜI GIAN TỚI. ................................................ 79
3.1 Phƣơng hƣớng và mục tiêu nâng cao chất lƣợng công tác quản lý,
thanh toán VĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn thị xã Trảng Bàng, tỉnh
Tây Ninh trong thời gian tới. ................................................................... 79
3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện. ...............................................................................79
3.1.2. Phương hướng. .......................................................................................79

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác quản lý,
thanh toán VĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn thị xã Trảng Bàng, tỉnh

Tây Ninh trong thời gian tới. ................................................................... 80
3.2.1 Nâng cao chất lượng thanh toán VĐTXDCB từ NSNN. ........................80
3.2.2 Nâng cao chất lượng cơng tác quyết tốn VĐT dự án hồn thành..........81
3.2.3 Nâng cao chất lượng cơng tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng VĐT
XDCB từ nguồn vốn NSNN. ....................................................................................83
3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch VĐTXDCB từ NSNN. ......84
3.2.5 Nâng cao chất lượng cơng tác giải phóng mặt bằng. ..............................86
3.2.6. Hồn thiện một số giải pháp khác. .........................................................87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 89
1. Kết lu n. ................................................................................................. 89
2. Một số kiến nghị. ................................................................................... 90
2.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành. ..................................... 90
2.2. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh............................... 91
3. Hạn chế của đề tài. ................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Thời gian lập, thẩm tra, phê duyệt quyết tốn. ...................................38
Bảng 2.1. Tình hình thanh tốn vốn giai đoạn năm 2017-2019 của Thị xã Trảng
Bàng, tỉnh Tây Ninh .................................................................................................55
Bảng 2.2. Tỷ lệ tạm ứng vốn và thu hồi tạm ứng VĐTXDCB tại Thị xã Trảng Bàng,
tỉnh Tây Ninh ............................................................................................................58
Bảng 2.3. Tình hình từ chối thanh tốn VĐTXDCB từ NSNN của Thị xã Trảng
Bàng, tỉnh Tây Ninh qua các năm 2017-2019 .........................................................61
Bảng 2.4. Thống kê số liệu cơng trình Quyết tốn giai đoạn năm 2017-2019 của

Thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ...........................................................................64
Bảng 2.5. Số liệu điều tra khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý,
thanh toán VĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh..........67
Bảng 2.6. Tình hình Thanh tra XDCB trên địa bàn Thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây
Ninh ..........................................................................................................................71


x

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình vẽ:
Hình 1.1. Cơ cấu Hệ thống NSNN ........................................................................... 20
Hình 1.2. Sơ đồ giai đoạn dự án ............................................................................... 23
Hình 1.3. Các cơ quan quản lý, thanh tốn VĐTXDCB từ NSTW đến NSĐP ....... 25
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ............................. 46
Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy BQLDA thị xã Trảng Bàng ............................................... 54

Đồ thị:
Biểu đồ 2.1. Tình hình thanh toán VĐTXDCB tại Thị xã Trảng Bàng tỉnh Tây
Ninh giai đoạn 2017-2019 ............................................................................................. 55
Biểu đồ 2.2. Tình hình tạm ứng VĐTXDCB tại thị xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh
giai đoạn 2017-2019 ...................................................................................................... 58
Biểu đồ 2.3. Tình hình thu hồi tạm ứng VĐTXDCB tại thị xã Trảng Bàng tỉnh
Tây Ninh giai đoạn 2017-2019 ..................................................................................... 59
Biểu đồ 2.4. Tình hình từ chối thanh toán VĐTXDCB qua KBNN Trảng Bàng
tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2019 .............................................................................. 62
Biểu đồ 2.5. Thống kê số liệu cơng trình quyết tốn giai đoạn 2017-2019 của
Thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ................................................................................ 65



xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

Ban QLDA

Ban quản lý dự án

Bộ KH – ĐT

Bộ Kế hoạch – đầu tư.

CBKT

Cán bộ kỹ thuật

CĐT

Chủ đầu tư.

ĐGMĐCL

Đánh giá mức độ chất lượng.

ĐTXD
GPMB


Đầu tư xây dựng
Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HSQT

Hồ sơ quyết toán

KTXH

Kinh tế xã hội

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KCN

Khu công nghiệp

NSNN

Ngân sách Nhà nước.

NS

Ngân sách.


NSTW

Ngân sách trung ương

NSĐP

Ngân sách địa phương

Phịng TC-KH

Phịng tài chính – Kế hoạch

TABMIS

Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc.

TP

Thành phố.

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân.

UBMTTQ


Ủy ban mặt trận Tổ quốc.

VĐT

Vốn đầu tư.

VĐTXDCB

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài và lý do chọn đề tài.
Trong tiến trình xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
Xã hội Chủ nghĩa, cơng cụ chính sách quản lý vĩ mơ của Nhà nước nói chung,
cơng cụ chính sách tài chính nói riêng, đặc biệt là việc sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản (ĐTXDCB) của Ngân sách Nhà nước (NSNN) có vai trị hết sức
quan trọng. ĐTXDCB là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá
trình xây dựng và phát triển đất nước, nhất là đối với những nước đang phát triển như
Việt Nam.
Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư rất quan trọng, tạo ra hệ
thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế và giải quyết nhiều vấn đề xã
hội vì hoạt động này trực tiếp làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản trí
tuệ và nguồn nhân lực; Đồng thời góp phần quan trọng vào việc thực hiện các
chương trình mục tiêu Quốc gia nhằm nâng cao mức sống dân cư và mặt bằng dân
trí, bảo vệ mơi trường sinh thái. Trong những năm qua việc đầu tư xây dựng từ

nguồn vốn NSNN cho các cơng trình đã đạt được rất nhiều kết quả, tiến độ xây
dựng công trình đảm bảo đúng tiến độ, đã góp phần thay đổi diện mạo của đất nước,
nhiều khu đô thị lớn, hiện đại được xây dựng phục vụ nâng cao đời sống cho Nhân
dân, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, kinh tế tăng
trưởng, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện rõ rệt, chính trị
xã hội ổn định, an ninh quốc phịng được giữ vững.
Việc quản lý, thanh tốn VĐTXDCB từ NSNN ở nước ta có nhiều thất thốt,
lãng phí do thực hiện chưa đúng với yêu cầu của chính sách quản lý VĐTXDCB
của Nhà nước. Tại báo cáo kiểm toán, quyết toán NSNN năm 2016 của Kiểm toán
Nhà nước đã chỉ ra rằng: “Công tác phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án chưa
căn cứ theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn năm 2016-2020 hoặc chiến
lược phát triển, quy hoạch và kế hoạch phát triển KTXH của địa phương chưa xác
định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, cịn tình trạng phê duyệt dự án đầu tư


2

khi chủ trương đầu tư chưa được phê duyệt, chưa đủ thủ tục, thời gian thực hiện dự
án, xác định tổng mức đầu tư cịn sai sót, thiếu chính xác, phải điều chỉnh nhiều lần
với giá trị lớn, hồ sơ mời thầu chưa đầy đủ...”. Những thiếu sót về cơng tác quản lý,
thanh toán VĐTXDCB từ NSNN nêu trên cũng là những thiếu sót trong cơng tác
quản lý, thanh tốn VĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn thị xã Trảng Bàng, Tây
Ninh.
Tuy nhiên trong cơng tác quản lý, thanh tốn VĐTXDCB các dự án sử dụng
Ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước đạt nhiều kết quả khả quan, như việc quản lý và
triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong những năm 2017-2019 còn nhiều hạn
chế, yếu kém, thất thốt, lãng phí xảy ra ở hầu hết các giai đoạn của quá trình đầu
tư, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp như: Việc giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án
chưa sát với khả năng thực hiện của Chủ đầu tư, việc bố trí vốn cho các dự án cịn
thực hiện chậm trễ, có một số dự án hồn thành mà vẫn cịn thiếu vốn, chưa thanh

tốn quyết tốn cơng trình do chưa có phê duyệt quyết toán dẫn đến chất lượng
quản lý, thanh toán VĐTXDCB từ NSNN chưa cao. Do vậy, việc quản lý, thanh
toán VĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh sao
cho phát huy tối đa chất lượng, hiệu quả cao nhất nguồn vốn, đóng góp tích cự cho
sự phát triển KTXH địa phương là một thực trạng rất cần phải chú trọng trong giai
đoạn hiện nay.
Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Xây dựng các giải pháp nâng cao chất
lƣợng công tác quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ Ngân sách
Nhà nƣớc trên địa bàn thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh” làm đề tài nghiên cứu
của mình.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài..
Một số cơng trình nghiên cứu khoa học mà các tác tác giả trong – ngồi nước
đã cơng bố, có liên quan đến đề tài của luận văn và là nguồn tham khảo hữu ích cho
các nghiên cứu về sau bao gồm:
1.2.1. Cơng trình nghiên cứu nƣớc ngồi:


3

Nghiên cứu của Kateryna Romenska và cộng sự (2020), “Lập kế hoạch Ngân
sách với sự phát triển của quy trình Ngân sách ở Ukraine” () đăng trên tạp chí Problems
and Perspectives in Management, 18 (2), 2020, trang 246-260. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp định tính thơng qua tổng quan hàng loạt các nghiên cứu có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu từ các nhiều Quốc gia trên thế giới, từ đó nghiên cứu rút ra kinh
nghiệm của các nước như: Israel, Cộng hòa Kazakhstan và Cộng hòa Belarus; Đồng
thời so sánh quy trình NSNN Châu Âu như Áo, Úc và Pháp. Kết quả nghiên cứu khẳng
định: Trong bối cảnh hiện đại hóa quy trình Ngân sách, là cần thiết để thực hiện một
chính sách kinh tế vĩ mơ cân bằng sử dụng các đòn bảy kinh tế và hạn chế chính sách
tài khóa. Đặc biệt quan trọng là vấn đề cân đối Ngân sách, địi hỏi phải tìm dự trữ nội
bộ để đảm bảo tiếp cận con đường phát triển bền vững. Một trong những phương pháp

này là đảm bảo hoạch định Ngân sách trung hạn hiệu quả dựa trên kinh nghiệm Quốc
tế. Kinh nghiệm Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan và Liên bang Nga cho thấy
điều đó đạt được các ưu tiên và mục tiêu được nêu trong hoạch định Ngân sách chiến
lược, cần có một bước nhảy vọt về chất trong phát triển kinh tế - xã hội với nguồn
Ngân sách hạn hẹp, làm tăng đáng kể mức độ liên quan của việc phát triển các biện
pháp hiện đại hóa quy trình Ngân sách: Là việc thực hiện và liên tục rà soát chi tiêu
Ngân sách; Sự tham gia của cơng chúng vào quy trình Ngân sách; Phát triển hệ thống
hoạch định chiến lược đầu tư Ngân sách; Cải thiện tính đầy đủ và chất lượng của báo
cáo tài chính khu vực cơng; ứng dụng cơng nghệ số trong quản trị cơng, thay đổi văn
hóa quản lý, quan tâm, hỗ trợ và quan tâm thường xuyên từ các cơ quan Nhà nước và
chính quyền địa phương. Mặc dù nghiên cứu không nêu rõ là sử dụng phương pháp gì
trong nghiên cứu nhưng qua cách trình bày và dẫn dắt vấn đề của bài báo cho thấy tác
giả và cộng sự là những người có chun mơn sâu trong lĩnh vực nghiên cứu vừa tiếp
cận dữ liệu thứ cấp đã tổng hợp 36 cơng trình nghiên cứu trên thế giới vừa tiếp cận dữ
liệu sơ cấp trong bài viết để so sánh, đánh giá kinh nghiệm của các Quốc gia trên thế
giới từ đó đưa ra kết quả nghiên cứu. Đây là cơng trình có giá trị học thuật cao trong
nghiên cứu. Chính vì vậy luận văn kế thừa cho nghiên cứu này.
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc:


4

- Nguyễn Thị Thanh, (Thanh, 2017). Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện phân cấp
quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NS của thành phố Hà Nội đến năm
2020”. Luận văn nghiên cứu : thể chế pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật về phân
cấp đầu tư đã chi phối đến các quyết định đầu tư, dự toán thu chi và phân bổ NS, tác
động đến công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn NSNN. Phạm vi
khơng trùng với luận văn này.
- Hồng Cao Liêm, (Liêm, 2018): Luận án tiến sĩ “Quản lý Nhà nước về đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ NSNN tại tỉnh Hà Nam” đã đưa

ra các giải pháp để hoàn thiện, xây dựng khung lý thuyết về quản lý Nhà nước, đầu
tư xây dựng trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ NSNN cấp tỉnh
trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Phạm vi
không trùng với luận văn này.
- Bùi Việt Hƣng (2 19), Quản lý Nhà nước đối với VĐT phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ từ NSNN của Thành phố Hà Nội, Nghiên cứu phân tích,
đánh giá sát thực thực trạng quản lý nhà nước, rút ra những thành công, hạn chế và
làm rõ nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ NSNN ở Hà Nội thời gian qua.
Giới hạn của nghiên cứu này chỉ tiếp cận dữ liệu thứ cấp, nếu tiếp cận dữ liệu sơ
cấp thì kết quả nghiên cứu có thể khác. Mặc dù vậy đây là nghiên cứu có giá trị
khoa học là tài liệu thứ cấp để luận văn nghiên cứu và kế thừa.
- Nguyễn V n Th p, (Th p, 2019). Luận án tiến sĩ “Quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản bằng vốn NSNN trong ngành Công An Việt Nam” của tác giả Cơng trình
này nghiên cứu và đưa ra quan điểm về ĐT XDCB bằng vốn NSNN trong ngành
Công an. Phạm vi không trùng với luận văn này.
Các nghiên cứu khác của các tác giả trong nước đều là những nghiên cứu về
hoạt động quản lý VĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN nói chung. Nhưng chưa có một
cơng bố khoa học chính thức nào của các nghiên cứu về đề tài quản lý, thanh toán
VĐTXDCB từ NSNN tại thị xã Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh. Đây chính là một vấn
đề nghiên cứu không trùng lập của đề tài này.


5

1.2.3. Nh n xét nghiên cứu:
Tổng quan các nghiên cứu về quản lý, thanh toán VĐTXDCB từ NSNN cho
thấy vấn đề quản lý, thanh toán VĐTXDCB từ NSNN đã được các tác giả nước ngoài
và trong nước nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau nhưng đều có những điểm tương
đồng mà đề tài kế thừa và nghiên cứu tiếp đó là:

- Dù là nước phát triển hay đang phát triển như Việt Nam thì trong cơng tác quản
lý, thanh toán VĐTXDCB từ NSNN các quốc gia đều tập trung nghiên cứu là làm sao
cho cân đối NSNN.
- Các biện pháp đưa ra trong quản lý, thanh toán VĐTXDCB từ NSNN đều tập
trung vào quản lý thanh toán và tăng cường giữ ổn định thu NSNN.
Từ những điểm tương đồng trên mà việc kế thừa các nghiên cứu trước đây làm
nền tảng cơ sở cho luận văn là rất cần thiết, tuy nhiên ngồi những điểm tương đồng
trên thì việc quản lý, thanh tốn VĐTXDCB từ NSNN cịn có những đặc điểm riêng
biệt của từng quốc gia, từng địa phương xuất phát từ đặc điểm kinh tế - chính trị - xã
hội của mỗi nước và mỗi địa phương.
Trong điều kiện nước ta đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản lý
chi tiêu công, thực hành tiết kiệm và chống thất thốt, lãng phí thì việc nâng cao
chất lượng cơng tác quản lý, thanh tốn VĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn Thị xã
Trảng Bàng, Tây Ninh cần phải được tiếp tục nghiên cứu nhằm xây dựng các giải
pháp nâng cao chất lượng hơn nữa. Đây chính là vấn đề mà tác giả đã lựa chọn làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp Vì vậy, việc thực hiện đề tài có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn lớn đối với địa bàn Thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.
1.3.1. Mục tiêu chung.
Đề tài được nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, thanh toán
VĐTXDCB từ NSNN tại Thị xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. Từ đó, đưa ra các giải
pháp, kiến nghị giúp các cơ quan chức năng quản lý và kiểm soát nguồn vốn đảm
bảo hiệu quả đầu tư cho các dự án đầu tư công đạt được hiệu quả cao nhất.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể.


6

Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải
quyết những mục tiêu chính sau đây:

 Đánh giá thực trạng về chất lượng cơng tác quản lý, thanh tốn VĐTXDCB
từ NSNN tại thị xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh giai đoạn năm 2017-2019. Từ đó rút
ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân;
 Xây dựng các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý, thanh toán
VĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh trong thời gian tới.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu:
Chất lượng quản lý, thanh toán VĐTXDCB từ NSNN được nghiên cứu dựa
trên cơ sở lý thuyết chung nào?
Thực trạng về chất lượng cơng tác quản lý, thanh tốn VĐTXDCB từ NSNN
của thị xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh giai đoạn năm 2017-2019 như thế nào? Có
những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân gì?
Cần xây dựng các giải pháp nào để nâng cao chất lượng cơng tác quản lý,
thanh tốn VĐTXDCB từ NSNN tại thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh trong thời
gian tới?
1.5. Nhiệm vụ của lu n v n.
 Về mặt lý thuyết: Nghiên cứu đóng góp và củng cố lý thuyết về chất lượng
trong công tác quản lý, thanh toán VĐTXDCB từ NSNN.
 Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ thực trạng cơng tác
quản lý, thanh tốn VĐTXDCB từ NSNN tại thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh từ năm
2017 đến năm 2019. Từ đó, kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà
quản lý, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo thuộc ngành Tài chính, Kho bạc, các cán bộ
lãnh đạo cấp địa phương (HĐND, UBND tỉnh, Sở ban ngành liên quan

) đối với

lĩnh vực quản lý, thanh toán VĐTXDCB từ NSNN tại thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh.
1.6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
1.6.1. Đối tƣợng nghiên cứu.



7

Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý, thanh toán VĐTXDCB từ NSNN
trên địa bàn thị xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh để xác định chất lượng, hiệu quả của
cơng tác này.
Về Khách thể: Tác giả cịn tiến hành khảo sát, phỏng vấn những đối tượng cụ
thể (Các chuyên gia, các lãnh đạo, cán bộ quản lý các phòng, ban có kinh nghiệm
trong lĩnh vực đầu tư XDCB).
(1) Chủ tịch UBND thị xã (01 người);
(2) Chánh văn phòng UBND thị xã (01 người);
(2) Trưởng phòng TC-KH thị xã, Chuyên viên quản lý vốn đầu tư XDCB
phòng TC-KH Thị xã (02 người);
(3) Trưởng phịng Quản lý Đơ Thị thị xã, Chuyên viên quản lý về thẩm tra
thẩm định các dự án ĐT XDCB (02 người);
(4) Giám đốc KBNN Trảng Bàng, Chuyên viên quản lý VĐT KBNN Trảng
Bàng (02 người);
(5) Giám đốc Ban QLDA ĐTXD Thị xã Trảng Bàng (01 người);
(6) Kế toán trưởng Ban QLDA ĐTXD Thị xã Trảng Bàng (01 người).
Đây là những người có nhiều kinh nghiệm, rất am hiểu hoạt động quản lý,
thanh toán VĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN tại thị xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.
Trong quá trình khảo sát, phỏng vấn, tác giả đã ghi tóm tắt các ý chính.
1.6.2. Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn nghiên cứu đến chất lượng công tác quản lý, thanh tốn vốn như:
tình hình thanh tốn vốn, tạm ứng vốn, quyết tốn cơng trình và từ chối thanh tốn
từ NSNN tại thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh tập trung vào khoảng thời gian từ năm
2017 đến năm 2019.
1.7. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mang tính chất định tính sử dụng các phương pháp như sau:



8

 Phƣơng pháp thu th p thông tin: Điều tra, thu thập thông tin từ các văn
bản, tài liệu, nguồn số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp liên quan đến đề tài từ các báo
cáo sơ kết, tổng kết của trung ương và địa phương về công tác quyết toán, thanh
toán VĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn thị xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh được tác
giả thu thập, phân tích và đánh giá.
Ngồi ra tác giả cịn tiến hành khảo sát và phỏng vấn, thăm dò ý kiến của các
chuyên gia, các lãnh đạo, cán bộ quản lý các phịng, ban có kinh nghiệm trong lĩnh
vực ĐTXDCB thuộc các phòng ban trên địa bàn thị xã như: Chủ tịch UBND thị xã;
Chánh văn phòng UBND thị xã; Trưởng phòng TC-KH Thị xã, Chuyên viên quản
lý lĩnh vực ĐT XDCB phịng TC-KH Thị xã; Trưởng phịng Quản lý Đơ thị Thị xã,
Chuyên viên quản quản lý về thẩm tra thẩm định các dự án ĐTXDCB; Giám đốc
KBNN Trảng Bàng, Chuyên viên quản lý VĐTXDCB của KBNN Trảng Bàng;
Giám đốc Ban QLDA ĐTXD Thị xã Trảng Bàng; Kế toán trưởng Ban QLDA
ĐTXD Thị xã Trảng Bàng.
Trong phương pháp thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo, cán bộ
quản lý các phịng, ban có kinh nghiệm trong lĩnh vực ĐTXDCB thuộc các phòng
ban trên địa bàn thị xã nhằm học hỏi những kinh nghiệm thực tiển, đảm bảo tính
khách quan và độ chính xác cao cho nguồn dữ liệu nghiên cứu của luận văn.
 Phƣơng pháp xử lý thông tin: Sau khi thu thập được thông tin, tác giả tiến
hành phân loại, thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá.
 Phƣơng pháp phân tích thơng tin:
Được tiến hành theo các phương pháp sau:
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp thống kê mô tả.
+ Phương pháp tổng hợp.
1.8. Những đóng góp mới của đề tài.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có một số đóng góp nhất định như sau:



9

- Hệ thống hóa những kiến thức lý luận cơ bản về cơng tác quản lý, thanh tốn
VĐTXDCB từ NSNN đồng thời rút kinh nghiệm từ thực tiễn từ việc quản lý, thanh
toán VĐTXDCB từ NSNN tại thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng cơng tác quản lý, thanh tốn
VĐTXDCB từ NSNN tại thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh, chỉ ra những ưu điểm, hạn
chế nguyên nhân của chúng.
- Đề xuất xây dựng các giải pháp, kiến nghị với các cơ quan chức năng trong
việc nâng cao chất lượng công tác quản lý, thanh toán VĐTXDCB từ NSNN tại thị
xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đến năm 2025.
1.9. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Đề tài nghiên cứu công tác quản lý, thanh toán VĐTXDCB từ NSNN tại thị xã
Trảng Bàng, Tây Ninh có ý nghĩa thực tế quan trọng cho địa phương trong việc
đánh giá, tìm hiểu nhằm xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng của hoạt động
này, để phục vụ cho việc phát triển KTXH không chỉ của thị xã Trảng Bàng mà còn
mang ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển chung của tỉnh Tây Ninh trong thời gian
tới.
1.1 . Kết cấu của lu n v n.
Phần nghi thức gồm:
Lời cam kết, lời cảm ơn, tóm tắt luận văn, danh mục các từ viết tắt, danh mục
các bảng biểu đồ, danh mục các hình vẽ, bảng biểu, mục lục.
Phần mở đầu: Giới thiệu về nghiên cứu.
Phần này trình bày tính cấp thiết và lý do chọn đề tài, tổng quan tình hình
nghiên cứu đề tài, nhận xét nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu,
nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng, và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,
đóng góp mới của đề tài, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và kết cấu của luận văn.
Phần nội dung chính:
Ngồi tài liệu tham khảo, phụ lục. Thì luận văn này được chia thành 03

chương sau:


10

Chƣơng 1: Cơ sở lý lu n và thực tiễn về vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN và
chất lƣợng quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN
Tác giả trình bày một số cơ sở lý thuyết và chủ trương chính sách Pháp luật
của Nhà nước về đầu tư, VĐTXDCB từ NSNN và nhận thức về chất lượng quản lý,
thanh toán VĐTXDCB từ NSNN. Tổng kết kinh nghiệm của địa phương khác từ đó
rút ra kinh nghiệm cho thị xã.
Chƣơng 2: Phân tích đánh giá thực trạng về chất lƣợng cơng tác quản lý,
thanh tốn VĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây
Ninh.
Phân tích, đánh giá qua số liệu thống kê, bảng biểu về công tác quản lý, thanh
toán VĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, rút ra ưu,
nhược điểm, hạn chế tồn tại của giai đoạn năm 2017-2019.
Chƣơng 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng cơng tác quản lý,
thanh tốn VĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây
Ninh trong thời gian tới.
Trên cơ sở đánh giá, phân tích chất lượng cơng tác quản lý VĐTXDCB từ
NSNN của thị xã Trảng Bàng giai đoạn năm 2017-2019 tác giả đề xuất các giải
pháp nâng cao chất lượng cơng tác quản lý, thanh tốn VĐTXDCB từ NSNN tại thị
xã Trảng Bàng, Tây Ninh trong thời gian tới.

KẾT LUẬN
Trong phần mở đầu này, tác giả trình bày tổng quan về đề tài đang nghiên cứu
thơng qua lý do dẫn dắt để hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối
tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu tổng quát.
Những nội dung này sẽ tác giả có cái nhìn tổng qt về nội dung, q trình

hình thành đề tài, để từ đó tạo cơ sở cho việc tìm hiểu sâu về các cở sở lý thuyết liên
quan trong chương tiếp theo.


11

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỐN ĐẦU TƢ XDCB
TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ CHẤT LƢỢNG QUẢN
LÝ, THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC.
1.1 Cơ sở lý lu n chung về VĐTXDCB và quản lý, thanh toán VĐTXDCB từ
NSNN.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đầu tƣ XDCB.
1.1.1.1 Đầu tư.
Theo Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 "Đầu tư là việc nhà đầu
tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vơ hình để hình thành tài sản tiến
hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan". [7, tr1].
Đầu tư theo nghĩa rộng có nghĩa là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến
hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho Nhà đầu tư các kết quả nhất định
trong tương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí về các nguồn lực đã
bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản vật chất
khác hoặc sức lao động. Sự biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên
đây gọi là vốn đầu tư.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở
hiện tại nhằm đem lại cho Nhà đầu tư hoặc xã hội kết quả trong tương lai lớn hơn
các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó.
Như vậy, nếu xem xét trên góc độ đầu tư thì đầu tư là những hoạt động sử
dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng thêm các giá trị tài sản vật chất, nguồn nhân

lực và trí tuệ để cải thiện mức sống của dân cư hoặc để duy trì khả năng hoạt động
của các tài sản và nguồn lực sẵn có.
1.1.1.2 Đầu tư xây dựng cơ bản.


12

Đầu tư XDCB là hoạt động tạo ra những công trình xây dựng gắn liền với địa
điểm cụ thể, với quy mô, công suất nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh
doanh, phát triển kinh tế và phục vụ cho đời sống nhân dân. Hoạt động xây dựng
phải đảm bảo tuân thủ đúng trình tự thủ tục, chất lượng, tiến độ, an tồn lao động,
vệ sinh mơi trường và quản lý chi phí theo các quy định của pháp luật.
Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là toàn bộ những chi phí của dự án đầu tư sử
dụng nguồn vốn từ NSNN, bao gồm các chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây
dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự
tốn cơng trình xây dựng.
1.1.1.3 Đặc điểm của Đầu tư xây dựng cơ bản.
Đầu tư XDCB là hoạt động có tính lâu dài, kết quả đầu tư XDCB là những sản
phẩm có giá trị lớn. Do đó nên phải trù liệu dự tính được những thay đổi có ảnh
hưởng đến q trình thực hiện dự án. Cũng vì giá trị cơng trình thường rất lớn nên
người sử dụng khơng thể mua ngay cơng trình một lúc mà phải mua từng phần
(từng hạng mục hay bộ phận công trình hồn thành).
Đầu tư XDCB là hoạt động địi hỏi lượng vốn lớn và nằm đọng lại trong suốt
quá trình thực hiện đầu tư.
Sản phẩm của đầu tư XDCB là sản phẩm cố định tại một địa điểm, vị trí và
không thể dịch chuyển từ nơi này sáng nơi khác.
Sản phẩm của đầu tư XDCB có tính đơn chiếc, mỗi hạng mục cơng trình có
một thiết kế và dự tốn riêng tùy thuộc vào mục đích đầu tư và điều kiện địa hình,
địa chất, thủy văn, khí hậu, thời tiết


của nơi đầu tư xây dựng cơng trình. Mục đích

của đầu tư và các điều kiện trên quyết định đến quy hoạch, kiến trúc, quy mô và kết
cấu khối lượng, quy chuẩn xây dựng, giải pháp công nghệ thi công

và dự tốn chi

phí đầu tư xây dựng cơng trình, hạng mục cơng trình. Vì vậy, quản lý chi NSNN
trong đầu tư XDCB phải gắn với từng hạng mục cơng trình, cơng trình xây dựng
nhằm quản lý chặt chẽ về chất lượng xây dựng và vốn đầu tư.
Là một quá trình đầu tư cho nên, trước hết nó là hoạt động bỏ vốn, vì vậy
quyết định đầu tư thường và trước hết là quyết định tài chính, thể hiện các chỉ tiêu:


×