Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Điều tra tập quán chôn cất trên địa bàn tỉnh tây ninh và đề xuất mô hình hỏa táng, chôn cất đảm bảo vệ sinh môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HẬN

ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT
ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN CAO HỌC
Chuyên ngành: Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tái
tạo tài nguyên thiên nhiên
Mã số: 1.07.14
Hướng dẫn: PGS-TS. Hoàng Hưng

TP. HỒ CHÍ MINH - 10/2004


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HẬN

ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT
ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tái
tạo tài nguyên thiên nhiên
Mã số: 1.07.14
Hướng dẫn: PGS-TS. Hoàng Hưng

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2004


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện đề tài "Ðiều tra tập qn chôn cất trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh và đề xuất mơ hình hỏa táng, chơn cất đảm bảo vệ sinh môi trường" tôi
luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn của Ban Giám hiệu, các
Khoa, Phòng, Ban, Bộ môn, các Thầy Cô của Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn; Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh, các Sở, Ban, Ngành
và các đơn vị có liên quan; các đồng nghiệp và các bạn.
Qua đây tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến sự quan tâm, giúp đỡ và
hướng dẫn quý báu đó. Đặc biệt đối với Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hồng Hưng,
người đã hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi
hồn thành bản luận văn.
Tuy rất nỗ lực nhưng với lượng thời gian cho phép cũng như năng lực và
kinh nghiệm cá nhân cịn hạn chế, chắc chắn rằng luận văn này khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Tơi vơ cùng cảm ơn và xin chân thành tiếp thu những ý
kiến chỉ bảo và đóng góp của q Thầy Cơ, các đồng nghiệp và các bạn.
Tác giả

Nguyễn Thị Hận



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực và khoa học, đảm bảo tính khách quan khoa học
dựa trên kết quả khảo sát thực tế và các tài liệu tham khảo đã công bố.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ HẬN

năm 2004


MỤC LỤC
NỘI DUNG

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
I.1. Muc tiêu nghiên cứu
I.2. Nội dung nghiên cứu
I.3. Đối tượng nghiên cứu
I.4. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TÂY NINH
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TÂY NINH
II.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
b. Địa hình
c. Tài nguyên
d. Khí hậu

e. Hệ thống sông suối
II.1.2. Kinh tế - xã hội
II.1.2.1. Kinh tế
II.1.2.2. Xã hội
II.1.2.3. Y tế
II.1.2.4. Văn hoá
II.1.2.5. Giáo dục
II.1.2.6. Dân tộc và tôn giáo
II.1.6. Đánh giá chung
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG NGHĨA ĐỊA VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH TÂY NINH
III.1. HIỆN TRẠNG NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
III.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC NGHĨA ĐỊA
III.2.1. Thị xã Tây Ninh
III.2.2. Huyện Hòa Thành
III.2.3. Huyện Châu Thành
III.2.4. Huyện Tân Biên
III.2.5. Huyện Tân Châu
III.2.6. Huyện Dương Minh Châu
III.2.7. Huyện Gò Dầu
III.2.8. Huyện Trảng Bàng
III.2.9. Huyện Bến Cầu
III.3. CHẤT LƯNG NƯỚC NGẦM TẠI CÁC NGHĨA ĐỊA TRONG TỈNH
1. Chất lượng nước ngầm về phương diện lý hóa
2. Chất lượng nước ngầm về phương diện lý hóa vi sinh
III.4. CHẤT LƯNG KHÔNG KHÍ TẠI CÁC NGHĨA ĐỊA TRONG TỈNH
1. Đánh giá về nồng độ Amoniac trong khu vưc các nghóa địa
2. Đánh giá về nồng độ Hydrosunphua

TRANG

1
2
2
2
2
3
7
7
7
7
7
8
19
21
22
22
25
25
26
26
26
27
29
29
32
32
35
37
39
41

43
46
49
51
53
53
54
54
55
55


CHƯƠNG IV: DỰ BÁO DÂN SỐ TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020
IV.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DÂN SỐ GIAI ĐOẠN 1999-2003
IV.2. DỰ BÁO DÂN SỐ GIAI ĐOẠN 2003-2010
1. Dự báo dân số tăng tự nhiên và số người mất đến năm 2010
2. Dự báo dân số tăng tự nhiên và số người mất đến năm 2010 các huyện
thị
IV.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP MAI TÁNG
IV.3.1. Phương pháp địa táng
IV.3.2. Phương pháp hỏa táng
IV.4. CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG TRONG HỎA TÁNG
IV.4.1. Công nghệ hỏa táng
IV.4.1.1. Theo nhiên liệu đốt
IV.4.1.2. Xử lý khói
IV.4.2. Thiết bị
IV.4.2.1. Các yêâu cầu lựa chọn thiết bị
IV.4.2.2. Giới thiệu một số thiết bị chuyên dùng
IV.5. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG
IV.5.1 Phương pháp hỏa táng

IV.5.2 Lựa chọn công nghệ hỏa táng
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
V.1. KẾT LUẬN
V.2. KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

57
57
59
60
62
64
64
65
66
66
66
67
67
67
68
74
74
75
77
77
79



CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
BOD
BOD5
BVMT
IER
CN
COD
CP
ĐNB
DONRE
EC
FAO
GDP
GIS
KLN
MONRE
MT
NEA
NN&PTNT
PEL

:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Q0
QLLVS
SH
SS
TB
TBVTV
TCVN
TCCP
TEL

:
:
:
:
:
:
:
:
:


Tp.HCM
TSS
TTCN
UBND
WETI

:
:
:
:
:

Nhu cầu Oxy sinh hóa
Nhu cầu Oxy sinh hóa 5 ngày
Bảo vệ môi trường
Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia TPHCM
Công nghiệp
Nhu cầu Oxy hóa học
Sản xuất sạch hơn
Đông Nam bộ
Sở Tài Nguyên và Môi trường
Độ dẫn điện
Tổ chức Lương thực thực phẩm thế giới
Tổng sản phẩm quốc dân
Hệ thống thông tin địa lý
Kim loại nặng
Bộ Tài Nguyên và Môi trường
Môi trường
Cục Môi trường

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(Probable Effect Level) : mức độ có thể tác động – nếu nồng độ
của các chất ô nhiễm vi lượng vượt quá giá trị PEL thì thường
gây các ảnh hưởng xấu đến môi trường
Lưu lượng dòng chảy (m3/s)
Quản lý lưu vực sông
Sinh hoạt
Chất rắn lơ lửng
Trung bình
Thuốc Bảo vệ Thực vật
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn cho phép
(Threshold Effect Level) : Mức độ giới hạn - nếu nồng độ của
các chất ô nhiễm vi lượng nhỏ hơn giá trị TEL thì thường không
gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng chất rắn lơ lửng
Tiểu thủ công nghiệp
Ủy ban Nhân dân
Viện Nước và Công nghệ Môi trường


ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

LỜI MỞ ĐẦU
Mai táng là việc rất hệ trọng đối với con người từ ngàn xưa, theo thời gian
cùng với sự phát triển của xã hội lồi người việc lựa chọn hình thức mai táng người
đã khuất của từng dân tộc, tôn giáo hay từng vùng, miền có sự khác nhau: Địa táng,
thuỷ táng, hỏa táng, …
Ở Tây Ninh nói riêng và cả nước ta nói chung, việc mai táng chủ yếu bằng hai

hình thức: Địa táng và hỏa táng. Hiện nay số lượng người mất được hỏa táng mỗi lúc
mỗi gia tăng, thể hiện qua kết quả hoạt động của các Trung tâm Hỏa táng như Bình
Hưng Hịa, Biên Hịa, Bà Rịa - Vũng Tàu, …
Hình thức hỏa táng gia tăng đó là tất yếu trong xu thế phát triển hiện nay, bởi
cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là sự tăng trưởng dân số, trình độ dân trí,
tốc độ đơ thị hóa và số người chết cũng tăng lên trong khi quỹ đất dành cho việc chơn
cất ít lại. Do vậy, để giải quyết vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, để tiết kiệm đất đai
và bảo vệ môi trường, từng bước thay đổi tập quán về chôn cất, việc quy hoạch lại
nghĩa địa và xây dựng mơ hình hỏa táng, chơn cất đảm bảo vệ sinh môi trường là rất
cần thiết.
Thực hiện chủ trương phát triển bền vững, phát triển kinh tế cùng với bảo vệ
môi trường, vấn đề chôn cất hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã và đang được
các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh quan
tâm. Ðề tài "Ðiều tra tập quán chôn cất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và đề xuất mơ
hình hỏa táng, chơn cất đảm bảo vệ sinh mơi trường" được thực hiện do Phó Giáo
sư - Tiến sĩ Hoàng Hưng hướng dẫn nhằm điều tra cơ bản về phong tục tập quán
chôn cất của người dân thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau, thực trạng và chất
lượng môi trường tại các nghĩa trang. Các nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp
cơ sở khoa học, tham vấn cho các cơ quan chức năng quy hoạch, quản lý các nghĩa
trang và đề xuất mơ hình hỏa táng, chôn cất cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương.

MÃ SỐ: 1.07.14 - LỚP BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIEÂN

Trang 1


ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG I

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I.1. Mục tiêu nghiên cứu:
-

Ðánh giá tác động môi trường ở các khu nghĩa trang.

-

Xây dựng bản đồ hiện trạng và quy họach nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh.

- Quy hoạch việc chôn cất tập trung, không sử dụng đất thổ cư cho việc chôn cất.
- Hướng đến tập quán hỏa táng, phù hợp với cuộc sống hiện nay và đảm bảo vệ
sinh môi trường.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về sự cần thiết
phải thay đổi tập quán từ chôn cất sang hỏa táng.
I.2. Nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát, điều tra thực trạng nghĩa địa hiện có và tình hình mai táng ở các địa
phương từ huyện đến xã.
- Ðiều tra phong tục tập quán chôn cất của người dân thuộc các dân tộc, tôn giáo
khác nhau.
- Phân tích các chỉ tiêu ơ nhiễm trong nước ngầm.
- Ðánh giá sơ bộ những tác động ảnh hưởng đến mơi trường xung quanh của
những nghĩa trang có và khơng có quy hoạch, quản lý trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Xây dựng mơ hình tốn dự báo về tỷ lệ tử vong hàng năm để quy họach đất
xây dựng nghĩa trang.
- Xây dựng bản đồ hiện trạng và quy hoạch nghĩa trang trên tồn tỉnh
- Ðề xuất mơ hình hỏa táng phù hợp.
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
Phong tục tập quán trong mai táng của các tôn giáo, người dân; đất sử dụng

trong chơn cất; nước; khơng khí

MÃ SỐ: 1.07.14 - LỚP BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Trang 2


ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

I.4. Phương pháp nghiên cứu:
I.4.1. Phương pháp tổng hợp thông tin:
Thu thập các tài liệu lưu trữ (điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng mơi
trường, …), đã có từ các đề tài nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Tây Ninh, biên hội
các thông tin đáng tin cậy nhất để tổng hợp số liệu.
I.4. 2. Phương pháp khảo sát thực địa:
Ðiều tra, thu thập ý kiến của các tổ chức tôn giáo và quần chúng nhân dân theo
mẫu có sẵn về tập quán mai táng người chết, tình hình sử dụng nước, quan điểm về
hỏa táng, ...
Dùng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khảo sát định vị nghĩa trang hiện có để
xây dựng bản đồ hiện trạng và quy hoạch nghĩa trang, lấy mẫu nước ngầm theo
TCVN 6000-1995. Bảo quản và xử lý mẫu theo TCVN 5993-1995.
I.4.3. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm:
Dùng các phương pháp phân tích theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định và các tiêu
chuẩn hiện hành để phân tích các thơng số ơ nhiễm có trong nguồn nước ngầm tại các
nghĩa trang và nơi chơn cất khơng có quy hoạch.
Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa học và vi sinh
STT

Chỉ tiêu phân tích


Phương pháp phân tích

Phân tích mẫu nước
01

pH

pH - meter

02

N-NH4+

So màu (Nessler)

03

N-NO3-

So màu (TCVN 4562 -1988)

04

Tổng coliform

MPN

05

Feacal coliform


MPN

I.4.4. Phương pháp tham khảo ý kiến các chuyên gia:
Phương pháp này theo sát các chỉ dẫn của cán bộ hướng dẫn nghiên cứu, tham
khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ đầu ngành, các nhà quản lý trong lĩnh vực xã
hội học.

MÃ SỐ: 1.07.14 - LỚP BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Trang 3


ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

I.4.5. Phương pháp GIS:
Sử dụng các thiết bị và phần mềm GIS xây dựng bản đồ quy hoạch nghĩa trang.
1.4.6. Phương pháp lấy mẫu:
Kết quả phân tích cuối cùng khơng chỉ phụ thuộc vào kết quả phân tích trong
phịng thí nghiệm mà phụ thuộc ngay từ khi lấy mẫu và cách bảo quản, khi chuyên
chở và lưu trữ. Việc lấy mẫu phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản về đặc tính của mẫu.
Các mẫu cần ghi nhãn bằng các ký hiệu, còn các thông tin khác ghi vào sổ tay (như
điều kiện ngoại cảnh, thời tiết lúc lấy mẫu).
a. Phương pháp lấy mẫu nước:
+ Dụng cụ lấy mẫu nước: tùy theo các chỉ tiêu mà ta có các dụng cụ đựng khác
nhau. Ở đây các dụng cụ lấy mẫu nước phân tích các chỉ tiêu về thuốc trừ sâu đựng
bằng chai thủy tinh có bọc giấy than dung tích 2 lít và dụng cụ để bảo quản là thùng
lạnh, giấy than, bịt nylon, dây thun. Ðối với các chỉ tiêu lý hóa đựng bằng chai nhựa
bảo quản như trên.
+ Trước khi lấy mẫu chai đựng mẫu phải được súc kỹ 3 lần với nước cần lấy và

còn căn cứ vào nước mặt hoặc nước ngầm mà có cách lấy khác nhau:
- Ðối với nước ngầm lấy mẫu theo TCVN 6000-1995.
- Bảo quản và xử lý mẫu theo TCVN 5993-1995.
+ Tất cả các mẫu sau khi lấy và bảo quản xong, đều được gởi ngay về nơi phân
tích để tiến hành phân tích trong ngày.
b. Phương pháp lấy mẫu khí:
Tùy theo chỉ tiêu cần phân tích có phương pháp lấy mẫu riêng.
I.4.7. Tiến trình thực hiện:
Ðịa điểm điều tra: 08 huyện và 01Thị xã thuộc tỉnh Tây Ninh phân bố như sau:
1. Thị xã Tây Ninh: 863 phiếu (Đồn thể, tơn giáo: 43 phiếu; Hộ dân: 820
phiếu); 12mẫu nước ngầm.
2. Huyện Hòa Thành: 687 phiếu (Đồn thể, tơn giáo: 34 phiếu; Hộ dân: 653
phiếu); 12mẫu nước ngầm.
3. Huyện Châu Thành: 1.096 phiếu (Đoàn thể, tơn giáo: 44 phiếu; Hộ dân:
1.052phiếu); 10mẫu nước ngầm.
MÃ SỐ: 1.07.14 - LỚP BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Trang 4


ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

4. Huyện Tân Biên: 835 phiếu (Đồn thể, tơn giáo: 31 phiếu; Hộ dân: 804
phiếu); 08mẫu nước ngầm.
5. Huyện Tân Châu: 835 phiếu (Đoàn thể, tôn giáo: 31 phiếu; Hộ dân: 804
phiếu); 09mẫu nước ngầm.
6. Huyện Dương Minh Châu: 911 phiếu (Đồn thể, tơn giáo: 34 phiếu; Hộ dân:
877phiếu); 25mẫu nước ngầm
7. Huyện Gò Dầu: 773 phiếu (Đồn thể, tơn giáo: 47 phiếu; Hộ dân: 726 phiếu);
20mẫu nước ngầm.

8. Huyện Trảng Bàng: 863 phiếu (Đồn thể, tơn giáo: 42 phiếu; Hộ dân: 821
phiếu); 12mẫu nước ngầm.
9. Huyện Bến Cầu: 753 phiếu (Đồn thể, tơn giáo: 30 phiếu; Hộ dân: 723
phiếu); 12mẫu nước ngầm.
Thời gian điều tra: từ ngày 23/3 đến ngày 27/3/2002.
Bảng: Số lượng mẫu và số chỉ tiêu phân tích
Stt

Loại mẫu

Ðơn vị
tính

Số
lượng

Số chỉ tiêu
phân tích

Tổng số chỉ tiêu
phân tích

01

Nước ngầm

mẫu

120


5

600

02

Khí

mẫu

3

4

12

mẫu

123

Tổng cộng

612

I.4.8. Phương pháp mơ hình tốn:
Để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như việc quy hoạch đất
đai sử dụng được chính xác và có cơ sở khoa học, một trong những yêu cầu cơ bản và
quan trọng là phải biết được tổng số dân, số lượng nhân khẩu thành thị, nơng thơn...
cần phải dự báo dân số.
Có nhiều phương pháp khác nhau để dự báo dân số. Việc sử dụng phương

pháp này hay phương pháp khác phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ, u cầu của
cơng tác dự báo và đặc biệt là nguồn số liệu hiện có. Trong đề tài, việc xây dựng mơ
hình tốn dự báo dân số được tính trên cơ sở sau:
Từ phương trình biến thiên số dân N trong một đơn vị thời gian τ bằng:

MÃ SỐ: 1.07.14 - LỚP BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

dN
= r.N


Trang 5


ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Với:
r: tỷ lệ gia tăng dân số, 1/[thời gian]
N: số dân tại thời điểm τ, [dân]
Như vậy, để tính số dân tại một thời điểm τ nào đó thơng qua những điểm mốc
thời gian rời rạc, ta phải giải phương trình vi phân cấp một như trên.
Đặt N’(τ) = f(τ,N);
tại thời điểm ban đầu, N(0) = N0 là dân số tại thời điểm ban đầu.
Sử dụng phương pháp Euler cải tiến giải phương trình vi phân như trên, ta lập
được hệ phương trình sai phân như sau:
Nm
i+1 = Ni +

h
[f(τI, Ni) + f(τi+1, N(i+m1−1) )]

2

N(i+01) = Ni + h.f(τI,Ni)

Với h là bước của phép lặp, h = τi+1 - τi.
Quá trình lặp dừng lại ở bước m nào có các giá trị Nm+1 khá gần Nm.
Trên cơ sở tính tốn mơ hình và cơng thức được trình bày ở phần 1, phần mềm
mơ hình toán dự báo dân số tỉnh Tây Ninh được xây dựng bằng ngơn ngữ lập trình
VB (Visual Basic) - một ngơn ngữ lập trình rất phổ biến và được ứng dụng rộng rãi
trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin.

MÃ SỐ: 1.07.14 - LỚP BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Trang 6


ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG II
ÐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI TÂY NINH
II.1. ÐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TÂY NINH:
II.1.1. Ðiều kiện tự nhiên:
a. Vị trí địa lý:
Tây Ninh là tỉnh thuộc miền Ðơng Nam Bộ: Ðơng giáp tỉnh Bình Dương và
Bình Phước; Ðơng Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An; Tây
và Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia.
Diện tích tồn tỉnh là 4.029,6 km2, được tổ chức thành 08 huyện, 01 thị xã
(có 05 huyện biên giới). Trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh đặt tại thị
xã Tây Ninh.
Với địa thế nằm giữa Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế thương

mại lớn nhất nước ta và Thủ đô Phnôm Pênh - trung tâm kinh tế, thương mại lớn
nhất của Campuchia là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Khi hệ thống đường giao thông Xuyên Á hoàn thành Tây Ninh sẽ là giao điểm
quan trọng giữa hệ thống đường quốc tế và đường quốc gia ở phía Nam của Tổ
quốc. Tây Ninh cịn là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi thơng thương với địa bàn
kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Tây Nguyên và vùng Ðồng Bằng Sơng Cửu
Long có nhiều tiềm năng phát triển.
b. Ðịa hình:
Ðịa hình của Tây Ninh nghiêng theo hướng Ðơng Bắc-Tây Nam. Phía Bắc với
địa hình đồi núi dốc, độ cao trung bình từ 10-15m. Ðặc biệt cách thị xã Tây Ninh gần
10km có núi Bà Ðen cao 986m. Ở phía Nam địa hình mang đặc điểm đồng bằng với
độ cao trung bình 3-5m.
Nhìn chung, Tây Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng, ổn định rất thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Nhưng đất dễ bị xói mịn,
rửa trơi khi trời mưa và nước chảy tràn sẽ kéo theo một phần lượng phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật đã sử dụng cho cây trồng vào sơng, suối...

MÃ SỐ: 1.07.14 - LỚP BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Trang 7


ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

c. Tài ngun:
-

Ðất đai:
Tổng diện tích tự nhiên là 367.205ha bao gồm 11 tổ hợp loại đất khác nhau,


phần lớn là đất xám (290446ha chiếm tỉ lệ 79,1% tổng diện tích tự nhiên) và đất phù
sa (36.651ha chiếm tỉ lệ 9,98% tổng diện tích tự nhiên).
Cơ cấu thổ nhưỡng ở Tây Ninh cũng như các tỉnh miền Ðơng Nam bộ nói chung
là đất xám phát triển trên phù sa cổ.
Theo cơng trình nghiên cứu xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 của tỉnh Tây
Ninh, có thể phân ra 5 loại đất chính:
1. Nhóm đất phèn:
Có diện tích 25.359 ha, chiếm 6,3% quỹ đất. Gồm ba loại:
- Ðất phèn tiềm tàng
- Ðất phèn hoạt động
- Ðất phèn thủy phân.
Ðất phèn tiềm tàng: xuất hiện ở các địa hình thấp, trũng thường ngập nước
thời gian dài với diện tích lên tới 5.100 ha, chiếm 1/5 tổng diện tích các đất phèn. Ðất
này xuất hiện ở chung quanh cách khúc uốn hạ lưu sông Vàm Cỏ Ðơng, phân bố rải
rác ở Tây Nam Châu Thành, Hịa thành và nối liền trên diện tích khá lớn ở Gò Dầu và
Bến Cầu. Ðất phèn tiềm tàng được sử dụng trồng 1 vụ lúa (vào mùa mưa) hoặc 2 vụ
lúa (Ðông Xuân - Hè Thu).
Ðất phèn hoạt động: xuất hiện ở phần cao hơn của địa hình, nơi có thời kỳ khô
bề mặt tới 6 tháng trong năm. Như thế đất phèn hoạt động có mặt rải rác chung quanh
sông Vàm Cỏ Ðông từ Nam Châu Thành qua Nam Hịa Thành tới Bắc Bến Cầu và
Gị Dầu. Ở góc Tây Nam của lãnh thổ (Nam Bến Cầu, Gò Dầu và Tây Trảng Bàng)
đất phèn hoạt động xuất hiện thành những vùng rộng lớn. Diện tích đất phèn hoạt
động của Tây Ninh là 9.335 ha, chiếm gần 2/5 tổng diện tích đất phèn. Ðất phèn hoạt
động do có độ chua lớn và có nhiều độc tố nên thường bị bỏ hoang hóa.
Ðất phèn thủy phân: tồn tại trong vùng phèn, cùng với các đất phèn tiềm tàng
và đất phèn hoạt động, tại các địa hình cao hơn (ruộng vàn) có bề mặt khô 6 tháng
trong năm. Ðất phèn thủy phân xuất hiện khá tập trung ở phía Nam Châu Thành tới
Hịa Thành chung quanh sơng Vàm Cỏ Ðơng với diện tích là 10.924 ha chiếm trên

MÃ SỐ: 1.07.14 - LỚP BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYEÂN THIEÂN NHIEÂN


Trang 8


ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

2/5 tổng diện tích đất phèn. Ðất phèn thủy phân có thể trồng lúa, hoặc trồng các cây
màu khác.
2. Nhóm đất than bùn:
Ðất than bùn ở Tây Ninh xuất hiện thành từng vệt rải rác, thường xen trong
vùng phèn dọc theo hạ lưu sông Vàm Cỏ Ðơng tại những địa hình thấp trũng. Ðất
than bùn có mặt ở Châu Thành, phía Nam Hịa Thành, Gị Dầu và Bến Cầu với diện
tích lên tới 1072 ha, chiếm 0,26% quỹ đất. Ðất than bùn có thể sử dụng cho trồng cây
nông nghiệp như lúa, nơi cao trồng rau, màu (cải, bầu, bí, đậu, dưa...). Ngồi ra các
lớp than bùn rất dày còn dùng để khai thác than.
3,Nhóm đất phù sa:
Chiếm diện tích 1.775ha, gồm 2 loại:
- Ðất phù sa có tầng loang lổ
- Ðất phù sa gley
Ðất phù sa có tầng loang lổ xuất hiện ở địa hình khá thấp, thường ở xa sơng,
mùa mưa ngập nước nơng; mùa khơ thì đất khơng bị ngập trong thời gian khá dài.
Tùy địa hình mà đất được sử dụng để trồng 2 vụ lúa hoặc 1 lúa 1 màu. Ðất này tập
trung chung quanh sơng Sài Gịn ở huyện Trảng Bàng, Dương Minh Châu và một vệt
chung quanh rạch Bến Ðá ở huyện Châu Thành với diện tích 1685 ha, chiếm 0,4%
quỹ đất toàn tỉnh. Ðất phù sa có tầng loang lổ có thể sử dụng để trồng lúa.
Ðất phù sa gley xuất hiện ở các vị trí có địa hình thấp, khơng xa các sơng lớn
hoặc các rạch ngòi... ngập nước trên 8 - 9 tháng, hoặc gần như ngập thường xuyên
trong năm, mức nước trên bề mặt đất có khi đến 40 - 50 cm. Ðất phù sa gley phân bố
xen lẫn với các đất phù sa có tầng loang lổ làm thành 1 tổ hợp. Ðất phù sa gley ở Tây
Ninh chiếm diện tích 90 ha tập trung ở Huyện Trảng Bàng. Ðất phù sa gley được sử

dụng cho trồng lúa thường.
4.Nhóm đất xám :
Có diện tích lớn nhất, gần 35 vạn ha, chiếm 86,1% quỹ đất, bao gồm:
- Ðất xám điển hình
- Ðất xám có tầng loang lổ
- Ðất xám có tầng kết von đá ong
- Ðất xám mùn
- Ðất xám gley
MÃ SỐ: 1.07.14 - LỚP BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Trang 9


ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

- Ðất xám dạng mùn gley.
Ðất xám điển hình thường xuất hiện ở các địa hình cao (đỉnh hoặc sườn thoải
các đồi lượn sóng) tập trung trên một diện tích lớn 195.875 ha, có mặt ở tất cả các
huyện, số lượng nhiều nhất quan sát thấy ở Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu,
Châu Thành. Ðất thường được khai phá để trồng các cây cơng nghiệp có giá trị như:
cao su, mía, đậu phộng hoặc hoa màu như khoai lang, sắn.
Ðất xám có tầng loang lổ phân bố ở địa hình cao đến vừa. Tổng diện tích khá
lớn 109.446 ha, phân bố rải rác hoặc khá liền vùng trong phạm vi đất xám nói chung
của tỉnh. Ðược sử dụng trồng cây cao su, hoa màu, cây cơng nghiệp ngắn ngày.
Ðất xám có tầng kết von đá ong thường xuất hiện ở chân đồi, phần cuối dốc, là
nơi chuyển tiếp từ đồi phù sa cổ xuống đồng bằng phù sa trẻ hoặc thung lũng thấp.
Ðất xám von đá ong chiếm diện tích 7.140 ha. Trong phạm vi độ sâu 50 - 120 cm nếu
có tầng đá ong thì chỉ dùng để trồng lúa hoặc hoa màu ngắn ngày.
Ðất xám mùn phân bố ở những địa hình thấp, vừa ở triền đồi phẳng phía cuối bề
mặt dốc, hoặc ở phần giữa hai đồi lượn sóng. Chúng có mặt trong vùng đất xám ở

phần địa hình thấp, làm thành từng vệt nhỏ rải rác với tổng diện tích 18.938 ha xen
với các đất xám khác. Ðất xám mùn được sử dụng để trồng lúa 1 vụ, hoa màu hoặc
cao su.
Ðất xám gley và đất xám đọng mùn gley phân bố ở những địa hình thấp nhất,
xen lẫn nhau và các loại đất xám khác, nhất là đất xám mùn và đất xám có tầng kết
von đá ong. Tổng diện tích đất xám gley là 10.145 ha, đất xám đọng mùn gley gần
6.025 ha. Hai loại đất này có thể trồng lúa từ 1 - 2 vụ, ở những nơi có thời kỳ khơ dài
hơn 3 tháng với biện pháp tiêu nước có thể trồng thêm một vụ hoa màu như khoai
lang, đậu nành...
5. Nhóm đất đỏ vàng:
Có diện tích 6.850ha, chiếm 1,7% quỹ đất, gồm 3 loại:
- Ðất đỏ nâu bazan
- Ðất vàng đỏ granit
- Ðất vàng đỏ đá phiến.
Ðất đỏ nâu bazan có diện tích khơng lớn, tồn tỉnh chỉ có 3.970 ha tập trung ở 3
mỏm đồi phía Bắc: Ðồi 95 trên đường từ thị trấn Tân Châu đi Tống Lê Chân, đồi 62
ở Trảng Ðiện sát biên giới Campuchia và một chân đồi nhỏ bé khơng tên ở phía Bắc
MÃ SỐ: 1.07.14 - LỚP BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYEÂN THIEÂN NHIEÂN

Trang 10


ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

sân bay Cà Tum. Ðất trên 3 mỏm đồi này phần lớn còn được cây rừng che phủ. Ðất ở
đỉnh hoặc sườn đồi dù đã trồng cây hay cịn rừng ln được che phủ. Ðất đỏ nâu
bazan có diện tích khoảng 2.000 ha. Ðất đỏ nâu bazan được sử du huyện Hòa Thành.
Ðất dốc, cây rừng cịn phủ, chỉ có một phần rất nhỏ ở chânïng để trồng các cây công
nghiệp dài ngày xuất khẩu như cà phê, tiêu, ca cao, cao su...
Ðất vàng đỏ granit có diện tích trên 1.100 ha, chủ yếu ở núi Bà Ðen núi (khoảng

dưới 100 ha) tầng đất khá hơn, đã được khai khẩn trồng hoa màu.
Ðất vàng đỏ đá phiến xuất hiện duy nhất ở đồi 85 nằm ở phía Nam huyện lỵ Tân
Biên với diện tích 1.780 ha, cây bụi thưa, dốc và xói mịn nhanh, xen lẫn rất nhiều đá
lơ đầu, khó cày bừa canh tác. Vì vậy đất này ít có nghĩa đối với sản xuất nơng nghiệp,
một vài diện tích bằng phẳng cũng có thể khai khẩn cho nơng nghiệp trồng lúa, gieo
các cây hoa màu hàng năm như khoai, sắn, bắp, đậu...
Tổng hợp quỹ đất tỉnh Tây Ninh nêu trong bảng sau đây:

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)ä

Đất xám

347.569

86,3

Đất phèn

25.359

6,3

Đất đỏ vàng

6.850


1,7

Đất phù sa

1.775

0,44

Đất than bùn

1.079

0,26

* HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ÐẤT:
Diện tích đất của Tây Ninh là 4029,6km2, trong đó chia ra:
- Ðất nông nghiệp : 71%
- Ðất lâm nghiệp (gồm rừng trồng và rừng tự nhiên): 11%
- Ðất chuyên dùng 9%
- Ðất ở: 2%
- Ðất chưa sử dụng: 7%
Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là đất lâm nghiệp chưa có rừng (15.482ha).

MÃ SỐ: 1.07.14 - LỚP BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Trang 11


ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG


* ÐẶC ÐIỂM NHĨM ÐẤT XÁM
Ðất xám là nhóm đất chiến tỷ lệ lớn nhất ở Tây Ninh.
Ðất xám tỉnh TN hình thành trên trầm tích Pleistocen muộn (phù sa cổ) được
nâng cao ở những bậc khác nhau 15-245m, 40-50m hoặc 60-80m. Với cơ chất phù sa
thô nghèo và rời rạc ở những nơi có lượng mua cao và thực vật bị phá huỷ. Trong
mùa mưa của địa phương, sự bào mòn xảy ra mạnh mẽ trên địa hình dốc thoải (độ
dốc 3-50) qua hàng chục vạn năm dẫn đến sự tạo nên nhóm đất xám, tách khỏi nhóm
đất vàng nâu cũng hình thành trên phù sa cổ.
Những nghiên cứu chẩn đốn sự hình thành đất xám chưa được tập hợp đầy đủ
nhưng những tài liêu hiện có cho rằng đất xám chịu tác động chủ yếu của q trình
rửa trơi và tạo nên màu xám thống trị. Lượng sét của tầng B tăng gấp 1,8-2 lần so với
tầng A trong lúc hàm lượng oxyt nhôm thay đổi không đáng kể chứng tỏ sự lôi kéo cơ
giới các phần tử sét theo chiều sâu phẫu diện mà chưa xảy ra sự phá huỷ silicat
alumin. Ơû những giai đoạn phát triển vể sau của đất xám, hàm lượng SiO2 tăng cao
do sự lôi kéo sắt dưới dạng FeO, ô xýt nhôm cũng tăng lên dạng Kaolinit.
Q trình rửa trơi đất xám cịn chồng lên những quá trình khác trong điều kiện
nhiệt đới ẩm làm phát sinh nhiều dạng đất xám bên cạnh đất xám điển hình (X) như:
đất xám có tầng loang lổ Xf, đất xám có tầng kết von đá ong Xk, đất xám mùn Xh,
đất xám gley Xg, đất xám dạng mùn gley Xhg.
3 loại đất X, Xf, Xk gọi là đất xám tự hình (Automorphie), 3 loại Xh, Xg, Xhg
gọi là đất xám thuỷ hình (hydromorphie) liên hệ chặt chẽ với sự đọng nước bề mặt.
1. Ðất xám điển hình:
- Tính chất:
Có phẫu diện dễ nhận biết, các tầng phân hoá yếu, cột đất màu xám thống trị.
Ðất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha thịt nhẹ), hàm lượng cấp hạt cát ở tầng mặt đạt
đến 60%, nhưng càng xuống sâu, lượng cát giảm còn lượng sét lại tăng lên rất nhiều,
phản ứng đất chua (pH 5-5,5; trong KCl giảm xuống còn 4-4,5), hàm lượng mùn phần
lớn khoảng 1-1,2, một số trường hợp trong rừng cao su có phủ cỏ gốc, hàm lượng
mùn lên đến 2-2,5. Ðạm tổng số ít, C/N=8-15 chứng tỏ mức phân huỷ chất hữu cơ
vừa phải. Lân tổng số và dễ tiêu rất nghèo, kali nghèo. Do thành phần cơ giới nhẹ và

nghèo mùn nên độ chua thủy phần cao (dưới 5me/100g); các cation trao đổi thấp, có
mặt Al3+ và Fe3+.
MÃ SỐ: 1.07.14 - LỚP BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIEÂN

Trang 12


ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Ðất xám điển hình có độ phì nhiêu khơng cao nhưng cũng khơng q thấp như
đất bạc màu ở miền bắc. Do nhẹ, thoát nước có địa hình lượn sóng đồi thoải dễ cơ
giới hóa, thích hợp cho nhiều loại hoa màu, cây ăn quả, cây cơng nghiệp ngắn ngày
(mía, đậu phọng, cao su, sắn).
- Phân bố:
Ðất xám điển hình trên phù xa cổ thường xuất hiện ở các địa hình cao (đỉnh
hoặc sườn thoải các đồi lượn sóng), tập trung trên một diện tích lớn 195.875hecta,
nhiều nhất là các huyện Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Tân Biên.
- Sử dụng:
Ðất thường được khai phá để trồng các cây công nghiệp, khoai lang, sắn. Người
ta trồng rất nhiều cao su trên đất này nhưng cần chú ý đến việc giảm năng suất ở các
năm sau do tiềm lực đất xám thấp.
Cần bón nhiều chất hữu cơ, vôi, lân, đạm, kali hoặc tro thực vật, phủ đất để giữ
ẩm. Trở ngại của loại đất này là thiếu nước mùa khô và nghèo dinh dưỡng nên cần
phải chú ý đến mặt này.
2. Ðất xám có tầng loang lổ và đất xám có tầng kết von đá ong:
Ðất xám có tầng loang lổ gặp ở rừng căn cứ trung ương cục miền nam huyện tân
Biên. Rừng hỗn giao gỗ tre nứa tái sinh, độ cao trên mực nước biển 35m, mặt bằng
dốc thoải 2-3 độ, bề mặt phủ lá khơ và cỏ tranh.
Ðất xám có tầng kết von đá ong gặp ở xã Tân Bình huyện Tân Biên. Trảng cỏ
xen tràm gió, phía bắc Nơng trường Thiện Ngơn.

- Tính chất:
Các chỉ tiêu hố học độ phì đất (bảng

) nếu so sánh với X thì đất xám loang lổ

ở vào mức thấp hơn nữa, thể hiện ở độ chua tăng lên, Al3+, Fe3+ tăng, các chất dinh
dưỡng cũng như các chất cation trao đổi đều giảm. Trừ một số nơi còn giữ được một
lượng lớn chất hữu cơ có lượng N khơng thấp cịn nói chung là thiếu chất dinh
dưỡng, khối đất bị chặn bởi tầng Bf chặt hoặc bởi lớp kết von đá ong Bort làm cho rễ
cây không phát triển được. Cây cao su trồng trên đất có kết von đá ong chắc chắn sẽ
bị hại ở những năm sau vì rễ cây bị quăn queo do gặp tầng đá ong.
Sự có mặt tầng kết von đá ong do q trình hố đá ong gây ra, làm chậm sự phát
triển của đất và dĩ nhiên ảnh hưởng lớn đến độ phì. Chính vì thế, cần tách các đất như

MÃ SỐ: 1.07.14 - LỚP BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIEÂN

Trang 13


ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

thế ra ở cấp "Loại". Ở những bậc thấp hơn, độ nông sâu của tầng này sẽ là chỉ tiêu
quan trọng cần tính đến.
- Phân bố:
Ðất xám có tầng loang lổ phân bố ở địa hình cao đến vừa, đất xám có tầng kết
von đá ong thường xuất hiện ở chân đồi, phần cuối dốc, là nơi chuyển tiếp từ đồi phù
sa cổ xuống đồng bằng phù sa trẻ hoặc thung lũng thấp. Tổng diện tích của đất xám
có tầng loang lổ khá lớn 109.446ha, phân bố rải rác hoặc khá liền vùng trong phạm vi
đất xám nói chung của tỉnh.
Ðất xám kết von đá ong chiếm diện tích 7140ha.

- Sử dụng
Việc sử dụng các loại đất Xf và Xk tương tự nhau trên cơ sở áp dụng cho đất
xám điển hình nhưng với hàm lượng phân bón và vơi cao hơn, thâm canh cao hơn. Xf
có thể trồng cao su và cây ngắn ngày cịn loại Xk thì phải xem xét đến độ sâu của
tầng đá ong, nếu sâu hơn 1m thì trồng được cây lâu năm.
3. Ðất xám mùn:
- Tính chất:
Ðất bề mặt có màu xám đen, ẩm, khơng chặt, thường là đất trồng lúa. Thường
là đất cát pha hoặc thịt nhẹ, hàm lượng cát lên đến 60%, chua (pH 4,5-5,5 trong KCl
giảm xuống còn 4-4,5. hàm lượng mùn trên 1,5% tuỳ theo tình trạng ngập nước ngắn
hay dài. Ngập nước lâu thì hàm lượng mùn có thể lên đến 3-4%. Ðạm tổng số ở mức
trung bình hay hơi thiếu vì sự phân giải xảy ra nhanh trong mùa khô. C/N =-13 đặc
trưng cho đất thống khí. Lân, kali đều rất thấp, cation trao đổi ít, nhất là Ca2+. Có
các ion nhơm, sắt, độ chua không cao (dưới 5me/100g).
- Phân bố:
Ðất xám mùn hiện ở những địa hình thấp, vừa ở triền đồi phẳng phía cuối bề
mặt dốc, hoặc ở phần giữa hai đồi lượn sóng. Chúng có mặt trong vùng đất xám ở
phần địa hình thấp, làm thành từng vệt nhỏ rãi rác với tổng số diện tích 18.938 ha xen
với các đất xám khác, trên bản đồ nhiều khi khó tách riêng mà có một số diện tích
buộc phải gộp với đất xám điển hình.
- Sử dụng:
Tùy điều kiện ngập nước (độ sâu lớp nước bề mặt, thời gian ngập

) mà đất

được sử dụng để trồng lúa một vụ, hoa màu hoặc cao su, cũng cịn một số diện tích bỏ
MÃ SỐ: 1.07.14 - LỚP BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Trang 14



ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

trống. Ðối với đất này nên đắp bờ giữ nước trồng lúa hoặc thiết kế hệ thống tiêu nước
để trồng màu và cây công nghiệp. Tăng cường dùng vôi (lượng vôi không cần lớn
lắm, chỉ 800-1000kg/ha) vừa chống chua vừa huy động thức ăn ra khỏi mùn đất bón
đầy đủ N.P.K. Số lượng đem bón có thể phối hợp bột phosphorit với 1 ít super lân.
4. Ðất xám gley và đất xám đọng mùn gley:
Hai đơn vị này có nhiều điểm tương tự (chỉ khác nhau mức độ) vì vậy được kết
hợp trình bày chung.
- Ðặc điểm cơ bản:
Chúng đều là phù sa cổ (pleistocen muộn), hình thành do q trình rửa trơi
(yếu), q trình gley (mạnh) và q trình tích tụ mùn (mạnh). Ðất bị ngập nước quanh
năm hoặc dài hạn, chua, pH từ 4-4,5.
- Tính chất:
Các bảng so sánh cho thấy cả hai loại đất đều có thành phần cơ giới thịt trung
bình đến nặng, hàm lượng mùn tầng mặt từ cao đến rất cao (từ 2,25 đến 10%) chứng
tỏ sự tích lũy mùn do địa hình trũng và xung quanh có tàn tích hữu cơ. Tầng dưới
23cm hàm lượng mùn giảm đột ngột. Nếu địa hình trững vừa và xung quanh khơng
có nguồn hữu cơ đáng kể thì sự hóa gley thống trị (đất xám gley). Do mùn cao, lượng
N giải phóng khi khơ nước có trị số khá cao (C/N=-12), lân và kali rất nghèo, độ chua
thủy phần lớn, có sắt, nhôm di động. Khi ngập nước đất thường bị bí, q trình khử
chiếm ưu thế tạo nên các hợp chất khử gây độc cho cây, các chất này khi khô cũng
không bị phá hủy hết mà tồn tại trong đất ở mức độ nhất định, đến kỳ ngập lại gia
tăng.
- Phân bố:
Hai loại đất Xg và Xhg này phân bố ở những địa hình thấp nhất, xen lẫn nhau và
lẫn những loại đất xám khác như Xh và Xk. Trong các phân loại trước đây, đất xám
mùn và đất xám gley được gộp vào một đơn vị "đất thấp mùn gley” (the low humic
gley soils).

Tổng diện tích đất xám gley là 10.145ha, đất xám đọng mùn gley là 6.025ha
- Sử dụng:
Trồng lúa 1-2 vụ/năm, có thể xen 1 vụ màu ở vùng thốt nước tốt và có trên 3
tháng khô. Tiêu nước, làm cỏ, sục bùn để giảm gley là cần thiết cho loại đất này, tăng
cường vôi, lân, kali, … như với các loại đất lầy khác.
MÃ SỐ: 1.07.14 - LỚP BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Trang 15


ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

BẢNG 1: QUỸ ĐẤT TÂY NINH
STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH

Tỷ lệ % trên tổng
diện tích

1.

Đất xám

347.569

86,31


- Đất xám điển hình

195.875

- Đất xám có tầng loang lổ

109.446

- Đất xám có tầng kết von đá ong

7.140

- Đất xám mùn

18.938

- Đất xám gley

1.0145

- đất xám đọng mùn gley

6.025

Đất phèn

25.359

Đất phèn tiềm tàng


5.100

Đất phèn hoạt động

9.335

đất phèn thủy phân

10.924

Đất than bùn

1.072

- Đất than bùn chôn vùi

1.072

Đất phù sa

1.775

Đất phù sa có tầng loang lổ

1.685

Đất phù sa gley

90


Đất đỏ vàng

6.850

Đất đỏ nâu bazan

3.970

Đất vàng đỏ granit

1.100

Đất vàng đỏ đá phiến

1780

Hồ sông suối

20.085

4,99

TỔNG CỘNG

402.710

100

2.


3.
4.

5.

6.

MÃ SỐ: 1.07.14 - LỚP BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

6,30

0,26
0,44

1,70

Trang 16


ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Bảng 2: Thành phần cơ giới, độ chua, hàm lượng chất hữu cơ và đạm trong các đất xám thủy hình
Tầng

Độ sâu

Tỷ lệ các phần tử

pH


Độ chua

Mùn

N

0,25-0,05

0,05-0,002

<0,002

H2O

KCl

(me/100g)

%

%

C/N

Đất xám mùn, Xh
Ah

0-25

60-90


5,64

33,46

4,5

4,2

5,8

1,64

0,070

13

B1

25-58

62,96

1,68

35,36

4,8

4,5


5,0

1,52

0,070

12

B2

58-90

62-90

3,70

33,40

4,9

4,5

4,8

1,13

0,062

10


C

90-130

62,96

5,60

31,44

5,0

4,6

3,6

0,52

0,032

9

Đất xám gley, Xg
Apg

0-25

41,92


26,66

31,42

4,4

4,1

8,7

2,25

0,125

10

B1g

25-50

37,90

10,66

51,44

4,5

4,3


8,2

1,58

0,072

12

B2

50-80

37,90

9,66

55,40

4,5

4,3

8,0

1,12

0,058

11


C

80-130

44,90

7,66

47,44

4,6

4,3

5,6

0,60

0,042

8

Đất xám đọng mùn gley
Ahg

0-23

42,90

25,64


31,46

4,3

4,0

15,6

10,34

0,475

12

Bg

23-50

36-92

11,64

51,44

4,5

4,2

12,7


2,68

0,141

11

B/C

50-73

36,92

8,63

55,40

4,6

4,1

10,6

0,73

0,058

7

C


73-110

44,96

7,60

47,44

4,6

4,2

6,8

0,52

0,043

7

MÃ SỐ: 1.07.14 - LỚP BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Trang 17


ĐIỀU TRA TẬP QUÁN CHÔN CẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỎA TÁNG, CHÔN CẤT ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Bảng 3: Một số chỉ tiêu hóa học của đất xám thủy hình
Tầng


Độ sâu

Tổng số %

Trao đổi (me/100g)

P2O5

K2O

P2O5dễ tiêu

Ca

2+

Mg

2+

Di động (mg/100g)
+

H

Al3+

Fe3+


Đất xám mùn, Xh
Ah

0-25

0,028

0,035

4

1,2

0,2

0,2

2,2

0,7

B1

25-58

0,027

0,020

3,5


0,8

0,4

0,2

1,8

0,7

B2

58-90

0,022

0,022

3,5

0,7

0,3

0,1

1,5

0,5


C

90-130

0,015

0,022

3,0

0,4

0,2

0,1

1,5

0,3

Đất xám gley, Xg
Apg

0-25

0,050

0,090


4,0

0,6

0,4

0,1

2,2

0,8

B1g

25-50

0,048

0,182

3,0

0,6

0,2

0,1

4,8


0,9

B2

50-80

0,042

0,129

3,0

1,2

0,2

0,1

5,2

0,5

C

80-130

0,039

0,028


3,0

1,2

0,2

0,1

4,2

0,5

Đất xám đọng mùn gley
Ahg

0-23

0,082

0,090

5

0,7

0,6

0,4

2,8


1,7

Bg

23-50

0,043

0,150

4

1,5

1,2

0,3

5,7

0,8

B/C

50-73

0,036

0,088


3

2,2

1,7

0,2

6,7

0,5

C

73-110

0,032

0,230

3

2,3

2,2

0,2

4,6


0,4

MÃ SỐ: 1.07.14 - LỚP BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Trang 18


×