Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG NGHỆ VÀ GIẢI PHÁP MẠNG MAN QUANG THEO HƯỚNG NGN VÀ ỨNG DỤNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 93 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 3
MỤC LỤC HÌNH VẼ 4
MỤC LỤC BẢNG BIỂU 5
Chương 1. NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẠNG MAN TRÊN
THẾ GIỚI 8
1.1. Xu hướng phát triển mạng MAN trên thế giới 8
1.2. Xu hướng phát triển của công nghệ mạng MAN 10
1.3. Xu hướng phát triển của dịch vụ mạng MAN 12
Chương 2. NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG NGHỆ, GIẢI PHÁP TỔ CHỨC MẠNG
MAN QUANG 19
2.1. Cấu trúc tổng quan của mạng MAN 19
2.1.1. Cấu trúc phân lớp dịch vụ 19
2.1.2. Cấu trúc phân lớp chức năng 20
2.2. Các công nghệ áp dụng xây dựng mạng MAN quang 21
2.2.1. Công nghệ Ethernet và Gigabit Ethernet 21
2.2.2. Công nghệ MLPS 23
2.2.3. Công nghệ SDH/SDH-NG 24
2.2.4. Công nghệ WDM 25
2.3. Các giải pháp mạng MAN quang áp dụng cho các đô thị 26
2.3.1. Mô hình kết nối Hub 26
2.3.2. Mô hình Ring 28
2.3.3. Mô hình Hub-Ring 30
2.3.4. Mô hình Ring 2 lớp kết nối đơn 32
2.3.5. Mô hình Ring 2 lớp kết nối kép 33
2.3.6. Mô hình Ring 3 lớp kết nối đơn 34
2.3.7. Mô hình Ring 3 lớp kết nối kép 35
1
Chương 3. NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH MẠNG MAN
QUANG CHO ĐÔ THỊ VIỆT NAM 37


3.1. Các tiêu chí cho việc xây dựng mạng MAN 37
3.1.1. Giá thành mạng 37
3.1.2. Khả năng nâng cấp và mở rộng mạng 37
3.1.3. Khả năng cung cấp dịch vụ và đảm bảo chất lượng dịch vụ 37
3.1.4. Khả năng về quản lý 37
3.1.5. Tính tương hợp và chuẩn hóa 37
3.1.6. Tính mềm dẻo của mạng 38
3.2. Xem xét khả năng áp dụng của các giải pháp 38
3.2.1. Xem xét về khía cạnh năng lực truyền tải 38
3.2.2. Xem xét trên cơ sở giá thành mạng 39
3.2.3. Xem xét về trên cơ sở khả năng và chi phí nâng cấp mở rộng mạng 40
3.2.4. Xem xét trên khía cạnh đảm bảo chất lượng dịch vụ 41
3.2.5. Xem xét trên khía cạnh về tính mềm dẻo của mạng 41
3.2.6. Một số đánh giá và nhận xét chung về khả năng ứng dụng của các giải pháp
công nghệ 41
3.3. Lựa chọn công nghệ cho mạng MAN đô thị Việt Nam 42
3.3.1. Hiện trạng hệ thống mạng viễn thông ở các đô thị Việt Nam 42
Hệ thống chuyển mạch, định tuyến 42
Truyền dẫn 43
3.3.2. Khả năng kết nối giữa các thiết bị mạng hiện có với các mạng MAN 47
3.3.3. Lựa chọn công nghệ cho mạng MAN ở các đô thị Việt Nam 49
3.4. Các đề xuất lựa chọn mô hình mạng MAN theo hiện trang mạng viễn thông của
các đô thị Việt Nam 54
3.5. Lộ trình triển khai mạng và dịch vụ mạng MAN quang 56
3.5.1. Giai đoạn đầu: Xây dựng kế hoạch triển khai mạng 56
3.5.2. Giai đoạn 2: Xây dựng mạng và triển khai cung cấp dịch vụ mạng MAN
quang tại các tỉnh, thành phố lớn 61
2
3.5.3. Giai đoạn 3: Tích hợp chuyển đổi cơ sở hạ tầng và triển khai dịch vụ 63
Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng MAN cho các tỉnh và thành phố còn lại 66

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 70
D. Các dự án liên quan đến phát triển mạng MAN 88
D.1. Mạng MAN Bưu điện TP.Hồ Chí Minh 88
Dự án xây dựng mạng đô thị băng rộng đa dịch vụ TP Hồ Chí Minh 89
D.2. Dự án xây dựng mạng MAN tại Bưu điện Hà Nội 90
Yêu cầu định hướng cho mạng mục tiêu 90
Tổng quan về kiến trúc mạng MAN BĐHN 91
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ATM Asynchonous transfer mode Mode chuyển giao không
đồng bộ
CE
Customer Edge
Phía khách hàng
DSL Digital subscriber line Đường thuê bao số
DWDM Dense wavelength division
multiplexing
Ghép kênh theo bước
sóng mật độ cao
GE Gigabit Ethenet Gigabit Ethenet
IP Internet protocol Giao thức internet
ISP Internet service provider Nhà cung cấp dịch vụ
internet
LAN Local area network Mạng nội bộ
MAC Media Access Control Điều khiển truy nhập môi
3
trường
MAN Metropolitan area network Mạng vùng đô thị

MPLS Multi Protocol label switching Chuyển mạch nhãn đa
giao thức
NG SONET/SDH Next Generation SONET/SDH SONET/SDH thế hệ sau
NGN Next Generation network Mạng thế hệ sau
PSTN Public Switched Telephone
Network
Mạng điện thoại công
cộng
QoS Quality of service Chất lượng dịch vụ
RPR Resilient Packet Ring Ring gói tin cậy
SAN Storage area network Mạng lưu trữ
SDH Synchronous Digital hierarchy Phân cấp số đồng bộ
SLA Service Level Agreement Thỏa thoận cấp độ dịch
vụ
SONET Synchronous optical network Mạng quang đồng bộ
TDM Time division multiplexing Ghép kênh theo thời gian
VPN Virtual Private Network Mạng riêng ảo
WAN Wide area network Mạng diện rộng
MỤC LỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Xu hướng phát triển các phương thức truyền tải lưu lượng 12
Hình 2.3 Cấu trúc mô hình tổng quan mạng WAN 19
Hình 2.4 Cấu trúc phân lớp chức năng theo nút thiết bị của mạng MAN 20
(a) 27
(b) 27
Hình 2.5 Mô hình kết nối Hub 27
(a) mô hình kết nối Hub, (b) mô hình kết nối Hub - and – Spoke 27
(a) 28
29
(b) 29
Hình 2.6 Mô hình Ring 29

4
(a) mô hình kết nối Ring đơn, (b) mô hình kết nối Ring kép 29
(a) 31
31
(b) 31
Hình 2.7 Mô hình Hub – Ring kết hợp 31
(a) Mô hình Hub – Ring kết hợp đơn, (b) Mô hình Hub – Ring kết hợp kép 31
Hình 2.8 Mô hình Ring 2 lớp kết nối đơn 32
Hình 2.9 Mô hình Ring 2 lớp kết nối kép 33
Hình 2.10 Mô hình Ring 3 lớp kết nối đơn 35
Hình 2.11 Mô hình Ring 3 lớp kết nối kép 36
Hình 3.12Mô hình mạng MAN 53
Hình 3.13 Mô hình mạng MAN sử dụng công nghệ DWDM 54
Hình 3.4 Lược đồ lộ trình phát triển mạng và dịch vụ mạng MAN quang 67
Mô hình mạng MAN đô thị 72
Mạng lõi MPLS 74
Mô hình logic mạng MAN thành phố 75
76
Kết nối giữa mạng lõi MAN với BĐ thành phố 76
Miêu tả dòng dữ liệu và dòng điều khiển 79
Mô hình kết nối mạng LAN vào MAN thành phố 80
Mô hình kết nối Internet cho mạng lõi MPLS VPN 81
Mô hình kết nối ra Internet 83
Mô hình tách biệt đường truyền và thiết bị sử dụng 2 PE 84
Mô hình tách biệt đường truyền và thiết bị sử dụng 1 PE 85
Mô hình tách biệt đường truyền và thiết bị sử dụng kết nối logic 86
MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Dự báo nhu cầu dịch vụ băng rộng – trường hợp Mức trung bình 17
5
Bảng 3.2 So sánh trễ mạng giữa các giải pháp công nghệ 38

Bảng 3.3 So sánh khả năng bảo vệ và chi phí cho xây dựng cơ cấu bảo vệ 39
Bảng 3.4 So sánh thông lượng đường thông và phần tỉ lệ sử dụng băng thông ứng
với các loại hình công nghệ 39
Bảng 3.5 So sánh giá thành xây dựng mạng dựa trên cơ sở một số giải pháp công
nghệ 40
Bảng 3.6 So sánh khả năng nâng cấp mạng đối với một số giải pháp công nghệ 40
Bảng 3.7 So sánh khả năng đảm bảo chất lượng dịch vụ giữa các giải pháp công
nghệ 41
Bảng 3.8 So sánh tính năng mềm dẻo của các giải pháp công nghệ 41
Bảng 3.9 Thuộc tính SLA của một số dịch vụ điển hình 58
Bảng 3.10 Phân cấp giá trị của các thuộc tính SLA 58
Bảng 3.11 Tám công ty dẫn đầu về thị trường mạng MAN quang 61
MỞ ĐẦU
Ngày nay, thế giới đang bước sang kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, trong đó
thông tin là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Do đó, nhu cầu truyền thông
ngày càng lớn với nhiều dịch vụ mới băng rộng và đa phương tiện trong đời sống kinh
tế – xã hội của từng quốc gia cũng như kết nối toàn cầu. Để đáp ứng được vai trò động
lực thúc đẩy sự phát triển của kỷ nguyên thông tin, mạng truyền thông cần phải có khả
năng linh hoạt cao, tốc độ truyền dẫn lớn, băng thông rộng, dung lượng lớn, đa dịch vụ
đáp ứng mọi nhu cầu trao đổi thông tin của xã hội.
Để đáp ứng nhu cầu đó, các nhà khoa học, công nghệ, các tổ chức viễn thông quốc tế,
các hãng cung cấp thiết bị, các nhà khai thác,… luôn luôn tìm mọi giải pháp về mạng,
các giải pháp về công nghệ để phát triển mạng viễn thông. Chính vì thế, trong thập
niên qua các giải pháp mạng và công nghệ viễn thông đã có những thay đổi và phát
triển rất nhanh.
6
Một giải pháp mạng viễn thông có khả năng linh hoạt cao, tốc độ truyền dẫn lớn, băng
thông rộng, đa dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu trao đổi thông tin của xã hội hiện tại, đó
là mạng MAN quang (Metro Area Network) Sự ra đời của mạng MAN đã tạo nên một
cuộc các mạng trong công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình cũng như

truyền các dữ liệu.
Ngày nay, công nghệ thông tin quang, trong đó có công nghệ truyền dẫn quang ghép
kênh theo bước sóng WDM (Wavelength Division Multilexing), mà giai đoạn tiếp
theo của nó là ghép kênh quang theo bước sóng mật độ cao DWDM (Dense
Wavelength Division Multilexing), cùng với công nghệ chuyển mạch quang, đặc biệt
là chuyển mạch quang tự động, ra đời với những ưu điểm vượt trội về chất lượng
truyền dẫn cao, đặc biệt là băng thông rộng/tốc độ lớn (tới hàng ngàn Terabit) đã là
một cuộc các mạng không chỉ trong công nghệ truyền dẫn mà còn cả giải pháp phát
triển mạng viễn thông. Vì vậy, công nghệ thông tin quang đã và đang là một trong
những công nghệ chủ đạo của mạng viễn thông, đồng thời sẽ là ứng cử số 1 của mạng
truyền tải trong mạng MAN trong tương lai.
Chính vì vậy, các hãng trên thế giới đã tập trung nghiên cứu, phát triển và ngày càng
hoàn thiện các giải pháp công nghệ thông tin quang cho lớp truyền tải của mạng MAN
Đối với nước ta, các công ty viễn thông trong nước đang triển khai mạng MAN. Về
vấn đề lựa chọn công nghệ thông tin quang và mô hình tổ chức cho mạng truyền tải
của mạng MAN của các công ty ở nước ta đang được nghiên cứu lựa chọn và triển
khai.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu mạng MAN quang và ứng dụng cho mạng viễn thông
Việt Nam là một vấn đề cấp thiết.
Do đó, luận văn nghiên cứu khoa học công nghệ “Nghiên cứu các công nghệ và giải
pháp mạng MAN quang theo hướng NGN và ứng dụng cho đô thị Việt Nam” được đặt
ra.
Để thực hiện được mục tiêu đó, đề tài tập trung thực hiện các nội dung chính sau:
Chương 1. Nghiên cứu xu hướng phát triển mạng MAN thế giới
Chương 2. Nghiên cứu các công nghệ và giải pháp mạng MAN
7
Chương 3. Nghiên cứu và đề xuất các mô hình mạng MAN quang phù hợp với đô
thị Việt Nam
Chương 1. NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẠNG MAN TRÊN
THẾ GIỚI

1.1. Xu hướng phát triển mạng MAN trên thế giới
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh về kinh tế, xã hội và văn hoá trong môi
trường các đô thị và thành phố lớn nên nhu cầu trao đổi thông tin là rất lớn, đa dạng cả
về loại hình dịch vụ, tốc độ. Với sự hình thành và phát triển bùng nổ các tổ hợp văn
phòng, khu công nghiệp, công nghệ cao, các khu chung cư thêm vào đó các dự án
phát triển thông tin của chính phủ, của các cơ quan, các công ty làm cho nhu cầu trao
đổi thông tin như trao đổi tiêng nói, dữ liệu, hình ảnh, truy nhập từ xa, truy nhập băng
rộng tăng dẫn đến những vấn đề cần phải giải quyết.
Các mạng nội bộ LAN (Local Area Network) chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu trao đổi
thông tin với phạm vi địa lý rất hẹp (trong khoảng vài trăm mét). Trong khi đó nhu cầu
kết với mạng bên ngoài (truy nhập Internet, truy nhập cơ sở dữ liệu, kết nối chi nhánh
văn phòng ) là rất lớn. Điều này dẫn đến việc cơ sở hạ tầng thông tin hiện tại với
công nghệ TDM (chuyển mạch kênh PSTN, công nghệ SDH) sẽ rất khó đáp ứng nhu
cầu trao đổi thông tin rất lớn như vậy cả về loại hình dịch vụ và cường độ lưu lượng
8
trao đổi thông tin. Do vậy việc tìm kiếm công nghệ để xây dựng một cơ sở hạ tầng
mạng đô thị (MAN) đáp ứng được yêu cầu trao đổi thông tin nói trên là công việc cấp
thiết đối với những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên thế giới nói chung và ở Việt
Nam nói riêng.
Trong vài năm trở lại đây các nhà khai thác mạng viễn thông có khuynh hướng tập
trung đầu tư xây dựng mạng đường trục (backbone) để đáp ứng yêu cầu băng thông
truyền tải cho lưu lượng bùng nổ của Internet. Hiện nay khuynh hướng phát triển
mạng đã có sự thay đổi, người ta tập trung sự chú ý đến việc xây dựng mạng nội vùng,
nội hạt nói chung và mạng MAN tại các đô thị, thành phố nói riêng, nơi cần thiết phải
đầu tư xây dựng, tổ chức lại để có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng hoá dịch vụ của
người sử dụng, đưa dịch vụ đến gần với khách hàng hơn, đảm bảo việc kết nối với
khách hàng “mọi nơi, mọi lúc, mọi giao diện”.
Không giống như mạng đường trục, nơi có khuynh hướng hội tụ các loại hình lưu
lượng truyền tải về loại hình giao thức truyền tải phổ biến nhất là IP/MPLS nhằm đạt
được hiệu suất sử dụng mạng cao, mạng đô thị thực hiện tiếp cận với rất nhiều loại

hình ứng dụng và giao thức truyền tải cần phải truyền một cách “trong suốt” giữa
người sử dụng hoặc các mạng văn phòng với nhau. Do vậy vấn đề đặt ra là cần phải
cân nhắc giữa mục tiêu là truyền lưu lượng trong suốt và đạt hiệu suất sử dụng mạng
cao, đó là một bài toán đặt ra đối với các nhà xây dựng mạng đô thị. Nó sẽ quyết định
đến chiến lược triển khai mạng và dịch vụ cũng như như việc lựa chọn nhà cung cấp
thiết bị mạng.
Xu hướng phát triển của mạng thế hệ kế tiếp NGN là từng bước thay thế hoặc chuyển
lưu lượng mạng sử dụng công nghệ TDM sang mạng sử dụng công nghệ chuyển mạch
gói. Do vậy, công nghệ áp dụng xây dựng mạng MAN cũng không nằm ngoài xu
hướng nói trên, đó là xây dựng cơ sở hạ tầng mạng với mục tiêu hội tụ các loại hình
dịch vụ dữ liệu, tiếng nói, truyền hình để truyền tải trên cùng một cơ sở hạ tầng mạng.
Hiện nay một số công nghệ chủ yếu ở phân lớp 2 như là GbE (Gigabit Ethenet), SDH-
NG (Next Generation SDH) được xem là công nghệ có hiệu quả trong giai đoạn
chuyển đổi từ mạng truyền thông SDH sang mạng NGN.
9
1.2. Xu hướng phát triển của công nghệ mạng MAN
Xu hướng các công nghệ được lựa chọn áp dụng để xây dựng mạng MAN thế hệ mới
chủ yếu tập trung vào 5 loại công nghệ chính, đó là:
• SONET/SDH-NG
• Ethernet/Giagabit Ethernet (GE)
• IP
• WDM
• Chuyển mạch kết nối MPLS
Các công nghệ nói trên này được xây dựng khác nhau cả phạm vi và các phương thức
mà chúng sẽ được sử dụng. Trong một số trường hợp, các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng
lại triển khai cùng một công nghệ cho các ứng dụng khác nhau. Ví dụ, GE có thể được
sử dụng để cung cấp năng lực truyền tải cơ sở hoặc để cung cấp các dịch vụ gói
Ethernet trực tiếp đến khách hàng.
Các nhà khai thác mạng có xu hướng kết hợp một số loại công nghệ trên cùng một
mạng của họ, vì tất cả các công nghệ sẽ đóng góp vào việc đạt được những mục đích

chung là:
• Giảm chi phí đầu tư xây dựng mạng
• Rút ngắn thời gian đáp ứng dịch vụ cho khách hàng
• Dự phòng dung lượng đối với sự gia tăng lưu lượng dạng gói
• Tăng lợi nhuận từ việc triển khai các dịch vụ mới
• Nâng cao hiệu suất khai thác mạng
Tổng quan về các hướng triển khai giải pháp công nghệ mạng MAN
Mục trên là những giới thiệu tổng quan các công nghệ chính sử dụng trên mạng MAN.
Các công nghệ mới được đề cập ở trên đều hoạt động ở các lớp mạng khác nhau và có
những phạm vi khác nhau. SONET/SDH-NG và WDM cung cấp truyền tải lớp 1, GE
trái lại cung cấp truyền tải lớp 1 phía dưới và các chức năng lớp 2, MPLS cung cấp các
chức năng lớp 2 đặc biệt.
10
SONET/SDH-NG và WDM hình thành một hướng phát triển theo phương thức truyền
tải lưu lượng TDM và lưu lượng gói qua các cơ sở hạ tầng mạng ở phạm vi lớn và
được quản lý thống nhất – với thế mạnh là tính liên tục kế thừa cơ sở hạ tầng sẵn có.
Ngược lại, GE thực sự là công nghệ truyền dữ liệu không định hướng, Ethernet có vai
trò cung cấp các giao diện và giao thức thống nhất để truyền dữ liệu kết nối vô hướng.
Đối với công nghệ 10Gbit/s Ethernet, xu hướng áp dụng có thể được triển khai theo 2
hướng nhau:
• Cung cấp cơ sở hạ tầng, năng lực mạng ở lớp 1 với khoảng cách ngắn/trung
bình bằng việc sử dụng các giao diện LAN PHY truyền trực tiếp trên sợi quang
hoặc các bước sóng còn rỗi trong các hệ thống WDM đã có. Điều này cho phép
các mạng MAN thiết lập theo cấu hình Mesh mà không cần sử dụng lại cơ sở
hạ tầng SONET/SDH sẵn có.
• Cung cấp năng lực mạng lớp 2 truyền tải qua mạng lớp 1 như SONET/SDH-
NG hoặc WDM
Trong cả hai trường hợp, GE đều có thể xử lý lưu lượng TDM và các tô-pô ring nhờ
các giải pháp truyền tải qua MPLS.
Cũng cần lưu ý rằng SONET/SDH-NG, WDM và GE đều có thể là nền tảng cho các

MSPP.
Tất cả các công nghệ trên sẽ đóng vai trò là các bộ phận trong một giải pháp mạng
MAN. Về cơ bản chúng có thể được sử dụng theo phương thức kết hợp để tạo nên các
chồng giao thức MAN mới nhằm loại bỏ những vướng mắc của các mạng MAN
SONET/SDH hiện nay.
Phần lớn các trường hợp được tổng kết đã sử dụng các kiến trúc hỗn hợp, ít nhất là
trong giai đoạn chuyển đổi.
11
Hình 1.1 Xu hướng phát triển các phương thức truyền tải lưu lượng
1.3. Xu hướng phát triển của dịch vụ mạng MAN
Các dịch vụ chủ yếu được cung cấp bởi mạng MAN bao gồm:
• Truy nhập internet tốc độ cao: Đây là loại dịch vụ rất phát triển hiện nay.
• Mạng lưu trữ (SAN): Các dịch vụ mạng SAN sẽ là một giải pháp kinh tế hơn,
và tin cậy hơn trong việc duy trì các kho dữ liệu khổng lồ. Việc lưu trữ số liệu
từ xa còn đáp ứng được các yêu cầu phục hồi trước những thảm hoạ, ngăn ngừa
sự gián đoạn và đảm bảo sự liên tục trong các hoạt động kinh doanh.
• Các mạng riêng ảo lớp 2 (L2VPN): Các giải pháp VPN đem đến cho các khách
hàng khả năng tăng hiệu suất công việc nhờ đường truy nhập an toàn đến các
ứng dụng và dữ liệu.
• Các dịch vụ ứng dụng gia tăng: Các nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng hiện đang
cố gắng tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm của họ tuy nhiên họ mới chỉ đạt
được những thành công mức độ với một vài ứng dụng cơ bản.
• Dịch vụ LAN thông suốt (LAN điểm-điểm và LAN đa điểm-đa điểm): Cung
cấp kết nối mạng trực tiếp giữa các văn phòng ở xa nhau do vậy làm giảm tính
phức tạp trong việc điều hành mạng, làm tăng chất lượng và cải thiện tính mềm
dẻo và khả năng nâng cấp mạng.
• VoIP
• Hạ tầng đường trục mạng đô thị
• LAN - FR/ATM VPN
• Extranet

12
• LAN kết nối đến các tài nguyên mạng (các thành viên của mạng LAN có thể
truy nhập trung tâm dữ liệu từ xa)
Theo các kết quả nghiên cứu, điều tra thị trường của một số tổ chức có thể thấy một số
điểm trong hướng phát triển dịch vụ trong các mạng MAN như sau:
• Các dịch vụ số liệu sẽ phát triển trung bình hơn 50%/năm và dịch vụ thoại tăng
hơn 15%/năm
• Các dịch vụ theo yêu cầu sẽ tăng rất mạnh vì chúng cung cấp được băng tần
đúng lúc, “động” hơn. Do đó sẽ làm giảm đáng kể giá thành dịch vụ. Khách
hàng sẽ chỉ phải trả cho lượng băng tần mà họ sử dụng.
• Theo điều tra về Ethernet MAN hiện nay ethernet đang là một giải pháp hiệu
quả thay thế các dịch vụ mạng số liệu truyền thống, mà chủ yếu là dịch vụ kênh
riêng, do các dịch vụ ethernet có giá thấp hơn 25-35% giá của dịch vụ kênh
riêng. Đây là một giải pháp chi phí/megabit thấp và có băng tần lớn.
Hình 1.2 Các lý do lựa chọn dịch vụ Ethernet MAN của khách hàng
Dự báo nhu cầu dịch vụ băng rộng
Nhu cầu sử dụng băng rộng có thể phân chia thành 2 loại, một là các kênh thuê để làm
đường truyền số liệu, điển hình là ở các doanh nghiệp hoặc các hình thức Video
Conference, và thứ hai là các hình thức truy cập băng rộng, mà chủ yếu sẽ là Internet ở
các công sở và hộ dân cư. Như vậy, có thể xem truy nhập băng rộng như một hình
13
thức cạnh tranh với dial-up trong truy cập Internet. Mặc dù khái niệm băng rộng được
hiểu hết sức khác nhau, nhưng ta có thể coi những đường truyền có dung lượng trên
256kps là băng rộng, bởi vì trước đây các hình thức phổ biến là các kênh thuê riêng
64-2048kps, hoặc ISDN với dung lượng tương tự. Công nghệ hiện tại chiếm ưu thế lớn
ở Việt Nam chính là DSL, ngoài ra ta cũng cần chú ý đến các công nghệ khác như:
công nghệ cáp, vệ tinh, WLL, các kết nối trong mạng 3G, PLC, FTTH,….
Một đặc điểm nữa mà các nhà cung cấp cũng cần tính đến đó là khả năng giữ các
khách hàng Internet dial-up bằng các chương trình hỗ trợ chuyển đổi sang băng rộng
khi công nghệ đáp ứng. Điều này sẽ giúp nhà cung cấp dễ dàng mở rộng mạng băng

rộng.
Do dịch vụ băng rộng ở Việt Nam xuất hiện vào năm 2003, năm 2004 triển khai ở 17
tỉnh và đến 2005 thì triển khai ở 64 tỉnh thành, do đó số liệu quá khứ đối với loại hình
dịch vụ này không đủ cho các phương pháp dự báo ngoại suy. Nên phương pháp chủ
yếu trong dự báo nhu cầu băng rộng là dựa trên quan sát, phân tích các số liệu trên thế
giới và dự báo của các hãng nghiên cứu thị trường. Từ đó ta sẽ rút ra quy luật phát
triển để từ đó áp dụng các mô hình toán học để hiệu chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh
của Việt Nam (còn gọi là phương pháp tương quan). Các số liệu thu thập năm 2004,
2005 cũng được áp dụng để so sánh hiệu chỉnh mô hình toán học.
Nhu cầu băng rộng nói chung. Nhu cầu băng rộng của Việt Nam trong quá khứ còn rất
ít, chủ yếu là do sự phát triển của cơ sở hạ tầng Viễn thông chưa theo kịp thị trường.
Vì thế ở đây sử dụng phương pháp tương quan, đối sánh với quốc gia có hoàn cảnh
kinh tế xã hội có thể so sánh được với Việt Nam. Theo nghiên cứu của hãng eMarketer
(2001), tình hình nhu cầu băng rộng của các nước trên thế giới được chia thành 5 loại.
Loại 1 do Mỹ dẫn đầu, loại 2 do Nhật dẫn đầu, loại 3 do Anh dẫn đầu, loại 4 và 5 là
những nước có trình độ phát triển Viễn thông yếu. Sự phân loại dựa trên các yếu tố sau
(đã đề cập trong chương I):
• Mức độ sử dụng Internet hiện tại
• Mức độ sử dụng PC
14
• Sự sẵn sàng của công nghệ xDSL
• Sự cạnh tranh tại mức truy cập đến người dùng
• Sự cạnh tranh trong các lĩnh vực cáp và xDSL
• Chính sách linh động của chính phủ
• Sự sẵn sàng của các công nghệ băng rộng khác nhau
• Điều kiện kinh tế
• Các ứng dụng và nội dung trên mạng Internet
Nhu cầu dịch vụ băng rộng ở các tỉnh
Phương pháp xác định nhu cầu băng rộng ở các tỉnh là top-down, nghĩa là dự báo của
cả nước được phân bổ lại cho các tỉnh, dựa trên các yếu tố với mỗi tỉnh như GDP và

dân số.
Tương tự như ở trên với dự báo cho cả nước, nhu cầu mỗi tỉnh được xác định là tuân
theo quy luật:
Y(t) = C’*Pop*inα*subβ*cpγ*GDPδ*f(t)
trong đó:
Y(t) : số thuê bao.
Pop: dân số thành thị
Giả thiết thêm là giá lắp đặt, giá thuê bao và các hệ số cạnh tranh là chung cho cả
nước. Hằng số C’, ở mức độ xấp xỉ chấp nhận được, có thể coi là bằng nhau giữa các
tỉnh, và bằng trung bình của cả nước. Như vậy còn lại sự khác nhau giữa dân số thành
thị và thu nhập bình quân đầu người.
Từ đó, công thức xác định số thuê bao cho tỉnh thứ i là:

=
j
jj
ii
i
GDPPop
GDPPop
tXtY
δ
δ
)()(
trong đó X(t) là số thuê bao trên cả nước
Kết quả dự báo:
15
Bảng 1.1 Dự báo nhu cầu dịch vụ băng rộng
Tỉnh 2006 2007 2008 2009 2010
An Giang 7721 10501 13329 16185 19049

Bà Rịa Vũng
Tàu
9845 13763 17918 22328 26974
Bắc Cạn 135 177 219 261 300
Bắc Giang 4075 6926 10954 16569 24319
Bạc Liêu 3090 4047 4939 5783 6544
Bắc Ninh 1084 1424 1744 2044 2331
Bến Tre 1938 2628 3315 4013 4716
Bình Định 3187 4248 5281 6279 7234
Bình Dương 11603 16464 21788 27581 33854
Bình Phước 1527 2086 2659 3220 3807
Bình thuận 6409 9271 12517 16149 20213
Cà Mau 3326 4421 5467 6477 7437
Cần Thơ 5046 6795 8531 10255 11939
Hậu Giang 1682 2265 2844 3418 3980
Cao Bằng 403 572 757 959 1182
Đà Nẳng 19824 26552 33155 39596 45875
Đắk Lắk 4485 5974 7418 8813 10162
Đaknong 897 1195 1484 1763 2032
Đồng Nai 19488 26194 32812 39317 45698
Đồng Tháp 3313 4421 5509 6563 7574
Gia Lai 3743 5104 6489 7890 9307
Hà Giang 500 700 901 1116 1327
Hà Nam 702 911 1107 1289 1449
Hà Nội 218951 294522 369254 442940 515288
Hà Tây 2347 3121 3855 4545 5216
Hà Tĩnh 1383 1837 2261 2676 3062
Hải Dương 5838 7787 9695 11528 13318
Hải Phòng 16527 22078 27471 32717 37783
Hoà Bình 1097 1436 1757 2044 2318

D báo nhu c u b ng r ngự ầ ă ộ
0
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
L c quanạ
Bình th ngườ
Bi quan
16
N mă
Hưng Yên 2318 3223 4174 5176 6232
Khánh Hoà 8928 11954 14917 17821 20649
Kiên Giang 4953 6584 8150 9666 11113
Kontum 1527 2098 2666 3258 3860
Điện Biên 366 483 592 702 802
Lai Châu 134 177 217 257 294
Lâm Đồng 5117 6789 8398 9944 11422
Lạng Sơn 1202 1603 1985 2366 2723
Lào Cai 791 1052 1293 1525 1748
Long An 3174 4210 5214 6167 7072
Nam Định 3999 5277 6489 7641 8725
Nghệ An 3708 4937 6104 7221 8291
Ninh Bình 1299 1702 2098 2453 2792
Ninh Thuận 1202 1603 1997 2390 2765
Phú Thọ 2318 3083 3807 4507 5176
Phú Yên 1270 1696 2098 2487 2858

Quảng Bình 1021 1424 1854 2305 2778
Quảng Nam 2868 3874 4872 5871 6856
Quảng Ngãi 1367 1881 2394 2921 3467
Quảng Ninh 5992 8154 10353 12570 14808
Quảng Trị 1354 1843 2339 2835 3347
Sóc Trăng 3132 4161 5173 6142 7072
Sơn La 791 1052 1293 1535 1748
Tây Ninh 2451 3381 4336 5325 6355
Thái Bình 1388 1826 2250 2638 3020
Thái Nguyên 3347 4536 5732 6934 8128
Thanh Hoá 2742 3651 4511 5336 6123
Thừa Thiên Huế 4977 6829 8734 10685 12680
Tiền Giang 3166 4189 5173 6091 6977
Tp Hồ Chí Minh 436158 587495 737492 885827 1031882
Trà Vinh 2257 3100 3963 4830 5730
Tuyên Quang 361 455 529 582 637
Vĩnh Long 2139 2839 3524 4161 4783
Vĩnh Phúc 1708 2347 2995 3666 4336
Yên Bái 1187 1594 1997 2402 2792
Cả nước 880.879 1.188.522 1.495.142 1.800.554 2.104.329
Bảng 1.1 Dự báo nhu cầu dịch vụ băng rộng – trường hợp Mức trung bình
Đơn vị : thuê bao
Nhu cầu băng rộng theo lưu lượng
17
Nhu cầu được tính dựa trên giả thuyết là giá thuê bao sẽ quyết định số thuê bao, với độ
đàn hồi giá là 1.40. Giả thiết nhu cầu băng rộng trải từ 256kps đến 8Mps và hơn 8Mps.
Công thức tính số thuê bao tại mỗi mức lưu lượng thứ i là:




=
j
j
i
i
XX
4.1
4.1
Pr
Pr
trong đó Xi là nhu cầu thuê bao tại mức lưu lượng i, X là tổng nhu cầu tất cả các mức.
Giả thiết thêm giá Pri tỉ lệ thuận với lưu lượng tại mức i.
Có thể thấy rằng nhu cầu lưu lượng dưới 256kpbs sẽ vẫn chiếm ưu thế, đặc biệt là với
hộ dân cư, là thị trường lớn nhất. Còn lại nhu cầu dưới 2M cũng rất lớn, trong khi lưu
lượng cao hơn sẽ có thị phần nhỏ hơn. Tuy nhiên trong tương lai xa hơn, tình hình sẽ
thay đổi bởi vì giá truy nhập sẽ giảm và người dùng sẽ sẵn sằng trả tiền cho truy nhập
tốc độ cao.
18
Chương 2. NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG NGHỆ, GIẢI PHÁP TỔ CHỨC MẠNG
MAN QUANG
2.1. Cấu trúc tổng quan của mạng MAN
2.1.1. Cấu trúc phân lớp dịch vụ
Hình 2.3 Cấu trúc mô hình tổng quan mạng WAN
Hình 2.1 cho ta một cái nhìn tổng quan nhất về cấu trúc phân lớp xét trên quan điểm
về cung cấp dịch vụ. Cấu trúc này chỉ mang tính logic nó phụ thuộc vào kích cỡ mạng
và độ phức tạp của mạng cụ thể. Theo cấu trúc phân lớp này, mạng MAN được chia
làm 2 lớp
- Lớp truy nhập thực hiện chức năng tích hợp các loại hình dịch vụ bao gồm cả dịch vụ
từ người sử dụng và dịch vụ mạng. Lớp mạng này thực thi kết nối cung cấp các loại
hình dịch vụ xuất phát từ mạng truy nhập ứng dụng bởi nhiều công nghệ truy nhập

khác nhau như các dịch vụ trên cơ sở công nghệ Ethernet, ATM, Frame Relay, DSL,
cáp đồng, cáp quang và với nhiều loại giao diện khác nhau.
19
- Lớp mạng lõi thực hiện chức năng truyền tải lưu lượng tích hợp trong mạng đô thị
một cách hợp lý; lớp này thực hiện chức năng định tuyến truyền tải lưu lượng trong
nội vùng đô thị hoặc chuyển giao lưu lượng với mạng trục (backbone).
Mạng đô thị thực hiện tiếp cận với rất nhiều loại hình ứng dụng và giao thức giao thức
truyền tải cần phải truyền một cách “trong suốt” giữa người sử dụng hoặc các mạng
văn phòng với nhau. Do vậy vấn đề đặt ra là cần phải cân nhắc giữa mục tiêu là truyền
lưu lượng trong suốt và đạt hiệu suất sử dụng mạng cao, đó là một bài toán đặt ra đối
với các nhà xây dựng mạng đô thị. Nó sẽ quyết định đến chiến lược triển khai mạng và
dịch vụ cũng như như việc lựa chọn nhà cung cấp thiết bị mạng.
2.1.2. Cấu trúc phân lớp chức năng
Hình 2.4 Cấu trúc phân lớp chức năng theo nút thiết bị của mạng MAN
Theo mô hình phân lớp mạng tổng quát của mạng MAN như ở mục trên, mạng MAN
có thể phân chia thành 2 lớp mạng: lớp mạng biên và lớp mạng lõi. Trong mỗi lớp
mạng đó có thể bố trí các thiết bị mạng có chức năng khác nhau để thực thi các chức
năng cần phải thực hiện của lớp mạng này tùy thuộc vào mục tiêu, qui mô, kích cỡ của
mạng MAN cần phải xây dựng. Các nút mạng thực hiện chức năng đó là:
- Nút truy nhập khách hàng: là nút mạng đầu tiên phân ranh giới tiếp giáp giữa khách
hàng và nhà cung cấp dịch vụ mang MAN và thuộc về nhà cung cấp dịch vụ. Nút
mạng này được lắp đặt tại phía khách hàng hoặc được bố trí trong phạm vi mạng ngoại
vi của nhà cung cấp dịch vụ. Khách hàng có thể kết nối với nút truy nhập khách hàng
này thông qua các thiết bị chuyển mạch (lớp 2) hoặc các thiết bị định tuyến (lớp 3).
Chức năng của nút mạng này là:
20
+ Cung cấp các loại hình giao diện mạng và người sử dụng (UNI) phù hợp với thiết bị
kết nối của khách hàng.
+ Đảm bảo băng thông cung cấp cho khách hàng được thiết lập tương ứng với thỏa
thuận cấp độ dịch vụ (SLA), loại hình dịch vụ (CoS) hoặc các đặc tính đảm bảo chất

lượng dịch vụ (QoS) đối với khách hàng.
- Nút tập trung: là nút trung chuyển giữa nút truy nhập khác hàng và nút kết nối mạng
lõi (POP). Nút này đóng vai trò là nút tập hợp lưu lượng từ các nút truy nhập khách
hàng để chuyển lên nút kết nối mạng lõi, dung lượng xử lý của nút này quyết định tới
số lượng nút truynhập khác hàng có thể triển khai trong một khu vực nào đó đặc biệt
đối với khu vực có số lượng khách hàng lớn. Đối với mạng khu vực có kích thước,
dung lượng nhỏ, số lượng khách hàng ít có thể không cần có nút mạng này.
- Nút kết nối mạng lõi: Nút này có thực hiện tập hợp lưu lượng để truyền tải lên mạng
lõi MAN, nó thực hiện các chức năng như:
+ Đảm bảo kết nối một cách tin cậy với các phần tử mạng lõi
+ Kết nối các nút mạng Lõi MAN với nhau
+ Kết nối với các phần tử mạng lõi bằng giao thức thống nhất để truyền tải các loại
hình dịch vụ
- Nút kết nối đường trục: nút này có thể là nút riêng biệt hoặc là nút kết nối mạng lõi
có thêm giao diện và giao thức kết nối phù hợp để kết nối với phần tử mạng đường
trục để truyền tải các lưu lượng của các loại hình dịch vụ liên mạng.
2.2. Các công nghệ áp dụng xây dựng mạng MAN quang
2.2.1. Công nghệ Ethernet và Gigabit Ethernet
a. Đặc điểm của công nghệ
Công nghệ Ethernet đã được xây dựng và chuẩn hoá để thực hiện các chức năng mạng
lớp đường dữ liệu và lớp vật lý. Công nghệ này hỗ trợ cung cấp rất tốt các dịch vụ kết
nối điểm - điểm với cấu trúc tô-pô mạng phổ biến theo kiểu ring và Hub-lan hoa (hub-
and-spoke). Với cấu hình Hub-lan hoa, trong các mạng cơ quan, khu văn phòng
thường triển khai các nút mạng là các thiết bị Switch và các thiết bị Hub. Nút mạng
21
đóng vai trò là cổng (gateway) kết nối kép (dual home) với nút mạng thực hiện chức
năng POP (Point Of Present) của nhà cung cấp dịch vụ để tạo nên cấu trúc mạng nan
hoa. Cách tổ chức mạng này xét về khía cạnh kinh tế là tương đối đắt, bù lại mạng có
độ duy trì mạng cao và có khả năng mở rộng, nâng cấp dung lượng.
Gigabit Ethernet là bước phát triển tiếp theo của công nghệ Ethernet, một công nghệ

mạng đã được áp dụng phổ biến cho mạng cục bộ LAN (Local Area Network) hơn hai
thập kỷ qua. Ngoài đặc điểm công nghệ Ethernet truyền thống, công nghệ Gigabit
Ethernet phát triển và bổ sung rất nhiều các chức năng và các tiện ích mới nhằm đáp
ứng yêu cầu đa dạng về loại hình dịch vụ, tốc độ truyền tải, phương tiện truyền dẫn.
b. Ưu điểm của công nghệ
Công nghệ Ethernet và Gigabit Ethernet có những ưu điểm nổi bật là:
• Công nghệ Ethernet có khả năng hỗ trợ rất tốt cho ứng dụng truyền tải dữ liệu ở
tốc độ cao và có đặc tính lưu lượng mạng tính đột biến và tính “bùng nổ”.
• Cơ cấu truy nhập CSMA/CD công nghệ Ethernet cho phép truyền tải lưu lượng
với hiệu xuất băng thông và thông lượng truyền tải lớn.
• Thuận lợi trong việc kết nối cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Không đòi hỏi
khách hàng phải thay đổi công nghệ, thay đổi hoặc nâng cấp mạng nội bộ, giao
diện kết nối.

• Sự phổ biến của công nghệ Ethernet tại lớp truy nhập sẽ tạo điều kiện rất thuận
lợi cho việc kết nối hệ thống với độ tương thích cao nếu như xây dựng một
mạng MAN dựa trên cơ sở công nghệ Ethernet.
• Mạng xây dựng trên cơ sở công nghệ Ethernet có khả năng mở rộng và nâng
cấp dễ dàng do đặc tính của công nghệ này là chia sẻ chung tiện ích băng thông
truyền dẫn và không thực hiện cơ cấu ghép kênh phân cấp.
• Hầu hết các giao thức, giao diện truyền tải ứng dụng trong công nghệ Ethernet
đã được chuẩn hoá (họ giao thức IEEE.802.3).
22
• Quản lý mạng đơn giản
c. Nhược điểm
Nếu chỉ xét công nghệ Ethernet một cách độc lập, bản thân công nghệ này tồn tại một
số nhược điểm sau đây:
• Công nghệ Ethernet phù hợp với cấu trúc mạng theu kiểu Hub (cấu trúc tô - pô
hình cây) mà không phù hợp với cấu trúc mạng ring.
• Thời gian thực hiện bảo vệ phục hồi lớn.

• Không phù hợp cho việc truyền tải loại hình ứng dụng có đặc tính lưu lượng
nhạy cảm với sự thay đổi về trễ truyền tải (jitter) và có độ ì (latency) lớn.
• Chưa thực hiện chức năng đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) cho những dịch
vụ cần truyền tải có yêu cầu về QoS
2.2.2. Công nghệ MLPS
a. Đặc điểm công nghệ
Nguyên lý hoạt động chủ yếu của thực hiện trong công nghệ MPLS là thực hiện gắn
nhãn cho các loại gói tin cần chuyển đi tại các bộ định tuyến nhãn biên LER, sau đó
các gói tin này sẽ được trung chuyển qua các bộ định tuyến chuyển mạch nhãn đường
LSR. Các đường chuyển mạch nhãn LSP được thiết lập bởi người điều quản lý mạng
trên cơ sở đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật nhất định như là mức độ chiếm dụng
đường thông, khả năng tắc nghẽn, chức năng kiến tạo đường hầm….Như vậy, sự hoạt
động chuyển mạch các LSP cho phép MPLS có khả năng tạo ra các kết nối đầu cuối
tới đầu cuối như đối với công nghệ ATM hoặc Frame Relay và cho phép truyền lưu
lượng qua các tiện ích truyền tải khác nhau mà không cần phải bổ thêm các giao thức
truyền tải hoặc cơ cấu điều khiển ở phân lớp 2. Phương pháp chuyển mạch nhãn ứng
dụng trong công nghệ MPLS cho phép các bộ định tuyến thực hiện định tuyến gói tin
nhanh hơn do tính đơn giản của việc xử lý thông tin định tuyến chứa trong nhãn. Một
chức năng quan trọng nữa được thực hiện trong MPLS đó là thực hiện các kỹ thuật lưu
lượng, các kỹ thuật này cho phép thiết lập các đường thông các thông số thực hiện
23
mạng để có thể truyền tải lưu lượng với các cấp dịch vụ và chất lượng dịch vụ khác
nhau (RFC 2702).
b. Ưu điểm
• MPLS có thể áp dụng phù hợp với hầu hết các cấu trúc tô-pô mạng (mesh hoặc
ring).
• MPLS cho phép truyền tải đa dịch vụ với hiệu suất truyền tải cao. Chức năng
điều khiển quản lý lưu lượng trong MPLS cho phép truyền tải lưu lượng các
loại hình có yêu cầu về QoS.
• MPLS cho phép định tuyến gói tin với tốc độ nhanh do giảm thiểu việc xử lý

thông tin định tuyến
• MPLS cho có khả năng kiến tạo kết nối đường hầm. Dựa trên khả năng này nhà
cung cấp dịch vụ có thể cung cấp các dịch vụ kết nối ảo (ví dụ như TLS ở mức
2, VPN ở mức 3).
• MPLS có khả năng phối hợp tốt với IP để cung cấp các dịch vụ mạng riêng ảo
trong môi trường IP và kết hợp với chức năng RSVP để cung cấp dịch vụ có
QoS trong môi trường IP (RSVP-TE LSPs)
c. Nhược điểm
• Khả năng hồi phục mạng không nhanh khi xảy ra sự cố hư hỏng trên mạng.
• Khi triển khai một công nghệ mới như MPLS đòi hỏi các nhân viên quản lý và
điều hành mạng cần được đào tạo và cập nhật kiến thức về công nghệ mới, nhất
là các kiến thức mới về quản lý và điều khiển lưu lượng trên toàn mạng.
• Giá thành xây dựng mạng dựa trên công nghệ MPLS nói chung còn khá đắt.
2.2.3. Công nghệ SDH/SDH-NG
a. Đặc điểm công nghệ
Công nghệ SDH hiện tại là công nghệ truyền dẫn được áp dụng phổ biến nhất trong
mạng của những nhà cung cấp dịch vụ trên thế giới. Công nghệ SDH được xây dựng
trên cơ sở hệ thông phân cấp ghép kênh đồng bộ TDM với cấu trúc phân cấp ghép
kênh STM-N cho phép cung cấp các giao diện truyền dẫn tốc độ từ vài Mbít/s tới vài
24
Gigabít/s. Đặc tính ghép kênh TDM và phân cấp ghép kênh đồng bộ của công nghệ
SDH cho phép cung cấp các kênh truyền dẫn có băng thông cố định và cố độ tin cậy
cao với việc áp dụng các cho chế phục hồi và bảo vệ, cơ chế quản lý hệ thống theo cấu
trúc tô-pô mạng phù hợp và đã được chuẩn hóa bởi các tiêu chuẩn của ITU-T.
b. Ưu điểm
• Cung cấp các kết nối có băng thông cố định cho khách hàng
• Độ tin cậy của kênh truyền dẫn cao, trễ truyền tải thông tin nhỏ.
• Các giao diện truyền dẫn đã được chuẩn hóa và tương thích với nhiều thiết bị
trên mạng.
• Thuận tiện cho kết nối truyền dẫn điểm -điểm

• Quản lý dễ dàng
• Công nghệ đã được chuẩn hóa
• Thiết bị đã được triển khai rộng rãi
c. Nhược điểm
• Công nghệ SDH được xây dựng nhằm mục đích tối ưu cho truyền tải lưu lượng
chuyển mạch kênh, không phù hợp với truyền tải lưu lượng chuyển mạch gói.
• Do cấu trúc ghép kênh phân cấp nên cần nhiều cấp thiết bị để ghép tách, phân
chia giao diện đến khách hàng.
• Khả năng nâng cấp không linh hoạt và giá thành nâng cấp là tương đối đắt.
• Không phù hợp với tổ chức mạng theo cấu trúc Mesh.
• Khó triển khai các dịch vụ ứng dụng Multicast
• Dung lượng băng thông giành cho bảo vệ và phục hồi lớn
• Phương thức cung cấp kết nối phức tạp, thời gian cung ứng kết nối dài.
2.2.4. Công nghệ WDM
a. Đặc điểm công nghệ
WDM là công nghệ truyền tải trên sợi quang đã xây dựng và phát triển từ những năm
90 của thế kỷ trước. WDM cho phép truyền tải các luồng thông tin số tốc độ rất cao
(theo lý thuyết dung lượng truyển tải tổng cộng có thể đến hàng chục ngàn Gigabít/s).
25

×