Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Vitamin b12 và vai trò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.12 KB, 14 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Vai trò của các vitamin đã được nghiên cứu và chứng minh từ nhiều năm nay là cần thiết
cho con người. Chính bởi tính thiết yếu của nó mà chúng ta cần phả quan tâm nó nhiều hơn mặc
dù chúng chỉ chiếm một lương rất nhỏ trong cơ thể.
Vitamin B12 cũng không ngoại lệ, nó là một loại vitamin thuộc vào nhóm B. Nó cũng
quan trọng, mang một vai trò thiết yếu như những loại vitamin khác. Nó góp phần vào thực hiện
các chức năng trong cơ thể. Khi thiếu nó, cơ thể cũng sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm.
Đề tài “Vitamin B12 và vai trò trong dinh dưỡng người” sẽ giúp chúng ta hểu rõ hơn về
loại vitamin này.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Hồ Xuân Hương đã cung cấp cũng như hỗ trợ cho em rất
nhiều để có hoàn thành bài tiểu luận này. Tuy nhiên, dù không muốn nhưng bài tiểu luận sẽ có
nhiều thiếu sót, kính mong cô góp ý để bài tiểu luận được đầy đủ và ý nghĩa hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
Chương 1: Vitamin B12 1
1.2.Tính chất 1
1.2.1.Cấu tạo Vit B12 [11, 12] 1
Hình 1: Cấu tạo phân tử cobalamin 2
Hình 2: Vòng corin 3
1.2.2.Tính chất Vit B12 3
Chương 2: Vai trò của Vitamin B12 trong dinh dưỡng người 5
2.1.Vai trò của Vit B12 trong dinh dưỡng người 5
Hình 3: Mô hình mô phỏng sự hấp thụ vitamin B12 trong cơ thể 5
2.1.4.Các sản phẩm Vitamin B12 trên thị trường 8
2.4.Những điều cần chú ý khi hấp thụ Vit B12 9
Chương 3: Kết luận 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Chương 1: Vitamin B12
1.1. Định nghĩa
Vitamin B12 còn được gọi là cobalamin (hoặc cyanocobalamin), là một Vit tan trong nước.


Đây là hợp chất hữu cơ có nguyên tử cobalt ở trung tâm, với tên gọi là những cobalamin và có
hoạt tính sinh học trên cơ thể người. Đây là một trong tám vit thuộc vào nhóm B. [2,7]
Đặc điểm:
− Là vitamin duy nhất trong nhóm B có nguồn gốc từ động vật chứ không có ở trong thực
vật.
− Vit B12 lưu trữ trong cơ thể chủ yếu ở gan, nó có thể lưu trữ tại gan trong nhiều năm.
− Đây là vit có sự hấp thụ phức tạp trong cơ thể người.
− Ngoài ra, vit là vit nhóm B duy nhất có nguyên tử kim loại ở bên trong phân tử, có cấu
tạo phức tạp.
− Vitamin B12 góp phần tham gia vào các quá trình sinh hóa và chuyển hóa năng lượng
trong cơ thể người.
1.2. Tính chất
1.2.1. Cấu tạo Vit B12 [11, 12]
Trọng lượng phân tử: 1355.36
Công thức hóa học: C
63
H
88
CoN
14
O
14
P
Tên theo hệ thống IUPAC: α-(5,6-dimethylbenzimidazolyl)cobamidcyanide
Tên theo hệ thống CAS: Cyanocobalamin
Hình 1: Cấu tạo phân tử cobalamin
Vitamin B
12
là phân tử có liên kết cacbon-kim loại bền vững, hay còn gọi là hợp chất cơ
kim. Cobalt có thể liên kết đến:

1. một nhóm methyl - như trong methylcobalamin
2. một 5'-deoxyadenosine tại positon 5 '- như trong adenosylcobalamin (coenzyme B
12
3. một nhóm xyanua - như vitamin B
12

Các liên kết cụ thể trong các cobalamin có một ảnh hưởng sâu sắc đối với các cơ chế của
phản ứng enyme.
Cốt lõi của phân tử là một vòng corrin với các nhóm phụ đính kèm khác nhau. Vòng bao
gồm 4 tiểu đơn vị pyrrole, tham gia vào các cạnh đối diện bởi một liên kết methylene C-CH
3
,
một bên bởi một liên kết methylen CH, và với hai trong số những pyrroles tham gia trực tiếp.
Nitơ của mỗi pyrolle được phối hợp với nguyên tử coban trung tâm. Phối tử thứ sáu dưới vòng là
một nitơ của một 5,6-dimethylbenzimidazole. Nitơ khác của 5,6-dimethylbenzimidazole được
liên kết với một đường năm carbon, do đó kết nối với một nhóm phosphate, và từ đó trở lại vào
vòng corrin qua một trong bảy nhóm amide thuộc ngoại vi của vòng corrin. Một khía cạnh quan
trọng của vòng corrin, khi so sánh với các porphyrin, là sự linh hoạt tương đối của các hệ thống
corrin, vòng corrin cũng là bằng phẳng khi nhìn từ phía bên hơn là một vòng porphyrin. Ngoài
ra, corrin chỉ có một chuỗi liên hợp xung quanh một phần của hệ thống vành đai, trong khi một
porphyrin được tách ra xung quanh toàn bộ bốn vòng pyrolle.
Trung tâm trong cấu trúc này là coban (III), sự phối hợp bát diện đến năm nitrogens và
carbon là chung cho tất cả ba cobalamins, và có thể được tìm thấy trong một số phức phối hợp
đơn giản.

Hình 2: Vòng corin
1.2.2. Tính chất Vit B12
Sự khử Cyanocobalamin và sự tổng hợp Alkyl cobalamin [3]
Cyanocobalamin bị khử theo sơ đồ sau:
Trong quá trình trên, ion cyanide bị mất ở bước đầu tiên. Ở bước thứ 2, một electron nữa

được đưa vào ( có thể từ sodium borohydride hoặc từ chromous acetate tại pH 9.5) để tạo thành
trạng thái có hoạt tính cao B
12s
.
Có sự cân bằng giữa B
12s
và Co(III) hydride, Co(III) hydride không bền và bị thoái giáng
chậm để tạo thành H
2
và B
12r
.
Vitamin B
12s
tác động nhanh chóng với alkyl iodide thông qua phản ứng thế nucleophile để
hình thành thể alkyl cobalt của vitamin B12.
B
12s
adenosyltranferase xúc tác phản ứng thế nucleophile ở vị trí 5’ của ATP với sự hình
thành của coenzym và ự thay thế của một triphosphate vô cơ PPP
i
.
Chức năng enzym của B12 với vai trò là một coenzyme. [3]
3 loại phản ứng xúc tác của B12 phụ thuộc vào cấu trúc vòng corrin alky. Đầu tiên là phản
ứng khử ribonucleotide triphosphate bởi cobalamin -dependent ribonucleotide reductase- cơ chế
truyền hydrogen xuyên phân tử. Loại thứ 2 là phản ứng thuộc loại isomerase. Loại thứ 3 là phản
ứng chuyển gốc methyl thông qua methylcoalamin và một vài phản ứng chuyển hóa liên quan
khác.
Chương 2: Vai trò của Vitamin B12 trong dinh dưỡng người
2.1. Vai trò của Vit B12 trong dinh dưỡng người

2.1.1. Sự hấp thụ Vitamin B12 trong cơ thể người [3,5]
Sự hấp thụ Vitamin B12 phụ thuộc vào một glycoprotein gọi là yếu tố nội tại (Intrinsic
Factor) do thành các tế bào trong dạ dày tiết ra. Nó trải qua 3 bước sau:
- Vitamin B12 bám vào các yếu tố nội tại tạo thành phức B12- yếu tố nội tại (B12 –
IF complex) rồi được vận chuyển đến hồi tràng (đoạn cuối của ruôt non).
- Đến hồi tràng, phức chất này bám vào các vị trí thụ thể trên các tế bào nhầy tại bờ
bàn chải và vitamin B12 lúc này được tách ra khỏi yếu tố nội tại.
- Vitamin bám vào transcobalamin II và theo dòng máu, phức chất này được vận
chuyển đến gan. Tại gan, Vitamin B12 được dự trữ và cung cấp dần vào tủy xương theo nhu cầu.
Hình 3: Mô hình mô phỏng sự hấp thụ vitamin B12 trong cơ thể
Vitamin B12 tham gia phản ứng tổng hợp thymidylate, một thành phần trong phân tử
ADN, cung cấp nguyên liệu để tổng hợp ADN, góp phần vào quá trình phân chia tế bào và
trưởng thành tế bào trong cơ thể [1]
2.1.2. Vai trò của vit B12
2.1.2.1. Sinh tổng hợp purin [13,14]
Sinh tổng hợp của purine và pyrimidine là sự sống còn cho mọi tế bào vì các phân tử này
được dùng để tổng hợp ATP, một số cofactor, acid ribonucleic (ARN ), acid deoxyribonucleic
(ADN ) và các thành phần quan trọng khác của tế bào. Vit B12 tham gia vào quá trình vận
chuyển methyl hình thành nên nhân của purin
Vit B12 giữ vai trò quan trọng trong cấu tạo và tổng hợp acid nucleic. Vit B12 tham gia
phản ứng tổng hợp thymidylate, một thành phần trong phân tử AND, góp phần phân chia tế bào
và trưởng thành tế bào trong cơ thể.
2.1.2.2. Tổng hợp và vận chuyển các nhóm methyl [13]
Vit B12 tăng sinh tổng hợp methyl từ tiền thân của nó như: α-cacbon của glycin và β-cacbon của
serin.
2.1.2.3. Ảnh hưởng đến chuyển hóa lipid và cacbonhydrate [13]
Kích thích hoạt tính coenzyme A và tham gia quá trình chuyển hóa cacbonhydrate thành lipid.
2.1.3. Những bệnh xảy ra khi thiếu Vit B12 [1]
2.1.3.1. Nguyên nhân gây thiếu Vitamin B12 [1]
Trong thực tế, thiếu vitamin B12 rất hiếm gặp. Hầu hết thiếu vitamin B12 ở người là do

kém hấp thu B12, do thiếu yếu tố nội tại hay giảm hoặc mất chức năng hấp thu đặc hiệu của đoạn
cuối ruột non. Những người dễ bị thiếu vitamin B12 gồm:
- Những người ăn chay trường, hoàn toàn không ăn thịt cá, trứng, sữa trong nhiều
năm. Do thực phẩm chay có nguồn gốc từ thực vật, mà trong thực vật thì không có vitamin B12
nên đối với những người ăn chay trường trong nhiều năm thì lượng Vit B12 tích tụ trong cơ thể
đã tiêu thụ hết, dẫn đến thiếu Vit B12.
- Người có bệnh ở dạ dày, đặc biệt là bị viêm teo niêm mạc dạ dày. Các yếu tố nội
tại được tiết ra từ các niêm mạc dạ dày, do đó nếu như dạ dày bị tổn thương hoặc có bệnh gì đó
sẽ cản trở quá trình tiết các yếu tố nội tại. Khi các yếu tố nội tại tiết ra quá ít hoặc không thể
được tiết ra thì sẽ không thể tạo phức với Vit B12 đưa vào cơ thể được, dẫn đến Vit B12 không
được hấp thụ trong cơ thể.
- Người đã cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Giải thích cho vấn đề này tương tự
như vấn đề người có bệnh ở dạ dày phía trên.
- Người có bệnh ở ruột non, phần ruột bệnh bao gồm cả phần cuối ruột non như
bệnh Celiac, bệnh Sprue, bệnh viêm ruột vùng, đã cắt đoạn ruột hoặc nối tắt ruột. Khi có vấn đề
về ruột non nhất là đoạn hồi tràng (đoạn cuối ruột non) thì các phức B12 – yếu tố nội tại không
có chỗ bám vào để tách B12 ra khỏi phức chất đó đồng thời tại vị trí hồi tràng có rất nhiều
transcobalamin II để kết hợp với B12 đi đến gan. Do đó, hồi tràng là một phần rất quan trọng
trong việc hấp thu Vit B12.
- Người uống viatmin C nhiều.Vit C liều cao (>0.5mg) có thể sẽ phá hủy Vit B12
hoặc làm cho vit B12 không bền vững với nhiệt độ, cản trở sự hấp thu B12 vào cơ thể. Bởi khi đi
vào cơ thể, Vit C phá hủy vòng corin để làm mất đi nguyên tử Co trong phân tử B12, sau đó Vit
C được oxi hóa thành hydrogen peroxide, chất này phá hủy Vit B12 bằng cách thủy phân liên kết
C-S và hình thành lacton ngay tại C6 và C7. [10]
2.1.3.2. Biểu hiện thiếu vitamin B12. [1,3]
- Thiếu vitamin B12 gây thiếu máu, các triệu chứng thần kinh và những triệu chứng khác.
Thiếu máu do thiếu vitamin B12 là thiếu máu nguyên bào khổng lồ. Loại thiếu máu này có
những đặc trưng về hình thể tế bào máu thấy trên xét nghiệm. Trên thực tế, hầu hết các trường
hợp thiếu máu nguyên bào khổng lồ là do thiếu vitamin B12 hoặc acid folic. Bởi khi thiếu vit
B12 sẽ làm mất chức năng tổng hợp methionine, tất cả các foate đều bị khóa ở dạng N

5
–methyl
THF, dạng này làm không tổng hợp được các dẫn xuất của THF cần cho con đường tổng hợp
purine và thymidine, ảnh hưởng đến quá trình DNA và gây thiếu máu. Người bệnh xanh xao,
yếu, dễ mệt, ăn mất ngon, hồi hộp đánh trống ngực, đau đầu, khó thở, ngất xỉu.
- Thiếu hụt vit B12 làm tăng lượng methylmalonyl-CoA, chất này là chất ức chế cạnh
tranh của malonyl-CoA trong quá trình tổng hợp acid béo. Khi có quá nhiều methylmalonyl-
CoA, chất này sẽ thay thế malonyl-CoA trong quá trình tổng hợp acid béo, làm thay đổi cấu trúc
màng tế bào bình thường của tế bào thần kinh dẫn đến làm mất bao myelin của tế bào thần kinh.
Các biểu hiện về thần kinh thể hiện đối xứng trên cơ thể và kéo dài nhiều tháng, gồm:
• Dị cảm, tức có những cảm giác tê rần, nhột nhạt như kiến bò.
• Giảm cảm nhận về cảm giác rung.
• Giảm cảm giác vị thế đưa đến chứng thất điều, đi đứng xiêu vẹo.
• Khả năng trí óc giảm sút. Thậm chí có thể hoang tưởng.
- Thiếu hụt vit B12 cũng làm tăng lượng homocystein tuần hoàn và làm ảnh hưởng đến
chức năng tim mạch. Khi homocystein tăng, chúng hầu hết bám vào các protein, thiolateprotein
và làm các portein này bị thoái hóa. Ngoài ra, chúng còn bám vào albumin và hemoglobin. Tác
hại của homocystein là vì chúng bám vào lysyl oxidase (enzym chịu trách nhiệm tạo nên các
protein ngoại bào trưởng thành như collagen và eslatin khiếm khuyết, gây ảnh hưởng đến mạch,
cơ và da. Chính tác động này của lượng homocystein dư thừa trong huyết thanh lên mạch máu sẽ
gây rối loạn về chức năng tim. Nếu nồng độ homocystein trên ~ 12µM sẽ làm tăng nguy cơ về
nghẽn tim mạch và các bệnh về tim mạch.
 Khi được điều trị, các triệu chứng thần kinh cải thiện chậm nhất.
Khi ở liều lượng cao, Vit B12 không có biểu hiện của việc tích lũy chất độc gây hại cơ
thể, song nó có thể gây ảnh hưởng đến da. Tuy nhiên điều này mới chỉ là nhận định ban đầu chứ
chưa có một nghiên cứu thực tế nào chứng minh. Các nghiên cứu trước đo đều cho thấy khi dư
thừa lượng vit B12 trong cơ thể đều không đáng ngại đến cơ thể con người. [9]
2.1.3.3. Những thói quen không tốt trong thực tế liên quan đến vitamin B12 [1]
- Lạm dụng vitamin B12. Nhiều người, thậm chí cả những người trong ngành y và dược
thích chích B12 vì cho rằng đó là thuốc bổ máu, nhất là những khi thấy người mệt mỏi, da dẻ

không được hồng hào. Có lẽ màu đỏ của thuốc cũng ảnh hưởng một phần, làm người ta tin tưởng
ở tính chất "bổ máu" của nó. Tuy nhiên, như đã trình bày, hầu như tất cả các trường hợp này đều
không thiếu vitamin B12. Cho đến nay, chắc chắn việc dùng vitamin B12 cho những người như
vậy sẽ không đem lại bất kỳ lợi ích nào. Trái lại, chỉ tạo thêm nguy cơ bị phản ứng bất lợi do
thuốc và tốn kém vì nhiều loại thuốc chứa vitamin B12 có giá khá cao.
- Lạm dụng vitamin C. Nhu cầu vitamin C hàng ngày chỉ vào khoảng 70mg. Cũng như
những dưỡng chất khác, dùng dư thừa vitamin C không có lợi; mà như đã nói còn có thể gây hại
vì làm tăng nguy cơ thiếu vitamin B12 nếu dùng lượng nhiều và kéo dài. Như vậy việc dùng
thuốc, dẫu là thuốc bổ, tốt nhất đều phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cho dù là thuốc bổ cũng
không nên lạm dụng Vitamin B12.
2.1.4. Các sản phẩm Vitamin B12 trên thị trường.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc Vitamin B12 có thể bổ sung trực tiếp
vào cơ thể như thuốc tiêm, thuốc viên. Nhưng chủ yếu là dạng thuốc tiêm bởi khả năng hấp thụ
B12 trong cơ thể khá chậm.
2.2. Nhu cầu Vit B12 của con người [1,4]
Dự trữ vitamin B12 trong cơ thể chủ yếu nằm ở gan. Ở người bình thường, tổng số vitamin
B12 dự trữ khoảng 1-10mg. Trong khi đó nhu cầu tối thiểu hàng ngày của B12 chỉ bằng 0,1mcg.
Do đó khi cơ thể không được cung cấp vitamin B12 trong thời gian dài (khoảng 5 năm trở lên)
lượng B12 trong cơ thể mới cạn kiệt và tình trạng thiếu vitamin B12 mới xảy ra.[1]
Nhu cầu hàng ngày theo RDA 1989 (Mỹ) là 2mcg cho vị thành niên và người trưởng
thành. FAO/WHO 1987 khuyến nghị 1mcg/ngày cho người trưởng thành bình thường. Phụ nữ có
thai và cho con bú, nhu cầu B12 tăng, nói chung tăng 20-40% so với khi không có thai. [1]
Nhu cầu mỗi ngày là từ 2 đến 4mcg vitamin B12. Chỉ cần ăn khoảng 100g thịt bò thì có đủ
số lượng này.[4]
Người già, người ăn chay, các quốc gia đang phát triển (với lượng đạm động vật thấp trong
khẩu phần) đều có thể bị thiếu vitamin B12 nên cần được uống bổ sung.
Thiếu vitamin B12 kéo dài dẫn đến bệnh thiếu máu ác tính. Bệnh nhân ăn không ngon, da vàng
nhợt, khó thở, giảm cân, viêm lưỡi, đi không vững, rối loạn thần kinh, cáu kỉnh, buồn rầu Nếu
không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Điều trị rất đơn giản, chỉ cần tiêm vitamin B12 là
bệnh thuyên giảm ngay. Khi cơ thể bình thường thì việc tiêm vitamin B12 không làm cho cơ thể

khỏe mạnh hơn hoặc ăn ngon miệng hơn. [4]
Bảng khuyến cáo lượng sử dụng Vit B12 hàng ngày theo tiêu chuẩn RDA (Recommended
Dietary Allowances – chế độ ăn uống khuyến nghị) về lượng Vit B12 cho các lứa tuổi và giới
tính (phụ lục) [8]
2.3. Những thực phẩm chứa Vit B12 [1]
Vitamin B12 do vi khuẩn tổng hợp từ thiên nhiên, sau đó mới đi vào chu trình thức ăn của
các động vật, chủ yếu từ các động vật ăn cỏ. Ðộng vật và thực vật không tự tổng hợp được
vitamin B12. Trong thực phẩm của chúng ta, vitamin B12 có trong thức ăn nguồn gốc động vật
như thịt (nhất là nội tạng, đặc biệt là gan), trứng, sữa. Các thức ăn thực vật như rau, trái nếu
không "dính" vi khuẩn thì không có vitamin B12. Vitamin B12 trong thức ăn đều ở dạng phức
hợp với protein.
Những thực phẩm rất giàu vitamin B12 (>10mcg/100g trọng lượng ướt) là nội tạng (gan,
thận, tim) cừu, bò và sò ốc. Thực phẩm có nhiều vitamin B12 (3-10 mcg/100g trọng lượng ướt)
là sữa bột không béo, một số hải sản (cua, cá hồi, cá sardine) và lòng đỏ trứng. Những thực phẩm
có vitamin B12 lượng vừa là các sản phẩm sữa lỏng, kem, bơ.
2.4. Những điều cần chú ý khi hấp thụ Vit B12
− Vit B12 được hấp thụ sau khi đi vào cơ thể khoảng 3 giờ. [9]
− Uống nhiều rượu có thể gây cản trở hấp thụ vit này. [9]
− Không nên sử dụng B12 khi đã sử dụng Vit C.
− Vitamin B12 không có lợi khi sử dụng cho người bị ung thư. Khối u ác tính có những
biểu hiện sinh hóa của một tổ chức đang phát triển mạnh, tăng protein có trọng lượng phân tử
nhỏ, tăng ADN, ARN và quá trình phân bào. Trong khi đó, vitamin B12 lại thúc đẩy quá trình
này. Vì vậy mà các bác sĩ khuyên không dùng vitamin B12 cho người bệnh ung thư, vì nó có thể
làm tăng tốc độ phát triển của tế bào bệnh, làm cho khối u phát triển nhanh. Ngoài ra, vitamin
B12 còn có chống chỉ định (tức không được dùng) với người bệnh trứng cá, có tiền sử dị ứng
thuốc hay thiếu máu chưa rõ nguyên nhân. [15]
− Trong chế biến, vitamin B12 khá bền vững với nhiệt độ, trừ khi trong môi trường kiềm và
nhiệt độ quá 100
0
C. Thịt luộc ở 170

0
C trong 45 phút mất 30% B12. Sữa nấu sôi 2-5 phút mất
30% B12. Khi có sự hiện diện của vitamin C, B12 trở nên ít bền vững với nhiệt độ hơn và có thể
bị phá hủy những lượng đáng kể vì 0,5g vitamin C.
Chương 3: Kết luận
Cơ thể chúng ta thường có sẵn một lượng Vit B12 cần dùng trong một thời gian dài, tuy
nhiên chúng ta không nên dựa vào điều này mà xem thường loại Vit B12 này dẫn đến không
cung cấp Vit này cho cơ thể, đó là một quan niệm sai lầm. Trong tủ thuốc gia đình của bạn, các
loại vitamin lúc nào cũng sẵn. Có một số người trong chúng ta có vẻ chưa coi trọng đúng mức
vitamin B12. Trên thực tế, đây cũng là loại vitamin khá quan trọng.
Chúng ta cần có một chế độ ăn uống hợp lý để bổ sung đầy đủ Vit B12 cũng như các
dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể để cơ thể phát triển khỏe mạnh, đó mới là chế độ ăn hợp lý.
Một số chế độ ăn chay trường lâu năm dễ dẫn đến thiếu Vit B12 như nguyên nhân đã nêu
trên, nếu đã áp dụng chế độ ăn này thì nên bổ sung B12 bằng cách uống thuốc theo chỉ định của
bác sĩ để tránh thiếu hoặc xung đột các Vit với nhau.
Thực phẩm là nguồn cung cấp Vit B12 tự nhiên và tốt cho sức khỏe, chúng ta cần chú ý
đến chế độ ăn của chúng ta.
 Vit B12 rất cần thiết cho cơ thể con người chúng ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] />[2] />[3] />[4] />2.html
[5] />%A7u#Thi.E1.BA.BFu_m.C3.A1u_.C3.A1c_t.C3.ADnh_v.C3.A0_vitamin_B12
[6] />7763/
[7] />[8] />[9] />[10] The American Journal of Clinical Nutrition – JANUARY 1980, pp. 1-3. Printed in USA.
(đính kèm).
[11] />[12] />[13] Dinh dưỡng người- T.S Nguyễn Minh Thủy – Trường Đại học Cần thơ 2009 – Trang 74-
>76.
[14] />[15] />vitamin-b12.aspx

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×