Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

DÙNG GIAO THỨC SOAP VÀ WEB SERVICE ĐỂ CAN THIỆP VÀO CƠ SỞ DỮ LIỆU THUÊ BAO TRẢ TRƯỚC CỦA VINAPHONE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.01 KB, 69 trang )

1
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin tỏ lòng cám ơn sâu sắc Tiến sĩ NGUYỄN KIM LAN, Phó Giám
đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, đã tận tình hướng dẫn, góp ý giúp
tôi thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt kiến
thức, kinh nghiệm thiết thực bổ ích cho hoạt động nghiên cứu và công tác thực tiễn
của bản thân cũng như đúc kết vào bản luận văn này trong quá trình học tập tại Học
viện nói chung cũng như tại Khoa Quốc tế và Sau đại học nói riêng.
Xin được cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Đài GSM – Trung tâm
Dịch vụ Viễn thông KVI và Tổ PPS-IN – Trung tâm Phát triển Dịch vụ, Công ty
Vinaphone đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian khóa học và khi phát triển
đề tài, ứng dụng đề tài trong thực tế.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình đã chia sẻ, động viên tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu, do trình độ và phạm vi nghiên cứu còn hạn chế
nên bản luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận
được sự góp ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp để đề
tài này được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên thực hiện
Nguyễn Trọng Bình
2
Mục lục
L I C M NỜ Ả Ơ 1
THU T NG , CH VI T T TẬ Ữ Ữ Ế Ắ 3
DANH M C B NGỤ Ả 4
DANH M C HÌNH V , THỤ Ẽ ĐỒ Ị 4
PH N M UẦ ỞĐẦ 5
PH N N I DUNGẦ Ộ 7


Ch ng 1: GI I THI U V H TH NG TR TI N TR C C A ươ Ớ Ệ Ề Ệ Ố Ả Ề ƯỚ Ủ
VINAPHONE 7
1Nguyên lý ho t ng c a thuê bao tr tr c:ạ độ ủ ả ướ 7
2Gi i thi u v h th ng tr tr c c a hãng Comverse:ớ ệ ề ệ ố ả ướ ủ 9
3 M t s d ch v v ch ng trình khuy n m i m i:ộ ố ị ụ à ươ ế ạ ớ 12
4Các lo i d li u trong c s d li u thuê bao tr tr c:ạ ữ ệ ơ ở ữ ệ ả ướ 14
5Can thi p v o d li u tr tr c b ng các công c hi n t i:ệ à ữ ệ ả ướ ằ ụ ệ ạ 19
6K t lu n:ế ậ 24
Ch ng 2: Tìm hi u các giao th c liên quanươ ể ứ 25
3. TCP/IP 25
4. HTML 27
5. XML 28
6. Gi i thi u s l c v t ch c W3C:ớ ệ ơ ượ ề ổ ứ 29
7. HTTP: 30
8. RPC: 31
9. Web services: 32
10. WSDL: 37
11. SOAP: 39
11.1.1Một số ưu điểm nổi bật của SOAP: 39
11.1.2Cú pháp của SOAP: 41
11.1.3Xử lý lỗi của bản tin SOAP 44
11.1.4Đóng gói bản tin SOAP vào trong bản tin HTTP: 47
11.1.5Truy cập dữ liệu có cấu trúc: 48
11.1.6Một số hàm cơ bản của SOAP::Lite để tạo bản tin XML 50
2. 10 K t lu n:ế ậ 53
Ch ng 3: Nghiên c u phát tri n ch ng trình ng d ngươ ứ ể ươ ứ ụ 54
1.Gi i thi u:ớ ệ 54
2.Yêu c u t ra c a ch ng trình:ầ đặ ủ ươ 55
3.Xây d ng thu t toán, thi t k , phát tri n ch ng trình:ự ậ ế ế ể ươ 59
4. Ch y ch ng trình, các thông s t c:ạ ươ ố đạ đượ 63

5. Áp d ng trong th c t :ụ ự ế 64
6. Nh n xét, ánh giá:ậ đ 65
3
PH N K T LU N:Ầ Ế Ậ 66
DANH M C TÀI LI U THAM KH OỤ Ệ Ả 69
THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT
Thuật ngữ Tên tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
Accumulator Bộ đếm, căn cứ vào đó thuê bao sẽ
được hưởng khuyến mại tương ứng,
ADO ActiveX Data Objects Công nghệ ADO của Microsoft
API Application Programming
Interface
Giao diện lập trình ứng dụng
Bonus plan Kế hoạch thưởng, gán cho thuê bao
để hưởng khuyến mại
BTS Base Tranceiver Station Trạm thu phát gốc
BSC Base Station Controller Bộ điều khiển trạm gốc
CCS Call Control Server Máy chủ điều khiển cuộc gọi
CCC Customer Care Client Máy trạm chăm sóc khách hàng
CCWS Customer Care Web Service Web service chăm sóc khách hàng
GPRS General Package Radio Service Dịch vụ vô tuyến gói chung
GUI Graphic User Interface Giao diện đồ họa cho người dùng
HIA Host Interface for
Administration
Giao diện máy trạm quản lý
HTTP Hyper Text Transfer Protocol Giao thức truyền tải siêu văn bản
HTML Hyper Text Markup Language Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
HSBN High speed backbone network Mạng đường trục tốc độ cao
IN Intelligent network Mạng thông minh
IVRU Interactive Voice Response Unit Khối trả lời thoại tương tác

LBA Load Balancing Advisor Bộ phân tải
MS Mobile station Máy đầu cuối di động
MSC Mobile Switching Center Tổng đài dịch vụ di động
MMS Multimedia Messaging Service Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện
Payment
server
Máy chủ phục vụ việc trừ cước dịch
vụ (cuộc gọi, MMS, GPRS, …)
PPS Pre-paid System Hệ thống trả trước
PC Personal Computer Máy tính cá nhân
RDBMS Relational Data Base
Management Systems
Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu
quan hệ
RPC Remote Procedure Call Mô hình gọi hàm từ xa
4
SAW Service Administration
Workstation
Máy trạm quản trị dịch vụ
SOAP Simple Object Access Protocol/
Service Oriented Architecture
Protocol
Giao thức truy cập đối tượng đơn
giản/Giao thức cấu trúc hướng dịch
vụ
SQL Structured Query Language Ngôn ngữ truy xuất có cấu trúc
SMS Short Message Service Dịch vụ tin nhắn
SMSC Short Message Service Center Trung tâm dịch vụ tin nhắn
SSP Service Switching Point Điểm chuyển mạch dịch vụ
SCP Service Control Point Điểm điều khiển dịch vụ

SLU Service Logic Unit Khối logic dịch vụ
SGU Signalling Gateway Unit Khối cổng báo hiệu
SDP Service Data Point Điểm dữ liệu dịch vụ
UDDI Universal Description,
Discovery and Integration
Chuẩn viết bằng XML để mô tả,
quảng bá và tìm kiếm Web service
URL Uniform Resource Locator Phần xác định địa chỉ tài nguyên
mạng, đường link
WSDL Web Services Description
Language
Ngôn ngữ mô tả Web service, được
tạo ra bởi thành phần UDDI
XML eXtensible Markup Language Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các thành phần chính của WSDL 38
Bảng 2.2 Các thành phần con của SOAP Fault
46
Bảng 2.3 Các giá trị của <faultcode> 46
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1. Mô hình tổng quan mạng PPS Comverse 10
5
Hình 1.2 Khai báo các bonus plan 19
Hình 1.3 Mô hình kết nối HIA 22
Hình 1.4 Giao diện GUI chạy HIA cho một file nhiều thuê bao 22
Hình 2.1 Một mô hình ngăn xếp giao thức và các lớp tương ứng 26
Hình 2.2 Hiển thị nội dung đoạn mã HTML 28
Hình 2.3 Giao diện web của một ứng dụng dùng HTTP POST 32

Hình 2.4 Cấu trúc Web service 33
Hình 2.5 Mô hình triển khai SOAP và Web service 41
Hình 3.1 Lưu đồ thuật toán giải quyết yêu cầu đặt ra 61
Hình 3.2: Mô hình triển khai LBA 63
PHẦN MỞ ĐẦU
Đối với một nhà cung cấp dịch vụ di động thì mảng thuê bao trả trước chiếm
một phần quan trọng về số lượng, về các dịch vụ dành riêng, về đầu tư công nghệ
cũng như về doanh thu. Thuê bao di động trả trước có thêm tài khoản nằm trên hệ
thống của nhà cung cấp dịch vụ so với các thuê bao trả sau thông thường, điều đó
đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về mặt công nghệ để lưu trữ, bảo dưỡng và xử lý
chúng.
Việc can thiệp vào cơ sở dữ liệu thuê bao trả trước luôn cần thiết nhưng cũng
cần hết sức thận trọng. Sửa đổi dữ liệu được thực hiện để phục vụ các mục đích
chăm sóc khách hàng, thực hiện khuyến mãi, đồng bộ dữ liệu… Khi sửa dữ liệu
nóng phải chú ý tới ảnh hưởng của nó vì có liên quan đến sự biến đổi liên tục của
dữ liệu thuê bao. Khả năng xấu có thể xảy ra khi sửa dữ liệu là gây tăng tải đột biến
của cơ sở dữ liệu, bảng dữ liệu bị khóa (lock) dẫn đến dữ liệu thuê bao không truy
cập được (thuê bao có thể không thực hiện được cuộc gọi, không nạp thẻ được…),
dữ liệu thuê bao thiếu nhất quán (thông tin truy xuất ra không đúng với thực tế).
Đi kèm với cơ sở dữ liệu của thuê bao, nhà cung cấp hệ thống (các hãng
cung cấp thiết bị) luôn có chương trình giao diện GUI đi kèm để cho các nhân viên
6
chăm sóc khách hàng có thể truy xuất được thông tin về thuê bao, một số người
dùng cấp cao có thể dùng GUI để sửa đổi dữ liệu của thuê bao, nhưng công cụ
chính của các kỹ sư quản lý, vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống vẫn là các
chương trình tự xây dựng để có thể làm việc với số lượng lớn thuê bao (làm việc
theo batch) và cao hơn là có thể xử lý số liệu thuê bao theo giải thuật, theo tình
huống. Các chương trình như vậy chủ yếu là dùng kết nối TELNET truyền thống
hoặc vào máy chủ cơ sở dữ liệu để gõ lệnh SQL trực tiếp vào cơ sở dữ liệu nhưng
thường không được các nhà cung cấp hệ thống khuyến nghị và hỗ trợ.

Được sự định hướng và chỉ bảo tận tình của Tiến Sĩ Nguyễn Kim Lan cùng
với quá trình nghiên cứu tìm hiểu của bản thân, tôi quyết định lựa chọn đề tài luận
văn tốt nghiệp: “Dùng giao thức SOAP và Web service để can thiệp vào cơ sở
dữ liệu thuê bao trả trước của Vinaphone”.
Luận văn tập trung cho việc nghiên cứu lý thuyết và phát triển chương trình
phần mềm hoạt động trên giao thức SOAP truy cập Web service để can thiệp và sửa
đổi dữ liệu thuê bao trả trước của Vinaphone một cách an toàn, tốc độ và có thể
thực hiện theo giải thuật mong muốn.
Phương pháp nghiên cứu là bám vào yêu cầu thực tiễn sản xuất, tìm hiểu ưu
điểm của giao thức SOAP và Web service và lấy đó làm nền tảng lý thuyết, dùng
các kết quả thực nghiệm để kiểm chứng và để hoàn thiện chương trình. Mục tiêu
cuối cùng là áp dụng chương trình vào hoạt động sản xuất trong thực tiễn tại đơn vị.
Luận văn được chia thành 03 chương:
Chương I: Giới thiệu về hệ thống trả tiền trước của Vinaphone
Chương I giới thiệu về thuê bao trả trước, vấn đề lưu trữ và xử lý dữ liệu
thuê bao trả trước và mô tả sơ lược về hệ thống trả trước của hãng Comverse, giới
thiệu các tính năng và các chương trình khuyến mại mà khi thực hiện sẽ cần can
thiệp nhiều đến dữ liệu thuê bao trả trước. Chương này cũng giới thiệu các phương
7
pháp can thiệp vào dữ liệu thuê bao trả trước hiện tại và các ưu, nhược điểm của
chúng, từ đó cho thấy tính cần thiết của việc phát triển chương trình mới.
Chương II: Tìm hiểu các giao thức liên quan
Chương này giới thiệu lần lượt các công nghệ, giao thức và ngôn ngữ liên
quan đến nội dung chương trình, chú trọng đến mô tả ưu điểm của giao thức SOAP,
cách hoạt động và nội dung các bản tin SOAP.
Chương III: Nghiên cứu phát triển chương trình ứng dụng
Chương này đề cập đến mô hình hoạt động của SOAP và Web service tại
đơn vị, quá trình thiết kế giải thuật và nghiên cứu phát triển ứng dụng trong thực tế.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TRẢ TIỀN TRƯỚC CỦA

VINAPHONE
1 Nguyên lý hoạt động của thuê bao trả trước:
1. Thuê bao trả sau:
Thuê bao trả sau là loại hình thuê bao xuất hiện đầu tiên và cho đến nay vẫn
là thuê bao có các dịch vụ cơ bản nhất. Thuê bao trả sau có logic hoạt động và các
dịch vụ gần giống với các thuê bao cố định hiện nay, tức là sử dụng dịch vụ không
hạn chế và thanh toán cước phí vào cuối kỳ. Để phục vụ các thuê bao trả sau thì chỉ
cần các thành phần lõi của một mạng di động bao gồm MS, BTS, BSC, MSC, VLR,
HLR, SMSC và một trung tâm thu nhận cước là về cơ bản đã có thể đáp ứng các
dịch vụ cho thuê bao. Các dịch vụ và các chương trình khuyến mại dành cho thuê
bao trả sau cũng không thật nhiều và đa dạng, các hình thức khuyến mại vẫn chủ
8
yếu là giảm tiền hòa mạng, giảm trừ tiền cước vào biên lai vào cuối kỳ thanh toán
và một số các hoạt động chăm sóc khách hàng khác.
2. Thuê bao trả trước:
So với thuê bao trả sau thì thuê bao trả trước có thêm tài khoản trả trước nằm
trong hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ, thuê bao trả trước không thể sử dụng dịch
vụ không giới hạn như thuê bao trả sau mà sẽ phải có bước kiểm tra xem thuê bao
có đủ điều kiện sử dụng dịch vụ hay không. Điều kiện sử dụng dịch vụ phụ thuộc
vào trạng thái của tài khoản, bao gồm số dư tài khoản so với mức cước của dịch vụ
đang yêu cầu sử dụng và thời hạn của tài khoản. Việc kiểm tra được thực hiện bởi
các bản tin báo hiệu trao đổi bởi các phần tử chuyên trách trong hệ thống trả trước
ngay khi thuê bao thực hiện cuộc gọi. Theo đó để phục vụ thuê bao trả trước cần có
thêm một hệ thống trả trước (PPS) để quản lý các dữ liệu của thuê bao trả trước và
các node có chức năng của SSP (Service Switching Point) và SCP (Service Control
Point) để cung cấp các dịch vụ trả trước, nhận biết cuộc gọi trả trước và điều khiển,
định tuyến các cuộc gọi tùy theo dịch vụ yêu cầu.
Số dư tài khoản và thời hạn sử dụng sẽ được gia tăng khi thuê bao mua bằng
lượng tiền mặt tương đương dưới hình thức nạp thẻ (thẻ cào, thẻ điện tử, cho/tặng
giữa các thuê bao, trả tiền trực tiếp cho đại lý…) trước khi sử dụng các dịch vụ.

Có hai phương thức tính cước cho thuê bao trả trước:
 Tính cước online: Cước được tính theo thời gian thực. Các thuê bao trả trước khi
thực hiện dịch vụ (thực hiện cuộc gọi, nhắn tin,…) sẽ được hệ thống kiểm tra về
các điều kiện (chủ yếu là số dư tài khoản và thời hạn sử dụng của tài khoản)
bằng các bản tin báo hiệu để có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ. Trong trường hợp
không đủ điều kiện thì việc sử dụng dịch vụ sẽ bị từ chối, khách hàng đang sử
dụng dịch vụ cũng sẽ bị ngắt kết nối.
 Tính cước offline: Cước của các dịch vụ sử dụng được xử lý sau (có trễ) khi
dịch vụ được sử dụng. Đây là hình thức tính cước cũ và phổ biến, thường thích
hợp đối với một số dịch vụ nhắn tin và truy cập các dịch vụ về data. Tài khoản
9
của thuê bao chỉ bị trừ sau vài phút sử dụng dịch vụ, thuê bao chỉ được kiểm tra
về khả năng tiếp tục sử dụng dịch vụ tại mỗi thời điểm tiền bị trừ.
Mỗi loại hình thuê bao sẽ có một ưu nhược điểm riêng nhưng nhìn chung
thuê bao trả trước thường thích hợp với các khách hàng không sử dụng dịch vụ quá
nhiều một cách thường xuyên, đối tượng phục vụ đa dạng theo nhu cầu sử dụng
riêng một dịch vụ nào đó (khách hàng thông thường, khách hàng thường xuyên
nhắn tin, khách hàng thường xuyên chờ cuộc gọi…) và khách hàng có thể hạn chế
được mức sử dụng của chính mình nhờ vào tài khoản.
Về phía nhà cung cấp dịch vụ di động thì các thuê bao trả trước cũng là đối
tượng được khuyến khích phát triển và thường xuyên được hưởng các hình thức
khuyến mại đa dạng và linh hoạt nhằm vào tài khoản của khách hàng.
2 Giới thiệu về hệ thống trả trước của hãng Comverse:
Có nhiều mô hình triển khai hệ thống PPS trên thế giới. Hệ thống PPS của
hãng Ericsson và Comverse được sử dụng tại Vinaphone được thực hiện trên cơ sở
mạng IN (Intelligent Network). Cụ thể về mô hình mạng IN có thể được tham khảo
tại các tài liệu chuyên sâu của mạng IN, phần tiếp theo đây chỉ có tính giới thiệu sơ
bộ hệ thống PPS IN của Comverse trong mạng VinaPhone nằm trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài.
1.2.1. Tổng quan về hệ thống PPS IN của hãng Comverse.

10
Hình 1.1. Mô hình tổng quan mạng PPS Comverse
SLU (Service Logic Unit):
SLU là một trong các điểm điều khiển chính của hệ thống có chức năng xử
lý cuộc gọi, tính cước, truyền báo hiệu và thực hiện giao tiếp với các khối bên trong
như: SDP, IVR. SLU bao gồm hai phần:
- Service Logic Function (SLF): cung cấp môi trường cho các ứng dụng thời
gian thực hoạt động. Ví dụ: phụ trách tính cước.
- IP Core Function (IPF): Quản lý các tài nguyên thoại và chuyển mạch của
hệ thống, giao tiếp với các thành phần mạng báo hiệu khác và cung cấp các dịch vụ
như thu thập thống kê và quản lý báo hiệu.
Hiện tại hệ thống PPS Comverse của Vinaphone bao gồm 29 SLU trong đó
có 9 SLU đóng vai trò làm Payment Server sử dụng giao thức TCP/IP chịu trách
nhiệm trừ tiền nhắn tin SMS, GPRS, điều chỉnh tài khoản
SDP (Service Data Point):
SDP là hệ thống máy chủ cơ sở dữ liệu của thuê bao trả trước, sử dụng phần
mềm cơ sở dữ liệu Oracle. SDP của Comverse có hai cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu
11
thứ nhất còn gọi là cơ sở dữ liệu chính (Main Database_Main DB), bao gồm dữ liệu
về thuê bao, thẻ cào và đây là dữ liệu theo thời gian thực. Cơ sở dữ liệu thứ hai còn
gọi là cơ sở dữ liệu lịch sử (History Database_History DB) bao gồm các bản ghi
lịch sử cuộc gọi, nạp thẻ, tài khoản và cơ sở dữ liệu này không theo thời gian thực.
CCS (Call Control Server):
CCS chịu trách nhiệm cung cấp giao diện báo hiệu C7 giao tiếp với IVR để
phục vụ các cuộc gọi 900 nghe tài khoản và nạp thẻ.
SGU (Signalling Gateway Unit):
SGU là điểm báo hiệu chịu trách nhiệm điều khiển các bản tin IN. Khối này
có thể xử lý khối lượng lớn các bản tin của IN (như bản tin CAP2 hoặc CAP3) và
các bản tin báo hiệu.
Mỗi một SGU có thể giao tiếp được với nhiều SLU. Các SGU CE nhận dạng

các SLU thông qua giao thức DTCAP. Cấu hình của các SLU đều có thông tin về
các SGU CE và chúng luôn giao tiếp với nhau. SLU nhận dạng SGU thông qua
UDP socket.
SGU hoạt động theo cấu hình Active – Standby và giữa hai CE Active và
Standby có chia sẻ về lưu lượng báo hiệu C7.
TRM (TRILOGUE Manager):
TRM đóng vai trò là điểm quản lý trung tâm, có chức năng hỗ trợ và quản lý
tất cả các truy nhập đến từng phần tử của hệ thống. TRM cũng lưu trữ bản ghi chi
tiết cuộc gọi (CDR_Call Detail Record) và hoạt động như một host ngoài tập hợp
tính cước.
IVRU (Interactive Voice Response Unit):
12
IVR được sử dụng để hướng dẫn khách hàng khi khách hàng gọi tới số dịch
vụ 900 trong việc nghe tài khoản, thời hạn và nạp thẻ. IVRU hoạt động dưới sự điều
khiển của SLU.
SAW (Service Administration Workstation) và CCC (Service
Administration Workstation):
SAW và CCC là giao diện đồ họa linh hoạt dành cho người sử dụng xem
thông tin về thuê bao như: cuộc gọi, nạp thẻ, tài khoản, thời hạn, khuyến mại.
CCWS (Customer Care Web Service):
CCWS là một máy chủ SOAP/XML trên cơ sở Web Service và là hệ điều
hành giao diện độc lập dùng cho việc xây dựng tuỳ biến các ứng dụng dùng cho
việc chăm sóc khách hàng.
Trong sơ đồ của hệ thống thuê bao trả trước của Comverse chúng ta quan
tâm nhiều nhất đến các khối SDP và CCWS. Hai khối chức năng trên kết nối với
nhau bằng mạng LAN địa chỉ nội bộ. Cơ sở dữ liệu của thuê bao được đặt trên node
SDP, chạy hệ điều hành Unix, phần mềm cơ sở dữ liệu là Oracle. CCWS là các máy
chủ web chạy hệ điều hành Windows NT cài đặt IIS, .Net Framework 2.0
3 Một số dịch vụ và chương trình khuyến mại mới:
Phần này xin giới thiệu một số tính năng của hệ thống và các kịch bản

khuyến mại tiêu biểu thường áp dụng. Thông thường các chương trình khuyến mại
được xây dựng trên cơ sở nhà cung cấp dịch vụ di động phân loại và tạo điều kiện
cho các thuê bao được hưởng các tính năng khuyến mại sẵn có của hệ thống. Đối
với các kịch bản vượt ngoài các tính năng của hệ thống thì các kỹ sư của nhà cung
cấp dịch vụ phải phát triển các phần mềm để đáp ứng các kịch bản đó và các
chương trình như vậy sẽ thường xuyên can thiệp, sửa đổi dữ liệu của thuê bao.
13
- Friends and Family (F&F):
F&F là một tính năng phụ trợ của hệ thống trả trước Comverse, là một gói
tính cước có tính chất khuyến khích hoạt động của thuê bao trả trước. F&F cho
phép thuê bao đăng ký đến tối đa 10 số thuê bao khác vào trong Danh bạ F&F
(Friends and Family Phonebook) của mình, danh bạ này nằm trong cơ sở dữ liệu
của thuê bao trả trước. Thuê bao thực hiện cuộc gọi hoặc nhắn tin đến các số nằm
trong danh sách F&F sẽ được áp dụng một mức tính cước rẻ hơn so với mức cước
cuộc gọi và nhắn tin bình thường. Mỗi thuê bao đều có thể có danh sách F&F của
riêng mình và việc đăng ký, thay đổi số thuê bao trong danh sách là linh hoạt, có thể
thực hiện nhiều lần. Thuê bao có thể thực hiện đăng ký các số thuê bao nằm trong
danh sách F&F của mình theo nhiều cách, cách thông thường Vinaphone hay áp
dụng là thực hiện nhắn tin đến số dịch vụ 900 theo một cú pháp quy định sẵn.
- Dedicated Account:
Trước đây với dịch vụ cơ bản là cuộc gọi thì người ta chỉ quen với việc mỗi
thuê bao có duy nhất một tài khoản trả trước. Sự phát triển mạnh của các dịch vụ về
dữ liệu và dịch vụ giá trị gia tăng đã góp phần dẫn đến sự ra đời của khái niệm các
tài khoản riêng (dedicated account) hay nhiều tài khoản (multiple balances), trong
đó mỗi thuê bao sẽ được cấu hình có nhiều tài khoản, tối đa là 10, mỗi tài khoản gắn
với một dịch vụ nhất định và có đơn vị tính cước riêng. Thông thường có tài khoản
chính để phục vụ tính cước cho tất cả các dịch vụ sử dụng, có tài khoản phụ thứ
nhất dành cho nhắn tin và gọi nội mạng, có tài khoản phụ thứ hai dành cho dữ liệu,
tính cước theo mỗi 10kbyte,…Mỗi tài khoản có thể có một thời hạn sử dụng riêng.
Việc sử dụng nhiều tài khoản sẽ đem lại khách hàng cho khách hàng một cách tổ

chức quản lý tài khoản mới, linh hoạt và chủ động hơn. Khách hàng hay nhắn tin có
thể chọn loại hình dịch vụ (COS) nào có mức tính cước đối với SMS thấp nhất và
đối với nhà cung cấp dịch vụ thì thông thường mỗi dịp khuyến mại sẽ tặng cho COS
14
này số lượng tin nhắn hợp lý nhất, tương tự, các khách hàng có nhu cầu gọi hoặc
dịch vụ dữ liệu là chính cũng sẽ như vậy.
- Một số hình thức khuyến mại tiêu biểu:
Trên cơ sở các tính năng, dịch vụ mà phần mềm của hệ thống cung cấp, nhà
khai thác dịch vụ đã và đang áp dụng các hình thức khuyến mại phổ biến như sau:
+ Kích hoạt mới được hưởng thêm tiền vào tài khoản
+ Thuê bao trên 3 năm được hưởng thêm 100% giá trị thẻ khi nạp, trong đó
50% vào tài khoản chính, 50% vào tài khoản nhắn tin và gọi nội mạng
+ Thuê bao thông thường nạp thẻ lần 1, 2, 3 được hưởng 30% giá trị thẻ nạp
+ Thuê bao đã khóa 2 chiều nạp thẻ được hưởng 50% giá trị thẻ nạp
+ Thuê bao đăng ký 5 số máy thân thiết trong phạm vi các đầu số của VNPT
để được giảm tới 90% cước cuộc gọi
+ Thuê bao nghe cũng được thưởng tiền vào tài khoản dựa trên số phút liên
lạc v.v…
Tùy thuộc vào nhu cầu và xu hướng của thị trường mà các loại hình khuyến
mại có thể được triển khai áp dụng từ cùng một thời điểm hoặc áp dụng xen kẽ, bổ
sung nhau. Việc xử lý, phân loại dữ liệu thuê bao để áp dụng hình thức khuyến mại
cho đúng đối tượng được hưởng khuyến mại là trách nhiệm của các kỹ sư quản lý
vận hành hệ thống, theo đó việc can thiệp vào cơ sở dữ liệu trả trước là thường
xuyên, cần các quy trình rõ ràng, nắm vững các kiến thức về hệ thống, cơ sở dữ liệu
và sự hỗ trợ của các công cụ đủ mạnh và đáng tin cậy.
4 Các loại dữ liệu trong cơ sở dữ liệu thuê bao trả trước:
Hệ thống thuê bao trả trước của Vinaphone (hay còn gọi là hệ thống tính
cước theo thời gian thực) sử dụng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS)
để quản lý và lưu trữ tất cả dữ liệu về thuê bao của mình. Các dữ liệu bao gồm các
bản ghi về thuê bao, bảng cước (tariff), các hình thức khuyến mại (promotion

plans), các số bị cấm, các số cho phép, v.v… và được lưu ở trong cơ sở dữ liệu dưới
dạng các bảng (table) và bản ghi (record). Hệ thống trả trước bao gồm một cơ sở dữ
15
liệu biến đổi theo thời gian thực để hỗ trợ tính cước, xử lý các giao dịch cuộc gọi,
dữ liệu và các dịch vụ giá trị gia tăng bên ngoài như SMS, MMS và các giá trị trên
nền web theo thời gian thực.
Việc phân biệt được các loại hình dữ liệu chứa trong cơ sở dữ liệu là cần
thiết vì chúng khác nhau về độ phức tạp, tần suất biến động và các đối tượng người
dùng tác động xử lý chúng:
- Dữ liệu dịch vụ:
Dữ liệu dịch vụ bao gồm dữ liệu liên quan tới cấu hình dịch vụ và các gói
tính năng khác nhau dành cho thuê bao. Dữ liệu dịch vụ bao gồm lưu đồ tính cước
(thuê bao phải trả bao nhiêu tiền cho các cuộc gọi khác nhau), các kiểu dịch vụ
(thuê bao có thể gọi tới các số nào,…) và các cấu hình khác.
Dữ liệu dịch vụ không biến đổi thường xuyên, sau lần đầu khởi tạo cho nhiều
loại dịch vụ khác nhau, dữ liệu dịch vụ hầu như không biến động. Bảng cước thỉnh
thoảng sẽ cần phải thay đổi và các gói dịch vụ cũng phải biến đổi thích ứng với nhu
cầu của thị trường nhưng những thay đổi đó diễn ra định kỳ và sẽ trải qua các quãng
nghỉ dài, thường là hàng tuần hoặc hàng tháng.
Dữ liệu dịch vụ có tính phức tạp cao nhưng kích thước lại không quá lớn, so
với hàng triệu bản ghi thuê bao và hàng chục triệu bản ghi lịch sử các cuộc gọi gần
nhất thì kích thước của dữ liệu dịch vụ vẫn là nhỏ.
Dữ liệu dịch vụ không mang tính cá nhân, nó không dành cho riêng một thuê
bao nào mà phục vụ một nhóm thuê bao có chung một định nghĩa dịch vụ.
- Dữ liệu thuê bao:
Dữ liệu thuê bao bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến một thuê bao cụ
thể. Mỗi bản ghi mô tả một thuê bao và số lượng bản ghi thuê bao là rất lớn. Một
bản ghi thuê bao bao gồm thông tin về số thuê bao, số tiền, trạng thái thuê bao và có
thể bao gồm các dữ liệu cá nhân như tên và địa chỉ. Một bản ghi thuê bao cũng bao
gồm các thông tin lịch sử mô tả các sự kiện gần nhất có tác động tới thuê bao như

các cuộc gọi, số lần nạp thẻ và sự thay đổi trạng thái thuê bao gần nhất. Dữ liệu thuê
bao có độ phức tạp không bằng so với dữ liệu dịch vụ nhưng được cập nhật rộng
16
khắp hơn so với dữ liệu dịch vụ. Các nhân viên chăm sóc khách hàng thường xuyên
sử dụng dữ liệu thuê bao để giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Dữ liệu thuê bao
có tính chất biến đổi liên tục, chúng biến đổi mỗi khi thuê bao sử dụng dịch vụ
(cuộc gọi, SMS, GPRS, MMS…). Sau mỗi giao dịch tính cước, giá trị tài khoản
mới sẽ được ghi vào cơ sở dữ liệu và lịch sử giao dịch gần nhất sẽ được tạo ra. Số
lượng bản ghi thuê bao phụ thuộc vào quy mô của hệ thống và mạng lõi. Một mạng
có hơn 1 triệu bản ghi thuê bao đã được coi là mạng lớn.
- Dữ liệu thẻ nạp:
Các thẻ nạp được dùng để nạp thêm tiền vào tài khoản, chúng không liên
quan đến bất cứ thuê bao riêng lẻ nào và cũng không được coi là dữ liệu dịch vụ.
Các bản ghi dữ liệu thẻ nạp có cấu trúc đơn giản và có số lượng lớn để đáp ứng nhu
cầu sử dụng của thuê bao. Để tạo ra dữ liệu thẻ nạp cần có các quy trình quản lý và
thuật toán riêng biệt, ta không đi sâu vào tìm hiểu chúng trong nội dung đề tài.
Đề tài nghiên cứu xây dựng chương trình để tác động vào loại hình dữ liệu
thuê bao là loại hình dữ liệu có khối lượng rất lớn và biến đổi liên tục như đã nêu ở
trên. Dữ liệu thuê bao trong cơ sở dữ liệu cũng được tổ chức thành nhiều bảng, chứa
đựng nhiều nhóm thông tin khác nhau về thuê bao, dữ liệu trên các bảng có liên
quan đến nhau để tạo nên tập hợp dữ liệu đầy đủ về thuê bao. Ở đây xin trích dẫn
nội dung một bảng quan trọng được áp dụng nhiều trong phạm vi nghiên cứu:
Tên bảng: PPS_SUBSCRIBER
Tên trường NULL Kiểu dữ liệu
SUBSCRIBER_ID NOT NULL VARCHAR2(30)
CREATION_DATE NOT NULL DATE
CURRENT_STATE NOT NULL NUMBER(38)
COS_ID NOT NULL NUMBER
DATE_ENTER_ACTIVE DATE
LAST_RECHARGE_DATE DATE

BALANCE1 NOT NULL NUMBER(38,6)
BALANCE10 NOT NULL NUMBER(38,6)
17
ACCT_EXPIRE_DATE DATE
AC1 NUMBER(38,6)
BONUS_PLAN1 NUMBER
BONUS_PLAN7 NUMBER

Bảng 1.1 Một số trường của bảng PPS_SUBSCRIBER
Ý nghĩa các trường:
- SUBSCRIBER_ID:
là số nhận dạng duy nhất của một thuê bao trong hệ thống, giá trị của
SUBSCRIBER_ID trùng với số điện thoại sử dụng của thuê bao, ví dụ 912345678
- CREATION_DATE:
ngày khởi tạo, là thời điểm một thuê bao trả trước mới được khai báo vào
trong hệ thống
- CURRENT_STATE:
trạng thái thuê bao, thuê bao có thể sẽ lần lượt trải qua các trạng thái sau:
Idle (chưa kích hoạt), Active (đã kích hoạt và đang hoạt động, việc kích hoạt được
thực hiện bằng việc thực hiện cuộc gọi mất cước đầu tiên hoặc gọi vào IVR để nghe
tài khoản), Suspended (S1) (bị khóa chiều gọi đi khi thuê bao hết tiền hoặc hết thời
hạn sử dụng), Suspended (S2) (bị khóa cả chiều gọi đi và đến khi thuê bao hết thời
hạn gọi đến, thường gọi là khóa 2 chiều) và Disconnected (thuê bao đã bị xóa khỏi
hệ thống trả trước).
- COS_ID:
loại hình dịch vụ, Vinaphone hiện có các COS (class of service) chính như
Vinacard, Vinatext, Vinadaily và Vinaxtra. Các loại hình dịch vụ trả trước đó phục
vụ các nhu cầu đa dạng như thuê bao chỉ nhắn tin, thuê bao chỉ nghe, thuê bao có
18
thời hạn nghe dài, thuê bao có mức cước nhắn tin rẻ, thuê bao có mức sử dụng dịch

vụ ổn định…
- DATE_ENTER_ACTIVE:
ngày kích hoạt, là thời điểm thuê bao gọi IVR (gọi số 900) hoặc gọi một số
mất cước để bắt đầu hoạt động.
- BALANCE1 đến BALANCE10:
số dư các tài khoản tính bằng VNĐ, thông thường tài khoản chính (CORE
BALANCE) là BALANCE1 và là đối tượng được xử lý nhiều hơn cả.
- ACCT_EXPIRE_DATE:
Thời hạn sử dụng của tài khoản
- AC1:
Accumulator, mức độ sử dụng dịch vụ được dùng để áp dụng khuyến mại.
AC1 có thể tính bằng số phút thuê bao thực hiện cuộc gọi hoặc số thẻ đã nạp.
- Các BONUS_PLAN:
các khoản thưởng, theo logic hoạt động của hệ thống thì sẽ có một số các
bonus_plan được định nghĩa sẵn, mỗi thuê bao được gán bonus_plan đó sẽ hưởng
khuyến mại như bonus_plan đó quy định.
Ví dụ tạo ra bonus_plan có tên NOR_PLAN, bonus_plan đó quy định rằng
các thẻ nạp lần 1, 2 sẽ được hưởng thêm 25% giá trị thẻ nạp trong một khoảng thời
gian xác định (xem hình). Như vậy một nhóm thuê bao đủ điều kiện hưởng khuyến
mại sẽ được gán (assign) bonus_plan đó để khi thuê bao nạp thẻ sẽ được hưởng
đúng kiểu khuyến mại.
19
Hình 1.2 : Khai báo các bonus plan
5 Can thiệp vào dữ liệu trả trước bằng các công cụ hiện tại:
Phần trước đã giới thiệu một số trường quan trọng của 1 bảng dữ liệu thuê
bao trả trước, trong công việc làm khuyến mại cũng như các công việc chuẩn hóa
dữ liệu, giải quyết khiếu nại của thuê bao thì việc thay đổi giá trị các trường là việc
làm thường xuyên và có lúc phải xử lý khối lượng dữ liệu rất lớn. Các thao tác
thường làm là cộng, trừ tiền và thời hạn của thuê bao, thay đổi trạng thái của thuê
bao, thay đổi COS, reset Accumulator AC1, gán hoặc loại bỏ (remove) một bonus

plan đối với 1 hay nhiều thuê bao cho trước…
20
Để thay đổi nội dung các trường trong database của hệ thống Comverse có
thể sử dụng một trong các phương pháp sau:
- Dùng trực tiếp câu lệnh SQL (Structured Query Language):
SQL là ngôn ngữ dòng lệnh chung dùng để giao tiếp với các hệ thống cơ sở
dữ liệu quan hệ. Các cơ sở dữ liệu quan hệ thông dụng nhất hiện nay phải kể đến
Oracle và MySQL nhờ vào độ ổn định, tính an toàn và tốc độ của chúng. Để truy
cập vào cơ sở dữ liệu Oracle nói chung hay của hệ thống trả trước của Vinaphone
nói riêng bằng giao diện dòng lệnh SQL thì có một số cách sau:
+ Truy cập vào máy chủ chứa cơ sở dữ liệu, ở Vinaphone là node SDP. Trên
SDP, gõ lệnh sau để truy cập vào cơ sở dữ liệu:
sqlplus username/password@databasename
tiếp theo, từ dấu nhắc của SQL, gõ lệnh để sửa đổi dữ liệu
+ Dùng các chương trình phần mềm của một hãng thứ 3 chuyên hỗ trợ để kết
nối vào các cơ sở dữ liệu, để kết nối được vào cơ sở dữ liệu trả trước thì cũng phải
cung cấp username, password, databasename và địa chỉ IP của SDP. Trên giao diện
của các phần mềm đó cũng dùng các dòng lệnh SQL để sửa đổi dữ liệu. Có thể kể
đến một số phần mềm thông dụng như SQuirreL SQL Client, SQL Navigator,…
Chi tiết về cú pháp các lệnh SQL có thể xem thêm ở các tài liệu chuyên sâu.
Ở đây chỉ đề cập đến nhược điểm lớn của phương pháp dùng câu lệnh SQL
là cơ chế khóa (lock) dữ liệu của Oracle, đặt biệt là đối với cơ sở dữ liệu quan trọng,
biến động liên tục theo thời gian thực như của các thuê bao Vinaphone. Việc sửa
(update) một dòng dữ liệu (record) của thuê bao sẽ có khả năng gây lock dữ liệu của
thuê bao đó hoặc nặng hơn là lock toàn bộ bảng. Khả năng xấu là việc biến động dữ
liệu của thuê bao đó hoặc tất cả các thuê bao tại thời điểm đó không thực hiện được,
thuê bao thực hiện cuộc gọi có thể bị lỗi, các dữ liệu của thuê bao hiển thị trên các
màn hình giao diện người dùng (GUI) phục vụ chăm sóc khách hàng sẽ không đúng
với giá trị thực tế…Các câu lệnh SQL do người dùng viết không chuẩn hoặc thực
21

hiện không đúng thời điểm có khả năng làm tăng tải của cơ sở dữ liệu lên rất nhiều,
việc vô tình xóa mất bảng hay dữ liệu của thuê bao là điều có thể xảy ra. Việc người
dùng mở thêm một kết nối tới cơ sở dữ liệu đã làm tăng số kết nối tới cơ sở dữ liệu
một cách cưỡng bức. Vì các lý do đó, nhà cung cấp hệ thống không hỗ trợ và không
khuyến nghị sử dụng phương pháp này đối với cơ sở dữ liệu của mình.
- Dùng một giao diện có sẵn của hệ thống gọi là giao diện HIA:
HIA (Host Interface for Administration) là giao diện giữa hệ thống trả trước
của Comverse và một nút mạng (máy tính) phục vụ các thao tác đối với dữ liệu thuê
bao và thẻ nạp.
HIA PC hay còn được gọi là HIA Gateway là thiết bị trung gian của HIA, là
các máy tính được cài đặt phần mềm HIA và tạo các kết nối tới node SDP và các
máy tính mạng khác, nhờ đó các máy tính trong mạng nội bộ sử dụng giao diện
HIA sẽ không kết nối trực tiếp với cơ sở dữ liệu trên SDP mà chỉ sử dụng các bộ
lệnh có sẵn của HIA.
Khi bắt đầu một phiên làm việc thì cần có thao tác telnet vào HIA PC để làm
việc với câu lệnh ở dấu nhắc HIA (HIA>)
Hình 1.3 Mô hình kết nối HIA
HIA hỗ trợ 2 kiểu làm việc:
22
1. Kiểu làm việc theo lô (batch mode):
Là chương trình của hệ thống có giao diện GUI như hình 1.4:
Hình 1.4 Giao diện GUI chạy HIA cho 1 file nhiều thuê bao
Người dùng muốn thao tác trên số lượng lớn thuê bao thì cần viết sẵn các câu
lệnh HIA theo đúng cú pháp rồi lưu nội dung vào 1 file có phần mở rộng .hia. Sau
đó mở đường dẫn trỏ đến file và click vào “Load” để bắt đầu chạy.
2. Kiểu làm việc theo dòng lệnh (interactive mode):
Từ một máy trạm bên ngoài telnet vào 1 HIA PC rồi gõ lệnh ở dấu nhắc HIA
như đã đề cập ở trên, tuy nhiên phương pháp này chỉ để thao tác với từng thuê bao
hoặc để kiểm tra việc hoạt động của HIA PC. Thông thường muốn làm xử lý nhiều
thuê bao theo kiểu dòng lệnh thì các kỹ sư phải viết chương trình phần mềm để lần

lượt chạy lệnh cho từng thuê bao.
Phương pháp dùng HIA có một số nhược điểm như sau:
23
a. Mỗi chương trình GUI chỉ có thể chạy được 1 file vào 1 thời điểm, nên nếu
muốn sử dụng giao diện batch của hệ thống thì trên mỗi máy tính pc chỉ có thể
chạy được 1 file. Số lượng thuê bao lớn nên để xử lý hết (ví dụ khoảng vài triệu
thuê bao) thì phải chia thành rất nhiều file, việc kiểm soát nhân công để khỏi xử
lý lặp file là khá vất vả.
b. Về các thông số kỹ thuật, mỗi HIA PC chỉ đáp ứng tối đa 10 kết nối telnet và hỗ
trợ 25 câu lệnh/giây cho mỗi máy. HIA chưa sử dụng công nghệ connection
pool mà sử dụng nhiều kết nối tới cơ sở dữ liệu cho mỗi người dùng tức là sẽ
chiếm cố định một số kết nối tới cơ sở dữ liệu, đồng thời chưa áp dụng các biến
liên kết (bind variables) nên sẽ gây ra các vấn đề về tải và bộ nhớ chia sẻ đối với
node SDP khi tăng tốc độ xử lý. HIA là giao thức dựa trên telnet đơn thuần,
chưa áp dụng công nghệ API.
c. Số lượng HIA PC là không nhiều nên nếu cố gắng dùng chương trình để xử lý
số lượng lớn thuê bao trong khoảng thời gian ngắn sẽ làm tải của các HIA PC
tăng cao, các giao dịch sẽ bị chậm đi và bản thân tốc độ của chương trình cũng
không được như ý muốn. Ngày càng có nhiều dịch vụ gia tăng được triển khai
nên số lượng các ứng dụng sử dụng HIA là lớn, việc tăng tải HIA PC ở một thời
điểm có thể kéo theo hoạt động của các dịch vụ này cũng bị quá tải theo, các
giao dịch liên quan đến dữ liệu thuê bao sẽ không được xử lý kịp thời.
d. Bộ lệnh HIA chưa đầy đủ được như tất cả các lệnh SQL để thay đổi dữ liệu thuê
bao ở các mức như mong muốn nên việc dùng HIA chỉ dừng lại ở một số công
việc nhất định như cộng trừ tiền, thời hạn, chuyển đổi COS của thuê bao,
xóa/tạo thuê bao,… mà chưa thể áp dụng vào việc thay đổi AC1 hay gán bonus
plan,… để phục vụ khuyến mại.
- Dùng payment server (PMTSVR):
Payment server thực chất là các SLU được cài đặt phần mềm chuyên biệt
như đã trình bày ở trên, để phục vụ việc trừ tiền các giao dịch SMS, data (GPRS,

MMS…), điều chỉnh tài khoản. Để thực hiện được các thao tác đó thì các kỹ sư
24
cũng sẽ phải phát triển các chương trình kết nối tới payment server bằng TELNET
và gửi vào các lệnh theo cú pháp định sẵn. Việc gửi lệnh vào bằng payment server
có một chút khó khăn hơn so với HIA ở chỗ các lệnh của payment server không
hoàn toàn bằng các ký tự ASCII có thể đọc được mà là sự kết hợp của các ký tự
binary, hexa, ASCII. Đồng thời payment server cũng chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ sửa
đổi các dữ liệu cơ bản nhất nên đã bộc lộ các hạn chế khi tham gia vào các công
việc làm khuyến mại mới.
6 Kết luận:
Ở các phiên bản và dung lượng cũ của hệ thống PPS Comverse thì việc sử
dụng các phương pháp như trên đã được coi là đủ. Nhưng theo thời gian số lượng
thuê bao tăng mạnh mẽ, các dịch vụ đa dạng và phát triển không ngừng, các chương
trình khuyến mại thay đổi liên tục về hình thức và nội dung để thích ứng với nhu
cầu thị trường. Việc khuyến mại cho thuê bao trước đây chỉ phổ biến ở hình thức
thuê bao kích hoạt mới được tặng thêm tiền vào tài khoản thì nay đã phát triển lên
không ngừng về loại hình, độ đa dạng và độ phức tạp như một vài ví dụ đã nêu.
Nhà cung cấp hệ thống đã có các phiên bản hệ thống mới với các khái niệm
Accumulator, bonus plan, discount plan, dedicated account, … để phục vụ các hình
thức khuyến mại mới, đồng thời cung cấp các công nghệ, giao thức tiên tiến để hỗ
trợ việc xử lý dữ liệu, thiết lập các máy chủ web service để phục vụ chăm sóc khách
hàng. Xu thế của các nhà cung cấp hệ thống là cung cấp các công nghệ, giao diện
mở để nhà khai thác dịch vụ có thể tùy biến phát triển công cụ phục vụ công việc
của mình trên các giao diện đó tùy theo khả năng chứ không viết sẵn một phần mềm
GUI có các tính năng cố định như trước. Như thế vừa đảm bảo được độ an toàn về
dữ liệu của hệ thống, vừa tận dụng được các ưu điểm của các giao diện được xây
dựng trên nền tảng của các công nghệ tiên tiến đồng thời cũng đạt được các yêu cầu
về tốc độ, xử lý logic đa dạng…
Các công cụ để can thiệp vào cơ sở dữ liệu thuê bao trả trước hiện nay đã
dần bộc lộ những hạn chế nhất định ở các khía cạnh như công năng, khả năng đảm

25
bảo tải của hệ thống và độ an toàn về dữ liệu. Vì vậy việc tìm hiểu và khai thác
được giao thức mới để làm chủ hệ thống là việc rất cần thiết và bắt buộc. Sử dụng
giao thức SOAP để can thiệp vào cơ sở dữ liệu trả trước đảm bảo các tiêu chí nêu
trên đồng thời sử dụng được cấu hình, dịch vụ, tính năng và các công nghệ tiên tiến
của hệ thống. Chương trình tự viết sẽ có thể được chỉnh sửa liên tục để đáp ứng đa
dạng các bài toán về xử lý dữ liệu một cách chủ động và nhanh chóng so với việc
phải thuê một hãng phát triển phần mềm thứ ba viết và hỗ trợ thường xuyên.
Chương 2: Tìm hiểu các giao thức liên quan
Chương này giới thiệu lần lượt các giao thức, ngôn ngữ và công nghệ có liên
quan đến chương trình ứng dụng. Các thành phần đó đều là các giao thức, ngôn ngữ
và công nghệ tiên tiến mà SOAP sẽ được xây dựng bên trên. Ở phần cuối chương
chúng ta đi sâu vào bàn luận, mô tả Web service và giao thức SOAP là giao thức
nằm ở lớp cao nhất so với các giao thức được giới thiệu ở trong nội dung chương.
3. TCP/IP
TCP/IP (Transmission Control Protocol / Internet Protocol) là một bộ các
giao thức liên lạc (communication protocol) sử dụng mô hình ngăn xếp giao thức
(protocol stack) để làm cơ sở cho Internet và một số mạng thương mại khác chạy

×