Môn: Lý luận dạy học đại học
Câu hỏi thu hoạch: Phân tích mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình
dạy học đại học ? Ý nghĩa của sự hiểu biết đó đối với bản thân.
Bài làm
I Một số khái niệm cơ bản:
- Quá trình dạy học đại học: là một hệ thống các hành động liên tiếp và thâm
nhập liên tiếp của thầy và trò dưới sự hướng dẫn của thầy, nhằm đạt được
mục đích dạy học và qua đó phát triển nhân cách.
- Q trình dạy học được chia ra làm hai hoạt động là hoạt động dạy và hoạt
động học.
- Hoạt động dạy: là hoạt động của người được đào tạo nghề dạy học tổ chức
và điều khiển hoạt động của người học nhằm lĩnh hội kiến thức văn hóa xã
hội để tạo ra sự phát triển tâm lí, hình thành nhân cách.
+ Dạy học được hiểu là một hình thức đặc biệt của giáo dục (nghĩa rộng), xem
như là một trường hợp riêng của nó (của giáo dục). Dạy học là con đường đặc
biệt quan trọng trong mối quan hệ biện chứng và phối hợp với các con đường,
các hoạt động khác trong quá trình giáo dục để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ
đặt ra.
+ Dạy học là một quá trình truyền thụ, tổ chức nhận thực kiến thức, kinh
nghiệm xã hội và nghề nghiệp cho người học nhằm hình thành và phát triển
nhân cách nói chung và nhân cách nghề nghiệp nói riêng. Dạy học bao hàm
trong nó sự học và sự gắn bó với nhau, trong đó sự dạy khơng chỉ là sự giảng
dạy mà còn là sự tổ chức, chỉ đạo và điều khiển sự học.
+ Dạy học là một mặt của quá trình dạy và do người giáo viên thực hiện theo
nôi dụng, chương trình đào tạo đã định nhằm giúp người học đạt được các mục
tiêu học tập theo từng bài hoặc toàn khóa đào tạo. Hoạt động dạy học khơng chỉ
hướng đến yêu cầu truyền thụ kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thái độ
nghề nghiệp đúng đắn ở người học mà cịn góp phần phát triển tính tích cực và
tổ chức các hoạt dộng học tập của học viên.
+ Dạy là hoạt động của giáo viên, không chỉ là hoạt động truyền thụ cho học
sinh những nội dung đáp ứng được các mục tiêu đề ra, mà còn hơn nữa là hoạt
động giúp đỡ chỉ đạo và hướng dẫn học sinh trong quá trình lĩnh hội. Chỉ khi
nào nắm bắt được các điều kiện bên trong (hiều biết, năng lực, hứng thú,...) của
học sinh thì giáo viên mới đưa ra những tác động sư phạm phù hợp để hoạt
động học đạt được kết quả mong muốn.
- Hoạt động học: Học là q trình tương tác giữa cá thể mơi trường, kết quả là
dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể
đó.
+ Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người, được điều khiển bởi mục
đích tự giác là lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội, nhằm thỏa mãn nhu
cầu học, qua đó phát triển bản thân người học.
- Hoạt động dạy học gồm hai mặt của q trình dạy học và học ln đi kèm
biện chứng với nhau. Hoạt động dạy – học có các đặc trưng sau đây:
+ Thể hiện vai trò chủ đạo của giáo viên
+ Là một hoạt động có mục đích rõ ràng
+ Có nội dung, chương trình kế hoạch cụ thể
+ Diễn ra trong một môi trường nhất định (lớp học, xưởng thực hành, phịng thí
nghiệm)
+ Sử dụng các phương tiện đa dạng (ngôn ngữ, thiết bị, tài liệu)
+ Đa dạng về hoạt động: nhận thức, trí tuệ, vận động, thao tác,...
+ Kết quả hoạt động dạy được đánh giá thông qua kết quả học tập.
II Các thành tố trong quá trình dạy học đại học và bản chất của quá trình dạy
học
1 Thành tố cấu trúc của quá trình dạy học:
- Quá trình dạy học với tư cách là một hệ thống gồm có nhiều thành tố cơ bản,
trong đó giáo viên cùng với hoạt động dạy và học viên cùng với hoạt động
học là hai thành tố cơ bản nhất. Mọi người đều dễ dàng thấy rằng nếu khơng
có hai thành tố đó cùng với thành tố thứ ba là nội dung dạy học thì quá trình
dạy học không thể xảy ra.
- Như bất cứ hoạt động nào của con người, hoạt động hay quá trình dạy học
cũng có mục tiêu, cần sử dụng những phương pháp, phương tiện và cuối
cùng sẽ đạt được những kết quả nhất định. Tất cả những thành tố trên tồn tại
và tác động qua lại lẫn nhau trong một mối liên hệ hữu cơ chặt chẽ và tồn
bộ q trình hay hệ thống dạy học lại được đặt lại trong một môi trường kinh
tế xã hội ở cả bình diện vĩ mơ lẫn vi mô. Bất cứ lúc nào và ở đâu, hễ quá
trình dạy học diễn ra là các thành tố cơ bản đó tồn tại và tác động lẫn nhau
trong một cấu trúc xác định của quá trình dạy học.
- Nếu chỉ xét cấu trúc của chúng ở dạng giản đơn nhất định, thì một quá trình
dạy học bao gồm các yếu tố: mục đích (mục tiêu dạy học), nội dung dạy học,
các hoạt động dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và kết
quả học tập. Các yếu tố trên có sự quan hệ hữu cơ với nhau, chế ước và chịu
sự tác động của điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội – khoa học,... Nói cách
khác, các yếu tố xã hội này tạo nên một “trường xã hội” , trong đó diễn ra
hoạt động dạy học.
2 Bản chất của quá trình dạy học
Quá trình dạy học là một quá trình tương tác giữa con người với nhau trong
vô số các điều kiện ảnh hưởng như chính trị, kinh tế, tâm lý, xã hội, khoa học
giáo dục, thực trạng về trình độ khoa học kỹ thuật,... Cho nên việc xem xét bản
chất của quá trình dạy học cũng cần phải có cách nhìn tổng thể bao qt. Q
trình dạy học có các bản chất sau đây:
A, Quá trình dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể
Quá trình sư phạm tổng thể hay quá trình giáo dục nghĩa rộng là một quá
trình có mục tiêu, có kế hoạch, có tổ chức, có hướng dẫn nhằm hình thành và
phát triển nhân cách con người đáp ứng u cầu xã hội. Q trình đó thường
bao gồm hai q trình bộ phận đó là q trình dạy học và quá trình giáo dục
(nghĩa hẹp). Quá trình dạy học là một bộ phận chính, có ý nghĩa quyết định đến
kết quả của quá trình sư phạm tổng thể, nó chủ yếu nhằm trau dồi học vấn, hình
thành và phát triển tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học viên. Quá
trình giáo dục chủ yếu nhằm hình thành lý tưởng, niềm tin và hành vi đạo đức
cho học viên.
B, Quá trình dạy học là một q trình nhận thức
Mục tiêu của dạy học là, thơng qua hoạt động học – một hoạt động nhận
thức độc đáo của học viên, làm cho học lĩnh hội được những kinh nghiệm xã
hội mà lồi người đã tích lũy được nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề
nghiệp.
Hoạt động hay quá trình nhận thức – học tập ở bậc giáo dục nghề nghiệp có
những đặc điểm chủ yếu sau:
Q trình nhận thức là quá trình phản ánh các hiện tượng thực tiễn nhưng
không phải là phản ánh tất cả mọi hiện tượng mà là phản ánh một cách tích cực
và chọn lọc. Chỉ những gì liên quan đến nhu cầu, hứng thú, đến hoạt động hiện
tại và sự phát triển tương lai nghề nghiệp cá nhân mới được chọn lọc và phản
ánh.
Quy luật nhận thức của loài người được W.I. Lênin nêu lên trong công thức
nổi tiếng: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu
tượng trở về thực tiễn...”. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, như
vậy bao gồm hai giai đoạn, đó là giai đoạn cảm tính và giai đoạn lý tính. Tuy
nhiên, trong q trình dạy học sự nhận thức – học tập của học sinh thường là
nhận thức những điều mà nhân loại đã biết, tức là những điều mới mẻ chỉ đối
với chính bản thân họ. Điều đáng lưu ý ở đây là hoạt động nhận thức của học
sinh khơng cần phải diễn ra theo trình tự và thời gian mà loài người và các nhà
khoa học đã nhận thức ra chân lý đó. Tùy thuốc vào đặc điểm nội dung học tập,
khả năng và điều kiện học tập mà học sinh có thể thực hiện hoạt động nhận thức
– học tập đi từ cụ thể đến trừu tượng hay ngược lại từ trừu tượng đến cụ thể.
C, Quá trình dạy học là một quá trình tâm lý
Khía cạnh tâm lý của q trình dạy học có ý nghĩa hết sức quan trọng đối
với sự thành công của dạy học. Dưới đây là một số yếu tố cần được chú ý đặc
biệt mà trong một vài thập kỉ qua tâm lý học về “dạy học phát triển” đã xác
định:
- Ở mỗi lứa tuổi, quá trình phát triển diễn ra khơng giống nhau và ở mỗi lứa
tuổi có một hoạt động chủ đạo tương ứng khác nhau.
- Giao tiếp là con đường khác bên cạnh hoạt động để hình thành nhân cách
- Việc phát triển động cơ học tập như là kích bên trong nhằm thúc đẩy học
sinh tham gia học tập một cách tích cực và việc phát triển hứng thú nhận
thức diễn ra ngay trong quá trình nhận thức là những vấn đề đặc biệt quan
trọng tác động đến chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.
Q trình dạy học khơng chỉ bao gồm các q trình mang tính chất nhận
thức mà cịn có sự giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh.
Trong học tập, học sinh tiếp thu không chỉ bằng tư duy mà còn bằng cảm xúc
nữa. Sự chú ý, say mê, xúc động đều chiếm ít nhất một nửa những điều kiện của
nhận thức. Giao tiếp trong q trình dạy học có ảnh hưởng đến kết quả học tập
của học sinh. Sự khéo léo sư phạm trong tiếp xúc sẽ làm tăng hiệu quả dạy học.
D, Quá trình dạy học là một quá trình xã hội
Dạy học là sự tương tác giữa con người và con người, người và xã hội bao
gồm tổ nhóm học sinh, tập thể sư phạm, xã hội trong trường, xã hội ngoài nhà
trường, thông qua các hoạt động dạy học – giáo dục chính khóa và ngoại khóa nhà
trường.
Hoạt động học tập của học sinh được diễn ra trong môi trường lớp học,
nhóm học sinh. Sự giao lưu tương tác ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình học tập.
Giáo viên cần phải tạo ra mơi trường tích cực cho học sinh.
Mục tiêu dạy học do xã hội đặt ra (tính quy định của xã hội) và giáo viên là
người đại diện cho xã hội, được xã hội phân công làm nhiệm vụ giáo dục – đào tạo
tạo thế hệ trẻ thông qua việc tổ chức, điều khiển, chỉ đạo quá trình dạy học trong
nhà trường.
Công tác dạy học – giáo dục của nhà trường cần đến sự tham gia đóng góp
nhiều mặt của các lực lượng xã hội khác nhau dưới những khía cạnh quan trọng
như:
- Quá trình phát triển chương trình giáo dục – đào tạo (theo quan niệm mới)
của nhà trường cần được thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà
giáo dục – đào tạo với các lực lượng xã hội ngoài nhà trường, đặc biệt là các
chuyên gia thực tiễn và những đại diện cơ sở sử dụng người tốt nghiệp.
- Huy động và tăng cường các nguồn lực, nhất là nguồn lực tào chính đảm bảo
chất lượng dạy học – giáo dục.
E, Quá trình dạy học là một quá trình học sinh vừa là khách thể vừa là chủ thể
Hoạt động mang tính khách thể của người học là hoạt động diễn ra dưới sự
hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra giám sát của giáo viên nhằm tiếp cận đối tượng
lĩnh hội. Nó bao gồm một số hoạt động sau đây:
- Tiếp nhận và thực hiện các nhiệm vụ và kế hoạch hoạt động học tập do giáo
viên đề nghị.
- Điều chỉnh hoạt động học tập dưới sự kiểm tra, giám sát của giáo viên.
Hoạt động mang tính chủ thể của người học là hoạt động học tập sau:
- Tự giác, nghĩa là tự giành lấy kiến thức, kỹ năng, thái độ đúng đắn, khơng bị
gị ép bắt buộc từ bên ngồi.
- Tích cực, nghĩa là cùng tham gia vào quá trình giảng dạy của giáo viên như
chăm chú nghe giảng, tham gia phát biểu một cách có phê phán để kiến thức
thành của riêng mình, tự mình đi kiếm thêm kiến thức để đào sâu mở rộng
chứ khơng chỉ chấp nhận những gì giáo viên đã truyền thụ.
- Tự lực, có nghĩa là độc lập suy nghĩ, cố gắng tìm tịi các phương án giải
quyết vấn đề.
- Cùng hợp tác để đưa ra các phương án tối ưu
- Tự lên kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ học tập của mình đề ra.
- Tự kiểm tra điều chỉnh hoạt động học tập của mình.
F, Quá trình dạy học là một q trình động, vừa mang tính ổn định và bất ổn
định
Mang tính ổn định bởi vì giáo viên và học sinh dạy và học theo một kế
hoạch có mục đích, phương pháp rõ ràng. Hoạt động giáo viên là hoạt động chỉ
đạo bao gồm hoạt đông kiểm tra điều chỉnh và định hướng học sinh để học sinh
ở một thời điểm nào đó đạt được một kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và động cơ
thái độ nhất định. Để tiến hành các hoạt động đó người giáo viên phải có một kế
hoạch chuẩn bị trước như giáo án, giáo trình, kế hoạch đào tạo,...
Mang tính chất bất ổn điinh bơi vì con người hoạt động khơng chỉ theo
những kiến thức, kỹ năng và mong muôn của mình mà cịn hoạt đơng theo
những điều kiện nội tâm cũng như ngoại cảnh tác động.
G, Quá trình dạy học chịu sự tác động của điều kiện bên ngoài và điều kiện
bên trong
Điều kiện bên ngoài là điều kiện cơ bản tác động gián tiếp đến quá trình dạy
học như đường lối, quan điểm chính trị, chiến lược giáo dục của nhà nước và xã
hội, những quy luật về tâm lý sư phạm và tri thức xã hội. Nó bị chi phối bởi nhu
xã hội.
Điều kiện bên trong là điều kiện tác động trực tiếp đến quá trình dạy học và
xảy ra chính trong q trình đó như cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo, thái độ,
năng lực của giáo viên, mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên, khả năng của
học sinh.
H, Quá trình dạy học là một quá trình điều khiển và điều chỉnh của giáo viên
kết hợp với quá trình tự điều khiển và tự điều chỉnh của học sinh
Q trình này địi hỏi phải được quản lý của thầy và tự quản lý của học sinh
nhằm tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đường liên hệ xi và đường
liên hẹ ngược. Làm cho q trình dạy học trở thành một chu trình khép kín.
Trong q trình dạy học, thông qua việc kiểm tra của thầy đề ra và sự tự
kiểm tra của học sinh, họ có thể phát huy được những ưu điểm và thiếu sót của
mình để tự điều chỉnh như tự khắc phục thiếu sót và phát huy những ưu điểm.
Ngồi ra khi tranh luận, trao đổi ý kiến với bạn bè, tập thể học sinh cũng có thể
tự kiểm tra lại kiến thức đã nắm và tự điều chỉnh việc học tập của mình.
III Ý nghĩa của sự hiểu biết về mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình
dạy học đại học đối với bản thân
Việc nắm rõ được các thành tố trong quá trình dạy học trong quá trình dạy
học đại học giúp ta nắm vững được vị trí vai trị của từng thành tố trong hoạt
động mang tính đặc thù của lồi người. Từ đó, trên cơ sở nắm vững được vị trí
quan trong mục tiêu của dạy học sẽ hình thành được động cơ học tập cho của
người dạy lẫn người học. Bởi từ động cơ thúc đẩy từ bên trong thì mới có thể
xác định được nhu cầu truyền tải tri thức của người dạy và tiếp thu tri thức của
người học. Ở đó người giáo viên phảo nắm vững kiên thức chun mơn với
năng lực trình độ có tầm cỡ của bản thân và một thái độ đối xử chuẩn mực, phù
hợp với nhân cách người thầy. Còn học sinh cần nắm vững kiến thức đã học, rồi
xây dựng được động cơ học tập cho cá nhân mình để tham gia tiếp thu tri thức
một cách chủ động tích cực và cầu thị,
Mọi thành tố đều có sự tác động qua lại, tương tác lẫn nhau hay có yếu tố
biện chứng trong chúng. Mà trong đó căn cứ từ mục tiêu giáo dục để xây được
những nội dung dạy học tinh giản, cốt lõi với phương thức giảng dạy hợp lí,
phù hợp với nội dung để truyền tải được đầy đủ đến đối tượng của sư phạm.
Bên cạnh đó là sự phối hợp nhuần nhuyễn, hỗ trợ từ các phương tiện dạy học
hiện đại phụ trợ thêm cho bài giảng để tạo nên một buổi học chủ động tích cực
từ phía người dạy và người học.
Khơng chỉ thế, mọi quy trình hoạt động trong q trình dạy học đều phải
ln được kiểm tra, cập nhật điều chỉnh cho phù hợp và theo kịp với xu thế của
thời đại, thậm chí cả mục tiêu dạy học. Tính hiệu quả, đồng bộ và phù hợp của
các thành tố phải được chú trọng, chú ý không xa rời thực tiễn. Nhờ đó mà một
chỉnh thể là q trình dạy học đại học mới có thể hoạt động trơn tru, phát triển
ngày càng hoàn thiện hơn nữa.