Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Giáo trình thiết kế, cắt, may vest nam (nghề may thời trang trình độ cao đẳng) trường cao đẳng nghề cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.82 MB, 77 trang )

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1


LỜI GIỚI THIỆU
Trong giai đoạn đầu mới xuất hiện, vest là loại trang phục được mặc định dành
riêng cho phái mạnh như là một biểu trưng của sự mạnh mẽ và quyền lực nam
giới. Một trong những dấu mốc đáng nhớ trong làng thời trang là khi Coco Chanel và
các nhà thiết kế thời trang khác cho ra đời vô số những bộ vest cao cấp kết hợp giữa vẻ
đẹp truyền thống của vest dành cho nam giới cùng những chi tiết mang lại vẻ đẹp nữ
tính theo phong cách silhouette dành cho nữ giới.
Thiết kế, cắt, may vest nam là môn học trang bị cho người học phương pháp đo,
phương pháp tính vải, phương pháp thiết kế trên một người hoặc một số đo cụ thể nào
đó. Ngồi ra, còn hướng dẫn cho người học biết cách điều chỉnh và sửa chữa những sai
hỏng của sản phẩm.
Trong quá trình biên soạn giáo trình này, mặc dù đã có nhiều cố gắng
nhưng khơng tránh khỏi những thiếu sót. Người biên soạn rất mong được sự đóng góp
ý kiến của người đọc để giáo trình ngày càng hồn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2018

Tham gia biên soạn


1.Chủ biên: Nguyễn Ngọc Thanh Bình
2. Lâm Thị Minh Hải

2


MỤC LỤC
Trang
Tuyên bố bản quyền ……………………………………………….......
1
Lời giới thiệu ……………………………………………………………
2
Mục lục ………………………………………………………………….
3
Bài mở đầu: ……………………………………………………………..
5
Bài 1: Thiết kế, cắt, may vest nam cổ chữ K (2 ve xuôi)
1.Đặc điểm kiểu mẫu …………………………………………….
9
2. Số đo ……………….………………………………..….…. …
10
3.Tính tốn dựng hình thiết kế các chi tiết…………..……………
14
3.1. Lần chính (Lần ngồi).………………………. ………
14
3.2. Lần lót (Lần trong)……………………….…. ……….
26
3.3. Lần dựng (canh tóc)…………………………………..
28
4. Cắt các chi tiết trên giấy bìa……………….………..……… …

31
Bài 2: May Veston nam 2 ve xi
1. Đặc điểm hình dáng ……………….……………. ..……… …
37
2. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật……………….………..…………
38
3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết……………….………..….
38
4. Quy trình lắp ráp Veston nam……………….………..….…
39
5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa 72
Bài 3: Thiết kế thời trang veston nam 2 hàng khuy, ve xếch……..……
73
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………
77

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
3


Tên mô đun: THIẾT KẾ, CẮT MAY VESTON NAM
Mã số của mô đun: MĐ 22
Thời gian của mô đun: 150 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 110giờ; Kiểm tra: 10 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MƠ ĐUN:
Vị trí:
+Mơ đun Thiết kế, cắt may veston nam là mô đun chuyên môn nghề trong danh
mục các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nghề May thời trang
Tính chất:
Mơ đun Thiết kế, cắt may veston nam là mô đun bắt buộc mang tính tích hợp
giữa lý thuyết và thực hành.

II. MỤC TIÊU MƠ ĐUN:
- Kiến thức:
- Trình bài được phương pháp thiết kế áo veston nam đảm bảo hình dáng, kích
thước và đúng u cầu kỹ thuật;
- Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các bộ phận áo
veston nam;
- Kỹ năng:
- Thiết kế dựng hình các chi tiết của veston nam trên giấy bìa và trên vải
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ để thiết kế và cắt các chi tiết của áo veston nam trên
giấy bìa, trên vải;
- May hồn chỉnh áo đảm bảo quy cách, yêu cầu kỹ thuật và định mức thời gian;
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Tự giác, tích cực học tập và phát huy tính sáng tạo để nâng cao trình độ.
- Đảm bảo an tồn lao động, vệ sinh cơng nghiệp .
- Rèn luyện tính cẩn thận, tác phong cơng nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu trong
quá trình học tập.
III. NỘI DUNG MƠ ĐUN:
Nội dung chi tiết
Số
TT
1
2
3
4
5

Tên các bài trong mơ đun
Bài mở đầu: Giới thiệu mô đun Thiết kế,
cắt may veston nam
Bài 1: Thiết kế Veston nam cổ ve chữ K

(2 ve xuôi)
Bài 2: May Veston nam 2 ve xuôi
Bài 3: Thiết kế thời trang veston nam 2
hàng khuy, ve xếch
Kiểm tra kết thúc mô đun
Cộng

Tổng
số
1

Thời gian

Thực
thuyết hành
1

22

10

10

113
8

11
8

100


2

110

6
10

6
150

30

BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU MÔ ĐUN
THIẾT KẾ, CẮT, MAY VESTON NAM
4

Kiểm
tra*
2


Mã bài: MĐ22-01
1.Ý nghĩa của Veston nam trong đời sống
-Khi đời sống ngày càng phát triển thì nhu cầu ăn mặc của người dân cũng ngày
một cao. Sự đòi hỏi về chất lượng kiểu dáng cũng được quan tâm hơn rất nhiều.
-Veston nam công sở đã trở thành một trang phục không thể thiếu trong môi
trường công sở. Sự trang trọng, tính lịch lãm phù hợp với các buổi ngoại giao với
khách hàng, những buổi thuyết trình hay những cuộc họp và cả những cuộc đi chơi
tham dự party đều có thể khốc trên mình trang phục này một cách tự tin nhất.

2. Giới thiệu nội dung mô đun
2.1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Bài 1: Thiết kế áo Veston nam cổ ve chữ K (2ve xuôi )
Thời gian: 22giờ
1. Đặc điểm kiểu mẫu
2. Số đo
3. Tính tốn dựng hình thiết kế các chi tiết
3.1. Lần chính (Lần ngoài)
3.1.1. Thân sau
3.1.2. Thân trước
3.1.3. Tay áo
3.1.4. Các chi tiết khác
3.2. Lần lót (Lần trong)
3.2.1. Thân sau
3.2.2. Thân trước
3.2.3. Tay áo
3.2.4. Các chi tiết khác
3.3. Lần dựng (canh tóc)
3.3.1. Dựng ngực
3.3.2. Đệm ngực
3.3.3. Các chi tiết khác (mùng)
4.Cắt các chi tiết trên giấy bìa.
Kiểm tra
Bài 2: May áo Veston nam
Thời gian: 113 giờ
1. Đặc điểm hình dáng
2. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật
2.1. Quy cách
2.2. Yêu cầu kỹ thuật
3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết

4. Quy trình lắp ráp áo Veston nam
4.1. Chuẩn bị
4.2. Trình tự may
5.Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
Kiểm tra
Bài 3: Thiết kế áo Veston nam 2 hàng khuy, ve xếch
Thời gian: 8 giờ
1. Đặc điểm kiểu mẫu
2. Số đo
3. Tính tốn dựng hình thiết kế các chi tiết.
3.1. Lần chính (Lần ngồi)
3.1.1. Thân sau
5


3.1.2. Thân trước
3.1.3. Tay áo
3.1.4. Các chi tiết khác
3.2. Lần lót (Lần trong)
3.2.1. Thân sau
3.2.2. Thân trước
3.2.3. Tay áo
3.2.4. Các chi tiết khác
3.3. Lần dựng (canh tóc)
3.3.1. Dựng ngực
3.3.2. Đệm ngực
3.3.3. Các chi tiết khác (mùng)
4. Cắt các chi tiết trên giấy bìa
Kiểm tra kết thúc mơ đun
2.2.Điều kiện thực hiện mô đun

Dụng cụ và trang thiết bị:
Thước kẻ 20cm – 50cm, thước dây 150cm, bút chì, tẩy, kéo;
Mẫu sản phẩm cần thiết kế;
PC, Projector;
Giấy bìa cứng có khổ rộng tương ứng với khổ vải;
Vải các loại phù hợp với từng loại sản phẩm.
Máy may công nghiệp: 1 kim, ke cữ và một số máy chuyên dùng khác;
Kéo, thước, phấn, kim tay, kim máy…;
Mẫu sang dấu, mẫu thành phẩm;
Nguyên vật liệu: để cho sinh viên thực tập và giảng viên may mẫu
PC, Projector;
Giấy bìa cứng;
Vải, chỉ các loại phù hợp với từng loại sản phẩm.
Học liệu:
Chương trình Mơ đun Thiết kế, cắt may áoVeston nam;
Giáo trình Cơng nghệ may áoVeston nam;
Ngân hàng câu hỏi - Đáp án;
Tài liệu kỹ thuật;
Tài liệu tham khảo.
Các nguồn lực khác:
Phòng học thực hành may;
Nguồn điện;
Trang bị bảo hộ lao động nghề may.
Kiến thức kỹ năng đã có:
Thiết kế được mẫu cơ sở áo;
Kiến thức về vật liệu may;
Các đường nét vẽ, ký hiệu đúng yêu cầu kỹ thuật của ngành may.
Vận hành sử dụng thiết bị may;
Hiểu biết về điện công nghiệp và an toàn lao động.
2.3.Phương pháp và nội dung đánh giá

6


1. Phương pháp đánh giá:
Lý thuyết (Vấn đáp, trắc nghiệm, viết): Sử dụng các câu hỏi về công thức,
phương pháp thiết kế qui cách, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp may để kiểm
tra mức độ tiếp thu bài học của sinh viên.
Thực hành: Sử dụng các dạng bài tập về vẽ thiết kế tỷ lệ 1:5; tỷ lệ 1:1 và cắt
trên bìa, trên vải tỷ lệ 1:1 các chi tiết của áo Veston nam ; Sử dụng các dạng
bài tập may các bộ phận chủ yếu và may lắp ráp sản phẩm của áo Veston
nam trong chương trình mơ đun đã học.
2. Nội dung đánh giá:
Kiến thức:
+ Phương pháp và công thức thiết kế Veston nam cổ ve chữ K (2 ve xuôi);
+ Phương pháp và công thức thiết kế Veston nam 2 hàng khuy, ve xếch;
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may của các cụm chi tiết: áo Veston nam;
Quy trình và sơ đồ lắp ráp sản phẩm áo Veston nam;
Điểm lý thuyết được ghi vào bảng điểm tổng kết kết thúc mô đun.
Kỹ năng:
+ Thao tác vẽ thiết kế và cắt các chi tiết của áo Veston nam trên giấy bìa và
trên vải theo tỷ lệ 1:1;
+ Vẽ đường nét thiết kế các chi tiết của áo Veston nam;
+ Tính tốn thơng số kích thước chính xác theo cơng thức thiết kế và số đo
+ May hồn chỉnh áo Veston nam đúng yêu cầu kỹ thuật;
Điểm thực hành được ghi vào bảng điểm tổng kết kết thúc mơ đun.
Thái độ:
Có ý thức tự giác, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong học tập;
Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tiết kiệm ngun vật liệu.
2.4.Hướng dẫn thực hiện
1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình Mơ đun Thiết kế, cắt may áo Veston nam sử dụng để giảng dạy
trình độ Cao đẳng nghề May thời trang.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
Mô đun Thiết kế, cắt may áo Veston nam mang tính tích hợp giữa lý thuyết và
thực hành;
Giảng viên trước khi dạy cần căn cứ vào nội dung tổng quát của mô đun và nội
dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để
đảm bảo chất lượng giảng dạy;
Kết hợp các phương pháp giảng dạy: thuyết trình, trực quan, thao tác mẫu, đàm
thoại, uốn nắn, kèm cặp để sinh viên dễ tiếp thu bài và vận dụng kiến thức lý
thuyết vào làm các bài tập thực hành có hiệu quả;
Giảng dạy lý thuyết cần có sản phẩm mẫu để sinh viên quan sát đặc điểm kiểu
dáng sản phẩm;
Trong quá trình hướng dẫn thực hành, giảng viên thao tác mẫu cần chia nhóm
để sinh viên dễ quan sát; bố trí từng sinh viên luyện tập tại vị trí được phân
cơng, giảng viên quan sát uốn nắn.
Giảng viên chia nhóm sinh viên để hướng dẫn thực hành và thao tác mẫu.Kiểm
tra các bài tập về nhà, hướng dẫn và sửa các lỗi tại lớp cho sinh viên.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
7


Trọng tâm của Mô đun Thiết kế, cắt may áo Veston nam – Cao đẳng nghề May
thời trang là:
Thiết kế áo Veston nam cổ ve chữ K (2ve xuôi)
3.1. Thiết kế lần chính;
3.2. Thiết kế lần lót;
3.3. Thiết kế lần dựng ;
3.4. Cắt các chi tiết
Bài 5: May áo Veston nam

2.Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật;
3.Quy trình lắp ráp áo Veston nam.
2.5.Tài liệu cần tham khảo
Giáo trình thiết kế trang phục 3 – Trường Cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật
VINATEX 2009;
Cao Bích Thuỷ – Giáo Trình Thiết kế sơ mi, quần âu, chân váy đầm liền thân,
veston, áo dài – NXB Lao động Xã hội 2000;
Ts.Trần Thủy Bình – Giáo Trình Thiết kế quần áo – NXB Giáo dục 2005
Giáo trình cơng nghệ may - Trường CĐ nghề KT-KT VINATEX 2009;
TS. Trần Thủy Bình - Giáo trình cơng nghệ may - Nhà xuất bản giáo dục 2005;
TS. Võ Phước Tấn, KS. Bùi Thị Cẩm Loan, KS, Trần Thị Kim Phượng - Giáo
trình cơng nghệ may - Trường đại học cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh Nhà xuất bản thống kê 2006;
Nguyễn Duy Cẩm Vân - Bài học cắt may - Nhà xuất bản trẻ 2007.

BÀI 1: THIẾT KẾ, CẮT, MAY ÁO VEST NAM
CỔ VE CHỮ K (2 VE XI)
Mã bài: MĐ22-02
Mục tiêu của bài
Mơ tả chính xác đặc điểm kiểu mẫu và xác định đầy đủ các số đo để thiết kế
Veston nam cổ ve chữ K (2 ve xi);
Trình bày được cơng thức và phương pháp thiết kế Veston nam cổ ve chữ K (2
ve xuôi);
8


Xác định được lượng cử động hợp lý đối với từng sản phẩm;
Tính tốn và thiết kế các chi tiết của Veston nam cổ ve chữ K (2 ve xuôi) trên
giấy bìa đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật;
Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật các dụng cụ để thiết kế và cắt chính xác các
chi tiết của Veston nam cổ ve chữ K (2 ve xi) trên giấy bìa, trên vải;

Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong cơng nghiệp và ý thức
tiết kiệm nguyên liệu;
- Đảm bảo an toàn và định mức thời gian.

1.Đặc điểm kiểu mẫu
Áo vest là kiểu áo khốc ngồi, phía trong có lót, có dựng ngực được thiết kế
phù hợp với cơ thể người mặc. Về cấu trúc gồm có: áo bâu lật, ve dài, tay 2 mang
(mang nhỏ và mang lớn), thân sau nhỏ hơn thân trước, có đường may sống lưng phù
hợp với cơ thể. Thân trước có 1 túi cơi ở ngực bên trái, phía dưới có 2 túi 2 viền có
gắn nắp túi, phía trong có dựng ngực làm bằng canh tóc, đầu vai có đệm vai để tạo
dáng cho cơ thể. Thân trước lót có hai túi ngực ở hai bên và một túi ciga phía dưới bên
trái lót.

Hình 1.1: Đặc điểm kiểu mẫu

2. Số đo
2.1.Phương pháp đo
a.Một số yêu cầu trước khi đo
Đo là một khâu đi trước, yêu cầu số đo phải chính xác. Người đo phải xác định
được tiêu chuẩn của mốc đo, số đo phải chính xác. Đây là chuẩn mực đầu tiên của
khâu thiết kế.
Xác định được đối tượng đo (già, trẻ), sở thích (mặc rộng, dài, vừa, ngắn),
thống nhất về kiểu dáng.
9


Nhận xét người đo thuộc dạng cân đối, có gù lưng khơng, ngực có bị ưỡn
khơng, vai ngang, vai xi để ghi chú và khi thiết kế có sự gia giảm hợp lý.
Khi đo phải đo bên ngoài áo sơ mi. Các vị trí đo dọc phải để thước dây thẳng
đứng, các đường ngang phải cân bằng phía trước và phía sau, thước đo phải chính xác.

Người đo phải tính toán số lượng theo số đo và khổ vải. Phải chú ý đến chất
liệu vải để khi ủi không bị ngắn và biến dạng.
b.Đo chiều cao cơ thể
AB: Chiều cao cơ thể (hình 1.1)
Đặt thước dây ngang bằng từ đốt xương cổ thứ 7 phía trên đến ngang bàn chân.
Yêu cầu người được đo phải đứng thẳng, hai chân sát vào nhau. Người có sống lưng bị
lõm cần phải để ngón tay ở dưới để đỡ thước dây.
c.Đo dài áo
AC: Đo dài áo (hình 1.1)
Dựa vào sản phẩm của khách hàng để đo hoặc tính tốn theo chiều cao cơ thể
(CCCT).
Đo từ phía trên đốt xương cổ thứ 7 đến hết gấu áo
Chiều dài áo có thể tính theo chiều cao cơ thể
Dài áo = ½ CCCT ± 3cm
d.Đo dài eo
AD: Đo dài eo (hình 1.1)
Đo từ trên đốt xương cổ thứ 7 đến dây buộc ngang eo hoặc tính theo cơng thức
sau:
Dài eo = ½ DA ± 5cm
e.Đo rộng vai
EF’: Đo rộng ½ vai (hình 1.1)
Đo từ đầu vai trái sang đầu vai phải
f.Đo xuôi vai
AF: Đo xuôi vai (hình 1.1)
Đo từ trên đốt xương cổ thứ 7 đến thước dây nằm ngang chiều rộng vai. Nếu
hai vai lệch nhau thì đo từ đầu vai đến mặt đất của phía bên phải và phía bên trái để
xác định độ lệch vai.
g.Đo dài tay
FC: Dài tay (hình 1.2)
Đo từ đầu vai đến mắc cá tay + 2cm

Tùy theo người được đo tay dài hay tay ngắn
h. Đo vòng cổ
VC: Đo vịng cổ (hình 1.2)
Đo vịng quanh chân cổ
i.Đo vịng ngực
VN: Đo vịng ngực (hình 1.2)
Đo quanh vịng ngực nơi to nhất. Thước dây phải thăng bằng cả phía sau và
phía trước.
j.Đo vịng bụng
VE: Đo vịng bụng (hình 1.2)
Đo quanh vịng eo, khi đo thước dây phải thăng bằng cả phía sau và phía trước.
k.Đo vịng mơng
VM: Đo vịng mơng (hình 1.2)
10


Đo quanh mông nơi to nhất, khi đo thước dây phải thăng bằng phía trước và
phía sau. Yêu cầu người được đo phải đứng thẳng hai chân sát nhau.
l.Đo hạ nách sau
AE: Đo hạ nách sau (hình 1.1)
Lấy dây buộc sát hai bên nách, tay trái cầm đầu thước dây, đặt từ chân cổ phía
trên đốt xương thứ 7 xuống dây buộc ngang nách
Hạ nách sau = ¼ vịng ngực – 0.5cm nếu lưng bị gù
m.Đo hạ nách trước
AG: Đo hạ nách trước (hình 1.2)
Lấy dây buộc sát hai bên nách, tay phải đặt thước dây từ ngang đường chân cổ
phía sau gáy (phía trên đốt xương cổ thứ 7) và sát cạnh cổ bên trái, tay trái kéo thước
dây đến dây buộc ngang nách.
Hạ nách trước = Hạ nách sau + 2.5cm (cân đối)
= Hạ nách sau + 3.5cm (ngực ưỡn)

= Hạ nách sau + 1.5cm (gù lưng)
n.Số đo cử động ngực
Tùy theo sở thích của từng người thích mặc rộng, vừa hay ôm sát mà cho số đo
cử động ngực thích hợp
Cử động ngực = 8cm (nếu mặc rộng)
Cử động ngực = 7cm (nếu mặc vừa)
Cử động ngực = 6cm (nếu mặc ôm)
o. Số đo cử động nách
Tùy theo sở thích của từng người thích mặc rộng, vừa hay ơm sát mà cho số đo
cử động nách thích hợp.
Cử động nách = 3cm (nếu mặc rộng)
Cử động nách = 2.5cm (nếu mặc vừa)
Cử động nách = 2cm (nếu mặc ơm)
Ví dụ:
Hạ nách sau = 21cm → 2.5cm (cân đối)
Hạ nách trước = 23.5cm
Hạ nách sau = 21cm → 3.5cm – 2.5cm = 1cm (ngực ưỡn)
Hạ nách trước = 24.5cm
Hạ nách sau = 21.5cm → 1.5cm – 2.5cm = -1cm (gù lưng)
Hạ nách trước = 23cm

11


Hình 1.2: Phương pháp đo

2.2.Số đo
12



Chiều cao cơ thể: 140cm
Dài áo: 74cm
Dài eo sau: 42cm
Rộng vai: 44cm
Xi vai: 5cm
Dài tay: 60cm
Vịng cổ: 38cm
Vịng ngực: 88cm
Vịng bụng: 74cm
Vịng mơng: 92cm
Hạ nách sau: 22cm
Hạ nách trước: 24.5cm
Cử động ngực: 7cm
Cử động nách: 2.5cm
2.3.Phương pháp tính vải:
a.Phương pháp tính vải chính
Vải khổ 1m20: 2 chiều dài áo + 15cm đường may + 20cm cho các chi tiết khác
Vải khổ 1m60: 1 chiều dài áo + 1 chiều dài tay + 15cm đường may + 20cm cho
các chi tiết khác.

Hình 1.3: Phương pháp tính vải chính

b.Phương pháp tính vải lót
Vải khổ 1m20: 2 chiều dài áo + 1 chiều dài tay + 10cm cho các chi tiết khác
13


Vải khổ 1m60: 1 chiều dài áo + 1 chiều dài tay + 10cm cho các chi tiết khác

Hình 1.4: Phương pháp tính vải lót


c.Phương pháp tính dựng (canh tóc)
Dựng khổ 1m20: 1 chiều dài áo + 10cm cho các chi tiết khác
Dựng khổ 0m80: 1 chiều dài áo + 60cm cho các chi tiết khác

Hình 1.5: Phương pháp tính canh tóc

3. Tính tốn dựng hình thiết kế các chi tiết
3.1. Lần chính (Lần ngồi)
a.Thân sau
14


*Xác định các đường ngang:
Kẻ đường thẳng song song và cách mép vải 1.5cm, dựa vào đó để kẻ các đường
sau:
AB: Dài áo = 74cm
AC: Hạ xuôi vai = số đo – 2cm mẹo cổ = 3cm
AD: Hạ nách sau = số đo hạ nách + 2.5cm cử động nách
= 22cm + 2.5cm = 24.5cm
AE: Hạ eo sau = số đo hoặc = ½ dài áo + 5cm = 42cm
EF: Hạ mông = 16cm đến 18cm
Từ các điểm A, B, C, D, E, F ta kẻ các đường thẳng góc với AB
*Vẽ sống lưng:
AA1 = 0.3cm
DD1 = 1cm
EE1 = 2.5cm
FF1 = BB1 = EE1 + 0.5cm = 3cm
Vẽ sống lưng qua các điểm A1, D1, E1, F1, B1
*Vòng cổ, vai:

A1A2: Ngang cổ = 1/6 vòng cổ + 1.5cm = 7.8cm
A2A3: Mẹo cổ = 2cm
CC1: Rộng vai = ½ số đo + 0.5cm = 22.5cm
C1C2 = 1cm (C2 nằm hướng về phía trong C1)
*Vịng nách:
D1D2: Rộng thân sau = 2/10 vịng ngực + 2.5cm = 20.1cm
D2D3: Dông đầu sườn = 3cm
D3D4 = 0.7cm (D4 nằm ngoài D3)
E1E2: Rộng eo = 2/10 vòng eo + 1.5cm đến 2cm = 16.5cm
Nối C2 và E2
Vẽ vòng nách từ C1 tiếp xúc với khoảng giữa C2D3 và đến D4
*Sườn, gấu:
F1F2: Rộng mông = E1E2 + 0.5cm = 17cm
B1B2 = F1F2
B2B3 = 0.3cm
*Cách cắt, cộng đường may:
Vòng cổ, vòng nách chừa 1cm
Sườn vai chừa 1.5cm
Sườn thân chừa 1.5cm
Sống lưng từ cổ đến ngang eo chừa 1.5cm, từ eo đến lai chừa 2.5cm
Lai áo, gấu áo chừa 4cm

15


Hình 1.6: Thiết kế thân sau
16


b.Thân trước

*Xác định các đường ngang:
Kẻ đường gập nẹp AB song song và cách mép vải 3cm
Kẻ đường giao khuy A1B1 song song đường gập nẹp và cách đường gập nẹp
1.7cm
Đặt thân sau lên thân trước sao cho đường AB thân sau song song đường gập
nẹp. Sang dấu các đường ngang D, E, F, B lần lượt cắt đường gập nẹp và giao
khuy tại DD1, EE1, FF1 và BB1
Sa gấu BB2 = 2% vòng bụng = 1.5cm
Hạ nách trước AD = số đo hạ nách trước + cử động nách – (2cm mẹo cổ + sa
gấu) + 1cm = 24.5cm + 2.5cm – (2cm + 1.5cm) + 1cm = 24.5cm
AA1 = 1.7cm
AA2: Độ phưỡn = 4% vòng ngực – 0.8cm = 2.7cm
A2A3 = 1.7cm
D1D2 = 0.5cm
*Vòng cổ, vai:
A3A4: Ngang cổ = 1/6 vòng cổ + 2cm = 8cm
A4A5: Hạ cổ = 1/6 vòng cổ + 2.5cm = 8.5cm
Từ A5 kẻ vng góc với A4A5 cắt đường giao khuy tại A6
Nối A4A6, lấy A7 làm điểm giữa
Nối A7A5, lấy A7A8 = 1/3 A7A5
Lấy A4C: Vai con thân trước = vai con thân sau – 0.5cm
Vẽ vòng cổ từ A4 qua A8 và dưới A6
Từ A4 vẽ đường hạ xuôi vai A4C và cách đường ngang A = 5cm (điểm C cách
đường ngang A = 5cm)
*Ve áo:
A4V = 2.5cm
Chân ve EV1 = ± 1cm
Nối đường bẻ ve VV1 cắt vòng cổ tại V2
V2V3: Độ xuôi ve = 5cm đến 6cm
V3V4: Bản ve = 8cm

Nếu muốn ve xi thì giữ ngun V3, hạ V2 xuống 0.5cm đến 1cm
Nối V2V4. Sau đó vẽ V4V1, đoạn giữa đánh cong 0.5cm để thiết kế ve áo.
*Vòng nách:
D2D3: Rộng ngang ngực = 2/10 vòng ngực + 2.5cm = 20.1cm
D3D4: Rộng khoang nách = 1/10 vòng ngực + cử động ngực = 16cm
Từ D4 vẽ vng góc với D3D4, kéo dài cắt đường ngang eo tại E2
Dông đầu sườn D4D5 = 3cm = D2D3 thân sau
Từ D3 kẻ thẳng lên phía trên cắt đường C tại C1
D3D3’ = 4.5cm
D3D6 = 5.5cm
Nối D3’D6 lấy điểm giữa là D7.
Nối D7D3 lấy D7D8 = 1/3 D7D3
Vẽ vòng nách từ C qua D3’ đến D8 ra D6
D6’ thấp hơn D6 là 0.7cm
D4D9 = 4.5cm
Vẽ phần vòng nách còn lại từ D6’ đến D9 và D5
17


*Sườn, gấu:
E2E3 = 1.5cm
F1F2: Rộng ngang mơng = ½ vịng mông + cử động + 2.2cm (rộng chiết sườn)
– F1F2 thân sau = 38.2cm
Vẽ sườn áo từ D5 đến E3, F2 và B4, B3B4 = 0.3cm
*Gót nẹp:
FN = 1cm
N1B1= 7cm
N2B1 = 3.5cm
N3B2 = 9cm
*Túi cơi:

T cách A4 trung bình = 1/3 DA = 25cm
TD2 = ½ D2D3 + 1.5cm = 11.5cm
Từ T vẽ song song D2D3
T1T2: Rộng miệng túi = 1/10 vòng ngực + 1cm = 9.8cm
Từ T1T2 kẻ thẳng góc D2D3 về phía trên
T2T3: Chếch miệng túi = 0.7cm
T3T4 = T2T5: Cao miệng túi (bản cơi) = 2.3cm
*Túi dưới:
Vẽ 1đường thẳng song song BB3 và cách BB3 = 1/3 dài áo – 1cm = 24cm
Từ T vẽ đường tâm chiết ngực song song đường giao khuy cắt miệng túi tại S
và eo tại S2
Lấy ST6 = 2.5cm về phía nẹp
Rộng miệng túi dưới T6T7 = ¾ D2D3 + 0.5cm = 15.5cm
Cao nắp túi = 5cm
Góc túi phía nẹp áo vẽ trịn, góc túi phía sườn áo vẽ vng
*Chiết ngực:
Đầu chiết cách chân cơi 5cm = TS1
Rộng giữa chiết S3S2 = S2S4 = 0.7cm
Rộng đuôi chiết SS5 = SS6 = 0.6cm
*Chiết sườn:
D6’ là đầu tâm chiết sườn
Đầu chiết D10D6’ = D6’D11 = 0.8cm
Nối cạnh chiết sườn D10T7 cắt eo tại S8
Rộng giữa chiết S8S7 = S7S9 = 1cm
Rộng đuôi chiết T7T9 = 1cm
Nối đường tâm chiết D6’S7 và T8
Nối cạnh chiết trong D11S9 và T9
*Chiết bụng (chiết mơng):
Cạnh chiết ngồi: Từ T7 vẽ chiết bụng song song đường giao khuy thẳng xuống
gấu áo

Tâm chiết song song và cách cạnh chiết ngoại 1.1cm
Cạnh chiết trong song song và cách tâm chiết 1.1cm

18


Hình 1.7: thiết kế thân trước

*Chia khuy:
19


Khuy trên cùng ngang chân ve xuống 1cm đến 2cm, khuy thứ hai ngang miệng
túi dưới
*Cách chừa đường may và cắt:
Vòng cổ chừa 1cm
Vòng nách chừa đều 1cm
Sườn vai chừa 1.5cm
Sườn thân chừa 1.5cm
Ve nẹp chừa đều 1.5cm
Lai áo (gấu áo) chừa 4cm
c.Mang tay lớn
Kẻ 1 đường thẳng song song sợi dọc vải cách mép vải 1cm
AB: Dài tay = số đo + 2cm = 60cm
AC: Hạ mang tay = sâu nách tay (D3C1) – 3cm = 19.5cm – 3cm = 16.5cm
AD: Hạ khuỷu tay = ½ dài tay + 5cm = 35cm
*Đầu tay:
CC1: Rộng bắp tay = 4/3 rộng khoang nách – 0.5cm = 20.5cm
CC1: Có độ rộng tối đa là 21cm
C1C2 = 2.5cm

Từ C1 kẻ vng góc CC1 kéo dài về 2 phía, cắt các đường A tại A1, đường D
tại D1, đường B tại B1
C3 là điểm giữa của CC1
Từ C3 kẻ thẳng góc với CC1 về phía trên cắt AA1 tại A2
Lấy CC1’ = 3cm
AA3 = 1/3AC + 0.5cm = 6cm (đối với người gầy trung bình là 1/3AC)
A3A4: Gục sống tay = 1cm
Nối A2A4, nối A2C1’, nối C1’C2
A2A2’ = ½ A2C1’ – 2cm = 6.5cm
A1A1’ = ½ A1A2 – 0.5cm
Vẽ đầu tay từ A4 đến A2. Ngay điểm giữa đoạn A2A4 đánh cong 1.3cm. Tiếp
tục vẽ từ A2 xuống C1’ và ra C2. Ngay điểm A2’ đánh cong 2.6cm đến 2.8cm.
Nối A1’C1’, dựa vào đường nối từ A1’ đến C1’ để vẽ A2’C2
*Bụng tay:
CC2 = DD2 = BB2
D3 là điểm giữa của D1 và D2
Vẽ bụng tay từ C2 qua D3 xuống B2
Lấy D3D4 = 2.5cm
Vẽ đường gập bụng tay mang lớn từ C1’ qua D4, B1
*Sống tay, cửa tay:
DD5 = 0.8cm
B1B3: Cửa tay = ¾ BB1 = 15cm
B3B4 = 1cm
B1B5 = 1cm
B2B6 = 0.8cm
d.Mang tay nhỏ
Gục sống tay mang con A4A5 = 1cm
Vẽ sống tay mang con từ A5 qua trong C5 và xuống D5
20



Nối A5C3, vẽ gầm tay từ A5 đến C3, đánh cong ngay đoạn giữa A5C3 là
1.5cm. Sau đó, lấy C4 đối xứng C2 và vẽ hoàn chỉnh gầm tay từ C3 đến C4.
Lấy D6 đối xứng D3, B7 đối xứng B6, vẽ đường bụng tay mang nhỏ từ C4 qua
D6 và xuống B7.
*Cách chừa đường may và cắt:
Đầu tay cắt nát đường vẽ thiết kế
Bụng tay chừa 1.5cm
Sống tay chừa 1.5cm
Cửa tay chừa 4cm lai
Đầu sống tay từ cửa tay đo lên 9cm chừa dư 4cm (để làm thép tay)

Hình 1.8: Thiết kế tay áo

e.Cổ áo
Vẽ thẳng đường bẻ ve V1V về phía trên
VV7 = ½ vịng cổ thân sau + 0.5cm
V7V8 = 0.5cm
Vẽ đường chân cổ thân sau thẳng góc đường bẻ cổ
V8V9: Bản chân cổ = 2.8cm
V7V10: Bản chân cổ phần lật = 3.6cm
V4V5 = ½ V3V4 – 0.3cm = 3.7cm (điểm xẻ ve)
V4V6 = 4cm
V5V6 = V4V5 – 0.3cm = 3.4cm
Nối V5V6 để thiết kế đầu cổ
Vẽ sống cổ từ V6 đến V10, đánh cong sống cổ khoảng 0.5cm đến 1cm tại vị trí
gần với đầu cổ V6
21



Vẽ đường can cổ thân sau từ V10 đến V9, nối V9 với A4 tạo đường chân cổ.
Cổ áo được thiết kế tách từ thân trước theo các điểm A4, A8, V2, V5, V6, V10,
V9 và A4
Sau khi cắt mẫu xong, đặt mẫu lên vải để cắt lá trong, sao cho đoạn thẳng từ
V2V5 trùng với canh sợi dọc của vải, lá cổ trong có đường may 1.5cm
Lá cổ ngồi cắt canh vải ng2ang, có chiều dài bằng chiều dài vịng cổ + 10cm
(trung bình = 55cm, chiều rộng = 11cm).
f.Ve, nẹp (hình 1.8)
Đặt thân trước lên vải để cắt ve nẹp sao cho canh sợi trùng nhau
Vẽ theo mép cắt của thân trước ở các vị trí: đường vai, vịng cổ, ve nẹp
Đi nẹp dài hơn gấu 2cm
Từ A4 lấy A4N4 = 2.5cm
Từ N3 kẻ một đường thẳng song song với đường giao khuy và cắt lần lượt các
đường ngang F tại N6, đường E tại N5 (N5E: Ngang chân ve phía trong có độ
rộng khoảng 0.8cm). Tiếp tục nối với N4, tại điểm giữa đoạn N4N5 đánh cong
0.5cm
Khi cắt chừa đường may xung quanh 1.5cm.
g.Các chi tiết khác (hình 1.9)
g.1.Túi cơi
*Viền túi cơi (vải chính):
Vải chính có chiều ngang và chiều dọc trùng với canh sợi ngang và canh sợi
dọc của thân trước chính
Chiều ngang = rộng miệng túi + 3cm = 15cm
Chiều dọc = 10cm
*Đáp túi cơi (vải chính):
Vải chính canh sợi xéo
Chiều ngang = rộng miệng túi + 3cm = 15cm
Chiều dọc = 6cm
*Lót túi cơi (vải lót):
Vải lót có chiều ngang và chiều dọc trùng với canh sợi ngang và canh sợi dọc

của thân trước chính.
Chiều ngang = rộng miệng túi + 3cm = 15cm
Chiều dọc = 15cm
g.2.Túi dưới
*Viền túi dưới (vải chính):
Vải chính canh sợi xéo (thiên sợi 45 độ)
Chiều ngang = rộng miệng túi + 4cm = 19cm
Chiều dọc = 10cm
*Nắp túi dưới (vải chính mặt ngồi, vải lót mặt trong):
Vải chính có chiều ngang và chiều dọc trùng với canh sợi ngang và canh sợi
dọc của thân trước chính
Chiều ngang = rộng miệng túi thành phẩm + 3cm = 18cm
Chiều dọc = 8cm
*Lót túi dưới (vải lót):
Vải lót có chiều ngang và chiều dọc trùng với canh sợi ngang và canh sợi dọc
của thân trước chính
Chiều ngang = rộng miệng túi + 4cm = 19cm
22


Chiều dọc cao hơn miệng túi 3cm đến vị trí gập gấu = 20cm
g.3.Túi then
*Viền túi then (vải chính):
Vải chính có chiều ngang trùng với canh sợi dọc thân trước chính và chiều dọc
trùng với canh sợi ngang thân trước chính
Chiều ngang = rộng miệng túi + 4cm = 16cm
Chiều dọc = 5cm
*Viền then (vải lót):
Vải lót canh sợi xéo (thiên sợi 45 độ)
Chiều ngang = rộng miệng túi + 4cm = 16cm

Chiều dọc = 5cm
*Viền then (vải lót):
Vải lót canh sợi xéo (thiên sợi 45 độ)
Chiều ngang = rộng miệng túi + 4cm = 16cm
Chiều dọc = 6cm
*Dây khuy (vải lót):
Vải lót canh sợi xéo
Chiều ngang = 16cm
Chiều dọc = 2cm
*Lót túi then (vải lót):
Vải lót có chiều ngang và chiều dọc trùng với canh sợi ngang và canh sợi dọc
của thân trước chính
Chiều ngang = rộng miệng túi + 5cm = 17cm
Chiều dọc = 16cm (lót túi then nhỏ)
Chiều dọc = 19cm (lót túi then lớn)
*Lưỡi gà (vải lót):
Vải lót có chiều ngang và chiều dọc trùng với canh sợi ngang và canh sợi dọc
của thân trước chính
Chiều ngang = 10cm
Chiều dọc = 10cm
g.4.Túi ciga
*Viền túi (vải lót):
Vải lót có chiều ngang và chiều dọc trùng với canh sợi ngang và canh sợi dọc
của thân trước chính
Chiều ngang = 10cm
Chiều dọc = 10cm
*Lót túi (vải lót):
Vải lót có chiều ngang và chiều dọc trùng với canh sợi ngang và canh sợi dọc
của thân trước chính.
Chiều ngang = 10cm

Chiều dọc = 15cm
g.5.Kê chiết (vải chính):
Vải chính canh sợi xéo
Chiều ngang = 4cm
Chiều dọc: Từ bùng chiết đến qua đầu chiết 2cm = 12cm
g.6. Mọng tay
*Miếng thứ nhất (vải chính):
23


Vải chính canh sợi xéo
Chiều ngang = 36cm
Chiều dọc = 4cm
*Miếng thứ hai (vải chính)
Vải chính canh sợi xéo
Chiều ngang = 32cm
Chiều dọc = 3cm

24


3.2. Lần lót (Lần trong)
25


×