Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Nghị luận về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.77 KB, 2 trang )

BẠO LỰC NGƠN TỪ
Bài làm
Lồi người của thế kỉ XXI đã chế tạo ra một món vũ khí, một con dao vơ hình, một hiện
tượng với đơng đảo sự tham gia đang đe dọa, hủy diệt tinh thần của toàn nhân loại. Đứng sau
mọi sự phát triển thịnh vượng của xã hội đều là những thiếu sót, những sai lầm làm mất đi bản
sắc vốn có của chúng ta. Có thể thấy giới trẻ hiện nay đang bị lún sâu vào một thực trạng khá
phổ biến, một sự cơng kích dùng lời nói để xúc phạm, lăng mạ nhằm hạ thấp giá trị và danh dự
của người khác. Và chính bạo lực ngôn từ đã thể hiện được sự thấp kém, hèn hạ của mỗi chúng
ta.
Trên thế giới, đây là một vấn nạn đang được luật pháp quan tâm với những nỗ lực nhằm
khống chế và ngăn chặn nó lan rộng. Theo đó, ta có thể thấy, bạo lực là hành động sử dụng sức
mạnh chính mình với mục đích gây thương vong, tổn hại về mặt thể xác của một ai đó. Cịn ngơn
từ là một phương thức dùng để biểu đạt suy nghĩ, truyền tải nội dung thông điệp của bản thân
thành lời nói hoặc văn bản. Trong đời sống hàng ngày, ngơn từ cũng chính là một sợi dây vơ
hình gắn kết tất cả mọi người và các mối quan hệ lại với nhau. Dựa theo đó, ta có thể nhận biết
được rằng bạo lực ngơn từ là những hành vi dùng ngơn từ, lời nói mang tính tiêu cực, chỉ trích,
miệt thị, phỉ báng người khác. Khiến họ luôn phải đối mặt với những ánh mắt khinh bỉ, cười cợt
chế giễu. Đặc biệt trong thời gian mạng xã hội đang rất phát triển ngày nay, thì vấn đề này còn
gây ra rất nhiều hệ lụy xấu cho tầng lớp của chúng ta. Nếu bạo lực ngôn từ tiếp tục xâm nhập vào
đời sống thì nó có thể đẩy con người ra xa hơn, khiến một vài nạn nhân phải bước đến ranh giới
của bản thân với một lúc nào đó khơng chịu được mà tự kết thúc mạng sống, sinh mạng của
chính mình.
Có thể thấy, theo thống kê thì mỗi năm có khoảng 246 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị bạo
lực ngôn từ. Chúng ta có thể là những kẻ đưa ra những lời lẽ ấy vơ tình tổn hại đến người khác,
và cũng có thể trở thành một nạn nhân của vấn nạn này; khơng chỉ trong khung viên trường mà
nó cịn có thể xảy ra ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Những kẻ cố ý tìm mọi cách để hạ thấp, chỉ
trích người khác rất đáng bị phê phán. Họ khiến cho những nạn nhân ấy trở nên tự ti và đánh giá
thấp về bản thân, khiến họ khơng cịn mục tiêu trong cuộc sống mà thay vào đó chỉ cịn những
suy nghĩ tiêu cực thậm chí là hành hạ bản thân hoặc đánh mất cảm xúc cá nhân. Và một trong số
đó thì mạng xã hội đang được rất nhiều người ưu chuộng, nhưng đồng thời cũng chính là nơi
chứa rất nhiều rủi ro như xâm phạm hình ảnh và xúc phạm lời nói.


Từ đó, ta có thể nhìn nhận ra rằng nguyên nhân dẫn đến bạo lực ngôn từ xuất phát từ việc con
người thời nay rất dễ kéo theo tâm lý đám đông, hầu hết mọi người cố gắng tránh bị cơ lập vì có
thái độ và niềm tin nhất định, họ có thể từ bỏ ý tưởng ban đầu của bản thân khi số người bày tỏ ý
kiến chi phối tăng lên, vì vậy tâm lý đám đơng đã góp phần thúc đẩy cho bạo lực ngơn từ phát
triển. Ngồi ra, họ cịn miệt thị về màu da, ngoại hình, thể hiện sự câm ghét những người không
cùng đẳng cấp. Điều này thể hiện ý thức của họ chưa đủ ln cho rằng quan điểm mình đúng. Họ
chưa thực sự trưởng thành để phân biệt các vấn đề đúng sai, thích thể hiện quy quyền của bản
thân bằng cách dùng lời nói đe dọa đối phương; sự ghen tị cũng là một phần tạo nên bạo lực
ngôn từ. Bên cạnh đó cũng có một phần do nền giáo dục và quản lí lỏng lẻo từ nhà trường, thầy
cơ và gia đình chưa thực sự định hướng được cho các bạn trẻ tư duy đúng đắn dẫn đến các hành
động lệch lạc và thiếu văn hóa, khả năng kiểm sốt hành vi của mình. Và tất nhiên, một vấn nạn
ln đi kèm với hậu quả khó lường. Chúng có thể hình thành cho những kẻ bạo hành một thói
quen hung hăng, tính cách khơng tốt, đi lệch với chuẩn mực xã hội gây tổn hại ảnh hưởng đến


mọi người. Đồng thời, sẽ bị xã hội tẩy chay đưa ra tòa án lương tâm, bị mọi người coi thường,
khơng cịn sự tơn trọng và u q nữa mà thay vào đó là những ánh nhìn khinh thường. Kẻ bạo
lực ngôn từ cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng nặng nề đến đối tượng bị hành hung. Họ tạo nên
những tổn hại về tinh thần một cách thê thảm và khiến nạn nhân rơi vào trạng thái tâm lý bất an,
stress, trầm cảm, tự kỉ hoặc có thể dẫn đến tự tử. Nó có thể tác động nhanh đến mức biến một
người hoạt bát vui vẻ trở thành một sinh vật khơng cịn hạnh phúc, chỉ có sự buồn bã, tiêu cực, lo
lắng và sợ hãi. Hoặc tệ hơn thế là tự nhốt mình lại, hạn chế giao tiếp để tách biệt bản thân khỏi
thế giới, nơi được xem là địa ngục trong mắt họ.
Nhắc đến bạo lực ngôn từ, thì chắc hẵn hình ảnh của Cuộc thi Hoa hậu Hịa bình Quốc tế
2022 vừa để lại cho chúng ta thấy một bài học từ thế giới sắc đẹp này. Khi chúng ta chứng kiến
những câu nói đấy miệt thị về ngoại hình từ vị chủ tịch Mr. Nawat đối với một hoa hậu, một
người mẫu, không ai khác chính là Đồn Thiên Ân. Ơng đã thẳng thừng đưa ra những lời nhân
xét, đánh giá thậm tệ về hình thể của cô. Là một giám khảo của cuộc thi sắc đẹp quốc tế lại thiếu
mất cách kiềm chế cảm xúc mà hạ thấp sự tôn trọng đối với phụ nữ, gây ra rất nhiều ảnh hưởng
xấu đến tâm lý của đại diện nước Việt Nam ta. Thiên Ân đã từng đứng trước hàng tỉ người và

nói: “Chúng ta ln nghĩ rằng việc nói những câu bơng đùa ấy khơng có hại đến người khác,
nhưng nó là ngọn giáo vơ hình xuyên thấu trái tim của người nghe, bởi vì chúng ta là phiên bản
độc nhất của chính mình. Khơng ai giống ai, cũng khơng ai là hồn hảo và khơng có một quy
chuẩn nào đặt ra cho tất cả chúng ta. Tất cả mọi người cần phải lên tiếng đê ngăn chặn về vấn đề
bạo lực ngơn từ, vì đã có rất nhiều người chọn cách rời bỏ thế gian này chỉ vì tổn thương từ lời
nói của người khác.”
Mọi vấn đề đều có cách giải quyết và tất cả chúng ta đều sẽ cố gắng để xóa bỏ bạo lực ngôn từ
ra khỏi thế giới này. Một trong số đó thì vấn đề về nhận thức của mỗi người cần hiểu rõ những
giá trị của lời nói, những điều cơ bản của tốt và xấu, đúng và sai. Cùng với đó thì nhà nước cần
quản lý chặt chẽ hơn liên quan đến mạng xã hội bằng việc hành pháp luật nhằm đảm bảo an ninh
mạng. Không chỉ vậy, bố mẹ, gia đình cũng phải làm gương cho con cái trong việc sử dụng đúng
từ ngữ để tránh làm tổn thương đến người khác. Nhà trường cũng góp phần xây dựng nền giáo
dục giúp học sinh tránh xa những tệ nạn xã hội này cũng như có nhận định đúng đắn để sống hòa
nhập với mọi người, hướng đến những điều tốt đẹp mà không dùng đến bạo lực ngơn từ, lời nói
mỉa mai để giải quyết vấn đề.
Vấn nạn đáng báo động này đã cho tôi một bài học vơ cùng có ích. Cho dù bản thân có bị bạo
lực ngơn từ thì cũng đừng đáp lại bằng những lời cay miệt hơn, vì có thể những câu nói lại ấy sẽ
khiến chúng ta trở thành một kẻ bạo lực ngơn từ. Thay vào đó hãy lên án họ và để ngoài tai
những lời phê phán, mỉa mai thậm tệ đó, cứ tiếp tục với cuộc sống một cách bình thường. Khơng
sớm thì muộn, những kẻ đi gieo rắc những lời chế giễu cũng sẽ bị mọi người phán xét, chỉ trích.
Đừng để những lời sỉ nhục ấy trở thành một nhát dao đâm thẳng vào tim bản thân để mất đi niềm
hạnh phúc và sự bình yên vốn có của tồn nhân loại.
Chúng ta ln nói về hịa bình, về việc đấu tranh cho một thế giới tốt đẹp hơn, thế nhưng hịa
bình sẽ khơng bao giờ bền vững nếu như vấn đề về bạo lực ngôn từ khơng được giải quyết. Lời
nói đơi khi có thể tước đi sinh mệnh của con người. Vậy nên, mong tất cả mọi người hãy một lần
đứng lên ngăn chặn bạo lực ngơn từ bởi vì ai ai trong chúng ta cũng đều có quyền yêu thương và
đều có quyền được sống. Hãy là những con người văn minh trong chính cuộc sống, chính suy
nghĩ và chính lời nói mà bản thân thốt nên để giúp Việt Nam ta trở thành một cường quốc tốt
hơn.




×