Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận cơ sở lý luận báo chí anh chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của nhà báo trong xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.17 KB, 20 trang )

MƠN HỌC
CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ

ĐỀ TÀI
MỘT NHÀ NGHIÊN CỨU VỀ BÁO CHÍ ĐÃ NĨI: “ TRONG
MỘT THẾ GIỚI CỦA ĐỊNH KIẾN VÀ THIÊN VỊ, CÓ LẼ
THÁCH THỨC LỚN NHẤT ĐỐI VỚI CÁC NHÀ BÁO LÀ SỐNG
THEO NHIỆM VỤ TRẦN THUẬT CÔNG BẰNG VÀ CÂN
BẰNG” ( Stefanie Chernow)
THÔNG QUA Ý KIẾN TRÊN ANH CHỊ CĨ SUY NGHĨ GÌ VỀ
TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ BÁO TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY?

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
NỘI DUNG CHÍNH..................................................................................................5
I. Phân tích câu nói của Stefanie Chernow.......................................................5
1. Giải thích một số khái niệm...........................................................................5
2. Kết luận ý nghĩa câu nói của Stefanie Chernow................................................7
II. Thực trạng về xã hội định kiến, thiên vị, thiếu công bằng mà chúng ta
đang sống..............................................................................................................8
III. Trách nhiệm của nhà báo...........................................................................10
A. Nhà báo là ai?.........................................................................................10
B. Trách nhiệm của nhà báo........................................................................10
IV. Nhà báo phải làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình.......................17
KẾT LUẬN.............................................................................................................19

2



LỜI MỞ ĐẦU
Maxwell Maltz từng nói “ Con người chúng ta đều bình đẳng trước cái
chết”. Câu nói mang tính mỉa mai nhưng cũng không thể phủ nhận sự thật về sự
bất công, thiên vị đang diễn ra trong cuộc sống của chúng ta. Chỉ có khi con người
đứng trước cửa tử của cuộc đời, đối mặt với cái chết và khơng cịn biết gì nữa thì
mọi thứ mới trở nên công bằng. Với trách nhiệm công việc, cũng như đạo đức
nghề nghiệp của người làm báo, trước sự muôn màu của cuộc sống như vậy, các
nhà báo phải làm như thế nào đều là những dấu hỏi rất lớn. Nhưng câu nói của nhà
nghiên cứu báo chí Stefanie Chernow đã giúp ta phần nào tìm ra hướng giải quyết
cho các nhà báo “ Trong một thế giới của định kiến và thiên vị, có lẽ thách thức lớn
nhất đối với các nhà báo là sống theo nhiệm vụ trần thuật cơng bằng và cân bằng”
Tính chất cơng việc của nhà báo mang yếu tố cộng đồng rất cao, mỗi bài
viết, mỗi câu nói đều phải thật tỉ mỉ, trung thực, chính xác để truyền tải tới cơng
chúng. Nhà báo là chủ thể trực tiếp hoạt động báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp
luật và dư luận xã hội về những thông tin mà họ cung cấp cho công chúng xã hội,
trên cả hai bình diện pháp lí và đạo đức.
Trong lịch sử phát triển của lồi người, khơng khó để chúng ta bắt gặp
những hình ảnh, những câu chuyện liên quan đến định kiến và thiên vị. Chuẩn mực
nhất của cơng bằng mà chúng ta có thể dựa vào đó là pháp luật. Dưới góc độ pháp
lý thì sự cơng bằng được hiện diện thơng qua sự "bình đẳng" mà pháp luật thường
quy định. Thực tế thì bình đẳng khơng phải là cơng bằng, bình đẳng chỉ là yếu tố
cơ bản hợp thành sự cơng bằng. Có một sự thật là không ở đâu luật pháp qui định
“mọi người đều bình đẳng”,vì điều đó khơng thể có, nhưng gần như pháp luật của
quốc gia nào cũng qui định “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Trên lý
thuyết thì bình đẳng trước pháp luật là điều kiện cơ bản để đạt đến sự công bằng.
3


Con người sinh ra vốn dĩ đã bất bình đẳng. Vì vậy, cái gọi là cơng bằng mà pháp

luật cố tạo ra chính là sự bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các nhóm đối tượng.
Và thực tế cũng chứng minh, pháp luật cũng có những mặt hạn chế, đơi lúc khơng
tìm ra được phương án giải quyết mang tính bình đẳng, cơng tâm nhất nên vẫn có
khi gây bất bình cho người dân.
Hạn chế đó khơng chỉ là của riêng pháp luật, ngay cả ngành nghề báo chí
cũng đã nhiều lần gặp phải. Các nhà báo không phải và khơng thể nhân danh chính
nghĩa để chống lại sự thiên vị và bất công trong xã hội. Nhưng người làm báo có
thể, thậm chí bất chấp những nguy hiểm để “ sống theo nhiệm vụ trần thuật công
bằng và cân bằng”. Đó vừa là trách nhiệm nhưng cũng là thách thức vô cùng to lớn
đối với nghề báo, nhà báo trước những cám dỗ của định kiến và thiên vị. Vậy nhà
báo làm thế nào để thực hiện trách nhiệm cao cả của mình, đặc biệt là trong xã hội
hiện nay? Thơng qua việc phân tích câu nói của Stefanie Chernow để tìm ra điều
đó.

4


NỘI DUNG CHÍNH
I. Phân tích câu nói của Stefanie Chernow
Câu nói: “Trong một thế giới của định kiến và thiên vị, có lẽ thách thức lớn
nhất đối với các nhà báo là sống theo nhiệm vụ trần thuật công bằng và cân bằng”.
1. Giải thích một số khái niệm
1.1. Khái niệm “ định kiến”.
Định kiến ở đây được hiểu là những ý kiến, quan điểm đã được hình thành,
trước khi nhận thức các dữ kiện có liên quan hoặc biết rõ những thông tin liên quan
của một sự kiện cụ thể. Từ “định kiến” thường được sử dụng để miêu tả những nếp
suy nghĩ, quan điểm thường không thuận lợi, đánh giá chủ quan đối với người hoặc
một nhóm người, bởi vì giới tính, quan điểm chính trị, quan hệ xã hội, tuổi tác, tôn
giáo, chủng tộc/dân tộc, ngôn ngữ, quốc tịch, hình dáng bên ngồi hay là đặc điểm
cá nhân khác, từ đó dẫn đến việc phân biệt đối xử.

Định kiến của một tập thể, một nhóm người, một xã hội, thường được gọi là
định kiến xã hội. Định kiến, thành kiến, đôi khi cũng gọi là "thiên kiến". Tự Điển
Hán Việt của Đào Duy Anh giải nghĩa "Thiên là nghiêng về một bên", Thiên kiến
là "Ý kiến thiên lệch / thiên vị", "Ý kiến ngoan cố.”
Định kiến của một người có thể hình thành từ mơi trường giáo dục, môi
trường sống và sinh hoạt, và quan hệ xã hội của người đó.
1.2. Khái niệm “ thiên vị”
Thiên vị hiểu một cách ngắn gọn đó là khơng vơ tư, khơng cơng bằng, chỉ
nâng đỡ cho một phía. Thiên vị hay còn gọi là thiên kiến là xu hướng giữ hoặc nói
một quan điểm khơng đầy đủ, thường đi kèm với sự từ chối xem xét các góc nhìn
5


khác hoặc là khơng sẵn lịng tiếp nhận những thơng tin mới, đặc biệt khi thông tin
mới không thuận theo quan điểm cũ. Người ta có thể thiên kiến hướng về hay
chống lại một quan điểm, một người, chủng tộc, tôn giáo, giai cấp hay đảng phái
v.v... Thiên kiến cũng có nghĩa là cách nhìn phiến diện, khơng trung lập, khơng
mở, đơi khi là duy ý chí. Thiên kiến có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức và đơi
khi được coi là đồng nghĩa với định kiến hay là cố chấp. Thiên vị là đối xử không
công bằng, dùng cảm xúc chủ quan để nhìn nhận, đánh giá sự vật sự việc, coi
trọng, nâng đỡ một phía mà bác bỏ hoàn toàn những giá trị của sự vật, sự việc
khác.
Thiên vị thường xuất phát từ việc yêu thương, dành tình cảm nhiều hơn cho
một ai đó, hay sự vật sự việc nào đó, như bố mẹ dành tình cảm nhiều hơn cho con
trai, trọng tài thiên vị cho đội bóng họ yêu thích hơn, sếp thiên vị những nhân viên
xinh đẹp hơn,...
1.3. Khái niệm “ trần thuật”
Trần thuật là thuật lại một sự việc hay một sự kiện đang diễn ra. Vậy câu
trần thuật là dạng câu sử dụng để kể, miêu tả…. về những hiện tượng , tính chất
của sự vật, sự việc gì đó hay một đối tượng nào đó.

1.4. Khái niệm “cơng bằng”
Sự giống nhau trong cách đối xử với các cá nhân được gọi là công bằng .
Công bằng là một khái niệm về mối quan hệ cơng bằng và chính đáng giữa cá nhân
và xã hội.
Nhưng công bằng là một khái niệm luôn gây ra sự tranh cãi. Quan niệm thế
nào cho đúng về sự công bằng? Thực tế chỉ ra rằng, trong từng trường hợp, từng
lĩnh vực và hoàn cảnh khác nhau, người ta lại có những định nghĩa khác nhau về sự
6


công bằng. Điều này không sai khi công bằng là điều mà chúng ta khơng dễ dàng
nhìn nhận, đánh giá. Nên đặt công bằng trong một trường hợp cụ thể để phân tích,
đánh giá và nêu định nghĩa thì sẽ khách quan hơn.
1.5. Khái niệm về “ cân bằng”
Khái niệm cân bằng, trong cuộc sống thường được hiểu là phân chia đồng
đều, nhất quán giữa các hoạt động, phân bố công việc hợp lý để thực hiện dễ dàng
mà không tốn quá nhiều công sức vào một vấn đề nào đó.
Nếu cơng bằng thể hiện sự cơng tâm thì cân bằng thể hiện sự bình đằng, là
thước đo phân chia giá trị đồng đều giữa các vấn đề với nhau. Hiểu một cách thông
thường, người cân bằng là người biết cân đối trong việc giải quyết một vấn đề nào
đó.
2. Kết luận ý nghĩa câu nói của Stefanie Chernow
Từ việc giải thích khái niệm của một số từ ngữ trong câu nói, có thể thấy
câu nói chia ra làm hai vế hiểu:
Ý hiểu thứ nhất là định nghĩa về “ định kiến” và “thiên vị” được hiểu tương
đối giống nhau, thể hiện cách nhìn, cách đối xử một cách khơng công bằng, phiến
diện đối với những người yếu thế hơn trong xã hội. Vế đầu của câu nói “Trong một
thế giới của định kiến và thiên vị” chính là muốn chúng ta hiểu theo như vậy,
muốn chúng ta nhìn rõ vào thực tại từ xưa đến nay, xã hội vốn dĩ đã không công
bằng, những người yếu thế trong xã hội luôn phải đứng trước những cán cân vô

cùng bấp bênh bị chi phối bởi đồng tiền, danh vọng,…
Vế hiểu thứ hai “ có lẽ thách thức lớn nhất đối với các nhà báo là sống theo
nhiệm vụ trần thuật công bằng và cân bằng”. Công bằng và cân bằng cịn là những
khái niệm khó có thể định nghĩa, cho nên nhiệm vụ trần thuật công bằng và cân
7


bằng của nhà báo lẽ dĩ nhiên vẫn còn nhiều mơng lung. Vì thế đó khơng chỉ cịn là
trách nhiệm đơn thuần cho người làm báo mà còn là thách thức vô cùng lớn đối với
các nhà báo. Như đã nói ở đầu, họ khơng chỉ phải đặt cho mình những câu hỏi là
phải làm gì mà cịn phải tự tìm cho mình đáp án rằng làm như thế nào, làm ra sao
để sống đúng với tinh thần đạo đức cũng như trách nhiệm của nghề báo.
II. Thực trạng về xã hội định kiến, thiên vị, thiếu công bằng mà chúng ta đang
sống
Trong cuộc sống, có lẽ khơng ít lần chúng ta bắt gặp sự bất công, thiên vị và
lối sống định kiến. Những định kiến hay bất công không chỉ tồn xuất hiện trong
một thời gian nhất định nó cứ kéo dài dai dẳng trong xã hội từ thời phong kiến lạc
hậu cho đến cả xã hội hiện đại mà chúng ta đang sống vẫn còn tồn tại.
Ở xã hội trước kia, sự định kiến, thiên vị được thể hiện rất rõ ở lối sống
trọng nam khinh nữ, đề cao người đàn ông và coi thường người phụ nữ. Điều này
thể hiện rất rõ ở việc các nhân vật xuất chúng, các chính trị gia đa nắm giữ quyền
hành đa phần là nam giới. Người phụ nữ phải sống theo các phong tục, tập quán
văn hóa lỗi thời, bất công. Hiện nay, khi xã hội phát triển hơn, đi cùng là những
nhận thức tiến bộ của con người, nhưng vấn đề trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại
ở một số nơi.
Nói về vấn đề này, người đứng đầu Văn phòng Báo cáo Phát triển Con
người của UNDP – ông Pedro Conceicao đã từng bày tỏ: “Chúng ta đã đi một
chặng đường dài trong vài thập kỷ gần đây để bảo đảm rằng phụ nữ cũng có quyền
tiếp cận tương đồng với nam giới trước những nhu cầu cơ bản của cuộc sống…
Chúng tơi đã đạt được sự bình đẳng trong việc tuyển sinh tiểu học và giảm

45% tỷ lệ bà mẹ tử vong kể từ năm 1990”. Tuy nhiên, quan chức này của Liên hợp
quốc cũng chỉ ra rằng, khoảng cách về giới vẫn còn hiện hữu rõ ràng trong nhiều
8


lĩnh vực, và ngày nay, cuộc đấu tranh vì bình đẳng giới là một câu chuyện thiên về
định kiến.
Những điều trên càng giúp chứng minh rằng, dù có sự bảo hộ của tổ chức xã
hội nào đi nữa thì thiên vị, định kiến vẫn còn là vấn đề nhức nhối.
Hay gần đây nhất, vấn đề muôn thuở tưởng chừng như đã có thay đổi vì một
thế giới hịa bình, phát triển thì lại dậy sóng trở lại: vấn đề phân biệt chủng tộc.
Chúng ta nên biết rằng màu da và chủng tộc cho biết một người là ai và đến từ đâu
nhưng không thể dựa trên điều này để phân biệt đối xử. Đây là một vụ việc cách
đây không lâu ở Mỹ liên quan đến cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd đã
gây ra cuộc biểu tình, bạo loạn ở đất nước phát triển hàng đầu thế giới này. Mặc dù
nước Mỹ đã trở lại nhịp sống bình thường nhưng có một điều chắc chắn là vấn nạn
phân biệt chủng tộc sẽ không thể biến mất trong ngày một ngày hai.
Ngồi ra cịn có những định kiến, thiên vị bất cơng về giới tính cũng gây
nhức nhối cho dư luận. Có thể nhắc tới cộng đồng LGBT, tất cả những người trong
cộng đồng này đang cố gắng tìm cơng bằng cho bản thân, tạo nên tiếng nói của
riêng mình đối với xã hội. Mặc dù ngày càng có nhiều người, đặc biệt là giới trẻ
ủng hộ cộng đồng LGBT, cơng nhận, tơn trọng và u q tình yêu đồng giới.
Nhưng thử hỏi xã hội đã thực sự rũ bỏ những định kiến cho những con người trong
cộng đồng này chưa thì chắc chắn câu hỏi vẫn là chưa. Vẫn có những người mang
tính miệt thị, cảm thấy xấu hổ trước những người đồng tính, họ khơng chấp nhận
cho người ta sống đúng giới tính của bản thân,….
Tất cả những thực trạng đó đều có nguyên nhân của nó, nguyên nhân khách
quan là nó bắt nguồn từ các thời kì trước, nguyên nhân chủ quan là xuất phát từ
suy nghĩ cá nhân chưa chịu thay đổi, chưa đòi hỏi tiến bộ,.. Nhưng dù xuất phát từ
nguyên nhân nào thì đề mang một hệ quả chung là tạo nên những định kiến, thiên

9


vị, bất công trong xã hội, tạo ra những tiền đề, rào cản khiến con người phân biệt,
đối xử thiếu công bằng với nhau.
Và đây cũng không chỉ là thực trạng yêu cầu các nhà báo phản ánh, mà còn
đặt ra thách thức địi hỏi sự cơng bằng trong mỗi nét mực của người làm báo.
III. Trách nhiệm của nhà báo
A. Nhà báo là ai?
Nhà báo là thuật ngữ với nhiều cách hiểu khác nhau, trong các từ điển cũng
như trong thực tiễn đời sống nghề nghiệp, tùy theo chức năng, nhiệm vụ và vị trí
cơng việc cụ thể.
Trong khái niệm chung nhất, nhà báo có thể được hiểu là người tham gia
thực hiện một trong các loại hình lao động báo chí của q trình thu thập, xử lý và
triền tải thơng tin cho cơng chúng xã hội; đó là lao động tổ chức - quản lý ( ở nước
ta là bao gồm tổ chức quản lý vĩ mô và vi mô), lao động biên tập, lao động tác giả,
lao động kỹ thuật – dịch vụ trong báo chí. Nhà báo là chủ thể trực tiếp hoạt động
báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp luật và dư luận xã hội về những thông tin mà
họ cung cấp cho cung chúng xã hội, trên cả hai bình diện pháp lí và đạo đức.
B. Trách nhiệm của nhà báo
Trước xã hội vẫn còn nhiều định kiến, thiên vị như vậy, người mà sống với
trách nhiệm cộng đồng, hoạt động vì cơng chúng như các nhà báo phải làm như thế
nào? Như trong câu nói của Stefanie Chernow thì đứng trước những điều đó các
nhà báo cần sống theo nhiệm vụ trần thuật công bằng và cân bằng. Vậy nhiệm vụ
trần thuật công bằng và cân bằng được thể hiện trong trách nhiệm của nhà báo
như thế nào:
10


1. Nhà báo phải có trách nhiệm với nguồn tin, thẩm định nguồn tin, tính giá trị

và thiết dụng của nguồn tin mình đưa ra
Đây là trách nhiệm hàng đầu của nhà báo được công chúng, xã hội giao cho.
Nhà báo là người đưa tin cho công chúng, điều này thể hiện rất rõ nhiệm vụ
trần thuật của nhà báo.
Dù bất kỳ loại hình báo chí nào thì thơng tin, nguồn cung cấp thông tin và
bảo vệ nguồn cấp thông tin vẫn là vấn đề rất quan trọng đối với báo chí. Nhà báo
khơng thể tự mình tạo ra thơng tin. Và báo chí tồn tại được là nhờ vào nhiều nguồn
tin của mình.Nói như thế để thấy vai trị của nguồn cung cấp thơng tin và vì thế
trong mọi trường hợp cần trao trách nhiệm bảo vệ nguồn tin cho các nhà báo nhất
là những thông tin liên quan đến tham nhũng, đến những tệ nạn khác trong xã hội.
Để có thể trần thuật thơng tin một cách cơng bằng và cân bằng thì trước hết
nhà báo phải đảm bảo những thơng tin mình đưa ra tạo ra giá trị, nguồn tin đó phải
được đảm bảo, thẩm định.
Trước kia thường có quan niệm cho rằng nhà báo là người hay chuyện, hay
mách lẻo, hay xoi mói, hóng hớt khơng giữ kín chuyện. Tính “ hóng hớt, mách lẻo,
đưa chuyện” này hiện vẫn cịn trong báo chí, khi nhà báo đưa tin sai sự thật do dễ
dãi, không cẩn trọng thẩm định nguồn tin thì rất dễ dàng gây xơn xao cũng như bức
xúc cho dư luận.
Có thể thấy nhiều dẫn chứng về hậu quả đưa ra thông tin sai lệch, chưa được
kiểm chứng của một số tờ báo trong dịch Covid -19 căng thẳng vừa qua. Những
thông tin đưa ra gây hoang mang trong dư luận, làm cho sự việc càng trở nên căng
thẳng, khó kiểm sốt hơn. Dù thơng tin sau đó có được đính chính đi nữa thì cũng

11


làm mất đi niềm tin cho công chúng, khiến bất kì thơng tin nào sau đó được đăng
tải cũng trở thành mối nghi ngờ.
Như vậy có thể thấy, muốn trần thuật cơng bằng và cân bằng thì trước hết
các nhà báo phải có trách nhiệm với thơng tin mình đưa ra. Nhà báo là người chép

lại các sự việc xảy ra hằng ngày, do đó phải phản ánh chân thực các sự kiện và vấn
đề đã và đang xảy ra, khơng vo trịn hay bóp méo. Đây là trách nhiệm đầu tiên
cũng là quan trọng nhất vì chỉ khi thơng tin chính xác, tạo niềm tin cho cơng
chúng thì họ mới có thể cảm nhận những giá trị cơng bằng và cân bằng mà thông
tin mang lại cho họ.
2. Nhà báo có trách nhiệm là người khởi động, phát động tư tưởng và dư luận
xã hội bảo vệ, ủng hộ cái mới, nhân tố mới
Trách nhiệm này thể hiện tinh thần đi tìm cơng bằng của nhà báo. Điều này
thể hiện nhà báo là nhà tư tưởng, tức là luôn đứng trên lập trường tư tưởng nào đó,
đứng về phía tiến bộ xã hội, đứng về phía nhân dân, ln ln có tinh thần thái độ,
bản lĩnh bảo vệ chân lí, đặc biệt là khoog thiên vị. Tinh thần trách nhiệm này của
nhà báo, giúp họ có thể đến gần hơn với công chúng, dễ dàng củng cố và ủng hộ
tinh thần của cơng chúng.
Việc hình thành nền tảng tư tưởng cũng như là củng cố và phát triển tư
tưởng đó cho người làm báo là vơ cùng quan trọng. Phải có những quan điểm đúng
đắn thì các nhà báo mới vạch ra đường đi đúng cho mình trong con đường sự
nghiệp. Khơng những thế một người có quan điểm tư tưởng đúng đắn thì mới
truyền đạt cho những người xung quanh những điều đúng đắn được.
Liên quan đến vấn đề định kiến, thiên vị trong xã hội, chính việc có những
định hướng tư tưởng đúng đắn của nhà báo cũng góp phần giúp cơng chúng, xã hội
12


được nhìn lại và có cái nhìn khách quan hơn với nhiều với đề, tránh tư tưởng một
chiều trong xã hội của chúng ta.
Ngồi ra việc nhà báo ln đứng về phía nhân dân, đi tìm và bảo vệ chân lý
cũng cho thấy trách nhiệm ln cố gắng kiếm tìm công bằng cho công chúng của
nhà báo. Rất nhiều những vụ án mà chưa được pháp luật làm sáng tỏ nhờ ngịi bút
của báo chí mà được làm rõ hoặc có cơ hội được đưa ra tìm kiếm cơng bằng một
lần nữa. Nói tới đây có thể nhắc tới vụ án của Hồ Duy Hải gây trấn động dư luận

suốt 12 năm, vụ án không chỉ liên quan đến một mạng người mà liên quan đến cả
nền pháp lí của nước nhà, nhờ một phần tiếng nói của báo chí mà được một lần nữa
đưa ra làm rõ. Nếu xét xử lại mà phạm nhân đúng tội thì lấy lại niềm tin của nhân
dân về nền tư pháp Việt Nam, sẽ khơng cịn những nghi ngờ đối với cơng chúng.
Mặt khác, nếu tìm ra bằng chứng thật sự phạm nhân khơng có tội thì sẽ cứu được
một mạng người, tiến tới công bằng hơn trong nền pháp luật nước nhà.
Từ những điều trên để thấy rằng đây là trách nhiệm vô cùng quan trọng của
nhà báo. Mỗi nhà báo phải tạo cho mình những nền tảng tư tưởng tiến bộ và ln
đứng về phía nhân dân, đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội để giúp tìm ra
cơng bằng trong xã hội.
3. Nhà báo có trách nhiệm bảo vệ chân lý lẽ phải, bảo vệ giá trị đạo lý và đạo
đức cộng đồng, bảo vệ pháp luật
Đây là trách nhiệm cốt lõi, tổng quát nhất trong quá trình thực hiện trách
nhiệm công bằng và cân bằng của nhà báo. Muốn là người đứng trên lập trường đi
tìm cơng bằng thì nhà báo phải có đầy đủ các trách nhiệm trên.
Trách nhiệm bảo vệ chân lý, lẽ phải là trách nhiệm mà đã được đề cập xuyên
suốt trong bài. Đây luôn luôn là yếu tố phải và được ưu tiên khơng chỉ trong báo
chí nói riêng mà trong xã hội nói chung. Bảo vệ chân lí ở đây là lúc nào cũng phải
13


bảo vệ sự thật, khơng vì tình cảm cá nhân mà có những ý nghĩ xuyên tạc, tạo ra
tinh thần thiên vị, tiêu cực. Bảo vệ chân lý cũng chính là đi tìm lẽ phải, bảo vệ
cơng bằng trong xã hội.
Việc bảo vệ chân lý cũng xuất phát từ việc bảo vệ những giá trị đạo lý và
đạo đức cộng đồng của nhà báo.
Đạo đức nhà báo là vấn đề cốt lõi, là nền tảng của hoạt động báo chí. Nếu
khơng có đạo đức, nhà báo khơng thể hồn thành chức trách nhiệm vụ của mình
với xã hội, đất nước. Nhà báo phải thể hiện bản lĩnh, phẩm chất và năng lực của
mình trong việc làm rõ sự thật, bảo vệ sự thật, bảo vệ công lý, chống lại cái ác, cái

xấu và vun đắp những giá trị tốt đẹp trong xã hội.
Những năm gần đây, đời sống báo chí ngày càng sôi động và chịu tác động
mạnh mẽ, nhiều chiều của thời cuộc, tâm lý xã hội, truyền thông kỹ thuật số, mạng
xã hội, cũng như những vấn đề khác như tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm…
Báo chí là tấm gương soi của xã hội. Thực trạng xã hội hiện nay có những điều làm
chúng ta phấn khởi, nhưng cũng có những điều làm chúng ta đau lịng, báo chí
phản ánh hiện thực đó, nhưng vấn đề quan trọng là tâm thế và trách nhiệm của nhà
báo khi phản ánh như thế nào.
Phải thấy rằng đại đa số nhà báo chúng ta đã giữ vững đạo đức nghề nghiệp,
đóng góp to lớn trong việc khẳng định những giá trị tốt đẹp. Nhiều nhà báo thể
hiện phẩm chất dấn thân, sáng ngời đạo đức nghề nghiệp và khi họ làm nhiệm vụ,
họ khơng nghĩ đến lợi ích riêng. Họ chỉ mong muốn sự thật được làm sáng tỏ, sự
thật cần được bảo vệ, những điều sai trái, bất minh phải được phát hiện và xử lý.
Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận những người làm báo và những người
mang danh là nhà báo có những hành vi khơng chuẩn mực, thậm chí rất sai trái khi
hoạt động nghề nghiệp. Để vụ lợi, theo đuổi những mục đích khơng trong sáng, họ
14


làm sai lệch bản chất sự việc, gây ra những hậu quả đáng tiếc, thậm chí nghiêm
trọng đối với đời sống xã hội. Đây là hạn chế đồng thời cũng là thách thức đối với
người làm báo.
Mọi vấn đề của đời sống hay nghề nghiệp nào cũng có hai mặt của nó,
nhưng trách nhiệm, lương tâm người làm báo khơng cho phép tồn tại mặt trái tiêu
cực kia. Đó chính là biểu hiện của sự thiếu công bằng trong xã hội, việc nhà báo có
những hành vi khơng chuẩn mực sẽ gây mất niềm tin cho công chúng, mà thứ dễ
đánh mất nhưng khó lấy lại cũng chính là niềm tin. Đặt ra đòi hỏi sống còn cho nhà
báo rằng muốn tồn tại phải giữ được đạo đức trong sạch, nó chính là điều kiện để
đi tìm tiếng nói cơng bằng của xã hội cho cơng chúng.
Ngồi bảo vệ chân lý, bảo vệ đạo đức thì nhà báo cũng có trách nhiệm bảo

vệ pháp luật. Muốn bảo vệ pháp luật trước hết những thông tin mà họ đưa ra phải
đảm bảo trách nhiệm về pháp luật, việc làm của nhà báo cũng phải đúng pháp luật.
Pháp luật là cán cân của sự cơng bằng, bảo vệ pháp luật chính là bảo vệ cơng bằng.
4. Nhà báo có trách nhiệm liên kết sức mạnh xã hội, can thiệp xã hội, tham gia
giải quyết các vấn đề xã hội thông qua nghề nghiệp của mình.
Nhà báo có trách nhiệm là nhà tư vấn, chỉ dẫn cho cơng chúng mình, ln
đưa ra những thơng tin và lời khun bổ ích, đúng lúc và thú vị, là người bạn lớn
đáng tin cậy của công chúng. Cơng chúng có thể tin và cậy nhờ khi cần thiết. Nhờ
vào đó mà nhà báo có thể liên kết công chúng với các vấn đề xã hội, giúp công
chúng nhận thức và hiểu rõ vấn đề. Điều này giúp cho nhà báo có thể cân bằng
giữa cơng chúng và xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc thông tin.
Với khả năng của một nhà truyền thơng, từ đó nhà báo có khả năng vận
động xã hội, kỹ năng thuyết phục công chúng xã hội, lôi kéo họ vào tầm ảnh
hưởng của mình. Cơng chúng là người rất nhạy cảm với thông tin, đặc biệt liên
15


quan đến những vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Với trách nhiệm
của mình cùng với sự nhạy bén vốn có của người làm báo, sẽ rất tốt khi có thể kìm
nén cảm xúc của cơng chúng. Đây cũng được coi là nghệ thuật cân bằng giữa cảm
xúc và ý chí để khách quan tìm tới công bằng của nhà báo trước công chúng.
Như kỉ niệm niệm ngày báo chí cách mạng 21/6 vừa qua, đã rất hiếm hoi khi
chúng ra được nghe những câu chuyện của các nhà báo, phóng viên điều tra về q
trình tác nghiệp của mình. Để có những đoạn phóng sự rất ngắn về việc khai thác
gỗ trái phép, họ đã phải trải qua thời gian vơ cùng khó khăn, nguy hiểm, điều kiện
tác nghiệp rất khó khăn. Ngồi ra trong quá trình tác nghiệp này, họ đã thể hiện rất
rõ trách nhiệm liên kết sức mạnh xã hội của mình. Để có thể tác nghiệp họ phải
liên kết với những người dân ở đó, điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ phải đảm
bảo an toàn cho người dân giúp đỡ họ trong quá trình điều tra. Cân bằng trong đây
được thể hiện ở việc họ làm thế nào trước an toàn của người dân với việc tiếp cận

nguồn tin để đưa sự thật tới công chúng. Và cuối cùng, đoạn phóng sự vẫn được
hồn thành, đồn nhà báo, phóng viên tác nghiệp vẫn đảm bảo an tồn cho chính
mình và người dân ở đó.
Càng đi sâu vào tìm hiểu trách nhiệm của nhà báo, càng thấy rằng câu nói
của Stefanie Chernow là đúng đắn. Vì nhiệm vụ trần thuật công bằng và cân bằng
của nhà báo không phải là con đường dễ dàng, nó địi hỏi, u cầu rất nhiều từ các
nhà báo với nhiều yếu tố như kiên trì, dũng cảm,… Đó là một thách thức vơ cùng
lớn đối với người làm báo.
Nói tóm lại, trách nhiệm của nhà báo được thể hiện qua nhiều mặt cả về
chính trị, pháp lí, xã hội, đạo đức. Để đi tìm công bằng trong xã hội đầy thiên vị
này, nhà báo là nhân tố đắc lực hỗ trợ công chúng. Nhưng nhà báo cũng phải biết

16


cân bằng giữa các yếu tố, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp của mình để thực hiện
tốt trách nhiệm của mình.
IV. Nhà báo phải làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình
Để đảm bảo việc đưa thơng tin ra công chúng một cách khách quan trung
thực, tôn trọng sự thật là một việc không dễ dàng đối với các nhà báo. Bởi thực tế,
công việc vất vả nhọc nhằn nhất của nhà báo chính là việc tìm kiếm và xử lý thông
tin. Để xác định sự thật của thơng tin, nhà báo phải tham gia vào q trình tự điều
tra, tự học tập để nâng tầm hiểu biết về lĩnh vực mình theo dõi nhằm gỡ bỏ các tín
hiệu nhiễu lẫn trong thơng tin. Bởi khơng phải nguồn cấp thơng tin nào cũng chính
xác, nhất là những thơng tin mang tính tố cáo có khi sai sự thật hoặc bị trộn lẫn
thông tin đúng, sai nhằm phục vụ cho một mục đích cá nhân nào đó.
Ngồi ra, nhà báo cần chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng, quán triệt đầy
đủ và sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung, về lĩnh vực
báo chí nói riêng. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo
đức nghề nghiệp.Đây là ba yếu tố căn cốt nhất, có tính chất sống cịn đối với phẩm

chất, năng lực của người làm báo.
Bước sang thời đại cơng nghiệp 4.0, báo chí là kênh cung cấp thơng tin
chính xác, kịp thời, có định hướng liên quan đến đất nước, đời sống nhân dân. Nhất
là khi bất kỳ ai cũng có thể lên mạng xã hội để phát tán thơng tin, báo chí chính là
câu trả lời cho những gì mạng xã hội nêu lên.
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, lực lượng báo chí đã và đang bám sát
cuộc chiến chống dịch bệnh chưa từng có. Báo chí được ví như một “binh chủng”
đặc biệt, có nhiệm vụ thông tin tuyên truyền để người dân hiểu biết về dịch bệnh;
tuân thủ chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng; động viên tinh thần quả
cảm của các lực lượng tham gia chống dịch.
17


Sự thật đã và đang chứng minh rằng báo chí nếu làm đúng trách nhiệm của
mình thì hồn tồn có thể tìm tới những cơng bằng trong xã hội cho công chúng.
Bằng cách này hay cách khác, nhà báo cần trau dồi kiến thức nền tảng, kĩ năng
nghiệp vụ, rèn luyện bản lĩnh, kĩ cương để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

18


KẾT LUẬN
Nhà báo Lê Bình từng nói: “ Một sản phẩm báo chí hay phải là một sản
phẩm có một mục tiêu tốt đẹp, khiến người ta cười, khiến người ta suy ngẫm, có
thể khiến người ta đau khổ mà thay đổi. Mục tiêu cuối cùng là phải khiến người ta
biết căm phẫn cái xấu, cái ác, mong muốn làm điều tử tế, muốn lan tỏa tình yêu
thương”. Đau khổ trong câu nói của nhà báo Lê Bình cũng chính là biểu hiện của
những dằn vặt mà con người ta vẫn phải chịu đựng ở một xã hội của định kiến và
thiên vị. Một bài báo có mang lại giá trị hay khơng là ở mục đích của cùng của nhà
báo với sản phẩm của mình. Nếu đến sau cùng, dưới những tác phẩm báo chí

người ta ln tìm tới những điều tử tế, những điều tốt đẹp thì những người làm báo
đã thành công trong việc thực hiện trách nhiệm của mình. Một xã hội khơng cịn
những định kiến phân biệt giữa người giàu và người nghèo, những đứa trẻ sinh ra
trong giàu sang không kiêu ngạo trước sự thiếu thốn của những người bạn cùng
trang lứa. Khơng cịn những nụ cười miệt thị, những cái lắc đầu đầy ngán ngẩm
trước những người đồng tính, khơng cịn những cái chết mang danh phân biệt
chủng tộc, khơng cịn những định kiến cổ hủ về giới tính của một thời phong kiến
đã xa,…. Nếu thực sự khơng cịn những điều đó, thế giới chỉ toàn điều tử tế, toàn
điều yêu thương thì đó cũng chính là thế giới của cơng bằng và cân bằng mà nhà
báo đang tìm kiếm. Nhưng sự thật khơng đơn giản như vậy, đó vốn là mong ước
của người làm báo chân chính nói riêng và cả xã hội nói chung. Và rồi dù có ra sao
chúng ta vẫn đặt niềm tin tới các nhà báo rằng sẽ góp phần giảm bớt đi những bất
cơng trong xã hội. Mặc dù đó sẽ đặt nặng lên vai người làm báo những trách
nhiệm, thách thức to lớn về tạo niềm tin cho công chúng, gắn kết và bảo vệ công
chúng, bảo vệ công lý, tiến tới những công bằng và cân bằng trong xã hội bằng
việc trau dồi kiến thức,kỹ năng, bản lĩnh.
19


Cuối cùng có thể thấy, câu nói của Stefania Chernow “ Trong một thế giới
của định kiến và thiên vị, có lẽ thách thức lớn nhất đối với các nhà báo là sống theo
nhiệm vụ trần thuật công bằng và cân bằng” là đúng đắn, phù hợp trong việc thực
hiện trách nhiệm của nhà báo đối với xã hội. Chúng ta cùng chờ đợi ở một tương
lai gần, với những nhà báo thực sự nghiêm túc với nghề, dựa trên trách nhiệm và
đạo đức nghề nghiệp của mình sẽ chung tay tìm cho chúng ta cịn đường tiến gần
hết với cơng bằng và cân bằng xóa bỏ những định kiến, thiên vị của xã hội.

20




×