Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài thu hoạch môn triết học mác lê nin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.29 KB, 11 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Triết học Mác – Lênin là 1 trong 3 bộ phận hợp thành của Chủ nghĩa Mác
– Lê nin. Từ khi hình thành cho đến nay, với những quan điểm đúng đắn của
mình, triết học Mác-Lê nin đã chứng tỏ vai trò quan trọng đối với hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Sự thống nhất giữa chủ nghĩa
duy vật và phép biện chứng trong quan điểm của triết học Mác Lê nin làm cho
chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để, và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học
và nhờ đó, triết học mácxít có khả năng nhận thức đúng đắn các quy luật của cả
giới tự nhiên cũng như đời sống xã hội và tư duy con người. Nắm được bản chất
của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý
thức sẽ giúp người cán bộ lãnh đạo, quản lý hình thành nên thế giới quan duy
vật biện chứng, có nhận thức đúng đắn về quy luật vận động, biến đổi của thế
giới xung quanh, nhờ đó họ có thể xác định đúng mục tiêu, phương hướng hoạt
động của mình để nhận thức và cải tạo thế giới.
Vi phạm nguyên tắc khách quan, xa rời chủ nghĩa duy vật biện chứng sẽ khiến
người cán bộ lãnh đạo rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí dẫn đến đề ra các chủ
trương, quyết sách lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành xã hội xa rời thực tiễn,
kéo lùi sự phát triển. Từ thực tiễn quá trình lãnh đạo của Đảng trong xây dựng
đất nước trước đổi mới cho thấy chủ quan, duy ý chí là một trong những nhân tớ
chủ yếu dẫn đến những sai lầm, khuyết điểm trong việc hoạch định đường lới,
chính sách, trong hoạt động thực tiễn của Đảng và Nhà nước ta dẫn đến đất nước
rơi vào khủng hoảng. Sau đổi mới từ năm 1986 đến nay, Đảng ta đã xác định
luôn “kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh” nói chung, các ngun tắc của chủ nghĩa duy vật biện
chứng của triết học mác lên nin nói riêng trong hoạch định chủ trương, đường
lối cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính nhờ xuất phát từ quan điểm
khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng mà Đảng ta đã đề ra được đường
lối đúng đắn trong lãnh đạo phát triển đất nước, đưa nước ta thốt khỏi đói
nghèo lạc hậu, phấn đấu trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Từ năm 2010 đến nay, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Chấn, tỉnh Yên


Bái đã có nhiều đổi mới trong công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, tớc độ tăng
trưởng kinh tế đạt khá, đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Tuy
nhiên, trong lãnh đạo phát triển kinh tế, việc đề ra một số mục tiêu, định hướng
và trong triển khai thực hiện đã có những biểu hiện chủ quan, duy ý chí, nóng
vội như: việc xác định mục tiêu Xây dựng huyện Văn Chấn trở thành trung tâm
động lực khu vực phía Tây của tỉnh Yên Bái (giai đoạn 2010-2015) triển khai
Dư án trồng cây cao su (năm 2011), Xây dựng các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp (giai đoạn 2010-2015), phát triển Chăn nuôi đại gia súc (giai đoạn 20102015), xây dựng chợ nông thôn mới (giai đoạn 2015-2020).,,Những mục tiêu,


định hướng này trong triển khai thực hiện đã gặp rất nhiều khó khăn, thất bại,
khơng thể thực hiện được hoặc thực hiện đạt kết quả thấp do đặt ra mục tiêu quá
cao so với khả năng của huyện hoặc không xuất phát từ tình hình thực tế khách
quan.
Thấy được vai trò, tầm quan trọng của quan điểm khách quan của triết học
mác lê nin với việc khắc phục bệnh chủ quan, duy ý trong hoạt động lãnh đạo
của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, em chọn đề tài VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM
KHÁCH QUAN CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊ NIN NHẰM KHẮC PHỤC
BỆNH CHỦ QUAN, DUY Ý CHÍ TRONG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH
TẾ CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN
BÁI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY làm chủ đề viết bài thu hoạch chuyên đề
môn Triết học Mác Lê nin. Bài viết này sẽ tập trung đánh giá thực trạng, một số
biểu hiện của bệnh chủ quan duy ý chí trong lãnh đạo phát triển kinh tế của Ban
Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Chấn trong giai đoạn 2010-2020, từ đó, đề xuất,
kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí trong lãnh
đạo phát triển kinh tế của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Chấn trong thời
gian tới.
B- NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận

1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và thế giới quan duy vật biện chứng
Phương pháp duy vật biện chứng hay chủ nghĩa duy vật biện chứng là một
bộ phận của học thuyết triết học do Mác-Enghen khởi xướng và được Lê-nin bổ
sung, phát triển. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng được thể
hiện tập trung trong quan niệm đúng đắn về vật chất, ý thức và mối quan hệ biện
chứng giữa chúng. Như vậy, cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ
nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng. Đặc trưng của phương pháp duy vật
biện chứng là coi một sự vật, hiện tượng trong trạng thái ln phát triển và xem
xét nó trong mối quan hệ với sự vật và hiện tượng khác.
Sự ra đời của triết học Mác cùng với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện
chứng chính là cơ sở, là tiền đề để hình thành nên thế giới quan duy vật biện
chứng cho giai cấp công nhân và người lao động trên toàn thế giới. Thế giới
quan duy vật biện chứng phản ánh một cách đúng đắn, chân thực, khách quan
thế giới khách quan bên ngoài. Thế giới quan duy vật biện chứng giúp đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý có nhận thức đúng đắn về quy luật vận động, biến đổi
của thế giới xung quanh, qua đó giúp con người xác định đúng mục tiêu, phương
hướng hoạt động của mình. Thế giới quan duy vật biện chứng yêu cầu phải quán
triệt quan điểm khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.


2. Yêu cầu của quan điểm khách quan
Thứ nhất, trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn, mọi chủ trương,
đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ
những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có.
Thứ hai, phải tơn trọng và hành động theo quy luật khách quan, nếu không
làm như vậy, chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả tai hại khôn lường.
Thứ ba, nhận thức sự vật, hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, không được
tô hồng hoặc bôi đen đối tượng, không được gán cho đối tượng cái mà nó khơng
có.
Thứ tư, nhận thức, cải tạo sự vật, hiện tượng nhìn chung phải xuất phát từ

chính bản thân sự vật, hiện tượng đó với những thuộc tính, mới liên hệ bên trong
vớn có của nó.
Thứ năm, cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí; chủ
nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan.
Thứ sáu, quan điểm khách quan đòi hỏi phải phát huy tính năng động, sáng
tạo của ý thức, phát huy ý chí, khát vọng, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, phát huy
vai trò nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo
thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo; phải coi trọng vai trò của ý thức, coi trọng công
tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trong giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác Lê
nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện nguyên tắc
khách quan
Văn kiện Đại hội đại biểu tồn q́c lần thứ VI (trang 30) nhấn mạnh:
“Phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách
quan”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung,
phát triển năm 2011, tr 66) khẳng định: “mọi đường lối, chủ trương của Đảng
phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Văn kiện Đại hội đại
biểu tồn q́c lần thứ XII chủ trương: phải dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật,
đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII cho rằng, mọi chủ trương, đường lối phải bám sát thực tiễn của đất
nước và xu thế của thời đại; đổi mới phải tôn trọng quy luật khách quan không
được lấy ý muốn chủ quan thay cho điều kiện khách quan
4. Bệnh chủ quan duy ý chí
Bệnh chủ quan duy ý chí là căn bệnh có khuynh hướng tuyệt đới hóa vai trò
của nhân tớ chủ quan, cường điệu tính sáng tạo của ý thức, của ý chí, xa rời hiện
thực khách quan, bất chấp quy luật khách quan, lấy nhiệt tình cách mạng thay


thế cho sự yếu kém về tri thức khoa học. Đây là lới suy nghĩ và hành động đơn
giản, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan; thể hiện rõ trong khi định ra

những chủ trương, chính sách và lựa chọn phương pháp tổ chức họat động thực
tiễn theo hướng áp đặt, rơi vào ảo tưởng, chủ quan. Ví dụ như: mục tiêu đặt ra
q cao, biện pháp khơng có tính khả thi .v.v.
Cán bộ, đảng viên khi mắc phải căn bệnh chủ quan, duy ý chí sẽ dẫn đến đề
ra các chủ trương, quyết sách lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành xã hội xa rời
thực tiễn; đường lới, chủ trương, quyết sách khơng phản ánh lợi ích của tập thể,
khơng thể hiện được ý chí của quần chúng nhân dân mà chỉ là lợi ích, ý chí của
một bộ phận, một nhóm người nào đó. Mặt khác căn bệnh chủ quan, duy ý chí
sẽ khiến con người ta tuyệt đới hóa vai trò cá nhân, biện pháp mệnh lệnh hành
chính, hành động bất chấp quy luật khách quan. Cán bộ, đảng viên, đặc biệt là
những người có chức, có quyền mắc bệnh chủ quan, duy ý chí sẽ dẫn tới tình
trạng lạm dụng chức quyền, mất dân chủ, thờ ơ với tâm tư, nguyện vọng của
quần chúng
II. Một số biểu hiện của bệnh chủ quan, duy ý chí trong lãnh đạo phát
triển kinh tế của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Chấn giai đoạn 20102020
1. Khái quát chung về huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Văn Chấn là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Yên Bái, diện tích tự nhiên
112.911 ha, quy mơ đứng thứ 2 tồn tỉnh. Huyện có 24 xã, thị trấn với 213 thơn,
bản, tổ dân phớ, trong đó có 17 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn và khó khăn.
Huyện được chia thành 3 vùng kinh tế: vùng trung tâm huyện gồm 5 xã, thị trấn
dân cư đơng đúc; vùng ngồi gồm 9 xã, thị trấn, mật độ dân cư thấp, đại bộ phận
là người Tày, Kinh, đây là vùng chè, cây ăn quả, ni ba ba, vườn rừng, vùng có
tiềm năng khoáng sản lớn, nhất là quặng sắt; vùng cao, thượng huyện gồm 10
xã, dân cư thưa thớt, chủ yếu là đồng bào Mông, Dao, Khơ Mú..., cơ sở hạ tầng
kém phát triển, tập quán canh tác còn lạc hậu, trình độ dân trí thấp..., có tiềm
năng đất đai, lâm nghiệp, cây dược liệu và nhiều loại khống sản.
Văn Chấn có Quốc lộ 37, 32 chạy qua, là cửa ngõ đi vào các huyện thị phía tây
của tỉnh cùng hệ thớng đường tỉnh nới liền các huyện trong và ngồi tỉnh thuận
lợi cho giao thông, phát triển kinh tế - xã hội; hệ thớng ngòi, śi có tiềm năng
phát triển thủy điện vừa và nhỏ; nguồn khoáng sản đa dạng và phong phú về

chủng loại, có trữ lượng lớn, là tiềm năng phát triển cơng nghiệp khai thác và
chế biến khống sản, vật liệu xây dựng.


Văn Chấn có trên 118 nghìn dân, là vùng đất hội tụ nhiều dân tộc cùng sinh
sống, những hoạt động văn hoá, văn nghệ dân gian tạo cho Văn Chấn một nền
văn hố đa dạng nhưng thớng nhất, giàu bản sắc, đậm nét văn hoá dân gian độc
đáo miền tây với trung tâm văn hố Mường Lò... Đó chính là những lợi thế để
Văn Chấn phát triển kinh tế - xã hội, tạo thành vùng có sức hút và thúc đẩy kinh
tế toàn vùng phát triển.
2. Một số biểu hiện của bệnh chủ quan, duy ý chí trong lãnh đạo phát
triển kinh tế của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Chấn trong giai đoạn
2010-2020
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XIX, nhiệm kỳ 20102015 đã xác định mục tiêu tổng quát “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng bộ; tiếp tục đổi mới toàn diện, nhất là đổi mới tư duy phát triển
kinh tế - xã hội; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế
nhanh theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố (...) xây dựng Huyện phát
triển nhanh, bền vững trở thành trung tâm động lực phát triển của các huyện,
thị phía Tây tỉnh Yên Bái”. Đảng bộ huyện xác định Ba khâu đột phá là “phát
triển công nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng và đổi mới tư duy lãnh đạo, tư duy
phát triển kinh tế và xã hội”. Đại hội xác định chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015 Về
kinh tế: Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm từ 15% trở lên.
Thu hút đa dạng các nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện, phấn đấu
qua 5 năm đạt 4.000 tỷ đồng trở lên. Chú trọng phát triển đồng bộ các ngành
kinh tế, trong đó tập trung cho các ngành cơng nghiệp, phấn đấu đến năm 2015,
giá trị sản xuất công nghiệp đạt 400 tỷ đồng trở lên. Trong lĩnh vực nông
nghiệp, mục tiêu đến năm 2015, Diện tích trồng cây cao su đạt 2.300 ha; số
lượng đàn trâu đạt 29.000 con, đàn bò đạt 11.000 con, đàn lợn đạt 85.000 con.
Tập trung xây dựng 03 cụm công nghiệp tại vùng thượng huyện, vùng trung tâm
và vùng ngoài để thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp vào địa bàn.

Tuy nhiên, đến cuối nhiệm kỳ (năm 2015) chỉ tiêu về xây dựng các cụm
công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn và phát triển cơng nghiệp chế
biến khống sản, sửa chữa thiết bị công nghiệp và vận tải, chế biến nông lâm sản
chất lượng cao đã không thực hiện được do không bớ trí được vớn, quỹ đất, hạ
tầng kỹ thuật và chưa có cơ chế chính sách phù hợp để thu hút đầu tư. Khi đề ra
mục tiêu xây dựng các cụm công nghiệp tại 3 phân vùng của huyện, các cơ quan
tham mưu chưa có sự khảo sát kỹ lưỡng, nhất là trong bới cảnh huyện Văn Chấn
tuy có QL 32 chạy qua nhưng giao thông liên vùng còn rất khó khăn, chất lượng
giao thơng kém, xa trung tâm trung chuyển, các doanh nghiệp vào địa bàn đều là
doanh nghiệp quy mô nhỏ, chủ yếu khai thác thô, không chú trọng đầu tư chế
biến sâu. Định hướng đầu tư, phát phát triển các khu công nghiệp với mong


ḿn nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng quy mô nền kinh tế của
huyện không đạt được. Kinh tế của huyện giai đoạn 2010-2015 chưa có bước
phát triển vững chắc, tốc độ tăng trưởng chậm, cơ cấu kinh tế tuy chuyển dịch
đúng định hướng nhưng thu ngân sách còn thấp, thu hút đầu tư gặp nhiều khó
khăn, Văn Chấn chưa thể trở thành trung tâm động lực cho sự phát triển của khu
vực phía tây của tỉnh. Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện khóa XX đã nhận định
một trong những khuyết điểm của nhiệm kỳ 2010- 2015 là “chưa thực hiện được
mục tiêu nghị quyết đại hội XIX về xây dựng huyện Văn Chấn trở thành trung
tâm động lực phát triển khu vực phía Tây của tỉnh Yên Bái”. Thất bại này là do
quá trình đề ra mục tiêu, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện có biểu hiện “tơ hồng”,
lấy quyết tâm chính trị áp đặt lên thực tế, vẽ ra một viễn cảnh tươi đẹp trong khi
xuất phát điểm tiềm lực kinh tế- xã hội của huyện còn rất nhiều khó khăn, hạ
tầng kỹ thuật kém phát triển; mặt khác, Đảng bộ cũng chưa tiến hành khảo sát
kỹ lưỡng, đánh giá đúng những thuận lợi và khó khăn, chưa căn cứ vào tiền đề
vật chất, nguồn lực của địa phương mà đã chủ quan, duy ý chí, nóng vội đề ra
mục tiêu q cao, trong một thời gian ngắn phấn đấu đưa huyện phát triển toàn
diện, lớn mạnh, là trung tâm của cả khu vực phía tây của tỉnh nên dẫn đến vượt

quá khả năng thực hiện, kế hoạch không khả thi.
Cũng trong nhiệm kỳ 2010-2015, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
XIX đã đề ra mục tiêu trồng 2.300 ha cao su với mong muốn đem một giống cây
trồng mới vào địa bàn, một mặt giúp thay đổi cơ cấu cây trồng, đồng thời tạo
một hướng đi mới, nâng cao thu nhập, làm thay đổi căn bản đời sống của nhân
dân. Bởi, theo tính tốn ban đầu thì tương lai cây cao su ở Văn Chấn thật sáng
ngời, khi so sánh với nhiều loại cây trồng truyền thống khác. Nếu giá cao su
xuất khẩu dự kiến chỉ 28-32 triệu/tấn, thì giá trị thu nhập từ trồng cao su đã gấp
1,6 lần so với trồng chè, 2,7 lần so với trồng quế. Với những tính tốn về kinh tế
như vậy, dưới sự chỉ đạo của tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã quyết tâm
thực hiện mục tiêu phát triển cây cao su đại điền trên địa bàn huyện với diện tích
lớn mà khơng thực hiện việc trồng thử nghiệm. Để có "đất sạch" cho Cty CP
Cao su, ngày 2/6/2010 UBND tỉnh Yên Bái ban hành QĐ số 790/QĐ-UBND thu
hồi 651,94 ha đất nông nghiệp của lâm trường Văn Chấn giao cho Cty CP Cao
su Yên Bái thuê trồng cao su. Sau khi có quyết định bàn giao đất, rừng thông do
lâm trường Văn Chấn quản lý đã bị chặt hạ để lấy đất trồng cao su. Năm 2010,
Cty CP Cao su Yên Bái tổ chức trồng 330 ha cao su ở huyện Văn Chấn bằng các
giống: GT1, RRim 600, Ric 121, Lai Hoa 83/85. Tuy nhiên, do thời tiết rét đậm
rét hại kéo dài, cây cao su chết hàng loạt, tỷ lệ sống là rất thấp (khoảng 20%).
Cây cao su chết rét có nhiều nguyên nhân, trước hết giống cao su đưa vào trồng
là giống không chịu được rét, thời vụ trồng không phù hợp với quá trình sinh
trưởng của cây. Cây cao su là giớng cây ưu khí hậu nóng ẩm, khi quyết định đưa
vào trồng ở Văn Chấn, huyện chưa thực hiện tớt việc khảo sát, lập quy hoạch
những diện tích hội tụ đủ khả năng trồng, đồng thời chưa có sự nghiên cứu kỹ
lưỡng để đưa vào những bộ giống tớt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí
hậu của vùng đất này (rét đậm rét hại sương muối, băng giá về mùa đông), do


đó, việc cây cao su chết hàng loạt là tất yếu. Phát triển cây cao su ở Văn Chấn đã
được triển khai một cách nóng vội, khơng xuất phát từ thực tế khách quan, điều

kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, đó chính là ngun nhân chính dẫn
đến thất bại của dự án trồng cây cao su ở giai đoạn đầu của huyện Văn Chấn.
Đến nay, sau 10 năm với rất nhiều lần cố gắng trồng rặm, trồng bù với quyết
tâm chính trị cao, đến nay, diện tích cao su trên địa bàn huyện đã đạt 2.255 ha.
Tuy nhiên, mới chỉ có một sớ ít (khoảng 30%) rừng cây đạt loại A và đưa vào
khai thác, sản lượng mủ ít, giá xuất bán xuống thấp, Cty CP Cao su Yên Bái
thua lỗ, đời sống của người công nhân cao su (là người dân địa phương được
công ty thuê chăm sóc cao su) gặp nhiều khó khăn, đồng lương khơng đủ trang
trải, dẫn đến bỏ việc, không mặn mà với cây trồng này. Đây là thực trạng không
chỉ riêng ở Văn Chấn mà là tình trạng chung của các vùng trồng cao su trên địa
bàn tỉnh Yên Bái và một số tỉnh Tây Bắc. Từ mong muốn mang đến sự đổi thay
cho đời sống nhân dân, dưới sự chỉ đạo của tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện
Văn Chấn đã đưa giống cây cao su vào trồng đồng loạt mà chưa thực hiện các
khâu khảo sát, trồng thực nghiệm, chưa xuất phát từ thực tế khách quan về điều
kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương cũng như chưa dự báo được xu hướng
thị trường nên quá trình triển khai dự án gặp nhiều khó khăn (cây cao su chết
hàng loạt do rét đậm rét hại), giá thành mủ cao su thấp, khó bán, khơng đạt được
mục tiều đề ra, gây lãng phí nguồn lực đất đai, ảnh hưởng đến chiến lược phát
triển kinh tế chung của huyện.
Giai đoạn 2010-2015, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện cũng đã nghị quyết
mục tiêu phát triển đàn đại gia súc đến năm 2015 đạt 40.000 con, trong đó đàn
trâu là 29.000 con, đàn bò là 11.000 con. Tuy nhiên, từ hệ lụy của việc bớ trí
quỹ đất cho dự án trồng cây cao su và thực hiện mục tiêu trồng rừng 3.500 ha
rừng mỗi năm mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đã nghị quyết cùng với
việc đẩy mạnh trồng quế, trồng chè theo nhu cầu thị trường của người dân đã
khiến bãi chăn thả gia súc bị thu hẹp nghiêm trọng, trong khi người dân, nhất là
đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao lại chỉ quen với tập quán chăn thả
trâu bò, chưa có ý thức trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi và chưa được tập huấn kỹ
thuật chăn nuôi đại gia súc theo mô hình bán chăn thả nên số lượng đàn trâu, bò
giảm mạnh. Đến năm 2015, tổng đàn trâu bò toàn huyện chỉ đạt 30.000 con,

trong đó đàn trâu giảm so với năm 2010 từ 25.000 con xuống còn 20.000 con.
Thất bại của mục tiêu phát triển đàn trâu, bò trong giai đoạn này là hồn tồn có
thể dự báo được. Khi đề ra mục tiêu phát triển đàn trâu bò, Ban Chấp hành Đảng
bộ huyện chưa chỉ đạo thực hiện nghiêm túc khâu khảo sát, đánh giá thực trạng,
khớp nối liên thơng các chỉ tiêu, trong khi diện tích đất có hạn, nếu đã đặt ra
mục tiêu tăng diện tích đất trồng rừng, trồng cây cao su thì phải tính tốn được
sự ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển đàn trâu bò, từ đó có thể đặt ra mục tiêu
thấp hơn và có các giải pháp phù hợp để xử lý những bất cập trong quá trình
triển khai thực hiện nhưng trong hoạch định và lãnh đạo, chỉ đạo Ban Chấp hành
Đảng bộ huyện đã khơng tính tốn và đề ra được giải pháp phù hợp. Chính việc
xác định mục tiêu phấn đấu xuất phát từ ý ḿn chủ quan, có sự mâu thuẫn
trong xác định các mục tiêu phát triển kinh tế, không căn cứ vào điều kiện thực


tiễn khách quan, khơng tính tốn kỹ lưỡng, khơng có giải pháp phù hợp trong
triển khai thực hiện đã dẫn đến mục tiêu phát triển đàn trâu bò của huyện giai
đoạn 2010-2015 trở thành không khả thi và dẫn đến thất bại.
Đến nhiệm kỳ 2015-2020, xác định xây dựng Nông thơn mới chính là nhiệm
vụ trọng tâm hàng đầu nhằm làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện
đã tập trung lãnh đạo xây dựng Nơng thơn mới tại các xã vùng ngồi và vùng
cánh đồng Mường Lò. Giai đoạn đầu, chủ trương xây dựng Nơng thơn mới được
triển khai đồng bộ, có sự tính tốn phù hợp với thực tế các địa phương với
phương châm “địa phương có điều kiện làm trước, khó khăn làm sau”. Quá trình
thực hiện đã huy động được sự vào cuộc của nhân dân và cả hệ thớng chính trị
tạo thành sức mạnh tổng hợp, giúp huyện thực hiện vượt mục tiêu về xây dựng
nông thôn mới (mục tiêu nghị quyết đại hội xác định đến năm 2020 sẽ có 3 xã
đạt chuẩn nơng thơn mới kết quả thực hiện đạt 6 xã). Tuy nhiên, quá trình triển
khai có một sớ nội dung trong 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới đạt hiệu quả
thấp, nhất là tiêu chí xây dựng Chợ Nơng thơn mới. Trong cả giai đoạn, huyện

đã đầu tư sửa chữa và xây mới 14 chợ trên địa bàn, tuy nhiên chỉ có 10 chợ phát
huy được công năng sau khi sửa chữa xây mới, còn 4 chợ khơng phát huy được,
gây lãng phí nguồn lực, trong đó điển hình là chợ đầu mới Cát Thịnh và Chợ gia
súc vùng cao tại xã Gia Hội. 2 chợ này được đầu tư xây dựng mới hồn tồn với
sớ vớn rất lớn nhưng do q trình khảo sát, đánh giá sai lầm, chủ quan dẫn đến
không phát huy được hiệu quả. Cụ thể: đối với chợ đầu mối xã Cát Thịnh, dự
kiến xây dựng chợ để làm nơi trung chuyển, bn bán hàng hóa cho khu vực
vùng ngồi, nhưng thực tế, các xã đều đã có chợ xã phục vụ nhu cầu thiết yếu
của nhân dân, với đặc thu sản xuất nông lâm nghiệp còn manh mún, sản phẩm
làm ra người dân chủ yếu bán cho thương lái, việc xây dựng chợ đầu mối vào
thời điểm này là chưa thực sự cần thiết, và thực tế chợ đã xây dựng xong đến
nay là 5 năm nhưng vẫn chưa có người vào hoạt động. Tương tự, việc xây dựng
chợ gia súc vùng cao tại xã Gia Hội cũng gây lãng phí ngân sách hàng chục tỷ
đồng do việc xây dựng chợ không xuất phát từ nhu cầu của nhân dân, chưa phù
hợp với thực tế người dân địa phương chăn nuôi quy mô nhỏ, trao đổi mua bán
qua thương lái đến tận nhà, người dân khơng có thói quen đưa trâu bò ra chợ
bán, do đó, chợ xây xong đã để hoang từ năm 2016 đến nay gây lãng phí nguồn
lực. Chính tâm lý chủ quan, duy ý chí, lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các khu chợ
không tôn trọng theo quy luật khách quan, quy luật cung – cầu của thị trường đã
dẫn đến thất bại, lãng phí.
4. Giải pháp khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí trong lãnh đạo phát
triển kinh tế của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện trong giai đoạn hiện nay
Từ những phân tích trên ta có thể thấy thấy, trong lãnh đạo
phát triển kinh tế giai đoạn 2010-2020, Ban Chấp hành Đảng bộ
huyện Văn Chấn đã có những biểu hiện chủ quan duy ý chí, ít
tính đến điều kiện thực tiễn, nóng vội, đốt cháy giai đoạn,


khơng tn theo quy luật khách quan. Chính vì vậy, một số mục
tiêu, nhiệm vụ đề ra, việc thực hiện đã không khả thi và dẫn

đến thất bại. Đề khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí trong lãnh
đạo phát triển kinh tế của đội ngũ lãnh đạo huyện trong thời
gian tới, cần thực hiện nhiều giải pháp, trong đó chú trọng một
số giải pháp sau:
Trước hết, mỗi cán bộ lãnh đạo của huyện cần tích cực học tập, nghiên
cứu nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân, nhất là trình độ lý luận. Nghiêm túc
nghiên cứu, học tập, quán triệt quan điểm khách quan của Triết học Mác lê nin để hiểu
rõ, hiểu đúng nội dung, yêu cầu, vai trò của nguyên tắc này trong nhận thức, hành
động, trong hoạt động lãnh đạo. Xây dựng cho mình cơ sở lý luận vững chắc, lấy Lý

luận làm kim chỉ nam cho phương hướng trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo,
đồng thời gắn lý luận với thực tế khách quan để đề ra phương pháp hành động
phù hợp, hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Trình độ lý luận vững chắc
là nền tảng cho phong cách tư duy khoa học, tránh được tư duy kinh viện, tư duy
nhiệm kỳ, chủ quan, duy ý chí.
Thứ hai, mỗi cán bộ lãnh đạo cần chống lối suy nghĩ và hành động giản
đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng, ý chí chủ quan. Mỗi người phải thường
xuyên rèn luyện cho mình phương pháp, tác phong công tác khoa học, thiết thực
và hiệu quả. Thường xuyên có ý thức chủ động vận dụng nguyên tắc khách quan
trong thực tiễn công tác, đặc biệt là trong các hoạt động lãnh đạo, quản lý của bản thân
và tập thể.
Thứ ba, trong hoạch định chính sách, đề ra kế hoạch, mục tiêu phát triển phải
luôn luôn phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ điều kiện vật chất, từ tiềm năng, thế
mạnh, hoàn cảnh cụ thể của địa phương, từ nguyện vọng, mong muốn chính đáng của
Nhân dân trên địa bàn huyện. Trước khi đề ra chủ trương, nhiệm vụ, đặt ra mục tiêu,
phải tổ chức khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng, nếu cần thiết phải xây dựng mô hình thực
nghiệm thì cần phải tiến hành bài bản trước khi triển khai nhân rộng, tuyệt đới khơng
được lấy ý chí, nguyện vọng của mình để áp đặt lên thực tiễn; đồng thời, trong tổ chức
thực hiện phải tôn trọng, hành động theo quy luật khách quan, xuất phát từ sự vật để
nhận thức sự vật, quá trình thực hiện phải có những giải pháp đảm bảo khoa học, phù

hợp, có sự điều chỉnh cụ thể nếu hồn cảnh thực tế thay đổi, có như vậy, chủ trương,
nghị quyết đưa ra mới có tính khả thi, quá trình thực hiện mới đảm bảo sự thắng lợi.
Thứ tư, cá nhân mỗi đồng chí cán bộ và tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ huyện
phải thường xuyên “tự soi, tự sửa”, kịp thời sơ kết, tổng kết hiệu quả công tác lãnh
đạo, tự kiểm việc thực chất hiệu quả lãnh đạo, quá trình lãnh đạo xem mình có vi
phạm ngun tắc khách quan hay khơng, Có bị nhiễm căn bệnh chủ quan duy ý chí
hay khơng để kịp thời rút kinh nghiệm, có giải pháp khắc phục, chấn chỉnh tác phong,
lề lối làm việc, cách thức hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện trong thực tế để
đảm bảo tuân thủ quy luật khách quan, đem lại hiệu quả thiết thực.


Thứ năm, mỗi đồng chí cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu ban chấp
hành đảng bộ huyện phải luôn đề cao ý thức dân chủ, phát huy tốt dân chủ, thực
hiện tốt quyền dân chủ trong Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Huyện
ủy. Bởi chỉ khi thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong mọi hoạt
động, phát huy được dân chủ mới giúp cho người đứng đầu và mỗi đồng chí cán
bộ lãnh đạo chớng được căn bệnh gia trưởng, độc đốn, chun quyền, chủ
quan, duy ý chí, phát huy tớt tính tích cực, năng động, sáng tạo trí tuệ của tập thể
trong thực hiện các nhiệm vụ.
Thứ năm, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và cấp ủy các cấp đảng cần đưa
nội dung phòng chống bệnh chủ quan vào trong nội dung sinh hoạt Đảng, đấu
tranh tự phê bình và phê bình, kiên quyết loại bỏ chứng bệnh chủ quan, nhằm
làm xây dựng tổ chức Đảng và BCH Đảng bộ huyệ thật sự trong sạch vững
mạnh, bảo đảm hoàn thành thắng lợi sự nghiệp xây dựng, đổi mới quê hương.
Thứ sáu, mỗi cán bộ lãnh đạo và tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ huyện
cần phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy ý chí, khát
vọng, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát huy vai trò của mỗi cá nhân, củng cố
nhiệt tình cách mạnh; không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng,
đảm bảo sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học. Từ điều
kiện tiền đề vật chất và thực tế khách quan, phải luôn tìm tòi, sáng tạo, đề ra

được chủ trương, biện phát đúng đắn nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh
của địa phương, khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển kinh tế của nhân dân để xây
dựng huyện Văn Chấn phát triển nhanh và bền vững.
C. KẾT LUẬN
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã lý giải khoa học mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất và ý thức và nhờ đó, chúng ta rút ra được nguyên tắc khách
quan. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta trong nhận thức và hành động phải xuất
phát từ chính bản thân sự vật với những thuộc tính, những mới liên hệ vớn có
của nó, những quy luật khách quan, phải có thái độ tơn trọng sự thật, khơng
được lấy ý ḿn chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm
làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách lược cách mạng.
Trong bài viết “Xây dựng những con người của chủ nghĩa
xã hội”, đăng trên Báo Nhân dân, số 2563, ngày 27-3-1961, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Phải thiết thực đi từng bước, phải
tiến vững chắc. Phải nắm vững quy luật phát triển của cách
mạng, phải tính tốn cẩn thận những điều kiện cụ thể, những
biện pháp cụ thể. Kế hoạch phải chắc chắn, cân đối. Chớ đem
chủ quan của mình thay thế cho điều kiện thực tế. Phải chống
bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái. Phải xây dựng tác
phong điều tra, nghiên cứu trong mọi công tác cũng như trong
khi định ra mọi chính sách của Đảng và Nhà nước”. Đó chính là


những gợi ý quan trọng để mỗi cán bộ đảng viên xây dựng cho
mình được thế giới quan khoa học biện chứng, chống lại căn
bệnh chủ quan, duy ý chí.
Trong giai đoạn 2010-2020, Đảng bộ huyện nói chung, Ban Chấp hành
Đảng bộ huyện Văn Chấn nói riêng trong hoạch định mục tiêu, lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện một số nhiệm vụ phát triển kinh tế đã mắc bệnh chủ quan duy ý chí, đã
nóng vội ḿn đưa kinh tế của huyện phát triển nhanh chóng trong khi tiền đề

vật chất, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng được; việc đưa cây cao su vào trồng, đề
ra mục tiêu phát triển đàn gia đại gia súc hay xây dựng chợ nông thơn mới đã có
biểu hiện duy ý chí, áp đặt, khơng tn theo quy luật khách quan, từ đó dẫn đến
mục tiêu đặt ra không khả thi, đưa đến thất bại, lãng phí nguồn lực, mất đi
những cơ hội kiến thiết, chuyển dịch kinh tế, hạn chế việc phát huy các nguồn
lực, chậm khai thác tiềm năng xây dựng huyện Văn Chấn phát triển bền vững.
Để khắc phục những biểu hiện của bệnh chủ quan duy ý chí cần phải quán triệt
đầy đủ nguyên tắc khách quan, toàn diện trong hoạt động thực tiễn.
Là một cán bộ lãnh đạo, quản lý, để khơng mắc vào bệnh chủ quan, duy ý
chí, bản thân em sẽ tích cực học tập nâng cao trình độ mọi mặt, nhất là trình độ
lý luận, hiểu và nắm quan điểm của triết học mác lê nin về chủ nghĩa duy vật
biện chứng, yêu cầu của nguyên tắc khách quan. Trong lãnh đạo chỉ đạo, đảm
bảo thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tối đa trí tuệ của tập thể,
đồng thời, ln lấy thực tế khách quan làm cơ sở cho việc đề ra chủ trương lãnh
đạo; trong thực hiện nhiệm vụ, bản thân sẽ tự soi xét, kiểm điểm nghiêm túc,
nếu có biểu hiện chủ quan, duy ý chí sẽ kịp thời sửa đổi để bản thân trong tư duy
và hành động thực tiễn luôn luôn đảm bảo nguyên tắc khách quan, lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện hồn thành tớt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần cùng Ban Chấp
hành Đảng bộ huyện xây dựng Đảng bộ trọng sạch, vững mạnh, lãnh đạo cán
bộ, đảng viên và nhân dân xây dựng huyện Văn Chấn phát triển nhanh và bền
vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc./.



×