Câu 1: Trình bày khái quát những nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật biện chứng, vai trò của nó
đối với nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng hiện nay?
- Khái niệm thế giới quan: Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về
bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó.
- Thế giới quan triết học: Thế giới quan triết học là thế giới quan được thể hiện bằng hệ thống lý luận thông
qua hệ thống các khái niệm, các phạm trù, các quy luật. Nó không chỉ nêu ra các quan điểm, quan niệm của con
người về thế giới và về bản thân con người, mà còn chứng minh các quan điểm, quan niệm đó bằng lý luận
- Thế giới quan duy vật biện chứng: Thế giới quan duy vật là thế giới quan thừa nhận bản chất của thế giới là
vật chất, thừa nhận vai trò quyết định của vật chất đối với các biểu hiện của đời sống tinh thần và thừa nhận vị
trí, vai trò của con người trong cuộc sống hiện thực.
II/ Nội dung cơ bản của TGQ DVBC
1 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
a. VC (xét đến cùng) là cái có trước, sinh ra và quyết định YT:
- Nguồn gốc TN và nguồn gốc XH cho thấy VC (xét đến cùng) là cái có trước và sinh ra YT.
- VC quyết định nội dung phản ánh của YT
- VC quyết định sự biến đổi và phát triển của YT
- VC quyết định việc phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức.
b. Ý thức có tính năng động, tác động tích cực trở lại VC:
- YT tác động trở lại VC, nhưng phải thông qua việc chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động vật chất (thực tiễn) của
con người
- YT tác động trở lại VC theo hai chiều:
+ tích cực: Nếu ý thức phản ánh đúng các đối tượng vật chất mà con người đang tác động vào thì thông
qua các hoạt động vật chất của con người, nó sẽ thúc đẩy nhanh chóng hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của các đối tượng vật chất đó theo hướng có lợi cho con người. Ví dụ các tri thức khoa học ngày nay đã
giúp con người chế tọa ra các máy móc thiết bị công nghệ mới, tạo ra những sản phẩm mới tinh vi, phức t ạp…
+ tiêu cực: Nêú Ý thức phản anh sai, thì nó sẽ làm cho các hoạt động vật chất của con người không
phù hợp với các quy luật khách quan của sự vật, do đó sẽ kìm hãm và gây khó khăn cho sự phát triển của các
đối tượng vật chất đó, và gây ra ảnh hưởng tiêu cực với đời sống con người. Ví dụ: Ô nhễm môi trường, mất cân
bằng sinh thái, cạn kiệt nguồn tài nguyên, nhiên liệu….
- YT tác động trở lại VC chỉ trong phạm vi, điều kiện VC cho phép, chứ không phải vô điều kiện: Nó chỉ có thể
thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình vận động bình thường của vật chất chứ nó không thể sinh ra hoăc tiêu diệt các
quy luật vận động của vật chất được. Và, xét đến cùng, vật chất là yếu tố quyết định so với ý thức. Tuy nhiên do
tính năng động của ý thức nên tác động trở lại, vật chất của ý thức ngày càng to lớn hơn, trực tiếp hơn.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội: Trong MQH giữa vật chất và ý thức nói chug thì vật chất xét đến cùng
là nguồn gốc sinh ra ý thức và quyết định ý thức. MỐi quan hệ đó được biểu hiện cụ thể trong xã hội thành mqh
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã họi, trong đó tồn tại xã hội xét đến cùng là nguyên nhân, nguồn gốc sinh ra ý
thức xã hội và quyết định nó. Ý thức xã hội là phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Tồn tại
xã hội như thế nào thì Ý thức Xã hội nư thế ấy.
- Ý thức xã hội là phản ánh của tồn tại xã hội, nhưng nó không phải là một sự phản ánh trực tiếp, giản đơn
những quan hệ kinh tế, mà chỉ khi nào xét đến cùng thì các quan hệ kinh tế, những điều kiện sinh hoạt vật chất
cảu xã hội mới được phản ánh bằng cách này hay cách khác, dưới những khía cạnh và mức độ khác nhau trong
ý thức xã hội. Trong quá trình phát triển của mình ý thức xã hội có tính độc lập tương đối so vơi tồn tại xã hội
đã sinh ra nó
- Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội: Biểu hiện qua các mặt sau:
+ Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội: YTXH phản ánh TTXH nên có sau, do tính bảo thủ
của một số hình thái YTXH cụ thể, G/c thống trị lỗi thời luôn cố duy trì nhũng tư tưởng cũ
+ Tính vượt trước của tư tưởng khoa học, tiến bộ: Trong những điều kiện nhất định tư tưởng cảu con người đặc
biệt là tư tưởng khoa học có thể đóng vai trò tiên phong vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự kiến được
tuơng lai và có tác dụng tổ chức chỉ đạo hoạt động thực tiễn cảu con người, hướng hoạt động đó vào việc giải
quyết những nhiệm vụ mới do những sự phát triển cảu đời sống vật chất xã hội đề ra.
+ Tính kế thừa trong sự phát triển của YTXH: YTXH luôn, hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những tài
liệu của quá khứ
+ Sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH trong quá trình phát triển của chúng
+ YTXH tác động tích cực trở lại TTXH: Trong xã hội có giai cấp YTXH mang tính giai cấp, có ý thức tư tưởng
tiến bộ cách mạng, có ý thức tư tưởng lạc hậu. NHững ý thức tư tưởng tiến bộ và cách mạng phản ánh đúng quy
luật phát triển khách quan của xã hội thì có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xã hội, ngược lại những ý thức,
tư tưởng lạc hậu, phán ánh không đúng hiện thực khách quan và tiến trình lịch sử thì hạn chế ngăn cản sự phát
triển của xã hội.
III/ Ý nghĩa đối với nhận thức và thực tiễn
* Nguyên tắc: Phải xuất phát từ thực tế k/q, tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.
- Do VC là cái có trước và quyết định YT, cho nên để nhận thức đúng được bản chất của SV, HTg chúng ta phải
tìm ra được nguyên nhân VC sâu xa của chúng chứ không phải các nguyên nhân tinh thần n ào đó
- Do YT có tính năng động, cho nên trong nhận thức các SV, HTg chúng ta cũng phải tính tới các nguyên nhân
T/thần, có ảnh hưởng tới chúng, hoặc quá trình nghiên cứu chúng…
* Trong thực tiễn:
- Do VC là cái có trước và quyết định YT, cho nên để giải quyết các vấn đề của thực tiễn, chúng ta phải tìm ra
được các điều kiện và phương tiện VC thích hợp… Chống chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn…
- Do YT có tính năng động, cho nên trong thực tiễn chúng ta cũng phải phát huy tính năng động chủ quan, chủ
động tìm kiếm cách thức, phương pháp, phương tiện… để đạt tới mục đích nhanh nhất, hiệu quả nhất…Chống
thái độ thụ động, bó tay trước hoàn cảnh, hoặc trông chờ, ỷ lại vào người khác làm thay, làm hộ…
Sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình “Đổi mới” đất nước:
* Do VC có vai trò quyết định đối với YT, Đảng ta đã rút ra bài học “Phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn
trọng sự thật khách quan và hành động theo quy luật khách quan”…
* Để phát huy tính năng động chủ quan, Đảng ta đã đề ra và quán triệt đường lối “Đổi mới tư duy”…, coi đó là
tiền đề của mọi sự đổi mới. Lấy CN Mác – Lênin và TT HCM làm nền tảng tư tưởng của Đảng, chông đa
nguyên , đa đảng, đưa khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo thành quốc sách hàng đầu, thực hiện thắng lợi
đối mới đất nước.
Cau 2. Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng. Vai trò của nó đối với nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng hiện nay ? Đảng ta đã vận dụng
quan điểm này trong đường lối đổi mới đất nước như thế nào?
I- K/niệm VC; YT:
1. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
2. Ý thức: Là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới
quan. Tuy nhiên không phải cứ thế giới khách quan tác động vào tác động vào bộ óc con người là tự nhiên trở
thành ý thức. Ngược lại, ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo về thế giới do nhu cầu của việc người cải
biến giới tự nhiên quyết định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động. Vì vậy ý thức là cái vật chất
được đem chuyển vào đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó.
Tính sáng tạo của ý thức được thế hiện ra rất phong phú, trên cơ sở những cái đã có ý thức có thể tạo ra tri
thức mới, có thể tưởng tượng ra những cái không có trong thực tế. Ý thức có thể tiên đoán về tương lai, có thể
tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại, giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trìu tượng và có tính khái quát cao.
Tuy nhiên, sáng tạo của ý thức là sáng tạo của phản ánh, bở vì ý thức bao giờ cũng là sự phản ánh tồn tại
Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội nên về bản chất là có tính xã hội.
II - Mối quan hệ biện chứng vật chất và ý thức:
1.Vật chất ( xét đến cùng) là cái có trước, sinh ra và quyết định ý thức:
Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức (não người là dạng vật chất có tổ
chức cao, là cơ quan phản ánh hình thành ý thức, ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não).
Trong quá trình phản ánh thế giới khách quan, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất đó vào con người. Thế
giới khách quan là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung của ý thức. Ý thức bắt nguồn từ một thuộc tính
của vật chất, đó là một thuộc tính phản ánh phát triển thành, ý thức ra đời là kết quả phát triển lâu dài của thuộc
tính phản ánh của vật chất.
Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề nguồn gốc xã hội, ý thức ra đời cùng với quá
trình hình thành bộ óc con nguời nhờ lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội, ý thức là sản phẩm của sự
phát triển xã hội. Do vậy, vật chất quyết định sự phát triển của ý thức, quyết định tính phong phú, đa dạng,
nhiều vẻ của ý thức.
1.1.a. Nguồn gốc tự nhiên:
Trước Mác nhiều nhà duy vật tuy không thừa nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, song do khoa học
chưa phát triển nên cũng đã không giải thích đúng nguồn gốc và bản chất của ý thức. Dựa trên những thành tựu
của khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là một
thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống
có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức năng của bộ óc
người.Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người.Ý thức phụ
thuộc vào hoạt động bộ óc người, do đó khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ không bình thường hoặc
bị rối loạn. Vì vậy, không thể tách rời ý thức ra khỏi hoạt động của bộ óc. Ý thức không thể diễn ra, tách rời
hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người.
Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc không thôi mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản
ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức.
Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất, thuộc tính này được biểu hiện ra
trong sự liên hệ, tác động qua lại giữa các đối tượng vật chất với nhau, phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm
của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng. Kết quả của
sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật – vật tác động và vật nhận tác động. Đồng thời quá trình phản ánh bao
hàm quá trình thông tin. Nói cách khác, vật nhận tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động. Đây là
điều hết sức quan trọng để làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực, ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao
của thế giới vật chất, cùng với sự xuất hiện của con người. Ý thức là ý thức của con người, nằm trong con
người, không thể tách rời con người. Ý thức bắt nguồn từ một thuộc tính của vật chất – thuộc tính phản ánh –
phát triển thành. Ý thức ra đời là kết quả phát triển lâu dài của thuộc tính phản ánh của vật chất, nội dung của nó
là thông tin về thế giới bên ngoài, về vật được phản ánh. Ý thức và sự phản ánh thế giới bên ngoài vào trong bộ
óc người. bộ óc người là cơ quan phản ánh song chỉ có riêng bộ óc thôi thì chưa thể có ý thức. Không có sự tác
động của thế giới bên ngoài lên các giác quan và qua đó đến bộ óc thì hoạt động ý thức không thể xảy ra. Như
vậy, bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc, đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
1.1.b. Nguồn gốc xã hội:
Để cho ý thức ra đời, những tiền đề, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu được, song
chưa đủ điều kiện quyết định cho sự ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc người nhờ lao động, ngôn ngữ
và những quan hệ xã hội, ý thức là sản phẩm của sự phát triển xã hội, nó phụ thuộc và xã hội, và ngay từ đầu đã
mang tính chất xã hội.
Quá trình hình thành ý thức không phải là quá trình con người thu nhận thụ động. Nhờ có lao động con
người tác động vào các đối tượng hiện thực, bắt chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy
luật vận động của mình thành những hiện tượng nhất định và các hiện tượng này tác động vào bộ óc người. ý
thức được hình thành không phải chủ yếu là do tác động thuần túy, tự nhiên của thế giới khách quan vào bộ óc
người, mà chủ yếu là do hoạt động của con người cải tạo thế giới khách quan làm biến đổi thế giới đó. Quá trình
hình thành ý thức là kết quả hoạt động, chủ động của con người. như vậy, không phải bỗng nhiên thế giới khách
quan tác động vào bộ óc người để con người có ý thức mà trái lại, con người có ý thức chính vì con người chủ
động tác động vào thế giới thông qua hoạt động thực tiễn để cải tạo thế giới, con người chỉ có ý thức do có tác
động vào thế giới. Nói cách khác, ý thức chỉ được hình thành thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ
tác động vào thế giới mà con người khám phá ra những bí mật của thế giới, ngày càng làm phong phú và sâu sắc
ý thức của mình về thế giới.
Ngôn ngữ do nhu cầu của lao động và nhờ vào lao động mà ý thức. Không có hệ thống tín hiệu này –
tức ngôn ngữ , thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được. Ngôn ngữ, theo C. Mác là cái vỏ vật chất của tư
duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngôn ngữ, con người không thể có ý thức.
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao
động , là thực tiển xã hội. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người thông qua lao
động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội.
1.1.c. Vật chất quyết định nội dung, quá trình vận động và phát triển của ý thức.
Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức.Vật chất là cái có trước, nó sinh ra và quyết định ý
thức. Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất : bộ não ngưòi – cơ quan phản ánh thế giơí xung quanh, sự tác
động của thế giới vật chất vào bộ não con người tạo thành nguồn gốc tự nhiên. Lao động và ngôn ngữ(tiếng
nói,chữ viết )trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành, tồn tại và phát
triển của ý thức. Mặt khác, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Vật chất là đối tượng, khách thể
của ý thức, nó quy định nội dung, hình thức, khả năng và quá trình vận động của ý thức.
2. Ý thức có tính năng động, tác động tích cực trở lại vật chất.
Ý thức do vật chất sinh ra và quy định,nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối của nó. Hơn nữa, sự phản ánh
của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh tinh thần,phản ánh sáng tạo và chủ động chứ không thụ động,máy
móc,nguyên si thế giới vật chất,vì vậy nó có tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của
con người.
Dựa trên các tri thức về quy luật khách quan,con người đề ra mục tiêu, phương hướng, xác định phương
pháp,dùng ý chí để thực hiện mục tiêu ấy.Vì vậy, ý thức tác động đến vật chất theo hai hướng chủ yếu: Nếu ý
thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan thì sẽ thúc đẩy tạo sự thuận lợi cho sự phát
triển của đối tượng vật chất.Ngược lại,nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động của con
người không phù hợp với quy luật khách quan,do đó:sẽ kìm hãm sự phát triển của vật chất.
Tuy vậy, sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định chứ nó không thể sinh ra
hoặc tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất được.Và suy cho cùng,dù ở mức độ nào nó vẫn phải dựa trên
cơ sở sự phản ánh thế giới vật chất.
Biểu hiện ở mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội,trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội,đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối và tác động
trở lại tồn tại xã hội.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để nghiên cứu,xem xét các mối quan hệ khác như: lý
luận và thực tiễn, khách thể và chủ thể, vấn đề chân lý
III-Ý nghĩa nhận thức và thực tiễn:
1. Nguyên tắc tôn trọng khách quan đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan của ý thức:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức,
quyết định ý thức, song ý thức có thể tac động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người , vì
vậy con người phải tôn trọng khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình.
- Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã hội, muốn làm
được điều đó thì con người trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy
thực tế khách quan làm căn cứ cho hoạt động của mình. LêNin cũng đã từng nói:"Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn
chủ quan, nếu lấy chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý
chí"
- Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thì con người phải phát huy tính năng động chủ quan, tức là phát huy vai
trò tích cực của ý thức. Bản thân ý thức tự nó không thay đổi được gì trong hiện thực. Ý thức muốn tác động trở
lại hiẹn thực phải bằng lực lương vật chất, phải được con người thực hiên trong thực tiễn. vai trò của ý thức là ở
chỗ trang bị cho con người những tri thức về bản chất quy luật khách quan. Trên cơ sở đó con người xác định
đúng đắn mục tiêu và dề ra phương hướng phù hợp. Vì vậy phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức,
phát huy nhân tố con người để cải tạo thế giới khách quan.
Trên thực tế có rtất nhiếu quốc gia trong đó có Việt Nam đã tìm ra con đường đi cho mình từ lý luận trên. Chính
sự nhận thức đúng đắn về mối liên hệ giữa vật chất và ý thức mà Đảng và nhà nước ta đã có hướng đi đúng
đắn.Hiện nay tôn chỉ của ĐCSVN là :"Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng
kỷ luật khách quan."
Cụ thể:
- Về T/tưởng, L/luận: Lấy CN M-L, T/tưởng HCM làm nền tảng…, nhưng phải N/thức lại cho đầy đủ và
V/dụng sáng tạo vào Đ/K mới…
- Về C/trị: chuyển từ đối đầu sang Đ/thoại…, G/q hòa bình…, trên cơ sở nền an ninh, QP vững mạnh…
- P/triển “Sức mạnh mềm” = Sức mạnh của Tri thức KH và VH => P/tr KH-CN, GD-ĐT, XD XH học tập, XD
nền VH VN tiên tiến, đậm đà B/sắc DT… => phát huy nhân tố con người…
2.Trong thực tiễn:
- Do VC là cái có trước và quyết định YT, cho nên để giải quyết các vấn đề của thực tiễn, chúng ta phải tìm ra
được các điều kiện và phương tiện VC thích hợp… Chống chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn…
- Do YT có tính năng động, cho nên trong thực tiễn chúng ta cũng phải phát huy tính năng động chủ quan, chủ
động tìm kiếm cách thức, phương pháp, phương tiện… để đạt tới mục đích nhanh nhất, hiệu quả nhất…Chống
thái độ thụ động, bó tay trước hoàn cảnh, hoặc trông chờ, ỷ lại vào người khác làm thay, làm hộ…
3.Sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình “Đổi mới” đất nước:
* Do VC có vai trò quyết định đối với YT, Đảng ta đã rút ra bài học “Phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn
trọng sự thật khách quan và hành động theo quy luật khách quan”…
* Để phát huy tính năng động chủ quan, Đảng ta đã đề ra và quán triệt đường lối “Đổi mới tư duy”…, coi đó là
tiền đề của mọi sự đổi mới. Lấy CN Mác – Lênin và TT HCM làm nền tảng tư tưởng của Đảng, chông đa
nguyên , đa đảng, đưa khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo thành quốc sách hàng đầu, thực hiện thắng lợi
đối mới đất nước.
Câu 5: Trình bày khái quát ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Ý nghĩa của nó đối với nhận
thức khoa học và thực tiễn cách mạng hiện nay? ( TRang 157 – sách Góp phần HD học tập môn
THMLN)
Trả lời:
1 – Quy luật lượng - chất: Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại
* Khái niệm:
- Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của
những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
Chất của SV, HT được xác định bởi: Các thuộc tính K/quan và cấu trúc của nó (tức phương thức liên kết các
yếu tố cấu thành sự vật)
- Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô,
trình độ, nhịp độ… của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Lượng có nhiều biểu hiện khác nhau: Số lượng; Đại lượng; Xác suất, Mức độ…
* Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
- Độ: Là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất biện chứng, hữu cơ giữa chất và lượng trong một khuôn
khổ, mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật.
Ví dụ: Trạng thái lỏng của nước luôn gắn liền với các nhiệt độ của nó trong phạm vi 0 độ C < T độ C < 100 độ
C ( trong điều kiện tiêu chuẩn)
- Lượng đổi dẫn đến chất đổi:
- Lượng là yếu tố động => luôn thay đổi (tăng hoặc giảm)
- Lượng biến đổi dần dần và tuần tự…tức là tăng hoặc giảm ít m một theo trật tự dãy số trong lượng của
nó quy định
- Biến đổi về lượng có xu hướng tích lũy dần dần đạt tới điểm nút
- Tại điểm nút, diễn ra sự nhảy vọt , sự biến đổi về lượng sẽ chuyển thành sự biến đổi về chất, độ bị phá
vỡ, cái cũ mất đi , cái mới ra đời thay thế cho nó.
- Ngược lại, chất đổi cũng làm cho lượng đổi.
Chất là yếu tố ổn định, khi lượng đổi trong phạm vi độ, chất chưa có biến đổi căn bản.
Sự thay đổi về lượng khi được tích lũy đầy đủ sẽ đạt tới điểm nút, tại đây sẽ diễn ra sự biến đổi về chất, được
gọi là sự nhảy vọt (Chất đổi = nhảy vọt tại điểm nút)
Biến đổi về chất diễn ra nhanh chóng, đột ngột, căn bản, toàn diện => chất cũ (sự vật cũ) mất đi, chuyển hóa
thành chất mới (sự vật mới)
Chất đổi sinh ra SV mới, mang lượng mới, tiếp tục biến đổi
Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng. Sự thay đổi dần dần về
lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng thông qua bước nhảy vọt.
Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng, quy định sự vận động, phát triển tiếp theo của sự vật,
hiện tượng mới. Và cứ như vậy, quy luật lượng - chất quy định cách thức của sự phát triển của các sự vật, hiện
tượng trong thế giới cho đến vô cùng tận, không có điểm cuối cùng.
* Ý nghĩa phương pháp luận.
- Bất cứ SV, HT nào cũng tồn tại hai mặt chất và lượng, nên trong nhận thức và thực tiễn cần coi trọng cả hai
chỉ tiêu định tính và định lượng.
- Phải có sự tích luỹ đủ về lượng mới có thể có sự thay đổi về chất, cho nên phải chống chủ quan, nóng vội, đốt
cháy giai đoạn
- Trong xã hội, con người có thể chủ động thúc đẩy, tạo điều kiện tích lũy nhanh về lượng để nhảy vọt về chất.
Chống thụ động, trông chờ vào hoàn cảnh…
- Cần linh hoạt vận dụng các hình thức nhảy vọt cho phù hợp với từng điều kiện, lĩnh vực cụ thể…để đạt hiệu
quả cao…
* Sự vận dụng của Đảng ta trong Q/trình đổi mới…
Trước Đ/mới, Đảng ta đã phạm sai lầm = chủ quan, nóng vội => đốt cháy G/đoạn… => Khủng hoảng nặng
nề…
Khắc phục được những sai lầm có tính chủ quan, duy ý chí, nóng vội, đốt cháy giai đoạn trong thời kỳ trươc đối
mới, Trong Q/trình Đ/M, Đảng ta đã Phân kỳ đúng đắn thời kỳ quá độ… thành những bước đi thích hợp, từ thấp
đến cao… đưa đất nước ta tiến lên từng bước vững chắc trên con đường chủ động hội nhập kinh tế khu vực và
toàn cầu, trên cơ sở đó thực hiện thắng lợi con đường phát triển đất nước theo định hướng XHCH. Cụ thể:
(1) 1986-1990: Bước đi ban đầu của TKQĐ: M/tiêu = Ổn định SX và ĐS XH: C/sách khoán 10, lấy SX NN làm
mặt trận hàng đầu…
(2) 1991-1994-1996: XD những tiền đề cho CNH, HĐH = Điện, G/thông, liên lạc , các khu C/nghiệp thí điểm,
cho mở các C/Ty tư nhân + nước ngoài… H/Động theo cơ chế thị trường Đ/hướng XHCN…
(3) 1996-2000: Đẩy mạnh CNH, HĐH = P/tr mạnh các khu CN, P/tr lĩnh vực D/vụ, CNH NN và N/thôn…
(4) 2000- 2010: Đẩy mạnh CNH, HĐH = Chiều sâu + hội nhập QT
(5) 2010-2020: Hoàn thành CNH, HĐH… Đưa VN trở thành nước CN hóa theo hướng HĐ…
2 – Quy luật mâu thuẫn: (Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập)
Quy luật mâu thuẫn có vị trí là hạt nhân của phép biện chứng, vì nó chỉ ra nguồn gốc và động lực của sự vận
động và phát triển.
a. Khái niệm:
Mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động lẫn nhau của ít nhất hai mặt đối lập, tức là những mặt, những yếu tố có tính
chất trái ngược nhau, hoặc có khuynh hướng vận động trái ngược nhau, bài trừ, phủ định lẫn nhau, trong đó mâu
thuẫn biện chứng là mấu thuẫn cơ bản, bên trong chính bản than các sư vật, hiện tượng, quy định sự vận động
và phát triển của chúng
- T/C của mâu thuẫn biện chứng:
+ Tính khách quan và phổ biến = Tồn tại tất yếu bên trong mọi SV, HT…, trong cả TN, XH, TD…
+ Mâu thuẫn B/ch còn mang tính phong phú, đa dạng… Bao gồm nhiều loại: Mâu thuẫn bên trong và mâu
thuẫn bên ngoài; Mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản; Mâu thuẫn chủ yếu và thứ yếu; Mâu thuẫn đối kháng và
không đối kháng
b. Quá trình vận động của mâu thuẫn (= NDg QL)
Trong mâu thuẫn B/chứng, các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau không ngừng…
- Sự Thống nhất của các MĐL là sự liên hệ hữu cơ, ràng buộc, phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau của chúng, cái nọ
lấy cái kia làm tiền đề tồn tại của mình. Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều là một thể thống nhất của các
mặt đối lập
- Sự Đấu tranh của các MĐL là sự tác động ngược chiều nhau, bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng…
Quá trình vận động chung của mâu thuẫn biện chứng thường có 3 giai đoạn cơ bản:
- Thứ nhất là:Giai đoạn khác biệt (tương ứng giai đoạn hình thành SV, HT mang mâu thuẫn đó) = đấu tranh
chưa gay gắt
- Thứ hai là: Giai đoạn đối lập biểu hiện mức độ đấu tranh gay gắt, tiêu hao lực lượng của nhau… => thúc đẩy
SV, HT phát triển mạnh mẽ…
- Thứ ba là: Giai đoạn xung đột, giai đoạn này mâu thuẫn được giải quyết, cái cũ mất đi => cái mới (cao hơn)ra
đời thay thế.
- Mâu thuẫn được giải quyết theo 2 hình thức chủ yếu:
(1): A(A><b) => B(a><B)
(2): A(A><b) => C(C><d)
* Đấu tranh là nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển của các SV, HTg: Đ/T => loại bỏ những
nhân tố yếu kém, lỗi thời, không còn khả năng P/triển; Đ/T sinh ra những nhân tố mới, cao hơn, phức tạp hơn,
hoàn thiện hơn…; Khi mâu thuẫn được giải quyết => cái cũ bị thay thế bởi cái mới, cao hơn, phức tạp hơn, hoàn
thiện hơn…
c. Ý nghĩa PP luận:
- Muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải phát hiện ra mâu thuẫn…
- Phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn để tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn phù hợp, tránh rập khuôn, máy
móc…
- Muốn thay đổi bản chất sự vật thì phải tác động vào Q/trình vận động của ><, và giải quyết mâu thuẫn; tránh
cải lương, điều hoà ><…
d. Sự vận dụng của Đảng ta
Trong quá trình đổi mới, ĐẢng ta đã chỉ ra mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ là mâu thuẫn giữa hai con
đường phát triển: phát triển theo định hướng XHCN và tự phát lên TBCN, đồng thời chỉ ra biểu hiện cụ thể của
nó trong từng lĩnh vực cụ thể, nên đã chỉ ra được các nhiệm vụ của từng thời kỳ phát triển đất nước và thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ ấy, đưa đất nước pt tiến lên vững chắc.
3. Quy luật phủ định của phủ định
Vị trí của quy luật trong phép biện chứng: Chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng = tiến lên,
nhưng theo chu kỳ, quanh co, phức tạp…
a. Khái niệm phủ định biện chứng
Phủ định nói chung là sự thay thế một SV, HTg này bởi một SV, HTg khác( A => B) trong đó Phủ định biện
chứng là sự phủ định gắn liền với sự phát triển, tạo tiền đề cho sự phát triển, là một khâu tất yếu của quá trình
phát triển đó chính là sự thay thế cái cũ bằng cái mới cao hơn, phức tạp hơn, hoàn thiện hơn
* Đặc trưng của phủ định biện chứng:
Tính khách quan:
- “Cái mới ” ra đời là kết quả của sự giải quyết mâu thuẫn bên trong, nội tại của “cái cũ” => cái cũ “tự thân phủ
định” => sinh ra “cái mới”.
- Là sự phủ định tạo tiền đề, điều kiện cho sự phát triển tiếp theo.
Tính kế thừa:
- “Cái mới” là phủ định của “cái cũ”, nhưng không phủ định sạch trơn, mà nó luôn kế thừa có chọn lọc những
yếu tố tinh hoa, tích cực… của cái cũ
- Những yếu tố được kế thừa cũng được cải tạo cho phù hợp với “cái mới”
- Trong cái mới, những yếu tố được kế thừa không giữ vai trò chủ đạo. Chủ đạo trong “caí mới” là những nhân
tố mới, cao hơn, phức tạp hơn…, được sinh ra trong quá trình đấu tranh…
b. Nội dung quy luật phủ định của phủ định.
*Thứ nhất: Tính chu kỳ của Phủ định biện chứng :
P/định biện chứng diễn ra liên tiếp: Cái cũ được thay thế bời cái mới. Cái mới P/triển dần dần chuyển thành cái
cũ, đến một lúc lại sinh ra cái mới tiếp theo… cứ như vậy cho đến vô cùng… Tuy nhiên quá trình đó không phải
đi theo đường thẳng, mà quanh co phức tạp, theo những chu kỳ nhất định…
- Mỗi chu kỳ có hai lần phủ định cơ bản.
Lần phủ định thứ nhất gọi là phủ định.
Lần phủ định thứ hai gọi là phủ định của phủ định.
Sau 2 lần P/định => Sự vật dường như trở về cái ban đầu, nhưng đã ở trên cơ sở mới, cao hơn…TA có thể biểu
diễn chu kỳ đó theo sơ đồ sau: …A ( A><b) B (a><B) A’ ( A’><b’)….
- Trong TN: + K/Loại => Phi kim => K/loại…
+ Hạt => Cây => Hạt…
+ Trứng => Con => Trứng…
- Trong XH:
+ Công hữu => Tư hữu => Công hữu…
+ Không g/c => Có g/c => Không g/c…
- Trong TD ( tư duy???):
TD B/chứng tự phát (thấy rừng-không thấy cây) => TD Siêu hình (thấy cây - không thấy rừng) => TD B/chứng
DV (thấy cả rừng - cả cây)…
* Thứ hai: Con đường “xoáy trôn ốc” của sự P/triển: Quy luật phủ định của phủ định khái quát sự phát triển tiến
lên nhưng không theo đường thẳng, mà theo đường “xoáy trôn ốc”:
- Phủ định của phủ định kết thúc một chu kỳ, nhưng lại trở thành điểm xuất phát của một chu kỳ mới cao hơn,
phức tạp hơn… => cứ như thế, tạo thành những đường xoáy ốc… cho đến vô tận.
- Đường “xoáy ốc” cũng rất phức tạp, tùy theo lĩnh vực và trình độ phát triển của các SV, HTg…:
+ Trong TN: Bảng tuần hoàn …; các loài SV kế tiếp nhau (cây SV của Đ.W…) …
+ Trong XH: Công hữu N/thủy => tư hữu => công hữu XHCN …
+ Trong TD: Phép BC sơ khai => PP siêu hình => Phép BC DV …
c. Ý nghĩa PP luân:
- Cho phép chúng ta nhận thức được khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là tiến lên, nhưng quanh
co, phức tạp theo các chu kỳ phủ định của phủ định.
- Xây dựng niềm tin khoa học vào sự tất thắng của cái mới, cần phải phát hiện, ủng hộ và đấu tranh cho thắng
lợi của cái mới, khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều
- Phải khắc phục tư tưởng tả và hữu khuynh trong việc kế thừa cái cũ để phát triển cái mới, theo đúng nguyên
tắc kế thừa trong phủ định biện chứng
d. vận dụng
- Phát hiện, xây dựng và “nhân” các mô hình KT-XH mới…
+ Trước ĐM: Phát hiện 1 mô hình cấp xã, 2 mô hình cấp huyện => XD mô hình = NN làm thay => nhân mô
hình ồ ạt, chủ quan, áp đặt => thất bại (Khủng hoảng thiếu…)
+ Trong ĐM: Phát hiện nhiều mô hình trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…; các vùng miền
khác nhau, phong phú, đa dạng => XD mô hình phù hợp… (NN và nhân dân hoặc doanh nghiệp cùng làm…)
=> Nhân mô hình theo thế mạnh… (NN chỉ đạo, hỗ trợ, nhưng không làm hộ, làm thay…)
- Xây dựng VH VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc … (Tính K/quan và tính kế thừa của Ph/định
B/chứng…)
Câu 6: Trình bày khái quát nội dung học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác? Ý nghĩa của nó đối
với công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay?
Trả lời:
I/ Khái niệm và kết cấu:
a. KN về HT KT - XH: Hình thái KT - XH là một phạm trù trung tâm của quan điểm duy vật về lịch sử, dùng để
chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu QHSX đặc trưng cho nó, được xây dựng trên một
trình độ nhất định của LLSX, và với một KTTT được xây dựng trên những QHSX ấy.
b. Kết cấu của hình thái KT-XH:
II/ Mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố của Hình thái Kinh tế - Xã hội
1. Quan hệ sản xuất và vai trò của nó trong kết cấu của Hình thái KT –XH
Quan hệ sản xuất là cái khung, cái sườn của cơ thể xã hội: Vì chúng là những quan hệ vật chất cơ bản nhất,
chủ yếu nhất, quy định, chi phối, tất cả các QH XH khác giữa người với người , tức là quy định bản chất,
đặc trưng của XH trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Do đó, cơ sở hạ tầng, đặc biệt l à QHSX thống trị,
là tiêu chuẩn khách quan phân biệt các hình thái KTXH khác nhau trong lịch sử.
2. LL SX và vai trò của nó trong kết cấu của HT KT – XH
LLSX là yếu tố ( xét đến cùng) giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của XH, nhưng không
trực tiếp mà phải thông qua sự chi phối của nó đối với quan hệ sản xuất thì mới phát huy tác dụng tới các
yếu tố của kiến trức thượng tầng và tồn bộ xã hội. CHỉ khi nào QHSX biến đổi thì XH mới biến đổi về chất,
nhất là trong giai đoạn CMXH
3. Kiến trúc thượng tầng và vai trò của nó trong kết cấu của HTKT – XH
KTTT là một lĩnh vực cơ bản của đ/sống XH bao gồm chủ yếu là các quan hệ tinh thần giữa người và
người. Nó thể hiện tính năng động của hoạt động có ý thức của con người . Thông qua các cơ chế XH trong
KTTT, con người phân công và phối hợp với nhau để khám phá các quy luật của tự nhiên và XH và vận
dụng chúng để đảm bảo và phát triển đời sống xã hội, trong những điều kiện kinh tế nhất định.
III/ Ý nghĩa khoa học của học thuyết HTKT – XH
* Ý nghĩa khoa học:
Học thuyết HTKT – XH, với việc làm nôi bật vai trò của các QHSX, đx cung cấp những tiêu chuẩn thực sự duy
vật, khoa học cho việc phân kỳ lịch sử, giúp cho con người nhận thức được logic kháchq quan c ủa quá trình
phát triển xã hội. HỌc thuyết này vạch ra sự thống nhất của lịch sử toàn nhana loại trong sự đa dạng, muôn màu,
muôn vẻ của các sự kiện ở các nước, các khu vực khách nhau. Chính vì thế nó đã đem lại cho các khoa học xã
hội sợi chỉ đỏ dẫn đường để phát hiện ra các quy luật, bản chất của các hiện tượng xá hội, để giải thích một cách
khoa học chứ không dừng lại ở việc mô tả các sư kiện lịch sử. ( VD: Loài người tiến hành khám phá vũ trụ, tiến
hành thực nghiệm khoa học, phát triển công nghệ thông tin…)
* Sự vận dụng học thuyết hình thái KT-XH của Đảng ta vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở VN ( o phan
cau 7)
(1) Việc lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là một tất
yếu khách quan, hợp quy luật và duy nhất đúng đắn nhất…
(2) Đổi mới QHSX: Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng
XHCN.
- Kinh tế nhà nước
-Kinh tế tập thể
-Kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân)
-Kinh tế tư bản nhà nước
-Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ( FDI )
(3) Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yêu cầu tất yếu đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta
- Đổi mới về công nghệ: Sử dụng công nghệ thích hợp và tiếp cận các công nghệ ngày càng tiên tiến…
- Đổi mới về xây dựng đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH và hội nhập kinh tế toàn cầu
- Phát triển cơ sở hạ tầng của sản xuất về giao thông, liên lạc viễn thông… ngày càng hiện đại, đạt Y/C hội
nhập QT
- Đổi mới về vấn đề tài nguyên – môi trường…
(4). Đổi mới về KTTT
- Đổi mới về tư tưởng, lý luận: Nhận thức đầy đủ, khoa học về CN M-L, TTHCM…
- Đổi mới về chính trị: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ…
- Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN + cải cách hành chính…
- Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Phát triển KH-CN, GD-ĐT trở thành quốc sách hàng đầu…
- Mở cửa giao lưu, hội nhập với các nước…, nhưng không hoà tan
Câu 7: Trình bày nội dung quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX? Ý nghĩa
của nó đối với công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay?
Trả lời:
I/ Khái niệm
- PTSX: là cách thức tiến hành Q/trình SXVC của XH ở một giai đoạn LS nhất định, bao gồm hai mặt thống
nhất biện chứng với nhau là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Phương thức sản xuất qui định sự phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao, Khi PTSX thay đổi bao giờ
cũng dẫn đến làm thay đổi các quá trình kinh tế-xã hội.
- Lực lượng sản xuất là sự thể hiện mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên. Kết cấu lực lượng sản xuất
bao gồm: người lao động và tư liệu sản xuất. Ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp…
- QHSX: Là quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất, bao gồm ba mặt cơ bản là: Quan hệ về sở
hữu đối với TLSX (công hữu hoặc tư hữu); Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất xã hội; Quan hệ trong
việc phân phối sản phẩm (cách thức và quy mô phân phối)
II/ Mối quan hệ biện chứng LLSX – QHSX ( nội dung Q/luật QHSX phù hợp với trình độ Pt của LLSX)
1. Trình độ phát triển của LLSX
Biểu hiện thông qua trình đọ phát triển của Công Cụ LĐ, quy mô sản xuất, trình độ phân công lao động xã hội
và trình độ của người lao động
- Với trình độ thấp, thủ công thì CC là các CC cầm tay: cày, bừa, liềm, cuốc, dao,… sử dụng sức cơ bắp,
quy mô sản xuất nhỏ hẹp và khép kín, trình độ phân công lao động đơn giản, trình độ của NLĐ còn thấp
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Tương ứng với trình độ này, LL SX mang t/chất cá nhân thể hiện là : một
người có thể sử dụng được công cụ lao động và sản xuất trọn vẹn ra SP. Do đó, sx Thủ công có năng
suất, chất lượng, hiệu quả, sản lượng thấp,chủng loại ít, đơn điệu
- Với trình cao hơn, trình độ cơ khí hóa thì CC chủ yếu là máy móc, quy mô sản xuất lớn, mở rộng, phân
công lao động sâu sắc, trình độ của NLĐ cao Tương ứng với trình độ này, LL SX mang t/chất xã hội
hóa thể hiện là :Phải có nhiều người mới sử dụng được CC LĐ và sản phẩm làdo nhiều người làm ra.
Do đó, sx cơ khí có năng suất, chất lượng, hiệu quả, sản lượng cao, chủng loại nhiều, đa dạng phong
phú
- Ngày nay LLSX đạt tới trình độ rất cao đặc trưng bởi Công nghệ mới, hiện đại, có hàm lượng, tri thức
rất cao, tiêu tốn rất ít nguyên, nhiên liệu mà năng suất, chất lượng, hiệu quả rất cao, sản lượng rất dồi
dào, chủng loại phong phú, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của con người mà vẫn đảm bảo môi trường sinh
thái bền vững
(2). Sự vận động và phát triển của LLSX qui định và làm thay đổi QHSX cho phù hợp với nó:
- LLSX là nội dung của PTSX, thường biến đổi nhanh còn QHSX là hình thức của PTSX, thường ổn định và
biến đổi chậm hơn so với LLSX. Khi LLSX phát triển cao, sinh ra LLSX mới, mâu thuẫn với QHSX hiện có, đã
trở nên lỗi thời, lạc hậu. ( VD: từ CC bằng đã sẽ xuất hiện CC bằng đồng bằng sắt máy móc…. VD2:
trong thời phục hưng ở Tây Âu, QHSX phong kiến trở nên lỗi thời trước LLSX mới là những công trường thủ
công và một số máy móc sản xuất đầu tiên…)
Mâu thuẫn này (LLSX mới >< QHSX lỗi thời) biểu hiện thành cuộc đấu tranh giữa các G/C LĐ và CM, đại
biểu cho LLSX mới, chống lại G/C thống trị lỗi thời, đại biểu cho QHSX cũ => P/t đến tột đỉnh = CMXH:
PTSX cũ bị thay thế bằng PTSX mới, cao hơn
(3). Quan hệ sản xuất tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất
- QHSX không hoàn toàn phụ thuộc vào LLSX mà nó có thể tác động tích cực trở lại đối với sự phát triển của
LLSX, vì nó quy định phạm vi, khuynh hướng và động lực của sản xuất.
- QHSX tác động trở lại đối với LLSX theo 2 hướng:
+ Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì sẽ thúc đẩy LLSX phát triển…
+ Nếu QHSX không phù hợp (lỗi thời hay tiến tiến giả tạo) với trình độ của LLSX thì sẽ kìm hãm và gây khó
khăn cho sự phát triển của LLSX…
(4). Sự tác động biện chứng giữa LLSX và QHSX như trên làm cho các PTSX phát triển thay thế kế tiếp
nhau, từ thấp đến cao trong lịch sử, theo quy luật đi từ PTSX N/thuỷ => PTSX CH nô lệ => PTSX P/K =>
PTSX TBCN => PTSX CSCN…
III/ Sự vận dụng của Đảng ta trong QTrinh đổi mới đất nước.
1 Việc lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là một tất
yếu khách quan, hợp quy luật và duy nhất đúng đắn nhất…
Ở Việt nam, trình độ lực lượng sản xuất thấp, năng lực tổ chức, quản lý thấp, kinh tế sản xuất nhỏ là phổ
biến và gắn liền là tư tưởng tiểu tư sản. Trên nhiều phương diện, ở nước ta hiện nay có sự đan xen, thâm nhập
lẫn nhau của nhiều yếu tố và khuynh hướng khác nhau, đối lập nhau.
Cần khắc phục quan niệm : “bỏ qua” chủ nghĩa tư bản một cách giản đơn. Chúng ta phải khai thác sử
dụng tối đa chủ nghĩa tư bản là “khâu trung gian” để chuyển nền sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội như Lênin đã
chỉ ra.
Thời kỳ trước đổi mới, quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
do chủ quan, duy ý chí. Vì vậy, nền kinh tế xã hội của đất nước kém phát triển, mọi hoạt động phụ thuộc vào sự
bao cấp của Nhà nước.
Qua 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu triết học lớn trên nhiều phương diện. Về
lý luận : con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng được làm sáng tỏ hơn. Về thực tiễn, các mặt chính trị,
kinh tế, văn hoá đều phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt chủ trương phát triển kinh tế nhiều
thành phần với việc sử dụng những hình thái kinh tế trung gian mà Đại hội Đảng VI đã chỉ ra. Các Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX đã cụ thể hơn chủ trương này. Điều đó đã góp phần rất to lớn vào công việc thực
hiện thành công quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Bước vào thời kỳ đổi
mới, quan hệ sản xuất được Đảng ta điều chỉnh cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Từ nền kinh tế
tập trung quan liêu bao cấp, Nhà nước ta đã chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo
cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
(2) Đổi mới QHSX: Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng
XHCN.
Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại. Nó là kết quả của sự phát triển lực lượng
sản xuất đến một trình độ nhất định, kết quả của quá trình phân công lao động xã hội, đa dạng hóa các hình thức
sở hữu, đồng thời nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Ở Việt Nam, QHSX cần phải đổi mới trước, đưa QHSX trở về với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Trải qua các thời kỳ , QHSX được phát triển từng bước bằng việc chuyển sang nền kinh tế nhiều thành
phần, thừa nhận kinh tế cá thể. Đến năm 1991, Nhà nước mở ra kinh tế tư nhân, liên doanh với Liên Xô, dần mở
ra kinh tế tư bản, kêu gọi nước ngoài đầu tư. Đến Đại hội lần thứ X, Nhà nước đã công nhận sự tồn tại của 5
Thành phần Kinh tế là:
-Kinh tế nhà nước
-Kinh tế tập thể
- Kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân)
-Kinh tế tư bản nhà nước
-Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ( FDI )
(3) Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yêu cầu tất yếu đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta
Loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế- xã hội. Mỗi hình thái sau tiến bộ hơn, văn minh hơn hình thái
trước. Việt Nam từ một nền kinh tế tiểu nông muốn thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và nhanh chóng đạt đến trình
độ một nước phát triển bằng con đường đi lên CNXH tất yếu phải tiến hành CNH-HĐH đất nước.
Mục tiêu của CNH-HĐH ở nước ta hiện nay như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: Xây
dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. cơ cấu kinh tế lập hiến, quan hệ
sản xuất tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc
phòng anh ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh, và nước ta đã chuyển sang một thời
kỳ phát triển mới thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đây là những nhận định rất quan trọng đối với những bước đi
tiếp theo trong sự nghiệp đổi mới.
- Đổi mới về công nghệ: Sử dụng công nghệ thích hợp và tiếp cận các công nghệ ngày càng tiên tiến…
- Đổi mới về xây dựng đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH và hội nhập kinh tế toàn cầu
- Phát triển cơ sở hạ tầng của sản xuất về giao thông, liên lạc viễn thông… ngày càng hiện đại, đạt Y/C hội
nhập QT
- Đổi mới về vấn đề tài nguyên – môi trường…
(4). Đổi mới về KTTT
- Đổi mới về tư tưởng, lý luận: Nhận thức đầy đủ, khoa học về CN M-L, TTHCM…: Nhận thức đầy đủ,
khoa học về Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm kim chỉ nam và vận dụng sáng tạo,
đưa đất nước ta hội nhập với thế giới.
- Đổi mới về chính trị: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ…
. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất
nước.
. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả
quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân
dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của dân tộc.
- Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN + cải cách hành chính…
- Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Đồng thời với phát triển kinh tế, phải phát triển
văn hóa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần
của nhân dân; phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; giải
quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu: "dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh".
- Phát triển KH-CN, GD-ĐT trở thành quốc sách hàng đầu…
- Mở cửa giao lưu, hội nhập với các nước… Với phương châm “hòa nhập chứ không hòa tan”, từng bước đưa
đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu và hòa nhập với thế giới, tăng cường năng lực quản lý
Cau 8. Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng ? Ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay ?
I. K/niệm CSHT và KTTT (Sơ đồ)
- CSHT: Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất
định. Còn kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo,
nghệ thuật, v.v cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã
hội, v.v được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
Trong cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế, nhiều kiểu quan hệ sản xuất thì kiểu quan hệ sản xuất
thống trị và các thành phần kinh tế tương ứng với nó bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các kiểu quan hệ
sản xuất khác và tác động trực tiếp đến xu hướng chung của toàn bộ đời sống kinh tế xã hội.
- KTTT: Là toàn bộ những tư tưởng xã hội, các thiết chế tương ứng và các quan hệ nội tại trong các lĩnh
vực: chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, khoa học, triết học, tôn giáo… được hình thành trên một cơ sở
hạ tầng nhất định và phản ánh cơ sở hạ tầng ấy.
+ Các yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận động riêng nhưng chúng liên
hệ, tác động qua lại lẫn nhau và đều hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định
+Mỗi yếu tố khác nhau có quan hệ khác nhau đối với cơ sở hạ tầng (xa, gần, trực tiếp, gián tiếp…
+ Kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp thì mang tính giai cấp sâu sắc. Điều đó thể hiện ở qua
điểm tư tưởng và các hoạt động tư tưởng của các giai cấp khác nhau trong xã hội.
+ Nhà nước có vai trò cực kỳ quan trọng, luôn giữ vị trí trung tâm trong kiến trúc thượng tầng của các xã
hội có giai cấp… Đây là bộ phận có quyền lực cao nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp.
II. Mối quan hệ biện chứng CSHT và KTTT:
1. CSHT Q/định KTTT
- Thứ nhất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt của đời sống xã hội, chúng thống nhất biện
chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng.
+ Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó. Tính chất của kiến
trúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về
kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. Khi cơ sở hạ tầng thay
đổi thì sớm hay muộn, kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. C.Mác viết: "Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ
kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng" .
Tuy nhiên sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng cũng gắn với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng
lực lượng sản xuất không trực tiếp làm thay đổi kiến trúc thượng tầng. Sự phát triển của lực lượng sản xuất chỉ
trực tiếp làm thay đổi quan hệ sản xuất, tức trực tiếp làm thay đổi cơ sở hạ tầng và thông qua đó làm thay đổi
kiến trúc thượng tầng.
Sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến làm thay đổi kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp. Trong đó có
những yếu tố của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi cơ sở hạ tầng như chính trị,
pháp luật, v.v Trong kiến trúc thượng tầng, có những yếu tố thay đổi chậm như tôn giáo, nghệ thuật, v.v hoặc
có những yếu tố vẫn được kế thừa trong xã hội mới. Trong xã hội có giai cấp, sự thay đổi đó phải thông qua đấu
tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội.
2. KTTT tác động tích cực trở lại CSHT
Thứ hai, tất cả các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng đều có tác động đến cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên,
mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có cách thức tác động khác nhau. Trong xã hội có giai cấp, nhà nước
là yếu tố có tác động mạnh nhất đối với cơ sở hạ tầng vì đó là bộ máy bạo lực tập trung của giai cấp thống trị về
kinh tế. Các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v cũng đều
tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng chúng đều bị nhà nước, pháp luật chi phối.
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều. Nếu kiến trúc thượng tầng
tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển;
nếu tác động ngược lại, nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế, kìm hãm phát triển xã hội.
Tuy kiến trúc thượng tầng có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế, nhưng không làm thay đổi
được tiến trình phát triển khách quan của xã hội. Xét đến cùng, nhân tố kinh tế đóng vai trò quyết định đối với
kiến trúc thượng tầng. Nếu kiến trúc thượng tầng kìm hãm phát triển kinh tế thì sớm hay muộn, bằng cách này
hay cách khác, kiến trúc thượng tầng cũ sẽ được thay thế bằng kiến trúc thượng tầng mới tiến bộ để thúc đẩy
kinh tế tiếp tục phát triển.
Như vậy Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên
Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt không ngừng tác động qua lại lẫn nhau tạo thành
các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy
luật xã hội khác. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà các hình thái kinh tế - xã hội vận động
phát triển từ thấp đến cao.
III. Sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình Đ/mới đất nước: o cau 7
+ Lựa chọn con đường tiến lên CNXH không qua chế độ TBCN
+ ĐM về CSHT (QHSX)…
+ M v KTTTĐ ề …
Cau 9. Trình bày quan điểm Mác – Lênin về bản chất con người ? Ý nghĩa của nó đối với việc xây
dựng và phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay ?
I. Khái quát các quan niệm phi Mác xít về con người
Từ thời kỳ cổ đại, con người bắt đầu tìm hiểu nguồn gốc của mình và có những ý thức ban đầu về sức
mạnh của bản thân mình. Nói chung, các tôn giáo đều quan niệm con người do thần thánh, thượng đế sinh ra,
cuộc sống con người do đấng tối cao an bài, sắp đặt.
Theo Heeghen, ý niệm tuyệt đối tự tha hoá thành tự nhiên, thành con người.
Ở những nước chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo, triết học cũng giải thích nguồn gốc
con người hoặc từ một đấng thần linh tối cao, hoặc từ một lực lượng thần bí. Theo Mạnh Tử, con người sinh ra
vốn là tốt (thiện), do chịu ảnh hưởng của tập quán xấu mà xa dần cái tốt, thông qua tu dưỡng mà con người có
thể hiểu được lẽ phải và giữ được cái tốt của mình. Tuân Tử lại cho rằng, con người sinh ra vốn ác, nhưng có
thể cải biến được, phải chống lại cái ác ấy thì con người mới tốt được. Trong triết học duy tâm của phương
Đông còn có thuyết thiên nhân hợp nhất, tư tưởng này khá phổ biến. Tuy nhiên, theo Tuân Tử, về phương diện
sinh dưỡng thì người mang ơn của trời, nhưng về phương diện trị loạn, thịnh suy thì đạo trời không quan hệ gì
đến đạo người, trời không thể làm hại người được, mà cả trời cũng không thể giúp được người.
Thời cận đại, nhận thức về nguồn gốc và bản chất con người có một bước tiến đáng kể. Các nhà duy vật
Pháp thế kỷ XVIII và Phoio Bắc đều phê phán mạnh mẽ quan điểm duy tâm, thần bí và tìm cách giải thích
nguồn gốc, bản chất của con người theo quan điểm duy vật. Phoio Bắc khẳng định rằng ý thức cũng như tuy duy
của con người chỉ là sản phẩm của khí quan vật chất nhục thể, tức là bộ óc, rằng vật chất ko phải là sản phẩm
của tinh thần mà chính tinh thần là sản phẩm tối cao của vật chất. Song PhoiơBắc đã không còn giữ được quan
điểm duy vật của mình khi đi vào phân tích những vấn đề về bản chất con người, về lịch sử xã hội loài người.
II. Quan điểm M - L về bản chất con người…
- B/chất sinh học
- B/chất XH (N/tố Q/định)
Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội.
Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng thời khẳng định con
người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội.
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều quan điểm khác nhau và bản chất,“bản tính người” của con
người song về cơ bản những quan niệm đó đều mang tính phiến diện, trừu tượng và duy tâm thần bí, tuyệt đối
hóa phương diện tự nhiên của con người, xem nhẹ việc lý giải con người từ phương diện lịch sử xã hội.
Quan điểm của C.Mác đã khắc phục được hạn chế của quan điểm duy vật siêu hình về con người, trong
khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con người còn lý giải con người từ giác đcác quan hệ lịch sử xã hội, từ đó
phát hiện ra bản tính xã hội của nó, hơn nữa chính bản tính xã hội của con người là phương diện bản chất nhất
của con người, là cía phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên.
Với phương pháp luận duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội,
cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người là thống nhất. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự
nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật. Hai mặt trên
thống nhất với nhau, hoà quyện vào nhau để tạo thành con người viết hoa, con người tự nhiên – xã hội.
Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội.
Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng trong Luận cương về
Phoiơbắc :“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện
thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.
Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử
xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất
định. Trong điều kiện lịch sử đó, bằng mọi hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất
và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (như
quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội ) con người mới
bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.
Điều cần lưu ý là luận đề trên khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên
trong đời sống con người; trái lại, điều đó muốn nhấn mạnh sự phân biệt giữa con người và thế giới động vật
trước hết là ở bản chất xã hội và đấy cũng là để khắc phục sự thiếu sót của các nhà triết học trước Mác không
thấy được bản chất xã hội của con người.
Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử.
Con người làm ra lịch sử của chính mình. Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của
con người thì sự hình thành và phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó là xuất
phát từ sự hình thành và phát triển của những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử., khi những quan hệ này thay
đổi thì cũng có sự thay đổi về bản chất của con người. Vì vậy, sự giải phóng bản chất con người cần phải hướng
vào sự giải phóng những quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội của nó, thông qua đó mà phát huy khả năng sáng tạo
lịch sử của con người.
Không có con người phi lịch sử mà trái lại luôn gắn với điều kiện hoàn cảnh lịch sử nhất định. Con
người là sản phẩm của lịch sử, lịch sử sáng tạo ra con người trong chừng mực nào thì con người lại sáng tạo ra
lịch sử trong chừng mực đó.
Với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực tiễn tác động vào giới tự nhiên, cải biến
giới tự nhiên theo nhu cầu của mình thì đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử của chính nó, thực hiện sự
phát triển của lịch sử đó.
*Ý nghĩa phương pháp luận: Từ quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người, có thể rút ra ý
nghĩa phương pháp luận quan trọng sau đây:
Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người phải căn cứ cả vào phương diện tự
nhiên và phương diện xã hội, trong đó vấn đề có tính quyết định là phương diện bản tính xã hội của nó, từ
những quan hệ kinh tế xã hội của nó.
Hai là, động lực cơ bản của tiến bộ và phát triển của xã hội là năng lực sáng tạo lịch sử của con người,
vì vậy phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ
và phát triển của xã hội.
Ba là, sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của nó phải hướng vào
việc giải phóng những quan hệ kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó có thể khẳng định giá trị căn bản nhất của cách
mạng xã hội chủ nghĩa là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế xã hội áp bức, bóc lột nhằm giải phóng
con người, phát huy cao nhất năng lực sáng tạo của con người, đưa con người tới sự phát triển tự do và toàn
diện.
III. Sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình Đ/mới đất nước…:
+ Quan điểm về xây dựng và phát triển nguồn lực con người
Từ những ngày đầu thành lập Đảng, Đảng ta đã nhận thức và phát huy cao độ nhân tố con người đối với
cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên trong từng thời kỳ, nhận thức của Đảng về vấn đề này cũng có những khác biệt
và được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn. Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) đã cụ thể hóa, bổ sung, phát
triển và làm sáng tỏ thêm một số nội dung mới. Thể hiện ở những điểm sau:
Một là, đặc trưng về con người XHCN nêu trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) được diễn
đạt gọn hơn song vẫn đảm bảo đúng bản chất của xã hội XHCN mà chúng ta xây dựng. Đó là: “con người có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”(3).
Để phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và thực hiện được
mục tiêu phát triển con người mà Cương lĩnh 2011 đề ra, Đảng ta nêu ra quan điểm: "Mở rộng dân chủ, phát
huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”(4).
Quan điểm này là sự tiếp nối tư tưởng nhất quán của Đảng coi con người là chủ thể và là nguồn lực quan trọng
nhất quyết định sự phát triển xã hội và sự nghiệp cách mạng Việt Nam; mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội
phải hướng tới mục tiêu nhân văn cao cả là vì con người.
Hai là, Đảng ta lựa chọn phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là
khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020.
Đại hội Đảng lần thứ X (2006) đã chỉ rõ, để thực hiện thắng lợi công cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với kinh tế
tri thức phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tức là, chuyển hướng chiến lược phát triển nguồn nhân
lực theo chiều rộng sang chiều sâu, coi trọng và gia tăng nhanh chất lượng của nguồn nhân lực. Song Đại hội
Đảng lần thứ X cũng như các kỳ đại hội trước chưa xác định đó là khâu đột phá, là những khâu trọng yếu của sự
phát triển. Lựa chọn đúng khâu đột phá sẽ tạo ra những tiền đề, những điều kiện và môi trường thuận lợi để giải
phóng mọi tiềm năng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển.
Trong ba khâu đột phá chiến lược mà Đảng ta xác định thì “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao" (5) được xem là khâu đột phá thứ hai.
Ba là, đặt ra yêu cầu phải “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng
khoa học, công nghệ”(6).
Trong điều kiện khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng như hiện nay, những nước có
trình độ phát triển thấp vẫn có thể tận dụng thời cơ, ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại
để vươn lên tránh nguy cơ tụt hậu và tạo ra sự phát triển nhanh, bền vững. Song điều đó chỉ trở thành hiện thực
nếu có sự gắn kết chặt chẽ giữa đầu tư gia tăng nhanh chóng chất lượng nguồn nhân lực với phát triển và ứng
dụng khoa học, công nghệ mới, tiên tiến.
Đối với Việt Nam, một nước có xuất phát điểm thấp thì sự gắn kết này là yêu cầu nghiêm ngặt và càng
phải được coi trọng, thậm chí là vấn đề sống còn của sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Do vậy, “gắn kết chặt chẽ
giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” là một nội dung mới thể hiện
tính hướng đích của Đảng ta trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững.
Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu ra giải pháp cơ bản để phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao:
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con người Việt Nam trong thời đại mới.
Những chuẩn mực đó là: “Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách
nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân
chính”(7), có khả năng sáng tạo và ứng dụng khoa học - công nghệ vào quá trình lao động sản xuất và quản lý.
Hơn nữa, để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao, với cường độ lao động lớn, đòi hỏi mỗi người phải
có ý thức rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực để đủ sức lao động trong môi trường cạnh tranh gay gắt.
Con người Việt Nam hiện nay ngoài lao động giỏi, trình độ cao , còn phải coi trọng rèn luyện phẩm
chất đạo đức, sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lý tưởng.
Để phát triển nhanh nguồn nhân lực cả về lượng và chất, Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ: “phải đổi mới
căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội
nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu
then chốt”(8).
Việc khẳng định đổi mới cơ chế quản lý giáo dục là khâu then chốt xuất phát từ thực trạng giáo dục -
đào tạo của Việt Nam và yêu cầu mới của thời đại đối với giáo dục - đào tạo. Trong nhiều năm qua mặc dù giáo
dục nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định, song nhìn chung, giáo dục Việt Nam chưa theo kịp trình độ
phát triển của giáo dục thế giới, thậm chí nhiều tiêu cực nảy sinh và phát triển trong hệ thống giáo dục.
Do vậy, đây là điểm nút cần phải được tháo gỡ và chỉ khi nào giải quyết tốt điểm nút này thì giáo dục Việt Nam
mới có điều kiện và môi trường pháp lý để phát triển lành mạnh. Đội ngũ giáo viên các cấp và cán bộ quản lý
giáo dục là những chiếc “máy cái” trong hệ thống giáo dục. Chất lượng, nhân cách, phẩm chất đạo đức và lý
tưởng của đội ngũ này như thế nào ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến sản phẩm mà họ đào tạo ra - đó chính là
những con người, những công dân xây dựng xã hội. Do vậy, phát triển đội ngũ này một cách toàn diện thực sự
là một trong những khâu then chốt hàng đầu.
Thứ hai, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Chất lượng của
nguồn nhân lực phải được đánh giá một cách toàn diện cả về thể lực, trí tuệ, đạo đức, nhân cách, phẩm chất
của con người.
Nhận thức rõ điều đó, tiếp tục quan điểm của Đại hội Đảng lần thứ X, Đảng ta khẳng định: “Xây dựng
và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam ”(9). Trong đó, lĩnh vực y
tế đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Do vậy, tại kỳ Đại hội này, Đảng ta đã tập trung chỉ đạo sát sao và cụ thể
hóa hơn hoạt động của lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đáp
ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức trong bối cảnh hội
nhập, cạnh tranh gay gắt và cường độ lao động cao.
Trong xã hội hiện nay, tất yếu còn một bộ phận nhân dân đời sống còn rất nhiều khó khăn vì những
nguyên nhân khách quan và chủ quan. Với truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa tương thân, tương ái của người
Việt Nam, Đảng ta khẳng định, tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã
hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn, rủi ro trong đời sống.
Một hệ thống các quan điểm và chính sách tương đối đồng bộ và toàn diện đã được đề cập, làm cơ sở
cho việc phát triển một hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội hiệu quả, bền vững để phát triển nguồn nhân
lực nhanh và bền vững.
Những điểm mới trong tư duy của Đảng về chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam được nêu
trong Đại hội Đảng lần thứ XI, một mặt là sự tiếp nối những quan điểm, tư tưởng nhất quán của Đảng về vấn đề
này tại các kỳ đại hội trước, mặt khác là sự bổ sung, phát triển, cụ thể hóa hơn để triển khai có hiệu quả trong
thực tế, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội đề ra.
+ Tiêu chí xây dựng con người VN đáp ứng Y/cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri
thức, sức khoẻ, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thầm quốc tế chân chính.
Tiếp tục cụ thể hoá quan điểm của Đại hội X về sự cần thiết phải “xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân
cách con người Việt Nam”
(5)
thời kỳ mới, tại Đại hội XI, Đảng ta đã đưa tiêu chí con người Việt Nam giàu lòng
yêu nước lên hàng đầu tiên trong các tiêu chí, những chuẩn mực để xây dựng con người Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
Bởi yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn xưa và đã được phát huy cao độ trong thời
đại Hồ Chí Minh. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, truyền thống yêu nước của dân tộc ta ngày càng được giữ
gìn, phát huy và bổ sung thêm những nội dung mới đó là “không cam chịu đói nghèo”, là “phải xây dựng đất
nước phồn vinh”, là “sánh vai với các cường quốc năm châu” và phải có “tinh thần quốc tế chân chính”. Lịch sử
Việt Nam đã chứng minh rằng yêu nước chính là sức mạnh to lớn, là điểm tương đồng tạo ra sự đồng thuận
trong xã hội, từ đó khơi dậy và phát huy sức mạnh của người Việt Nam ở trong nước, cũng như ở ngoài nước
cùng chung sức, chung lòng phát huy tài năng và trí tuệ xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh
Trong thời đại hiện nay, những hoạt động lao động sản xuất nếu không được đào tạo mà chỉ bằng kinh
nghiệm, bằng vốn sống thì năng suất lao động sẽ rất hạn chế, kém hiệu quả. Vì vậy, con người Việt Nam trong
thời đại mới phải nêu cao tinh thần trách nhiệm công dân, không ngừng học tập, trau dồi tri thức; có ý thức và
năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Hơn nữa, để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao đó, với
cường độ lao động lớn, đòi hỏi mỗi người phải có ý thức rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực đủ sức khoẻ để
lao động trong môi trường cạnh tranh gây gắt.
Con người Việt Nam hiện nay ngoài các tiêu chí như: Lao động giỏi, trình độ cao, phong cách làm việc
chuyên nghiệp , còn phải coi trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức, sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lý tưởng.
Đó là những giá trị truyền thống của dân tộc vẫn còn nguyên giá trị và cần phải được tiếp tục phát huy, nhất là
đối với thế hệ trẻ Việt Nam, bởi vì tương lai của đất nước luôn đặt lên vai thế hệ trẻ.
Cau 10. Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của bài học “lấy dân làm gốc” trong đường lối đổi
mới của Đảng ta ? Bài học đó đã được thực hiện như thế nào trong quá trình đổi mới và chúng ta phải
làm gì để thực hiện tốt hơn trong điều kiện mới hiện nay ?
I. K/niệm Q/C ND, K/N Vĩ nhân, lãnh tụ
Quan điểm triết học Mác - Lênin về quần chúng nhân dân.
Theo quan điểm của triết học Mac-Lenin, khái niệm quần chúng nhân dân được xác định bởi các nội
dung sau đây:
- Là những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và những giá trị tinh thần. Đây là hạt nhân cơ
bản trong cộng đồng quần chúng nhân dân.
- Những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp bức, bóc lột, đối kháng với nhân dân.
- Những giai cấp, những tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông qua hoạt động của mình trên
các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Những nội dung này cho thấy:
+ Quần chúng nhân dân là lực lượng dân cư đông đảo có chung lợi ích căn bản. Bao gồm những thành
phần, những tầng lớp và những giai cấp liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân hay một tổ
chức nhằm thực hiện lợi ích và mục đích của mình ở một thời đại nhất định.
+ Lịch sử luôn vận động và biến đổi, mỗi thời đại có nhiệm vụ riêng của nó nên khái niệm quần chúng
nhân dân cũng vận động và biến đổi theo sự phát triển của lịch sử - xã hội.
- Vĩ nhân: là những cá nhân kiệt xuất, trưởng thành từ phong trào quần chúng, nắm bắt được những vấn
đề căn bản nhất trong một lĩnh vực nhất định của thực tiễn và lý luận…
- Lãnh tụ: Là những vĩ nhân lãnh đạo các phong trào chính trị…
II. Mối quan hệ biện chứng Q/C ND và Vĩ nhân, lãnh tụ…:
1. Vai trò quyết định của Q/chúng ND…
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử.
Bởi vì, mọi lý tưởng giải phóng xã hội, giải phóng con người chỉ thắng lợi khi có sự tiếp thu và giúp đỡ của
quần chúng nhân dân. Hơn nữa, tư tưởng tự nó không làm biến đổi xã hội mà phải thông qua hành động cách
mạng, hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân để biến lý tưởng, ước mơ thành hiện thực trong đời sống xã
hội. Vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân được biểu hiện:
- Quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của
sự tồn tại và phát triển của xã hội. Và con người muốn tồn tại và phát triển phải có những điều kiện vật chất cần
thiết mà những nhu cầu đó chỉ đáp ứng được thông qua sản xuất. Lực lượng sản xuất cơ bản là đông đảo quần
chúng nhân dân lao động bao gồm lao động chân tay và lao động trí óc. Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay
có vị trí đặc biệt với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần. Quần chúng nhân dân đóng
vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học, công nghệ, văn học, đồng thời áp dụng những thành tựu đó vào
hoạt động thực tiễn. Những sáng tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo
đức,… của nhân dân vừa là cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển văn hoá tinh thần của các dân
tộc trong thời đại. Hoạt động của quần chúng nhân dân từ trong thực tiễn là nguồn cảm hứng vô tận cho mọi
sáng tạo tinh thần trong đời sống xã hội. Mặt khác, các giá trị tinh thần chỉ có thể trường tồn khi được đông đảo
quần chúng nhân dân chấp nhận và truyền bá sâu rộng, trở thành giá trị phổ biến.
- Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Lịch sử đã chứng minh rằng:
Không có cuộc cải biến cách mạng nào mà không là hành động đông đảo của quần chúng nhân dân. Họ là lực
lượng cơ bản của cách mạng, đóng vai trò quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng. Trong các cuộc cách
mạng làm cải cách biến xã hội từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, nhân dân lao
động là lực lượng đông đảo. Cách mạng là ngày hội của quần chúng, là sự nghiệp của quần chúng. Tất nhiên
suy đến cùng, nguyên nhân của mọi cuộc cách mạng là bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến
mâu thuẫn với quan hệ sản xuất, nghĩa là bắt đầu từ hoạt động sản xuất của nhân dân. Bởi vậy, nhân dân lao
động là chủ thể của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội, đóng vai trò là động lực cơ bản của mọi cuộc cách
mạng xã hội.
Nói tóm lại, xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh thần, quần chúng luôn
đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện lịch sử mà vị trí chủ thể của quần chúng cũng
biểu hiện khác nhau. Chỉ có trong Chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dân mới có đủ điều kiện để phát huy tài
năng và trí sáng tạo của mình.
2. Vai trò to lớn của vĩ nhân, lãnh tụ…
Vai trò của vĩ nhân, lãnh tụ là hết sức quan trọng và ngày càng to lớn…
Thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Sáng lập các tổ chức chính trị xã hội, là linh hồn của các tổ chức đó
Lãnh tụ chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ của thời đại mình, không có lãnh tụ cho mọi thời đại.
Mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và vĩ nhân lãnh tụ
Cần phải khẳng định rằng, mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với vĩ nhân, lãnh tụ là quan hệ biện
chứng. Tính biện chứng của mối quan hệ trên biểu hiện:
Thứ nhất: Tính thống nhất giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ, không có phong trào cách mạng của
quần chúng nhân dân, không có các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội của đông đảo quần chúng nhân dân, thì
cũng không thể xuất hiện lãnh tụ. Những cá nhân ưu tú, những lãnh tụ kiệt xuất là sản phẩm của thời đại, vì vậy,
họ sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của phong trào quần chúng.
Thứ hai: Quần chúng nhân dân và lãnh tụ thống nhất trong mục đích và lợi ích của mình. Sự thống nhất
về các mục tiêu của cách mạng, của hành động cách mạng giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ do chính quan
hệ lợi ích quy định. Lợi ích biểu hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau: lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích văn
hoá,…quan hệ lợi ích là cầu nối liền, là nội lực để liên kết các cá nhân cũng như quần chúng nhân dân và lãnh tụ
với nhau thành một khối thống nhất về ý chí và hành động. Lợi ích đó vận động phát triển tuỳ thuộc vào thời
đại, vào địa vị lịch sử của giai cấp cầm quyền mà lãnh tụ là đại biểu, phụ thuộc vào khả năng nhận thức và vận
dụng để giải quyết mối quan hệ giữa các cá nhân, các giai cấp và tầng lớp xã hội.
Thứ ba: Sự khác biệt giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ biểu hiện trong vai trò khác nhau của sự tác
động đến lịch sử. Tuy cùng đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, nhưng quần
chúng nhân dân là lực lượng quyết định sự phát triển, còn lãnh tụ là người định hướng, dẫn dắt phong trào, thúc
đẩy sự phát triển của lịch sử.
III. Ý nghĩa PP luận:
1. Ý nghĩa PP luận
Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân ân và vai trò của các
cá nhân đối với tiến trình lịch sử đã cung cấp một phương pháp luận khoa học quan trọng cho hoạt động nhận
thức và thực tiễn.
Thứ nhất, lý giải một cách khoa học về vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân, chống
những quan điểm sai trái của chủ nghĩa duy tâm đồng thời đem lại phương pháp luận khoa học trong việc
nghiên cứu, đánh giá vai trò của cá nhân, của vĩ nhân, của lãnh tụ trong cộng đồng xã hội.
Thứ hai, cung cấp phương pháp luận khoa học để các đảng cộng sản phân tích các lực lượng xã hội, tổ
chức xây dựng lực lượng quần chúng nhân dân trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, tập hợp đông đảo
lực lượng quần chúng nhân dân để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
2. Sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình Đ/mới đất nước:
+ “Bài học lấy dân làm gốc”
Tư tưởng Hồ Chí Minh về "lấy dân làm gốc"
Tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh là sự tiếp nhận có chọn lọc, kế thừa và phát triển những
tư tưởng về dân trong truyền thống dân tộc, trong Nho giáo, văn hoá phương Tây, và đặc biệt là quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lênin ''cách mạng là sự nghiệp của quần chúng'', Hồ Chí Minh đã sớm nhìn ra sức mạnh của con
người trong sự cố kết với cộng đồng, dân tộc, giai cấp với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người. Có dân là có tất cả - đã trở thành phương pháp luận trong tư tưởng của Người.
Dân là người chủ chính của xã hội
Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc cách mạng vô sản. Ở cả hai giai đoạn (cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa), Người đều đặt vị trí của dân lên trên hết: “Nước ta là
nước dân chủ, đại vị cao nhất là dân, vì dân làm chủ”. Theo Hồ Chí Minh, trong xã hội ta “bao nhiêu lợi ích đều
vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Địa vị làm chủ của người dân thể hiện rất rõ trong mối quan hệ Đảng
- Dân, Nhà Nước - Dân. Người nói “Đảng ta là đảng cầm quyền, nhưng dân là chủ, vì mọi quyền hành, lực
lượng đều ở dân”. Người yêu cầu Đảng phải “đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết.
Chúng ta có khuyết điểm thì thật thà thừa nhận trước mặt dân chúng. Nghị quyết gì dân chúng cho là không hợp
thì để họ được đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta.”
Hồ Chí Minh nói: “Quyền lợi và nghĩa vụ trong quá trình dân chủ phải được thực hiện ở mọi nơi mọi
lúc, ở mọi tầng lớp. Trong nhà máy công nhân có quyền thực sự trong xí nghiệp, từ làm chủ tư liệu sản xuất, họ
phải được làm việc quản lý kinh tế. Trong trường học cũng cần có dân chủ … dân chủ nhưng trò phải kính thầy,
thầy phải giúp trò chứ không phải cá đối bằng đầu”. Với tri thức: “Tư tưởng phải được tự do…Đối với mọi vấn
đề, mọi người được tự do bày tỏ ý kiến của mình góp phần tìm ra chân lý.”
Đi đôi với quyền, dân phải có nghĩa vụ trách nhiệm đối với xã hội. Người nói rất rõ: “Nhân dân có
quyền làm chủ thì phải có nghĩa vụ bổn phận công dân”, “mọi công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của
dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc cảu dân”. Quyền và nghĩa vụ gắn liền với nhau.
Dân là cội nguồn của mọi sức mạnh, là lực lượng vô tận để dựng nước và giữ nước.
Hồ Chí Minh tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân. Một khi dân đã đoàn kết lại thì không có
chướng ngại mà không thể vượt qua, không có kẻ thù nào là không đánh thắng. “Dân khí mạnh thì quân lính nào
súng ống nào cũng không chống lại nổi”, “Sự đồng tâm của đồng bào đúc thành một bức tường đồng xung
quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn xảo quyệt đến mức nào đụng đầu nhằm bức tường đó chúng cũng phải thất
bại”. Hồ Chí Minh luôn tin rằng dân là những người rất thông minh sáng tạo giàu kinh nghiệm. Bác nói :Có
người cho là “dân ngu khu đen”. Thế là tầm bậy. Dân chúng rất thông minh. Quần chúng kinh nghiệm sáng kiến
rất nhiều. Bác khẳng định thắng lợi của cách mạng là do sự phấn đấu hy sinh và trí thông minh sáng tạo của
hàng triệu nhân dân nhất là công nhân, nông dân và những trí thức cách mạng. Tư tưởng này đã được lịch sử
Việt Nam kiểm nghiệm. Trong hai cuộc kháng chiến vừa qua, ta đã đương đầu với những kẻ thù mạnh nhất thời
đại, có tiềm lực kinh tế mạnh, phương tiện chiến tranh hiện đại, nhưng kết cục ta thắng họ thua. Cái gì làm nên
thắng lợi? - Sức mạnh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chính McNamara- cựu Bộ trưởng quốc phòng
Mỹ cũng đã thừa nhận điều này. Trong một cuốn hồi ký của mình ông nêu lên 11 sai lầm dẫn đến thất bại của
Mỹ ở Việt Nam.
Vì tin dân, nên Hồ Chí Minh dựa vào dân. Đây là một điểm vượt trội trong tư tưởng Hồ Chí Minh so
với các nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX. Cụ Phan Chu Trinh sang Pháp mang theo kỳ vọng dựa vào
Pháp, Cụ Phan Bội Châu lại dựa vào. Kết cục, Phan Tây Hồ trở thành kẻ “lạc lối trời Âu”. Ông già Bến Ngự
Phan Sào Nam cuối đời thốt lên cay đắng: “ Cuộc đời tôi một trăm thất bại không một thành công”.
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ “phải gần gũi dân, dựa vào lực lượng của dân, xa rời nhân dân thì tài tình
mấy cũng không làm gì được”. Trong mọi công việc, cán bộ đảng viên, phải thực sự dựa vào quần chúng, dựa
vào tập thể. Muốn dựa vào dân phải gần dân và hiểu dân, làm cho dân mến, dân yêu.
Dân là đối tượng phục vụ của cán bộ, đảng viên; cán bộ, đảng viên là người đầy tớ trung thành
của nhân dân.
Cuộc đời Hồ Chí Minh có thể tóm gọn trong hai chữ: “Vì dân”. Hồ Chí Minh lấy sự phụng sự nhân dân
làm lẽ sống, làm cứu cánh cuộc đời. Người không màng công danh phú quý, chỉ có một ham muốn, ham muốn
đến tột bậc là nước được độc lập, dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Tại cuộc họp đầu tiên của Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Người đặt ra nhiệm vụ phải thực hiện
ngay là:
“ Làm cho dân có ăn
Làm cho dân có mặc
Làm cho dân có chỗ ở
Làm cho dân có học hành”
Với tư cách là người đứng đầu chính phủ, Hồ Chí Minh luôn tâm niệm phải hết lòng hết sức phục vụ
nhân dân “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”
+ Phát huy “sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Đại đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong suốt quá trình dựng
nước và giữ nước; là một trong những bài học lớn của cách mạng nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đại đoàn
kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, là đường
lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết
định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để tăng cường và phát huy cao độ
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu của sự nghiệp cách mạng, Đảng và Bác Hồ đã sáng lập và lãnh
đạo tổ chức Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam .
Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức
Đảng.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trước hết là trách nhiệm của Đảng vì Đảng là hạt nhân của hệ
thống chính trị. Đảng lãnh đạo toàn xã hội. Đường lối đúng đắn của Đảng là yếu tố quan trọng hàng đầu để khơi
dậy và phát huy sức mạnh toàn dân tộc. Đổi mới, chỉnh đốn, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng để
Đảng đoàn kết, nhất trí cao, thật sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đào tạo, xây
dựng một đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất và năng lực, gắn bó mật thiết với nhân dân là việc làm có ý
nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc.
Phát huy sức mạnh toàn dân tộc là trách nhiệm của Nhà nước vì Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị,
người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng. Cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc: tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; cán bộ, công chức phải thực sự là
công bộc của nhân dân.
Đảng, Nhà nước phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn,
vướng mắc của nhân dân.
Phát huy sức mạnh toàn dân tộc là trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc. Là tổ chức liên minh chính trị, Mặt trận
có vai trò rất quan trọng trong việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thắt chặt mối quan hệ giữa
nhân dân với Đảng và Nhà nước, góp phần tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội, động viên nhân dân phát huy
quyền làm chủ, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết với
nhân dân.
Giữ gìn và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, là trách nhiệm của mọi
người dân, của cả dân tộc.
Đại đoàn kết toàn dân tộc gắn liền với xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống chính trị của đất
nước. Năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước được nâng
cao chẳng những quyết định sự ổn định, phát triển của xã hội, đất nước mà còn củng cố vững chắc niềm tin của
các giai cấp, dân tộc, các tầng lớp nhân dân làm cho sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng phát triển.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để
mang lại lợi ích cho nhân dân, bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của mọi giai cấp, dân tộc, lực lượng xã
hội, của các thành phần kinh tế, của mọi người dân, đồng thời bảo đảm, bảo vệ, phát triển lợi ích chung của dân
tộc, đất nước. Đó là cái gốc của sự đoàn kết cộng đồng dân tộc và đồng thuận xã hội. Chính phủ đã quan tâm
đặc biệt đến người nghèo, nông dân nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhằm giúp họ
xóa đói, giảm nghèo. Theo đó, Chương trình 135 (1998), Chương trình 134 (2004) đã thực hiện. Vì vậy, qua 10
năm thực hiện 8 mục tiêu thiên niên kỷ do Liên hợp quốc đề ra, Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả việc xóa bỏ
tình trạng đói nghèo cùng cực, phổ cập tiểu học, thực hiện tốt bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ.
Cau 3. Trình bày khái quát những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật. Vai trò của nó đối với
nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng hiện nay?
I- K/niệm phép biện chứng và phép biện chứng duy vật
* Khỏi nim phộp bin chng
Phộp bin chng l mụn khoa hc v nhng quy lut ph bin ca s vn ng v s phỏt trin ca t nhiờn ,
xó hi v t duy.
* Phộp bin chng duy vt:
L hỡnh thỏi phỏt trin cao nht ca lch s phộp bin chng, bao quỏt mt lnh vc rng ln, l ph ng phỏp
lun trit hc c bn, xuyờn sut mi quỏ trỡnh thc tin cỏch mng khoa hc, ng dng cụng ngh trong thi
i ngy nay.
II- Trỡnh by khỏi quỏt ba ni dung ca phộp BCDV
1. Hai nguyờn lý (ND)
* Hai nguyờn lý ca PBC duy vt
-Nguyờn lý v mi liờn h ph bin:
+Mi liờn h ph bin l khỏi nim dựng ch cỏc mi liờn h tn ti nhiu s vt, hin tng ca th gii.
Trong ú ph bin nht l mi liờn h gia cỏc mt i lp, mi liờn h gia lng v cht, khng nh v ph
nh, cỏi chung v cỏi riờng, bn cht v hin tng
+Tớnh cht v mi liờn h ph bin:
. Tớnh khỏch quan:
. Tớnh ph bin:
. Tớnh phong phỳ v a dng:
+ í ngha phng phỏp lun:
. ũi hi chỳng ta phi cú quan im ton din, trỏnh xem xột phin din.
. Khi nhn thc v s vt, hin tng phi chỳ ý n hon cnh lch s c th
-Nguyờn lý v s phỏt trin:
+ S phỏt trin l mt phm trự trit hc dựng khỏi quỏt quỏ trỡnh vn ng tin lờn t thp n cao, t n
gin n phc tp, t kộm hon thin n hon thin hn.
+ Tớnh cht ca s phỏt trin:
. Tớnh khỏch quan:
. Tớnh ph bin:
.Tính phong phú, đa dạng
- í ngha phng phỏp lun:
+ũi hi chỳng ta phi cú quan im phỏt trin trong nhn thc khoa hc v trong hot ng thc tin Trong
thc tin chng thỏi ch quan, núng vi bo th, trỡ tr
+ Trong nhận thức: Phải nhận thức đợc, vch ra c quá trinh phát triển của sự vật, hiện tợngvà đặt
chúng trong quá trinh phát triển của TG
+ Trong thực tiễn: Phải giải quyết các nhiệm vụ của thực tiễn trong quá trinh phát triển, phải phân kỳ thành các
bớc từ thấp đến cao; chống chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn
2. cp phm trự (P/tớch K/quỏt, khụng nờu tng cp)
* cái chung cái rieng.
* Khỏi nim
- Cỏi riờng: l phm trự trit hc, dựng ch mt s vt, mt hin tng, mt quỏ trỡnh riờng l nht nh
- Cỏi chung: Cỏi chung l phm trự trit hc dựng ch nhng mt, nhng thuc tớnh chung khụng nhng
mt kt cu vt cht nht nh m cũn c lp li trong nhiu s vt hin tng hay quỏ trỡnh riờng l khỏc.
- Cỏi n nht:l phm trự dựng ch nhng nột, nhng mt, nhng thuc tớnh ch cú mt s vt, mt kt
cu vt cht m khụng lp li s vt, hin tng, kt cu vt cht khỏc.
* Quan h bin chng gia cỏi riờng, cỏi chung v cỏi n nht.
- Th nht: cỏi chung ch tn ti trong cỏi riờng, thụng qua cỏi riờng m biu th s tn ti ca mỡnh
- Th hai: Cỏi riờng ch tn ti trong mi liờn h vi cỏi chung (khụng cú cỏi riờng tuyt i).
- Th ba: Cỏi riờng l cỏi ton b, phong phỳ hn cỏi chung, cỏi chung l cỏi b phn nhng sõu sc hn cỏi
riờng.
- Th t: cỏi n nht v cỏi chung cú th chuyn húa ln nhau trong quỏ
trỡnh phỏt trin ca s vt
* í ngha v phng phỏp lun.
- Chỳng ta ch cú th tỡm cỏi chung trong cỏi riờng, xut phỏt t cỏi riờng, khụng c xut phỏt t ý nim ch
quan ca con ngi, bờn ngoi cỏi riờng.
- Cỏi chung l cỏi sõu sc, cỏi bn cht, chi phi mi cỏi riờng. Thỡ trong nhn thc v hot ng thc tin phi
phõn bit, phỏt hin cỏi chung vn dng cỏi chung ci to cỏi riờng.
- Chỳng ta phi nm cho c cỏc nguyờn lý chung v nhng quy lut tc l chỳng ta phi cú trỡnh lý lun.
Khi ú hnh ng ca chỳng ta khụng mự quỏng v cú mc ớch s cú hiu qu hn.
- Tuyt i húa cỏi riờng s ri vo bnh cc b a phng.