Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Hoạt động điều tra và hoạt động trinh sát trong điều tra vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.13 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HÒ CHÍ MINH

M443
ĐỒN VĂN PHÚC

| _ HOAT DONG DIEU TRA VA
| HOAT DONG TRINH SAT TRONG |
DIEU TRA VU ANHINHSU
|
Chuyén nganh: Luật Hình sự
Mã số: 60.38.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ˆ

PGS.TS: NGUYỄN THÁI PHÚC

meenal [iiiifiiiii
TRƯỜNG 9

106 Lu

c

TT TT-Thovien DH Luat TPH

0210001084

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2009




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tồi, các số
liệu trình bày trong luận văn là trung thực. Các kết luận của luận

văn chưa từng được bất kỳ ai công bố trong kết quả khoa học nào.

Tác giả


NHUNG CHU VIET TAT TRONG LUAN VAN

BLTTHS
DTV
HDDT
KSV
PLTCDTHS
PLTTHS
TTHS
VKS

: Bộ luật tố tụng hình sự
: Điều tra viên
: Hoạt động điều tra

: Kiểm sát viên
: Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự

: Pháp luật tố tụng hình sự.

: Tế tụng hình sự

: Viện Kiểm sát


MUC LUC

|

Trang

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

1-5

Mé dau

|

6-48

Chương 1 :Nhận thức chung về hoạt động điều tra và hoạt
động trinh sát trong đấu tranh chống tội phạm:

|

1.1. Nhận thức chung về hoạt động điều tra và cơ quan điều tra.

|


1.1.1. Khái niệm về hoạt động điều tra.
1.1.2. Khái niệm về cơ quan điều tra.

|
|

6-30

,

1.2. Nhận thức chung về hoạt động trinh sát và cơ quan trinh sát.

|
|
|

6-23

23-30
30-39

1.2.1. Khái niệm về hoạt động trinh sát và những đặc điểm của nó.

30-37

1.2.2. Khái niệm về cơ quan trinh sát và những đặc điểm của nó.
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển cơ quan điều tra và cơ quan trinh sát

37-39


ở Việt Nam.

39-48

Chương 2: Điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa hoạt động
điều tra và hoạt động trinh sát trong điều tra vụ án

hình sự. Một số kiến nghị.

49-78

2.1. Điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa hoạt động trinh sát

và hoạt động điều tra.

2.1.1. Những vấn đề lý luận về điều chỉnh pháp luật mối quan hệ
|

giữa hoạt động trinh sát và hoạt động điều tra.

|

49-70
49-59

|

59- 66

|


2.1.2. Các hình thức của mối quan hệ giữa hoạt động trinh sát và

hoạt động điều tra.
2.1.3 Các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh

|

tổ chức điều tra hình sự năm 2004 về mối quan hệ giữa hoạt động

|

trinh sát với hoạt động điều tra trong điều tra vụ án hình sự.

|

|
66-70

q

2.2. Một sơ kiên nghị và giải pháp hồn thiện mơi quan hệ giữa hoạt
|

động điều tra và hoạt động trinh sát trong điều tra vụ án hình sự.

70-78

2.2.1. Hồn thiện các quy định về tổ chức của co quan điều tra và
cơ quan trinh sát.

|

2.2.2. Hoàn thién cdc quy dinh cla BLTTHS nam 2003 va PLTCDTHS
năm 2004 về mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và cơ quan trinh

|
T0-75

|
|


sát trong điều tra án hình sự.
Kết luận

Tài liệu tham khảo

T5-78
79-80


MỞ ĐÀU

|

1. Tính cấp thiết của đề tài:

|

Hoạt động điều tra và hoạt động trinh sát là hai hoạt động cơ bản nhưng

|

riêng biệt của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong cuộc đấu tranh chống tội phạm

|

hình sự. Hoạt động trinh sát được giao nhiệm vụ theo đõi và điều tra những vụ án

mờ, hay nói một cách khác là điều tra theo dõi để khám phá những vụ án chưa rõ
|

đối tượng. Mặc dù hoạt động độc lập, nhưng hai hoạt động này luôn hỗ trợ và bổ

|

sung lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ điều tra khám phá những vụ án đã xảy ra

|

hoặc đang còn trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện phạm tội.
|

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đấu tranh chống tội phạm Bộ luật Tố tụng

|

hình sự đã thừa nhận cơ quan trinh sát khi phát hiện được hành vi có dấu hiệu tội

phạm có thể tham gia vào hoạt động tố tụng với tư cách là cơ quan điều tra không
chuyên trách có thâm quyền thực hiện một số hoạt động điều tra ban đầu sau thời

gian luật định thì chuyển cho cơ quan điều tra chuyên trách có thẩm quyền để điều
tra kết luận chuyển truy tố. Sau khi đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra chuyên

|
|

trách cơ quan trinh sát không được tiến hành bất kỳ hoạt động điều tra nào do Bộ
luật Tố tụng hình sự quy định và trở về với tư cách của mình là cơ quan trinh sát không phải là chủ thể của hoạt động tố tụng hình sự nữa.Trong quá trình giải quyết
tiếp theo của vụ án luôn xuất hiện nhu cầu khách quan về sự phối hợp giữa hai cơ
quan trinh sát và cơ quan tiến hành tố tụng.Tuy nhiên Bộ luật Tố tụng hình sự 2003
chưa đề cập đến hình thức phối hợp cụ thể giữa cơ quan trinh sát và cơ quan tiến
hành tố tụng, chưa đề cập đến khả năng sử dụng kết quả của hoạt động trinh sát vào
|

trong hoạt động điều tra vụ án theo trình tự do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định.
Nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về cải cách tổ chức và đổi mới hoạt

động của các cơ quan tư pháp đã được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa

VII), Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VI) và Nghị quyết Đại hội Đảng lan thir IX
và trực tiếp là Nghị quyết số 8/NQ-TW ngày 2/1/2002, ngày 20/8/2004 Ủy ban
Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự mới 2004

thay thế Pháp lệnh năm 1989 và bắt đầu có hiệu lực kẻ từ ngày 1/10/2004, theo Pháp

lệnh này đã có sự kết hợp về mặt tổ chức giữa cơ quan điều tra và cơ quan trinh sát
thành cơ quan điều tra chuyên trách như trong tổ chức Cz quan Cảnh sát điều tra Bộ

Cơng an có Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát điều tra
tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma



túy...Cơ quan điều tra đã tách các đội điều tra chuyên trách và nhập vào với các cơ
quan hoạt động trinh sát thành Cục (Phòng) điều tra chuyên trách. Đây là một trong

những nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa hai hoạt động này trong đấu
tranh phòng chống tội phạm. Sự kết hợp này là hợp lý hay là khơng hợp lý? Đó có
phải là giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề phối hợp giữa hai dạng hoạt động khác
nhau được luật điều chỉnh khác nhau do hai cơ quan có phương thức hoạt động khác
nhau hay không? Để trả lời cho câu hỏi này thì cịn q sớm về thời gian của thực

tiễn nhưng ở góc độ lý luận vẫn có thể có những nghiên cứu, phân tích đánh giá.
Vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa hoạt
động điều tra và hoạt động trinh sát, thống nhất nhận thức trong sự kết hợp giữa
hoạt động trình sát và hoạt động điều tra, phân tích sự bất cập trong thực tiễn hoạt
động của sự kết hợp của hai hoạt động đó để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

quan trọng. Điều đó lý giải cho việc chúng tơi lựa chọn Đề tài luận văn Thạc sĩ luật
học của mình là : “Hogf động điều tra và hoạt động trinh sát trong điều tra vụ án
hình sự”.
2. Tình hình nghiên cứu:
Hoạt động trinh sát được nghiên cứu nhiều trong các cơ quan nghiệp vụ của
lực lượng công an và quân đội, những nhà nghiên cứu thường xuyên bổ sung sửa

đổi những quy định về hoạt động trinh sát nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt
động trinh sát ngày càng hồn thiện trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm

về an ninh, kinh tế, ma túy và các tội phạm khác ở nước ta. Trong khoa học pháp lý
nước ta, các hoạt động điều tra trong Bộ luật TTHS Việt Nam được đề cap trong

luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Viết Hoạt - học viên khóa 3 trường Đại học

Luật TP.HCM. Hiện nay Cơ quan điều tra, thẩm quyền hoạt động của Cơ quan điều
tra hình sự cũng như quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về tổ chức và
hoạt động của Cơ quan điều tra hình sự được nghiên cứu nhiều trong khoa học pháp

lý của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là các bài viết nghiên

cứu về Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp của một số tác giả như: PGS-TS
Trần Đình Nhã, Phạm Văn Tĩnh, Lương

Thanh Hải, Nguyễn

Đức Thuận...hay

trong các giáo trình và bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, các

cơng trình đó chỉ đề cập đến những hoạt động điều tra hoặc đến cơ quan điều tra mà

chưa đi sâu phân tích sựkhác biệt giữa hoạt động trinh sát và hoạt động điều tra và
chưa làm rõ mối liên hệ giữa hoạt động trinh sát và hoạt động điều tra trong quá


trình điều tra vụ án hình sự; nhất là vấn đề hình thức phối hợp giữa hai dạng hoạt :
động quan trọng đó, trong đó có vấn đề khả năng sử dụng kết quả của hoạt động
trinh sát cho hoạt động tố tụng. Lĩnh vực này cho đến nay còn rất ít cơng trình

nghiên cứu tồn diện và hệ thống để chỉ ra được hiệu quả và lợi ích của sự phối hợp
giữa hoạt động điều tra và hoạt động trinh sát; tìm ra sự bắt cập, hạn chế trong sự
kết hợp của hai hoạt động này trong các quy định hiện hành để có giải pháp nâng


cao hiệu quả hoạt động đầu tranh và phòng chống tội phạm.
3. Mục đích, nhiệm vụ , phạm vi nghiên cứu của đỀ tài:
Mục đích của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về
hoạt động trinh sát và hoạt động điều tra, làm rõ sự khác biệt cũng như sự gắn kết
không tách rời nhau của hai dạng hoạt động này trong đấu tranh phòng chống tội
phạm và phân tích về các hình thức của mối quan hệ phối hợp của chúng, phân tích

các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự

hiện nay để đề xuất những giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm
luật hóa các hình thức phối hợp giữa hai hoạt động này nhằm nâng cao hiệu quả đấu

tranh và phịng chống tội phạm. Luận văn khơng có tham vọng đi sâu vào mặt
nghiệp vụ của hoạt động trinh sát vì khơng cần thiết mà chỉ xem xét hoạt động trinh

sát dưới góc độ là một dạng hoạt động nhà nước cần thiết khách quan trong đấu
tranh phòng chống tội phạm. Đồng thời phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ là trong

giai đoạn điều tra của tiến trình tố tụng hình sự. Từ “điều tra vụ án hình sự” có thể

xem như là đồng nghĩa với “giai đoạn điều tra”.

Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là :

+ làm rõ sự cần thiết khách quan của hoạt động trinh sát cũng như hoạt động

tố tụng trong đấu tranh chống tội phạm. Hai hoạt động này đều là hoạt động thực

hiện vì mục đích chung là đấu tranh phịng chống tội phạm;


+ Làm rõ khái niệm về cơ quan trinh sat, hoạt động trinh sát và khái niệm cơ

quan điều tra và hoạt động điều tra;

+ Làm rõ sự khác biệt về nội dung, hình thức, phương thức hoạt động và
mức độ điều chỉnh pháp luật của hai hoạt động này ở nước ta hiện nay. Làm rõ tính

độc lập và giới hạn trong hoạt động của hai cơ quan này;
+ Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan điều tra và cơ
quan trinh sát ở nước ta;

+ Nghiên cứu pháp luật điều chỉnh mối liên hệ trong phối hợp công tác giữa

hoạt động điều tra và hoạt động trinh sát trong điều tra vụ án hình SỰ;


+ Làm rõ về mặt lý luận những hình thức phối hợp giữa hai hoạt động trinh
sát và hoạt động điều tra trong tiến trình điều tra vụ án hình sự theo quy định của
Bộ luật Tố tụng hình sự 2003;

+ Phân tích các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, Pháp lệnh về Tổ
chức điều tra hình sự năm 2004 về sự phối hợp giữa hai hoạt động này, làm rõ
những bất cập, hạn chế trong các quy định đó;
+ Kiến nghị và đưa ra giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng

hình sự 2003 về mối quan hệ giữa hoạt động điều tra và hoạt động trinh sát trong

điều tra vụ án hình sự.


4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu phương pháp luận của Chủ

nghĩa Mác — Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về Nhà nước và pháp luật, về đấu tranh phòng chống tội phạm.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, tổng hợp,

lịch sử, so sánh, tham khảo chuyên gia. Việc nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở

thực tiễn hoạt động hiện nay của các cơ quan điều tra hình sự trong lực lượng Cảnh
sát nhân dân theo Pháp lệnh về Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 để làm rõ nội
dung Đề tài.

5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Việc nghiên cứu thành công đề tài có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực
tiễn. Đề tài góp tiếng nói khoa học vào nhận thức chung về mối liên hệ giữa hoạt

động điều tra và hoạt động trinh sát trong khoa học Luật tố tụng hình sự Việt Nam
và Pháp lệnh về Tổ chức điều tra hình sự ở Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu của để tài góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý
luận về hoạt động trinh sát, về cơ quan trinh sát và về những khả năng phối hợp
giữa hai loại hình hoạt động, giữa hai cơ quan nhà nước có vai trị quan trọng trong,
đấu tranh phịng chống tội phạm. Kết quả của luận văn còn là những giải pháp cụ

thể về hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 theo hướng ghi

nhận và mở rộng khả năng phối hợp giữa hai hoạt động này trong tiến trình điều tra

vụ án hình sự.


Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập của

những ai quan tâm đến vấn đề phối hợp hoạt động trinh sát và hoạt động điều tra
nhằm nâng cao khả năng đầu tranh và phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện

nay.


Ì

6. Kết cẫu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, cơ cấu

|

luận văn gồm hai chương:

|

|
||

Chương 1 : Nhận thức chung về hoạt động điều tra và hoạt động trinh sát trong đấu

tranh chống tội phạm.

Chương 2 : Điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa hoạt động điều tra và hoạt động

trinh sát trong điều tra vụ án hình sự. Một số kiến nghị.



Chương I

NHAN THUC CHUNG VE HOAT BONG DIEU TRA VA HOAT
ĐỘNG TRINH SÁT TRONG DAU TRANH CHÓNG TOI PHAM.
1.1. Nhận thức chung về hoạt động điều tra và cơ quan điều tra.
1.1.1. Khái niệm về hoạt động điều tra.

1.1.1.1. Định nghĩa về hoạt động điều tra [HĐĐT].

Trong lý luận và thực tiễn pháp lý tố tụng hình sự [TTHS] Việt Nam, thuật

ngữ “HĐĐT” được trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập trong Pháp luật tố tụng hình sự
[PLTTHS], trong các văn bản và tài liệu chuyên ngành và được nhiều người sử

dụng khi nói về hoạt động của các cơ quan điều tra nói riêng và hoạt động đấu
tranh, phịng chống tội phạm và cải cách tư pháp... nói chung.

Trong tiếng Việt khái niệm “điều tra” được hiểu là hoạt động “tìm hiểu sự
thật bằng cách hỏi han, nghiên cứu sự thật”'. Khái niệm này nói về hoạt động nhận
thức về sự thật khách quan trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống nói chung
chứ khơng chỉ riêng về hoạt động xác định sự thật khách quan trong TTHS. Thí dụ

như điều tra ngun nhân gây ơ nhiễm của sông Thị Vải, điều tra nguyên nhân của

hiện tượng học sinh bỏ lớp ở các tỉnh vùng núi phía Bắc... Tại trang 257-258, Từ

điển Luật học giải thích rằng: “điều tra là hoạt động tố tụng hình sự do người và cơ
quan có thẩm quyền thực hiện nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách


quan, toàn diện và đầy đủ làm cơ sở cho việc truy cứu hay khơng truy cứu trách

nhiệm hình sự”... “HĐĐT được thực hiện bằng các biện pháp điều tra khác nhau

theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định như hỏi cung, lấy lời khai của những

người tham gia tố tụng khác, đối chất, nhận dạng, khám xét, thu giữ vật chứng, tài

liệu, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể,
thực nghiệm điều tra, trưng cầu giám định”?. Khái niệm điều tra ở đây đã có bước

tiến rõ rệt khi xác định: hoạt động điều tra về bản chất là hoạt động nhận thức sự
thật khách quan. Thứ hai, HĐĐT ở đây là hoạt động trong lĩnh vực TTHS, được Bộ

luật tố tụng hình sự [BLTTHS] điều chỉnh, được thực hiện theo những thủ tục, trình

tự do luật định. Thứ ba là đã chỉ ra những HĐĐT cụ thể nằm trong khái niệm này để
có sự phân biệt HĐĐT

với các hoạt động tố tụng hình sự khác. Tuy nhiên do giới

› Nguyễn Văn Xơ (2000), “7ừ điền riếng Việt”, Nxb Thanh niên.

? Viện khoa học pháp lý-Bộ Tư pháp(2006), “7ừ điển Luật học”, Nxb Tư pháp-NXB Từ điển
Bách khoa,
trang 257-258


hạn về nhiệm vụ của Từ điển nên trong định nghĩa này chưa nêu được những đặc

trưng của HĐĐT nhưng dù sao chúng tơi vẫn đánh giá cao tính khái quát của khái

niệm này.

Trong khoa học pháp lý TTHS có nhiều định nghĩa HĐĐT khác nhau: Quan

điểm của Bu-cép-xki LE cho rằng:“HĐĐT là một dạng hoạt động phát hiện,

nghiên cứu, củng cố, ghỉ nhận, thu giữ các chứng cứ của điều tra viên [ĐTV] theo

quy định của luật". Quan điểm
thế nào và do những hoạt động
phương pháp hoạt động của ĐTV
chấp nhận quan điểm này thì sẽ

này
nào
khi
thừa

khơng nói đến chứng cứ được xuất hiện như
làm xuất hiện chứng cứ mà chỉ nêu lên các
tiến hành điều tra vụ án hình sự. Nếu chúng ta
nhận chứng cứ đã có sẵn trước khi tiến hành

các HĐĐT, như vậy tính tích cực sáng tạo của HĐĐT trong điều tra vụ án hình sự
khơng còn nữa mà chỉ là những phương pháp kỹ thuật tìm kiếm đơn giản.Quan

điểm của Bư-cóp-xki L.E có mặt hạn chế là không phân định được sự khác -biệt giữa
các dấu vết cụ thể của tội phạm để lại sau khi phạm tội xảy ra được phản ánh thông


qua các HĐĐT với các kết quả có được của HĐĐT - là các chứng cứ trong vụ án.

Theo quan điểm của Gu-xa-cốp A.N thì: “/ĐĐT là hoạt động tố tụng có nội

đụng là phát hiện, củng cố, thu giữ các thông tin thực tế nhằm mục đích thu thập

chứng cứ". Quan điểm này đã phân biệt được giữa khách thể của HĐĐT là “các

thông tin thực tế” với kết quả thu nhận được do HĐĐT thực hiện là “chưng cứ”.

Tuy nhiên quan điểm này cũng có mặt hạn chế là khơng thẻ hiện được nội dung của
hoạt động nhận thức làm chuyền hóa thơng tin. Để phát hiện, củng cố, thu giữ các

thơng tin thực tế địi hỏi phải thực hiện hàng loạt các biện pháp thông qua hoạt động
nhận thức như: quan sát, hỏi... và các phương pháp khác do BLTTHS quy định.

Nói chung các quan điểm về HĐĐT của các nhà khoa học này đã nêu lên
được bản chất của HĐĐT: là hoạt động phát hiện, thu thập, củng cố, ghỉ nhận, thu
giữ những thông tin thực tế của vụ án. Nhưng những quan điểm này khác nhau về
đối tượng mà HĐĐT tác động tới là chứng cứ có sẵn hay khơng có sẵn. Các quan
điểm này chưa thống nhất được về phạm vi chủ thể của HĐĐT mà chỉ coi chủ thẻ
duy nhất là ĐTV.
Quá trình làm sáng tỏ các tình tiết sự kiện của vụ án, người thực hiện các

hành vi có dấu hiệu tội phạm phù hợp với thực tế của vụ án làm cơ sở cho việc truy
* Bu-obp-xki.LLE (1972), “Sự phát triển của các quy định của Luật TTHS về hoạt động điều tra”, Nhà nước

“&Pháp luật (4), Hà Nội.


* Gu-xa-cốp.A.N. (1973), “Hoạt động điều tra và các phương pháp nghiệp vụ ”, Nxb Mascơva.


tố, xét xử được gọi là quá trình điều tra vụ án. Tồ án có chức năng xét xử nhưng
bản thân Tịa án khơng thể tự mình phát hiện, thu thập tất cả các chứng cứ của vụ án

để trả lời cho những câu hỏi nêu trên. Do vậy, về khách quan địi hỏi phải có giai

đoạn nối tiếp sau khi khởi tố vụ án và trước khi xét xử sơ thẩm. Giai đoạn đó là giai

đoạn điều tra vụ án. Khái niệm “điều tra vụ án” trong đề tài chúng tôi đề cập đến
được xem như đồng nghĩa với “giai đoạn điều tra”.
Quá trình điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn độc lập của TTHS với

nhiệm vụ phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá các chứng cứ để chứng minh tội
phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, truy tố bị can ra trước tịa, khong dé lot
tội phạm cũng như khơng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vơ tội. Giai

đoạn này được bắt đầu ngay từ thời điểm ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết
thúc bằng quyết định truy tố bị can ra trước tòa. Về tên gọi của giai đoạn này hiện
nay chưa có quan điểm thống nhất. Theo quan điểm của tác giả trong giáo trình
Luật TTHS

Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng đây là giai đoạn

Điều tra-Truy tố ”. Về hình thức thì cách gọi này bao gồm hết hai nội dung cơ bản
của hai giai đoạn: HĐĐT của cơ quan điều tra và hoạt động truy tố của VKS. Vì
vậy cách gọi này chưa phản ánh đúng thực chất của vấn đề vì dễ làm cho người
khác có cảm tưởng hai hoạt động này là hai hoạt động riêng biệt và được đặt ngang


nhau, nhưng thực tế hoạt động truy tố là hoạt động nói tiếp trên cơ sở kết quả hoạt
động của cơ quan điều tra, trong đó HĐĐT của cơ quan điều tra đóng vai trị chủ
đạo trong quá trình điều tra vụ án hình sự, còn hoạt động truy tố của VKS chỉ là một
trong những hình thức kết thúc của giai đoạn điều tra.
Điều tra vụ án là một giai đoạn độc lập trong tiến trình giải quyết vụ án hình
sự vì nó hội đủ các tiêu chí phân kỳ đã được thừa nhận phổ biến ở nước ta. Cụ thẻ:
~ Giai đoạn điều tra có mục tiêu, nhiệm vụ riêng của mình khác với mục tiêu,

nhiệm vụ của các giai đoạn tố tụng khác.
- Giai đoạn điều tra có điểm khởi đầu và kết thúc đặc trưng. Giai đoạn này
bắt đầu khi có quyết định khởi tố vụ án và kết thúc bằng quyết định truy tố bị can ra
trước Tịa hoặc đình chỉ điều tra, đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án.

- Giai đoạn điều tra có thành phần chủ thể đặc trưng. Đó là người tiến hành
tố tụng và người tham gia tố tụng, trong số đó có những chủ thể chỉ xuất hiện trong
Š Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), “Giáo trình Luật Tổ tụng hình sự Việt Nam”, Nxb Công an nhân dân,
Hà nội.


giai đoạn này như ĐTV, thủ trưởng cơ quan điều tra, cơ quan điều tra, người bị tạm
giữ, bị can. Một số chủ thể khác như KSV, người bị hại có thể tham gia ở các giai
đoạn tố tụng tiếp theo nhưng quyển và nghĩa vụ tố tụng có thẻ khác với giai đoạn
điều tra. Thí dụ như người bị hại chỉ có quyền yêu cầu khởi tố theo Ð.105 trong giai
đoạn điều tra nhưng lại có quyền trình bày lời buộc tội ở phiên tòa sơ thẩm (Đ.51

BLTTHS 2003).

- Giai đoạn điều tra có quan hệ pháp luật TTHS đặc trưng. Đó là những quan

hệ phát sinh giữa các chủ thể của giai đoạn điều tra với nhau. Quan hệ đặc trưng

nhất là quan hệ giữa VKS với cơ quan điều tra. Cả hai cơ quan này đều là cơ quan
nhà nước, hoạt động của chúng có tính quyền lực nhà nước và đều hướng đến việc
thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn điều tra. Ngoài ra trong giai đoạn này cịn có

nhóm quan hệ giữa các cơ quan điều tra với nhau. Đó là mối quan hệ phối hợp hoặc
ủy thác giữa các cơ quan điều tra không chuyên trách và cơ quan điều tra chuyên
trách, giữa các cơ quan điều tra ở các hệ thống quản lý nhà nước khác nhau hoặc ở
các địa phương khác nhau.

- Giai đoạn điều tra có hoạt động tố tụng và có những văn bản tố tụng đặc
trưng. Đó là hoạt động kiểm sát điều tra của VKS, hoạt động khám nghiệm hiện

trường, khám xét, khám người, thu giữ tài liệu đồ vật, đối chất, nhận dạng, thực
nghiệm điều tra...Một số hoạt động điều tra có thể được thực hiện bởi các chủ thể
khác hoặc ở các giai đoạn tố tụng khác (khám nghiệm hiện trường có thể thực hiện
trước khi quyết định khởi tố vụ án) nhưng khơng có tính phổ biến và không phải là
nội dung chủ đạo trong các giai đoạn tố tụng đó. Quyết định khởi tố bị can, kết luận

điều tra, quyết định phê chuẩn, quyết định truy tố bị can ra trước Tòa là những văn
bản tố tụng đặc thù của giai đoạn này.
Hiện nay trong khoa học TTHS

nước ta có nhiều quan điểm về HĐĐT,

nhưng chung quy đều tồn tại theo hai quan điểm khác nhau về hoạt động điều tra:
a)- Quan điểm thứ nhất cho rằng: “điều tra là một giai đoạn của q trình
TTHS, trong đó cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp do luật TTHS quy định để
xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, VKS kiểm sát hoạt động

điều tra, quyết định truy tố bị can làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án” 5. Quan

Nguyễn Văn Cừ, Khổng Văn Hà, Trần Minh Hưởng[2000], Tìm hiểu Luật TTHS, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà

Nội.


10

điểm này đã đồng nhất HĐĐT với toàn bộ nội dung của giai đoạn điều tra bao gồm
hoạt động của cơ quan điều tra và hoạt động kiểm sát điều tra và truy tố của VKS.
Quan điểm này có hạt nhân hợp lý là đã thấy được trong giai đoạn điều tra tồn tại
một dạng hoạt động có mục đích là nhằm xác định tội phạm và người thực hiện tội

phạm. Đây là hoạt động nỗi bật của giai đoạn điều tra. Nhưng mặt hạn chế của quan
điểm này là đã không phân biệt được hoạt động tố tụng này với các hoạt động tố
tụng khác và không chỉ ra được đặc trưng cơ bản của HĐĐT

là gì. Hoạt động tố

tụng này rất khác với những hoạt động tố tụng khác, thí dụ như hoạt động áp dụng
biện pháp ngăn chặn do cơ quan điều tra thực hiện. Mục đích áp dụng biện pháp

ngăn chặn là kịp thời ngăn chặn tội phạm, loại trừ những cản trở cho hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử và bảo đảm cho thi hành án ( Ð.79 BLTTHS 2003) chứ khơng
nhằm mục đích khám phá tội phạm và kẻ phạm tội. Cả hai dạng hoạt động TTHS

này đều có thể được thực hiện bởi cùng một cơ quan điều tra, cùng trong giai đoạn

điều tra vụ án nhưng căn cứ, mục đích và bản chất rất khác nhau. Quá trìih TTHS

là quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Quá trình này trãi qua nhiều giai đoạn,

nhiều hoạt động khác nhau có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân
với những mục đích và vai trị khác nhau. Q trình này được mở đầu từ khi cơ

quan có thẩm quyền tiếp nhận được tin báo về tội phạm cho đến khi bản án hình sự
của Tịa án có hiệu lực được thi hành. TTHS

là một quá trình được hình thành từ

tơng thành các hành vi tố tụng của các chủ thể khác nhau tham gia vào trong TTHS.

Các hành vi TTHS này rất khác nhau bởi mục đích, tính chất, nhiệm vụ mà các chủ

thể này theo đuổi rất khác nhau khi thực hiện chúng. Do vậy, ở góc độ phương pháp
luận khi nghiên cứu về các giai đoạn tố tụng, về các hành vi tố tụng ở các giai đoạn

tố tựng cần thầy được sự khác biệt giữa chúng với nhau. Để làm rõ bản chất, vai trị
của chúng trong hoạt động TTHS

nói chung.

Căn cứ mục đích thực hiện trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có thể
phân loại các hoạt động TTHS thành các nhóm hoạt động chính: hoạt động khởi tố,
hoạt động áp dụng các biện pháp ngăn chặn, HĐĐT, hoạt động truy tố, hoạt động
xét xử và hoạt động thi hành án. Theo sự phân chia này cho thấy HĐĐT là hoạt
động có mục đích khác với các hoạt động tố tụng khác. Mục đích của HĐĐT là
“xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội để đưa ra xét xử trước pháp

luật” [Điều 3 PLTCĐTHS năm 2004]. Để thực hiện được mục đích này cần phải có

chứng cứ - những thông tin liên quan đến vụ án, tồn tại khách quan và được thu


thập một cách hợp pháp - để làm sáng tỏ các tình tiết sự kiện của vụ án, làm sáng tỏ


Ld

người thực hiện các hành vi có dấu hiệu tội phạm để làm cơ sở cho việc truy tố, xét
xử.

Quan niệm phổ biến hiện nay cho rằng điều tra hay HĐĐT đều do cơ quan
điều tra mà cụ thể là do ĐTV trực tiếp thực hiện. Theo chúng tơi thì cách hiểu như
trên có mặt hạn chế như sau:
Nếu cho rằng HĐĐT chỉ là hoạt động của cơ quan điều tra và do ĐTV thực
hiện thì quan điểm này mang tính chất phiến diện. Quan điểm này chỉ thấy HĐĐT
được thực hiện trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự mà không thấy hết ở các giai
đoạn khác của TTHS trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cũng tồn tại nhu cầu
khách quan về HĐĐT. Theo BLTTHS 2003 HĐĐT được tiến hành không chỉ ở giai
đoạn điều tra nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án. Thí dụ như xét hỏi người
làm chứng ở phiên tòa sơ thẩm, ngoại trừ một số khác biệt như điều kiện cơng khai

của phiên tịa, quy định về cách ly người làm chứng, chủ thể thực hiện có thể là Hội
đồng xét xử, VKS, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đương

sự trong vụ án, cịn về bản chất khơng có sự khác biệt với hoạt động tố tụng lấy lời

khai của người làm chứng ở giai đoạn điều tra.

Quan điểm này thừa nhận chỉ có một chủ thể đó là cơ quan điều tra được

phép áp dụng các HĐĐT theo luật quy định. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với quy


định của BLTTHS 2003 về thẩm quyền thực hiện các HĐĐT.Tại Điều 65 khoản 1
BLTTHS 2003 khi xác định thẩm quyền thu thập chứng cứ quy định: “Để /„ thập
chứng cứ, cơ quan điều tra, VKS và Tịa án có quyền tiến hành các HĐĐT”. Điều

66 khoản 2 BLTTHS 2003 khi xác định thảm quyền đánh giá chứng cứ cũng quy
dinh “DTV, KSV, Thdm phan và Hội thẩm có thẩm quyền đánh giá mọi chứng cứ”.

b)- Quan điểm thứ hai cho rằng HĐĐT cần được tiếp cận dưới góc độ là

cơng cụ thực hiện hoạt động chứng minh: “!ĐĐT là một dạng hoạt động nhận thức,
do DTV, KSV, thẩm phán thực hiện, theo quy định của PLTTHS, nhằm mục đích
phát hiện, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ phục vụ cho việc xác định sự
thật khách quan của vụ án” ñ

Theo quan điểm này thì HĐĐT khơng đơn thuần chỉ là hoạt động của cơ
quan điều tra mà còn là hoạt động của VKS và Tòa án. Các cơ quan này phải áp
dụng mọi biện pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn điện
và đầy đủ. Mặc dù cách hiểu này nhìn nhận chủ thể của HĐĐT rộng hơn cách hiểu

” Nguyễn Ngọc Điệp(2001), “Những điều cẩn biết về thủ tục khởi tổ điều tra, truy tổ, xét xử vụ án hình sự”,

Nxb CAND, TP.HCM


12

thứ nhất nhưng cách hiểu này còn nhầm lẫn giữa các hoạt động của cơ quan điều tra
với HĐĐT, giữa chức năng của từng HĐĐT với chức năng của các cơ quan điều tra
và VKS nhân dân. Một trong những tiêu chí để phân biệt HĐĐT với hoạt động của


cơ quan điều tra và các hoạt động tố tụng khác là mục đích thực hiện, cụ thể:
Mục đích của HĐĐT là phát hiện, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ.
Mục đích của hoạt động ngăn chặn là ngăn chặn tội phạm, đảm bảo cho công

tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Mục đích của hoạt động truy tố là xác định tội phạm và người phạm tội, thực

hiện quyền cơng tố.
Mục đích của hoạt động xét xử ớ các cấp tòa án cũng khác nhau: Ở cấp sơ
thẩm có mục đích là kiểm tra, đánh giá tồn bộ chứng cứ, áp dụng hình phạt tương

xứng; ở cấp phúc thẩm là xử xét lại toàn bộ hoạt động của xét xử sơ thẩm; còn ở
cấp giám đốc thẩm thì xem xét lại tồn bộ kết quả điều tra và điều tra bổ sung, truy
tố và xét xử vụ án hình sự.
Mỗi hoạt động tố tụng có mục đích riêng của mình, HĐĐT tồn tại khơng chỉ
ở giai đoạn điều tra với đặc điểm riêng của mình là một dạng hoạt động tố tụng
nhằm mục đích phát hiện, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ phục vụ cho việc
xác định sự thật khách quan của vụ án.

Chúng tơi hồn tồn đồng tình chia sẽ với quan điểm thứ hai vì khái niệm
HDDT mà đề tài nghiên cứu chính là những hoạt động liên quan đến việc phát hiện,

thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự.
Thứ nhất, HĐĐT là một dạng hoạt động TTHS do BLTTHS quy định. Vì
vậy nó có những điểm chung như bất kỳ hoạt động TTHS nào khác. HĐĐT phải do
BLTTHS quy định và chỉ những hoạt động nào được quy định trong BLTTHS mới

được coi là HĐĐT, đối với những hoạt động có tên gọi giống nhau nhưng khơng
được quy định trong BLTTHS


thì khơng được coi là HĐĐT, thí dụ trong Luật

phịng chống ma túy có quy định về trưng cầu giám định Š, nhưng đây không phải là
hoạt động TTHS mặc dù có tên gọi giống nhau là trưng cầu giám định [Ð.155
BLTTHS 2003]

Thứ hai, HĐĐT không đồng nghĩa với các hoạt động tố tụng do cơ quan điều
tra thực hiện mà là một dạng hoạt động tố tụng được thực hiện khơng chỉ bởi cơ

quan điều tra mà cịn bởi các cơ quan tiến hành tố tụng khác.
Š Quốc hội (2000), “Luật về phòng chống ma túy” số 23/2000/QH11 ngày 9/12/2000, Hà Nội.


i
Thứ ba, HĐĐT là một dạng của hoạt động nhận thức khơng chỉ bó hẹp ở giai
đoạn điều tra mà cả ở giai đoạn truy tố và xét xử với mục đích là phát hiện, thu

thập, kiểm tra chứng cứ của vụ án.

Như vậy tiêu chí cơ bản nhất để phân biệt HĐĐT với các hoạt động tố tụng

khác không theo chủ thể, không phải theo giai đoạn TTHS mà theo mục đích: phát

hiện, thu thập, kiểm tra chứng cứ, bên cạnh đó HĐĐT cịn có những dấu hiệu đặc
trưng khác nữa.

Cần làm rõ sự khác nhau giữa các thuật ngữ “điềutra”, “thẩm quyền điều
tra”, “hoạt động điều tra”, “hoạt động điều tra ban đầu”, “biện pháp điều tra “ trong
BLTTHS 2003. Thuật ngữ “điều tra”, “tiến hành điều tra”, “hoạt động điều tra” là

đồng nghĩa với nhau ở khía cạnh là nói về hoạt động của cơ quan điều tra trong giai
đoạn điều tra như hoạt động khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp
ngăn chặn, các hoạt động tố tụng có tính hỗ trợ - tổ chức khác, thí dụ như hoạt động

triệu tập người làm chứng, dẫn giải người làm chứng ( Ð.133; 134 BLTTHS 2003),
tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm ( Đ.128 BLTTHS 2003), quyết định
tách, nhập vụ án ( Ð.34 BLTTHS 2003). Khái niệm “thẩm quyền điều tra” là nói về

khả năng do luật định của cơ quan điều tra cụ thể được tiến hành các hoạt động tố
tụng trong giai đoạn điều tra đối với những vụ án hình sự cụ thể tùy thuộc vào một
số tiêu chí nhất định như tùy thuộc vào khách thể loại của tội phạm, tùy thuộc vào

cấp quản lý của cơ quan điều tra, tùy thuộc vào không gian xảy ra tội phạm, tùy
thuộc vào chủ thể của tội phạm
BLTTHS

... Như vậy thuật ngữ “hoạt dong điều tra” trong

2003 1a cách hiểu về HĐĐT theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ hoạt động

tố tụng do cơ quan điều tra thực hiện trong giai đoạn điều tra. Còn khái niệm HĐĐT
đang xem xét ở đây là cách hiểu theo nghĩa hẹp - chỉ là một nhóm hoạt động tố
tụng có thể thực hiện trong giai đoạn điều tra và nhóm hoạt động tố tụng này có sự
khác biệt nhất định với các nhóm hoạt động tố tụng khác của giai đoạn điều tra.
Khái niệm “biện pháp điều tra” được sử dụng duy nhất 6 D.34 BLTTHS 2003 va
trong PLTCĐTHS 2004 nhưng luật cũng như pháp lệnh không làm rõ những biện
pháp điều tra ở đây là những biện pháp gì? Phân tích nội dung Ð.34 BLTTHS 2003
thì khái niệm biện pháp điều tra là khái niệm hẹp hơn so với khái niệm HĐĐT.

Theo ý kiến của chúng tôi đây là một trong những hạn chế của BLTTHS 2003 khi

đưa ra nhiều thuật ngữ mà không làm rõ nội dung của chúng. Còn khái niệm “hoạt

động điều tra ban đầu” ( Ð.111 BLTTHS 2003 ) được sử dụng khi nói về quyền hạn

của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số HĐĐT nhưng luật cũng


14
khơng giải mã đó là những hoạt động gì. Chỉ có một điều chắc chắn là khái niệm
này khơng bao hàm hoạt động khởi tố vụ án.Tuy nhiên khi xem xét nội dung của

các điều luật quy định cụ thể về quyền hạn của những cơ quan này trong
PLTCĐTHS 2004 thì có thể thấy khái niệm hoạt động điều tra ban đầu bao gồm các
hành vi tố tụng : khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ, bảo quản

vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định (Đ.19
PLTCĐTHS 2004). Nếu theo hướng này có thể suy rộng ra khái niệm hoạt động

điều tra ban đầu là những HĐĐT hiểu theo nghĩa hẹp ( mà chúng tơi sẽ trình bày ở
dưới) mà các cơ quan như Hải quan, Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Cảnh sát biển

có quyền đồng thời là nghĩa vụ tiến hành một cách không chậm trễ sau khi tiến hành

khởi tố vụ án trong những trường hợp do luật định với mục đích là phát hiện, thu

thập một cách kịp thời mọi thơng tỉn về tội phạm vì bất kỳ sự chậm trễ nào trong

trường hợp này đều có thể dẫn đến hệ quả là mắt đi những thông tin khách quan của
vụ án mà sau này không thể khôi phục lại được.
1.1.1.2. Đặc điểm hoạt động điều tra.


a)- HĐĐT là một dạng của hoạt động nhận thức.
Khi tội phạm xảy ra thì những thơng tin về tội phạm luôn được phản ánh vào

môi trường xung quanh thông qua các dấu vét, hình ảnh của nó để lại trên các khách
thể vật chất, trong trí nhớ của những người tham gia tố tụng tương lai. Đây là quá
trình phản ánh thứ nhất. Mối liên hệ giữa sự thay đổi của môi trường xung quanh
với sự kiện tội phạm đã xảy ra tồn tại một cách khách quan, mang tính quy luật.
Q trình hình thành những thơng tin về sự kiện tội phạm là một quá trình tự nhiên,

chịu sự tác động của những yếu tố khách quan và chủ quan mà sự nhận thức một

cách đầy đủ về những yếu tố đó là cơ sở để chủ thể hoạt động TTHS đưa ra những

quyết định phù hợp liên quan đến hoạt động phát hiện, thu nhận, nghiên cứu, đánh

giá chứng cứ. Nhưng bản thân dấu vết tội phạm trong hình thức tồn tại đầu tiên của

chúng chưa phải là chứng cứ. Chứng cứ liên quan đến hai nhóm quy luật phản ánh:

nhóm quy luật thứ nhất liên quan đến quá trình hình thành dấu vết tội phạm do sự

tác động qua lại giữa thủ phạm, công cụ, phương tiện phạm tội với nạn nhân, với

những đối tượng xâm hại khác và với mơi trường xung quanh trong q trình thực

hiện tội phạm, dưới những hình thức tác động khác nhau như cơ học, sinh học, lý
học, hóa học — là cơ sở khách quan của hoạt động nhận thức; nhóm. quy luật thứ hai

liên quan đến tri giác và phản ánh dấu vét tồn tại trong ý thức của con người về các


vụ phạm tội. Để trở thành chứng cứ trong vụ án hình sự, các dấu vết này phải được


15

cơ quan TTHS phát hiện, củng cố, thu giữ và phản ánh trong hồ sơ vụ án, hay nói
một cách khác là q trình chuyển biến các thơng tin về tội phạm thành phương tiện
chứng minh - là chứng cứ trong vụ án. Đây là quá trình phản ánh thứ hai của các

dấu vết tội phạm — dấu vết được phản ánh trong nhận thức của cơ quan điều tra,
VKS, Téa án và tiếp theo là quá trình phản ánh chúng vào trong hồ sơ vụ án thông
qua hoạt động tố tụng đặc thù của ĐTV. Các vật thể mang dấu vết tội phạm địi hỏi
phải được chuyển hóa thành vật chứng theo luật định. Đây là quá trình hình thành
chứng cứ và là q trình có tính khách quan. HĐĐT là phương thức hoạt động của

các chủ thể hoạt động TTHS nhằm cảm thụ, tiếp nhận và phản ánh thông tin về tội
phạm tồn tại trong các dấu vét của tội phạm, chuyển hóa chúng thành chứng cứ của
vụ án. Việc chuyển hóa này bảo đảm lưu giữ hình ảnh của các dấu vết đó thành

chứng cứ thơng qua các HĐĐT và biên bản HĐĐT. Những khách thể của nhận thức
trong HĐĐT là các dấu vết tội phạm có nhiều mặt và nhiều thuộc tính khác nhau.

Vấn đề quan trọng là tín hiệu chuyển tải thơng tin của những dấu vết tội phạm được

phát hiện như thế nào để chủ thể HĐĐT có thể thu thập được và chuyển biến chúng
thành chứng cứ. Có những dấu vết tội phạm có thể quan sát trực tiếp được bằng mắt
thường, nhưng cũng có những dấu vết bằng mắt thường khơng thể phát hiện được
mà phải áp dụng thông qua các công cụ chuyên môn với những phương pháp nhận


thức chuyên môn để phát hiện chúng.
Mục đích của HĐĐT là thu nhận hình ảnh trung thực của những thơng tin về
các sự kiện phạm tôi thông qua những biện pháp tố tụng do luật định. Trên cơ sở đó

phân tích, đánh giá, củng cố để tạo thành chứng cứ chứng minh trong vụ án. Tùy

theo mục đích khác nhau và những phương pháp thu thập thông tin tương ứng cho
phép HĐĐT thu nhận những thông tin khác nhau về nội dung và hình thức từ chính

dấu vết đó. BLTTHS 2003 ghi nhận nhiều cách thức khác nhau trong HĐĐT để thu

thập chứng cứ như: quan sát, hỏi, đo đạc, so sánh, thí nghiệm, mơ hình hóa, mơ

tả...Tùy theo mục đích thu thập chứng cứ khác nhau chủ thể HĐĐT sẽ áp dụng

những thủ thuật, phương pháp nhận thức khác nhau hoặc kết hợp phương pháp này
với phương pháp khác.Thí dụ để phát hiện, ghi nhận và thu giữ những thông tin

phản ánh trong các dấu hiệu vật lý của địa điểm, đồ vật và tài
phương pháp quan sát kết hợp đo đạc, so sánh.
b)- HĐĐT về bản chất của nó là một dạng của hoạt động
Van đề chứng minh trong điều tra vụ án hình sự là q
quyết đúng pháp luật, có căn cứ, khách quan các tình tiết, sự

liệu có thể áp dụng

chứng minh.
trình làm rõ để giải
kiện của vụ án. Về




×