Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

CHUNG GIA BẢO

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ GÓP VỐN VÀO DOANH
NGHIỆP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI

SINH VIÊN THỰC HIỆN: CHUNG GIA BẢO
Khóa: 44
MSSV: 1953801011019
GVHD: THS. ĐẶNG HOA TRANG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được


thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Đặng Hoa Trang, đảm bảo tính
trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi
xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả

Chung Gia Bảo


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung được viết tắt

ĐƯQT

Điều ước quốc tế

ERC

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

IRC

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư


LBHVBQPPL 2015

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

LDN 2020

Luật Doanh nghiệp 2020

LĐT 2020

Luật Đầu tư 2020

Luật ĐƯQT 2016

Luật Điều ước Quốc tế 2016

NĐTNN

Nhà đầu tư nước ngoài

NĐTTN

Nhà đầu tư trong nước

Nghị định 01/2014/NĐ-CP

Nghị định 01/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày
03/01/2014 về việc nhà đầu tư nước ngồi mua
cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam


Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày
04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp

Nghị định 31/2021/NĐ-CP

Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày
26/03/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Đầu tư

TCKT

Tổ chức kinh tế

Thông tư 06/2019/TTNHNN

Thông tư 06/2019/TT-NHNN của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam ngày 26/6/2019 hướng dẫn
về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÀNH LẬP DOANH
NGHIỆP VÀ GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI ..................................................................................................... 5
1.1. Khái quát chung về nhà đầu tư nước ngoài ..................................................... 5
1.1.1. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài ....................................................... 5

1.1.2. Phân loại nhà đầu tư nước ngoài ......................................................... 6
1.1.3. Lựa chọn quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài ................................. 11
1.2. Khái quát chung về thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của
nhà đầu tư nước ngồi .......................................................................................... 12
1.2.1. Khái niệm thành lập doanh nghiệp .................................................... 12
1.2.2. Khái niệm góp vốn vào doanh nghiệp ............................................... 13
1.3. Pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào
doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài ............................................................. 17
1.3.1. Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư thành lập doanh nghiệp
và góp vốn vào doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài ................................... 17
1.3.2. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hoạt động đầu tư thành
lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài ...... 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 21
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THÀNH LẬP VÀ
GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI . 22
2.1. Quy định về thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài ................. 22
2.1.1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngồi ......... 22
2.1.2. Quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài
.............................................................................................................................. 26


2.2. Quy định pháp luật về góp vốn vào doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài
.............................................................................................................................. 32
2.2.1. Điều kiện góp vốn vào doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngồi .... 32
2.2.2. Quy trình, thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài
.............................................................................................................................. 33
2.3. Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp để thực hiện dự án đầu tư......... 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 37
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ

GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ............................................................................. 38
3.1. Quy định pháp luật về thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn
góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông .......................... 38
3.2. Yêu cầu về buộc thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế ..................... 41
3.3. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Phụ lục IV Luật
Đầu tư 2020 .......................................................................................................... 43
3.4. Nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hợp danh trong công ty
hợp danh của nhà đầu tư nước ngoài ................................................................... 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 46
KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................... 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngồi (NĐTNN) có ý nghĩa rất lớn đối

với nền kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt
Nam. Hoạt động này gắn liền với nhiệm vụ thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài của
Đảng, Nhà nước Việt Nam theo tinh thần chỉ đạo trong Nghị quyết 50-TW. Việc
hoàn thiện một cách đồng bộ hệ thống pháp luật, thiết lập hành lang pháp lý thuận
lợi là một trong những giải pháp tốt nhất để thu hút đầu tư nước ngoài. Trên phương
diện kinh tế, sự gia tăng đáng kể trong lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
(FDI) tại Việt Nam trong thời gian gần đây được nhiều chuyên gia đánh giá là kết
quả của việc Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế, ví dụ
như qua Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương cùng

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU. Các cơ chế đàm phán mở cửa, minh
bạch này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các NĐTNN khi tham gia thị trường
Việt Nam.
Tính tồn năm 2022, tổng vốn FDI của Việt Nam đạt gần 28 tỷ USD, tổng số
vốn đã giải ngân đạt khoảng 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 20211.
Trong 3 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn
mua cổ phần, mua phần vốn góp của NĐTNN đạt gần 5,45 tỷ USD, tỷ trọng vốn
đầu tư mới trong tổng vốn đăng ký tăng lên (chiếm hơn 55,5% so với 36% cùng
kỳ năm 2022)2.
Luật Đầu tư 2020 (LĐT 2020) và Luật Doanh nghiệp 2020 (LDN 2020) được
đánh giá là văn bản pháp lý đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho NĐTNN trong việc
đầu tư vào Việt Nam theo hình thức thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh
nghiệp, chẳng hạn việc quy định ngành nghề tiếp cận điều kiện của NĐTNN theo
hướng chọn – bỏ, tinh giảm thời gian và các thủ tục hành chính để thực hiện thủ
tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC), giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư (IRC),…. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng trên thực tiễn, pháp luật
điều chỉnh việc thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của NĐTNN
đã bộc lộ một số khuyết điểm, ví dụ: các quy định liên quan đến thủ tục đăng ký
góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế (TCKT) trong LĐT
2020, quy định pháp luật về thủ tục cấp IRC, việc nhận chuyển nhượng phần vốn

1
"Toàn cảnh bức tranh FDI vào Việt Nam năm 2022", truy cập ngày 16/04/2023.
2
"Quý I/2023, thu hút vốn FDI đạt 5,45 tỷ USD", truy cập ngày 16/04/2023.

1


góp của thành viên hợp danh trong CTHD của NĐTNN, danh mục ngành, nghề

kinh doanh có điều kiện…. Tác giả cho rằng đây là những vấn đề cần được quan
tâm nghiên cứu nhằm hoàn thiện một số quy định của pháp luật hiện hành. Vì vậy,
tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào
doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của NĐTNN là chủ

đề được nhiều học giả, chuyên gia, luật gia nghiên cứu thơng qua các cơng trình
nghiên cứu khoa học như:

- Tăng Mỹ Ngân (2022), Thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh
nghiệp của nhà đầu tư nước ngồi theo quy định của pháp luật Việt Nam, Khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn Thị Xuân Diệu (2022), Thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế để thực
hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, Khóa luận
tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phạm Cẩm Tú (2021), Mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp của
nhà đầu tư nước ngồi theo pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phạm Anh Phương (2019), Thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà
đầu tư nước ngoài, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh.
Các bài nghiên cứu trên giúp tác giả có kiến thức tổng quan về quy định của
pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư vào Việt Nam của NĐTNN với hai hình
thức đầu tư phổ biến là thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp. Mặt

khác, tài liệu đã nêu rõ rất nhiều điểm hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật,
dựa trên cơ sở đó, tác giả đã rút ra được những điểm thay đổi tích cực của LĐT
2020.
Bên cạnh đó, một số bài tạp chí cũng đề cập đến hoạt động thành lập và góp
vốn vào doanh nghiệp của NĐTNN, như:

- Từ Thanh Thảo (2021), “Một số vấn đề pháp lý về thủ tục gia nhập thị
trường của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
Viện Nhà nước và pháp luật, số 4.

- Vũ Thị Hoà Như, Nguyễn Huyền Trang (2022), “Điều kiện đầu tư kinh
doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020”, Tạp chí Luật học, số 2.

- Trần Thu Hằng (2017), “Vấn đề đặt ra trong quy định ngành nghề kinh
doanh có điều kiện”, Tạp chí Tài chính, Bộ Tài chính, số 660.
2


- Cao Nhất Linh, Hồ Đức Hiệp (2020), “Một số bất cập của luật đầu tư liên
quan đến đầu tư nước ngồi tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, Bộ Tài chính, số
728.
Đây là những tài liệu quan trọng hỗ trợ tác giả có cái nhìn thực tiễn về đầu tư
nước ngồi và góp phần giúp tác giả đưa ra những đề xuất hoàn thiện pháp luật về
đầu tư liên quan đến thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của
NĐTNN.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Khóa luận hướng đến mục đích nghiên cứu sau:
- Trình bày các vấn đề lý luận về hoạt động thành lập doanh nghiệp và góp
vốn vào doanh nghiệp của NĐTNN.
- Phân tích, bình luận quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động thành lập

doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của NĐTNN, trên có sở đó làm rõ một
số điểm hạn chế của pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh hoạt động thành lập
doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của NĐTNN.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về thành lập doanh
nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của NĐTNN.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp
của NĐTNN dưới góc độ pháp lý.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật Việt
Nam, chủ yếu thông qua các văn bản quy phạm pháp luật sau: LĐT 2020, LDN
2020, các văn bản hướng dẫn, và văn bản pháp luật chuyên ngành nếu việc đề cập
đến văn bản pháp luật chuyên ngành giúp làm rõ hơn đối tượng nghiên cứu của
khóa luận.
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu khóa luận, tác giả chủ yếu sử dụng những
phương pháp sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích. Phương pháp này được tác giả sử dụng
trong cả Chương 1, Chương 2 và Chương 3 của đề tài. Cụ thể, trong Chương 1,
phương pháp này dùng để phân tích một số khái niệm, khái quát chung về hoạt
động thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của NĐTNN. Trong
Chương 2, phương pháp này dùng để phân tích các khía cạnh pháp lý của hoạt
động thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của NĐTNN theo quy
định của pháp luật Việt Nam. Trong Chương 3, phương pháp này dùng để phân
tích một số điểm bất cập và đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật điều
chỉnh về hoạt động thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam của NĐTNN.
3


Thứ hai, phương pháp so sánh luật học. Thông qua phương pháp so sánh luật
học, tác giả phát hiện, nhận diện những ưu điểm, khuyết điểm của các hệ thống

pháp luật để từ đó rút ra kinh nghiệm tham khảo khi đưa ra những kiến nghị.
Phương pháp này được tác giả sử dụng hầu hết Chương 1 và Chương 2. Trong
Chương 1, phương pháp này dùng để so sánh, đối chiếu các khái niệm giữa các
chuyên gia, quy định của pháp luật Việt Nam (so sánh quy định pháp luật đầu tư,
doanh nghiệp qua các thời kỳ và so sánh quy định của các văn bản luật khác nhau).
Từ đó, tác giả nhìn nhận, đánh giá các khái niệm, chỉ ra những ưu điểm và những
điểm cần bổ sung của các khái niệm này. Đối với Chương 2, phương pháp này
dùng để so sánh, đối chiếu những quy định pháp luật đối với hoạt động thành lập
doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của NĐTNN. Bằng phương pháp này,
tác giả rút ra một số vấn đề cần hoàn thiện để đánh giá trong Chương 3.
Thứ ba, phương pháp tổng hợp. Phương pháp này được tác giả sử dụng trong
cả Chương 1, Chương 2 và Chương 3 của đề tài. Trong Chương 1, phương pháp
này dùng để tổng hợp những ý đã phân tích, đưa ra kết luận cuối cùng về khái niệm
và khái quát chung của hoạt động thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh
nghiệp của NĐTNN. Trong Chương 2, phương pháp này dùng để tổng hợp lại
những quy định pháp luật về hoạt động thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào
doanh nghiệp của NĐTNN trên cơ sở phân tích các khía cạnh pháp lý có liên quan.
Trong Chương 3, phương pháp này dùng để tổng hợp lại những điểm bất cập và
đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thành lập doanh nghiệp
và góp vốn vào doanh nghiệp của NĐTNN.
6.

Bố cục tổng quát của khóa luận
Bên cạnh phần mở đầu, danh mục từ viết tắt, kết luận chung, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận được chia thành các chương phần, cụ thể:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào
doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài.

- Chương 2: Quy định pháp luật Việt Nam về thành lập doanh nghiệp và góp

vốn vào doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài.

- Chương 3. Một số bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh hoạt
động thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của nhà đầu tư nước
ngoài và kiến nghị hoàn thiện.

4


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÀNH LẬP DOANH
NGHIỆP VÀ GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI
1.1. Khái quát chung về nhà đầu tư nước ngoài
1.1.1. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài
Theo quy định tại khoản 19 Điều 4 LĐT 2020: “Nhà đầu tư nước ngồi là
cá nhân có quốc tịch nước ngồi, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài
thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”. Theo đó, NĐTNN được
chia thành hai nhóm chủ thể là cá nhân có quốc tịch nước ngồi và tổ chức thành
lập theo pháp luật nước ngoài, các chủ thể này thực hiện hoạt động đầu tư kinh
doanh tại Việt Nam. Pháp luật Việt Nam không liệt kê các hành vi được xem là
“thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh” mà chỉ có định nghĩa một cách khái quát
“đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh
doanh”3. Tuy nhiên, có thể hiểu thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt
Nam là đề cập đến quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư và kinh doanh trên
lãnh thổ của Việt Nam, cụ thể:
- Đầu tư là việc sử dụng vốn (vốn có thể bao gồm tiền mặt, tài sản cố định,
quỹ đầu tư, vay nợ hoặc các nguồn lực khác mà nhà đầu tư sở hữu hoặc có thể sử
dụng), tài sản hoặc nguồn lực khác để thực hiện các hoạt động nhằm tạo ra lợi
nhuận hoặc giá trị gia tăng trong tương lai. Đầu tư có thể bao gồm: thành lập
TCKT; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của TCKT; đầu tư theo hình

thức hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc thực hiện dự án đầu tư.
- Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả cơng đoạn của
q trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận4.
- Lãnh thổ Việt Nam có thể hiểu là áp dụng cho phạm vi địa lý của quốc gia
Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển5 và vùng trời, bao gồm cả các khu
vực đặc biệt như đặc khu kinh tế và khu chế xuất…
Từ những phân tích trên, có thể hiểu NĐTNN là cá nhân có quốc tịch nước
ngồi hoặc tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài sử dụng vốn để thực hiện
một hoặc một số các cơng đoạn của q trình kinh doanh từ đầu tư, sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ một cách liên tục trên lãnh thổ Việt Nam
nhằm tìm kiếm lợi nhuận hoặc tạo giá trị gia tăng trong tương lai. Quá trình này

Khoản 8 Điều 3 LĐT 2020
Khoản 1 Điều 4 LDN 2020
5
Điều 1 Hiến pháp 2013: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.
3
4

5


có thể bao gồm thành lập TCKT, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của
TCKT, đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc thực hiện dự án đầu
tư.
1.1.2. Phân loại nhà đầu tư nước ngồi
NĐTNN bao gồm hai nhóm chủ thể là cá nhân có quốc tịch nước ngồi và
TCKT được thành lập theo pháp luật nước ngoài. Trong tiểu mục này, tác giả sẽ

phân tích quy định pháp luật về hai nhóm chủ thể này cũng như đề cập đến một số
điểm chưa thống nhất giữa LĐT 2020 và các văn bản pháp luật khác.
Thứ nhất, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.
Theo quy định của LĐT 2020 để xác định liệu một cá nhân có là NĐTNN
hay khơng, quốc tịch của người đó phải được xem xét. Có hai nguyên tắc chính để
các quốc gia xác định quốc tịch, đó là nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc lãnh
thổ, hoặc một sự kết hợp của cả hai. Theo nguyên tắc huyết thống, quốc tịch của
một cá nhân được xác định dựa trên quốc tịch của cha mẹ. Trong trường hợp có
mâu thuẫn về quốc tịch khi cha và mẹ là công dân của hai nước khác nhau, pháp
luật sẽ đưa ra quy định về việc lựa chọn quốc tịch cho người đó. Ngược lại, theo
nguyên tắc lãnh thổ, quốc tịch của một cá nhân được xác định dựa trên lãnh thổ
nơi họ sinh ra nếu cha hoặc mẹ là công dân của nước đó, hoặc trong trường hợp
cha mẹ khơng có quốc tịch hoặc không thể xác định được cha mẹ. Việt Nam xác
định quốc tịch cá nhân theo nguyên tắc huyết thống, bởi lẽ căn cứ theo quy định
tại Điều 15 LQT 2008 “trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi
sinh ra có cha mẹ đều là cơng dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam”, Điều
16 LQT 2008 “Trẻ em sinh ra trong hoặc ngồi lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra
có cha hoặc mẹ là cơng dân Việt Nam cịn người kia là người khơng quốc tịch hoặc
có mẹ là cơng dân Việt Nam cịn cha khơng rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam” thì
Việt Nam xác định quốc tịch trẻ em dựa trên quốc tịch của cha mẹ trẻ em, bất kể
được sinh ra trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh nguyên tắc chính là xác
định quốc tịch theo huyết thống, Việt Nam cịn có quy định các trường hợp xác
định quốc tịch Việt Nam nhằm hạn chế tình trạng khơng quốc tịch6 như: xác định
quốc tịch của trẻ em có cha mẹ là người khơng quốc tịch được sinh ra trên lãnh thổ
Việt Nam; xác định quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên
lãnh thổ Việt Nam; nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch; và xác định quốc tịch theo
điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên7.
6
Công ước Liên hợp quốc về hạn chế tình trạng quốc tịch, các nước cam kết: “hành động theo
Nghị quyết 896 (IX) do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 04/12/1954; xem xét một cách thiện

chí để giảm thiểu tình trạng khơng quốc tịch bằng một điều ước quốc tế”.
7
Điều 14 LQT 2008:
“Người được xác định có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây:

6


Để được xem là NĐTNN thì cá nhân phải có quốc tịch của quốc gia không
phải là Việt Nam, bởi lẽ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 LQT 2008 thì quốc tịch
nước ngồi là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp một cá nhân đồng thời mang quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước
ngồi, thì chủ thể này được phép lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và
thủ tục đầu tư như đối với nhà đầu tư trong nước (NĐTTN) hoặc NĐTNN8. Đối
với người không quốc tịch thì họ sẽ khơng được thực hiện hoạt động đầu tư tại
Việt Nam, bởi lẽ, chiếu theo quy định tại khoản 18, khoản 19 Điều 3 LĐT 2020
thì nhà đầu tư bắt buộc phải có quốc tịch của Việt Nam hoặc một quốc gia nào đó,
điều này đảm bảo các hoạt động đầu tư minh bạch hơn và hạn chế các rủi ro pháp
lý phát sinh có thể gây tổn hại đến quốc gia được đầu tư, cũng như các bên tham
gia đầu tư.
So sánh với quy định của LQT 2008, quy định của LĐT 2020 chưa bao quát
được các trường hợp ngoại lệ vẫn có thể tồn tại trên thực tế. Theo quy định tại
khoản 3 Điều 3 LQT 2008: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân
Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”. Chiếu
theo quy định của LĐT 2020 thì người Việt Nam định cư ở nước ngồi là cơng dân
Việt Nam thì sẽ được hưởng quy chế đầu tư như NĐTTN vì họ vẫn mang quốc
tịch Việt Nam, tuy nhiên đối với người Việt Nam định cư ở nước ngồi là người
gốc Việt lại có quy chế pháp lý hoàn toàn khác biệt. Theo quy định tại khoản 4
Điều 3 LQT 2008: “Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam
đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định

theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở
nước ngoài”. Như vậy, người gốc Việt định cư ở nước ngồi khơng được xem là
NĐTTN vì theo quy định của LĐT 2020 chủ thể này không mang quốc tịch Việt
Nam9. Quy định trên đã đi ngược lại với tinh thần của LQT 2008 về tạo điều kiện
cho những người gốc Việt được khôi phục quốc tịch Việt Nam và hưởng quy chế
pháp lý của NĐTTN khi thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Cụ thể, pháp luật Việt Nam cho phép người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài
nộp đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam và sẽ được xem xét khi dự án đầu tư của

1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này;
2. Được nhập quốc tịch Việt Nam.
3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam.
4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này;
5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
8
Vấn đề lựa chọn quốc tịch của NĐTNN sẽ được phân tích cụ thể tại phần 1.1.3 Chương 1.
9
Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 LĐT 2020 thì: "Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc
tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế khơng có nhà đầu tư nước ngồi là thành viên hoặc cổ đông".

7


họ đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy tờ chứng nhận việc đầu
tư đó10.
Thứ hai, đối với chủ thể là tổ chức
Theo quy định của LĐT 2020 thì TCKT được thành lập theo pháp luật nước
ngồi là NĐTNN, theo đó, phương pháp mà LĐT 2020 dùng để xác định quốc tịch
của TCKT là phương pháp “nơi thành lập pháp nhân”, tức quốc tịch của TCKT sẽ
được xác định dựa vào nơi tiến hành thủ tục đăng ký thành lập và công bố. Đây là

một trong hai phương pháp phổ biến để xác định quốc tịch của pháp nhân bên cạnh
phương pháp xác định quốc tịch thơng qua địa điểm có trụ sở chính.
Cần phân biệt rõ TCKT là NĐTNN và TCKT có vốn đầu tư nước ngoài áp
dụng quy chế đầu tư dành cho NĐTNN, TCKT có vốn đầu tư nước ngồi áp dụng
quy chế đầu tư dành cho NĐTTN. Theo đó, TCKT được hiểu là các tổ chức được
thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp,
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh
doanh11 và TCKT có vốn đầu tư nước ngồi là TCKT có NĐTNN là thành viên
hoặc cổ đơng12. Như vậy, TCKT có một phần vốn điều lệ do NĐTNN nắm giữ là
TCKT có vốn đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, TCKT có vốn đầu tư nước ngoài vẫn
được đối xử như NĐTTN nếu không thuộc một trong ba trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều 23 LĐT 2020, bao gồm: (i) Có NĐTNN nắm giữ trên 50% vốn điều
lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với TCKT là cơng
ty hợp danh; (ii) Có TCKT quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 LĐT 2020 nắm
giữ trên 50% vốn điều lệ; (iii) Có NĐTNN và TCKT quy định tại điểm a khoản 1
Điều 23 LĐT 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ13. Ngược lại nếu TCKT có vốn
đầu tư nước ngồi thuộc 3 trường hợp nêu trên thì quy định về đầu tư của TCKT
này sẽ được áp dụng tương tự như quy định dành cho NĐTNN.
Việc LĐT 2020 phân chia nhà đầu tư thành NĐTNN và NĐTTN là điều dễ
hiểu bởi lẽ quy chế pháp lý áp dụng đối với hai nhà đầu tư này khác nhau. Sở dĩ
có sự khác nhau như vậy là vì việc tiếp nhận đầu tư từ nước ngồi mang lại lợi ích
cho phát triển kinh tế, cũng đem đến khơng ít rủi ro liên quan đến cạnh tranh đối

Điểm đ khoản 1 Điều 23 LQT 2008:
"1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở
lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những
trường hợp sau đây:
Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;"
Khoản 2 Điều 2 Nghị định 16/2020/NĐ-CP: “Người thực hiện đầu tư tại Việt Nam phải có dự án
đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy tờ chứng nhận việc đầu tư đó.”

10

Khoản 21 Điều 3 LĐT 2020.
Khoản 22 Điều 3 LĐT 2020.
13
Khoản 2 Điều 26 LĐT 2020.
11
12

8


với doanh nghiệp trong nước, các vấn đề về an ninh chính trị, ơ nhiễm mơi trường.
Ví dụ: đối với hoạt động báo chí là ngành, nghề kinh doanh có khả năng ảnh hưởng
đến an ninh chính trị của quốc gia. Bởi lẽ, thông tin được truyền đạt qua các phương
tiện truyền thơng có thể ảnh hưởng đến quan điểm và ý kiến cơng khai, và do đó,
có thể tác động đến sự ổn định chính trị. Điều này đặt ra nhu cầu cao cho việc quản
lý và kiểm soát thông tin một cách cẩn thận, nhằm đảm bảo rằng nó khơng được
sử dụng một cách lạm dụng để gây rối loạn an ninh chính trị hoặc làm hại lợi ích
của quốc gia. Cho nên, theo quy định tại Mục A Phụ lục 1 Nghị định 31/2021/NĐ
– CP thì hoạt động báo chí là ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với
NĐTNN, ngược lại đối với NĐTTN thì họ có thể thực hiện hoạt động báo chí như:
kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền; kinh doanh dịch vụ phát hành
xuất bản phẩm; kinh doanh dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di
động, mạng internet,… nhưng phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo quy
định của pháp luật.
Định nghĩa về NĐTNN của LĐT 2020 có sự khác nhau khi so sánh đối với
văn bản quy phạm pháp luật khác, Cụ thể Thông tư 06/2019/TT-NHNN của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ngày 26/6/2019 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam (Thơng tư 06/2019/TTNHNN) quy định NĐTNN bao gồm: cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức

thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam14. Quy định này khác biệt so với LĐT 2020 khi quy định chỉ
TCKT thành lập theo pháp luật nước ngồi có hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam mới được xem là NĐTNN. Nghị định 01/2014/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 03/01/2014 về việc nhà đầu tư nước ngồi mua cổ phần của tổ
chức tín dụng Việt Nam (Nghị định 01/2014/NĐ-CP) định nghĩa NĐTNN gồm tổ
chức nước ngồi và cá nhân nước ngồi15. Trong đó, tổ chức nước ngoài bao gồm:
(1) Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài và chi nhánh của
các tổ chức này tại nước ngoài và tại Việt Nam. (2) Tổ chức, quỹ đóng, quỹ thành
viên, cơng ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham
gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%16. Trong khi LĐT 2020 quy định chỉ tổ
chức thành lập theo pháp luật nước ngoài mới được xem là NĐTNN thì theo Nghị
định 01/2014/NĐ-CP, tổ chức thành lập tại Việt Nam có tỷ lệ vốn sở hữu của bên
nước ngoài trên 49% cũng xem là NĐTNN. Nghị định 01/2014/NĐ-CP định nghĩa
về NĐTNN như vậy là để đối phó với hiện tượng “đầu tư chéo”. Trước khi Nghị
Khoản 1 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN
Khoản 3 Điều 3 Nghị định 01/2014/NĐ – CP
16
Khoản 4 Điều 3 Nghị định 01/2014/NĐ-CP
14
15

9


định 01/2014/NĐ-CP được ban hành, để lách các quy định về hạn chế đối với
NĐTNN, NĐTNN (A) sẽ thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (B)
tại Việt Nam, sau đó sử dụng doanh nghiệp B để đầu tư vào các ngành nghề bị hạn
chế đối với NĐTNN, vì doanh nghiệp B được xem là doanh nghiệp Việt Nam nên
không phải chịu các hạn chế đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, quy định của Nghị định

01/2014/NĐ -CP về TCKT có tỷ lệ sở hữu của bên nước ngồi trên 49% được xem
là NĐTNN cũng chưa thực sự hiệu quả, vì quy định này sẽ trở nên vơ hiệu nếu
NĐTNN tiếp tục sử dụng doanh nghiệp B để thành lập một doanh nghiệp khác tại
Việt Nam (C). Trong trường hợp này, doanh nghiệp C sẽ là một doanh nghiệp hồn
tồn có vốn Việt Nam, khơng phải chịu các hạn chế đầu tư kinh doanh. Đây là một
lỗ hổng pháp lý và có thể gây ra rủi ro về việc kiểm sốt đầu tư và quản lý NĐTNN.
Do đó, như trên đã phân tích định nghĩa về NĐTNN trong Nghị định
01/2014/NĐ-CP, dù có mục tiêu khắc phục hiện tượng “đầu tư chéo”, song vẫn
chưa thực sự hiệu quả. Cho nên, cần xem xét lại cách xác định tư cách NĐTNN để
đảm bảo tính thống nhất trong cách hiểu giữa những văn bản quy phạm pháp luật.
Thêm vào đó, việc xác định tư cách NĐTNN theo tiêu chí nguồn gốc vốn góp có
thể gây cản trở cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tạo ra tâm lý e ngại cho
các NĐTNN khi đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam. Điều này xảy ra vì quy định
về nguồn gốc vốn góp yêu cầu NĐTNN phải tiếp tục theo dõi và chứng minh nguồn
gốc và lịch sử vốn góp của mình, điều này có thể gây ra sự khơng chắc chắn và rủi
ro pháp lý cho NĐTNN.
Vì vậy, trong thực tế, định nghĩa về NĐTNN dựa trên nơi thành lập TCKT
(theo quy định của LĐT 2020), chứ không dựa trên nguồn gốc vốn góp, vẫn được
coi là cách hiểu hợp lý và phù hợp nhất cho đến thời điểm hiện tại. Bằng cách căn
cứ vào nơi thành lập, chúng ta có thể áp dụng quy định một cách rõ ràng và đồng
nhất, đồng thời giảm bớt sự phức tạp và rủi ro liên quan đến xác định nguồn gốc
vốn góp. Định nghĩa NĐTNN dựa trên nơi thành lập cũng tạo điều kiện thuận lợi
cho việc áp dụng pháp luật và quản lý nhà nước, giúp cung cấp một môi trường ổn
định và rõ ràng cho các NĐTNN khi đầu tư vào doanh nghiệp tại quốc gia đó. Điều
này đồng thời cũng tạo động lực và sự tin tưởng cho NĐTNN khi quan tâm đến thị
trường Việt Nam.
Tóm lại, xác định tư cách NĐTNN dựa vào nơi thành lập tổ chức, chứ khơng
dựa vào nguồn gốc vốn góp, là một cách hiểu hợp lý và phù hợp nhất cho đến thời
điểm hiện tại. Điều này giúp giảm bớt rủi ro pháp lý và tạo môi trường thuận lợi
cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế của quốc gia.


10


1.1.3. Lựa chọn quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài
Theo quy định của LĐT 2020, nhà đầu tư cá nhân được chia thành hai nhóm
chủ thể là cá nhân có quốc tịch Việt Nam (là NĐTTN) và cá nhân có quốc tịch
nước ngồi (là NĐTNN). LQT 2008 quy định một số trường hợp một cá nhân đồng
thời mang hai quốc tịch (trong đó có một quốc tịch Việt Nam), chẳng hạn như:

- Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngồi nhưng vẫn cịn quốc tịch
Việt Nam.17

- Trường hợp được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thơi quốc tịch
nước ngồi.18

- Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi
quốc tịch nước ngoài.19

- Trường hợp trẻ em Việt Nam được người nước ngồi nhận làm con ni.20
Trong trường hợp một nhà đầu tư có cả quốc tịch Việt Nam và một quốc tịch
nước ngồi muốn đầu tư tại Việt Nam, có một điểm quan trọng cần xem xét: Liệu
người đó sẽ được xem xét như một NĐTNN hay NĐTTN?
Theo quy định tại Nghị định 31/2021/NĐ – CP hướng dẫn như sau: “trong
trường hợp nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngồi
được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như
quy định áp dụng đối với NĐTTN hoặc NĐTNN”21. Thì nhà đầu tư có thể tự quyết
định mình sẽ tuân thủ những điều kiện và thủ tục nào. Cụ thể, nếu nhà đầu tư là
công dân Việt Nam đồng thời cũng có quốc tịch của một nước khác, họ có quyền
lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư dành cho NĐTTN

hoặc NĐTNN.
Tuy nhiên, có một số vấn đề cần lưu ý. Nếu nhà đầu tư quyết định tuân theo
các quy định dành cho NĐTTN, thủ tục đăng ký kinh doanh có thể đơn giản hơn
so với những quy định dành cho NĐTNN. Nhưng ngược lại, họ sẽ không được
hưởng các lợi ích từ các quy định dành cho NĐTNN trong các công ước quốc tế,
các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Nếu chọn tuân theo các
quy định dành cho NĐTNN, nhà đầu tư phải tuân thủ các thủ tục phức tạp hơn,
nhưng lại có cơ hội nhận được nhiều lợi ích từ các hiệp định và công ước quốc tế.

Khoản 2 Điều 17 LQT 2008
Khoản 3 Điều 19 LQT 2008
19
Điều 23 LQT 2008
20
Điều 37 LQT 2008
21
Khoản 2 Điều 16 Nghị định 31/2021/NĐ – CP.
17
18

11


1.2. Khái quát chung về thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh
nghiệp của nhà đầu tư nước ngồi
1.2.1. Khái niệm thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một pháp nhân mới trong nền kinh
tế. Hoạt động thành lập doanh nghiệp được thực hiện bởi nhà đầu tư trên cơ sở quy
định của pháp luật doanh nghiệp về loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh
doanh, vốn điều lệ, tổ chức, quản lý doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh

nghiệp, người thành lập doanh nghiệp….
Về mặt kinh tế, thành lập doanh nghiệp là việc nhà đầu tư chuẩn bị các tiền
đề như: văn phòng, trụ sở, kho xưởng, máy móc thiết bị kỹ thuật, phương tiện vận
chuyển…. phù hợp với mục đích thành lập TCKT. Thơng thường, người sáng lập
doanh nghiệp cũng sẽ có bước chuẩn bị nhất định về hệ thống khách hàng, kế
hoạch nhân sự để rút ngắn thời gian chính thức gia nhập thị trường và tìm kiếm cơ
hội kinh doanh.22
Về mặt pháp lý, thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính do nhà đầu
tư thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh nhằm “khai sinh” cho doanh nghiệp.
Để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì NĐTNN cần thực hiện một số thủ tục
như: (1) Đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); (2) đề nghị cấp IRC; (3)
đề nghị cấp ERC. Việc thành lập doanh nghiệp được xem là hoàn tất khi nhà đầu
tư được cấp ERC. Kể từ thời điểm được cấp ERC, doanh nghiệp chính thức được
thành lập và trở thành một chủ thể kinh doanh độc lập, có những quyền và nghĩa
vụ được nhà nước và pháp luật cơng nhận. Theo đó, thủ tục thành lập doanh nghiệp
được xem là một trong những thủ tục gia nhập thị trường quan trọng của NĐTNN.
Về loại hình doanh nghiệp mà NĐTNN được phép thành lập: LĐT 2020 quy
định, TCKT có vốn đầu tư nước ngồi là TCKT có NĐTNN là thành viên hoặc cổ
đơng23, do đó, NĐTNN có thể thành lập cơng ty TNHH, CTCP, CTHD vì khi thành
lập các loại hình doanh nghiệp này, NĐTNN sẽ trở thành thành viên hoặc cổ đông
của cơng ty đó. Mặt khác, NĐTNN khơng thể thành lập DNTN vì đây là loại hình
doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về hoạt động doanh nghiệp24, mà chủ DNTN lại không phải là thành viên
hay cổ đông. Bất cập của LĐT 2020 là khơng có quy định NĐTNN không được
thành lập DNTN, NĐTNN phải tự ngầm hiểu thơng qua định nghĩa về TCKT có
vốn đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó, liên hiệp hợp tác xã khơng phải là loại hình

22
truy cập ngày 05/05/2023.
23

Khoản 22 Điều 3 LĐT 2020
24
Khoản 1 Điều 188 LDN 2020

12


mà NĐTNN có thể thành lập vì Luật hợp tác xã 2012 quy định Liên hiệp hợp tác
xã do 4 HTX thành lập25. NĐTNN là cá nhân có thể thành lập hợp tác xã vì theo
quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012 thì “hợp tác xã là tổ chức kinh
tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện
thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau”. Trong Phụ lục I-3 trong Thông tư số
07/2019/TTBKHĐT của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 08/04/2019 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư ngày 26/05/2014 về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình
hình hoạt động của hợp tác xã có ghi nhận giá trị phần vốn của của thành viên
HTX bằng Đồng Việt Nam và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngồi và
thơng tin về mã số dự án, ngày cấp, cơ quan cấp GCNĐKĐT nếu có thành viên là
cá nhân nước ngồi26.
1.2.2. Khái niệm góp vốn vào doanh nghiệp
Góp vốn vào doanh nghiệp là một trong các hình thức đầu tư được LĐT 2020
cơng nhận. Theo quy định tại khoản 18 Điều 4 LDN 2020 thì góp vốn là việc góp
tài sản để tạo thành vốn điều lệ của cơng ty, bao gồm góp vốn để thành lập doanh
nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. Trong
phạm vi tiểu mục này, tác giả sẽ phân tích hoạt động góp vốn của nhà đầu tư vào
doanh nghiệp đã tồn tại trên thị trường (góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã
được thành lập), bao gồm: hoạt động góp vốn vào doanh nghiệp làm tăng vốn điều
lệ và hoạt động mua cổ phần, phần vốn góp từ thành viên cơng ty TNHH, CTHD
và cổ đông của CTCP.
Theo quy định của LDN 2020, phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một

thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào cơng ty TNHH, CTHD27; cịn cổ phần là
phần vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau28. Theo đó, phần vốn góp,
cổ phần có thể hiểu là vốn trong doanh nghiệp và chủ sở hữu phần vốn góp, cổ
phần là thành viên trong công ty TNHH, CTHD và cổ đơng trong CTCP. Mua cổ
phần, mua phần vốn góp là việc nhà đầu tư bỏ ra một số tiền hoặc tài sản nhất định
để đổi lại quyền sở hữu đối với một phần hoặc tồn bộ cổ phần/phần vốn góp của
doanh nghiệp, cùng hưởng lợi và chịu rủi ro. Tuy nhiên, khác với góp vốn, tức góp
Khoản 2 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012: “2. Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng
sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.”
26
Phạm Anh Phương, tlđd, tr.31.
27
Khoản 27 Điều 4 LDN 2020: “Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp
hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa
phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh”.
28
Điểm a khoản 1 Điều 111 LDN 2020: “Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi
là cổ phần”.
25

13


thêm tài sản vào công ty, luôn làm tăng vốn điều lệ; thì việc mua cổ phần, mua
phần vốn góp có thể làm tăng vốn điều lệ hoặc khơng. Chỉ khi mua cổ phần từ
công ty – cũng là một hình thức góp vốn vào CTCP khi cơng ty phát hành cổ phiếu
để huy động vốn, thì mới mang đến hệ quả tăng vốn điều lệ. Trường hợp mua cổ
phần từ cổ đơng hay mua phần vốn góp từ thành viên công ty, đây là hoạt động

nhận chuyển nhượng phần vốn, chuyển quyền sở hữu từ chủ thể này sang chủ thể
khác thì khơng làm tăng vốn điều lệ của cơng ty.
Hiện nay, LĐT 2020 chia hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
thành hai hình thức chính căn cứ vào việc có làm thay đổi vốn điều lệ của doanh
nghiệp hay không. Theo quy định tại Điều 25 LĐT 2020 thì NĐTNN có thể góp
vốn vào TCKT (làm tăng vốn điều lệ của công ty) (1) và mua cổ phần, phần vốn
góp của TCKT (khơng làm tăng vốn điều lệ của cơng ty) (2).
1.2.2.1. Góp vốn vào tổ chức kinh tế
LĐT 2020 quy định NĐTNN có thể góp vốn vào TCKT theo ba hình thức
sau29:

- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của CTCP.
- Góp vốn vào cơng ty TNHH, CTHD.
- Góp vốn vào TCKT khác khơng thuộc 2 trường hợp trên.
Thứ nhất, mua cổ phần phát hành lần đầu và cổ phần hành hành thêm của
CTCP.
Đây là hình thức mua cổ phần do CTCP phát hành, cổ phần là phần vốn của
cơng ty và CTCP có thể phát hành cổ phần để kêu gọi vốn đầu tư30. NĐTNN có
thể mua cổ phần từ CTCP khi CTCP chào bán cổ phiếu riêng lẻ, chào báo cổ phiếu
ra đại chúng hoặc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhưng số lượng cổ
phiếu dự kiến chào bán không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên
mua đăng ký mua hết31. Đối với hình thức này hoạt động của NĐTNN sẽ góp vốn
trực tiếp vào CTCP, vốn điều lệ của CTCP tăng và CTCP sẽ có thêm nguồn vốn
để hoạt động. Khi này, NĐTNN sẽ trở thành một cổ đông mới của công ty. Hoạt
động đầu tư mua cổ phần theo hình thức này mang tính chất như hoạt động đầu tư

Khoản 1 Điều 25 LĐT 2020.
Theo quy định tại Điều 111 LDN 2020 thì chào bán cổ phần (phát hành cổ phần) là việc công ty
tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ. CTCP có thể chào
bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, chào bán cổ phần riêng lẻ và chào bán cổ phần đại chúng

31
Khoản 3 Điều 124 LDN 2020:
“Trường hợp số lượng cổ phần dự kiến chào bán không được cổ đông và người nhận
chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì Hội đồng quản trị có quyền bán số cổ phần được
quyền chào bán cịn lại cho cổ đơng của cơng ty và người khác với điều kiện không thuận lợi hơn
so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đơng có chấp
thuận khác hoặc pháp luật về chứng khốn có quy định khác”
29
30

14


góp vốn. Kết quả của hình thức này là nhà đầu tư phát sinh tư cách cổ đông công
ty, CTCP tăng vốn điều lệ.
Thứ hai, góp vốn vào cơng ty TNHH, CTHD.
Tương tự như việc mua cổ phần do CTCP phát hành, việc góp vốn vào cơng
ty TNHH, CTHD sẽ làm tăng vốn điều lệ của công ty và công ty sẽ có thêm nguồn
vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong khi đó, NĐTNN sẽ trở
thành thành viên công ty TNHH, thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn
của CTHD.
Thứ ba, góp vốn vào các TCKT khác không thuộc hai trường hợp trên.
Đây là quy định mang tính chất dự phịng của LĐT 2020, theo đó việc góp
vốn khơng chỉ giới hạn trong CTCP, công ty TNHH và CTHD. Quy định này phục
vụ cho các trường hợp xuất hiện loại hình TCKT mới, khi đó cơ quan đăng ký đầu
tư vẫn có cơ sở pháp lý để ban hành văn bản dưới luật để điều chỉnh việc góp vốn
vào TCKT mới, tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho hoạt động góp vốn vào
TCKT của NĐTNN.
1.2.2.2. Mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế
Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 LĐT 2020 NĐTNN có thể mua cổ phần,

phần vốn góp của TCKT thơng qua bốn hình thức sau:

- Mua cổ phần của CTCP từ cổ đông.
- Mua phần vốn góp của thành viên cơng ty TNHH để trở thành thành viên
của cơng ty TNHH.

- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong CTHD để trở thành thành
viên góp vốn của CTHD.

- Mua phần vốn góp của thành viên TCKT khác không thuộc các trường hợp
trên.
Thứ nhất, mua cổ phần từ cổ đông của CTCP.
Cổ đông là chủ thể sở hữu cổ phần của CTCP, theo quy định của LDN 2020
thì cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần trừ một số trường hợp bị hạn
chế32. Do đó, NĐTNN hồn tồn có quyền nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ
đông của CTCP. Mua cổ phần từ cổ đông công ty sẽ không gây tác động đến tổng
số vốn điều lệ mà chỉ thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông. Trong hầu hết
các trường hợp hoạt động của NĐTNN mua cổ phần từ cổ đông công ty sẽ dẫn đến
sự thay đổi danh sách cổ đông công ty (trừ trường hợp NĐTNN đang là cổ đông

32
Khoản 1 Điều 127 LDN 2020: “Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định
tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ cơng ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Trường hợp Điều lệ cơng ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có
hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng”

15


và thực hiện mua một phần cổ phần mà cổ đơng khác đang sở hữu thì hoạt động

này chỉ dẫn đến sự thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần mà không thay đổi danh sách cổ
đông công ty). Kết quả của hình thức đầu tư mua cổ phần này là vốn điều lệ của
công ty không đổi, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông công ty thay đổi, danh sách
cổ đơng cơng ty có thể thay đổi hoặc khơng.
Thứ hai, mua phần vốn góp của thành viên công ty TNHH để trở thành thành
viên của công ty TNHH.
Phần vốn góp là tài sản mà thành viên cơng ty đã góp hoặc cam kết sẽ góp
vào cơng ty TNHH và đây là một phần vốn điều lệ của cơng ty TNHH. NĐTNN
có thể nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên cơng ty TNHH để trở
thành thành viên cơng ty TNHH. Tương tự như hình thức mua cổ phần từ cổ đông
của CTCP, khi mua phần vốn góp của thành viên cơng ty TNHH thì vốn điều lệ
của công ty TNHH sẽ không thay đổi, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên sẽ
thay đổi và số lượng thành viên của cơng ty TNHH có thể thay đổi hoặc không.
LĐT 2020 không giới hạn việc mua phần vốn góp tại cơng ty TNHH một thành
viên hay cơng ty TNHH hai thành viên trở lên, do đó trong trường hợp việc mua
phần vốn góp của NĐTNN làm thay đổi số lượng thành viên cơng ty TNHH thì
cơng ty phải thực hiện các thủ tục cần thiết để thay đổi loại hình doanh nghiệp sao
cho phù hợp với số lượng thành viên.
Thứ ba, mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong CTHD để trở thành
thành viên góp vốn của CTHD.
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 187 LDN 2020 thì thành viên góp
vốn trong CTHD có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác,
NĐTNN có thể nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn để trở
thành thành viên góp vốn trong CTHD.
Đối với việc nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hợp danh,
Điều 25 LĐT 2020 khơng quy định việc mua phần vốn góp của thành viên hợp
danh để trở thành thành viên hợp danh của CTHD. Điều này có thể giải thích rằng
CTHD là loại hình cơng ty đối nhân, cơng ty thành lập và hoạt động dựa trên uy
tín, mối quan hệ gần gũi giữa thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh phải là
cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của cơng

ty. Vì vai trò và ý nghĩa quan trọng của thành viên hợp danh trong công ty nên
pháp luật doanh nghiệp quy định theo hướng hạn chế quyền chuyển nhượng phần
vốn góp của thành viên hợp danh. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 180
LDN 2020: “Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc tồn bộ
phần vốn góp của mình tại cơng ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự
chấp thuận của các thành viên hợp danh cịn lại”. Về mặt logic, ta có thể suy luận
16


ngược lại rằng, thành viên hợp danh có thể chuyển nhượng một phần hoặc tồn bộ
phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự chấp
thuận của các thành viên hợp danh còn lại. Đồng thời, LDN 2020 cũng có quy định
cho phép tiếp nhận thành viên hợp danh mới33. LĐT 2020 không ghi nhận mua
phần vốn góp của thành viên hợp danh trong CTHD là một hình thức để nhà đầu
tư mua phần vốn góp trong TCKT. Quy định pháp luật khắt khe và mối liên kết
chặt chẽ với cách thành viên khác khiến việc đầu tư mua phần vốn góp của thành
viên hợp danh của CTHD rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên, theo tinh thần của Hiến pháp
2013, mọi người đều có quyền tự do kinh doanh trong ngành, nghề mà pháp luật
không cấm, cho nên nhà đầu tư (bao gồm cả NĐTNN và NĐTTN) vẫn có thể mua
phần vốn góp của thành viên hợp danh để trở thành thành viên hợp danh khi đáp
ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật. Hoạt động mua vốn góp này khơng
được xem là hoạt động đầu tư mua phần vốn góp theo LĐT 2020, vấn đề đặt ra là
nên điều chỉnh hoạt động đầu tư này theo cơ chế nào. Thiết nghĩ, dù hiếm gặp
nhưng trường hợp mua phần vốn góp của thành viên hợp danh vẫn có thể xảy ra
trên thực tế, do vậy vẫn cần có quy định để điều chỉnh hình thức đầu tư này hay
nói cách khác LĐT 2020 vẫn nên cơng nhận đây là một hình thức đầu tư mua phần
vốn góp34.
Thứ tư, mua phần vốn góp của thành viên TCKT khác khơng thuộc các
trường hợp trên.
Tương tự như quy định tại phần góp vốn vào TCKT. Quy định này mang tính

chất dự phịng trong trường hợp NĐTNN mua phần vốn góp của thành viên TCKT
khác khơng thuộc các loại hình doanh nghiệp đang được quy định trong LDN 2020.
1.3. Pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư thành lập doanh nghiệp và
góp vốn vào doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài
1.3.1. Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư thành lập doanh
nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài
Hiện nay, hoạt động đầu tư thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh
nghiệp của NĐTNN được điều chỉnh bởi hai nguồn luật chính là pháp luật quốc
gia Việt Nam và các điều ước quốc tế (ĐƯQT) mà Việt Nam là thành viên.
Đối với pháp luật Việt Nam, LĐT 2020, LDN 2020 và các văn bản dưới luật
hướng dẫn chi tiết như Nghị định 31/2021/NĐ – CP, Nghị định 01/2021/NĐ – CP,
Thông tư 01/2021/TT – BKHĐT là các văn bản luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động
đầu tư vào Việt Nam của NĐTNN. LĐT 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ – CP
Khoản 1 Điều 186 LDN 2020: “Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành
viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.”
34
Phạm Cẩm Tú, tlđd, tr. 37 – 38.
33

17


được ban hành đóng vai trị chủ chốt trong việc đưa ra các điều kiện tiếp cận thị
trường, thủ tục đầu tư mà NĐTNN phải đáp ứng để hoàn thành việc đầu tư theo
hai phương thức trên. LDN 2020, Nghị định 01/2021/NĐ – CP và Thông tư
01/2021/TT – BKHĐT là các văn bản quy định việc thành lập, tổ chức quản lý,
giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp. Ngoài các văn bản trên, hoạt
động đầu tư vào Việt Nam của NĐTNN còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật
chuyên ngành, chẳng hạn, khi NĐTNN muốn đầu tư vào dự án nhà ở thương mại,
cần xem xét thêm các điều kiện chuyên biệt của Luật đất đai 2013, Luật kinh doanh

bất động sản 2014, Luật nhà ở 2014 và những văn bản hướng dẫn để tránh bỏ sót
các điều kiện bổ sung phải đáp ứng để hồn tất thủ tục đầu tư tại Việt Nam.
Đối với các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên, dưới tốc độ tự do hoá và mở
cửa thị trường tại Việt Nam, các ĐƯQT về đầu tư giữa Việt Nam và các quốc gia
hoặc các tổ chức quốc tế ngày càng gia tăng. Một số ĐƯQT giữa Việt Nam và
WTO như Hiệp định chung về thương mại hàng hoá, dịch vụ, Hiệp định các biện
pháp đầu tư có liên quan đến thương mại được xem như một nền tảng cơ bản để
xây dựng quy chế pháp lý về đầu tư cho NĐTNN tại Việt Nam. Thông qua các
Hiệp định này, các nguyên tắc đối xử bình đẳng cho NĐTNN và NĐTTT được thể
chế hố thành những quy định mang tính bắt buộc đối với những quốc gia thành
viên tham gia. Cốt lõi của các Hiệp định trong khuôn khổ WTO là cơ sở để Việt
Nam ký kết hàng loạt các ĐƯQT khác trong lĩnh vực đầu tư35.
1.3.2. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hoạt động đầu tư thành
lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài
Trong lĩnh vực tư pháp quốc tế, xung đột pháp luật có thể hiểu là một hiện
tượng pháp lý trong đó có hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác
nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng
có yếu tố nước ngồi36. Theo đó, ĐƯQT sẽ được ưu tiên áp dụng hơn so với pháp
luật trong nước, trừ Hiến Pháp37. Nguyên tắc này cũng được LĐT 2020 ghi nhận38,
điều này thể hiện sự minh bạch trong cam kết thực hiện các ĐƯQT mà Việt Nam
là thành viên. Như vậy, ĐƯQT được xem là nguồn luật có giá trị cao nhất khi chứa
đựng các quy phạm điều chỉnh hoạt động đầu tư của NĐTNN thông qua thành lập
doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, nguyên tắc
này vẫn tồn tại một ngoại lệ, trong trường hợp các quy định của ĐƯQT về đầu tư

Tăng Mỹ Ngân, tlđd, tr. 10 – 11.
/>truy cập ngày 07/05/2023
37
Khoản 1 Điều 6 Luật ĐƯQT 2016
38

Khoản 5 Điều 5 LĐT 2020
35
36

18


của NĐTNN trái với các quy phạm pháp luật trong Hiến pháp Việt Nam thì Hiến
pháp sẽ là văn bản có giá trị áp dụng cao nhất.
Trong trường hợp có sự quy định khác nhau giữa văn bản pháp luật trong
nước về lĩnh vực đầu tư thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp thì
sẽ được giải quyết sau các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, ưu tiên áp dụng pháp luật đầu tư.
Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 4 LĐT 2020 thì trong trường hợp có sự
khác nhau giữa LĐT 2020 và luật khác được ban hành trước ngày LĐT 2020 có
hiệu lực thi hành về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện trình tự; thủ tục đầu tư kinh doanh, bảo đảm đầu tư thì ưu tiên
áp dụng LĐT 2020 trừ các trường hợp sau:

- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đầu tư, thực hiện dự án; pháp luật điều chỉnh
hợp đồng dự án; bảo đảm đầu tư, cơ chế quản lý vốn nhà nước áp dụng trực tiếp
cho dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện theo quy định của
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

- Việc triển khai dự án đầu tư xây dựng, nhà ở, khu đô thị thực hiện theo quy
định của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sau khi đã
được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh
chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư.

- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định

của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Dầu khí.

- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện đầu tư kinh doanh, hoạt động về
chứng khoán và thị trường chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán.
Thứ hai, ưu tiên áp dụng các văn bản luật được ban hành sau.
Nguyên tắc này được áp dụng khi các văn bản pháp lý có cùng hiệu lực pháp
luật do một cơ quan nhà nước ban hành, trong trường hợp khơng có ngun tắc
giải quyết xung đột pháp luật nào khác được áp dụng thì văn bản được ban hành
sau sẽ có hiệu lực ưu tiên so với các văn bản được ban hành trước đó. Theo quy
định này, nếu LDN 2020 và LĐT 2020 có sự quy định khác biệt về hoạt động đầu
tư của NĐTNN so với LDN 2014, LĐT 2014 thì LDN 2020 và LĐT 2020 sẽ được
áp dụng để điều chỉnh.
Thứ ba, ưu tiên áp dụng các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Thứ bậc của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam được quy định
tại Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (LBHVBQPPL 2015).
Theo nguyên tắc này, một vấn đề được quy định ở nhiều văn bản pháp lý khác
nhau thì văn bản có giá trị pháp lý cao hơn sẽ được áp dụng để điều chỉnh. Chẳng
19


×