Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Hoạt động của hải quan trong đấu tranh phòng chống tội vận chuyển mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố hồ chí miinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.46 MB, 83 trang )

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUÝ THẮNG

HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG
TỘI VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT

Chuyên ngành : Luật hình sự

Mã số

TaUONG ALHQC LUAT TPHCM

: 60.38.40

TT TT-Thư viện
II
ĐH

TP.HCM

mrmitcrn.Tuiri| |lIÚT II

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THÀNH DƯƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009




BANG CAC CHU VIET TAT TRONG LUAN VAN

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

PLTCDTHS

: Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự

QLNN

: Quản lý nhà nước

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

XNK

: Xuất khẩu, nhập khẩu
: Xuất cảnh, nhập cảnh

XNC



MO DAU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ,

làm suy thối nịi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
Trong những năm gần đây nạn lạm dụng ma tuý có xu hướng gia tăng, các

đối tượng phạm tội về ma tuý ngày càng có nhiều thủ đoạn hoạt động tỉnh vi, xảo
quyệt, đặc biệt các hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý qua biên

giới và các hành vi khác liên quan đến ma tuý xảy ra trong địa bàn hoạt động hải

quan đang diễn biến phức tạp, nghiêm trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ được coi là địa bàn tiêu thụ ma tuý mà
còn là địa bàn hoạt động và trung chuyển ma tuý đi các nước của các cá nhân, tổ

chức buôn lậu ma tuý. Đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép ma tuý
luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, là nhiệm vụ

của nhiễu cơ quan hữu quan, trong đó Hải quan được xem là lực lượng nòng cốt
ngăn chặn tội phạm ma tuý ngay tại biên giới, không để ma túy thâm nhập vào
nội địa và đi ra nước ngoài. Đây là một cuộc đấu tranh thầm lặng, nhưng cực kỳ

khó khăn, phức tạp, quyết liệt và lâu dài, đối tượng phạm tội ma tuý với những
thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, chúng ln lợi dụng những sơ hở trong chính sách
xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh để vận chuyển ma túy qua đường hàng
không, đường biển, bưu điện quốc tế và các địa bàn hoạt động hải quan khác,

tránh sự kiểm tra, phát hiện của cơ quan Hải quan. Mặc dù đã áp dụng nhiễu biện

pháp đấu tranh, phòng chống, nhưng do tác động của nhiễu yếu tố và tính phức
tạp của cuộc đấu tranh nên hiệu quả phát hiện các hành vi vận chuyển, mua bán

ma tuý qua địa bàn hoạt động hải quan tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa cao. Vì
vậy, việc phịng ngừa, đấu tranh với các hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép

ma tuý qua địa bàn hoạt động của hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
thực sự là một trong những yêu cầu hết sức cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và
thực tiễn. Xuất phát từ những luận giải trên, học viên mạnh dạn chọn nghiên cứu


để tài: “ Hoạt động của Hải quan trong đấu tranh phòng, chống tội vận chuyển,
mua bán trái phép chất ma tuý trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Tình hình nghiên cứu

Vắn đề tội phạm ma túy và phòng ngừa, đầu tranh tội phạm vận chuyển, mua
bán trái phép ma túy đã có nhiều sách báo, bài viết, cơng trình nghiên cứu của các
cá nhân, tập thể, của các cơ quan chức năng như: “ Đầu tranh phòng, chống các
tội phạm về ma túy do người chưa thành niên thực hiện tại Thành phố Hồ Chí
Minh” của Trần Trọng Dũng, đề tài thạc sĩ luật học, năm 1998; “ Đấu tranh phòng

chống tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tại Thành phố Hồ Chí Minh” của

tác giả Huỳnh Cao Minh, đề tài thạc sĩ luật học; “ Đấu tranh phòng, chống tội mua
bán trái phép chất ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Doan

Thị Ngọc Hà. Các để tài, cơng trình nghiên cứu, bài viết, tài liệu trên đã để cập


nghiên cứu một cách hệ thống, toàn điện về mặt lý luận về tội phạm ma tuý và

đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý, nhưng chưa để cập cụ thể đến cơng tác
đấu tranh, phịng chống tội vận chuyển, mua bán trái phép ma tuý trên địa bàn

Thành phố Hơ Chí Minh của cơ quan Hải quan với tư cách là một chủ thể phòng
ngừa đặc biệt- vừa là cơ quan

quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan, vừa là

cơ quan được giao nhiệm vụ. tiến hành một số hoạt động điều tra. Vì vậy, để tài
được kế thừa những giá trị khoa học của các công trình đã được nghiên cứu.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Việc nghiên cứu của để tài nhằm làm rõ những vấn để lý luận khoa học về
phòng ngừa tội phạm nói chung và phịng ngừa tội vận chưyển, mua bán ma tuý

qua biên giới nói riêng; hệ thống chủ thể phịng ngừa; tìm hiểu thực trạng tội

phạm vận chuyển, mua bán trái phép ma tuý và công tác đấu tranh phịng, chống
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của lực lượng Hải quan; đưa ra một số để
xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh tội vận chuyển,

mua bán ma tuý qua địa bàn hoạt động hải quan tại Thành phố Hồ Chí Minh
trong thời gian tới.

Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của để tài là:



- Nghiên cứu làm rõ lý luận về phòng ngừa tội vận chuyển, mua bán trái
phép ma tuý .
- Nghiên cứu thực trạng tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép ma tuý

và công tác phát hiện, bắt giữ và xử lý tội phạm mua bán, vận chuyển ma tuý trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của lực lượng Hải quan.

- Dé xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống tội
vận chuyển, mua bán trái phép ma tuý qua địa bàn hoạt động hải quan tại Thành

phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của để tài
Đối tượng nghiên cứu của để tài là các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh
tội vận chuyển,

mua bán trái phép ma tuý qua địa bàn hoạt động hải quan của

Cục Hải quan Thành phố Hô Chí Minh từ năm 2006 đến năm 2008, với tư cách là

một chủ thể đặc biệt.
5. Phương pháp nghiên cứu của để tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng
duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam làm cơ sở, phương pháp luận cho việc nghiên cứu; sử
dụng việc khảo sát tình hình tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép ma tuý và

thực trạng phát hiện, điều tra loại tội phạm này tại Thành phố Hồ Chí Minh của

lực lượng Hải quan làm cơ sở thực tiễn.


Quá trình nghiên cứu để tài còn kết hợp các phương pháp nghiên cứu tổng
kết kinh nghiệm, thống kê, phân tích, tổng hợp, trực tiếp khảo sát, quan sát thực

tế, trao đổi lấy ý kiến chuyên gia, so sánh thông qua các báo cáo tổng kết công
tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép ma tuý hàng năm của ngành

Hải quan và của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa của để tài
Đề tài là tài liệu tổng kết thực tiễn, tình hình phát hiện, đấu tranh với tội
phạm mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý qua địa bàn hoạt động hải quan tại


Thanh phố Hồ Chí Minh; nó bổ sung làm phong phú về mặt lý luận đối với cơng
tác phịng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này.
Những kiến nghị, giải pháp của để tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cơng
tác phịng ngừa, phát hiện, xử lý tội vận chuyển, mua bán ma tuý qua địa bàn

hoạt động hải quan của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đâu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động phòng ngừa tội phạm vận chuyển,

mua bán trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan

Chương 2: Hoạt động thực tiễn của cơ quan Hải quan trong đấu tranh
phòng, chống tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy và một số giải pháp
nâng cao hiệu quả đấu tranh, phịng ngừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.



CHUONG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHAM VAN

CHUYỂN, MUA BÁN TRAI PHEP CHAT MA TUY CUA CO QUAN
HAI QUAN
1.1. Nhận thức chung về tội phạm ma túy

1.1.1. Khái niệm tội phạm ma túy
Tội phạm về ma tuý là những tội phạm liên quan đến ma tuý. Mỗi nước có
những quy định riêng về tội phạm liên quan đến ma tuý. Có quốc gia quy định việc
sử dụng ma tuý trái phép là tội phạm, có quốc gia cho rằng hành vi sử dụng ma tuý
là tệ nạn, Nhà nước chỉ xử lý hành chính và bắt buộc cai nghiện. Có quốc gia quy
định hành vi “rửa tiền” do bn lậu ma t mà có là tội phạm nằm trong nhóm các
tội phạm ma tuý, có nước lại không quy định điều này. Nhưng với hành vi mua bán,
vận chuyển trái phép ma túy thì hầu hết tất cả các quốc gia đều quy định là tội

phạm và bị xử lý nghiêm khắc.
Công ước quốc
quy định: “ Tội phạm
hàng, phân phối, mua
hoặc tàng trữ các loại

tế năm 1988 về chống buôn bán các chất ma tuý, hướng thân
ma tuý là hành vi cố ý sản xuất, chiết xuất, pha chế, chào
bán, trao đổi, tàng trữ ma t dưới bất kì hình thức nào, trồng
cây có chất ma tuý hoặc hướng thân một cách trái phép, tổ

chức, chỉ đạo hoặc tài trợ cho những hành vi phạm tội đó, chuyển đổi hoặc chuyển
giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu được từ hành vi phạm tội về ma tuý”.


Ma túy và tội phạm ma túy được quy định tại các cơng ước kiểm sốt ma túy

quốc tế của Liên hiệp quốc. Điều 3 Công ước quốc tế về chống buôn bán, vận

chuyển trái phép các chất ma túy ( Công ước 1988) quy định: Căn cứ vào điều kiện
pháp luật của nước mình, các quốc gia thành viên của Cơng ước quốc tế có trách
nhiệm hình sự hóa các hành vi sau đây:

- Sản xuất, điều chế, chiết xuất, pha chế, chào hàng, phân phi, tàng trữ, mua

bán, trao đổi dưới bất cứ hình thức nào như môi giới, gửi, quá cảnh, vận chuyển,

nhập khẩu, xuất khẩu ma túy và các chất hướng thần trái quy định;

- Trồng thuốc phiện, cần sa, cây cô ca với mục đích sản xuất trái phép chất
ma túy;
- Chao hang, nhận lời chào hàng có chứa các chất ma túy;
- Điều chế, vận chuyển hay cung cấp phương tiện, nguyên liệu hoặc các chất
ma túy, chất có chứa ma túy mà biết rõ những chất đó được sử dụng để trồng trọt,
sản xuất, điều chế trái phép các chất ra túy hoặc các chất hướng thần;


- Chuyển đổi hoặc chuyển nhượng tài sản khi biết tài sản đó có được từ

bn bán ma t hoặc những chất hướng thân hay tham gia hoặc thông đồng với
tội phạm ma tuý;

- Có ý định giúp đỡ và xúi giục, dụ dỗ, tạo điều kiện và tư vấn cho việc
thực hiện bất kỳ tội phạm nào được quy định theo Công ước;


- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, biển thủ các chất ma túy.

Công ước quốc tế quy định: Các nước tham gia Công ước Quốc tế không coi

tội phạm ma túy là tội phạm chính trị hoặc có động cơ chính trị!. Đối với người
nghiện ma túy, không coi là tội phạm và không áp dụng hình phạt đối với họ. Trong
trường hợp người nghiện ma túy phạm các tội khác thì sau khi thi hành Km phạt tù,
cần áp dụng chế độ cai nghiện bắt buộc đối với họ.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nước có quy định tội phạm về ma túy

trong Luật hình sự hoặc Pháp lệnh về kiểm sốt ma túy. Có rất nhiều tội danh được
quy định, nhưng pháp luật các nước thường tập trung quy định một số hành vi sau:
- Tội trồng trái phép chất ma túy

~ Tội sản xuất, mua bán, tàng trữ, xuất nhập, vận chuyển trái phép các chất

ma túy được quy định ở hầu hết các nước song với khung hình phạt khác nhau,
nhưng hầu hết các nước đều quy định hình phạt nghiêm khắc đối với loại tội phạm

này.

:

Tóm lại, do đặc điểm tình hình ma túy mỗi nước khác nhau hên việc quy

định về tội phạm ma túy cũng khác nhau, nhưng nhìn chung các nước đều quy định
:
các hành vỉ sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.


Ở nước ta đã có một thời gian dài, từ năm 1945 đến năm 1985 không quy

định tội phạm về ma túy thành một tội riêng trong pháp luật hình sự, lần đầu tiên
BLHS năm 1985 quy định một tội về ma túy. Qua quá trình hoàn thiện, nhằm đáp
ứng yêu cầu đấu tranh chống tội phạm về ma túy trong tình hình mới BLHS năm
1999 Nước Cộng hồ XHCN Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000
quy định tội phạm về ma tuý tại chương XVIII gồm 10 tội, từ Điều 192 đến Điều

201. Bao gồm:

! Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(1997), Quyết định số 798 ngày
01/9/1997 về việc tham gia với danh nghĩa Nhà nước 3 Cơng ước của Liên hiệp quốc về
kiểm sốt ma túy, Pháp luật về các chất ma túy, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr85.


- TOi trong cay thudc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy (Điều
192)

~ Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 193).
~ Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
(Điều 194).
~ Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc
sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 195).
~ Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng
vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 196).
~ Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197).
~ Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 198).
~ Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 199).
- Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều


200).

~ Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất
ma túy khác (Điều 201).
1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm ma tuý

Tội phạm về ma tuý là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại

chương XVII của Bộ luật hình sự năm 1999, do người có năng lực trách nhiệm hình

sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước về
các chất ma tuý, các tiền chất để sản xuất chất ma tuý và những hoạt động liên quan
trực tiếp đến quá trình quản lý, sử dụng các chất ma tuý và các tiền chất đó.

Khách thể của các tội phạm về ma tuý:

Ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần do Nhà nước độc quyển quản lý.

Nghiêm cấm việc trồng cây thuốc phiện và các loại cây khác có chất ma tuý.
Nghiêm cấm các hoạt động sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chiếm đoạt, sử

dụng các chất ma tuý cũng như các tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất

ma tuý. Điều 61 Hiến pháp Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992 quy định:
*,.„ Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc
phiện và các chất ma tuý khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và
chữa các bệnh xã hội nguy hiểm”. Việc nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận

chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập


khẩu, xuất khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây


nghiện, thuốc hướng thân phải được quản lý chặt chế theo quy định của pháp
luật.

Theo quy định vẻ việc quản lý thống nhất xuất, nhập khẩu thuốc và nguyên

liệu làm thuốc chữa cho người bệnh thì việc xuất, nhập khẩu thuốc và nguyên liệu
làm thuốc có chất độc, có chất gây nghiện, thuốc gây mê và thuốc tâm thân do Bộ Y

tế chọn đơn vị, tổ chức để giao nhiệm vụ. Nghị quyết số 06/ CP ngày 29 tháng 01

năm 1993 của Chính phủ quy định: Bộ Y tế có trách nhiệm xác định các loại thuốc
và phương pháp cai nghiện, quản lý việc sử dụng thuốc phiện và các chất ma tuý
khác vào sản xuất dược phẩm và nghiên cứu khoa học theo quy định của Nhà nước.
Vì vậy, các tội phạm về ma tuý xâm phạm chế độ độc quyền quản lý của Nhà

nước ta về các chất ma tuý.
Mặt khách quan của các tội phạm về ma tuý:

Các tội phạm về ma tuý thể hiện trong năm nhóm hành vi sau:
- Trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chất ma tuý;
- Các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý;
chiếm đoạt chất ma tuý; tổ chức sử dụng, chứa chấp việc sử dụng, cưỡng bức, lôi
kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý;
- Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản
xuất trái phép chất ma tuý;


- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào

việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý;
- Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc
các chất ma tuý khác.
Đối tượng tác động của tội phạm là chất ma tuý như thuốc phiện, hêrôin,
côcain, cần sa... và các tiền chất để sản xuất ra chất ma tuý. Muốn xác định là chất
ma tuý hoặc tiền chất gì thì phải tiến hành trưng câu giám định.

Chủ thể của các tội phạm về ma tuý:
Chủ thể của tội phạm là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ
tuổi theo luật quy định.

Trong 10 tội về tội phạm ma tuý được quy định trong Bộ luật hình sự, chỉ có
tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý (Điều 192) và
tội sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 199) là tội phạm nghiêm trọng nên chủ thể
của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có 8 tội luật quy định là rất nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng nên chủ thể của tội phạm là người từ đủ 14 tuổi trở lên.


Ngoài ra, chủ thể của tội phạm vi phạm vẻ quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc
các chất ma tuý khác (Điều 201) là người có trách nhiệm trong công tác này.
Mặt chủ quan của các tội phạm về ma túy:

Người thực hiện các tội phạm về ma túy là do lỗi cố ý.
Hình phạt của các tội phạm về ma tuý:

Tội phạm về ma tuý được coi là những tội phạm nghiêm trong, đặc biệt
nghiêm trọng nên hình phạt rất nghiêm khắc. Có 3 tội, mức hình phạt là tù chung
thân hoặc tử hình; có 3 tội, hình phạt tù 20 năm hoặc chung thân; có một tội, mức

hình phạt tù đến 15 năm; có 3 tội, mức hình phạt nhẹ hơn. Ngồi ra, trong từng tội
cịn quy định hình phạt bổ sung là phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản;
bị cấm đảm nhiệm những chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ một
năm đến năm năm; quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. _ ' '

1.1.3. Đặc điểm pháp lý của tội mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý

Tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý là hai tội danh được quy định
trong Điều 194 Bộ luật hình sự, gồm bốn tội danh.
Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma tuý:

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm

đến mười lăm năm:
a. Có tổ chức;

b. Phạm tội nhiều lần;

c. Lợi dụng chức vụ, quyền han;

d. Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ. Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

e. Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;
ø. Nhựa thuốc phiện, nhựa cân sa hoặc cao cơca có trọng lượng từ năm trăm
gam đến dưới một kilơgam;
h. Hêrơin hoặc cơcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;


¡. Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cơca có trọng lượng từ mười kilôgam
đến dưới hai mươi lăm kilôgam;
k. Quả thuốc phiện khơ có trọng lượng từ năm mươi kilơgam đến dưới hai
trăm kilôgam;


10

1. Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi
kilôgam;

m. Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới

một trăm gam;

n. Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm

mươi mililít;
ò. Có từ hai chất ma t trở lên mà tổng số lượng của hai chất đó tương
đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm
n khoản 2 Điều này;

p. Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười

:
lăm năm đến hai mươi năm:
a. Nhựa thuốc phiện, nhựa cân sa hoặc cao cơca có trọng lượng từ một

kilơgam đến dưới năm kilơgam;
b. Hêrơin hoặc cơcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm

gam;

c. Lá, hoa, quả cây cân sa hoặc lá cây cơca có trọng lượng từ hai mươi lam
kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilơgam;
d Quả thuốc phiện khơ có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm
kilôgam;

đ. Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilơgam đến dưới một

trăm năm mươi kilôgam;

e. Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới

ba trăm gam;
ø. Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililit đến dưới bảy
trăm năm mươi mililit;

h. Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của hai chất đó tương

đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm
g khoản 3 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi

năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a. Nhựa thuốc phiện, nhựa cẩn sa hoặc cao cơca có trọng lượng từ năm

kilơgam trở lên;

b. Hêrơin hoặc cơcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;


11

c. Lá, hoa, quả cây cân sa hoặc lá cây cơca có trọng lượng từ bảy mươi lăm
kilơgam trở lên;
d. Quả thuốc phiện khơ có trọng lượng từ sáu trăm kilơgam trở lên;
đ. Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở
lên;

e. Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;
ø. Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililit trở lên;

h. Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của hai chất đó tương

đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm
ø khoản 4 Điều này;
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm
triệu đồng, tịch thu một phân hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý là các hành vi cụ thể như sau:

- Mua bán trái phép chất ma tuý là hành vi mua, bán hoặc vận chuyển, tàng

trữ chất ma tuý để bán lại bất hợp pháp.


~ Vận chuyển trái phép chất ma tuý là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất
ma tuý từ nơi này đến nơi khác dưới bất kì hình thức nào mà khơng nhằm mục đích
mua bán.

Khách thể của tội phạm :

Tội phạm xâm phạm chính sách độc quyền quản lý của Nhà nước về chất ma
tuý, trực tiếp là hoạt động mua, bán, vận chuyển các chất ma tuý; xâm phạm trật tự
an toàn xã hội.

Mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội phạm thể hiện trong các nhóm hành vỉ cụ thể sau:
- Vận chuyển trái phép chất ma tuý là hành vi đưa chất ma tuý từ địa điểm
này đến địa điểm khác trái với quy định của Nhà nước. Vận chuyển có thể bằng các
phương tiện khác nhau, trên các tuyến đường khác nhau như: đường bộ, đường sắt,
đường hàng không, đường thuỷ, đường bưu điện. Có thể để chất ma túy trong người
(bỏ vào túi áo, túi quần, buộc vào các bộ phận trên cơ thể con người, nuốt vào bụng,

giấu vào các lỗ tự nhiên trong cơ thể con người); giấu trong hành lý ( trong hành lý

xách tay, ký gửi, trong túi xách, va ly và các đồ vật có trong hành lý như: các lọ,

hộp đựng mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống...); trong phương tiện vận chuyển (máy bay,
ôtô, tàu thuyền ...). Khoảng cách vận chuyển dài hay ngắn, không ảnh hưởng đến

việc định tội. Người vận chuyển ma tuý thuê cho người khác mà biết không nhằm


12


mục đích mua bán, thì đồng phạm về hành vi phạm tội vận chuyển trái phép chất ma
tuý.

~ Mua bán trái phép chất ma tuý, thể hiện các hành vi cụ thể là:
+ Bán trái phép chất ma tuý cho người khác;
+ Mua chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác;

+ Vận chuyển chất ma tuý để bán trái phép cho người khác;
+ Xin chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác;

+ Dùng chất ma tuý để trao đổi, thanh toán... trái phép;
+ Tàng trữ chất ma tuý nhằm bán trái phép;

+ Dùng tài sản (không phải tiền) đem trao đổi, thanh toán... lấy chất ma

tuý để bán lại trái phép cho người khác.

+ Nếu người nào đó có hành vi chào bán trái phép chất ma tuý, thóả thuận

mua bán về giá cả, địa điểm, thời gian để tiến hành việc mua bán thì cấu thành tội
phạm này ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
+ Nếu người phạm tội làm giả chất ma tuý để bn bán, trao đổi thì xem

xét trách nhiệm hình sự vẻ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 139
Bộ luật hình sự. Nếu giám định có hàm lượng chất ma t thì dù tỷ lệ ma tuý thấp

vẫn xử lý đối tượng theo điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma tuý.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm được thực hiện do cố ý trực tiếp.


Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14

tuổi trở lên.
Hình phạt:

Khoản 1, quy định hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Khoản 2, quy định hình phạt tù từ bảy năm đến mười lãm năm thuộc một
trong các trường hợp phạm tội sau đây:
a. Có tổ chức: là từ hai người trở lên cùng cố ý thực hiện tội phạm, có sự phân
công trách nhiệm cụ thể từng người, liên kết chặt chẽ với nhau và quyết tâm thực
hiện tội phạm.

b. Phạm tội nhiều lân: là phạm tội mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý

từ hai lần trở lên nhưng chưa bị truy tố, xét xử trong các lân phạm tội.

c. Loi dụng chức vụ, quyền hạn: là những người theo chức năng, nhiệm vụ

của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội có liên quan trực tiếp đến việc quản lý, tàng


13

trữ, vận chuyển, mua bán chất ma tuý đã tiến hành tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý.

d. Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức: là lợi dụng cơ quan Nhà nước, tổ


chức nhất định có chức năng nghiên cứu, quản lý các chất ma tuý phục vụ y học

hoặc nghiên cứu khoa học để tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma tuý.

đ. Vận chuyển, mua bán qua biên giới: là đưa ma tuý từ Việt Nam ra nước
ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam.
e. Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em: trẻ em là

người dưới 16 tuổi. Trẻ em chỉ phạm tội khi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Các điểm g, h, i, k, j, m, n, o quy định trọng lượng các chất ma tuý.

p. Tái phạm nguy hiểm: là trường hợp người phạm tội trước đây đã bị kết án

về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xố án tích mà

lại phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý.
Hoặc trường hợp đã tái phạm, chưa được xố án tích mà lại phạm tội này.

Khoản 3: quy định hình phạt tù từ mười lãm năm đến hai mươi năm thuộc

một trong các trường hợp phạm tội quy định tại các điểm: a, b, c, d, d, e, g, h vé

trọng lượng chất ma tuý.
Khoản 4: quy định hình phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình
thuộc một trong các trường hợp phạm tội quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h
về trọng lượng các chất ma tuý.

Khoản 5: quy định hình phạt bổ sung, người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền


từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến
năm năm.

1.2. Đặc điểm tội phạm học của tội mua bán, vận chuyển trái phép chất

ma túy qua biên giới

- Đối tượng phạm tội ma túy:

Tình hình tội phạm ma túy nói chung và tội vận chuyển, mua bán trái phép

ma túy qua biên giới nói riêng trong những năm qua đã và đang diễn ra rất phức tạp,

có chiều hướng gia tăng và gây nhiều hậu quả xấu đối với đời sống xã hội. Trong

quá trình đấu tranh với loại tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý qua
biên giới tại TP.HCM trong thời gian qua của lực lượng Hải quan cho thấy các số

đối tượng phạm tội ma túy gồm nhiều thành phần xã hội, quốc tịch, nghề nghiệp, độ


14

tuổi khác nhau. Hoạt động vận chuyển ma túy trái phép qua biên giới diễn ra theo cả

hai chiều xuất và nhập, trong đó xuất 9/14 vụ, nhập 5/14 vụ ( năm 2001-2006), các

vụ việc còn lại của 2 năm 2007-2008 là xuất 5/6 vụ, nhập 1/6 vụ. Ngoài những vụ

đã bắt giữ được tại TP.HCM, theo nguồn tin tir cdc đơn vị chống ma túy của Đài

Loan và Úc, năm 2006 có 3 vụ vận chuyển từ sân bay Tân Sơn Nhat qua Đài Bắc và
20 vụ sang Úc. Các đối tượng phạm tội luôn xem Việt Nam là thị trường tiệu thụ và
trung chuyển ma túy đi nước ngoài như Úc, Đài Loan, Nga, Nhật...
~ Về quốc tịch: Đối tượng phạm tội ma túy đa số là người Việt Nam, song

cũng nhiều quốc tịch khác nhau. Một số Việt kiều ở nước ngồi có thân nhân trong
nước thực hiện việc buôn bán ma túy. Chúng tổ chức buôn lậu ma túy nước ngoài

hoặc vào Việt Nam qua đường bưu điện quốc tế, đường hàng không hoặc viễn

dương. Người Việt Nam, người nước ngồi lợi dụng chính sách mở cửa, phát triển

kinh tế của nước ta để ra vào Việt Nam, coi đây là địa bàn trung chuyển từ Tam
giác Vàng đi các châu lục và là nơi “tẩy rửa” tiền do phạm pháp hay buôn lậu ma

tuý mà có.

Thời gian qua, lực lượng Hải quan và các cơ quan hữu quan đã phát hiện, bắt

giữ nhiều đối tượng là người nước ngoài vận chuyển ma túy từ TP.HCM đi nước
ngoài và từ nước ngoài vào TP.HCM, như: Đối tượng Lương Jasmine, Việt kiều Úc
vận chuyển 1,530 kg hêrôin từ TP.HCM đi Úc (năm 2007); Mạnh Tony, Việt kiều
Úc vận chuyển 1,1kg hêrôin từ TP.HCM đi Úc (năm 2007). Trong thời gian qua nỗi

lên tình trạng người nước ngồi thuê công dân Việt Nam vận chuyển thuê ma túy từ
Việt Nam (có cả TP.HCM) sang Trung Quốc. Trong 14 vụ vận chuyển ma túy từ

năm 2001-2006 đối tượng vận chuyển chủ yếu là Việt kiều (11/14 vụ), có 3 người


nước ngồi, phụ nữ tham gia là 7/14 vụ, có trường hợp trẻ em bị lợi dụng để vận

chuyển (3/14 vụ); riêng 2 năm 2007-2008 đối tượng là việt kiều chiếm 5 /6 vụ việc
đã phát hiện.

~ Về nghề nghiệp: Đối tượng phạm tội mua bán, vận chuyển trái phép chất

ma túy qua địa bàn này thuộc nhiều thành phần khác nhau như hành khách xuất

nhập cảnh với nhiều nghề nghiệp khác nhau, những cá nhân có liên quan đến các
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa hay là tiếp viên hàng không, phi công hoạt động
phạm tội mua bán, vận chuyển ma túy hoặc vận chuyển tiền do buôn bán ma túy mà

có qua biên giới khi đang thực hiện nhiệm vụ như: Thông qua Chiến dịch Gordian,

ngày 31 tháng 3 năm 2008 Ủy ban điều tra tội phạm Úc đã bắt giữ Lại Quốc Việt,


15

phi công trưởng của Việt Nam Airlines sau khi bay tới Sydney, vì bị cáo buộc vì có

liên quan đến đường dây rửa tiền từ ma túy. Lợi dụng việc miễn các thủ tục kiểm tra

hành lý của phi hành đồn để vận chuyển bắt hợp pháp 3,7 triệu đơ la tiền buôn ma
túy ra khỏi Úc về Việt Nam. Khoản tiền trên có nguồn gốc từ nhiều vụ bn bán ma

túy trong năm 2005, 2006 do người Úc gốc Việt thực hiện ở Melbourne va Sydney.
Hay vào tháng 6 năm 2005 viên phi công Trần Văn Đăng của hãng hàng khơng Việt


Nam bị bắt vì âm mưu chuyển lậu 6,5 triệu đô la ra khỏi nước Úc. Qua chiến dịch

này và các vụ việc trên cho thấy nhiều đường dây buôn lậu ma túy tỉnh xảo gửi tiền
buôn bán ma túy từ Úc sang Đơng Nam Á bằng hình thức chuyển ngân điện tử và

đối tượng chuyển tiền mang theo người nhằm rửa tiền một cách nhanh chóng và
hiệu quả.

i

- Về giới tính: Trong những năm qua, đối tượng phạm tội về ma túy ở Việt

Nam nam giới thường nhiều hơn nữ giới, nhưng thời gian gần đây tỷ lệ đối tượng

phạm tội mua bán, vận chuyển ma túy qua địa bàn tại TP.HCM ngày càng gia tăng.

Hầu hết những người bị Hải quan và lực lượng chuyên trách các nước bắt về hành
vi vận chuyển ma túy qua đường hàng không thời gian qua là phụ nữ. Ở TP.HCM

đang có hàng trăm người nước ngồi gốc Phi sống lưu vong. Các đối tượng này tiếp
tục nhằm vào những người phụ nữ ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, có hồn
cảnh khó khăn, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của họ và dùng tiền lôi kéo, biến họ thành
một mắt xích vận chuyển thuê ma túy qua đường hàng không từ Việt Nam hoặc từ
một nước trung gian đến một nước khác dưới hình thức vận chuyển quần áo, hàng

mẫu đi các nước. Như: Ngày 09-02-2009 Hải quan sân bay Sydney (Úc) bắt đối

tượng Nguyễn Thị Tuyết Hồng, đi trên chuyến bay VN 783 từ TP.HCM sang
Sydney mang theo 900gam hêrơin giấu trong giày cao gót. Tiếp đó, ngày 26-02-


2009 Cục chống bn lậu Hải quan Thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) bắt đối
tượng Huỳnh Thị Ngọc Lê, đi trên chuyến bay ZH 9782 từ TP.HCM đến Thẩm
Quyến, mang theo 1,373kg hêrôin. Vụ việc lớn nhất phải kể đến ngày 15-02-2009,

Hải quan Thành phố Thắm Quyến bắt 3 đối tượng Đặng Ngọc Lan, Lê Uyên và Võ

Phương Lam đi trên chuyến bay ZH 9782 từ TP.HCM đi Thâm Quyến, thu 9,974kg
hêrôin. Từ đầu năm 2009 đến nay, các lực lượng chức năng phía Trung Quốc đã bắt

giữ 55 đối tượng người Việt Nam buôn lậu ma túy. Các đối tượng này đã buôn lậu
28kg ma túy các loại, trong đó vụ nhiều nhất là 4,2 kg. Trong số 55 đối tượng bị
phía Trung Quốc bắt giữ, 23 người khai nhận có liên quan đến các đối tượng buôn

bán ma túy gốc Phi tại TP.HCM, 22/23 số người này là phụ nữ. Người dân nhất là


16

phụ nữ trên địa bàn TP.HCM và các địa phương biên giới phải đặc biệt cảnh giác

không để đối tượng người nước ngoài lợi dụng vận chuyển thuê ma túy.

~ Về độ tuổi: Đối tượng phạm tội mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy
qua biên giới với nhiều độ tuổi khác nhau, đa số độ tuổi trên 30 tuổi. Vì lợi nhuận

cao từ việc mua bán, vận chuyển ma túy qua biên giới nên có nhiều đối tượng phạm
tội ở độ tuổi cao. Đối tượng Nguyễn Thị Tuyết Hồng, bị bắt tại Úc vào tháng 2-

2009 đi từ TP.HCM, đã 51 tuổi; đối tượng Huỳnh Thị Ngọc Lê, bị bắt tại Thắm

Quyến ngày 26-02-2009 đi từ TP.HCM, đã ở độ tuổi 46.

- Đặc điểm nhân thân đối tượng: Đối tượng phạm tội mua bán, vận chuyển

trái phép chất ma túy qua biên giới là những người thường xuyên có điều kiện xuất
nhập cảnh như các phi hành đồn, thuyền viên, người du lịch... người Việt Nam

sinh sống ở nước ngoài phạm tội ngày càng nhiều. Những đối tượng này lôi kéo
những người thân của họ cùng tham gia hoạt động phạm tội.

Trong thời gian qua, người Việt Nam lợi dụng việc đi học tập, lao động, định

cư ở nước ngồi tham gia bn bán, vận chuyển ma túy. Do cơng tác kiểm sốt ma

túy của ta cịn những hạn chế nên nhiều người Việt Nam vận chuyển ma túy từ Việt

Nam ra đến nước ngoài mới bị phát hiện. Theo thông tin được chuyển giao từ các

cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc, từ đầu năm 2009 đến nay, các lực lượng
chức năng phía Trung Quốc đã bắt giữ 55 đối tượng người Việt Nam buôn lậu ma
túy, thu giữ 28kg ma túy các loại.

- Các chất ma túy thường gặp trong các vụ phạm tội:

Trong những năm 1996-2000, chất ma túy được các đối tượng phạm tội mua

bán, vận chuyển chủ yếu là thuốc phiện và hêrôin. Những năm gần đây bên cạnh
việc mua bán, vận chuyển số lượng lớn ma túy tổng hợp, thuốc gây nghiện, thuốc

hướng thần thì đã xuất hiện các hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép tiền chất


để sản xuất ma túy với số lượng lớn. Điển hình ngày 23 tháng 5 năm 2007, Hải
quan Bưu điện TP.HCM phối hợp với Đội 3- Cục Điều tra chống buôn lậu và P5C17 kiểm tra 01 lô hàng nghỉ vấn gửi qua đường bưu điện đi Úc tại công ty DHL-

VNPT.Ltd.co, số 04 Phan Thúc Duyệt, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM. Kết
quả thu giữ gần 8 kg Ephedrine, bắt giữ Nguyễn Bá Trí, khám xét khẩn cấp nơi ở
của đối tượng thu giữ thêm gần 8 kg Ephedrine.

Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chỉ cục Hải quan cửa khẩu Tân Sơn Nhất kết

hợp Cục Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy (C17) kiểm tra lô hàng phi mậu dịch tại
kho hàng của sân bay Tân Sơn Nhất số 41 Hậu Giang, Quận Tân Bình, TP.HCM có


17

nguồn gốc nhập khẩu từ Đài Loan. Phát hiện hơn 840.000 viên thuốc tân dược
thuộc danh mục tiền chất ma túy.

1.3. Lý luận cơ bản về phòng ngừa tội phạm vận chuyển, mua bán trái

phép ma túy qua biên giới.
1.3.1. Khái niệm phòng ngừa các tội phạm ma túy

Phòng ngừa tội phạm ma túy là hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức

xã hội, đơn vị vũ trang và công dân nhằm tác động lên những yếu tố là nguyên
nhân, điều kiện thực hiện tội phạm ma túy hoặc là nguồn gốc làm phát sinh những

nguyên nhân và điều kiện của tội phạm ma túy nhằm làm giảm đến mức thấp nhất

.
số vụ phạm tội ma túy và tác hại do tội phạm ma túy gây ra.
Tội phạm ma túy là một hiện tượng xã hội tiêu cực có liên quan đến nguồn

cung cắp chất ma túy và nguồn tiêu thụ các chất ma túy. Giảm nguồn cung cấp ma

túy có nghĩa là làm giảm nguồn trồng các loại cây có chất ma túy, giảm nguồn cung

cấp ma túy, tiền chất từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ làm giảm tội phạm ma túy và
hệ quả của tệ nạn ma túy ở trong nước. Giảm nhu cầu sử dụng ma túy nghĩa là làm

giảm số người lạm dụng ma túy sẽ trực tiếp làm giảm số người tàng trữ, vận
chuyển, mua bán, sản xuất các chất ma túy, từ đó sẽ góp phần từng bước loại trừ tệ
nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội.
Như vậy, phòng ngừa tội phạm ma túy là quá trình kết hợp chặt chẽ hai
nhiệm vụ: làm giảm nguồn cung cấp chất ma túy và làm giảm nhu cầu sử dụng ma

túy. Đây là quá trình thực hiện đồng bộ các biện pháp như tuyên truyền giáo dục để
mọi người hiểu tác hại của ma túy, không sử dụng ma túy, không trồng cây có chất
ma túy; tiến hành các biện pháp cai nghiện ma túy; kiểm soát chặt chế khu vực biên
giới, cửa khẩu ngăn chặn việc vận chuyển chất ma túy, tiền chất từ nước ngồi vào

'Việt nam, kiểm sốt các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; tăng cường hợp

tác quốc tế; xóa bỏ mọi sơ hở, thiếu sót và những điều kiện xã hội làm nảy sinh tội
phạm ma túy.

Như vậy phòng ngừa tội phạm ma túy được tiến hành theo hai hướng cơ bản:

Thứ nhất: Phòng ngừa theo nghĩa hẹp, phòng ngừa xã hội là không để cho tội

phạm ma túy xảy ra bằng cách thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm ma
túy.

Thứ hai: Phòng ngừa theo nghĩa rộng, phòng ngừa nghiệp vụ là phịng ngừa

tội phạm bằng mọi cách khơng để tội phạm ma túy xảy ra, thủ tiêu nguyên nhân,

điều kiện của tội phạm, đồng thời bằng mọi biện pháp làm giảm tình trạng phạm tội


18

ma túy, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm mỉnh các hành vi phạm tội ma túy. Như
vậy, khái niệm phòng ngừa tội phạm ma túy bao hàm cả việc áp dụng các biện pháp

đấu tranh ngăn chặn để tiến tới đây lùi tình trạng phạm tội ma túy .

Phịng ngừa tội phạm là không để tội phạm xảy ra. Đây là phương hướng cơ

bản, quan trọng nhất trong phòng ngừa tội phạm, thể hiện tính nhân đạo, là mong

muốn của xã hội. Mặt khác nguyên nhân của tình trạng phạm tội ma túy mang tính
xã hội, cho nên hoạt động ngừa tình trạng phạm tội ma túy là trách nhiệm của tồn

xã hội. Các biện pháp phịng ngừa tội phạm ma túy phải được thực hiện một cách

đồng bộ trong từng thời gian, từng địa bàn, khu vực, lĩnh vực, từng địa phương và
từng ngành hoặc phạm vi toàn quốc với sự tham gia của các cơ quan nhà nước, các

tổ chức đồn thể và mọi cơng dân.


1.3.2. Chủ thể hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy

Chủ thể phòng ngừa tội phạm ma túy là các tổ chức nhà nước và xã hội, là
các công dân thực hiện chức năng hoạt động có mục đích để loại trừ, hạn chế và
làm suy yếu các quá trình, các hiện tượng và tình huống thuận lợi cho tội phạm ma

túy xảy ra. Để thực hiện hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy có hiệu quả địi hỏi

phải có sự tham gia của nhiều lực lượng, nhiều ngành, của các tổ chức, đồn thể và

của cơng dân tùy theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, cơ quan, tổ
chức và cơng dân. Hoạt động phịng ngừa tội phạm ma túy được tiến hành bởi các

chủ thể sau:

~ Một là, Đảng cộng sản Việt Nam giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong tồn
bộ tiến trình cách mạng trong đó có hoạt động phịng ngừa tội phạm. Với quan điểm
coi ma túy như giặc ngoại xâm, đứng trên tư cách là chủ thể hoạt động phòng ngừa
tội phạm nhưng ở vị trí người lãnh đạo, Đảng đã chỉ đạo cơng tác phịng ngừa tội

phạm ma túy thơng qua việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết về công tác phòng

chống ma túy; quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể đấu tranh

với sự xâm nhập của ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam; Đảng thông qua các cấp
bộ Đảng và từng đảng viên để chỉ đạo các cơ quan nhà nước, tổ chức đồn thể nhân
dân tham gia hoạt động phịng ngừa tội phạm ma túy; các cấp ủy Đảng thường
xuyên nghe báo cáo, kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng ngừa tội phạm để kịp


thời chỉ đạo, uốn nắn nhằm khắc phục những sai sót, khuyết điểm đảm bảo cho hoạt
động phòng ngừa tội phạm ma túy đi đúng hướng và có hiệu quả.

~ Hai là, các cơ quan quyền lực và các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm
Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý kinh



×