Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Mở rộng và bảo đảm quyền của bị can bị cáo chưa thành niên trong bộ luật tố tụng hình sự việt nam 2003 trên cơ sở việt nam gia nhập công ước quốc tế về quyền trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.3 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC LUẬT
HA NOI

KHOA LUẬT
DAI HQC LUND

ĐẠI HỌC LUẬT
TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ THANH TÂM

MỞ RỘNG VÀ BẢO ĐẢM QUYÈN
CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO CHƯA THÀNH NIÊN
TRONG BỘ LUẬT TÔ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 2003
TRÊN CƠ SỞ VIỆT NAM GIA NHẬP
CONG UOC QUOC TE VE QUYEN TRE EM
Chuyén nganh: LUAT QUOC TE VA SO SANH
LUAN VAN THAC Si LUAT HOC
Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. NGUYÊN THÁI PHÚC
GS.TS. PER OLE TRASKMAN

en
e
[llli
iflii
fiffl
d.
moo
Il


N
TITHỘN/ TIN-THUVIỆ

TT Thư viện ĐH Luật TP.HCM

TP. HO CHi MINH, 2009


LOI CAM DOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bồ trong
bắt kỳ cơng trình nào khác

Tác giả

lett

Phan Thj Thanh Tam


MUC LUC
Trang

Chương 1. Những vấn đề cơ bản về quyền và bảo đảm quyền của bị can, bị
cáo là người chưa thành niên trong Tố tụng hình sự Việt Nam
1.1. Quyền và bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên
1.2. Chính sách hình sự nhân đạo đối với bị can, bị cáo là người chưa

thành niên
1.3. Thực trạng các quy định về quyền và bảo đảm quyền của bị can, bị

cáo là người chưa thành niên trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam

Chương 2. Công ước quốc tế về quyền trẻ em và nghĩa vụ tuân thủ Công ước
của Việt Nam trong lĩnh vực tố tụng hình sự sau khi gia nhập
2.1. Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em và những nội dung cơ bản của nó

17
20
36
36

trong lĩnh vực tố tụng
`2.2. Kinh nghiệm quốc tế về tuân thủ Công ước trong lĩnh vực tố tụng sau
khi gia nhập
2.3. Nghĩa vụ tuân thủ Công ước của Việt Nam trong lĩnh vực tố tụng sau

khi gia nhập

Chương 3. Một số kiến nghị
3.1. Mở rộng và bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên
trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 là yêu cầu khách quan ở Việt Nam hiện nay
3.2. Những kiến nghị cụ thể về mở rộng và bảo đảm quyền của bị can, bị
cáo là người chưa thành niên trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003

Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

46
5I
62

62
.63
68


NHUNG CHU VIET TAT TRONG LUAN VAN

TTHS
NCTN
BLHS
LHQ
TNHS
BLTTHS
CQTHTT
VKSND
TA

Tố tụng hình sự

Người chưa thành niên
Bộ luật hình sự

Liên Hợp quốc
Trach nhiệm hình sự

Bộ luật Tố tụng hình sự
Cơ quan tiến hành tố tung

Viện kiểm sát nhân dân
Tòa án

Quyền con người

KS

Kiểm sát

PL

Pháp luật
Tố tụng,

CQĐT
LS

Cơ quan điều tra
Luật sư

Tiến hành tố tụng
XHCN

Xã hội chủ nghĩa


1. Tính cấp thiết của đề tài

MO DAU

Quyền con người là một giá trị nhân loại, đồng thời có tính lịch sử, hình
thành trong cuộc đấu tranh giai cấp và được bổ sung qua các thời đại khác nhau.
Quyền con người là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho mỗi người

được hưởng. Quyền con người được đặt ra trong mối quan hệ với nghĩa vụ, trách
nhiệm của mỗi cá nhân đối với xã hội và được giải quyết trên cơ sở bảo đảm lợi ích
xã hội. Bảo đảm quyền con người là bảo đảm dân chủ, bảo đảm hiệu quả, hiệu lực

của nhà nước cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Điều này rất quan
trọng thể hiện sự tiến bộ dân chủ trong mỗi nhà nước, thể hiện sự nhìn nhận của nhà
nước với quyền tự nhiên của con người ở mỗi giai đoạn phát triển của mình. Đồng

thời một vấn đề n quan trọng hơn đó là sự bảo hộ của nhà nước đối với các quyền
và lợi ích của cơng dân đã được nhà nước ghi nhận là cơ sở để đảm bảo tính hiện
thực của chúng.
Trong những năm qua, tình hình tội phạm ngày càng gia tăng đáng báo động,

đặc biệt là tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự vẫn cịn diễn
ra rất phức tạp. Khi tham gia vào giải quyết vụ án thì các cơ quan có thẩm quyền

vẫn cịn có những hiện tượng vi phạm nhất định, nhất là việc bắt oan dẫn đến điều

tra sai, khởi tố, xét xử oan sai đồng thời việc bào chữa không được trọn vẹn, nhất là

đối với đối tượng người chưa thành niên. Những hoạt động này liên quan trực tiếp
đến các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong
vụ án và đến tính khách quan, tính chân lý của bản án. Đối với đối tượng người

chưa thành niên do còn non nớt về thể chất và trí tuệ cho nên chưa đủ khả năng tự

bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình. Vị thành niên — một giai đoạn ngắn
ngủi nhưng lại hết sức quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Đây là giai
đoạn chuyển tiếp giữa con người với tư cách là trẻ thơ cần được chăm sóc và giáo
dục sang con người với tư cách là những công dân trưởng thành có thể chịu trách

nhiệm trước xã hội và pháp luật về mọi hành vi của mình.
Việt Nam tham gia ký kết Công ước về quyền trẻ em năm 1989 ~ là cơ sở tạo

khung pháp lý cho việc bảo vệ quyền trẻ em, BLTTHS VN năm 2003 có những qui
định phù hợp trong việc bảo vệ quyền của người tham gia tố tụng, đặc biệt là người

chưa thành niên. BLTTHS Việt Nam đã dành một chương riêng quy định về thủ tục
tố tụng đặc biệt của người chưa thành niên, nêu rõ quyền và bảo đảm quyền của


ngudi chua thanh nién tham gia t6 tung. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật
trong quá trình thực thi cũng như khi vận dụng những quy định này trên thực tiễn đã
bộc lộ những thiếu sót, hạn chế nhất định, do đó việc giải quyết những vụ án này
đạt hiệu quả chưa cao, đồng thời dẫn đến hệ quả quyền và lợi ích hợp pháp của
người chưa thành niên bị xâm hại.

Vì vậy, việc nghiên cứu bảo đảm quyền của bị can, bị cáo chưa thành niên

trong Bộ luật TTHS Việt Nam, đối chiếu những qui định của Công ước quốc tế về
quyền trẻ em và tìm ra những hạn chế, thiếu sót trong quy định của pháp luật cũng
như thực tiễn áp dụng bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên

trong tố tụng hình sự. Từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp để vừa hoàn thiện

những quy định của pháp luật, vừa khắc phục được tình trạng vi phạm pháp luật từ
phía các cơ quan và những người tiến hành tố tụng, nhằm tăng cường bảo đảm
quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam,
phù hợp với qui định của Công ước về quyền trẻ em trong lĩnh vực tố tụng hình sự,

đóng vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa.

Chính vì những lý do trên đây, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “MỞ RỘNG

VA BAO DAM QUYEN CUA BI CAN, BỊ CÁO CHƯA THÀNH NIÊN TRONG
BQ LUAT TO TUNG HINH SU’ 2003 TREN CO SG VIET NAM GIA NHAP

CONG UGC QUOC TE VE QUYEN TRE EM”. Nhiing bién pháp bảo đảm rất
khác nhau, luận văn chỉ tập trung vào những biện pháp bảo đảm pháp lý và trong số
những biện pháp bảo đảm pháp lý thì tác giả chỉ tập trung vào biện pháp bảo đảm
pháp lý áp dụng trong lĩnh vực pháp luật TTHS.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về vấn đề đảm bảo quyền của người tham gia tố tụng hình sự
trong thời gian qua đã có một số cơng trình như: Luận văn Thạc sỹ “Đảm bảo quyền

của người bị buộc tội theo Điều 6 Công ước Châu Âu về quyền con người” của Th.s

Lương Thị Mỹ Quỳnh, nội dung nghiên cứu chủ yếu về quyền bào chữa của người
bị buộc tội theo Điều 6 Công ước Châu Âu, trên cơ sở so sánh với thực tế ở Việt
Nam. “Đảm bảo quyền con người của bị cáo” của Th.sỹ Võ Thị Kim Oanh, “Người
bào chữa và vấn đề bảo đảm quyền của người bào chữa trong TTHS Việt Nam”
của
Ths Trần Văn Bảy. “Đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân trong giai đoạn
xét


xử vụ án hình sự” của Nguyễn Văn Q nghiên cứu về cơ sở lý luận của vấn đề bảo

đảm quyền tự do dân chủ của công dân trong tố tụng hình sự, hệ thống các quy định


pháp luật, nghiên cứu thủ tục tố tụng, làm sáng tỏ những vấn đề bất cập trong việc
bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân.
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Ngọc Thương “Tế tụng hình sự đối với người chưa
thành niên phạm tội. Lý luận và thực tiễn”. Nội dung nghiên cứu hệ thống thủ tục tố
tụng hình sự đối với những vụ án do người chưa thành niên thực hiện về lý luận và
thực tế.

Các cơng trình đó đã đề cập đến vấn đề bảo đảm quyền con người của người tham
gia tố tụng nói chung, nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu về vấn đề đảm bảo
quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong Bộ luật Tố tụng hình sự

Việt Nam, tìm ra những thiếu sót của pháp luật và thực tiễn giải quyết của cơ quan

tiến hành tố tụng để đưa ra những kiến nghị nhằm mở rộng bảo đảm quyền của bị

can, bị cáo là người chưa thành niên trên cơ sở Công ước về quyền trẻ em.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu về những qui định của Bộ luật tố tụng
hình sự Việt Nam năm 2003 về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên và
thực trạng vấn đề bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong,
TTHS, tác giả làm rõ những hạn chế, thiếu sót của trong qui định của pháp luật
cũng như thực tiễn tiến hành tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng và những
người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án do người chưa thành
niên thực hiện. Từ đó kiến nghị một số giải pháp góp phần hồn thiện những qui

định của pháp luật và giải pháp nâng cao chất lượng để giải quyết các vụ án nhằm

bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong quá

trình tham gia tố tụng, đồng thời phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà
Việt Nam tham gia.
~ Nhiệm vụ:
+ Thu thập tài liệu và phân tích làm rõ những qui định của pháp luật Tố tụng
hình sự Việt nam về thủ tục tố tụng người chưa thành niên tham gia tố tụng và thực

tiễn xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội.


+ Tìm hiểu Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em qui định bảo đảm quyền của
bị can, bị cáo là người chưa thành niên tham gia tố tụng, trên cơ sở đó đối chiếu
những qui định của pháp luật Việt Nam và đưa ra những đề xuất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Những qui định của pháp luật về vấn đề đảm bảo quyền của bị can, bị cáo
là người chưa thành niên trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam.
+ Thực tiễn bảo đảm quyền tố tụng của người chưa thành niên phạm tội.
+ Những qui định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 đối với
bị can, bị cáo là người chưa thành niên.
- Pham vi nghiên cứu: Bảo đảm quyền tố tụng của bị can, bị cáo là người
chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam.
5. Phuong pháp nghiên cứu
~ Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phép biện chứng
duy vật của triết học Mác-Lê Nin; các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước
ta về vấn đề bảo vệ quyền con người.
~ Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Cùng với việc nghiên cứu Công ước quyền trẻ em và Bộ luật TTHS năm
2003 qui định quyền của bị can, bị cáo chưa thành niên, nguồn tài liệu tham khảo hỗ
trợ cho quá trình nghiên cứu bao gồm: Các văn bản pháp luật Việt Nam liên quan


đến vấn đề quyền con người, tài liệu trên các trang Web, Tạp chí Luật học, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Tịa án nhân dân, Tạp chí Dân số và Phát triển, Tạp
chí Khoa học pháp lý, Tạp chí dân chủ và pháp luật để làm rõ việc bảo đảm quyền
của bị can, bị cáo chưa thành niên.

Luận văn đi sâu tìm hiểu thực tiễn hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến
hành tố tụng trong quá trình xử lý đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên.
Trên cơ sở đó tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh tương quan giữa các
quy định của Cơng ước quyền trẻ em và Bộ luật TTH§ 2003, tìm ra những hạn
chế
của Bộ luật TTHS 2003 và thực tiễn áp dụng của các CQTHTT, từ đó đưa ra
những

đề xuất nhằm mở rộng và bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người chưa
thành

niên.


6. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài
Luận văn là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, khơng trùng lặp với bất
cứ cơng trình khoa học nào. Tác giả nghiên cứu những quy định của Bộ luật TTHS
Việt Nam về vấn đề đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên gắn
liền với thực tiễn bảo đảm quyền tố tụng của bị can, bị cáo là người chưa thành
niên. Đồng thời dựa trên cơ sở Việt Nam tham gia Công ước về quyền trẻ em, tác

giả tìm ra những điểm thiếu sót cần phải khắc phục trong quy định của Bộ luật
TTH§ Việt Nam và thực tiễn xử lý đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên
trong quá trình tố tụng, để từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất dựa trên cơ sở
khoa học nhằm mở rộng bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên

ở Việt Nam.

7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài được cấu trúc thành 03 chương, không kể phần mở đầu, kết luận, phụ lục và
đanh mục tài liệu tham khảo.
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quyền và bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là
người chưa thành niên trong TTHS Việt Nam
Chương 2: Công ước quốc tế về quyền trẻ em và nghĩa vụ tuân thủ cơng ước của
Viét Nam trong lĩnh vực TTH§ sau khi gia nhập
Chương 3: Một số kiến nghị


CHUONG

1

NHUNG VAN DE CO BAN VE QUYEN VA BAO DAM QUYEN CUA

BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG TĨ
TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. Quyền và bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên
1.1.1. Khái niệm bị can, bị cáo là người chưa thành niên
Trước khi tìm hiểu khái niệm bị can, bị cáo là người chưa thành niên, thì
chúng ta phải hiểu được thế nào là người chưa thành niên, nó khác gì với khái niệm

người đã thành niên. Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát
triển đầy đủ về nhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân.
Pháp luật ở mỗi quốc gia qui định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên.
Dưới góc độ khoa học và thực tiễn, các quốc gia trên thế giới và Việt Nam


đều có quan điểm chung thống nhất về việc xem xét, đánh giá con người theo qui
luật phát triển từ thấp cho đến cao. Từ người ít tuổi đến người cao tuổi, từ người
chưa thành niên đến người đã thành niên. Người chưa thành niên là những người

thuộc lớp tuổi trẻ như nhỉ đồng, thiếu niên hay còn gọi là trẻ em vị thành niên.

Người thành niên là lớp người đã trưởng thành một cách hoàn chỉnh về mặt thể chất

lẫn tỉnh thần. Mục đích của việc đánh giá đó là để quản lý xã hội, quản lý những

hành vi lệch chuẩn của con người gây ra và giải quyết vấn đề này một cách thấu
tình, đạt lý, đảm bảo các quyền cơ bản của con người, quyền cơ bản của công dân.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là ranh giới nào để phân định được người đã thành

niên với người chưa thành niên? Hiện nay, quan điểm của các quốc gia trên thế giới

vẫn cịn có sự khác nhau, vì nó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - văn hóa -

xã hội - dân trí - phong tục - tập quán của từng quốc gia.
Theo công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc
thơng qua ngày 20/11/1990, Tại Điều 1 có quy định: “Trong phạm vi cơng ước này,

trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ
em quy định tuổi thành niên sớm hơn".

Các văn bản pháp luật Quốc tế khác như Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hiệp

Quốc về tư pháp người chưa thành niên (Qui tắc Bắc Kinh)! qui định “Người chưa
thành niên là trẻ em hay người ít tuổi mà tùy theo từng hệ thống pháp luật có thể bị


Do Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 29/1 1/1985


xử lý vì phạm một tội, theo một phương thức khác với người lớn"?; Hướng dẫn của
LHQ về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (hướng dẫn Riyadh) -

(United Nations Guidelines for the Prevention of Juvenile Delinquency/ the Riyadh

Guidelines); Những Qui tắc tối thiểu phổ biến của Liên hiệp Quốc”, đều xác định
NCTN là người dưới 18 tuổi.
Tuy nhiên, trong một số văn kiện của một số tổ chức thuộc Liên hợp quốc
như Quỹ dân số (UNCPA), Tổ chức lao động thế giới (ILO)...quy định trẻ em là
những người dưới 15 tuổi.
Ở Việt Nam cũng chưa có quy định thống nhất về lứa tuổi của trẻ em và
người chưa thành niên.
Theo Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em? thi “Trẻ em được qui định
trong luật này là công dân dưới 16 tuổi”. Điều 119 Bộ luật lao động” quy định:

“Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới mười tám tuổi”. Điều 20

Bộ luật dân sự” quy định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi,

người thành niên là người đủ mười tám tuổi trở lên”.

Khái niệm người chưa thành niên khác khái niệm trẻ em. Theo điều 1 - Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân
Việt Nam dưới mười sáu tuổi”.
Khái niệm "người chưa thành niên" trong pháp luật hình sự Việt Nam bao gồm
những người đã đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi.

Khái niệm người chưa thành niên còn được đề cập trong Hiến pháp năm
1992, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003Ÿ, Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm

? Điều 2, khoản 2.2, điểm a.
* Do Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 14/12/1990 theo Nghị quyết số 45/112
* Do Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 14/02/1990.
Š Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12-8-1991

Š Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố IX, kỳ họp thứ 5 thơng qua ngày 23 tháng 6 năm

1994,

Ý Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 28 tháng
10 năm 1995,
i Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XI, kỳ họp thứ 4 thông
qua ngày 26
tháng 11 năm 2003.


1991°, Phap lénh xir ly vi phạm hành chính năm 2002'° và một số văn bản quy
phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản pháp luật đó đều quy định độ tuổi của
người chưa thành niên là dưới mười tám tuổi, hồn tồn phù hợp với Cơng ước
quyền trẻ em năm 1989 và quy định riêng những chế định pháp luật đối với người
chưa thành niên trong từng lĩnh vực cụ thể.
Khái niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sự phát triển về
mặt thể chất và tỉnh thần của con người và được cụ thể hóa bằng giới hạn độ tuổi.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm: Người chưa thành niên là người dưới mười tám

tuổi, chưa phát triển toàn diện về thẻ chất và tỉnh thần như người đã thành niên.
Trên cơ sở giới hạn độ tuổi, các văn bản pháp luật Việt Nam cũng giới hạn


quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người chưa thành niên khi tham gia vào các quan

hệ pháp luật. Trong quan hệ pháp luật dân sự thì chỉ những người thành niên, tức là

từ đủ 18 tuổi, mới có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nghĩa là ở độ tuổi này họ

có thể tự mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vy dân sự!!, Năng lực hành vi là
khả năng do luật định, chủ thể có thể tự mình trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa
vụ pháp luật của mình. Những người này có đầy đủ tư cách chủ thẻ, toàn quyền
tham gia vào quan hệ dân sự với tư cách là chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm

về những hành vi do họ thực hiện. Người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là

những người có năng lực hành vi một phần (không đầy đủ). Những người chưa đủ
16 tuổi thì khơng có năng lực hành vi dân sự, do sự hạn chế về khả năng nhận thức,
khả năng điều khiển hành vi của mình cho nên những người này khơng thể tự mình
xác lập, thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Nếu như trong pháp luật dân sự, độ tuổi là cơ sở để xác định tư cách chủ thể
của người tham gia quan hệ pháp luật dân sự, thì trong pháp luật hình sự dựa vào độ
tuổi để xác định trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi phạm tội, tức là

xác định họ có phải là chủ thể của tội phạm hay không. Quy định về tuổi chịu
TNHS theo BLHS năm 1999 xuất phát từ thực tế tình hình NCTN phạm tội, u cầu
đấu tranh phịng chống tội phạm vị thành niên và chính sách xử lý nhân đạo của

Nhà nước Việt Nam đối với NCTN phạm tội. Tại điều 68 BLHS quy định “Người

chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình

` Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố VIII, kỳ họp thứ 9, thơng qua
ngày 12 tháng,

§ năm 1991.

`9 Có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2002.
'! Điều 19 Bộ luật Dân sự 2005


sự theo những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của

Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chương này”. Đồng thời khi
xác định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo BLHS “1. Người từ đủ 16 tuổi trở

lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên,

nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng
do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trong”, Theo quy dinh nhu trén thi BLHS
Việt Nam đã xác định độ tuổi của người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình

sự đối với hành vi phạm tội của mình là từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Trong đó,

tuổi bắt đầu có năng lực trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi và tuổi có năng lực

trách nhiệm hình sự đầy đủ là từ đủ 16 tuổi. Đặc điểm của nhóm tuổi này là vừa

vượt qua giai đoạn trẻ con, sống phụ thuộc hầu như hồn tồn vào gia đình. Trong
độ tuổi bắt đầu có năng lực trách nhiệm hình sự đến tuổi có năng lực trách nhiệm

hình sự đầy đủ (tức là từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi) thì năng lực trách nhiệm


hình sự cịn hạn chế, vì vậy, ở độ tuổi này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong

những trường hợp nhất định. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình

sự về mọi tội phạm. Bởi vì đặc điểm của nhóm này là đang ở giai đoạn sắp bước

vào tuổi người lớn, nhận thức xã hội khá hơn nhóm trước nhưng vẫn chưa tách khỏi

gia đình, kinh tế vẫn cịn phụ thuộc vào gia đình. Có thể nói ở lứa tuổi này nhân
cách của NCTN

đã được hình thành nhưng chưa ổn định. Chính vì vậy, họ phải
gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định khi phạm vào những loại tội mà nhà làm luật
đã qui định. Tuy nhiên, do chưa phát triển đầy đủ về mọi mặt cho nên họ cịn có

những hạn chế về mặt nhận thức, về kinh nghiệm sống cũng như khả năng tự kiềm
chế. Do đó, Luật Hình sự Việt Nam

xác định năng lực trách nhiệm hình sự của

NCTN có những điểm khác so với người đã thành niên, đồng thời pháp luật quy
định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người chưa thành niên.

Để làm rõ khái niệm bị can là người chưa thành niên thì phải xuất phát từ

khái niệm bị can. Theo Khoản 1 điều 49 BLTTHS qui định: “Bị can là người đã bị
khởi tố về hình sự”. Tuy nhiên, theo quan điểm của PGS. TS Nguyễn Thái Phúc'°
thì thuật ngữ “ khởi tố về hình sự “ là thuật ngữ chưa chuẩn, chưa rõ ràng, cần phải
định nghĩa bị can là người đã bị khởi tố về trách nhiệm hình sự hoặc bị can là người

đã bị cơ quan tiến hành tố tụng quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự. Truy cứu

'? Điều 12 BLHS 1999
'® Nguyễn Thái Phúc (2006), “Nguyên tắc suy đốn vơ tội”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (Số 11/2006), tr.
72-83.


10
TNH§

một cá nhân là q trình chứng minh các điều kiện TNH§ của cá nhân đó.

Quyết định khởi tố bị can không đồng nghĩa với việc thừa nhận bị can là người có

tội. Bị can - đó mới chỉ là người bị cáo buộc về việc thực hiện hành vi có dấu hiệu

của tội phạm. Vấn đề người đó có tội hay khơng có tội chưa được giải quyết ở thời
điểm này, bởi vì khởi tố bị can chỉ là thời điểm bắt đầu của quá trình chứng minh
điều kiện trách nhiệm hình sự của người đó. Khoản 1 điều 126 (Khởi tố bị can)
BLTTHS cũng không qui định khi khởi tố bị can thì phải chứng minh đầy đủ lỗi của

bị can. Khởi tố bị can và lỗi của bị can là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Tại thời
điểm khởi tố bị can, chúng ta mới chỉ có thơng tin về sự liên quan của bị can với sự

kiện phạm tội. Để xác định người đó có lỗi hay khơng có lỗi, có phải chịu trách

nhiệm hình sự hay khơng phải chịu trách nhiệm hình sự thì cần có q trình điều tra

tiếp theo. TNHS bắt đầu khi bản án kết tội của bị cáo có hiệu lực pháp luật chứ


không phải từ thời điểm quyết định khởi tố bị can. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc,

tại điều 9 Bộ luật TTHS Việt Nam quy định: “Khơng ai bị coi là có tội và phải chịu
hình phạt tù khi chưa có bản án kết tội của tịa án đã có hiệu lực pháp luật". Và vấn
đề này đã được ghi nhận trong Công ước quyền trẻ em năm 1989 “Được coi là vô
tội cho tới khi bị chứng minh rằng mình phạm tội theo luật pháp”!, Các cơ quan
tiến hành tố tụng chỉ được phép tiền hành các biện pháp tố tụng nhất định đối với họ

để xác định sự thật. Bên cạnh các nghĩa vụ, bị can còn được pháp luật quy định các
quyền tố tụng để họ có thể tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như

vậy, khái niệm bị can theo khoản 1 điều 49 - “Bị can là người đã bị khởi tố về hình

sự” chưa bao hàm hết nội dung nêu trên. Tư cách tố tụng của bị can sẽ chấm dứt khi

cơ quan điều tra đình chỉ điều tra; Viện kiểm sát đình chỉ vụ án; Tịa án đình chỉ vụ

án (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử) đối với bị can; hoặc tòa án ra quyết định

vụ án ra xét xử.

đưa

Theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn Thái Phúc thì bị can là người bị khởi

tố về TNHS đối với hành vi có dấu hiệu tội phạm là định nghĩa chuẩn xác hơn.

Bên cạnh những điểm chung đó, khái niệm bị can và khái niệm bi can là

NCTN chỉ có một sự khác biệt về độ tuổi mà thôi.


Trong khoa học pháp lý chúng ta cịn thấy có thuật ngữ “NCTN phạm tội”.
Thuật ngữ này được sử dụng chính thức trong BLHS 1999. Tiến sĩ khoa học Lê

'* Điều 40 khoản 2 điểm b(i) và tại điều 6.2 Công ước của Liên minh Châu Âu về quyển con người.


11
Cảm và Thạc sĩ Đỗ Thị Phượng

cho rằng: Khái niệm NCTN phạm tội được qui

định trong pháp luật hình sự chủ yếu nhằm xác định tính chất tội phạm đối với hành

vi do NCTN thực hiện và tạo điều kiện cho việc áp dụng hình phạt đối với NCTN
sao cho phù hợp với tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ đã
thực hiện trên cơ sở những đặc điểm về tâm sinh lý của họ vào thời điểm họ phạm
tội. Thuật ngữ “NCTN phạm tội” là thuật ngữ của Luật hình sự, khơng thể ap dung
trong quan hé TTHS vi lién quan đến một trong những nguyên tắc cơ bản ca TTHS

là nguyên tắc suy đốn vơ tội. TTH§ là một q trình xác định mối quan hệ của một

cá nhân với hành vi có dấu hiệu tội phạm và trong q trình đó khi chưa có bản án
kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án thì cá nhân đó ln được suy đốn là
khơng có tội.

Tuy nhiên giữa hai khái niệm “ NCTN phạm tội” và “ bị can là NCTN” cũng

có mối quan hệ nhất định. Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ trước khi là NCTN phạm


tội thì người đó phải là bị can là NCTN trong một vụ án cụ thể. Nhưng không phải

tất cả bị can là NCTN đều có thể trở thành “NCTN phạm tội”.

Như vậy, qua phân tích trên, theo quan điểm của chúng tôi, khái niệm bị can
là NCTN trong TTHS Việt Nam được hiểu là người đang ở độ tuổi từ đủ 14 đến
dưới 18 tuổi tại thời điểm họ bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố về trách nhiệm hình
sự vì có đủ căn cứ xác định người đó đã thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm

theo qui định của pháp luật TTHS.

Theo nguyên tắc suy đoán vơ tội thì bị can, bị cáo đều là chủ thể của ngun

tắc suy đốn vơ tội. Vậy bị cáo là gì? Theo Điều 50 Bộ luật TTHS Việt Nam: “Bị

cáo là người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử”. Định nghĩa này cũng chưa phản
ánh đầy đủ dấu hiệu của bị cáo. TA chỉ có thể quyết định đưa ra xét xử đối với
những bị cáo đã bị VKSND truy tố ra trước TA. Quyết định truy tố cla VKSND

cũng là sự buộc tội đối với cá nhân cụ thể về việc họ đã thực hiện hành vi có dấu

hiệu tội phạm nhưng quyết định này khác với quyết định khởi tố bị can ở những
điểm sau đây: về tên gọi của văn bản; về cơ quan ra quyết định (quyết định khởi
tố
bị can phần lớn do cơ quan điều tra ra quyết định, còn quyết định truy tố ra
trước
TA bằng bản cáo trạng là quyền duy nhất của VKS); về ý nghĩa pháp lý
(quyết định
khởi tố bị can là cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động điều tra theo luật
định và

để bị cáo thực hiện quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra, còn quyết định
truy tố
! Lạ

Cảm, Đỗ Thi Phượng, “Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên; Những khía
cạnh pháp lý hình
sự, Tố tụng hình sự, Tội phạm học và so sánh luật học”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (Số
20), tr. 6-10.


12
là cơ sở và đồng thời là đối tượng của chức năng xét xử. Quyết định truy tố có thể

được xem là những cáo buộc chính thức nhân danh nhà nước đối với cá nhân cụ thẻ.

Bị cáo tham gia tố tụng từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi bản án
hoặc quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật. Quyết định của Tịa án đưa vụ án

ra xét xử khơng phải là văn bản cáo buộc bị cáo và cũng không đồng nghĩa với việc

khẳng định bị cáo là người có tội. Quyết định này là sự khẳng định chính thức của

Tịa án về việc đã có đủ điều kiện cần thiết để tiến hành mở phiên tòa xét xử đối với

bị cáo bị VKS truy tố, cịn bị cáo có tội hay khơng có tội sẽ là nội dung của chức
năng xét xử thực hiện ở phiên tòa và thể hiện trong bản án của TA.
Như vậy, Bị cáo chưa thành niên là người đang ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới
18 tuổi đã bị VKS truy tố bằng bản cáo trạng ra trước TA và Tòa án quyết định đưa
ra Xét XỬ.


BLTTH§ Việt Nam quy định độ tuổi của bị can, bị cáo là người chưa thành
niên, đồng thời ghi nhận các quyền cũng như việc bảo đảm quyền tố tụng của bị
can, bị cáo chưa thành niên.

1.L2.

Khái niệm về quyền và bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người chưa
thành niên

Theo Từ điển tiếng Việt!ế, quyền là “điều mà pháp luật hoặc xã hội công
nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi”. Trong lý luận chung về nhà nước

và pháp luật, khái niệm quyền được hiểu là khả năng về một việc gì đó do luật thừa

nhận cho chủ thể nhưng thực hiện quyền đó như thế nào thì lại tùy thuộc vào sự lựa
chọn của chủ thể. Quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp của
mỗi quốc gia. Còn quyền của những người tham gia tố tụng hình sự, trong đó có cả
bị can, bị cáo là người chưa thành niên được quy định trong Luật tố tụng hình sự

của mỗi quốc gia.

Nhân quyền hay quyền con người là những quyền tự nhiên của con người
và Tông bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bắt cứ chính thẻ nào. “Quyền tự nhiên là những
quyền của con người sống trong trạng thái tự nhiên, nó là cơ sở của quyền con

người. Quyền công dân là những quyền của con người thuộc một quốc gia cụ thẻ
đã
được nhà nước thừa nhận và bảo vệ, mà nội dung và hình thức của nó phụ
thuộc


`5

-

' Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000


13
vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia”, Như vậy, mối quan hệ giữa quyền con

người, quyền công dân và bảo đảm quyền con người của nhà nước là cơ sở nền tảng
bảo đảm quyền con người trong Tố tụng hình sự. Quyền con người, bảo đảm quyền
con người trong nhà nước chỉ phối quyền con người và bảo đảm quyền con người
trong tố tụng hình sự. Quyền con người trong TTHS§ chính là những quyền tố tụng
mà cơng dân có thể có được khi tham gia vào hoạt động tố tụng với các tư cách tố

tụng khác nhau như bị can, bị cáo, người bị hại, nhân chứng v..v.
Để bảo đảm quyền cơng dân nói chung, quyền của người tham gia tố tụng

hình sự nói riêng, Nghị quyết 08/NQ-TW'° ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã

nói rõ: “Cơng tác tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm
mỉnh các loại tội phạm hình sự, đặc biệt là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội
phạm tham nhũng và các loại tội phạm có tổ chức; bảo vệ trật tự, kỷ cương; bảo
đảm và tơn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân”.
Trong pháp luật tố tụng hình sự, quyền TTHS của bị can, bị cáo là người
chưa thành niên là các quyền được BLTTHS ghi nhận cho công dân tham gia vào
trong hoạt động TTHS với tư cách là bị can hay bị cáo. Các quyền đó bao gồm:
Quyền khơng ai bị bắt nếu khơng có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc Bue


chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang; quyền bào
được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản
theo pháp luật; và những quyền cụ thể khác được ghi nhận trong các

điều 50 BLTTHS 2003.

chữa; quyền
tài sản, mọi
đều bị xử lý
điều 49 đến

Phân tích nội dung của các quyền này có thẻ thấy rằng đây chính là sự thể
chế hóa những quyền con người cơ bản trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên
Hợp Quốc năm 1948, Công ước quyền trẻ em năm 1989 và những quyền, tự do cơ

bản của Hiến pháp năm 1992 vào trong BLTTHS 2003 nhằm mục đích bảo đảm

tuân thủ các quyền tự do cơ bản đó của cơng dân trong lĩnh vực hoạt động nhà nước
hết sức đặc thù là lĩnh vực TTH§. Đây là lĩnh vực hoạt động quyền lực nhà nước

nhiều khả năng xâm phạm hoặc hạn chế các quyền và tự do hiến định của cơng dân,
do vậy nhu cầu cụ thể hóa, điều chỉnh cụ thể của BLTTHS và tăng cường bảo đảm
' Nguyễn Thái Phúc, (2006)

“Thực tiễn bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự Viét Nam”,

Tạp chí Khoa học pháp lý (số 3 (34)/2006), Website:

hipz/lawvietnam.com.vn/index.php2option=com_content&task=viewávid==640&Ite


mid=894&lang=vị

quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị về "Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp
trong thời
gian tới"


14
cho các quyền đó từ phía nhà nước là nhu cầu khách quan cần thiết. Như vậy, quyền
của bị can, bị cáo là người chưa thành niên - những chủ thẻ tham gia hoạt động
TTHS trước tiên là phải được quy định bởi BLTTHS, đồng thời nó cũng phải được

BLTTHS bao dam trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Trong Hiến pháp”, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, Luật Tổ chức Viện kiểm

sát nhân dân” đều quy định các cơ quan bảo vệ pháp luật khi tiến hành các hoạt
động tố tụng phải thực hiện nhiệm vụ : Mọi hành vi phạm tội phải được điều tra, xử
lý kịp thời, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội. Không để
một người nào bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, danh dự
và nhân phẩm

một cách trái pháp luật. Đảm

bảo việc điều tra, xét xử khách quan

toàn diện, đầy đủ, chính xác và đúng pháp luật. Những vi phạm pháp luật trong quá

trình tố tụng, phải được phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh. Việc


truy cứu trách nhiệm hình sự của một người phải có đầy đủ căn cứ theo quy định
của pháp luật!. Do đó, có thể hiểu rằng đây là nhiệm vụ có tính hai mặt của các cơ
quan tiến hành tố tụng: vừa phải khám phá tội phạm và kẻ phạm tội, vừa phải tuân

thủ các quyền con người của các chủ thể tham gia trong hoạt động TTH§ mà trước

hết là của bị can, bị cáo, không được hạn chế các quyền tự do hiến định của họ trái
với các quy định của BLTTH§ và khơng làm oan người vơ tội.
Quyền con người được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật thành hệ thống
các quy định nêu trên, nhưng nếu khơng có cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định
đó thì khơng thể nói đã có đảm bảo pháp lý bảo vệ quyền con người. Vì vậy, phải
triển khai các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, giải thích pháp luật,
hướng dẫn thực hiện pháp luật... nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho các thành

viên xã hội, hình thành văn hóa pháp lý trong đời sống xã hội. Đồng thời huy động
sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, nhất là
nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật của bộ máy Nhà nước, phải
bảo đảm cho các quy định nhằm thực hiện bảo vệ quyền con người, quyền công dân

trong hệ thống pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, các hành vi vi phạm quyền

con người, quyền cơng dân ngày càng giảm, cịn có hiện tượng vi phạm thì càng
phải được phát hiện, xử lý kịp thời. Khái niệm về bảo vệ quyền con người được

`® Hiến pháp 1992
? Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân số 34/2002/QH10 được Quốc Hội thông qua ngày 02/04/2002 quy
định về zZ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
?! Trần Thảo, “Đảm bảo quyền công dân của người tham gia td tụng trong điều tra vụ án hình sự theo tỉnh
thần cải cách tư pháp” Tạp chí dân chủ và pháp luật.



15
hình thành sau khi thành lập Liên hiệp quốc, được ghi nhận trong Hiến chương của
Liên Hợp quốc, Tuyên ngôn nhân quyền”. Sau khi tuyên bố, bản Tuyên ngôn nhân

quyền đã được các quốc gia trên thế giới quan tâm và tham gia ký kết.
Tóm lại, đảm bảo pháp lý bảo vệ quyền con người là hệ thống các quy định
trong hệ thống pháp luật nhằm cụ thể hóa, bảo đảm thực hiện bảo vệ quyền con
người và cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định đó trong thực tiễn đời sống.
Bảo đảm quyền con người là bảo đảm dân chủ, bảo đảm hiệu quả, hiệu lực
nhà nước cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Đây là mục tiêu mà
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn hướng tới. Bảo đảm các quyền con người, quyền
công dân cũng như bản thân vấn đề quyền con người, quyền công dân trong mỗi

quốc gia phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử cụ thể của quốc gia đó và bao gồm

nhiều biện pháp bảo đảm khác nhau như bảo đảm kinh tế, bảo đảm chính trị, văn

hố, tư tưởng... và bảo đảm pháp lý.

Bảo đảm QCN trong TTHS§ hay cịn gọi là bảo đảm TTHS chính là một dạng
bảo đảm pháp lý. Bảo đảm QCN của bị can, bị cáo nói chung , trong đó có bị can, bị
cáo CTN trong TTHS có nhiều loại khác nhau, bao gồm :

+ Hoạt động KS tuân theo PL của VKS trong TTH§ cũng là một bảo đảm

thực hiện các quyền TT của bị can, bị cáo. Hoạt động kiểm sát tn theo pháp luật
và thẩm quyền có tính mệnh lệnh — chấp hành cia VKS trong quan hệ với CQĐT là
một trong những biện pháp bảo đảm mọi hạn chế quyền, tự do của bị can phải đúng

luật và can thiệp kịp thời khi có sự vi phạm từ phía CQĐT. Đối với chức năng kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, điều 23 BLTTHS 2003 quy định VKS có
trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các CQTHTT, người tiến hành
tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy
định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân này. Đối
với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong Tố tụng hình sự, điều 23 Bộ
luật tố tụng hình sự 2003 quy định VKS có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm

pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham

gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định dé loại trừ việc vi
phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân này.
Chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động TTHS được thừa

nhận là một trong những chức năng cơ bản của TTHS bên cạnh ba chức năng truyền
? Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1948


16

thống là chức năng buộc tội, chức năng xét xử và chức năng bào chữa. Đây là điểm
đặc thù của mơ hình TTHS trong các nhà nước có sự tồn tại của VKS như là một hệ
thống cơ quan nhà nước độc lập trong bộ máy nhà nước. Chức năng này do VKS
thực hiện xuyên suốt trong các giai đoạn tố tụng. từ giai đoạn đầu tiên cho đến giai
đoạn cuối cùng. Tuy nhiên thẩm quyền, phương thức thực hiện chức năng này của

VKS trong các giai đoạn tố tụng. là khác nhau.
+ Cùng với việc qui định hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật của cơ quan
Viện kiểm sát, BLTTHS 2003 quy định các nguyên tắc cơ bản của TTHS làm cơ sở
bảo đảm hoạt động tố tụng và định hướng cho việc xây dựng pháp luật, trong đó có

các nguyên tắc :
TA xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Khi xét xử, Tham phán và Hội

thấm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 130 Hiến pháp năm 1992; Điều 5
Luật tổ chức Toà án nhân dân). Nguyên tắc này đảm bảo cho Tòa án thực hiện tốt
các chức năng xét xử của mình theo quy định của pháp luật.
Ngun tắc khơng ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã
có hiệu lực pháp luật.Tịa án là cơ quan nhà nước duy nhất có quyền ra bản án kết

tội và áp dụng hình phạt đối với bị cáo khi có các căn cứ theo quy định của pháp
luật.

Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo”!. Theo nguyên tắc
này thì bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Khi tự
bào chữa bị can, bị cáo sử dụng các quyền mà pháp luật cho phép để chứng minh

mình vơ tội. Trường hợp nếu khơng tự bào chữa được thì họ có thể nhờ người khác
bào chữa, có thể nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người đại diện hợp pháp

của bị can, bị cáo. Đồng thời, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ

bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ. Theo nguyên tắc này
các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ tạo mọi điều kiện tốt nhất đẻ bị can, bị
cáo có thể thực hiện quyền bào chữa của mình. VKS phải kiểm sát chặt chẽ hiện

tượng vi phạm hình thức không thực hiện nghĩa vụ bảo đảm sự tham gia bắt buộc
của người bào chữa trở thành “thói quen” trong hoạt động của các CQTHTTỶ




khi đó khơng có gì bảo đảm tính khách quan, tính hợp pháp về kết quả hoạt động
của những cơ quan này, phải coi đó là “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”. Như
? Điều 9 BLTTHS 2003
?* Điều 11 BLTTHS 2003
®Š Điều 57 khoản 2 BLTTHS 2003



×