Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÀI THI BÁO CÁO VIÊN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG XIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.25 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia có truyền thống lịch sử, văn hóa hàng ngàn năm.
Đặc biệt, cái nơi khởi nguồn cho những giá trị văn hóa tốt đẹp của Việt Nam
chính là vùng đất linh thiêng - đất Tổ Phú Thọ của chúng ta. Bởi vậy, từ rất sớm
đất nước ta nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng đã coi trọng văn hóa là một
động lực đặc biệt trong quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng so với các kì
Đại hội trước đã dành nhiều thời gian đề cập và nâng tầm quan trọng của việc
xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam với nhiều nội dung mới.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định “Định hướng phát
triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030”, một trong 12 nội dung định hướng quan
trọng đó là: “Phát triển con người tồn diện và xây dựng nền văn hố Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở thành sức
mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư
cho phát triển sự nghiệp văn hoá. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều
kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân
tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí
tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát
triển quan trọng nhất của đất nước.” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII - Tập II, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội - 2021, Tr. 330).
Mục đích, ý nghĩa to lớn của việc tuyên truyền, thực hiện phát huy giá trị
văn hóa chính là ni dưỡng tình u q hương, đất nước, tinh thần đồn kết, ý
chí khát vọng vươn lên của mỗi người dân vì sự phát triển tồn diện của đất
nước, vì sự trường tồn của dân tộc. Lịch sử nước ta đã chứng minh nếu bảo vệ
và phát huy được những giá trị văn hóa của dân tộc thì khơng những đất nước
phát triển mà cịn chiến thắng mọi âm mưu xâm lược, phá hoại của kẻ thù.
Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, để phát triển đất
nước toàn diện, bền vững thì việc thực hiện hiệu quả định hướng của Đảng ta về
phát huy giá trị văn hóa Việt Nam lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Vì vậy, hơm nay, tôi sẽ báo cáo và chia sẻ cùng các đồng chí chun đề:
"Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam trong phát triển và bảo vệ đất nước theo nội


dung Văn kiện Đại hội XIII của Đảng".
Chuyên đề gồm 4 nội dung cơ bản: Cơ sở lý luận và thực tiễn để phát huy
giá trị văn hóa Việt Nam; Phương hướng, nhiệm vụ phát huy giá trị văn hóa Việt
Nam theo nội dung Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; Phương hướng, nhiệm vụ
phát huy giá trị văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Tổ chức thực hiện
và giải pháp phát huy giá trị văn hóa Việt Nam.
1


NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để phát huy giá trị văn hóa Việt Nam
Về cơ sở lý luận, theo UNESCO, văn hóa là “tập hợp các đặc trưng tiêu
biểu về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của xã hội hoặc một nhóm người
trong xã hội; văn hóa khơng chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả
phong cách sống, phương thức chung sống, các hệ giá trị, truyền thống và niềm
tin” ( thống kê văn hóa 2009 - Trang 09, Xuất
bản năm 2009 bởi: Viện thống kê UNESCO).
Bác Hồ của chúng ta cũng đã khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hố”.
Trải qua hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Ðảng Cộng sản Việt
Nam trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã liên tục
chú trọng tổng kết thực tiễn, tìm tịi, xây dựng và khơng ngừng bổ sung, hoàn
thiện quan điểm, đường lối phát triển văn hóa Việt Nam phù hợp với yêu cầu
cách mạng và tiến trình lịch sử của đất nước.
Ngay từ khi chưa giành được độc lập cho dân tộc, trong Đề cương văn
hóa Việt Nam (1943), Đảng ta đã chủ trương phát triển văn hóa với 3 định
hướng lớn: Dân tộc - Đại chúng - Khoa học.

Đến Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII (Nghị quyết số 03-NQ/TW,
16/7/1998), Đảng ta đã nhấn mạnh việc “xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và tại Nghị quyết Trung
ương 9, khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW, 09/6/2014), Đảng ta đã nêu cao vấn
đề “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước”. Điều đó đã minh chứng rằng, Đảng ta đã ln thống
nhất trong chỉ đạo chiến lược, luôn kế thừa và đổi mới tư duy phát triển văn hóa
Việt Nam để phát triển đất nước phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
Về thực tiễn, trong nhiệm kỳ Đại hội XII, với bối cảnh hội nhập quốc tế
sâu rộng, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã nhạy bén trong tận dụng những
thuận lợi, thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, nhất là tác động nặng nề của
cuộc khủng hoảng, suy thối kinh tế tồn cầu do đại dịch Covid-19 ở hai năm
gần đây; Cả nước đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực phấn đấu, thực hiện
thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá

2


tồn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật. Trong đó phải kể đến những thành tựu về
văn hóa.
Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội XII, nhiệm kì 2016 - 2020, các giá
trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc đã được các cấp ủy, đảng, chính quyền và nhân
dân ni dưỡng, phát huy; đồng thời có những hình thức phát triển phù hợp với
xu thế hội nhập toàn cầu của đất nước; Một số giá trị văn hóa cịn được phát
huy, khai thác trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, kết hợp với du lịch văn
hóa, tâm linh, đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của đất nước.
Trong phần tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2016 - 2020 đã khẳng định:
“Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, trưng bày triển lãm, tuyên truyền cổ
động được tổ chức sôi nổi, rộng khắp từ Trung ương đến cơ sở, phục vụ hiệu

quả các nhiệm vụ chính trị và các sự kiện chính trị, văn hố, thể thao và du lịch
trọng đại của đất nước, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.
Trong bối cảnh cách ly, giãn cách xã hội do ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19, đã nổi bật lên những giá trị văn hoá, đạo đức xã hội, truyền thống gia
đình tốt đẹp; nhiều gương người tốt, việc tốt được nhân rộng, phát huy. Công tác
bảo tồn, phát huy di sản văn hoá tiếp tục được quan tâm, góp phần thúc đẩy phát
triển du lịch. Đã tổ chức tốt công tác thông tin đối ngoại tuyên truyền, quảng bá
hình ảnh đất nước, con người, văn hoá Việt Nam ra thế giới”. (Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XIII - Tập II, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội
- 2021, Tr. 48, 49).
Truyền hình, thơng tấn, báo chí tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất
lượng, tính chuyên nghiệp ngày càng nâng cao, thông tin kịp thời các hoạt động
chính trị - xã hội, tình hình kinh tế đất nước và đời sống của nhân dân. Lĩnh vực
xuất bản, in và phát hành tiếp tục phát triển. Hệ thống thông tin cơ sở được củng
cố xuyên suốt từ Trung ương tới cấp xã.
Thực tế, cũng đã cho thấy công tác quản lý và tổ chức lễ hội nhận được sự
quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương và các ngành; ý thức thực hiện
nếp sống văn minh của người dân khi tham gia lễ hội được nâng lên; những hiện
tượng tiêu cực, phản cảm, các tập tục mang yếu tố bạo lực đã giảm nhiều.
Tuy nhiên, trong phần tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm 2016 - 2020 cũng đã chỉ rõ một số hạn chế trong lĩnh vực văn
hóa:
Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phần
3


kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII cũng đã nêu: “Lĩnh vực văn hóa, xã
hội chưa có nhiều đột phá, hiệu quả chưa cao”. (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII - Tập II, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội - 2021, Tr.
320).

“Mơi trường văn hố có những mặt chưa thực sự lành mạnh, trái với
thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hoá dân tộc. Mức hưởng thụ văn hoá
giữa các vùng, miền còn khoảng cách lớn”. (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII - Tập II, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội - 2021, Tr.
72).
Thực tế xã hội còn cho chúng ta thấy sự xuống cấp khá nghiêm trọng về
đạo đức xã hội trong một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ; đó là sự thờ ơ, vô
cảm, thiếu quan tâm, chia sẻ với cộng đồng, thiếu trách nhiệm với xã hội. Đó
cịn là sự lợi dụng văn hóa để hoạt động mê tín dị đoan; lợi dụng các giá trị
trong hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ
xã hội chủ nghĩa...
Những hạn chế, thiếu sót nêu trên, địi hỏi các cấp ủy, đảng, chính quyền,
các ban, ngành cần tiếp tục đẩy mạnh quan tâm, nghiên cứu, thực hiện tốt công
tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát huy giá trị văn hóa Việt
Nam theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
2. Phương hướng, nhiệm vụ phát huy giá trị văn hóa Việt Nam theo
nội dung Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phần
“Nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII”, mục thứ tư đã xác định rõ:
“Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị
văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, hội nhập quốc tế” và trong đột phá thứ hai của phần “Các đột phá chiến
lược” cũng đã nêu một nhiệm vụ quan trọng là: “phát huy giá trị văn hoá, sức
mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
- Tập II, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội - 2021, Tr. 336, 338).
Nếu như trong Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ
XII đã sử dụng cụm từ “phát triển văn hóa” thì đến Văn kiện của Đại hội đại
biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII, phần phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp
đã được thay bằng từ “phát huy giá trị văn hóa”, vừa khẳng định được tính kế

4


thừa, tính phát triển văn hóa song thể hiện được rõ nét hơn việc phát huy giá trị,
vai trò của văn hóa Việt Nam đối với việc phát triển bền vững đất nước.
Phát huy giá trị văn hóa để phát huy giá trị con người và sức mạnh toàn
dân tộc. Đây chính là một bước nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ hữu cơ
giữa văn hóa với các lĩnh vực khác trong phát triển và bảo vệ tổ quốc.
“Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2021 - 2025” đã xác định:
“Gắn kết chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá và
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Xây dựng,
phát huy yếu tố văn hoá để thực sự là đột phá phát triển kinh tế - xã hội, hội
nhập quốc tế.
Khơi dậy tinh thần yêu nước, tính cộng đồng, ý chí tự cường, tự hào dân
tộc và khát vọng vươn lên. Tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các
giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, các di tích lịch sử văn hố.
Phát triển đi đơi với giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, khắc phục tình
trạng lạm dụng tiếng nước ngồi. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá tốt đẹp của
các dân tộc. Từng bước hạn chế, tiến tới xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu.
Đề cao tính tiên phong, gương mẫu trong văn hoá ứng xử của người lãnh
đạo, cán bộ, công chức và đảng viên; tăng cường giám sát việc thực hiện các
chính sách văn hố.
Phát huy vai trị của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng mơi
trường văn hố. Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hoá giữa
thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền và các giai tầng xã hội.
Hồn thiện các cơ chế, chính sách phát triển cơng nghiệp văn hố; phát
triển những sản phẩm, loại hình văn hố độc đáo có sức lan tỏa để quảng bá,
giới thiệu ra thế giới”.
(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII - Tập II, Nxb Chính trị

Quốc gia sự thật, Hà Nội - 2021, Tr. 134, 135).
Nếu như trước đây, nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa hướng đến
mục tiêu gìn giữ, lan tỏa giá trị, bản sắc dân tộc độc đáo với không ngừng tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại; xây dựng, phát triển văn hóa để chấn hưng sự
xuống cấp về đạo đức xã hội...; thì hiện nay, bên cạnh những sứ mệnh, mục tiêu
đó, nhận thức về văn hóa ngày càng tồn diện, sâu sắc hơn, vai trị, chức năng
của văn hóa được xem xét ở nhiều chiều cạnh, góc độ với mối tương quan với
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, phát triển con người.
5


Trong mối quan hệ với kinh tế, an ninh quốc phịng… thì văn hóa được
xem là s"ức mạnh nội sinh"để thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất
nước gắn liền với bảo vệ tổ quốc.
Để gia tăng "sức mạnh nội sinh", gắn văn hóa với phát triển kinh tế thông
qua đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ, một trong những nhiệm vụ quan trọng
của chính sách phát huy giá trị văn hóa trong hiện tại và những năm tiếp theo là:
Gắn phát triển văn hóa với phát triển du lịch, phấn đấu đưa du lịch thành một
ngành kinh tế mũi nhọn.
Văn kiện đã nhấn mạnh và khẳng định quan điểm phát triển cơng nghiệp
văn hóa (một quan điểm mới về văn hóa đã được đưa ra trong phần nhiệm vụ
thứ năm của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9, khóa XI, năm 2014, đó là:
“Phát triển cơng nghiệp văn hóa nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng và
giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam; khuyến khích xuất khẩu sản phẩm văn
hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới”.)
Những năm qua cho thấy, đất nước ta đã chủ động, tích cực hội nhập quốc tế
về văn hố, xây dựng Việt Nam thành điểm đến an tồn nói chung và địa chỉ hấp
dẫn về giao lưu văn hoá quốc tế nói riêng.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố XII tại Đại
hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu nhiệm vụ:

“Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hố nhân loại phù hợp với thực tiễn
Việt Nam, đồng thời chủ động nâng cao sức đề kháng của các tầng lớp nhân
dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên đối với các văn hoá phẩm ngoại lai độc hại;
từng bước đưa văn hoá Việt Nam đến với thế giới”.
“Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc
gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ
giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Quan tâm chăm lo công tác giáo
dục, bồi dưỡng và bảo vệ trẻ em, thiếu niên, nhi đồng”.
(Đây là nội dung mới, thể hiện nhận thức của Đảng ngày càng sâu sắc hơn
khi đặt hệ giá trị gia đình vào vị thế vốn rất quan trọng của nó, với tư cách là các
tế bào của xã hội, là hạt nhân lưu giữ và phát huy các giá trị quốc gia, giá trị văn
hóa, con người Việt Nam).
“Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống
và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất
là thanh niên. Thực hiện những giải pháp đột phá nhằm ngăn chặn có hiệu quả
sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tiêu cực xã hội và các tệ nạn xã hội.
6


... Từng bước vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam;
xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hoà giữa giá
trị truyền thống và giá trị hiện đại”;
“Khắc phục bệnh thành tích, bệnh hình thức, thực hiện các chuẩn mực văn
hố gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh.
Đề cao vai trị của gia đình trong nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Phát
huy các nhân tố tích cực, nhân văn trong các tơn giáo, tín ngưỡng. Phê phán và
ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan. Xây dựng và thực hiện
các chuẩn mực văn hoá trong lãnh đạo, quản lý. Chú trọng xây dựng mơi
trường văn hố cơng sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn; đẩy lùi bệnh
quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, chủ nghĩa cơ hội và thực dụng. Xây dựng văn

hoá doanh nghiệp, doanh nhân và kinh doanh”
(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII - Tập I, Nxb Chính trị
Quốc gia sự thật, Hà Nội - 2021, Tr. 143, 144).
Điểm nhấn của nội dung Văn kiện đã đề cập nhiều đến nhiệm vụ phải xây
dựng văn hoá doanh nghiệp, doanh nhân và kinh doanh nhằm khắc phục những
tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, tâm lý, lối sống đề cao giá trị vật
chất ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức xã hội; xây dựng mơi trường văn hố
cơng sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn; xây dựng và thực hiện các
chuẩn mực văn hoá trong lãnh đạo, quản lý; đề cao tính tiên phong, gương mẫu
trong văn hoá ứng xử của người lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, cán bộ, cơng chức
và đảng viên. Từ đó, lan tỏa những giá trị cao đẹp cho cộng đồng, tạo thành sức
mạnh nội sinh để phát triển và bảo vệ đất nước, địa phương, cơ quan, doanh
nghiệp…
3. Phương hướng, nhiệm vụ phát huy giá trị văn hóa Việt Nam trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ
3.1. Phương hướng, nhiệm vụ phát huy giá trị văn hóa Việt Nam theo
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020
- 2025
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX, nhiệm kỳ
2020 - 2025 (Trang 28 - 29) đã xác định: “xây dựng và phát huy giá trị văn hóa
vùng Đất Tổ” là một nhiệm vụ trọng tâm để phát triển tỉnh Phú Thọ, với những
phương hướng cụ thể:

7


“Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử và các di sản văn hóa vật thể,
phi vật thể phục vụ giáo dục truyền thống và gắn với phát triển du lịch bền
vững.
Tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời đại

Hùng Vương gắn với hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là Hát
Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ; phục dựng các
lễ hội truyền thống dân tộc, đặc biệt là các lễ hội gắn với Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương.
Nâng cao hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” ở cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; thực hiện nếp
sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Quan tâm xây dựng và phát triển môi trường văn hóa, điều kiện hưởng thụ
văn hóa của nhân dân trong tỉnh. Xây dựng mơi trường văn hóa cơng sở, văn
hóa doanh nghiệp, doanh nhân theo các chuẩn mực; đề cao vai trị, trách nhiệm
gia đình; nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật
của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
Phát triển toàn diện, sâu rộng phong trào thể dục thể thao quần chúng; chú
trọng phát triển thể thao thành tích cao, có thế mạnh; tiếp tục đầu tư, khai thác,
sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Đẩy mạnh cơng tác xã
hội hóa trong xây dựng, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thông tin - truyền thơng, báo
chí, xuất bản
Ứng dụng cơng nghệ hiện đại để giám sát, quản lý thơng tin trên báo chí
và trên mạng Internet; ngăn chặn sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc
hại, đặc biệt là thơng tin xấu độc trên mạng xã hội; đổi mới công tác thông tin,
tuyên truyền đảm bảo phù hợp, hiệu quả.
Bám sát nhiệm vụ chính trị, cung cấp thơng tin chính xác, bảo đảm tính
chiến đấu, sự phong phú, hấp dẫn và thời sự trong hoạt động báo chí; đồng thời,
phục vụ cơng tác chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền các cấp và nhu cầu
thông tin của người dân; tham gia tích cực trong cơng tác đấu tranh, phản ánh
tình hình xử lý các vi phạm trong phịng, chống tham nhũng, tiêu cực, định
hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận cao trong Đảng và toàn xã hội; tuyên
truyền các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, cổ vũ nhân rộng các phong trào thi
đua trên các lĩnh vực; mở rộng hoạt động thông tin đối ngoại.

8


Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn học, nghệ thuật.
Tiếp tục củng cố, đổi mới hoạt động của hội văn học, nghệ thuật; phát huy
trách nhiệm chính trị, nêu cao ý thức cơng dân trong lao động sáng tạo, tạo môi
trường, điều kiện thuận lợi để văn nghệ sỹ phát huy năng lực sáng tác, cống hiến
tài năng, xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ có trình độ, tâm huyết, đáp ứng u cầu
tiếp tục phát triển mạnh mẽ nền văn học, nghệ thuật của tỉnh trong thời kỳ mới.
Chú trọng công tác định hướng trong hoạt động sáng tác văn học, nghệ
thuật biểu diễn nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn học nghệ thuật của địa
phương, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Thực hiện tốt cơ chế
quản lý và chế tài ngăn chặn, xử lý các hoạt động sáng tác, truyền bá những sản
phẩm văn học, nghệ thuật có nội dung, tư tưởng khơng lành mạnh, có biểu hiện
lệch lạc, sai trái, tác động xấu tới xã hội”.
3.2. Phương hướng, nhiệm vụ phát huy giá trị văn hóa Việt Nam theo
Văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Phú Thọ lần thứ XXIII,
nhiệm kỳ 2020 - 2025
Văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Phú Thọ lần thứ XXIII
(Trang 20) đã xác định những phương hướng, nhiệm vụ để phát huy giá trị văn
hóa:
“Nâng cao chất lượng các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá - xã hội; tăng
cường quản lý nhà nước về văn hố, thơng tin và các dịch vụ về văn hoá. Tổ
chức tốt các hoạt động văn hoá, thể thao, tuyên truyền cổ động phục vụ các
nhiệm vụ chính trị.
Nâng cao hiệu quả phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn
hóa” ở cơ sở gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn
mới, đô thị văn minh”.
Chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá và
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thực hiện tốt Quy định về thực hiện nếp

sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Quản lý và khai thác có hiệu
quả các thiết chế văn hóa, thể thao. Nâng cấp nhà văn hóa khu dân cư; sắp xếp,
quản lý, sử dụng hiệu quả nhà văn hóa sau sắp xếp, sáp nhập khu dân cư.
Chú trọng xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh; ngăn chặn kịp thời sự
xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, đặc biệt là thơng tin sai lệch trên
mạng xã hội. Khuyến khích các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật, không
ngừng nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân”.

9


4. Tổ chức thực hiện và giải pháp phát huy giá trị văn hóa Việt Nam
4.1. Nhiệm vụ chung
Trong thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền cần đẩy mạnh quán triệt
các nội dung của văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong đó, đặc biệt chú
trọng đến công tác lãnh đạo, tuyên truyền phổ biến trong cán bộ, đảng viên và
nhân dân, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát huy giá trị văn hóa Việt Nam với
những giải pháp cụ thể như sau:
“Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm vừa phát
huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân
loại, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Xây dựng mơi trường văn hóa một cách tồn diện ở gia đình, nhà trường,
cộng đồng dân cư, trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp để
văn hóa thực sự là động lực, đột phá phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế.
Phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tự hào dân tộc, tính cộng
đồng và khơi dậy khát vọng vươn lên. Đề cao tính tiên phong, gương mẫu trong
văn hóa ứng xử của người lãnh đạo, cán bộ, đảng viên trong các cơ quan, đơn vị.
Khuyến khích, tạo điều kiện để mọi người dân được phát huy các năng lực tự do
sáng tạo trong đời sống kinh tế, xã hội.
Phát huy vai trị của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng mơi

trường văn hóa, con người giàu lịng nhân ái, khoan dung, chân thành, tín nghĩa,
trọng đạo lý, cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, sáng tạo, hiện đại. Xây dựng gia đình
no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
Quan tâm đầu tư đúng mức để phát triển văn hóa, từng bước thu hẹp
khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nơng thơn, giữa các vùng,
miền và các giai tầng xã hội.
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc và di sản văn
hóa, danh lam thắng cảnh. Từng bước hạn chế, tiến tới xóa bỏ các hủ tục, tập
quán lạc hậu. Hình thành thị trường sản phẩm dịch vụ văn hóa, thơng tin lành
mạnh góp phần làm tốt cơng tác thơng tin, tun truyền chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước, xu hướng phát triển xã hội, đấu tranh, lên án các hành vi vi
phạm pháp luật, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, góp phần xây dựng xã hội
an ninh, an toàn, dân chủ, tiến bộ.
Nâng cao vai trị của văn hóa, nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn,
nhân cách của con người Việt Nam, nhất là trong thế hệ trẻ. Bảo đảm quyền

10


hưởng thụ, tự do sáng tạo trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật của mỗi người
dân và cộng đồng.
Hồn thiện các cơ chế, chính sách phát triển cơng nghiệp văn hóa; phát
triển những sản phẩm, loại hình văn hóa độc đáo, sáng tạo có sức lan tỏa để
quảng bá, giới thiệu ra thế giới”.
(Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030: Văn kiện Đại
hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII - Tập I, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà
Nội - 2021, Tr. 262 - 264).
4.2. Việc lãnh đạo và thực hiện phát huy giá trị văn hóa Việt Nam ở
đảng bộ cơ quan và Chi bộ Tuyên giáo - Dân vận - Trung tâm chính trị
Đảng bộ cơ quan Dân đảng và Chi bộ Tuyên giáo - Dân vận - Trung tâm

chính trị đã ln xác định cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của chi bộ. Đảng bộ và Chi bộ thường
xuyên nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cơng tác
giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ
hàng tháng. Việc tổ chức quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị quyết của BCH
Trung ương Đảng được Đảng bộ, chi bộ triển khai thực hiện nghiêm túc, tỷ lệ
cán bộ, đảng viên tham gia học tập đạt 100%.
Triển khai thực hiện tốt việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chuyên đề hàng năm gắn với Nghị quyết
Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng Đảng, góp phần ngăn chặn, đẩy
lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Góp phần quan trọng trong việc xây
dựng Đảng bộ, Chi bộ trong sạch, vững mạnh; Xây dựng cơ quan, đơn vị văn
hóa.
Đảng bộ và Chi bộ lãnh đạo các bộ phận phối hợp với các cấp ủy đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các Ban, ngành, đoàn thể triển khai có hiệu quả
các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước, tuyên truyền, tổ
chức biên soạn, bổ sung lịch sử đảng bộ, lịch sử địa phương, bồi dưỡng chủ
nghĩa yêu nước và truyền thống anh hùng của Thị xã Phú Thọ đến toàn thể cán
bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc
phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy khát vọng
phát triển quê hương, đất nước và sức mạnh của nhân dân trong việc thực hiện
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cơng tác “xây
dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
11


KẾT LUẬN
" hơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn

K
hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại"là một nội dung quan trọng trong
chủ đề Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) và cũng là
mục tiêu, sứ mệnh của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong thời gian tới.
Việc khơi dậy khát vọng phát triển được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết,
trong đó vai trị của văn hóa khơng chỉ là “sức mạnh nội sinh” mà phải là “ngọn
đuốc soi đường cho quốc dân”, cổ vũ, động viên, khơi dậy lòng yêu nước nồng
nàn của mỗi người dân, khích lệ tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm; khuyến khích tinh thần sáng tạo, tinh thần đồn kết, ý chí quyết tâm,
truyền thống hiếu học, đức tính cần cù, chịu khó, siêng năng, nỗ lực cố gắng
vượt qua khó khăn, thử thách để viết lên những trang sử mới cho dân tộc.
Tại Đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh phương
hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong nhiệm kỳ 2021 - 2026, bao
gồm các các đột phá chiến lược và nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung ưu tiên
triển khai thực hiện, trong đó có nhiệm vụ “xây dựng và phát huy giá trị, sức
mạnh văn hóa, con người Việt Nam”.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã khẳng định: “Chúng ta phấn
đấu trở thành một cường quốc kinh tế nhưng nếu chúng ta không trở thành một
cường quốc văn hóa thì chưa thành cơng”.
Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần biến những nhận thức đầy đủ, sâu sắc về
việc phát huy giá trị văn hóa Việt Nam theo đúng tinh thần các văn kiện Đại hội
lần thứ XIII của Đảng thành những hành động cụ thể trong cuộc sống. Chúng ta
cần có nhiều hơn nữa những tấm gương tốt, sống đẹp, truyền cảm hứng, tạo điều
kiện để xây dựng văn hóa, con người Việt Nam xứng đáng với thời đại Hồ Chí
Minh rực rỡ.
Cuối cùng của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng đã khẳng định: “Đại hội kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng bào
ta ở trong nước và nước ngồi phát huy mạnh mẽ lịng u nước, tinh thần dân
tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giá trị văn
hoá, khát vọng phát triển đất nước, sức mạnh con người Việt Nam, vai trị của

khoa học - cơng nghệ, đổi mới sáng tạo, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
để đất nước ta phát triển nhanh, bền vững hơn, lập nên kỳ tích phát triển mới vì
một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, cùng tiến bước, sánh vai với các
cường quốc năm châu, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộc ta”./.
12



×