Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

(Luận văn) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện lao và bệnh phổi thái nguyên, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------------------

TRẦN TRỌNG LONG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI THÁI NGUYÊN,
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

n

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Khoa học Mơi trường
Khoa

: Mơi Trường

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------------------



TRẦN TRỌNG LONG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI THÁI NGUYÊN,

n

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Khoa học Mơi trường
Lớp

: K46 KHMT – N02

Khoa

: Mơi Trường

Khóa học

: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Thị Lan Anh

Thái Nguyên - 2018



i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng em. Các số
liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Em xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.

Sinh viên

Trần Trọng Long

n


ii

LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải
rắn y tế tại bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Thái Nguyên, đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý”, được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ
nhiệt tình của ThS.Hồng Thị Lan Anh, cơ đã theo sát, tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trường Đại học Nông . Các thầy,
cô giáo khoa Môi Trường, trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện cho em
trong q trình học tập và hồn thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc, các phòng, khoa của Bệnh Lao

và Bệnh Phổi Thái Nguyên, đã giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu và
hồn thành luận văn.

n

Sau cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và
bạn bè đã quan tâm, chia sẻ khó khăn và động viên tơi trong q trình thực hiện
luận văn.
Do thời gian và lượng kiến thức có hạn nên đề tài của em khơng tránh
khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cơ và các
bạn để luận văn của tơi được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Người thực hiện

Trần Trọng Long


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Lượng chất thải y tế phát sinh theo giường bệnh trên thế giới....... 12
Bảng 2.2. Khối lượng CTRYT phát sinh ở một số nước Châu Á................... 13
Bảng 2.3. Sự biến động về khối lượng CTYTNH phát sinh tại các loại cơ sở y
tế khác nhau .................................................................................. 15
Bảng 2.4. Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện ................ 17
Bảng 2.5. Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế tại các bệnh viện
trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010 ..................................... 20
Bảng 4.2 Nguồn gốc phát sinh rác thải y tế Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Thái
Nguyên .......................................................................................... 30
Bảng 4.3. Thành phần CTRYT trong bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Thái

Nguyên 2017 ................................................................................. 30

n

Bảng 4.4. Khối lượng CTRYT phát sinh trong một ngày tại các khoa , phòng
của bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Thái Nguyên. ........................... 33
Bảng 4.5. Phân loại và thu gom chất thải tại bệnh viện Lao và Bênh Phổi Thái
Nguyên .......................................................................................... 36


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Biểu đồ gia tăng CTYT của 1 số địa phương giai đoạn 2005-2009 ... 17
Hình 2.2. Biểu đồ tình hình phát sinh CTYT của 19 bệnh viện tuyến TW .... 17
Hình 4.1 : Sơ đồ bệnh viện ............................................................................. 28
Hình 4.2 : Phương tiện vận chuyển CTRYT tại bệnh viện ............................. 37

n


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Giải thích


BTNMT

Bộ Tài ngun Mơi trường

2

BV

Bệnh viện

3

BYT

Bộ y tế

4

CP

Chính phủ

5

CSYT

Cơ sở y tế

6


CTYT

Chất thải y tế

7

CTR

Chất thải rắn

8

CTRYT

Chất thải rắn y tế

9

CTRYTNH

10



Nghị định

11

Nxb


Nhà xuất bản

12

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

13



Quyết định

14

QH

Quốc hội

15

RTSH

Rác thải sinh hoạt

16

TT


Thông tư

17

TTLT

Thông tư liên tịch

18

TW

Trung ương

19

UBND

Ủy ban nhân dân

n

1

Chất thải rắn y tế nguy hại


vi

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài. ......................................................................... 4

n

2.2. Tác động của chất thải rắn y tế tới môi trường và sức khỏe cộng đồng .... 9
2.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới và Việt Nam ............ 12
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 24
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . ............................................................. 24
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 26
4.1. Tổng quan về Bệnh Viện Lao và Bệnh Phổi Thái Nguyên .................... 26
4.2.Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Lao và Bệnh
Phổi Thái Nguyên ........................................................................................... 29
4.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn
y tế của Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Thái Nguyên ....................................... 38
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 42



vii

5.1. Kết luận .................................................................................................... 42
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44

n


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển theo xu hướng công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, từ đó đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
Cùng với sự phát triển kinh tế khơng ngừng thì các vấn đề xã hội như y tế,
văn hóa, giáo dục, …. ngày càng được quan tâm và đầu tư, chất lượng cuộc
sống của mọi người ngày càng được cải thiện.
Chính vì vậy, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, nhà
nước đã thực hiện nhiều chính sách y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe được
hình thành, cùng với đó các bệnh viện, trung tâm y tế được xây dựng mới
nhằm phục vụ nhu cầu khám và chữa bệnh ngày càng tăng cao.
Bên cạnh công tác khám chữa bệnh ngày càng được chú trọng, vấn đề sức

n

khỏe con người được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Ngành y tế đã có những
chuyển biến mạnh mẽ với trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại phục vụ cho

nhu cầu khám chữa bệnh của con người. Nhưng song song với sự phát triển
đó có nhiều vấn đề phát sinh và cần được quan tâm. Xu thế sử dụng các sản
phẩm chỉ dùng một lần trong y tế càng khiến lượng chất thải rắn y tế phát sinh
ngày càng tăng, trong đó có nhiều nhóm chất thải nguy hại đối với con người
và mơi trường xung quanh.
Do đó, vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện, trung
tâm y tế hiện nay là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Chất thải rắn y tế là
một trong những chất thải nguy hại vào loại bậc nhất, việc quản lý và xử lý rất
phức tạp và khó khăn.
Từ tình hình thực tế và yêu cầu của việc đánh giá quản lý chất thải rắn y tế
tại các bệnh viện. Được sự đồng ý của Khoa Môi trường, dưới sự hướng dẫn
của ThS.Hoàng Thị Lan Anh, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh thực


2

trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Lao và Bệnh Phổi
Thái Nguyên, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý”. Từ đó làm rõ
hơn về hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn của bệnh viện, đề xuất các biện
pháp nâng cao hiệu quả trong thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn y tế ,
phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường cho phép và hướng tới nền kinh tế
phát triển bền vững về mặt môi trường.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Lao và Bệnh
Phổi Thái Nguyên. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý chất thải y tế, nâng cao chất lượng môi trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Lao


n

và Bệnh Phổi Thái Nguyên.

- Phân tích các ngun nhân cịn tồn tại của việc thu gom, phân loại, lưu
trữ, vận chuyển, xử lý rác thải.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất
thải rắn y tế tại bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Thái Nguyên.
- Đánh giá hiểu biết của cán bộ nhân viên, bệnh nhân về tình hình quản
lý rác thải y tế của bệnh viện.
1.3. Ý nghĩa đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng, phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu áp
dụng vào thực tế.
- Rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu, học hỏi
những kinh nghiệm từ thực tế.


3

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công
tác sau này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được các mặt tích cực, hạn chế trong công tác quản lý và xử
lý chất thải rắn y tế tại Lao và Bệnh Phổi Thái Nguyên.
- Có những biện pháp đề xuất hiệu quả, khả thi trong công tác quản lý
chất thải rắn y tế của bệnh viện.
- Góp phần chung vào cơng tác bảo vệ môi trường của đất nước.

n



4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài.
2.1.1. Một số khái niệm.
Định nghĩa chất thải y tế
Theo thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Y Tế và
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ngày 31 tháng 12 năm 2015 Quy định về
Quản lý chất thải y tế[18]:
- Chất thải y tế (CTYT): Theo quy định về quản lý chất thải y tế của Bộ
Y tế ban hành, chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ hoạt
động khám chữa bệnh, chăm sóc, phịng bệnh, nghiên cứu, đào tạo, chất thải y
tế có thể ở dạng rắn, lỏng, khí.
- Chất thải y tế nguy hại (CTYTNH): Là chất thải y tế chứa yếu tố nguy

n

hại cho sức khỏe con người và mơi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ, phóng
xạ, dễ cháy nổ, dễ ăn mịn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải
này không được tiêu hủy an toàn.
- Rác y tế (RYT): Là phần chất thải y tế ở dạng rắn, khơng tính chất thải
dạng lỏng và khí, được thu gom và xử lý riêng.
- Rác sinh hoạt y tế (RSHYT): Là chất thải không xếp vào chất thải nguy
hại, khơng có khả năng gây độc, không cần lưu giữ, xử lý đặc biệt; là chất thải
phát sinh từ các khu vực bệnh viện: giấy, plastic, thực phẩm, chai lọ…..
2.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế.
2.1.2.1.Nguyên tắc phân loại chất thải y tế:

- Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại để
quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh.
- Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ,
thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định. Trường hợp các chất thải y tế nguy


5

hại khơng có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một
phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng
cụ, thiết bị lưu chứa.
- Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn
hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.
2.1.2.2.Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải:
- Mỗi khoa, phịng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng
cụ phân loại chất thải y tế;
- Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hướng dẫn
cách phân loại và thu gom chất thải.
2.1.2.3.Phân loại chất thải y tế:
Thông tư liên tịch số 58/2015 TTLT-BYT-BTNMT, ngày 31 tháng 12
năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một

n

số điều của Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của
Bộ Y tế về việc ban hành Quy định về quản lý chất thải y tế;- Chất thải lây
nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;
- Chất thải lây nhiễm khơng sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng
có lót túi và có màu vàng;
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng

có lót túi và có màu vàng;
- Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi
và có màu vàng;
- Chất thải nguy hại khơng lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc
trong thùng có lót túi và có màu đen;
- Chất thải nguy hại khơng lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng
cụ có nắp đậy kín;


6

- Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng
trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;
- Chất thải y tế thơng thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi
hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng.
2.1.3. Nguồn gốc phát sinh và khối lượng chất thải rắn y tế.
2.1.3.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế
Toàn bộ chất thải rắn trong bệnh viện phát sinh từ các hoạt động diễn ra
trong bệnh viện, bao gồm:
- Các hoạt động khám chữa bệnh như: chuẩn đốn, chăm sóc, xét
nghiệm, điều trị bệnh, phẫu thuật,…..
- Các hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm trong bệnh viện.
- Các hoạt động hàng ngày của nhân viên, bệnh nhân, thân nhân.
2.1.3.2. Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh

n

Nắm được số lượng chất thải phát sinh là điều quan trọng để đưa ra
những cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế việc ước tính khối lượng
chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở y tế nói chung và từ hoạt động

của các bệnh viện là công việc khó khăn. Thơng thường, khối lượng chất thải
phát sinh phụ thuộc vào quy mô bệnh viện, cán bộ y tế và các phương pháp kĩ
thuật áp dụng trong điều trị bệnh.
2.1.4. Thành phần của chất thải rắn y tế
* Thành phần vật lý:
+ Đồ bông vải sợi: gồm bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, vải trải…
+ Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh…
+ Đồ thủy tinh: chai lọ, ống tiêm thủy tinh, ống nghiệm…
+ Đồ kim loại: kim tiêm, dao mổ, hộp đựng dụng cụ mổ…
+ Đồ nhựa: hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng…
* Thành phần hóa học:


7

+ Những chất vơ cơ: kim loại, bột bó, chai lọ thủy tinh, sỏi đá, hóa
chất…
+ Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, bộ phận cơ thể, đồ nhựa…
+ Thành phần gồm các nguyên tố: C, H, O, N, S, Cl và một số phân tro.
Trong đó:
- Thành phần hữu cơ: Phần vật chất có thể bay hơi sau khi được nung ở
nhiệt độ 950oC.
- Thành phần vô cơ (tro) là phần tro còn lại sau khi nung rác ở 950oC.
2.1.5. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn y tế
Theo quy định của Bộ Y tế về xử lý chất thải y tế, mỗi phân nhóm, mỗi
loại chất thải đều phải có phương pháp xử lý riêng phù hợp cho từng đối
tượng. Mục đích của việc xử lý chất thải rắn y tế là loại bỏ những đặc tính
nguy hiểm như lây nhiễm, truyền bệnh để biến chúng thành rác thải thơng

n


thường và có thể xử lý giống như các loại chất thải thông thường khác.
* Phương pháp khử trùng
Phương pháp này được áp dụng để khử trùng đối với chất thải rắn y tế
có nguy cơ lây nhiễm cao nhằm hạn chế xảy ra tai nạn cho nhân viên thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trong bệnh viện.
- Khử trùng bằng hóa chất: Clo, Hypoclorite… là phương pháp rẻ tiền,
đơn giản nhưng có nhược điểm là thời gian tiếp xúc ít khơng tiêu hủy hết vi
khuẩn trong chất thải.
- Khử trùng bằng nhiệt ở áp suất cao: là phương pháp đắt tiền, đòi hỏi
chế độ vận hành, bảo dưỡng cao, xử lý kim tiêm khi nghiền nhỏ, làm biến
dạng. Nhược điểm của phương pháp là tạo mùi hơi nên với bệnh viện có lị
đốt thì kim tiêm đốt trực tiếp.


8

- Khử trùng bằng siêu cao tần: có hiệu quả khử trùng tốt, năng suất cao.
Tuy nhiên, đòi hỏi kỹ thuật cao, thiết bị đắt tiền và yêu cầu có chuyên môn, là
phương pháp chưa phổ biến.
* Phương pháp chôn lấp
Có 2 phương pháp chơn lấp: chơn lấp hồn tồn và chơn lấp có xử lý:
- Chơn lấp hồn tồn: phương pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhưng không
vệ sinh, dễ gây ô nhiễm các nguồn nước ngầm và tốn diện tích đất chứa bãi
rác. Đối với chất thải nguy hại cần phải đảm bảo sao cho bãi chôn lấp cần
tách biệt hồn tồn với mơi trường xung quanh.
- Chơn lấp có xử lý: Rác thải thu gom về được phân ra làm 2 loại: rác vô
cơ và rác hữu cơ. Đối với rác vô cơ được đem đi chôn lấp, còn rác hữu cơ
được xử lý và ủ làm phân bón.
* Thiêu đốt chất thải rắn y tế


n

- Phương pháp thiêu đốt chỉ sử dụng khi chất thải là chất độc sinh học,
không bị phân hủy sinh học và bền vững trong môi trường. Và một số chất
thải không thể tái chế, tái sử dụng hay dự trữ an tồn trong bãi chơn lấp. Phần
tro sau khi đốt được chôn lấp.
- Chất thải được đốt ở nhiệt độ cao, được sử dụng như một biện pháp xử lý
để giảm tính độc, thu hồi năng lượng và có thể xử lý một lượng lớn chất thải.
Nhìn chung dung lị đốt là phương pháp sạch nhưng chi phí cao.
2.1.6. Một số văn bản liên quan đến vấn đề chất thải rắn y tế
Ở nước ta chất thải y tế được quản lý bằng hệ thống văn bản pháp luật do
Quốc hội, Chính phủ ban hành và các văn bản quản lý, hướng dẫn thực hiện
của Bộ Y tế và Bộ tài nguyên môi trường như:
-Luật bảo vệ môi trường 2014, được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014. Quy định về bảo vệ môi
trường trong bệnh viện và các cơ sở y tế.


9

- Thông tư liên tịch số 58/2015 TTLT-BYT-BTNMT, ngày 31 tháng 12
năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một
số điều của Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của
Bộ Y tế về việc ban hành Quy định về quản lý chất thải y tế;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 quản
lý chất thải rắn nguy hại
- Quyết định số 2038/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ ngày
15/11/2011: Phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2015
và định hướng đến năm 2020.

- QCVN02:2008/BTNMT- quy chuẩn quốc gia, yêu cầu kĩ thuật khí thải
lị đốt chất thải rắn y tế.
- TC 3773/2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh môi trường lao động.
2.2. Tác động của chất thải rắn y tế tới môi trường và sức khỏe cộng đồng

n

2.2.1. Đối với môi trường
* Đối với môi trường đất

Khi chất thải y tế được xử lý giai đoạn trước khi thải bỏ vào môi trường
khơng đúng cách thì các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại, các vi khuẩn
có thể ngấm vào môi trường đất gây nhiễm độc cho môi trường sinh thái, các
tầng sâu trong đất, sinh vật kém phát triển… làm cho việc khắc phục hậu quả
về sau lại gặp khó khăn.
* Đối với mơi trường khơng khí
Chất thải bệnh viện từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều gây ra
những tác động xấu đến môi trường khơng khí. Khi phân loại tại nguồn thu
gom, vận chuyển chúng phát tán bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung
mơi, hóa chất vào khơng khí. Ở khâu xử lý (đốt, chôn lấp) phát sinh ra các khí
độc hại, NOx, đioxin, furan HX… từ lị đốt và CH4, NH3, H2S… từ bãi chôn


10

lấp. Các khí này nếu khơng được thu hồi và xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh.
* Đối với môi trường nước
Khi chôn lấp chất thải y tế không đúng kỹ thuật và không hợp vệ sinh.
Đặc biệt là chất thải y tế được chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt có thể

gây ơ nhiễm nguồn nước ngầm. Đặc trưng của chất thải bệnh viện là bị nhiễm
BOD, COD, kim loại nặng và các vi khuẩn gây bệnh... Do đó nếu không được
quản lý nghiêm ngặt, khi mưa nước chảy tràn sẽ cuốn nước thải bệnh viện đi
vào nguồn nước mặt như: ao, hồ, sơng, ngịi... Các chất này sẽ gây ô nhiễm
nguồn nước mặt, một phần ngấm xuống đất mang theo các chất ô nhiễm, vi
khuẩn gây bệnh vào nguồn nước ngầm gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng
nguồn nước. Gây ra các bệnh truyền nhiễm đường ruột như: thương hàn, tả,
tulare, brucella...(Bùi Thanh Tâm, 2002) [17].

n

2.2.2. Đối với sức khỏe cộng đồng

* Đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp chất thải rắn y tế
Tất cả các cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có
nguy cơ tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ sở y tế, những
người ở ngoài các cơ sở y tế làm nhiệm vụ vận chuyển các chất thải y tế và
những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do hậu quả của sự
sai sót trong khâu quản lý chất thải. Dưới đây là những nhóm chính có nguy
cơ cao:
- Bác sĩ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính của bệnh viện
- Bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú.
- Khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân.
- Những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho các cơ
sở khám chữa bệnh và điều trị như: Giặt là, lao công, vận chuyển bệnh
nhân…


11


- Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải (tại các bãi đổ rác
thải, các lò đốt rác) và những người bới rác, thu gom rác…
* Tác động từ chất thải rắn y tế
+ Từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn
Các vật thể trong thành phần của CTRYT có thể chứa đựng một lượng
rất lớn bất kỳ tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nào. Một mối nguy
cơ rất lớn hiện nay đó là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV) cũng
như các virus lây qua đường máu như viêm gan B, C có thể lan truyền ra cộng
đồng qua con đường rác thải y tế. Các tác nhân này có thể xâm nhập vào cơ
thể người thơng qua các cách thức:
- Qua da (qua một vết thủng, trầy xước hoặc vết cắt trên da).
- Qua các niêm mạc (màng nhầy).
- Qua đường hơ hấp (do xơng, hít phải).

n

- Qua đường tiêu hoá.

+ Ảnh hưởng của hoá chất thải và dược phẩm
Nhiều loại hoá chất và dược phẩm được sử dụng trong các cơ sở y tế
là những mối nguy cơ đe dọa sức khoẻ con người (các độc dược, các chất gây
độc gen, chất ăn mòn, chất dễ cháy, các chất gây phản ứng, gây nổ…). Các
loại chất này thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế, với số lượng lớn
hơn có thể tìm thấy khi chúng quá hạn, dư thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ.
Những chất này có thể gây nhiễm độc khi tiếp xúc cấp tính và mãn tính, gây
ra các tổn thương như bỏng, ngộ độc. Sự nhiễm độc này có thể là kết quả của
q trình hấp thụ hóa chất hoặc dược phẩm qua da, qua niêm mạc, qua đường
hô hấp hoặc đường tiêu hóa.
+ Chất thải phóng xạ
Loại bệnh gây ra do chất thải phóng xạ được xác định bởi loại chất thải

và phạm vi tiếp xúc. Nó có thể là đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nơn và


12

nhiều bất thường khác. Bởi chất thải phóng xạ, cũng như loại chất thải dược
phẩm, là một loại độc hại gen, nó cũng có thể ảnh hưởng đến các yếu tố di
truyền. Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ có hoạt tính cao, ví dụ như các
nguồn phóng xạ của các phương tiện chẩn đoán (máy X_Quang, máy chụp cắt
lớp…), có thể gây ra một loạt các tổn thương (chẳng hạn như phá huỷ các mơ,
từ đó địi hỏi phải dẫn đến việc xử lý loại bỏ hoặc cắt cụt các phần cơ thể).(Bộ
Y tế, 2007)[15].
2.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới và Việt Nam
2.3.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới
2.3.1.1. Hiện trạng phát sinh CTRYT trên thế giới
* Khối lượng phát sinh CTRYT trên thế giới
Khối lượng CTYT phát sinh phụ thuộc vào các yếu tố như: cơ cấu bệnh
tật, dịch bệnh, loại, quy mô bệnh viện, phương pháp và thói quen của nhân

n

viên y tế trong việc khám, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân và thải rác của bệnh
nhân ở các khoa, phòng [6].
Bảng 2.1. Lượng chất thải y tế phát sinh theo giường bệnh trên thế giới
Tổng lượng CTYT

CTYT nguy hại

(kg/ giường bệnh)


(kg/ giường bệnh)

Bệnh viện trung ương

4,1-8,7

0,4-1,6

Bệnh viện tỉnh

2,1-4,2

0,2-1,1

Bệnh viện huyện

0,5-1,8

0,1-0,4

Tuyến bệnh viện

(Nguồn: Giáo trình sau đại học mơn Vệ sinh mơi trường, 2007)[22]
Các bệnh viện (BV) tuyến trung ương (TW) lượng chất thải rắn phát
sinh lớn hơn rất nhiều so với các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện. Nguyên nhân là
do các bệnh viện tuyến trên có quy mơ lớn hơn các bệnh viện tuyến dưới.
Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh giữa các nước cũng khác nhau.


13


Bảng 2.2. Khối lượng CTRYT phát sinh ở một số nước Châu Á
Chất thải
Tổng chất thải
Nước
phát sinh
phát sinh
(kg/giường/ngày)
(tấn/năm)
Bangladesh
0,8-1,67
93,075 (ở Dhaka)
Bhutan
0,27
73
Trung Quốc
730.000
Ấn Độ
1-2
330.000
Malaysia
1,9
Nepal
0,5
365
Pakistan
1,06
250
Sri Lanka
0,36

6.600 (Colombo)
Thái Lan
0,68
17.155
Việt Nam
2.27 (Hà Nội)
60.000
Nguồn: Medical Waste Management Issues in Asia,2006)[23]
Tình hình quản lý CTRYT
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến việc quản lý chất thải

n

đặc biệt là CTYT bởi những đặc tính nguy hại của chúng có thể gây ra cho
cộng đồng và môi trường. Sự quan tâm của các quốc gia phát triển, nước có
tiềm lực về kinh tế về CTYT cao hơn nhiều so với các quốc gia đang phát triển.
Một điều dễ nhận thấy trên thực tế những nước có thu nhập cao thường tạo ra
nhiều chất thải hơn nước có thu nhập trung bình và nước có thu nhập thấp,
lượng chất thải tạo ra từ bệnh viện cấp trên cao hơn so với bệnh viện cấp dưới.
Theo kết quả điều tra tại 15 bệnh viện tư nhân tại tỉnh Fars (Iran) trong
số 50 bệnh viện, mỗi ngày có khoảng 4,45 kg/giường/ngày thải ra 1830 kg rác
thải sinh hoạt (RTSH) (chiếm 71,44%), 721 kg rác lây nhiễm (chiếm 27,8%)
và 19,6 kg các vật sắc nhọn (chiếm 0,76%). Rác thải chưa được phân loại theo
đúng quy định. Hai trong số các bệnh viện này sử dụng xe chuyên chở rác
khơng có nắp đậy, 9 bệnh viện đã được trang bị lị đốt nhưng 6 trong số chúng
gặp khó khăn trong q trình vận hành lị đốt. Ở các bệnh viện này, các nhân
viên không được đào tạo về quản lý chất thải y tế cũng như các mối nguy hại


14


mà rác thải y tế đem đến [30].
Nghiên cứu về CTRYT đã được tiến hành tại nhiều nước, đặc biệt là
các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Canada… Các nghiên cứu đã quan
tâm đến nhiều lĩnh vực như tình hình phát sinh; phân loại CTRYT; quản lý
CTRYT (biện pháp làm giảm thiểu chất thải, tái sử dụng chất thải, xử lý chất
thải, đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải…); tác hại của
CTRYT đối với môi trường sức khỏe; biện pháp làm giảm tác hại của
CTRYT đối với sức khỏe cộng đồng, sự đe dọa của chất thải nhiễm khuẩn tới
sức khỏe cộng đồng; những vấn đề liên quan của y tế công cộng với CTRYT;
tổn thương nhiễm khuẩn ở y tá, hộ lý và người thu gom rác; nhiễm khuẩn
bệnh viện, nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện đối với người thu nhặt rác, vệ sinh
viên và cộng đồng; người phơi nhiễm với HIV, HBV, HCV ở nhân viên y tế
[26][29].

n

Ở hầu hết các quốc gia phát triển biện pháp xử lý thường được sử dụng
là các lò đốt ở nhiệt độ cao, tùy từng loại chất thải nhiệt độ đốt có thể từ 1000
- 4000oC. Tuy nhiên hiện nay phương pháp này vẫn còn đang tranh cãi về
việc xử lý khí và bụi sau khi đốt. Ngồi ra, cịn có phương pháp khác để giải
quyết vấn đề này là phương pháp nghiền nát chất thải rắn y tế và xử lý dưới
nhiệt độ, áp suất cao để tránh việc phát sinh khí thải trong khi xử lý. Sau khi
được xử lý, chất thải rắn y tế được chuyển đến bãi rác thơng thường vì đã đạt
tiêu chuẩn tiệt trùng.
Tại Trung Quốc, Cục Bảo vệ môi trường đã ban hành các quy định về
kỹ thuật xây dựng các nhà máy thiêu đốt và xử lý tập trung chất thải y tế, kỹ
thuật chế tạo các thiết bị thiêu đốt và xử lý tập trung chất thải y tế, quy định
về kỹ thuật xây dựng bãi chôn lấp và xử lý an tồn hóa chất nguy hại năm
2014 [25].

Nhiều nước trên thế giới đang áp dụng những phương pháp để giảm


15

thiểu rác thải như không sử dụng bao tay, áo choàng, khăn trải trong bệnh
viện bằng chất dẻo nhân tạo mà được thay thế bằng cao su tự nhiên; tái chế sử
dụng thủy ngân trong các hỗn hợp kim loại dùng trong bệnh viện; tiệt trùng và
sử dụng lại một số trang phục; sử dụng lại qua chưng cất các dung môi thông
thường trong bệnh viện như benzen, toluene, xylen [26].
2.3.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam
2.3.2.1.Hiện trạng phát sinh CTRYT tại Việt Nam
Theo nghiên cứu điều tra mới nhất của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế
và Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm
2009-2010, tổng lượng CTRYT trong tồn quốc khoảng 100-140 tấn/ngày,
trong đó có 16-30 tấn/ngày là CTRYT nguy hại. Lượng CTR trung bình là
0,86 kg/giường/ngày, trong đó CTR y tế nguy hại tính trung bình là 0,14-0,2
kg/giường/ngày. CTRYT phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa

n

phương, xuất phát từ một số nguyên nhân như: gia tăng số lượng cơ sở y tế và
tăng số giường bệnh; tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y
tế; dân số gia tăng, người dân ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ
y tế [13].
Bảng 2.3. Sự biến động về khối lượng CTYTNH phát sinh tại các loại
cơ sở y tế khác nhau
Năm 2005
Năm 2010
(kg/giường bệnh/ngày) (kg/giường bệnh/ngày)

BV đa khoa TW
0,35
0,42
BV chuyên khoa TW
0,23 - 0,29
0,28 - 0,35
BV đa khoa tỉnh
0,29
0,35
BV chuyên khoa tỉnh
0,17 - 0,29
0,21 - 0,35
BV huyện, ngành
0,17 - 0,22
0,21 - 0,28
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011- chương 5-chất thải rắn
Loại BV

y tế)[13]


16

Ngoài ra, lượng CTRYT phát sinh trong ngày khác nhau giữa các bệnh
viện tùy thuộc số giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa hay đa khoa, các thủ
thuật chuyên môn được thực hiện tại bệnh viện, số lượng vật tư tiêu hao được
sử dụng…
Bảng 2.4. Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện
Tổng lượng CTR phát sinh


Tổng lượng CTYTNH

(kg/giường/ngày)
Khoa

BVT

BV

BV

W

Tỉnh

Huyện

TW

Tỉnh

Huyện

Bệnh viện

0,97

0,88

0,73


0,16

0,14

0,11

Khoa HSCC

1,08

1,27

1,00

0,30

0,31

0,18

Khoa nội

0,64

0,47

0,45

0,04


0,03

0,02

Khoa nhi

0,50

0,41

0,45

0,04

0,05

0,02

Khoa ngoại

1,01

0,87

0,73

0,26

0,21


0,17

Khoa sản

0,82

0,95

0,74

0,21

0,22

0,17

Khoa mắt/TMH

0,66

0,68

0,34

0,12

0,10

0,08


Khoa cận lâm sàng

0,11

0,10

0,08

0,03

0,03

0,03

0,72

0,7

0,56

0,14

0,13

0,09

n

BV


Trung bình

BV

(kg/giường/ngày)
TB

0,86

BV

TB

0,14

(Nguồn: Báo cáo mơi trường quốc gia 2011- chương 5-chất thải rắn y tế)[13]
Chất thải y tế không ngừng phát sinh và có chiều hướng tăng khá
nhanh. Nếu khơng có biện pháp thu gom, xử lý và quản lý chất thải khơng
hiệu quả thì các chất thải này sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
xấu tới sức khỏe cộng đồng.


×