Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Căn cứ hủy phán quyết trọng tài thương mại so sánh với pháp luật singapore và đề xuất hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

NGƠ QUỐC LÂM
MSSV: 1553801015115

CĂN CỨ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
- SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT SINGAPORE VÀ
ĐỀ XUẤT HƯỚNG HỒN THIỆN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên khóa: 2015 – 2019
Người hướng dẫn: ThS. VŨ DUY CƯƠNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI TRI ÂN
Tác giả xin được dành riêng trang này để bày tỏ đơi dịng tri ân đến những người
mà tác giả kính trọng, yêu thương và quý mến nhất.
Trước tiên, em vô cùng biết ơn các thầy, cô Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh vì những kiến thức bổ ích, cũng như những bài học ý nghĩa về cuộc sống mà
thầy, cô đã truyền đạt tại giảng đường. Đặc biệt, em xin gửi lời tri ân sâu sắc và chân
thành đến Thầy Vũ Duy Cương - người đã tận tình dìu dắt, chỉ bảo để em có thể hồn
thành tốt nhất khóa luận tốt nghiệp của mình và Cô Phùng Hồng Thanh - cố vấn học
tập lớp QT40.2, người đã luôn quan tâm, động viên và cho em nhiều lời khuyên quý
báu trong suốt khoảng thời gian học tập tại ngôi trường này.
Tiếp đến là lời cảm ơn tới những người bạn, người em, người anh, người chị đã
luôn đồng hành, ủng hộ và tiếp thêm tinh thần giúp mình đi đến cuối chặng đường


bốn năm đại học.
Cuối cùng, vì khơng lời cảm ơn nào là đủ đối với những người quan trọng nhất,
con xin gửi cả tâm huyết của mình vào khóa luận này để dành tặng cho Ba và Mẹ.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Ngơ Quốc Lâm

năm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Ngô Quốc Lâm, xin cam đoan rằng, nội dung trình bày trong khố luận
tốt nghiệp “Căn cứ hủy phán quyết trọng tài - so sánh với pháp luật Singapore
và đề xuất hướng hoàn thiện” hoàn toàn là thành quả từ quá trình nghiên cứu độc
lập và cố gắng không ngừng của bản thân, dưới sự định hướng và chỉ dẫn của ThS.
Vũ Duy Cương. Các thông tin, tài liệu được tác giả sử dụng đều đảm bảo tính trung
thực, cơng khai và minh bạch.
Nếu có bất kỳ sự gian dối hay sao chép bất hợp pháp nào thể hiện tại khóa luận
này, tơi xin chịu mọi trách nhiệm về hành vi của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Ngô Quốc Lâm


năm


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ đầy đủ

Từ viết tắt
BLDS 2005

Bộ luật Dân sự năm 2005

BLDS 2015

Bộ luật Dân sự năm 2015

BLTTDS 2015

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Công ước New York 1958
ĐLTT

Công ước New York năm 1958 về Công nhận và
cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
Đạo luật Trọng tài Singapore năm 2001, được
sửa đổi năm 2002 (Singapore Arbitration Act)
Đạo luật Trọng tài quốc tế Singapore năm 1994,

ĐLTTQT


được sửa đổi năm 2002 (Singapore International
Arbitration Act)

HĐTT
Luật mẫu UNCITRAL
Luật TTTM 2010
Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP
Pháp lệnh TTTM 2003
SIAC

Hội đồng trọng tài
Luật mẫu về Trọng tài Thương mại quốc tế của
UNCITRAL năm 1985, được sửa đổi năm 2006
Luật Trọng tài thương mại năm 2010
Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi
hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại
Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore
(Singapore International Arbitration Centre)

TAND

Tòa án nhân dân

v

versus

VIAC


Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (Vietnam
International Arbitration Centre)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỊNH HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI..........................................................................................................8
1.1. Khái niệm hủy phán quyết trọng tài thương mại ..........................................8
1.2. Điều kiện để yêu cầu hủy phán quyết trọng tài ...........................................10
1.2.1. Đối tượng của yêu cầu hủy phán quyết trọng tài...................................10
1.2.2. Quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài ...............................................12
1.2.3. Thời hiệu yêu cầu hủy phán quyết trọng tài ..........................................15
1.3. Giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài...............................................17
1.3.1. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài ....................17
1.3.2. Khắc phục sai sót nhằm loại bỏ căn cứ hủy phán quyết trọng tài .........21
1.4. Hậu quả pháp lý của việc hủy phán quyết trọng tài thương mại ..............22
1.4.1. Góc nhìn từ pháp luật quốc tế................................................................22
1.4.2. Góc nhìn từ pháp luật Việt Nam............................................................25
CHƯƠNG 2: CĂN CỨ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI - SO SÁNH GIỮA
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT SINGAPORE ...............................27
2.1. Vài nét về chế định hủy phán quyết trọng tài trong hệ thống pháp luật
Singapore .................................................................................................................27
2.2. Căn cứ hủy phán quyết trọng tài – so sánh giữa pháp luật Việt Nam và
pháp luật Singapore ................................................................................................29
2.2.1. Khơng có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu .........29
2.2.2. Hội đồng trọng tài vượt quá thẩm quyền...............................................41
2.2.3. Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp
với thỏa thuận giữa các bên hoặc trái quy định của pháp luật .........................48

2.2.4. Chứng cứ các bên cung cấp là giả mạo .................................................54
2.2.5. Phán quyết trọng tài trái với trật tự công hoặc các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật ...........................................................................................................60


2.3. Hướng hoàn thiện đối với các căn cứ hủy phán quyết trọng tài bộc lộ nhiều
bất cập trong hệ thống pháp luật Việt Nam .........................................................71
2.3.1. Hướng hoàn thiện căn cứ hủy do vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền
của Hội đồng trọng tài ......................................................................................73
2.3.2. Hướng hoàn thiện căn cứ hủy do thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục
tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy
định của Luật TTTM 2010 ...............................................................................74
2.3.3. Hướng hoàn thiện căn cứ hủy do phán quyết trọng tài trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam ...................................................................74
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập và phát

triển sâu rộng với các quốc gia trong khu vực, cũng như trên thế giới. Hệ quả của tiến
trình này là ngày càng nhiều hợp đồng kinh doanh, thương mại được ký kết giữa
thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài. Xuất phát từ những nguyên nhân

khách quan lẫn chủ quan, các tranh chấp có yếu tố nước ngồi xảy ra là điều khó có
thể tránh khỏi. Chính vì thế, lựa chọn đúng “phương thuốc” nhằm mang lại hiệu quả
tối ưu trong việc “điều trị” tranh chấp phát sinh từ hợp đồng là vấn đề mà các bên cần
lưu tâm và chú trọng hàng đầu.
Qua thực tiễn thương mại quốc tế, trọng tài được xem là phương thức giải quyết
tranh chấp tồn cầu bởi nó thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội, mang lại nhiều lợi ích
cho các bên. Theo báo cáo khảo sát năm 2018 của Trường Luật Queen Mary, Đại học
London liên kết với Công ty Luật White & Case, có đến 97% số người được khảo sát
(bao gồm những người hành nghề luật và các doanh nghiệp) cho biết, trọng tài quốc
tế là phương thức giải quyết tranh chấp ưu tiên của họ1. Tại Việt Nam, sự ra đời của
Luật TTTM 2010 đã tạo nên một hành lang pháp lý cần thiết để cơ chế trọng tài có
cơ hội được phát triển theo xu thế chung của thế giới. Theo báo cáo thường niên của
VIAC, số vụ tranh chấp được thụ lý và giải quyết tại trung tâm này có xu hướng ngày
càng tăng, trong đó, năm 2018 ghi nhận 180 vụ tranh chấp - con số cao nhất trong 25
năm hoạt động2. Đây là tín hiệu tích cực cho cơ chế trọng tài tại Việt Nam hiện nay.
Về mặt nguyên tắc, tòa án và trọng tài thương mại là hai phương thức giải quyết
tranh chấp độc lập với nhau. Mặc dù vậy, pháp luật vẫn trao cho tòa án cơ chế can
thiệp đối với hoạt động trọng tài, thể hiện ở thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy phán
quyết. Qua từng năm, số lượng các yêu cầu hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam lại
đang ở mức khá cao. Bên cạnh đó, tòa án cũng cho thấy sự bất đồng trong quan điểm
tiếp cận pháp luật, dẫn đến nhiều trường áp dụng các căn cứ hủy một cách tùy tiện,

1
2

Theo cập nhật lần cuối ngày 12/3/2019.
Theo cập nhật lần cuối ngày 12/3/2019.


2


bất hợp lý. Thực trạng phán quyết có nhiều khả năng bị tòa án xem xét hủy đã làm
giảm niềm tin của các thương nhân và khiến họ e ngại khi lựa chọn phương thức giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài. Bởi lẽ, một khi phán quyết bị hủy thì vụ tranh chấp
lại trở về xuất phát điểm ban đầu, nếu các bên muốn tiếp tục giải quyết tranh chấp thì
phải xác lập lại một thỏa thuận trọng tài mới hoặc một bên khởi kiện ra tòa án. Điều
này gây lãng phí rất nhiều thời gian, tiền bạc, cản trở sự phát triển hoạt động kinh
doanh thương mại của các bên. Khơng những thế, uy tín của Trọng tài viên nói riêng
và các tổ chức trọng tài tại Việt Nam nói chung cũng bị suy giảm đáng kể, đặc biệt
Trọng tài viên sẽ có tâm lý hoang mang với suy nghĩ rằng, phán quyết của mình có
thể bị tun hủy bất cứ lúc nào. Như vậy, trái với mục đích ban đầu là giúp cơ chế
trọng tài có cơ hội phát triển, thu hẹp khoảng cách với các quốc gia trong khu vực,
Luật TTTM 2010 lại xuất hiện nhiều lỗ hổng khiến việc giải thích và áp dụng các quy
định về hủy phán quyết không đúng với ý đồ của nhà làm luật, không phù hợp với
tinh thần của Luật mẫu UNCITRAL, kìm hãm sự phát triển cơ chế trọng tài tại Việt
Nam. Để khắc phục tình trạng vừa nêu, TAND tối cao đã có động thái khá tích cực
bằng việc ban hành Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP nhằm hướng dẫn cụ thể và chi
tiết hơn về các căn cứ hủy phán quyết - vấn đề vốn gây nhiều tranh cãi trong nội bộ
tòa án. Tuy nhiên, liệu rằng văn bản này có thể giải quyết được triệt để những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về hủy phán quyết trọng tài hay
khơng vẫn cịn là một câu hỏi cịn để ngỏ.
Từ thực trạng đã phân tích, tác giả lựa chọn chủ đề hủy phán quyết trọng tài làm
nội dung chính cho khóa luận tốt nghiệp. Để có một cái nhìn sâu sắc và tồn diện hơn
về chế định này, đặc biệt là kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp và áp dụng pháp
luật của những quốc gia phát triển về lĩnh vực trọng tài, tác giả sẽ tập trung phân tích
các căn cứ hủy phán quyết - vốn được xem là yếu tố then chốt, là “linh hồn” của cơ
chế hủy phán quyết trọng tài - trong sự đối chiếu, so sánh với hệ thống pháp luật
Singapore. Sở dĩ tác giả lựa chọn pháp luật Singapore để phục vụ cho cơng trình
nghiên cứu là vì ngày càng nhiều các giao dịch thương mại giữa thương nhân Việt
Nam và thương nhân Singapore được xác lập, kéo theo đó là khả năng cao các bên sẽ



3

lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua phương thức trọng tài, đặc biệt là trọng tài
tại Việt Nam hoặc tại Singapore. Kết quả khảo sát năm 2018 của Trường Luật Queen
Mary, Đại học London - liên kết với Công ty Luật White & Case cũng chỉ ra rằng,
SIAC là trung tâm trọng tài quốc tế được ưu tiên lựa chọn đứng đầu tại châu Á và
đứng thứ ba trên thế giới3. Ngoài ra, theo báo cáo thường niên của SIAC4, trong năm
2018 trung tâm này đã thụ lý và giải quyết 402 vụ việc, mặc dù số lượng có phần
giảm so với năm 2017 (452 vụ việc) nhưng đây quả thực là một con số vô cùng ấn
tượng khi đặt lên bàn cân cùng với các trung tâm trọng tài trong khu vực và cả trên
thế giới. Mặt khác, số lượng các trường hợp yêu cầu hủy phán quyết trọng tài tại Tòa
án Singapore cũng theo chiều hướng tăng qua các năm, tiêu biểu là căn cứ cáo buộc
những bất thường về thủ tục tố tụng5. Hệ thống pháp luật Singapore về lĩnh vực trọng
tài, nền tảng của Quy chế Trọng tài SIAC, cũng có điểm đặc biệt khi có đến hai văn
bản riêng biệt điều chỉnh trọng tài, đó là Đạo luật Trọng tài quốc tế và Đạo luật Trọng
tài. Chính vì thế, những thành tựu về trọng tài thương mại của đất nước láng giềng
Singapore rất đáng để Việt Nam tiếp thu, học hỏi nhằm phát triển cơ chế trọng tài.
Cuối cùng, trên cơ sở phân tích, so sánh các căn cứ hủy phán quyết ở hai phương diện
là quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử tại hai quốc gia, tác giả sẽ đưa ra một số
đề xuất hướng hoàn thiện nhằm khắc phục những tồn đọng, bất cập xung quanh vấn
đề hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam.
Thông qua những lập luận vừa được trình bày, tác giả quyết định chọn đề tài:
“Căn cứ hủy phán quyết trọng tài - so sánh với pháp luật Singapore và đề xuất
hướng hoàn thiện” làm nội dung nghiên cứu trọng tâm của khóa luận tốt nghiệp.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
“Hủy phán quyết trọng tài” đã được nhiều tác giả chọn làm đề tài để nghiên cứu


và viết trên nhiều bài tạp chí chuyên ngành, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ,
3

Theo cập nhật lần cuối ngày 12/3/2019.
Theo cập nhật lần cuối
ngày 12/3/2019.
5
J. Ole Jensen (2015), Setting aside arbitral awards in model law jurisdictions: the Singapore approach from a
German perspective, European International Arbitration Review, tr. 55. Nguyên văn: “In the past few years,
Singapore’s national courts have observed a rising number of applications to set aside arbitral awards on grounds
of alleged procedural irregularities […]”.
4


4

luận án tiến sĩ,… Điều này chứng tỏ thực trạng hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam
là một vấn đề còn nhiều điểm bất cập, vướng mắc cần được hoàn thiện trong tương
lai. Tác giả xin phân loại các nguồn tài liệu thành những nhóm nhỏ như sau:
2.1. Khóa luận, luận văn, luận án
Đối với đề tài trên, đã có những cơng trình nghiên cứu sau được thực hiện: Thái
Nguyễn Hồng Nhung (2011), Các căn cứ hủy phán quyết trọng tài thương mại, Khóa
luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Luật TP. HCM; Huỳnh Quang Thuận
(2016), Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP. HCM; Phan Thông Anh (2016), Hủy phán
quyết trọng tài, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật TP. HCM; Đỗ Hữu
Chiến (2017), Hủy phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam từ thực
tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội;
Nguyễn Thị Thảo Vy (2018), Hủy phán quyết trọng tài, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân

luật, Trường Đại học Luật TP. HCM.
Những công trình nghiên cứu trên đều có điểm tương đồng là cùng phân tích
chế định hủy phán quyết trọng tài dựa trên Luật TTTM 2010 và Nghị quyết
01/2014/NQ-HĐTP (chỉ riêng với các đề tài được thực hiện từ năm 2016 trở về sau),
từ đó rút ra được những bất cập, vướng mắc còn tồn đọng trong các quy định này và
đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trọng tài tại Việt Nam. Các
tác giả có nhắc đến một số quy định của pháp luật nước ngoài như Anh, Mỹ, Pháp,
Thụy Sĩ,…với mục đích xem xét liệu pháp luật trọng tài Việt Nam có phù hợp với xu
thế chung của các quốc gia trên thế giới hay khơng. Tuy nhiên, các đề tài này chưa
có sự so sánh, đối chiếu một cách cụ thể, sâu sắc giữa pháp luật Việt Nam và một hệ
thống pháp luật nước ngồi riêng biệt, để từ đó rút ra được những ưu điểm, hạn chế
trong quy định của hai hệ thống pháp luật này, cuối cùng đi đến việc đề ra hướng
hoàn thiện cho cơ chế trọng tài Việt Nam. Đặc biệt, pháp luật Singapore cũng chưa
từng xuất hiện trong nội dung trình bày của các đề tài đã nêu.
2.2. Tạp chí khoa học


5

Một số bài báo nghiên cứu khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài trên có thể kể
đến như: Bùi Xuân Hải (2015), Luận bàn về các nguyên nhân của tình trạng hủy phán
quyết trọng tài ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 03(88)/2015; Hà
Thị Thanh Bình và Phạm Hồi Huấn (2015), Bàn về khắc phục sai sót trong tố tụng
trọng tài nhằm tránh việc hủy phán quyết trọng tài, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
số 4(324)/2015; Tưởng Duy Lượng (2016), Một số căn cứ hủy phán quyết trọng tài
được quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại, Tạp chí Tịa án nhân
dân, số 23/2016; Vũ Thị Hồng Vân (2016), Khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng
các quy định về hủy phán quyết trọng tài thương mại và một số giải pháp khắc phục,
Tạp chí Nghề luật, số 3/2016; Nguyễn Minh Hằng (2017), Hủy phán quyết trọng tài
- Bình luận từ góc nhìn một vụ án, Tạp chí Nghề luật, số 4/2017; Tưởng Duy Lượng

(2017), Thỏa thuận trọng tài vô hiệu, một căn cứ hủy phán quyết trọng tài, Tạp chí
Tịa án nhân dân, số 1/2017;…
Các bài viết này đã phân tích khá chi tiết những vấn đề chung cũng như những
bất cập xung quanh chế định hủy phán quyết trọng tài qua hai khía cạnh chính là quy
định pháp luật và thực tiễn xét xử. Bên cạnh đó, các tác giả cịn chia sẻ một số kinh
nghiệm trong việc khắc phục những bất cập trên, cũng như đề xuất hướng hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về hoạt động trọng tài.
2.3. Sách
Một số đầu sách có đề cập đến chủ đề hủy phán quyết trọng tài có thể nhắc đến
như: Gary B. Born (2009), International commercial arbitration, Nxb. Wolters
Kluwer; Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về Trọng tài
thương mại, Nxb. Chính trị quốc gia – sự thật; N. Blackaby, C. Partasides, A. Redfern
và M. Hunter (2015), Redfern & Hunter – Trọng tài quốc tế, Nxb. Đại học Oxford
(ấn bản lần thứ sáu); Tưởng Duy Lượng (2016), Bình luận Bộ luật tố tụng dân sự,
Luật Trọng tài thương mại và thực tiễn xét xử, Nxb. Tư pháp; Đỗ Văn Đại (2017),
Pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức - Hội Luật gia Việt Nam;…


6

Nhìn chung, những quyển sách nêu trên có nội dung dàn trải hầu hết các quy
định của pháp luật Việt Nam và một số quy định của pháp luật quốc tế về trọng tài
thương mại. Chế định hủy phán quyết trọng tài xuất hiện một phần trong nội dung
sách, được các tác giả phân tích và bình luận khá rõ ràng và dễ hiểu.
3.

Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu các căn cứ hủy phán quyết trọng tài


thương mại trong hệ thống pháp luật Việt Nam và hệ thống pháp luật Singapore với
những mục đích sau:
Thứ nhất, tiến hành phân tích các căn cứ hủy phán quyết trọng tài tiêu biểu trong
sự đối chiếu, so sánh giữa hai hệ thống pháp luật, đặt trong mối liên hệ với nền tảng
Luật mẫu UNCITRAL.
Thứ hai, đánh giá và bình luận từ góc độ quy định pháp luật và thực tiễn xét xử
của hai hệ thống pháp luật về các căn cứ hủy phán quyết tiêu biểu, từ đó, rút ra những
bất cập xung quanh của pháp luật Việt Nam đối với từng căn cứ.
Thứ ba, đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những bất cập, cũng như đề
xuất hướng hoàn thiện trong việc xây dựng và áp dụng các căn cứ hủy phán quyết
trọng tài tại Việt Nam.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là chế định hủy phán quyết trọng tài, trong

đó, nội dung cốt lõi sẽ tập trung ở các các căn cứ hủy phán quyết.
Về pháp luật quốc gia, phạm vi nghiên cứu chính yếu của đề tài này là những
quy định trong pháp luật Việt Nam và pháp luật Singapore có liên quan đến trọng tài
thương mại. Cụ thể, các văn bản pháp luật Việt Nam được sử dụng bao gồm Pháp
lệnh TTTM 2003, Luật TTTM 2010 và Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP; các văn bản
pháp luật Singapore được sử dụng bao gồm Đạo luật Trọng tài quốc tế năm 1994,
được sửa đổi năm 2002 và Đạo luật Trọng tài năm 2001, được sửa đổi năm 2002. Bên
cạnh đó, đề tài cịn nghiên cứu trong phạm vi những quyết định giải quyết yêu cầu
hủy phán quyết trọng tài của tòa án hai quốc gia trên.


7

Về pháp luật quốc tế, đề tài sử dụng các điều ước quốc tế về trọng tài thương

mại như Luật mẫu UNCITRAL, Cơng ước New York 1958. Ngồi ra, trong q trình
phân tích, tác giả sẽ có sự dẫn chiếu đến một vài quy định pháp luật của các quốc gia
khác liên quan đến vấn đề được nghiên cứu.
5.

Phương pháp nghiên cứu đề tài
Khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như phân tích, so

sánh, tổng hợp cùng với thống kê các số liệu có liên quan. Bên cạnh đó, tác giả cũng
sẽ tiến hành bình luận một số vụ việc cụ thể, các quyết định của tịa án có liên quan
đến đề tài nghiên cứu. Các phương pháp nêu trên sẽ được kết hợp, đan xen với nhau
và phân bổ xuyên suốt nội dung của khóa luận. Cụ thể:
Chương 1: tác giả sẽ tiến hành phân tích những kiến thức lý luận chung dựa
trên sự so sánh các quy định của Luật mẫu UNCITRAL và pháp luật Việt Nam với
các quy định tương ứng hoặc có liên quan của pháp luật nước ngồi. Từ đó, tác giả
sẽ tổng hợp và rút ra một số ý chính cho mỗi vấn đề.
Chương 2: tác giả sẽ phân tích các căn cứ hủy phán quyết trọng tài dựa trên sự
so sánh giữa quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Singapore trong mối liên
hệ với Luật mẫu UNCITRAL, cùng với đó là bình luận một số bản án, quyết định của
tòa án hai quốc gia khi giải quyết yêu cầu hủy phán quyết để rút ra được một số bất
cập còn tồn đọng xoay quanh từng căn cứ hủy. Từ đó, tác giả sẽ đề xuất hướng hoàn
thiện cho các căn hủy phán quyết trong pháp luật Việt Nam.
6.

Bố cục của khóa luận
Khóa luận sẽ được trình bày qua 02 chương:
Chương 1: Tổng quan về chế định hủy phán quyết trọng tài thương mại.
Chương 2: Căn cứ hủy phán quyết trọng tài - so sánh giữa pháp luật Việt Nam

và pháp luật Singapore.



8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỊNH HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG
TÀI THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm hủy phán quyết trọng tài thương mại
Đặc trưng quan trọng nhất của phương thức trọng tài nằm ở tính chung thẩm và
bắt buộc thi hành của phán quyết, tức nó khơng phải là đối tượng bị kháng cáo, kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm, không bị xét xử lại về mặt nội dung. Chính vì thế, nhằm
hạn chế và khắc phục tình trạng sai sót của HĐTT trong quá trình giải quyết tranh
chấp gây ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của các bên, cũng như đảm bảo phán quyết
không trái với trật tự công, pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia đã xây dựng
những quy định khá chặt chẽ về thủ tục yêu cầu hủy phán quyết và trao thẩm quyền
hủy phán quyết trọng tài cho tòa án. Như vậy, ở một chừng mực nào đó, tịa án vẫn
có vai trị can thiệp mang tính chất tương hỗ đối với tố tụng trọng tài, nhằm mục đích
nâng cao uy tín và vị thế của trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh
từ hoạt động kinh doanh, thương mại, góp phần chia sẻ gánh nặng xét xử6.
Hiện tại, chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra một định nghĩa khái quát như thế
nào là “hủy phán quyết trọng tài”. Điều V(1)(e) Công ước New York 1958 chỉ đề cập
đến trường hợp phán quyết bị hủy là một trong những căn cứ để tịa án từ chối cơng
nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi, chứ khơng quy định cụ thể về
các cơ sở để hủy phán quyết. Khác với Công ước, Luật mẫu UNCITRAL đã cung cấp
một loạt các căn cứ để yêu cầu tòa án hủy phán quyết trọng tài7. Nhìn chung, các căn

6

Hà Thị Thanh Bình và Phạm Hồi Huấn (2015), Bàn về khắc phục sai sót trong tố tụng trọng tài nhằm tránh việc
hủy phán quyết trọng tài, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4(324)/2015, tr. 45.
7

Điều 34(2) Luật mẫu UNCITRAL quy định:“Một phán quyết chỉ có thể bị tịa án theo quy định tại Điều 6 hủy bỏ
trong trường hợp:
(a) Bên làm đơn yêu cầu đưa ra những bằng chứng khẳng định rằng: (i) một trong các bên ký kết thỏa thuận trọng
tài theo quy định tại điều 7 không đủ năng lực ký kết thỏa thuận đó; hoặc thỏa thuận nói trên khơng có giá trị pháp
lý theo luật mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo luật của nước nơi phán quyết được tuyên trong trường hợp
các bên không ghi rõ; hoặc (ii) bên làm đơn yêu cầu không được thông báo một cách đầy đủ về việc chỉ định Trọng
tài viên hoặc tố tụng trọng tài hoặc nói cách khác, khơng thể thực hiện việc tranh tụng của mình; hoặc (iii) phán
quyết giải quyết tranh chấp không được quy định hoặc không nằm trong phạm vi các điều khoản của thỏa thuận đưa
ra trọng tài giải quyết, hoặc phán quyết này bao gồm những quyết định về các vấn đề vượt quá phạm vi đưa ra trọng
tài giải quyết với điều kiện là những quyết định về các vấn đề đưa ra trọng tài giải quyết có thể tách ra khỏi những
vấn đề khơng được đưa ra trọng tài và chỉ có phần của phán quyết chứa đựng các quyết định về vấn đề không được
nêu ra trọng tài giải quyết có thể bị hủy bỏ; hoặc (iv) thành phần của Hội đồng trọng tài hoặc tố tụng trọng tài
không phù hợp với thỏa thuận giữa các bên, trừ trường hợp thỏa thuận này trái với điều khoản trong luật này mà
các bên không thể vi phạm được, hoặc nếu khơng có thỏa thuận đó, không phù hợp với luật này; hoặc


9

cứ này có sự tiếp thu và học hỏi từ quy định tại Điều V Công ước New York về những
trường hợp tịa án có thể từ chối cơng nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước
ngoài. Điều này được khẳng định trong vụ United Mexican States v Metalclad Corp.,
89 B.C.L.R.3d 359 (B.C S.Ct. 2001) khi tòa án đã chỉ rõ các căn cứ để yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài tại Luật mẫu được bắt nguồn từ Điều V của Công ước New York.
Cụ thể, thẩm quyền liên quan đến Điều V được áp dụng cho quy định tương ứng tại
Điều 34 và Điều 36 của Luật mẫu và nguyên tắc giải thích chung của Điều V về các
căn cứ để từ chối việc thi hành sẽ được xây dựng trong một phạm vi hẹp8. Điều 34(1)
Luật mẫu UNCITRAL còn quy định điều kiện tiên quyết để u cầu Tịa án hủy phán
quyết chính là có đơn yêu cầu từ một bên tranh chấp phù hợp với một trong những
căn cứ hủy và đáp ứng yêu cầu về thời hạn. Ngồi ra, bên làm đơn cịn phải cung cấp
những chứng cứ nhằm chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp

trong một số trường hợp nhất định theo Điều 34(2)(a). Quy định của Luật mẫu về
những căn cứ hủy, cũng như điều kiện để yêu cầu hủy phán quyết trọng tài đã được
các quốc gia trên thế giới tiếp thu để xây dựng chế định hủy phán quyết trọng tài.
Pháp luật Việt Nam cũng không ngoại lệ, theo khoản 1 và khoản 3 Điều 68 Luật
TTTM, phán quyết trọng tài chỉ có thể bị xem xét hủy khi có đơn yêu cầu của một
bên tranh chấp và bên này có nghĩa vụ chứng minh đối với một số căn cứ cụ thể. Các
căn cứ để tòa án xem xét hủy phán quyết theo Luật TTTM 2010 cũng có nhiều điểm
tương đồng, theo đúng tinh thần của Luật mẫu UNCITRAL9.
Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra kết luận: Hủy phán quyết trọng tài
là việc tòa án trên cơ sở xem xét đơn yêu cầu của một bên tranh chấp, khi có đủ chứng
cứ chứng minh phán quyết trọng tài thuộc một trong những căn cứ hủy theo luật định,
ra quyết định hủy phán quyết nhằm loại bỏ hiệu lực pháp lý của phán quyết đó.
(b) Tịa án phát hiện rằng: (i) theo luật của nước đó, vấn đề nội dung tranh chấp không thể giải quyết bằng trọng
tài; hoặc (ii) phán quyết mâu thuẫn với trật tự công của quốc gia đó”.
8
Gary B. Born (2009), International Commercial Arbitration - Volume II, Nxb. Kluwer Wolters, tr. 2563. Nguyên
văn: “The grounds for challenging an award under the Model Law are derived from Article V of the New York
Convention [...] Accordingly, authorities relating to Article V of the New York Convention are applicable to the
corresponding provisions in Article 34 and 36 of the Model Law. These authorities accept that the general rule of
interpretation of Article V is that the grounds for refusal of enforcement are to be constructed narrowly [...]”.
9
Những căn cứ để tòa án xem xét hủy phán quyết trọng tài theo Luật TTTM 2010 và Luật mẫu UNCITRAL sẽ được
trình bày cụ thể tại Chương 2.


10

1.2. Điều kiện để yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
1.2.1. Đối tượng của yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
“Sản phẩm” cuối cùng của quá trình tố tụng trọng tài là một quyết định có hiệu

lực ràng buộc và bắt buộc thi hành đối với các bên, được gọi là phán quyết trọng tài.
Đây cũng chính là đối tượng duy nhất của thủ tục yêu cầu hủy phán quyết.
Đặc trưng cơ bản nhất của phán quyết trọng tài là tính chung thẩm, bắt nguồn
từ một ngun tắc có tên “res judicata” theo tiếng Latin. Nguyên tắc này đã được
ghi nhận nguyên văn tại Điều 1476 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp, theo đó, phán quyết
trọng tài kể từ thời điểm được ban hành, sẽ trở thành res judicata đối với tranh chấp
mà nó đã giải quyết. “Res judicata” có thể được hiểu là khi một vấn đề đã được phán
xét một cách công bằng và xứng đáng dựa trên pháp luật thì nó sẽ khơng bị kháng
cáo, khơng thể bị kiện một lần nữa bởi cùng các bên10. Cách giải thích thuật ngữ này
một lần nữa khẳng định: một khi phán quyết trọng tài được tun thì khơng thể có bất
cứ một phiên xét xử nào cao hơn để xét xử lại vụ tranh chấp, chẳng hạn như thủ tục
phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm. Đây được xem là nguyên tắc nền tảng được
thừa nhận trong pháp luật trọng tài của các quốc gia trên thế giới.
Về phương diện pháp luật quốc tế, Luật mẫu UNCITRAL không định nghĩa cụ
thể như thế nào là “phán quyết trọng tài” mà thuật ngữ này lại nằm rải rác ở các điều
khoản. Trong đó, Điều 32(1) của Luật mẫu đã nhấn mạnh tố tụng trọng tài sẽ chấm
dứt bằng một phán quyết cuối cùng hoặc bởi yêu cầu của HĐTT. Công ước New
York 1958 cũng không nêu định nghĩa về phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, theo quan
điểm của Ban Thư ký UNCITRAL khi hướng dẫn về Công ước này, chỉ những quyết
định được đưa ra bởi các Trọng tài viên nhằm giải quyết tất cả hoặc một số khía cạnh
của vụ tranh chấp trong một cách thức cuối cùng và mang tính ràng buộc, bao gồm
cả quyền tài phán, thì mới có thể được xem là “phán quyết trọng tài”11.

Đỗ Hữu Chiến (2017), Hủy phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ
Chí Minh, luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội, tr. 24.
11
UNCITRAL Secretariat (2016), Guide on the Convention on the Recognition and Enforcement of Foreign Arbitral
Awards (New York, 1958), United Nations Office, tr. 12. Nguyên văn: “[…] Courts have found that only those
decisions made by arbitrators that determine all or some aspects of the dispute, including jurisdiction, in a final and
binding manner, can be considered “arbitral awards” within the meaning of the New York Convention […]”.

10


11

Về phương diện pháp luật Việt Nam, Luật TTTM 2010 tồn tại hai khái niệm
cần được phân biệt rạch ròi là “quyết định trọng tài” và “phán quyết trọng tài”. Theo
khoản 9 Điều 3 Luật TTTM, quyết định trọng tài dùng để chỉ những quyết định của
HĐTT trong quá trình giải quyết tranh chấp, khơng làm chấm dứt q trình tố tụng.
Trong khi đó, phán quyết trọng tài mặc dù cũng được xem là một quyết định do HĐTT
ban hành, nhưng đây phải là quyết định mang tính chất cuối cùng. Điều này thể hiện
ở hệ quả khi tuyên phán quyết là toàn bộ nội dung tranh chấp được giải quyết và làm
chấm dứt tố tụng trọng tài (khoản 10 Điều 3 Luật TTTM 2010). BLTTDS 2015 cũng
quy định tương tự khi định nghĩa về phán quyết của trọng tài nước ngồi được xem
xét cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam12. Thêm vào đó, khoản 5 Điều 61 Luật
TTTM 2010 cũng khẳng định giá trị quan trọng của phán quyết là tính chất chung
thẩm. Pháp lệnh TTTM 2003 không tồn tại thuật ngữ “phán quyết trọng tài”, thay vào
đó, văn bản này sử dụng khái niệm “quyết định trọng tài” để chỉ quyết định có tính
chung thẩm, buộc các bên phải thi hành13. Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng bản chất
của quyết định trọng tài ở Pháp lệnh và phán quyết trọng tài ở Luật TTTM 2010 hiện
hành muốn hướng đến là hoàn toàn giống nhau. Sự sửa đổi của Luật TTTM 2010 khi
phân biệt hai khái niệm trên là phù hợp với thực tiễn và pháp luật quốc tế. Hơn thế
nữa, điều này cũng đã khắc phục được tình trạng nhầm lẫn ở Pháp lệnh TTTM 2003
giữa những quyết định mang tính chất cuối cùng, có tính chung thẩm và những quyết
định chỉ đơn thuần giải quyết một số vấn đề phát sinh trong quá trình tố tụng trọng
tài và khơng có tính chung thẩm như quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp
khẩn cấp tạm thời hay quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp.
Qua những phân tích vừa trình bày, có thể thấy, vẫn còn một số điểm khác biệt
trong việc giải thích thuật ngữ “phán quyết trọng tài” ở phương diện pháp luật Việt
Nam và pháp luật quốc tế, mặc dù tất cả những văn bản trên đều khẳng định tính

chung thẩm của phán quyết. Phán quyết trọng tài theo Công ước New York 1958 có

Khoản 2 Điều 424 BLTTDS 2015 quy định: “Phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này
được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết
toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành”.
13
Điều 6 Pháp lệnh TTTM 2003.
12


12

nội hàm khá rộng, không chỉ là quyết định giải quyết tồn bộ nội dung tranh chấp,
mà cịn bao gồm những quyết định giải quyết chỉ một số khía cạnh của vụ tranh chấp.
Đối với Luật mẫu UNCITRAL, phán quyết trọng tài dẫn đến hệ quả làm chấm dứt tố
tụng trọng tài, văn bản này không đề cập đến việc phán quyết có cần thỏa mãn yêu
cầu là giải quyết tồn bộ nội dung tranh chấp hay khơng. Như vậy, cách tiếp cận của
Luật TTTM 2010 là hẹp hơn so với cả Công ước và Luật mẫu. Cụ thể, theo Luật
TTTM, để được xem là phán quyết trọng tài, quyết định của HĐTT phải thỏa mãn cả
hai điều kiện là (i) giải quyết toàn bộ nội dung tranh chấp và (ii) hệ quả làm chấm dứt
quá trình tố tụng. Việc xác định quyết định nào của HĐTT được xem là phán quyết
trọng tài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong q trình tố tụng, bởi lẽ, chỉ có duy nhất
phán quyết mới là đối tượng để các bên yêu cầu tòa án xem xét hủy bỏ. Theo quy
định tại khoản 1 Điều 14 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP, hai loại quyết định sau sẽ
được xác định là phán quyết trọng tài:
Thứ nhất, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Theo Điều 58 Luật
TTTM 2010, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên được xác lập sau khi
các bên đã tiến hành hòa giải để thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp,
có tính chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài. Do đó, về mặt nguyên tắc,
một khi HĐTT ban hành quyết định này thì đồng nghĩa với tồn bộ nội dung tranh

chấp đã được giải quyết thông qua con đường tự nguyện thỏa thuận giữa các bên. Lúc
này, quá trình tố tụng trọng tài cũng vì thế mà chấm dứt. Như vậy, bản chất của quyết
định công nhận sự thỏa thuận đã thỏa mãn đầy đủ hai điều kiện vừa đề cập ở trên để
được xem là phán quyết trọng tài.
Thứ hai, quyết định được ban hành theo Điều 61 Luật TTTM 2010 sau khi
HĐTT đã giải quyết toàn bộ nội dung tranh chấp và bỏ phiếu theo nguyên tắc đa số.
1.2.2. Quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Theo Điều 34(1) Luật mẫu UNCITRAL, thủ tục yêu cầu hủy phán quyết trọng
tài sẽ bắt đầu khi Tòa án nhận được đơn yêu cầu từ một bên tranh chấp. Điều 69 Luật
TTTM 2010 trên cơ sở tiếp thu và kế thừa từ Luật mẫu và Pháp lệnh TTTM 2003
cũng đã khẳng định quyền yêu cầu tòa án hủy phán quyết trọng tài thuộc về các bên


13

tranh chấp. Khơng những thế, Luật TTTM 2010 cịn khắc phục được lỗ hổng mà Pháp
lệnh TTTM 2003 đã mắc phải. Cụ thể, Điều 50 Pháp lệnh TTTM 2003 quy định một
bên tranh chấp chỉ cần thỏa mãn điều kiện “khơng đồng ý với quyết định trọng tài”
thì có quyền làm đơn u cầu tịa án hủy. Điều này vơ hình trung khuyến khích các
bên làm đơn u cầu hủy quyết định trọng tài với nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt
là để kéo dài thời hạn thi hành quyết định, để kịp thời tẩu tán tài sản14. Luật TTTM
2010 đã giới hạn lại quyền yêu cầu hủy phán quyết thơng qua việc bắt buộc một bên
phải có nghĩa vụ chứng minh (burden of proof) phán quyết thuộc một trong các căn
cứ tại khoản 2 Điều 68 thì mới được quyền yêu cầu tòa án hủy. Cụ thể hơn, theo
khoản 1 Điều 69, bên yêu cầu phải cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho
yêu cầu hủy của mình là có căn cứ và hợp pháp kèm theo đơn khởi kiện. Quy định
này giúp hạn chế việc các bên tranh chấp sử dụng quyền yêu cầu hủy một cách tùy
tiện, mặt khác, khiến họ phải cân nhắc thận trọng hơn khi dẫn chiếu các căn cứ hủy
phán quyết để yêu cầu tòa án xem xét. Tuy nhiên, khi căn cứ hủy được viện dẫn là
điểm đ khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010, tức phán quyết trọng tài trái với các

nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, tòa án sẽ phải chủ động xác minh thu thập
chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết. Đây là ngoại lệ duy nhất mà
Luật TTTM 2010 đặt ra đối với nghĩa vụ chứng minh của bên yêu cầu hủy.
Như đã đề cập, tố tụng trọng tài không tồn tại thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm
hay tái thẩm như tố tụng tòa án, phán quyết trọng tài có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ban hành, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của một trong các bên bị xâm phạm trong
quá trình giải quyết tranh chấp thì lúc này sẽ khơng có cơ chế pháp lý nào để bảo vệ
họ. Bên cạnh đó, về mặt bản chất, phán quyết trọng tài cũng giống như một bản án
của tịa án, do đó cần phải có một sự giám sát nhất định đối với trọng tài thương mại,
đảm bảo hoạt động trọng tài nằm trong khuôn khổ cho phép. Chính vì vậy, chế định
hủy phán quyết trọng tài đã ra đời. Ngồi mục đích giúp hạn chế tối đa những sai sót
trong q trình tố tụng trọng tài và bảo đảm trật tự công cộng, chế định này là một

Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về Trọng tài thương mại, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, tr. 325.
14


14

“phương tiện” mà các bên có thể sử dụng để u cầu tịa án bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm bởi phán quyết trọng tài.
Ở một khía cạnh khác, pháp luật một số quốc gia trên thế giới đã ghi nhận quyền
từ bỏ yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, mặc dù vấn đề này không được quy định trong
Luật mẫu UNCITRAL. Chẳng hạn, theo Điều 192(1) Đạo luật liên bang về Tư pháp
quốc tế Thụy Sĩ năm 1987, nếu khơng có bên nào có nơi cư trú, nơi thường trú hoặc
trụ sở kinh doanh ở Thụy Sĩ, họ có thể, bằng một tuyên bố rõ ràng trong thỏa thuận
trọng tài hoặc bằng một thỏa thuận bằng văn bản sau đó, từ bỏ hồn tồn việc hủy
phán quyết hoặc hạn chế một hay một số căn cứ được liệt kê tại Điều 190(2). Pháp
luật Bỉ cũng quy định theo hướng tương tự, cụ thể, thông qua một tuyên bố rõ ràng
trong thỏa thuận trọng tài hoặc một thỏa thuận sau đó, các bên có thể loại trừ bất kỳ

đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nào trong trường hợp khơng bên nào là cá nhân
có quốc tịch Bỉ hoặc cá nhân có nơi ở hay nơi cư trú bình thường ở Bỉ, hoặc khơng
bên nào là pháp nhân có văn phịng đăng ký, địa điểm kinh doanh chính hay chi nhánh
tại Bỉ15. Pháp luật Thụy Điển16, Liên bang Nga17 hay Tunisia18 cũng có đồng quan
điểm với pháp luật của hai quốc gia nêu trên. Như vậy, quyền từ bỏ quyền yêu cầu
hủy phán quyết trọng tài có thể được thực hiện khi thỏa mãn hai điều kiện sau: (i) các
bên tranh chấp đều có quốc tịch, nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh ở quốc gia khác
quốc gia nơi tiến hành trọng tài và (ii) quyền từ bỏ phải được thể hiện một cách rõ
ràng trên thực tế bằng cách ghi nhận trong chính thỏa thuận trọng tài hoặc dưới một
thỏa thuận được thiết lập sau khi có thỏa thuận trọng tài.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu cơ chế từ bỏ yêu cầu hủy phán quyết có giúp
hoạt động trọng tài tại các quốc gia đạt được hiệu quả hơn hay khơng. Phân tích của
một nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ chế này phát huy hiệu quả tốt nhất trong hai
trường hợp: (i) phán quyết được ban hành tại một quốc gia nơi mà phán quyết đó
khơng được thi hành và (ii) việc thi hành phán quyết chỉ được yêu cầu tại một cơ quan

Điều 1718 Bộ luật Tư pháp Bỉ năm 2013, được sửa đổi năm 2016.
Mục 51 Đạo luật Trọng tài Thụy Điển năm 1999.
17
Điều 40 Luật Trọng tài Liên bang Nga năm 2015.
18
Điều 78(6) Bộ luật Trọng tài Tunisia năm 1993.
15
16


15

tài phán duy nhất19. Khi phán quyết được yêu cầu thi hành tại một quốc gia khác với
quốc gia nơi tiến hành trọng tài, nếu phán quyết có sai sót thì quốc gia thi hành sẽ có

cơ chế để xem xét và có thể từ chối cơng nhận và cho thi hành theo Điều V Công ước
New York. Lúc này, thủ tục hủy phán quyết tại quốc gia nơi tiến hành trọng tài là bị
trùng lặp và thực sự không cần thiết. Bởi lẽ, khi các bên khơng có nơi cư trú hoặc tài
sản tại quốc gia nơi tiến hành trọng tài, họ sẽ khơng có nhu cầu thi hành phán quyết
tại quốc gia đó và việc hủy phán quyết cũng khơng gây ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên. Tóm lại, cơ chế từ bỏ một phần giúp giảm thiểu số lượng
phán quyết bị tòa án hủy và hữu hiệu nhất trong trường hợp các bên lựa chọn trọng
tài tại một quốc gia mà không nhất thiết phải thi hành phán quyết tại quốc gia đó.
Hơn nữa, phương thức trọng tài đặc thù ở việc luôn đề cao sự thỏa thuận giữa các bên
trong quá trình giải quyết tranh chấp. Chính vì thế, việc cho phép thỏa thuận để từ bỏ
quyền yêu cầu hủy phán quyết sẽ giúp tăng cường tính tự chủ của các bên, thể hiện
sâu sắc quyền tự do, tự nguyện thỏa thuận trong tố tụng trọng tài.
Từ kinh nghiệm của các quốc gia có nền trọng tài phát triển, cùng với những
mặt tích cực của cơ chế từ bỏ quyền yêu cầu hủy phán quyết vừa phân tích, thiết nghĩ
pháp luật Việt Nam nên tiếp thu và ghi nhận cơ chế này trong hoạt động trọng tài.
Tuy nhiên, cần có sự kiểm soát đối với thỏa thuận loại trừ quyền yêu cầu hủy phán
quyết từ phía nhà nước. Chẳng hạn, chỉ dành cơ chế này cho những phán quyết trọng
tài không có nhu cầu thi hành tại Việt Nam khi hội tụ đầy đủ hai yếu tố: (i) các bên
tranh chấp đều khơng có quốc tịch, nơi cư trú, trụ sở kinh doanh hoặc tài sản tại Việt
Nam và (ii) các bên đã ghi nhận một cách rõ ràng việc từ bỏ quyền yêu cầu hủy phán
quyết trong thỏa thuận trọng tài hoặc trong một thỏa thuận bằng văn bản khác.
1.2.3. Thời hiệu yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải thỏa mãn điều kiện cịn trong thời
hiệu luật định thì mới được tịa án xem xét và giải quyết. Quy định về thời hiệu tại
Catherine Bratic (2018), “The parties hereby waive all recourse…but not that one” Why parties adopt exclusion
agreements and why courts hesitate, c8d82ee3-cb344113-a63c-7fff919639ee#_ftn0, cập nhật lần cuối ngày 28/3/2019. Nguyên văn: “[…] Waiving annulment may best
promote efficiency in two categories of cases: (1) when the award is issued in a country where it will not be executed;
and (2) when enforcement is only sought in one jurisdiction […]”.
19



16

Luật mẫu UNCITRAL và pháp luật Việt Nam có sự khác biệt tương đối lớn. Theo
Điều 34(3) Luật mẫu UNCITRAL, thời hiệu nộp đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng
tài là 03 tháng kể từ ngày bên yêu cầu nhận được phán quyết. Trong khi đó, khoản 1
Điều 69 Luật TTTM 2010 xác định đơn yêu cầu tòa án hủy phán quyết trọng tài phải
được gửi trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài. Có thể
thấy, thời hiệu để một bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài tại Luật mẫu là dài hơn
nhiều so với quy định tương ứng trong Luật TTTM 2010. Một số quốc gia trên thế
giới cũng quy định thời hiệu giống với Luật mẫu. Chẳng hạn, theo Mục 34 Đạo luật
Trọng tài Thụy Điển năm 1999, việc nộp đơn yêu cầu phải được thực hiện trong vòng
03 tháng kể từ ngày bên yêu cầu nhận được phán quyết trọng tài. Pháp luật Bỉ quy
định đơn yêu cầu hủy phán quyết sẽ không thể được thực hiện sau 03 tháng kể từ
ngày phán quyết được truyền đạt cho bên đưa ra yêu cầu20. Các quốc gia khác như
Singapore21, Đức22, Nhật Bản23 cũng cũng xác định thời hạn tương tự Luật mẫu.
Luật TTTM 2010 đã có sự kế thừa quy định về thời hiệu của Pháp lệnh TTTM
200324 khi dành thời hạn chỉ 30 ngày để một bên nộp đơn yêu cầu tịa án hủy phán
quyết, kèm theo đó là những chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy là có căn cứ và
hợp pháp. Khoảng thời gian tương đối ngắn như vậy sẽ có thể hạn chế việc yêu cầu
hủy phán quyết và tạo cho việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài được
kết thúc một cách nhanh chóng25. Như đã đề cập, vì Pháp lệnh TTTM 2003 khơng
tồn tại điều kiện bên nộp đơn phải có đủ căn cứ chứng minh cho yêu cầu hủy của
mình thuộc các trường hợp luật định nên thời hạn 30 ngày là khá đủ đối với việc nộp
đơn. Tuy nhiên, tại Luật TTTM 2010, nhà làm luật đã bổ sung điều kiện buộc bên
nộp đơn phải cung cấp các tài liệu chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết thuộc các
căn cứ hủy kèm theo đơn yêu cầu của họ. Thời hạn nộp đơn vẫn giữ nguyên, trong
Điều 1717(4) Bộ luật Tư pháp Bỉ năm 2013, được sửa đổi năm 2016.
Mục 48(2) ĐLTT Singapore.
22

Phần 1059(3) Đạo luật Trọng tài Đức năm 1998.
23
Điều 44(2) Luật Trọng tài Nhật Bản năm 2003.
24
Điều 50 Pháp lệnh TTTM 2003 quy định: “Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng
tài, nếu có bên khơng đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gửi Tịa án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng
tài ra quyết định trọng tài, để yêu cầu huỷ quyết định trọng tài”.
25
Đỗ Văn Đại (2017), Pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam - Bản án và bình luận bản án (tập 1), Nxb. Hồng
Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 713.
20
21


17

khi bên yêu cầu lại phải thực hiện thêm công việc tìm kiếm, thu thập chứng cứ để
chứng minh yêu cầu của mình có căn cứ và hợp pháp. Quy định như vậy mặc dù giúp
giảm bớt tình trạng yêu cầu hủy phán quyết một cách tràn lan, nhưng lại hạn chế
quyền và gây khó khăn cho bên tranh chấp trong trường hợp lợi ích của họ thực sự bị
xâm phạm bởi những sai sót của phán quyết. Thiết nghĩ, pháp luật Việt Nam nên tăng
thêm thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong tương lai, có thể là từ 30 ngày
lên 45 ngày. Đây là thời hiệu vừa đảm bảo bên nộp đơn có thể thu thập đầy đủ chứng
cứ nhằm thực hiện quyền yêu cầu hủy của mình, vừa giúp cho quá trình tố tụng trọng
tài khơng bị trì hỗn, kéo dài như điều khoản tại Luật mẫu.
1.3. Giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
1.3.1. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Như đã đề cập, mặc dù trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính
chất tư nhưng nhà nước vẫn thể hiện vai trò can thiệp vào hoạt động trọng tài thơng
qua việc trao cho tịa án quyền giải quyết yêu cầu hủy phán quyết. Điều 34(2) Luật

mẫu UNCITRAL khẳng định chỉ có tịa án mới có quyền hủy phán quyết trọng tài.
Điều 6 Luật mẫu xác định chức năng được đề cập tại Điều 34(2) sẽ được thực hiện
bởi tòa án của quốc gia. Thêm vào đó, Điều 1(2) của Luật mẫu cũng quy định phạm
vi áp dụng của văn bản chỉ trong trường hợp nếu nơi tiến hành trọng tài là tại lãnh thổ
của một quốc gia. Kết hợp những quy định vừa nêu, tòa án có thẩm quyền giải quyết
yêu cầu hủy phán quyết trọng tài chính là tịa án của quốc gia nơi tiến hành trọng tài.
Luật TTTM 2010 mặc dù không thể hiện một cách minh thị vấn đề này nhưng tại
điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP, TAND tối cao đã xác định
tịa án Việt Nam khơng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
của trọng tài nước ngồi26.
Có thể kết luận rằng, quy tắc được đề ra khi xác định thẩm quyền của tòa án là
bất kỳ khiếu nại nào về tính hợp lệ, cũng như hiệu lực của phán quyết trọng tài phải

Khoản 12 Điều 3 Luật TTTM 2010 quy định:“Phán quyết trọng tài nước ngoài được hiểu là phán quyết do trọng
tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên
thỏa thuận lựa chọn”.
26


18

được giải quyết bởi tịa án có thẩm quyền tại nơi diễn ra q trình tố tụng trọng tài27.
Nói cách khác, tịa án một quốc gia chỉ có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy phán
quyết trong trường hợp phán quyết được tuyên bởi chính trọng tài của quốc gia nơi
đặt tòa án. Đối với các phán quyết trọng tài được tun ngồi lãnh thổ một quốc gia,
tịa án quốc gia đó hồn tồn khơng có quyền giải quyết u cầu hủy phán quyết.
Vấn đề tiếp theo cần xác định là tịa án nào của quốc gia sẽ có thẩm quyền giải
quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Luật mẫu UNCITRAL không quy định cụ
thể mà trao cho các quốc gia toàn quyền quyết định đối với vấn đề này. Chẳng hạn,
tòa án giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật Singapore là Tòa án

cấp cao (High Court)28, theo pháp luật Thụy Sĩ là Tòa án tối cao liên bang (Federal
Supreme Court)29. Một số quốc gia khác như Nhật Bản30 hay Hàn Quốc31 lại trao
thẩm quyền này về cho các tòa án địa phương nơi tiến hành trọng tài. Theo Điều 20(1)
Luật mẫu UNCITRAL, nơi tiến hành trọng tài (place/seat of arbitration) sẽ do các
bên tự do thỏa thuận hoặc được HĐTT quyết định trong trường hợp khơng có thỏa
thuận. Phần 3 Đạo luật Trọng tài Anh năm 1996 cũng có cách tiếp cận tương tự với
Luật mẫu về thuật ngữ này32. Điều 20(2) Luật mẫu cịn cho phép HĐTT có thể tổ
chức phiên họp tại một địa điểm thích hợp cho việc hỏi ý kiến các thành viên HĐTT,
cho việc mời người làm chứng, chuyên gia hay các bên hoặc cho việc giám định hàng
hóa, các tài sản hay tài liệu khác. Trên thực tế, hai địa điểm được nêu trong hai điều
khoản trên rất dễ gây nhầm lẫn cho các bên, cũng như cho tòa án khi tiến hành xem
xét yêu cầu hủy phán quyết. Hai địa điểm này trên thực tế có thể là một hoặc có thể
khác biệt với nhau. Cần phân biệt rạch ròi giữa thuật ngữ “nơi tiến hành trọng tài” và
“nơi diễn ra phiên họp giải quyết vụ tranh chấp (place/venue of hearing)”. Bởi lẽ, địa
N. Blackaby, C. Partasides, A. Redfern và M. Hunter (2015), Redfern & Hunter – Trọng tài quốc tế, Nxb. Đại học
Oxford (ấn bản lần thứ sáu)., tr. 780.
28
Mục 48 và Mục 2 ĐLTT Singapore.
29
Điều 191(2) Đạo luật liên bang về Tư pháp quốc tế Thụy Sĩ năm 1987.
30
Điều 5(1) Luật Trọng tài Nhật Bản năm 2003.
31
Điều 7(3) Đạo luật Trọng tài Hàn Quốc năm 1999.
32
Phần 3 Đạo luật Trọng tài Anh năm 1996 quy định “nơi tiến hành trọng tài” có nghĩa là vị trí pháp lý của trọng tài
được chỉ định: (a) bởi các bên tham gia thỏa thuận trọng tài, hoặc (b) bởi bất kỳ trọng tài, tổ chức hoặc người nào
khác được các bên trao cho quyền hạn, hoặc (c) bởi Hội đồng trọng tại nếu được các bên ủy quyền hoặc được xác
định, trong trường hợp khơng có chỉ định nào như vậy, có liên quan đến thỏa thuận của các bên và tất cả các trường
hợp có liên quan.

27


19

điểm tiến hành trọng tài được xem là một “nơi ở” có tính chất pháp lý quan trọng của
trọng tài, quyết định thẩm quyền của tòa án và cả luật áp dụng đối với yêu cầu hủy
phán quyết. Việc địa điểm các phiên họp giải quyết tranh chấp diễn ra khác với địa
điểm tiến hành trọng tài sẽ không ảnh hưởng đến địa điểm tiến hành trọng tài đã được
thỏa thuận từ trước, cũng như luật áp dụng cho yêu cầu hủy phán quyết.
Tòa án của các quốc gia đã có sự phân định rõ ràng về hai địa điểm nêu trên
trong một số quyết định đã tuyên. Cụ thể, trong vụ PT Garuda Indonesia v Birgen
Air [2002] 1 SLR(R) 401, các bên đã thỏa thuận Jakarta, Indonesia sẽ là nơi tiến hành
trọng tài. Sau đó, Nguyên đơn cho rằng, nơi tiến hành trọng tài đã được thay đổi thành
Singapore bởi vì phiên họp giải quyết tranh chấp đã diễn ra tại Singapore và được
một người đại diện ICC của Singapore hỗ trợ về thủ tục hành chính và pháp lý. Tòa
án phúc thẩm Singapore lập tức bác bỏ lập luận này và nêu ra quan điểm về việc phân
biệt giữa nơi tiến hành trọng tài và nơi HĐTT lắng nghe ý kiến của những người làm
chứng, chuyên gia hoặc các bên tranh chấp. Tòa án nhận định nơi tiến hành trọng tài
là một vấn đề do các bên thỏa thuận và sẽ khơng thay đổi cho dù HĐTT có thể gặp
mặt, lắng nghe người làm chứng hoặc làm bất kỳ điều gì khác liên quan đến trọng tài
tại một địa điểm khác với địa điểm tiến hành trọng tài, nó chỉ có thể thay đổi khi các
bên có thỏa thuận một cách rõ ràng về việc thay đổi33. Trong một quyết định được
tuyên vào tháng 12/2015, Tòa án phúc thẩm Cairo thừa nhận nơi tiến hành trọng tài
là cơ sở cho việc thiết lập một số quan hệ pháp lý giữa quy trình tố tụng trọng tài và
chế độ pháp lý điều chỉnh trọng tài. Phán quyết được xem xét đưa ra tại nơi tiến hành
trọng tài, không phải nơi diễn ra phiên họp, nếu phán quyết được đưa ra tại một nơi
khác ngồi địa điểm trọng tài thì tịa án nơi tiến hành trọng tài vẫn duy trì thẩm quyền
giải quyết những vấn đề liên quan đến hiệu lực hoặc hủy phán quyết trọng tài34.


33

Alastair Henderson (2014), Lex Arbitri, Procedural Law and the Seat of Arbitration, Singapore Academy of Law
Journal, (2014) 25 SAcLJ, tr. 892 - 893. Nguyên văn: “There is a distinction between “place of arbitration” and
the place where the arbitral tribunal carries on hearing witnesses, experts or the parties, namely, the “venue of
hearing”. The place of arbitration is a matter to be agreed by the parties. Where they have so agreed, the place of
arbitration does not change even though the tribunal may meet to hear witnesses or do other things in relation to
the arbitration at a location other than the place of arbitration... It only changes where the parties so agree [...]”.
34
Theo cập nhật lần cuối ngày
31/3/2019.


×