Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Hiệu lực của thỏa thuận cổ đông theo pháp luật vương quốc anh và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.15 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

HUỲNH THỊ MỸ DUYÊN

HIỆU LỰC CỦA THỎA THUẬN CỔ ĐÔNG
THEO PHÁP LUẬT VƯƠNG QUỐC ANH
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

HIỆU LỰC CỦA THỎA THUẬN CỔ ĐÔNG
THEO PHÁP LUẬT VƯƠNG QUỐC ANH
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
HUỲNH THỊ MỸ DUYÊN
Khóa: 40
MSSV: 1553801011067
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÀ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Hà,
đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu
tham khảo. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 05 năm 2019
Tác giả

Huỳnh Thị Mỹ Duyên


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

CTCP

Công ty cổ phần

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỎA THUẬN CỔ ĐÔNG VÀ HIỆU
LỰC CỦA THỎA THUẬN CỔ ĐÔNG ................................................................. 7
1.1. Khái quát chung về thỏa thuận cổ đông ......................................................... 7
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thỏa thuận cổ đông ........................................ 7
1.1.2. Chủ thể của thỏa thuận cổ đơng ................................................................ 9
1.1.3. Nội dung chính của thỏa thuận cổ đông .................................................. 10
1.1.4. Ý nghĩa của thỏa thuận cổ đông .............................................................. 14
1.2. Khái quát chung về hiệu lực của thỏa thuận cổ đông .................................. 16
1.2.1. Khái niệm hiệu lực của thỏa thuận cổ đông ............................................ 16
1.2.2. Hiệu lực của thỏa thuận cổ đông ............................................................. 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 20
CHƯƠNG 2. HIỆU LỰC CỦA THỎA THUẬN CỔ ĐÔNG THEO PHÁP
LUẬT VƯƠNG QUỐC ANH ............................................................................... 21
2.1. Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận cổ đông .............................................. 21
2.2. Quyền tự do giao kết thỏa thuận cổ đông ..................................................... 23
2.3. Thứ tự ưu tiên áp dụng khi nội dung điều lệ cơng ty xung đột/có thể xung
đột với thỏa thuận cổ đông ................................................................................... 28
2.4. Hiệu lực của thỏa thuận cổ đông đối với các bên tham gia ......................... 32
2.4.1. Hiệu lực của thỏa thuận cổ đông đối với bên tham gia là cổ đông .......... 32
2.4.2. Hiệu lực của thỏa thuận cổ đông đối với bên tham gia là công ty ........... 36
2.5. Hiệu lực của thỏa thuận cổ đông đối với người nhận chuyển nhượng, đăng
ký mua cổ phần ...................................................................................................... 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 40
CHƯƠNG 3. HIỆU LỰC CỦA THỎA THUẬN CỔ ĐÔNG THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN ............................................... 41
3.1. Hiệu lực của thỏa thuận cổ đông theo pháp luật Việt Nam ......................... 41
3.2. Kiến nghị về hiệu lực của thỏa thuận cổ đông theo pháp luật Việt Nam ... 43

3.2.1. Kiến nghị về quyền tự do giao kết thỏa thuận cổ đông ........................... 43


3.2.2. Kiến nghị về thứ tự ưu tiên áp dụng khi nội dung thỏa thuận cổ đơng
xung đột/có thể xung đột với điều lệ công ty .................................................... 45
3.2.3. Kiến nghị về hiệu lực của thỏa thuận cổ đông đối với các bên tham gia . 46
3.2.4. Kiến nghị về hiệu lực của thỏa thuận cổ đông đối với người nhận chuyển
nhượng, đăng ký mua cổ phần .......................................................................... 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 50
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Bên cạnh các quy định của pháp luật và điều lệ công ty (Articles of
association), cổ đơng trong cơng ty cổ phần (CTCP) có thể ký kết một hoặc nhiều
thỏa thuận riêng để thống nhất các vấn đề liên quan đến việc quản lý công ty cũng
như liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của chính họ. Những thỏa thuận này
được gọi là thỏa thuận cổ đông.
Thỏa thuận cổ đông không ràng buộc tất cả các cổ đông như điều lệ cơng ty1.
Có rất nhiều điều khoản của thỏa thuận cổ đơng có thể được quy định trong điều lệ
cơng ty nhưng trên thực tế lại tồn tại một số trường hợp cụ thể, việc quy định các
điều khoản này trong điều lệ cơng ty là khơng phù hợp2. Chính vì vậy, cổ đông công
ty thường ký kết thỏa thuận cổ đơng thay vì bổ sung các quy định này vào điều lệ
công ty. Hơn nữa, nội dung của thỏa thuận cổ đông không thể trái với quy định của
pháp luật, nhưng có thể trái với quy định của điều lệ công ty.

Việc giao kết thỏa thuận cổ đông rất phổ biến tại các quốc gia phát triển như
Anh, Mỹ, Úc,… Bên cạnh đó, tại Việt Nam, khi hoạt động mua bán và sáp nhập
(Mergers and Acquisitions – M&A) diễn ra ngày càng sôi động với sự tham gia của
các nhà đầu tư nước ngồi thì việc giao kết thỏa thuận cổ đông ngày càng phổ biến
và được xem như điều kiện tiên quyết để các bên đàm phán, ký kết hợp đồng mua
bán cổ phần hoặc phần vốn góp. Tuy nhiên, không phải tất cả các thỏa thuận cổ
đông đều phát sinh hiệu lực pháp lý và có giá trị ràng buộc đối với các bên tham gia
thoả thuận. Vấn đề đặt ra là hiệu lực của thỏa thuận cổ đông sẽ phát sinh khi nào?
Hiệu lực của thỏa thuận cổ đông đối với các chủ thể bị ràng buộc như thế nào? Khi
thỏa thuận cổ đông mâu thuẫn với điều lệ cơng ty thì sẽ giải quyết ra sao? Khi nào
một thỏa thuận cổ đông bị xem là vô hiệu? Đây là những vấn đề pháp lý quan trọng
nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông đồng thời đảm bảo tính thi hành của thỏa
thuận cổ đơng trên thực tế.

1

Susan McLaughlin, Unlocking Company Law, 2nd Edition, Routledge, page 132.
Xem thêm Unlocking Company Law tại
truy cập ngày 04/03/2019.
2
Trương Nhật Quang (2016), Pháp luật về doanh nghiệp – Các vấn đề pháp lý cơ bản, Nhà xuất bản Dân trí,
trang 234.

1


Luật Doanh nghiệp 20143 hiện hành cũng như các văn bản pháp luật về
doanh nghiệp khơng có bất kỳ quy định nào điều chỉnh về thỏa thuận cổ đông cũng
như vấn đề hiệu lực của thỏa thuận cổ đông. Thêm vào đó, vấn đề hiệu lực của thỏa
thuận cổ đơng là một nội dung quan trọng nhưng tác giả nhận thấy chưa có cơng

trình nghiên cứu về vấn đề này trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ thực trạng trên, việc nghiên cứu nhằm xây dựng các quy định về
hiệu lực của thỏa thuận cổ đơng mang tính cấp thiết, nhằm tạo ra khung pháp lý phù
hợp, rõ ràng tại Việt Nam. Để đạt được mục đích đó, việc tham khảo kinh nghiệm
từ các quốc gia phát triển là cần thiết và pháp luật về quản trị công ty của Vương
quốc Anh là một nguồn đáng học hỏi.
Theo Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2019 (Doing Business 2019) do
Ngân hàng thế giới (World Bank) công bố, môi trường kinh doanh tại Vương quốc
Anh được đánh giá là thuận lợi thứ 9 thế giới4. Điều này đồng nghĩa với việc Vương
quốc Anh là một trong những quốc gia có quy định chặt chẽ về sự minh bạch trong
quản trị công ty. Hơn nữa, hệ thống pháp luật của Vương quốc Anh về lĩnh vực
doanh nghiệp là hệ thống pháp luật lâu đời và rất tiến bộ. Đặc biệt về vấn đề hiệu
lực của thỏa thuận cổ đông được quy định khá rõ ràng và chặt chẽ, có những quy
định thành văn tiến bộ và đầy đủ cùng với một hệ thống án lệ khá “đồ sộ” có thể
giải quyết được hầu hết các vấn đề phát sinh liên quan đến hiệu lực của thỏa thuận
cổ đơng. Cũng chính vì thế, pháp luật về cơng ty của Vương quốc Anh là một
nguồn tham khảo quan trọng, cần thiết. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Hiệu lực của
thỏa thuận cổ đông theo pháp luật Vương quốc Anh và kinh nghiệm cho Việt Nam”
cho Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật của mình.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiệu lực của thỏa thuận cổ đông là vấn đề quen thuộc trong thực tiễn nhưng khá
mới mẻ dưới góc độ nghiên cứu. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu, tác giả tìm thấy:
Thứ nhất, bài viết “Thỏa thuận cổ đông: Một nội dung mới cho pháp luật
doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quốc Vinh5. Bài viết nêu ra những ví
3

Luật Doanh nghiệp (Luật số 68/2014/QH13) ngày 26/11/2014.

Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2019 (Doing Business 2019), Ngân hàng thế giới (World Bank) xem
thêm tại truy cập ngày 16/03/2019.
5
Nguyễn Quốc Vinh (2009), “Thỏa thuận cổ đông: Một nội dung mới cho pháp luật doanh nghiệp Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phịng Quốc hội, Số 21 (158).
4

2


dụ về thỏa thuận cổ đông và nguyên tắc thừa nhận tính hợp pháp của những thỏa
thuận này.
Thứ hai, sách “Pháp luật về doanh nghiệp – Các vấn đề pháp lý cơ bản” của
tác giả Trương Nhật Quang6. Cuốn sách đề cập về thỏa thuận cổ đơng dưới các khía
cạnh: trường hợp sử dụng thỏa thuận cổ đông; điều khoản chính của thỏa thuận cổ
đơng; vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến thỏa thuận cổ đơng.
Thứ ba, khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật học “Thỏa thuận cổ đông theo
pháp luật Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam”, của tác giả Lê Thị Hồi Trâm7. Ở
khóa luận này, tác giả đã nêu ra những vấn đề lý luận chung nhất về thỏa thuận cổ
đông. Đồng thời, tác giả đã nêu hướng hoàn thiện khung pháp lý về vấn đề thỏa
thuận cổ đông theo kinh nghiệm pháp luật của Hoa Kỳ, cụ thể là Luật mẫu Công ty
Kinh doanh (Model Business Corporation Act - MBCA)8, Bộ luật Công ty Bang
California (BLCT California)9 và Luật Công ty Bang Delaware (LCT Delaware)10.
Thứ tư, cơng trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường lần XXII
năm 2017 - 2018 với đề tài “Quy định về thỏa thuận cổ đông trong pháp luật Anh và
kinh nghiệm cho Việt Nam” của hai tác giả là Trần Thị Thuý Vy và Lê Trần Đức
Huy11. Các tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận chung về thỏa thuận cổ đông
theo pháp luật Anh và đưa ra phương hướng hoàn thiện khung pháp lý cho pháp luật
Việt Nam.
Tại Vương quốc Anh, thỏa thuận cổ đông và các vấn đề về hiệu lực thỏa

thuận cổ đông thường được đề cập trong các công trình nghiên cứu như Luận văn
6

Trương Nhật Quang (2016), Pháp luật về doanh nghiệp – Các vấn đề pháp lý cơ bản, Nhà xuất bản Dân trí.
Lê Thị Hồi Trâm (2018), Thỏa thuận cổ đông theo pháp luật Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam, Khóa
luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
8
MBCA (Model Business Corporation Act) năm 1950 được sửa đổi, bổ sung đến năm 2016. Xem MBCA
(gồm cả phần bình luận chính thức (offical comment) của Ban soạn thảo MBCA) tại “Model Business
Corporation
Act”
/>am.pdf, truy cập ngày 12/03/2019.
9
BLCT California 1947 được sửa đổi, bổ sung đến năm 2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.
Xem thêm BLCT California tại “California Corporations Code”,
/>ode+-+CORP, truy cập ngày 10/02/2019.
10
LCT Delaware thuộc Chương 1 Mục 8 của Bộ luật bang Delaware năm 1953 được sửa đổi, bổ sung đến
năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/08/2017. Xem LCT Delaware tại “Delaware General Corporatipon
Law”, truy cập ngày 03/03/2019.
11
Lê Trần Đức Huy (Trưởng nhóm) (2018), Quy định về thỏa thuận cổ đông trong pháp luật Anh và kinh
nghiệm cho Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
7

3


Thạc sĩ của Suren Gomtsian “The enforcement of Shareholder’s Agreements:
Comparative Analysis of English and Russian Law”12, Luận văn Thạc sĩ của

Yekaterina Khamidullina “Application of shareholder’s agreements: What lesons
can be learned by Kazakhstan from the US”13, Luận văn Thạc sĩ của Mads Andenas
“Shareholders’ Agreements: Some EU and English Law Perspectives”14,...
Trên đây đều là những nguồn tài liệu tham khảo có giá trị pháp lý cho tác giả
thực hiện đề tài. Tuy nhiên, nhìn chung có thể thấy rằng, tính đến thời điểm hiện tại,
chưa có bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào được thực hiện nhằm phân tích chuyên
sâu vấn đề hiệu lực của thỏa thuận cổ đông và đưa ra giải pháp cụ thể, toàn diện cho
pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề này.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Hiệu lực của
thỏa thuận cổ đông theo pháp luật Vương quốc Anh và kinh nghiệm cho Việt Nam”
với góc nhìn mới hơn, tiếp cận đề tài trên cả hai khía cạnh lý luận và thực tiễn. Từ
đó, đưa ra kiến nghị để góp phần hồn thiện khung pháp lý về hiệu lực của thỏa
thuận cổ đông cho pháp luật doanh nghiệp Việt Nam.
3.

Mục đích nghiên cứu đề tài
Tác giả hướng đến các mục đích nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thỏa thuận cổ đông, đặc biệt
về vấn đề hiệu lực của thỏa thuận cổ đông.

12

Suren Gomtsian (2018), The enforcement of Shareholder’s Agreements: Comparative Analysis of English
and Russian Law (Vấn đề thực thi thỏa thuận cổ đơng: Phân tích sự so sánh giữa pháp luật của Anh và pháp
luật Nga), Luận văn Thạc sĩ, Tilburg University Tilburg Law School.
Xem The enforcement of Shareholder’s Agreements: Comparative Analysis of English and Russian Law tại
/>400402200411602503111909409907107800705200302303001405509011810710009306612605602208803
209312108312508607608800502505300601209208610001107309209210401607808009509710710209108
4004073022086064096118094064&EXT=pdf, truy cập ngày 02/04/2019.

13
Yekaterina Khamidullina (2016), Application of shareholder’s agreements: What lesons can be learned by
Kazakhstan from the US (Áp dụng thỏa thuận cổ đông: Những kinh nghiệm cho Kazakhstan từ pháp luật của
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ), Luận văn Thạc sĩ, Central European University.
Xem thêm Application of shareholder’s agreements: What lesons can be learned by Kazakhstan from the US
tại truy cập ngày 03/04/2019.
14
Mads Andenas (2007), Shareholders’ Agreements: Some EU and English Law Perspectives (Thỏa thuận
cổ đông: Một số quan điểm của Liên minh Châu Âu và pháp luật của Anh), Luận văn Thạc sĩ, University of
Leicester and Senior Fellow.
Xêm thêm Shareholders’ Agreements: Some EU and English Law Perspectives tại
/>ribute_id=17&file_no=1, truy cập ngày 03/04/2019.

4


Thứ hai, tìm hiểu và phân tích pháp luật Vương quốc Anh điều chỉnh vấn đề
hiệu lực của thỏa thuận cổ đơng.
Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện khung pháp lý về vấn
đề hiệu lực của thỏa thuận cổ đông ở Việt Nam trên cơ sở phân tích pháp luật Việt
Nam hiện hành có thể được vận dụng điều chỉnh. Đồng thời, tiếp thu có chọn lọc
các quy định có liên quan của pháp luật Vương quốc Anh.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định về hiệu lực của thỏa
thuận cổ đông trong pháp luật Vương quốc Anh và pháp luật Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là giới hạn trong những quy định của:
Đối với pháp luật Vương quốc Anh: nghiên cứu án lệ của Tòa án và hệ thống

pháp luật thành văn do Nghị Viện (Parliament) ban hành. Hệ thống pháp luật thành
văn được dẫn chiếu là các quy định của Luật Công ty 2006 (Companies Act 2006)15.
Đồng thời phân tích lập luận pháp lý dựa trên các án lệ có liên quan như án lệ
Pender v Lushington, Allen v Gold Reefs of West Africa Ltd, Hutton v West Cork
Railway Co16,...
Đối với pháp luật Việt Nam, các quy định của Luật Doanh nghiệp năm
201417 (Luật Doanh nghiệp 2014), văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp
2014, Bộ luật Dân sự năm 201518 (BLDS 2015) và các văn bản hướng dẫn thi hành
BLDS 2015.
5.

Phương pháp tiến hành nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu
khoa học như: phương pháp luận duy vật biện chứng, so sánh, phân tích, diễn dịch,
quy nạp.

15

Luật Công ty 2006 (Companies Act 2006) thông qua ngày 08/11/2006, được sửa đổi, bổ sung đến năm
2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 28/04/2019.
Xem thêm Luật Công ty 2006 tại truy cập ngày
29/04/2019.
16
Pender v Lushington (1877) 6 Ch D 70; Allen v Gold Reefs of West Africa Ltd (1900) 1 Ch 656 (CA);
Hutton v West Cork Railway Co (1883) Ch D 654 (CA).
17
Luật Doanh nghiệp (Luật số 68/2014/QH13) ngày 26/11/2014.
18
Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015.


5


Thứ nhất, phương pháp luận duy vật biện chứng. Phương pháp được tác giả
sử dụng làm rõ các vấn đề lý luận về thỏa thuận cổ đông, hiệu lực của thỏa thuận cổ
đông.
Thứ hai, phương pháp so sánh. Phương pháp được sử dụng để so sánh giữa
quy định của pháp luật về vấn đề hiệu lực của thỏa thuận cổ đông theo pháp luật
Vương quốc Anh so với pháp luật và thực tiễn Việt Nam.
Thứ ba, phương pháp phân tích. Phương pháp này được tác giả sử dụng khi
làm rõ quy định của pháp luật cũng như thực tiễn về hiệu lực của thỏa thuận cổ
đông.
Thứ hai, phương pháp diễn dịch, quy nạp được tác giả sử dụng xuyên suốt
bài nghiên cứu của mình nhằm diễn đạt vấn đề theo trình tự hợp lý và thuyết phục
nhất.
6.

Bố cục tổng quát của khóa luận

Ngồi lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận tốt
nghiệp gồm 03 chương:
Chương 1. Lý luận chung về thỏa thuận cổ đông và hiệu lực của thỏa thuận cổ
đông.
Chương 2. Hiệu lực của thỏa thuận cổ đông theo pháp luật Vương quốc Anh.
Chương 3. Hiệu lực của thỏa thuận cổ đông theo pháp luật Việt Nam và hướng
hoàn thiện.

6



CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỎA THUẬN CỔ ĐÔNG VÀ HIỆU
LỰC CỦA THỎA THUẬN CỔ ĐÔNG
1.1.

Khái quát chung về thỏa thuận cổ đông

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thỏa thuận cổ đông
Về khái niệm thỏa thuận cổ đông, có rất nhiều nhiều cách giải thích khác
nhau về thuật ngữ này. Tại Shareholders’ Agreement (Thỏa thuận cổ đông), Sean
FitzGerald và Graham Muth đã đưa ra một cách hiểu về thỏa thuận cổ đông rằng:
“Thỏa thuận cổ đông là một hợp đồng giữa các cổ đông của một công ty về phương
thức điều hành công ty. Tất cả cổ đông đều đồng ý rằng họ sẽ dùng quyền bầu cử
của mình trong cơng ty để đảm bảo rằng các điều khoản của thỏa thuận được thực
hiện.”19
Dưới góc độ pháp luật công ty, giữa các quốc gia không tồn tại một khái
niệm thống nhất về thỏa thuận cổ đông:
Tại Vương quốc Anh, Luật Công ty 2006 không nêu rõ khái niệm thỏa thuận
cổ đơng là gì nhưng đã ghi nhận đối tượng của thỏa thuận cổ đông tại Khoản 1 Điều
29 Luật Cơng ty 2006. Theo đó, đối tượng của thỏa thuận cổ đông là quyền và
nghĩa vụ gắn liền với cổ phần của các cổ đông tham gia thỏa thuận (gồm quyền biểu
quyết và tất cả các quyền kinh tế, quyền được nhận cổ tức). Do đó, về bản chất, thỏa
thuận cổ đơng là một hợp đồng nhưng nó lại khơng hồn tồn là một hợp đồng
thơng thường.
Tại International Bar Association Guide on Shareholders’ Agreement
England and Wales (Hướng dẫn của Hiệp hội Luật sư Quốc tế về Thỏa thuận cổ
đông tại nước Anh và xứ Wales)20 cũng đã đưa ra một định nghĩa khác về thỏa
thuận cổ đông:

19


Sean FitzGerald and Graham Muth (2012), Shareholders’ Agreement (Thỏa thuận cổ đông), Sweet &
Maxwell, page 3.
Nguyên văn: “Shareholder's agreement is a contract between the shareholders of a company in which they
agree how the company will be run. They all agree that they will use their voting power in the company to
ensure that the terms of the agreement are complied with for as long as they are all shareholders.”
20
Chris Owen Manches, “International Bar Association Guide on Shareholders’ Agreement England and
Wales” (Hướng dẫn của Hiệp hội Luật sư Quốc tế về Thỏa thuận cổ đông tại nước Anh và xứ Wales),
truy cập ngày 03/04/2019.

7


“Thỏa thuận cổ đông đặc biệt phổ biến ở những cơng ty có cấu trúc
cổ đơng phức tạp hoặc những cơng ty có sự khác biệt về quyền lợi của các cổ
đông. Thỏa thuận cổ đông cũng thỉnh thoảng được sử dụng khi mà các cổ
đông muốn bảo mật những thông tin nhất định liên quan đến mối quan hệ
giữa họ với tư cách là các cổ đông trong công ty. Tuy vậy, tư cách cổ đông
của họ là thông tin cơng khai.”21
Trong khi đó, pháp luật Việt Nam bỏ ngỏ vấn đề thỏa thuận cổ đơng hay nói
cách khác, pháp luật Việt Nam không tồn tại quy định về thỏa thuận cổ đơng.
Nhìn chung, có thể hiểu, thỏa thuận cổ đông về mặt bản chất là một hợp
đồng giữa hai hay tồn bộ các cổ đơng trong cùng một công ty để điều chỉnh mối
quan hệ giữa các bên tham gia hợp đồng về các vấn đề liên quan đến quản lý, điều
hành công ty; định đoạt cổ phần; quyền mua thêm cổ phần hay quyền rút vốn khỏi
công ty.
Về đặc điểm của thỏa thuận cổ đông. Thỏa thuận cổ đông được ký kết một
cách tự nguyện giữa các bên khi cổ đông thấy cần thiết và không phải bất cứ lúc nào
cũng cần phải có thỏa thuận cổ đơng. Tồn bộ cổ đơng trong cơng ty phải chịu sự

ràng buộc của điều lệ nhưng đối với thỏa thuận cổ đông, thỏa thuận này chỉ ràng
buộc và điều chỉnh mối quan hệ giữa các cổ đông tham gia thỏa thuận. Chính vì
thỏa thuận cổ đơng khơng ràng buộc tất cả các cổ đông như điều lệ công ty nên các
cổ đông thường ký kết thỏa thuận cổ đông thay vì bổ sung các quy định này vào
điều lệ cơng ty22. Mục đích của việc ký kết thỏa thuận này là nhằm quy định cụ thể
và chi tiết hơn các quyền và nghĩa vụ của các cổ đông được quy định tại pháp luật
doanh nghiệp và điều lệ công ty.
Trên thực tế, mặc dù các điều khoản của thỏa thuận cổ đơng có thể được quy
định tại điều lệ cơng ty, nhưng các bên vẫn có xu hướng lựa chọn việc ký kết các
thỏa thuận cổ đông xuất phát từ những tính chất, hình thức và hiệu lực của thỏa
thuận cổ đông.
21

Chris Owen Manches, tlđd (20), page 1.
Nguyên văn: Shareholders’ agreements are usual especially where there are complicated shareholder
structures, where there is a differential in the treatment of different shareholders. They are also sometimes
used where the shareholders wish to keep private certain information regarding the terms of their
relationship as shareholders in the company. The fact of their existence as shareholders will, however, be
public information.
22
Susan McLaughlin, tlđd (01), page 123.

8


Về tính chất, thỏa thuận cổ đơng mang tính bí mật, xuất phát từ tính riêng tư
của hợp đồng23. Thơng thường thỏa thuận cổ đông chỉ công khai đối với các bên
tham gia vào thỏa thuận này. Tức, chỉ những bên tham gia mới biết đến sự tồn tại
của thỏa thuận cổ đông. Các cổ đông tham gia không được công bố nội dung của
thỏa thuận cổ đông cho các cổ đơng cịn lại và cơ quan đăng ký kinh doanh trừ khi

điều lệ có yêu cầu hoặc thỏa thuận cổ đơng có chứa các điều khoản ảnh hưởng đến
điều lệ cơng ty24.
Về hình thức, với bản chất là một hợp đồng, thỏa thuận cổ đơng có thể tồn tại
dưới các hình thức của hợp đồng như lời nói, văn bản hoặc hành vi. Thông thường,
thỏa thuận cổ đông được lập thành văn bản và không cần phải công chứng, chứng
thực.
Về hiệu lực, thỏa thuận cổ đông với tư cách là hợp đồng giữa các bên tham
gia giao kết, nên thỏa thuận cổ đông sẽ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự và có hiệu lực
bắt buộc đối với các bên tham gia thỏa thuận25.
Chính vì những đặc điểm trên, thỏa thuận cổ đông được sử dụng rất nhiều
trên thực tế và trở thành một cơng cụ hữu ích trong việc quản trị công ty.
1.1.2. Chủ thể của thỏa thuận cổ đông
Trong thực tế, việc giao kết thỏa thuận cổ đông rất phổ biến tại các quốc gia
phát triển như Anh, Mỹ, Nga, Úc,… Thỏa thuận cổ đông là một hợp đồng giữa hai
hay tồn bộ các cổ đơng trong cùng một công ty để điều chỉnh mối quan hệ giữa các
bên tham gia thỏa thuận. Đúng như tên gọi của thỏa thuận cổ đông, chủ thể của thỏa
thuận cổ đơng chính là những cổ đơng của cơng ty. Bên cạnh cổ đông thông thường,
các bên tham gia thỏa thuận cịn có thể là cổ đơng giữ chức vụ quản lý cơng ty.
Ngồi ra, cơng ty cũng có thể là một bên tham gia vào các thỏa thuận này26.

23

Tính bí mật của thỏa thuận cổ đơng trái ngược với tính công khai của điều lệ công ty do điều lệ công ty là
một hợp đồng đặc biệt được xác lập trên cơ sở quy định của pháp luật. Trong khi điều lệ công ty là một văn
bản công khai và cần được đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh thì thỏa thuận cổ đơng thơng thường
khơng cần phải đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh và chỉ đơn thuần là một thỏa thuận riêng giữa các cổ
đơng tham gia thỏa thuận. Về tính bí mật của thỏa thuận cổ đông, xem thêm Trương Nhật Quang, tlđd (8),
trang 228.
24
Chris Owen Manches, tlđd (20), page 8.

25
Varghese George Thekkel, “Shareholder’s agreement: the uncertain case of enforceability in India”,
Company Lawyer 2017, 38(2), page 63-72.
26
Varghese George Thekkel, tlđd (25), page 71.

9


Trong thực tế, có một số trường hợp cổ đơng là người giữ chức vụ quản lý
công ty và họ tham gia vào các thỏa thuận cổ đông, trở thành một trong các bên của
thỏa thuận cổ đông. Về nguyên tắc, người quản lý công ty cần phải thực hiện nghĩa
vụ theo luật định27, ví dụ tại Điều 172 Luật Cơng ty 2006 quy định, người quản lý
cơng ty có nghĩa vụ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung
thực, độc lập, tốt nhất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp tối đa của cơng ty. Trong
những trường hợp này, người quản lý công ty sẽ vừa có nghĩa vụ phải tuân thủ các
quy định của thỏa thuận cổ đông vừa phải tuân thủ nghĩa vụ theo luật định nên thỏa
thuận cổ đơng có thành viên tham gia là người quản lý công ty sẽ khác với các thỏa
thuận cổ đơng thơng thường. Chính vì vậy, hiệu lực của thỏa thuận cổ đơng này
cũng có một số điểm khác biệt nhất định. Vấn đề này sẽ được tác giả phân tích cụ
thể tại mục 2.4.1.
Ngồi ra, cơng ty cũng có thể là một bên tham gia vào các thỏa thuận cổ
đông28. Những thỏa thuận cổ đông này thường bao gồm những điều khoản như các
cổ đông cam kết không tiết lộ những thông tin nội bộ của công ty, cổ đông sẽ không
tham gia vào các hoạt động kinh doanh cạnh tranh với công ty,... Những thỏa thuận
này sẽ ràng buộc công ty và các cổ đông tham gia thỏa thuận. Tuy nhiên, tương tự
như người quản lý công ty, công ty cần phải tuân thủ các nghĩa vụ theo luật định 29.
Do đó, thỏa thuận cổ đơng trong trường hợp này sẽ có hiệu lực đặc biệt hơn so với
các thỏa thuận cổ đông thông thường. Vấn đề này sẽ được tác giả phân tích cụ thể
tại mục 2.4.2.

1.1.3. Nội dung chính của thỏa thuận cổ đông
Đối tượng của thỏa thuận cổ đông là các quyền và nghĩa vụ gắn liền với cổ
phần của các cổ đông tham gia thỏa thuận (bao gồm quyền sở hữu, quyền biểu
quyết và có tất cả các quyền kinh tế, quyền được nhận cổ tức). Thông thường thỏa
thuận cổ đông được xác lập để thống nhất các vấn đề liên quan đến quản lý công ty,
quyền chuyển nhượng cổ phần và nghĩa vụ của các cổ đông30. Cấu trúc của thỏa
27

Bùi Xuân Hải (2005), “Người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 1999 - Nhìn từ góc độ Luật so
sánh”, Tạp chí khoa học pháp lý, (04), trang 15.
28
Alan Dignam, John Lowry, Company Law, Oxford University Press, 2012, page 168.
29
Sarah Worthington, Text, Cases and Materials in Company Law, Oxford University Press, 216, page 230.
Xêm thêm Text, Cases and Materials in Company Law tại
/>&q&f=false, truy cập ngày 15/04/2019.
30
Chris Owen Manches, tlđd (20), page 1.

10


thuận cổ đông tương tự như một hợp đồng thông thường từ phần mở đầu, định
nghĩa cho đến luật áp dụng và giải quyết tranh chấp. Thỏa thuận cổ đông thường xử
lý các nhóm vấn đề chính như (i) quản lý cơng ty, (ii) chuyển nhượng cổ phần, (iii)
thối vốn.
1.1.3.1. Quản lý công ty
Về cơ bản thỏa thuận cổ đông không phải là một tài liệu điều hành doanh
nghiệp mặc dù thỏa thuận cổ đông được dùng để xây dựng các tài liệu quản trị của
doanh nghiệp (Consitutional documents), thống nhất những vấn đề liên quan đến

quản lý doanh nghiệp31. Bởi lẽ thỏa thuận cổ đông vốn là một bản khế ước giữa các
chủ sở hữu của doanh nghiệp, chủ yếu tập trung vào việc doanh nghiệp sẽ được
quản lý ra sao và nó khơng có giá trị ràng buộc công ty cũng như tất cả cổ đông của
công ty.
Quyền cơ bản trong việc quản lý công ty được quy định trong thỏa thuận cổ
đông bao gồm (i) quyền chỉ định người quản lý và (ii) quyền quyết định hoặc phủ
quyết đối với các quyết định của cơ quan quản lý32.
Về quyền chỉ định người quản lý, cổ đơng có quyền đề cử người quản lý công
ty như thành viên hội đồng quản trị, kế toán trưởng hay các chức danh quản lý khác.
Khi cổ đông thực hiện quyền đề cử người quản lý cơng ty thì cổ đơng này và các cổ
đông khác của công ty cũng đồng thời thực hiện quyền đề cử hoặc quyền biểu quyết
của mình. Ví dụ cổ đơng tham gia thỏa thuận cổ đơng có quyền đề cử chức danh kế
tốn trưởng của cơng ty và có quyền biểu quyết để ứng cử viên được mình bổ
nhiệm đạt được vị trí mình đề cử.
Về quyền quyết định hoặc phủ quyết đối với các quyết định của cơ quan quản
lý, khi cổ đông thực hiện quyền quyết định hoặc phủ quyết đối với các cơ quan quản
lý, các cổ đông thành viên của thỏa thuận cũng đồng thời thực hiện quyền của mình
để các quyết định của cơ quan quản lý được thông qua hoặc không được không qua.
Thỏa thuận cổ đông cũng quy định cách xử lý khi các cổ đông không thể
thống nhất thông qua một số quyết định của hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông
31

Tài liệu xây dựng quản trị doanh nghiệp (Consitutional documents) như một giấy chứng nhận thành lập,
bản ghi nhớ và các điều khoản của Công ty. Tài liệu quản trị doanh nghiệp còn bao gồm cả điều lệ công ty và
thỏa thuận cổ đông.
32
Suren Gomtsian , tlđd (12), page 123.

11



(ĐHĐCĐ) và các cơ quan quản lý khác trong việc quản lý cơng ty. Ví dụ ĐHĐCĐ
biểu quyết về một vấn đề A, tỷ lệ tán thành và phản đối là ngang nhau (50%:50%).
Chính vì vậy, quyết định về vấn đề A này không thể được thông qua. Để xử lý tình
huống trên, thỏa thuận cổ đơng quy định một cổ đơng biểu quyết thuận có quyền
u cầu các cổ đơng biểu quyết chống mua lại cổ phần của mình với một mức giá
đã được xác định trước33.
1.1.3.2. Chuyển nhượng cổ phần
Bên cạnh vấn đề quản lý công ty, các bên tham gia thỏa thuận cổ đơng có
quyền thỏa thuận với nhau về vấn đề chuyển nhượng cổ phần. Cổ đơng có quyền tự
do chuyển nhượng cổ phần của mình cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Ngồi ra, cổ
đơng cũng có quyền thỏa thuận nhằm tự hạn chế việc chuyển nhượng cổ phần của
mình trong một khoảng thời gian nhất định. Mục đích của việc quy định điều khoản
hạn chế chuyển nhượng cổ phần nhằm bảo vệ nhà đầu tư, hạn chế trường hợp cổ
đông tháo chạy khỏi công ty hoặc ngăn chặn việc chuyển nhượng cổ phần cho đối
thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, chuyển nhượng cổ phần cho người mà khơng có
mối liên hệ với cổ đơng hiện tại34. Ví dụ, nhà đầu tư dự định góp vốn vào CTCP
dưới hình thức mua cổ phần. Nhằm hạn chế trường hợp cổ đông tháo chạy khỏi
công ty, các nhà đầu tư đã yêu cầu giao kết một thỏa thuận cổ đông với nội dung là
các cổ đông không được chuyển nhượng cổ phần của mình trong khoảng thời gian
bốn năm.
Một số điều khoản hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong thỏa thuận cổ
đông:
Thứ nhất, quyền ưu tiên mua (Pre-emption rights): quyền này yêu cầu cổ
đông nếu muốn bán một phần hoặc tồn bộ cổ phần của mình phải chào bán số cổ
phần dự định bán đó cho các cổ đông tham gia thỏa thuận trước khi chào bán ra
ngồi cho bên thứ ba. Cổ đơng chỉ được quyền chuyển nhượng cổ phần cho chủ thể
khác khi các cổ đơng cịn lại tham gia thỏa thuận cổ đơng mua không hết hoặc
không mua cổ phần35.


33

Vấn đề này xem thêm Mads Andenas (2007), Shareholders’ Agreements: Some EU and English Law
Perspectives, University of Leicester and Senior Fellow, page 143.
34
Chris Owen Manches, tlđd (20), page 3.
35
Về quyền ưu tiên mua, xem thêm Chris Owen Manches, tlđd (20), page 4.

12


Thứ hai, quyền được cùng bán (Tag along): cổ đông có quyền u cầu được
cùng bán cổ phần của mình cho các cổ đông khác tham gia thỏa thuận cổ đông.
Quyền này thường được cổ đông thiểu số sử dụng khi giá chuyển nhượng cổ phần
của cổ đông lớn với bên thứ ba cao hơn giá thị trường và sau khi kết thúc giao dịch
mua cổ phần, bên thứ ba sẽ kiểm sốt cơng ty. Theo đó, các cổ đơng lớn của cơng ty
trước khi bán cổ phần của mình cho người khác sẽ phải thông báo cho các cổ đông
nhỏ về các điều kiện bán quan trọng như: số lượng cổ phần dự định bán, giá bán dự
định, người mua dự kiến. Cổ đơng nhỏ sẽ có quyền đồng ý tham gia bán cổ phần
với cổ đông lớn theo các điều kiện mà cổ đông lớn thông báo. Cổ đơng lớn cố gắng
bán số cổ phần của mình và cổ đông nhỏ. Nếu không bán hết được số cổ phần dự
kiến thì số cổ phần bán ra thực tế sẽ tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ
đông trong công ty. Quy định này nhằm đảm bảo quyền thối vốn của cổ đơng thiểu
số trong công ty36.
Thứ ba, quyền buộc bán cùng (Drag along): một cổ đơng bán cổ phần của
mình có quyền u cầu các cổ đông khác tham gia thỏa thuận cổ đông phải cùng
bán cổ phần với mình. Quyền này thường được cổ đông lớn sử dụng khi bên thứ ba
muốn mua số lượng cổ phần lớn hơn lượng cổ phần mà cổ đơng lớn đang sở hữu,
khi đó cổ đơng lớn sẽ yêu cầu các cổ đông khác của thỏa thuận cổ đông tham gia

vào giao dịch chuyển nhượng cổ phần với bên nhận chuyển nhượng với cùng điều
khoản giao dịch. Quy định này nhằm mục đích giúp các cổ đơng lớn thối vốn,
đồng thời phịng ngừa trường hợp các cổ đơng thiểu số ngăn cản việc bán cơng ty37.
1.1.3.3. Thối vốn
Thỏa thuận cổ đơng cho phép cổ đơng có thể rút vốn khỏi cơng ty
(Divestiture), đồng thời có thể thỏa thuận về một lộ trình để một cổ đơng thối vốn
khỏi cơng ty. Các hình thức thối vốn bao gồm chuyển nhượng cho cổ đơng hoặc
người ngồi cơng ty hoặc u cầu cơng ty mua lại cổ phần của mình. Thỏa thuận cổ
đơng cũng có thể quy định cho phép cổ đơng mong muốn thối vốn có quyền u
cầu các cổ đông khác tham gia thỏa thuận phải mua lại cổ phần của mình theo lộ
trình đã thỏa thuận trước.

36
37

Về quyền bán kèm, xem thêm Chris Owen Manches, tlđd (20), page 5.
Về quyền bán kèm, xem thêm Chris Owen Manches, tlđd (20), page 5.

13


Thông thường, thỏa thuận cổ đông chỉ giới hạn quy định các vấn đề liên quan
đến công ty38. Tuy nhiên, ngồi những vấn đề như quản lý cơng ty, chuyển nhượng
cổ phần và thối vốn thì thỏa thuận cổ đơng có thể quy định những vấn đề khác như
quyền và nghĩa vụ của cổ đông tham gia thỏa thuận cổ đông.
1.1.4. Ý nghĩa của thỏa thuận cổ đông
Thỏa thuận cổ đơng thường được ký kết nhằm các mục đích sau:
Thứ nhất, về ý nghĩa bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số:
Căn cứ vào tiêu chí cổ phần mà cổ đơng sở hữu để phân loại cổ đơng thì cổ
đơng thiểu số (minority shareholder) là cổ đông mà sự biểu quyết của cá nhân họ ít

có sự tác động đến quá trình ra quyết định của ĐHĐCĐ, xuất phát từ tỷ lệ sở hữu cổ
phần có quyền biểu quyết thấp39. Thỏa thuận cổ đông đã bảo vệ chặt chẽ quyền của
cổ đông thiểu số quy định trong điều lệ công ty, là cơ sở bảo đảm điều lệ sẽ không
tùy tiện sửa đổi theo hướng gây ảnh hưởng bất lợi đối với quyền của cổ đông thiểu
số quy định trong điều lệ. Về bản chất, điều lệ công ty là hợp đồng giữa các cổ đông
(chủ sở hữu công ty) về vấn đề quản trị công ty nhưng điều lệ cơng ty có thể được
sửa đổi thơng qua ĐHĐCĐ theo một tỷ lệ biểu quyết nhất định được ghi trong điều
lệ công ty40. Thông thường sửa đổi điều lệ công ty được thông qua bởi tuyệt đại đa
số tuyệt đối số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành. Trên thực tế,
cổ đông thiểu số thường không nắm giữ đủ số phiếu biểu quyết để thực hiện quyền
kiểm sốt ngược41. Do đó, cổ đơng thiểu số sẽ khơng đảm bảo được quyền và lợi ích
của mình, đặc biệt là khi việc sửa đổi điều lệ công ty theo hướng gây ảnh hưởng bất
lợi đối với quyền của cổ đông thiểu số quy định trong điều lệ. Chính vì vậy, các cổ
đơng thiểu số này có xu hướng giao kết các thỏa thuận biểu quyết với các hình thức
chủ yếu: (i) thỏa thuận với tồn bộ cổ đông công ty về những vấn đề chỉ được thông
38

Sean FitzGerald, Graham Muth, tlđd (01), page 7.
Đặt trong mối quan hệ tương quan về vốn, cổ đông được chia thành cổ đơng sở hữu nhiều vốn hay cịn gọi
là cổ đơng lớn (majority shareholder) và cổ đơng ít vốn hay cịn gọi là cổ đơng thiểu số (minority
shareholder).
40
Tùy thuộc vào mức độ quan trọng và ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, các vấn đề được thông qua tại
ĐHĐCĐ có thể bởi (i) đa số thường (simple majority) hoặc (ii) đa số tuyệt đối (absolute majority) của số
phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành. Nhìn chung đa số thường là trên 50% và đa số tuyệt đối
thì lớn hơn đa số thường.
41
Quyền kiểm sốt ngược tác động đến công tác quản trị của công ty thơng qua quyền phủ quyết nghị quyết
của ĐHĐCĐ. Ví dụ: Việc sửa đổi điều lệ cơng ty cần có sự tán thành của 65% số phiếu biểu quyết của tất cả
các cổ đơng tham gia dự họp thì cổ đơng (hoặc nhóm cổ đơng) sở hữu 36% cổ phần có quyền biểu quyết có

thể phủ quyết việc sửa đổi điều lệ công ty.
39

14


qua khi có sự tán thành của tồn bộ cổ đông công ty, (ii) thỏa thuận với cổ đông lớn
để cùng họ tham gia biểu quyết thông qua nghị quyết công ty và (iii) thỏa thuận với
các cổ đông khác tạo thành nhóm cổ đơng có quyền biểu quyết để phủ quyết các
nghị quyết của công ty. Như vậy, thỏa thuận cổ đông hạn chế sự sửa đổi điều lệ
công ty theo hướng bất lợi cho cổ đông thiểu số.
Thỏa thuận cổ đông cũng giúp các cổ đông thiểu số khơng có quyền kiểm
sốt việc ra quyết định của ĐHĐCĐ có thể kiểm sốt vấn đề này. Ví dụ, thỏa thuận
cổ đông thường quy định những vấn đề mà cổ đơng khơng được phép biểu quyết tán
thành nếu khơng có sự đồng ý của cổ đơng cịn lại hoặc cổ đông không được phép
tự do chuyển nhượng cổ phần nếu khơng được sự đồng ý của các cổ đơng cịn lại.
Như vậy, thỏa thuận cổ đông đã bảo vệ chặt chẽ hơn quyền của cổ đông thiểu số.
Thứ hai, về ý nghĩa bảo mật thỏa thuận cổ đơng có liên quan: Thỏa thuận cổ
đông bản chất là một hợp đồng giữa các chủ sở hữu cơng ty. Do đó, thỏa thuận cổ
đơng mang tính bí mật xuất phát từ tính riêng tư của hợp đồng. Thỏa thuận cổ đông
thông thường không tiết lộ cho các thành viên hoặc cổ đông cịn lại của cơng ty và
cơ quan quản lý có thẩm quyền (ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc phải tiết lộ
theo quy định của pháp luật). Tính bí mật của thỏa thuận cổ đơng trái ngược với
tính cơng khai của điều lệ công ty. Bởi lẽ, điều lệ công ty là một hợp đồng đặc biệt
được xác lập giữa các chủ sở hữu trên cơ sở quy định của pháp luật và phải đăng ký
với cơ quan quản lý nhà nước42. Thỏa thuận cổ đơng với tính bảo mật của mình đã
được sử dụng nhằm giúp cổ đơng bảo mật những thông tin nhất định liên quan đến
mối quan hệ giữa họ với tư cách là các cổ đơng trong cơng ty43. Chính vì vậy, đây là
một ưu điểm nổi bật của thỏa thuận cổ đông so với điều lệ công ty trong việc điều
chỉnh các vấn đề quản trị công ty.

Thứ ba, về ý nghĩa thỏa thuận cổ đông quy định quyền của cổ đông mà
quyền này sẽ khơng có khả năng thi hành nếu được quy định trong điều lệ cơng ty
vì một lý do cụ thể hoặc việc quy định trong điều lệ công ty là không phù hợp. Khi
một thành viên hoặc cổ đông có quyền đối với cơng ty khơng phát sinh từ tư cách
thành viên hoặc cổ đơng thì việc quy định quyền đó trong điều lệ cơng ty sẽ khơng

42
43

Chris Owen Manches, tlđd (20), page 1.
Chris Owen Manches, tlđd (20), page 2.

15


có khả năng thi hành44. Trong những trường hợp như thế, thỏa thuận cổ đông là một
lựa chọn phù hợp để quy định vấn đề này. Ví dụ khi cổ đơng cấp cho cơng ty một
khoản vay, cổ đơng đó yêu cầu công ty không được nhận thêm bất kỳ khoản vay
nào nếu khơng có sự chấp thuận của cổ đơng đó45. Đây là quyền của thành viên
hoặc cổ đơng xuất phát từ tư cách của bên cho vay chứ không phát sinh từ tư cách
thành viên hoặc cổ đông. Do đó, việc quy định quyền này trong điều lệ khơng có
khả năng thi hành.
Thứ tư, về ý nghĩa điều chỉnh quan hệ đặc biệt phát sinh đối với cổ đông
không liên quan đến việc quản lý công ty. Điều lệ cơng ty là tài liệu có tính chất
như “hiến pháp” của doanh nghiệp, xác định sự tồn tại của doanh nghiệp, quy định
những vấn đề về quản trị công ty46. Chính vì vậy việc điều chỉnh những quan hệ đặc
biệt phát sinh đối với cổ đông không liên quan đến quản lý công ty quy định trong
điều lệ công ty là không phù hợp. Và một lần nữa, thỏa thuận cổ đông là một lựa
chọn phù hợp để quy định vấn đề này. Ví dụ trường hợp các cổ đông công ty đồng ý
chỉ định một cổ đông của công ty làm tư vấn về hoạt động kinh doanh cho công ty.

Quan hệ trong trường hợp này là quan hệ phát sinh đặc biệt, không liên quan đến
việc quản lý công ty nên việc quy định tại điều lệ cơng ty là khơng phù hợp47. Chính
vì vậy, thỏa thuận cổ đông sẽ là lựa chọn mà cổ đông tham gia ký kết để điều chỉnh
quan hệ đặc biệt phát sinh đối với mình mà khơng liên quan đến việc quản lý công
ty.
Như vậy, với tư cách là một bản khế ước giữa các chủ sở hữu của doanh
nghiệp, thỏa thuận cổ đơng là một cơ chế có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ
quyền và lợi ích của các bên tham gia ký kết thỏa thuận thỏa thuận cổ đông.
1.2.

Khái quát chung về hiệu lực của thỏa thuận cổ đông

1.2.1. Khái niệm hiệu lực của thỏa thuận cổ đông
Với bản chất là một hợp đồng, khi thỏa thuận cổ đông được giao kết tuân thủ
các thủ tục và điều kiện luật định của hợp đồng thì có giá trị pháp lý ràng buộc
44

Vấn đề này xem thêm Nguyễn Ngọc Bích (2016), Tư duy pháp lý của luật sư, Nhà xuất bản Trẻ, trang 51 53.
45
Vấn đề này xem thêm Trương Nhật Quang, tlđd (06), trang 236.
46
Sebastian Mock, Kristian Csach, Bohumil Havel, International Handbook on Shareholders’ Agreements –
Regulation, Practice and Comparative Analysis, 2018, Walter de Gruyter GmbH.
47
Vấn đề này xem thêm Trương Nhật Quang, tlđd (06), trang 236.

16


quyền và nghĩa vụ của các bên. Theo đó, các bên phải chấp hành và phải chịu trách

nhiệm do không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nội
dung của thỏa thuận cổ đông. Thời điểm và thời hạn có hiệu lực của thỏa thuận cổ
đơng do các bên thỏa thuận theo nguyên tắc tự do hợp đồng.
Như vậy, có thể hiểu khái quát rằng hiệu lực của thỏa thuận cổ đông là giá trị
pháp lý của thỏa thuận cổ đông làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ
dân sự của các bên và giá trị pháp lý ràng buộc các bên phải tuân thủ và nghiêm túc
thực hiện thỏa thuận cổ đông.
1.2.2. Hiệu lực của thỏa thuận cổ đông
1.2.2.1. Hiệu lực tương đối của thỏa thuận cổ đông
Thỏa thuận cổ đông ký kết phát sinh hiệu lực có giá trị bắt buộc đối với các
bên tham gia, như nghĩa vụ nhất định. Có nghĩa, khi thỏa thuận cổ đơng được thiết
lập thì các bên phải tôn trọng và thực hiện đúng cam kết. Giá trị pháp lý của thỏa
thuận cổ đông đối với các bên kết ước giống như luật đối với các bên. Dù vậy,
không thể đồng nhất thỏa thuận cổ đơng với pháp luật, vì pháp luật có giá trị bao
qt hơn thỏa thuận cổ đơng, có tính bắt buộc chung đối với mọi người, thỏa thuận
cổ đông vi phạm pháp luật phải bị coi là vô hiệu.
Khi thỏa thuận cổ đơng đã ký kết và có hiệu lực, các bên phải nghiêm chỉnh
chấp hành. Với bản chất là một hợp đồng, thỏa thuận cổ đông cũng tuân theo các
nguyên tắc của hợp đồng, đặc biệt là nguyên tắc pacta sunt servanda48. Yêu cầu của
nguyên tắc pacta sunt servanda đòi hỏi hợp đồng phải được các bên tuân thủ giống
như pháp luật49. Theo đó, nếu bên nào vi phạm thỏa thuận cổ đông trong những
trường hợp không được pháp luật cho phép thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm
trước bên bị vi phạm. Tuy nhiên, nguyên tắc pacta sunt servanda khơng phải là
ngun tắc mang tính tuyệt đối. Để hạn chế tính cực đoan của nguyên tắc pacta sunt
servanda, các học giả đã đề xuất áp dụng nguyên tắc rebus sic stantibus50. Theo

48

Thuật ngữ gốc: “Pacta sunt servanda” được tạm dịch là nguyên tắc tuân thủ hợp đồng. Tác giả nhận thấy
khơng có thuật ngữ nào thật chính xác trong tiếng Việt nên tác giả sẽ để nguyên thuật ngữ gốc.

49
Phạm Thái Việt (1993), Những quy định chung của Luật Hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ (bản dịch), Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 19&20.
50
Thuật ngữ gốc: “Rebus sic stantibus” được tạm dịch là nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích. Tác giả nhận
thấy khơng có thuật ngữ nào thật chính xác trong tiếng Việt nên tác giả sẽ để nguyên thuật ngữ gốc.

17


nguyên tắc rebus sic stantibus, sau khi thỏa thuận cổ đơng phát sinh hiệu lực, các
bên có thể đàm phán thay đổi nội dung thỏa thuận cổ đông một cách tự nguyện51.
1.2.2.2. Hiệu lực của thỏa thuận cổ đông đối với các chủ thể bị ràng buộc/có thể
bị ràng buộc bởi thỏa thuận cổ đông
Với bản chất là một hợp đồng, thỏa thuận cổ đông phát sinh hiệu lực đối với
các bên tham gia giao kết thỏa thuận cổ đông. Xuất phát từ câu tục giao La tinh:
“Res inter alios acta, aliis neque nocere, neque prodesse potest” (một hợp đồng
được ký kết giữa các bên thường không làm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác, nhưng cũng không mặc nhiên làm lợi cho các bên khác). Theo GS Vũ
Văn Mẫu, “nguyên tắc ấy, đối với các luật gia ngày nay, chỉ cịn có một giá trị
tương đối”52. Tuỳ theo quy định pháp luật của các quốc gia ghi nhận một số trường
hợp nhất định, thỏa thuận cổ đông sẽ phát sinh hiệu lực đối với các bên thứ ba.
Ví dụ, theo MBCA, nếu thỏa thuận giữa tất cả các cổ đông công ty tuân thủ
điều kiện tại Điều 7.32 MBCA thì thỏa thuận này khơng chỉ ràng buộc các cổ đơng
mà cịn ràng buộc cơng ty, dù công ty không phải là một bên của thỏa thuận53. Tuy
nhiên, dưới góc độ pháp luật doanh nghiệp Vương quốc Anh, thỏa thuận cổ đông
với bản chất là một hợp đồng có hiệu lực và giá trị thi hành đối với các bên tham gia
thỏa thuận. Do đó, thỏa thuận cổ đơng chỉ có hiệu lực với các bên tham gia, không
phát sinh hiệu lực với bên thứ ba. Vấn đề này sẽ được tác giả phân tích rõ hơn tại
mục 2.5.

Bên cạnh hiệu lực của thỏa thuận cổ đông đối với các chủ thể bị ràng buộc/có
khả năng bị ràng buộc bởi thỏa thuận cổ đông hoặc hiệu lực của thỏa thuận cổ đông
đối với bên thứ ba, trên thực tế có rất nhiều trường hợp liên quan đến vấn đề thứ tự
ưu tiên áp dụng khi nội dung của thỏa thuận cổ đông xung đột với điều lệ cơng ty54.
Ví dụ điển hình trong trường hợp này là trường hợp các cổ đông của công ty
ký kết một thỏa thuận cổ đông với nội dung cổ đông nắm dưới 20% cổ phần sẽ từ
51

Phạm Thái Việt, tlđd (48), trang 19&20.
Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân luật - lược khảo, Quyển II “Nghĩa vụ và khế ước", Phần thứ nhất: Nguồn gốc
của nghĩa vụ, Nhà xuất bản Bộ quốc gia giáo dục, Sài Gòn 1963, trang 271.
53
Điều 7.32 (e) MBCA.
Vấn đề này xem thêm Lê Thị Hoài Trâm (2018), Thỏa thuận cổ đông theo pháp luật Hoa Kỳ và kinh nghiệm
cho Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, trang 29.
54
Allan Zeffertt, Shareholders’ agreements – What are they and when would you need one?
Nguồn: truy cập ngày 02/3/2019.
52

18


bỏ quyền được xem xét các báo cáo của công ty hoặc đề cử người vào hội đồng
quản trị. Trong khi đó, quy định tại khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014
cũng như quy định của điều lệ công ty về vấn đề này là cổ đông nắm giữ 10% cổ
phần trở lên trong thời hạn ít nhất là sáu tháng có quyền xem xét các sổ sách, báo
cáo của CTCP55. Câu hỏi là liệu các thỏa thuận nêu trên có được luật pháp cơng
nhận hay khơng và nếu có, thì ở mức độ nào? Hay nói cách khác, trong trường hợp
này, thỏa thuận cổ đông hay điều lệ công ty sẽ được ưu tiên áp dụng?

Đây là một câu hỏi kinh điển nhưng khơng có câu trả lời rõ ràng. Trên thế
giới, một điều chắc chắn là, không có đáp án chung cho câu hỏi về tính hiệu lực và
có thể thi hành của thỏa thuận cổ đơng khi nó trái với điều lệ hoặc pháp luật về
doanh nghiệp56. Theo tác giả, câu trả lời tùy thuộc vào hệ thống luật pháp của từng
nước và từng tình tiết cụ thể của vụ việc. Phần này sẽ được tác giả phân tích sâu
hơn tại mục 2.3.
Nhìn chung, bản chất của thỏa thuận cổ đơng là một hợp đồng, chính vì thế
hiệu lực của thỏa thuận cổ đơng sẽ tương tự hiệu lực của hợp đồng và có sự thay đổi
để phù hợp với trình độ phát triển và bối cảnh của các quốc gia.

55
56

John Cadman (2004), Shareholders Agreements, 4th edition, Sweet &Maxwell, page 234.
Nguyễn Quốc Vinh, tlđd (05), Số 21 (158).

19


×