Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nhận trở lại công dân trong luật quốc tế và thực tiễn nhận trở lại công dân của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.51 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

NGUYỂN THỊ THANH TRÚC
MSSV: 1553801015279

NHẬN TRỞ LẠI CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ
VÀ THỰC TIỄN NHẬN TRỞ LẠI CÔNG DÂN
CỦA VIỆT NAM
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2015 – 2019
Người hướng dẫn:
ThS. LÊ ĐỨC PHƯƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
-----------***-----------NGUYỄN THỊ THANH TRÚC
MSSV: 1553801015279

NHẬN TRỞ LẠI CÔNG DÂN TRONG LUẬT QUỐC TẾ
VÀ THỰC TIỄN NHẬN TRỞ LẠI CÔNG DÂN
CỦA VIỆT NAM

Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2015 – 2019

Người hướng dẫn:


ThS. LÊ ĐỨC PHƯƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS Lê Đức Phương. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình
thức nào. Khi sử dụng những nhận xét, đánh giá của các tác giả, cơ quan tổ chức khác
trong luận văn, tơi đều trích dẫn theo đúng quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu
tham khảo. Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ THANH TRÚC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

ĐƯQT

Điều ước quốc tế

NTLCD

Nhận trở lại công dân


NYCCG

Nước yêu cầu chuyển giao

NĐYCTN

Nước được yêu cầu tiếp nhận

CHXHCN Việt Nam

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thành phố

TP.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ NHẬN
TRỞ LẠI CÔNG DÂN .............................................................................................8
1.1 Khái niệm nhận trở lại công dân ....................................................................8
1.2 Đặc điểm của nhận trở lại cơng dân.............................................................10
1.3 Mục đích, ý nghĩa của nhận trở lại công dân ..............................................15
1.3.1 Mục đích của nhận trở lại cơng dân .........................................................15
1.3.2 Ý nghĩa của nhận trở lại công dân ............................................................17
1.4 Nguyên tắc của nhận trở lại cơng dân .........................................................19
1.4.1 Ngun tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.................................20
1.4.2 Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau............................21

1.4.3 Nguyên tắc tôn trọng và tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta
Sunt Servanda) ...................................................................................................21
1.4.4 Nguyên tắc có đi có lại ..............................................................................22
1.4.5 Nguyên tắc nhân đạo .................................................................................23
1.5 Cơ sở pháp lý của nhận trở lại công dân .....................................................24
1.5.1 Cơ sở pháp lý quốc tế ................................................................................24
1.5.2 Cơ sở pháp lý quốc gia ..............................................................................25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................29
Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN VỀ NHẬN TRỞ LẠI CÔNG DÂN
TRONG LUẬT QUỐC TẾ .....................................................................................31
2.1 Về điều kiện nhận trở lại công dân ..............................................................31
2.1.1 Điều kiện về quốc tịch ...............................................................................31
2.1.2 Điều kiện về nơi thường trú hợp pháp .......................................................34
2.1.3 Là đối tượng của lệnh/ quyết định trục xuất đã có hiệu lực pháp luật .....35
2.1.4 Các điều kiện khác ....................................................................................36
2.2 Về thủ tục nhận trở lại công dân ..................................................................38
2.3 Về quyền của người được nhận trở lại ........................................................42
2.4 Về trao đổi và bảo mật thơng tin ..................................................................43
2.5 Về chi phí .......................................................................................................45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................46


Chương 3: THỰC TIỄN NHẬN TRỞ LẠI CÔNG DÂN CỦA VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NÀY 48
3.1 Tình hình cơng dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài và người nước ngoài
cư trú tại Việt Nam – cơ sở thực tiễn của hoạt động hợp tác nhận trở lại cơng
dân .........................................................................................................................48
3.1.1 Tình hình cơng dân Việt Nam cư trú ở nước ngồi ...................................48
3.1.2 Tình hình người nước ngồi cư trú ở Việt Nam ........................................51
3.2 Tình hình ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về nhận trở lại công

dân giữa Việt Nam với nước ngoài .....................................................................54
3.3 Những bất cập, vướng mắc và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động nhận trở lại công dân giữa Việt Nam với nước ngoài ....................56
3.3.1 Bất cập, vướng mắc do thiếu cơ sở pháp lý ..............................................56
3.3.2 Bất cập, vướng mắc do cơ sở pháp lý hiện hành chưa hoàn thiện ...........57
3.3.3 Bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện các điều ước về nhận trở
lại công dân ........................................................................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................69
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, việc công dân nước này đến cư trú ở
nước khác ngày càng trở nên phổ biến. Phần lớn các cá nhân đến và cư trú hợp pháp,
tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nước sở tại. Bên cạnh đó, vẫn có khơng ít người sử
dụng các con đường bất hợp pháp để nhập cư, hoặc sau khi được cư trú hợp pháp đã
có những hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại như tổ chức di cư trái phép, tội phạm
buôn bán người, bóc lột lao động, mại dâm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bn lậu,...
Khơng nằm ngồi thực trạng đó, xu hướng cơng dân Việt Nam ra nước ngồi học tập,
cơng tác ngày càng tăng. Chẳng hạn, “năm 2007 có 1,9 triệu lượt; năm 2008 có 2,6
triệu lượt; năm 2010 có 3,2 triệu lượt; năm 2013 có 6,1 triệu lượt; năm 2016 có 7,7
triệu lượt cơng dân Việt Nam xuất cảnh” 1. Trong số đó, số lượng người Việt Nam ra
nước ngồi du lịch, học tập, lao động sau đó trốn ở lại hoặc vi phạm pháp luật nước
sở tại đang ngày càng tăng cao, làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam. Đơn cử như
vụ việc gây chấn động dư luận gần đây: 152 du khách Việt được cấp thị thực hợp
pháp để đến Đài Loan du lịch nhưng sau đó đã bỏ trốn để được ở lại Đài Loan bất
hợp pháp. Những hành vi vi phạm pháp luật này khơng chỉ khiến chính Phủ Đài Loan
siết chặt chính sách nhập cảnh hơn mà còn làm Việt Nam “mất điểm” trong mặt bạn

bè thế giới. Những người cư trú trái phép như vậy sẽ không được tiếp tục ở lại nước
sở tại, vậy những trường hợp này nên được giải quyết như thế nào?
Bên cạnh đó, nhờ các chính sách mở cửa, khuyến khích người nước ngồi đến
du lịch, lao động, đầu tư tại Việt Nam mà số lượng người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam đang ngày càng tăng cao. Bên cạnh các lợi ích về kinh tế, văn hóa, xã hội mà
người nước ngồi mang lại, Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng người nước
ngoài vi phạm pháp luật, diễn biến theo chiều hướng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh
vi. Và theo pháp luật Việt Nam, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của hành vi, người
nước ngồi có thể sẽ bị trục xuất. Vấn đề cần đặt ra lúc này là giải quyết các hậu quả
1

Tờ trình Dự án Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
[ />Index=2&TaiLieuID=3313] (truy cập ngày 01/3/2019).

1


pháp lý xảy ra sau khi có quyết định trục xuất: những người này sẽ đi về đâu, được
đưa đi như thế nào, quốc gia nào sẽ chi trả các chi phí liên quan đến những người này?
Khơng chỉ vậy, trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập kinh tế, tình hình tội
phạm xun quốc gia trong số đó có tội phạm bn bán người đang diễn biến vơ cùng
phức tạp. Điển hình như ở Việt Nam, “theo số liệu của Ban chỉ đạo 138/CP, trong
giai đoạn 2008 đến hết 2016 cả nûớc đã phát hiện 3.897 vụ mua bán ngûời, với
6.188 đối tûợng, lừa bán 8.366 nạn nhân, trong đó trên 85% là phụ nữ và trẻ em
gái”2. Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và xử lý tội phạm buôn bán
người, Nhà nước cần tính đến việc giải quyết các hậu quả tiêu cực do loại tội phạm
này gây ra. Cụ thể, cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân đã
bị bn bán ra nước ngồi? Thiết nghĩ, khi phát hiện ra cơng dân nước mình đang
sống ở nước ngồi do bị bn bán, quốc gia mà họ mang quốc tịch nên tìm cách đưa
họ trở về nước và hỗ trợ mọi mặt về chi phí, thủ tục, phương tiện để quá trình trở về

diễn ra nhanh chóng và hiệu quả .
Để giải quyết những vấn đề cấp thiết đã đề cập ở trên thì các quốc gia nên hợp
tác NTLCD của nhau. NTLCD là hoạt động mà ở đó NYCCG sẽ chuyển giao cơng
dân của NĐYCTN đang cư trú bất hợp pháp và đã bị NYCCG trục xuất. Nhận thức
được điều này, nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm cả Việt Nam đã tích cực ký kết
và gia nhập vào các ĐƯQT về vấn đề NTLCD hoặc các ĐƯQT có quy định về vấn
đề này. Bên cạnh đó Nhà nước cịn ban hành các cở sở pháp lý quốc gia để quy định
chi tiết về hoạt động NTLCD.
Tuy nhiên, về phương diện khoa học pháp lý, vấn đề NTLCD cịn khá mới mẻ
nên chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu tồn diện về vấn đề này. Hoạt động đàm
phán, ký kết ĐƯQT về vấn đề NTLCD và hoạt động NTLCD trên thực tế ở Việt Nam
cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Vì vậy, để hoạt động NTLCD được tiến hành
thuận lợi và hiệu quả hơn thì việc nghiên cứu tồn diện về mặt lý luận, cơ sở pháp lý
và thực tiễn của hoạt động NTLCD tại Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết. Chính
Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, Tổ chức Di cư quốc tế (2016), Hồ sơ Di cư Việt Nam năm 2016, tr.12
[ ]
(truy cập ngày 01/3/2019).
2

2


vì vậy, chúng tơi chọn đề tài “Nhận trở lại công dân trong luật quốc tế và thực tiễn
nhận trở lại công dân của Việt Nam” để làm đề tài khố luận tốt nghiệp Cử nhân Luật
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1 Cơng trình nghiên cứu bằng tiếng nước ngồi
Return handbook3 do Uỷ ban Châu Âu ban hành với mục tiêu là cung cấp các
hướng dẫn cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ liên quan đến việc NTLCD
của nước thứ ba cư trú bất hợp pháp. Cuốn cẩm nang này không tạo ra bất kỳ nghĩa

vụ ràng buộc pháp lý nào đối với các quốc gia thành viên và nó khơng thiết lập các
quyền và nghĩa vụ mới. Nội dung của cuốn Return handbook chủ yếu liên quan đến
tiêu chuẩn, thủ tục NTLCD của nước thứ ba cư trú bất hợp pháp tại các quốc gia thành
viên và dựa trên các cơ sở pháp lý của Liên minh châu Âu điều chỉnh về vấn đề này
(chủ yếu là Chỉ thị 2008/115/EC). Tuy nhiên, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội,
cũng như chính sách của mỗi quốc gia về vấn đề nhận trở lại người cư trú bất hợp
pháp mà các ĐƯQT về vấn đề này giữa cộng đồng EU với nước ngoài và giữa Việt
Nam với nước ngoài quy định tương đối khác nhau. Do đó, tài liệu này chỉ có ý nghĩa
trong việc hiểu đúng các quy định trong Điều ước về nhận trở lại những người cư trú
không hợp pháp giữa EU và các quốc gia, từ đó giúp chúng tơi đưa ra các giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động NTLCD của Việt Nam.
2.2 Cơng trình nghiên cứu bằng tiếng Việt
Ở Việt Nam, cho đến nay đã có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề NTLCD
được công bố trong sách chun khảo, khố luận, kỷ yếu hội thảo, tạp chí của một số
tác giả tiêu biểu như:
Nguyễn Thị Phương Thuý (2012), Chuyển giao người đang chấp hành án phạt
tù trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Luật,
Trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Vấn đề NTLCD được tác giả trình bày trong
tiểu mục 1.2.2 với các nội dung như: khái niệm NTLCD trên phương diện pháp lý;

3

Return handbook (2017), The European Commission
[ (truy cập ngày 01/3/2019).

3


những điểm khác biệt giữa NTLCD và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù
về căn cứ, đối tượng, mục đích. Với những nội dung trên, tác giả đã cung cấp cho

chúng ta một cái nhìn khái quát về các vấn đề lý luận cơ bản của NTLCD. Tuy nhiên,
tác giả trình bày các vấn đề lý luận cơ bản này với mục đích chính là phân biệt hai
hình thức hợp tác quốc tế: NTLCD và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù
chứ không đi sâu vào phân tích các vấn đề lý luận cũng như cơ sở pháp lý và hoạt
động thực tiễn của hoạt động NTLCD.
Ngô Hữu Phước (2014), Dẫn độ trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, NXB
Đại học Quốc gia. Vấn đề NTLCD được trình bày trong tiểu mục 1.2.2 - đặc điểm
của dẫn độ. Ở tiểu mục này, tác giả đã trình bày mục đích, khái niệm của hoạt động
NTLCD và phân biệt dẫn độ với NTLCD. Với các nội dung trên tác giả đã cung cấp
cho người đọc những kiến thức cơ bản về hoạt động NTLCD trong tương quan so
sánh với dẫn độ. Tuy nhiên, tác giả không đi sâu vào phân tích các vấn đề lý luận,
pháp lý của NTLCD và đánh giá thực tiễn thực hiện hoạt động này vì các nội dung
được đề cập ở trên được trình bày nhằm mục đích làm nổi bật đặc điểm của hoạt động
dẫn độ.
Ngô Hữu Phước, Lê Đức Phương (2016), Pháp luật quốc tế và Việt Nam về
chuyển giao người bị kết án phạt tù với vấn đề bảo đảm quyền con người, NXB Hồng
Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Hoạt động NTLCD được trình bày tại tiểu mục 1.1.4.5.
Tương tự như Khoá luận tốt nghiệp “Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù
trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, cuốn sách này cũng trình bày các nội
dung như mục đích của NTLCD, khái niệm NTLCD trên phương diện pháp lý; những
điểm khác biệt giữa NTLCD và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù. Các
tác giả không đi sâu vào phân tích các vấn đề lý luận; phân tích làm rõ cơ sở pháp lý
và trình bày, đánh giá thực tiễn thực hiện hoạt động NTLCD.
Ngô Hữu Phước (2018), “Những vấn đề lý luận cơ bản về nhận trở lại công dân
trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (03)/2018.
Khác với các cơng trình nghiên cứu đã đề cập ở trên, bài viết này của tác giả Ngô
Hữu Phước nghiên cứu độc lập về vấn đề NTLCD. Bài viết đã trình bày, phân tích

4



các vấn đề lý luận cơ bản về NTLCD như khái niệm, mục đích và cơ sở pháp lý quốc
tế; trình bày một cách tóm tắt thủ tục và thẩm quyền NTLCD; …Thông qua bài viết,
tác giả đã cung cấp cho người đọc các kiến thức cơ bản về hoạt động NTLCD một
cách sâu sắc và bao quát hơn so với các cơng trình trước. Tuy nhiên trong giới hạn
của một bài viết tạp chí, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề lý luận, một số
vấn đề về cơ sở pháp lý và thực tiễn thực hiện hoạt động NTLCD vẫn chưa được đào
sâu phân tích, trình bày.
Nguyễn Phượng An, Lê Minh Nhựt, “Vấn đề pháp lý về nhận trở lại công dân
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”, Kỷ yếu hội thảo khoa học về “Di cư của cơng dân Việt
Nam ra nước ngồi - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Do Khoa Luật Quốc tế
trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 20/01/2018 tại trường Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu của bài viết này chỉ giới hạn trong hoạt
động NTLCD giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Các tác giả trình bày khái quát về hoạt động
di cư của công dân Việt Nam sang Hoa Kỳ; phân tích các vấn đề pháp lý cơ bản của
hoạt động NTLCD giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; trình bày, phân tích một số bất cập cịn
tồn tại trong hiệp định NTLCD giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và đưa ra một số giải pháp.
Mặc dù bài viết đã chú trọng trình bày, đánh giá hoạt động thực tiễn hơn so với các
cơng trình trước nhưng việc chỉ mới dừng lại nghiên cứu hoạt động NTLCD giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ đã khiến bài viết thiếu tính bao quát.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu, làm rõ, hệ thống hóa các vấn đề lý luận, pháp lý; các quy
định cơ bản về NTLCD trong luật quốc tế và thực tiễn thực hiện hoạt động này giữa
Việt Nam với nước ngồi; chúng tơi đề xuất một số giải pháp với mục đích cuối cùng
là góp phần hồn thiện pháp luật về vấn đề NTLCD, nâng cao hiệu quả ký kết ĐƯQT
về NTLCD và thực hiện hoạt động này giữa Việt Nam với nước ngồi.
4. Đối tượng nghiên cứu của khố luận
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của khố luận, chúng tơi xác định đối tượng
nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý luận, pháp lý; các quy định cơ bản về
NTLCD và thực tiễn NTLCD giữa Việt Nam với nước ngoài.


5


5. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn của một khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, chúng tôi xác định
phạm vi nghiên cứu của khóa luận này như sau:
Về pháp luật quốc tế, phạm vi nghiên cứu trọng tâm của khố luận là các ĐƯQT
có quy định về vấn đề NTLCD, đặc biệt là các hiệp định về NTLCD mà Việt Nam đã
ký kết và gia nhập từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay. Ngồi ra, khố luận còn
nghiên cứu một số ĐƯQT về vấn đề NTLCD mà Việt Nam không là một Bên ký kết
để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, pháp lý cơ bản của hoạt động NTLCD.
Về pháp luật Việt Nam, phạm vi nghiên cứu của khoá luận là các quy định liên
quan đến vấn đề NTLCD trong các nghị định, chỉ thị, quyết định do Chính phủ ban
hành và các thơng tư liên quan.
Về thực tiễn, phần lớn các số liệu thống kê được trình bày trong khố luận được
tổng hợp từ các Báo cáo của cơ quan nhà nước như: Báo cáo tổng kết công tác quản
lý xuất cảnh, nhập cảnh ở một số địa phương hoặc cả nước qua các năm của Phòng
Quản lý Xuất nhập cảnh, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an; Báo cáo tổng
quan về tình hình người Việt Nam di cư ra nước ngoài của Cục lãnh sự- Bộ Ngoại
giao,…
6. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê
Nin; quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước về hợp tác quốc tế trong thời kỳ
mới. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng nội dung nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi sẽ áp
dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp. Về cơ bản, chúng tơi sử dụng phương
pháp phân tích, tổng hợp, bình luận khi nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý và các
quy định cơ bản về NTLCD; phương pháp thống kê được sử dụng khi nghiên cứu
thực tiễn NTLCD tại Việt Nam; phương pháp tổng hợp, quy nạp được dùng để đưa
ra các kết luận, giải pháp. Các phương pháp được sử dụng đan xen, phối hợp trong

tồn khố luận, khơng có sự tách biệt.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6


Về phương diện lý luận, khố luận sẽ góp phần bổ sung và phát triển các vấn đề
lý luận, pháp lý về vấn đề NTLCD theo luật quốc tế và pháp luật Việt Nam; làm rõ,
hệ thống hoá các quy định cơ bản của hoạt động NTLCD.
Về phương diện thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của khoá luận đem đến
cái nhìn tổng thể về hoạt động NTLCD nên trong chừng mực góp phần hồn thiện cơ
sở pháp lý về vấn đề NTLCD; nâng cao hiệu quả đám phán, ký kết và thực hiện hoạt
động này trong thực tế. Đồng thời, khố luận cịn có thể là tài liệu tham khảo; cung
cấp thơng tin cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về pháp luật quốc tế của học sinh, sinh
viên, giảng viên, các nhà nghiên cứu và cán bộ, chuyên gia thực hiện hoạt động nhân
trở lại công dân trong thực tiễn.
8. Cấu trúc của khố luận
Ngồi lời cam đoan, danh mục từ viết tắt, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo, khoá luận được xây dựng thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về nhận trở lại công dân
Chương 2: Những quy định cơ bản về nhận trở lại công dân trong luật quốc tế
Chương 3: Thực tiễn nhận trở lại công dân của Việt Nam và một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ
NHẬN TRỞ LẠI CÔNG DÂN

1.1 Khái niệm nhận trở lại công dân
“NTLCD” hay “nhận trở lại” là những thuật ngữ được dùng để đặt tên và sử
dụng xuyên suốt nội dung của các ĐƯQT về vấn đề NTLCD. Tuy nhiên, đa số các
thoả thuận về vấn đề này không có điều khoản định nghĩa như thế nào là NTLCD dẫn
đến việc tiếp cận vấn đề này dễ nảy sinh những vướng mắc. Do đó cần tìm một định
nghĩa thích hợp, được nghiên cứu một cách toàn diện cả về góc độ pháp luật thực
định và khoa học pháp lý để sử dụng cho vấn đề này.
Về góc độ pháp luật thực định, theo quy định tại Điều 1 Hiệp định giữa Việt
Nam và Slovakia về NTLCD năm 2005: “Phù hợp với các quy định của Hiệp định
này, theo yêu cầu của một Bên ký kết, Bên ký kết kia NTLCD của mình nếu người
này khơng hoặc khơng cịn đáp ứng các quy định pháp luật về nhập cảnh hoặc cư trú
trên lãnh thổ của nước Bên ký kết yêu cầu”4. Và theo Điều 2.1.c, một trong số các
điều kiện để một người là đối tượng được nhận trở lại theo ĐƯQT trên là đã bị
NYCCG trục xuất bởi quyết định trục xuất có hiệu lực pháp lý. Mặc khác, tại Điều
2.1 Điều ước về nhận trở lại những người cư trú không hợp pháp giữa EU và Sri
Lanka cũng quy định: “Sri Lanka sẽ nhận lại, theo đơn yêu cầu của một Quốc gia
thành viên và khơng có các thủ tục khác ngoài những quy định trong Thỏa thuận này,
những người khơng hoặc khơng cịn đáp ứng đủ điều kiện bắt buộc để nhập cảnh,
hiện diện hoặc cư trú trên lãnh thổ của Quốc Gia Thành Viên yêu cầu miễn là nó được
chứng minh, hoặc có thể được thiết lập hợp lệ trên cơ sở chứng cứ khởi đầu được
cung cấp, rằng họ là công dân của Sri Lanka” 5. Chỉ thị 747-TTg được Thủ tướng
Điều 2.1 Hiệp định NTLCD giữa Việt Nam và Na Uy (2007); giữa Việt Nam và Thuỵ Điển (2008) cũng có
những quy định tương tự: Theo yêu cầu của một Bên ký kết, Bên ký kết kia sẽ nhận trở lại những người không
đáp ứng hoặc khơng cịn đáp ứng các u cầu pháp lý về nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ của Bên ký kết
yêu cầu, với điều kiện người đó đáp ứng một số yêu cầu theo Điều 2.1 của các Hiệp định trên.
5
Điều 2.1 Điều ước về nhận trở lại những người cư trú không hợp pháp giữa EU và Sri Lanka quy định: “Sri
Lanka shall readmit, upon application by a Member State and without further formalities other than those
provided for in this Agreement, all persons who do not, or who no longer, fulfil the conditions in force for
entry to, presence in, or residence on, the territory of the requesting Member State provided that it is proved,

or may be validly established on the basis of prima facie evidence furnished, that they are nationals of Sri
4

8


chính phủ ban hành ngày 15/11/1995 thì khơng sử dụng thuật ngữ NTLCD mà sử
dụng một thuật ngữ có nghĩa tương đương là “tiếp nhận cơng dân”. Theo lời nói đầu
và mục I quy định về điều kiện tiếp nhận cơng dân của Chỉ thị 747-TTg do Thủ tướng
chính phủ ban hành ngày 15/11/1995 thì “tiếp nhận cơng dân” là hoạt động tiếp nhận
công dân Việt Nam đã nhập cảnh nước ngồi nhưng khơng được nước ngồi cho phép
cư trú hoặc bị trục xuất về nước, họ là những người cịn giữ quốc tịch Việt Nam và
đồng thời khơng có quốc tịch nước khác, trước kia đã có nơi thường trú ở Việt Nam
và hiện nay được tổ chức kinh tế, xã hội hoặc cá nhân thường trú ở Việt Nam bảo
lãnh (trừ một số trường hợp cá biệt vì lý do nhân đạo). Như vậy, thông qua việc tiếp
cận các quy định về điều kiện chuyển giao, tiếp nhận công dân giữa các nước, chúng
tôi nhận thấy rằng, NTLCD là một hoạt động hợp tác giữa các nước - NYCCG và
NĐYCTN. Trong đó, NĐYCTN là nước có cơng dân thuộc đối tượng được nhận trở
lại, người được nhận trở lại đang có mặt trên lãnh thổ của NYCCG và đã nhận được
quyết định trục xuất của nước này. Người được nhận trở lại là công dân của NĐYCTN
không hoặc khơng cịn đáp ứng các quy định về nhập cảnh hoặc cư trú trên lãnh thổ
của NYCCG (vì vậy nếu tiếp tục ở lại nước này thì họ sẽ bị xem là cư trú bất hợp
pháp) và đã bị trục xuất về nước. Căn cứ để tiến hành hoạt động này là yêu cầu của
NYCCG đối với NĐYCTN. Và cơ sở pháp lý của hoạt động NTLCD là các ĐƯQT
mà các bên đã thống nhất với nhau, cơ sở pháp lý quốc gia hoặc dựa trên nguyên tắc
có đi có lại.
Về góc độ khoa học pháp lý, NTLCD là một vấn đề pháp lý cịn hết sức mới mẻ,
vì thế tồn tại rất ít quan điểm về vấn đề này. Tác giả Ngô Hữu Phước cho rằng:
“NTLCD là hoạt động hợp tác quốc tế giữa các nước (NYCCG và NĐYCTN), theo
đó NYCCG sẽ chuyển giao cơng dân của NĐYCTN đang cư trú bất hợp pháp và đã


Lanka” [dịch: Sri Lanka sẽ nhận lại, theo đơn yêu cầu của một Quốc gia thành viên và và khơng có các thủ
tục khác ngoài những quy định trong Thỏa thuận này, tất cả họ những người khơng hoặc khơng cịn đáp ứng
đủ điều kiện bắt buộc để nhập cảnh, hiện diện hoặc cư trú trên lãnh thổ của Quốc Gia Thành Viên yêu cầu
miễn là nó được chứng minh, hoặc có thể được thiết lập hợp lệ trên cơ sở chứng cứ khởi đầu được cung cấp,
rằng họ là công dân của Sri Lanka] và Điều 4.1 cũng có quy định tương tự về nghĩa vụ nhận trở lại của các
quốc gia thành viên trong liên minh châu Âu.
Điều 2.1 và Điều 4.1 Điều ước về nhận trở lại những người cư trú khơng hợp pháp giữa EU và Liên bang
Nga cũng có quy định tương tự.

9


bị nước này trục xuất về NĐYCTN”6. Tác giả Ngô Hữu Phước và Lê Đức Phương
cũng đưa ra định nghĩa tương tự: “Về phương diện pháp lý quốc tế, có thể hiểu
NTLCD là hành vi của một nước tiếp nhận những công dân đã nhập cảnh và cư trú
bất hợp pháp trên lãnh thổ nước khác về lại nước mình. Hay nói cách khác, NTLCD
là một hình thức hợp pháp quốc tế, theo đó nước nhận chuyển giao sẽ tiếp nhận về lại
cơng dân của mình đã nhập cảnh và cư trú bất hợp pháp trên lãnh thổ nước chuyển
giao”7 Tác giả Nguyễn Thị Phương Thuý thì cho rằng: “Xét trên phương diện pháp
lý quốc tế, NTLCD có thể được hiểu là hành vi của một nước tiếp nhận trở lại những
cơng dân của mình – những người đã nhập cảnh và cư trú bất hợp pháp trên lãnh thổ
của một quốc gia khác”8. Các định nghĩa này thống nhất với nhau và tương đối đầy
đủ khi xác định được bản chất của NTLCD (là hoạt động hợp tác quốc tế), chủ thể
thực hiện và đối tượng được nhận trở lại là ai? Tuy nhiên, theo chúng tôi, cần bổ sung
vào định nghĩa NTLCD căn cứ phát sinh hoạt động nhận trở lại cũng như cơ sở pháp
lý thực hiện hoạt động này để định nghĩa phản ánh đầy đủ các đặc trưng của hoạt
động NTLCD.
Từ những lập luận và phân tích trên, chúng tơi cho rằng: NTLCD là hoạt động
hợp tác quốc tế giữa các nước (NYCCG và NĐYCTN), theo đó NYCCG sẽ chuyển

giao cơng dân của NĐYCTN đang cư trú bất hợp pháp và đã bị nước này ra quyết
định trục xuất về NĐYCTN theo yêu cầu của NYCCG phù hợp với ĐƯQT mà các
nước đã ký kết, cơ sở pháp lý quốc gia hoặc trên tinh thần của nguyên tắc có đi có
lại. Khái niệm này sẽ được phân tích, làm rõ ở tiểu mục 1.2 – Đặc điểm của NTLCD.
1.2 Đặc điểm của nhận trở lại cơng dân
Nghiên cứu các ĐƯQT về NTLCD, chúng tơi có thể rút ra một số đặc điểm của
hoạt động này như sau:

Ngô Hữu Phước (2018), “Những vấn đề lý luận cơ bản về nhận trở lại công dân trong luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (03)/2018, tr.62.
7
Ngô Hữu Phước, Lê Đức Phương (2016), Pháp luật quốc tế và Việt Nam về chuyển giao người bị kết án
phạt tù với vấn đề bảo đảm quyền con người, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.37.
8
Nguyễn Thị Phương Thuý (2012), Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù trong pháp luật quốc tế
và pháp luật Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường đại học Luật tp. Hồ Chí Minh, tr.22.
6

10


Một là, đối tượng của NTLCD là công dân của NĐYCTN khơng hoặc khơng
cịn đáp ứng các quy định về nhập cảnh hoặc cư trú trên lãnh thổ của NYCCG (tức
cư trú bất hợp pháp) và bị NYCCG trục xuất9; bao gồm cả trường hợp công dân của
NĐYCTN vi phạm pháp luật NYCCG ở mức độ nghiêm trọng nên bị trục xuất, do
đó khơng được quyền hiện diện tại lãnh thổ quốc gia này nữa, nếu tiếp tục ở lại sẽ bị
xem là cư trú bất hợp pháp. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng để phân
biệt NTLCD với các hình thức hợp tác quốc tế khác. Cụ thể, đối tượng của dẫn độ là
những người đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc đã bị kết án bằng bản án đã có hiệu
lực pháp luật và đang có mặt trên lãnh thổ của một nước khác nước mà người này đã

thực hiện hành vi phạm tội hoặc bị kết án10; đối tượng của chuyển giao người đang
chấp hành án phạt tù là người phạm tội đã bị Toà án của NYCCG kết án tù và đang
chấp hành án phạt tù tại nước này11; trong khi đó “đối tượng của hồi hương lại là
những người đang cư trú hợp pháp trên lãnh thổ nước sở tại”12.
Hai là, NTLCD là hoạt động hợp tác quốc tế giữa các quốc gia nhưng mang
tính bắt buộc, cưỡng bức đối với đối tượng bị áp dụng (người được nhận trở lại). Có
thể khẳng định NTLCD là hoạt động hợp tác quốc tế vì trong hoạt động này ln tồn
tại hai chủ thể cơ bản là NYCCG và NĐYCTN. Chủ thể của hoạt động NTLCD có
thể là một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt như: Hồng Kơng,
Ma Cao13,... Bên cạnh đó, tính hợp tác quốc tế được thể hiện qua việc NTLCD được
thực hiện trên cơ sở các ĐƯQT mà các quốc gia đã thống nhất với nhau. Tính hợp
tác cịn được thể hiện rõ trong q trình chuyển giao cơng dân từ NYCCG sang
NĐYCTN: NYCCG sẽ hỗ trợ mọi chi phí cho việc vận chuyển người được nhận trở
Vấn đề này được quy định tại các Hiệp định về NTLCD mà Việt Nam đã ký kết với các nước như: Thụy
Điển (năm 2008) tại Điều 2.1; Na uy (2007) tại Điều 2.1; Slovakia (năm 2005) tại Điều 1 và Điều 2.1; Hoa
Kỳ (năm 2008) tại Điều 2.1; Anh và Bắc Ai- len (2004) tại Điều 3.1.1 và 3.2.1.
10
Vấn đề này được quy định tại Điều 32.1 Luật Tương trợ tư pháp 2007 và các Hiệp định về dẫn độ mà Việt
Nam đã ký kết với các nước như: Hàn Quốc (năm 2005) tại Điều 1; Hungary (năm 2017) tại Điều 1.
11
Vấn đề này được quy định tại Điều 49.1 Luật Tương trợ tư pháp 2007 và các Hiệp định về chuyển giao
người bị kết án phạt tù mà Việt Nam đã ký kết với các nước như: Australia (năm 2008) tại Điều 4; Thái Lan
(năm 2010) tại Điều 4.
12
Ngô Hữu Phước, tlđd (6), tr.68.
13
Trên thực tế, các chủ thể này cũng đã ký kết các ĐƯQT về vấn đề NTLCD như: Thỏa thuận giữa Cộng
đồng Châu Âu và Chính phủ Đặc khu hành chính Hồng Kơng của Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa về việc
tiếp nhận người cư trú mà không được phép; Thỏa thuận giữa Cộng đồng Châu Âu và Khu hành chính đặc
biệt Macao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc tiếp nhận người cư trú mà không được phép .

9

11


lại; cung cấp các giấy tờ, bằng chứng để suy đoán quốc tịch; tổ chức việc chuyển giao
đối tượng. Ngược lại, NĐYCTN hỗ trợ hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết để tiếp
nhận đối tượng14.
Tuy nhiên, NTLCD mang tính bắt buộc, cưỡng bức đối với người được nhận
trở lại do các quốc gia hữu quan đã thoả thuận vấn đề này từ trước và được thể hiện
thông qua các ĐƯQT về vấn đề NTLCD. Bất kỳ người nào thuộc đối tượng điều
chỉnh của các ĐƯQT này đều phải trở về nước mình là cơng dân bất kể họ có muốn
hay khơng. Đặc điểm này của NTLCD giống với hoạt động dẫn độ vì cả hai hình thức
hợp tác quốc tế này đều được thực hiện dựa trên cơ sở các ĐƯQT đã được ký kết
giữa các nước hữu quan15. Trong khi đó chuyển giao người đang chấp hành hình phạt
tù và hồi hương lại mang tính tự nguyện, do người được chuyển giao16 và người hồi
hương quyết định17.
Ba là, mục đích chính của hoạt động NTLCD18 là (i) hỗ trợ đưa người di cư bất
hợp pháp, nạn nhân của tội phạm buôn bán người trở về nước mà mình mang quốc
tịch, thơng qua đó ngăn ngừa tình trạng di cư bất hợp pháp và đấu tranh chống lại tội
phạm buôn bán người; (ii) bảo vệ quyền di chuyển cá nhân nói riêng, quyền con người
nói chung và tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia; (iii) giúp
quyết định trục xuất của NYCCG được thi hành trên thực tế. Mục đính của hoạt động
NTLCD chính là một trong những đặc điểm để phân biệt hoạt động này với các hình
thức hợp tác quốc tế khác. Nếu hoạt động chuyển giao người đang chấp hành án phạt
tù xuất phát từ mục đích nhân đạo, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người bị kết án
tái hịa nhập xã hội19 thì dẫn độ nhằm mục đích để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
thi hành án đối với người người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự20

Xem thêm tại Chương 2

Ngơ Hữu Phước (2014), Dẫn độ trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, tr.31.
16
Vấn đề này được quy định tại điểm g Điều 50.1 Luật Tương trợ tư pháp 2007 và các Hiệp định về chuyển
giao người bị kết án phạt tù mà Việt Nam đã ký kết với các nước như: Australia (năm 2008) tại Điều 4; Thái
Lan (năm 2010) tại Điều 4.
17
Ngô Hữu Phước (2018), tlđd (6), tr.68.
18
Các mục đích của hoạt động NTLCD sẽ được phân tích cụ thể tại tiểu mục 1.3.1.
19
Vấn đề này được quy định tại Lời Nói Đầu của các Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù mà
Việt Nam đã ký kết với các nước như: Australia (năm 2008); Thái Lan (năm 2010).
20
Vấn đề này được quy định tại Điều 32.2 Luật Tương trợ tư pháp 2007.
14
15

12


và “hồi hương nhằm đáp ứng nguyện vọng, mong muốn của cá nhân người muốn
được hồi hương”21. Tuy nhiên, xét về mục đích, giữa các hình thức hợp tác quốc tế
này có một điểm chung đó là để phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị
giữa các quốc gia.
Bốn là, về căn cứ thực hiện, NTLCD được thực hiện dựa trên yêu cầu của
NYCCG và sự chấp thuận của NĐYCTN. Trong khi đó, căn cứ để thực hiện việc
chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù dựa trên “một trong những yêu cầu của:
nước chuyển giao; nước nhận chuyển giao; người đang chấp hành án phạt tù (hoặc
nhân thân của họ). Các yêu cầu này được coi là điều kiện cần để xem xét việc thực
thi chuyển giao. Nhưng để việc chuyển giao được thực thi trên thực tế thì điều kiện

đủ là phải có sự đồng thuận của cả ba bên: nước chuyển giao; nước nhận chuyển giao;
người đang chấp hành án phạt tù (hoặc người đại diện hợp pháp của họ)” 22. Mặc khác,
“dẫn độ lại được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của nước yêu cầu và sự chấp thuận của
nước được yêu cầu”23 và “hồi hương lại do chính người hồi hương quyết định và được
thực hiện khi nước mà người hồi hương trở về chấp nhận”24. Qua sự khác biệt này,
chúng tôi nhận thấy căn cứ thực hiện là một trong những đặc điểm không thể phủ
nhận của NTLCD.
Năm là, về cơ sở pháp lý, hoạt động NTLCD chỉ có thể được thực hiện trên cơ
sở ĐƯQT; pháp luật của quốc gia25. Một số hoạt động hợp tác quốc tế khác như dẫn
độ, chuyển giao người bị kết án phạt tù cũng chỉ có thể được thực hiện trên các cơ sở
pháp lý này. Theo đó, nếu yêu cầu NTLCD phù hợp với pháp luật quốc gia và ĐƯQT
mà quốc gia là thành viên thì NĐYCTN phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình theo các cơ sở pháp lý này. Nếu không thực hiện sẽ bị coi là vi phạm pháp luật
quốc tế vì đã có hành vi từ chối thực hiện một nghĩa vụ pháp lý đã được xác lập trong
ĐƯQT mà mình là thành viên.
Ngơ Hữu Phước (2018), tlđd (6), tr.68.
Nguyễn Thị Phương Thuý (2012), tlđd (8), tr.14.
23
Nguyễn Thị Phương Thuý (2012), tlđd (8), tr.25.
24
Ngô Hữu Phước (2018), tlđd (6), tr.68.
25
Xem thêm quy định tại các Hiệp định về NTLCD mà Việt Nam đã ký kết với các nước như: Hoa Kỳ
(2008) tại Điều 1.1; Thụy Điển (năm 2008) tại Điều 3.1; Na Uy (2007) tại Điều 3.1; Slovakia (năm 2005) tại
Điều 3.1.
21
22

13



Tuy nhiên, trong trường hợp không tồn tại ĐƯQT và nội luật về vấn đề NTLCD
thì phải giải quyết hậu quả pháp lý cho những người bị trục xuất như thế nào? Trong
thực tế, các quốc gia có thể áp dụng ngun tắc “có đi có lại” và thơng qua con đường
ngoại giao để đưa công dân bị trục xuất về nước. Chẳng hạn, theo Chỉ thị 747-TTg
do Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 15/11/1995 cũng có quy định rõ: “Nếu số
lượng người tiếp nhận trở về ít, khơng thành đợt và khơng có vấn đề phức tạp thì
khơng cần đàm phán, ký kết Hiệp định hoặc Thoả thuận riêng biệt mà chỉ cần 2 bên
hợp tác giải quyết: Phía nước ngồi gửi u cầu và các thơng tin nhân sự cần thiết, ta
xác minh trả lời (đồng ý hay từ chối tiếp nhận), hai bên làm các thủ tục giao nhận”.
Giữa Việt Nam và Hồng Kông tuy chưa có hiệp định về NTLCD nhưng hoạt động
chuyển giao - tiếp nhận công dân bị trục xuất vẫn được tiến hành nhờ vào hoạt động
ngoại giao (phối hợp thực hiện giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai nước)26.
Như vậy, NTLCD có năm đặc điểm sau: (i) xét về mặt đối tượng áp dụng, đối
tượng của NTLCD là công dân của NĐYCTN, họ cư trú bất hợp pháp trên lãnh thổ
của NYCCG và đã bị trục xuất; (ii) Bản chất của NTLCD là một hoạt động hợp tác
quốc tế giữa các quốc gia nhưng mang tính bắt buộc, cưỡng bức đối với đối tượng bị
áp dụng; (iii) Hoạt động NTLCD có ba mục đích là hỗ trợ đưa người di cư bất hợp
pháp, nạn nhân của tội phạm buôn bán người trở về nước mà mình mang quốc tịch,
thơng qua đó ngăn ngừa tình trạng di cư bất hợp pháp và đấu tranh chống lại tội phạm
buôn bán người; bảo vệ quyền di chuyển cá nhân nói riêng và quyền con người nói
chung và tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia; cuối cùng,
giúp quyết định trục xuất của NYCCG được thi hành trên thực tế; (iv) Xét về mặt căn
cứ thực hiện thì hoạt động NTLCD được thực hiện dựa trên yêu cầu của NYCCG và
chấp thuận của NĐYCTN; (iv) Căn cứ pháp lý để thực hiện hoạt động này là ĐƯQT;
cơ sở pháp lý quốc gia hoặc được thực hiện dựa trên nguyên tắc có đi - có lại. Đặc

Anh Tú, “NTLCD Việt Nam bị nước ngoài trục xuất”, [ />(truy cập ngày 03/4/2019).
26


14


điểm (iii) về mục đích của hoạt động NTLCD sẽ được phân tích cụ thể ở tiểu mục
tiếp theo.
1.3 Mục đích, ý nghĩa của nhận trở lại cơng dân
1.3.1 Mục đích của nhận trở lại cơng dân
Mục đích của hoạt động NTLCD được ghi nhận ở Lời nói đầu hoặc các điều
khoản cụ thể của các ĐƯQT về vấn đề NTLCD. Thông qua nghiên cứu ĐƯQT về
vấn đề này, chúng tơi nhận thấy các quốc gia NTLCD của nhau vì ba mục đích cơ
bản như sau:
Thứ nhất, NTLCD nhằm mục đích hỗ trợ người di cư bất hợp pháp và nạn nhân
của tội phạm buôn bán người được trở về quốc gia mình mang quốc tịch; thơng qua
đó giải quyết các hậu quả tiêu cực của tình trạng di cư bất hợp pháp và đấu tranh
chống lại các hoạt động mua bán người27.
Hiện nay, quan hệ hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng mở
rộng trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, phòng chống tội phạm, di cư,... Vì vậy, nhiều
quốc gia áp dụng các chính sách mở cửa nhằm tạo điều kiện cho cơng dân các nước
dễ dàng đi lại và cư trú. Lợi dụng các chính sách này, nhiều đối tượng cố tình nhập
cư bất hợp pháp dưới dạng du lịch, thăm người thân, lao động trái phép,…Hiện tượng
người nhập cư bất hợp pháp tăng cao đã kéo theo tỉ lệ tội phạm gia tăng (tội phạm về
cư trú, trộm cắp tài sản, lao động bất hợp pháp, lạm dụng tình dục…) làm ảnh hưởng
không nhỏ đến an ninh, trật tự và an tồn xã hội của quốc gia sở tại. Khơng chỉ vậy
những người nhập cư bất hợp pháp cũng phải đối mặt với nguy cơ bị buộc làm vợ bất
hợp pháp, bị cưỡng bức lao động hoặc lạm dụng tình dục mà không được pháp luật
bảo vệ do nhập cư trái phép. Để giải quyết thực trạng trên, các quốc gia cần trục xuất
những người di cư bất hợp pháp về nước họ mang quốc tịch.
Lời nói đầu của Hiệp định NTLCD giữa Việt Nam và Na Uy (2007) quy định việc ký kết Hiệp định này là
vì “nhận thức nhu cầu đấu tranh chống di cư bất hợp pháp”; Lời Nói đầu của Hiệp định NTLCD giữa Việt
Nam và Thuỵ Điển (2008) cũng có quy định tương tự; Lời Nói đầu của Hiệp định NTLCD giữa Việt Nam và

Slovakia (2005) quy định mục đích của việc ký kết Hiệp định này là “Cố gắng ngăn ngừa tình trạng di cư
bất hợp pháp”; hoặc tại Điều 2.1 Bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và
Bắc Ai-len về các vấn đề di cư (2004) cũng thể hiện rõ mục đích của Bản ghi nhớ này là “Cải thiện quá trình
di cư hợp pháp…; Đấu tranh có hiệu quả chống nhập cư bất hợp pháp; Đấu tranh có hiệu quả chống các
hoạt động của những tổ chức, cá nhân tham gia vào việc buôn bán người…”.
27

15


Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, tình hình tội phạm buôn bán người đang
diễn biết vô cùng phức tạp. “Theo số liệu từ Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm của
Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP), từ tháng 11-2015 đến tháng 5-2018, cả nước xảy
ra 868 vụ mua bán người với 1.140 đối tượng lừa bán 2.355 nạn nhân. Như vậy, trung
bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 900 người bị mua bán (trong đó, chiếm 92% là
phụ nữ, trẻ em)”28. Tội phạm buôn bán người không chỉ xâm phạm nghiêm trọng
quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm của con người mà còn
làm ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội của các quốc gia. Để
giúp nạn nhân của tội phạm buôn bán người khôi phục quyền lợi hợp pháp của mình
và được trở về với gia đình, các quốc gia cần hỗ trợ NTLCD bị bn bán ra nước
ngồi.
Hơn nữa, thơng qua việc giải quyết hậu quả tiêu cực của tình trạng di cư bất hợp
pháp và nạn buôn người như đã để cập ở trên, NTLCD đã góp phần khơng nhỏ cho
cơng tác ngăn ngừa nạn di cư bất hợp pháp, phong trào đấu tranh phòng chống tội
phạm, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội của quốc gia sở tại.
Thứ hai, NTLCD giúp phát triển quan hệ hợp tác giữa các nước, bảo đảm việc
thực hiện tốt hơn các quy định về di chuyển của cá nhân29. Quyền di chuyển của cá
nhân hay cụ thể hơn là quyền di cư30 là một quyền cơ bản của con người; được thực
hiện trong khuôn khổ tôn trọng chủ quyền, an ninh, trật tự xã hội của các quốc gia và
đã được quy định cụ thể trong các văn kiện quan trọng của thế giới về nhân quyền31.

Phúc Quân, “Ngăn chặn tội phạm mua bán người”, Báo Nhân Dân điện tử,
[ (truy cập ngày
05/3/2019).
29
Lời Nói đầu của Hiệp định NTLCD giữa Việt Nam và Na Uy (2007) quy định việc ký kết Hiệp định này
với mong muốn “phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước nhằm bảo đảm việc thực hiện tốt hơn các
quy định về di chuyển của cá nhân”; Lời Nói đầu của Hiệp định NTLCD giữa Việt Nam và Thuỵ Điển
(2008) cũng có quy định tương tự; Lời Nói đầu của Hiệp định NTLCD giữa Việt Nam và Slovakia (2005)
quy định mục đích của việc ký kết Hiệp định này là “Mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai
nước”; hoặc tại Lời Nói đầu của Hiệp định NTLCD giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (2008) cũng thể hiện rõ mục
đích của Hiệp định này là “Với nguyện vọng phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia…”
30
Khái niệm di cư (Migration) được Tổ chức di cư Thế giới (IMO) định nghĩa là “Sự di chuyển của một
người hay một nhóm người, kể cả qua một biên giới quốc tế hay trong một quốc gia. Là một sự di chuyển dân
số, bao gồm bất kể loại di chuyển nào của con người, bất kể độ dài, thành phần hay nguyên nhân; nó bao
gồm di cư của người tị nạn, người lánh nạn, người di cư kinh tế và những người di chuyển vì những mục đích
khác, trong đó có đồn tụ gia đình”
31
Điều 13 Tun Ngơn Quốc Tế Nhân Quyền (1948) ghi nhận “Ai cũng có quyền tự do đi lại và cư trú trong
quản hạt quốc gia. Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của mình, và có quyền hồi
28

16


Để quyền di chuyển cá nhân được đảm bảo thực thi trên thực tế, các quốc gia trên thế
giới có xu hướng hợp tác với nhau thông qua một số biện pháp như: tích cực chia sẻ
thơng tin; tạo điều kiện để việc xuất nhập cảnh an toàn, hợp pháp diễn ra thuận lợi.
Mặc khác, quyền di cư chỉ được bảo vệ tốt nhất khi các hậu quả tiêu cực của di cư
bất hợp pháp được đảm bảo giải quyết. Chính vì thế, các quốc gia hết sức quan tâm

đến vấn đề NTLCD. Bởi, thông qua kênh hợp tác này, các quốc gia có thể chịu trách
nhiệm với cơng dân đang cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài và đã bị trục xuất, giúp
bảo vệ quyền di chuyển cá nhân của những đối tượng này; đồng thời thể hiện sự tôn
trọng chủ quyền, an ninh, trật tự xã hội của NYCCG.
Thứ ba, NTLCD giúp thi hành quyết định, lệnh hay phán quyết trục xuất. Như
đã phân tích tại tiểu mục 1.1, NTLCD là hoạt động áp dụng đối với những người đang
cư trú bất hợp pháp và đã bị NYCCG ra quyết định trục xuất. Bị trục xuất đồng nghĩa
với việc người đó khơng có quyền được hiện diện trên lãnh thổ của NYCCG nữa.
Nếu đối tượng bị trục xuất có đủ điều kiện về kinh tế và pháp lý để nhập cảnh đến
một quốc gia bất kỳ thì họ sẽ nhanh chóng rời khỏi quốc gia đã trục xuất họ và quyết
định trục xuất sẽ được thực thi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu họ khơng thể
nhập cảnh đến một quốc gia khác thì quốc gia ban hành lệnh trục xuất cũng không
thể cưỡng ép họ rời khỏi lãnh thổ nước mình vì hành động này có thể làm tổn hại đến
quyền cơ bản của con người. Trong những trường hợp như vậy, NTLCD là giải pháp
hợp lý để đưa người bị trục xuất trở về quốc gia họ mang quốc tịch, thơng qua đó
giúp thi hành quyết định/ lệnh trục xuất.
1.3.2 Ý nghĩa của nhận trở lại công dân
NTLCD là một hoạt động mang lại nhiều ý nghĩa tích cực khơng chỉ đối với
NYCCG, NĐYCTN, đối tượng được nhận trở lại mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong
việc thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nước trên thế giới.

hương” Tương tự Điều 12 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1976) quy định “Mọi người
đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước minh; Không ai bị tước đoạt một cách tuỳ tiện
quyền được trở về nước mình”.

17


Thứ nhất, đối với NYCCG, NTLCD giúp bảo vệ an ninh, trật tự, an tồn xã hội,
sự ổn định chính trị cũng như giải quyết các gánh nặng về kinh tế, xã hội của quốc

gia này. Khi số lượng người nước ngoài cư trú gia tăng; hệ thống dịch vụ công cộng,
phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, môi trường,…của quốc gia sở tại bị ảnh hưởng nghiêm
trọng32 vì vừa phải đáp ứng nhu cầu của người bản địa và người nhập cư. Thêm vào
đó, người nhập cư và tội phạm là người nước ngoài cũng khiến nước sở tại và các
nước trong khu vực phải đối mặt với nhiều bất ổn xã hội như tình trạng bạo loạn, mất
trật tự xã hội, cư trú và lao động bất hợp pháp, xung đột ngơn ngữ, văn hố, sắc tộc,
tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội. Thực tế đã chứng minh luận điểm trên là
đúng, việc giải quyết khủng hoảng người nhập cư bất hợp pháp lớn chưa từng thấy từ
các nước Trung Đông và Bắc Phi đến Châu Âu đã dẫn đến nhiều bất đồng lớn trong
nội bộ của Liên minh Châu Âu cũng như giữa Liên minh Châu Âu với Thổ Nhĩ Kỳ cửa ngõ của người di cư từ Trung Đông qua Châu Âu từ năm 2014 đến nay. Do đó,
đối với các nước đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn do người nhập cư và tội
phạm nước ngoài gây ra, hợp tác để đưa những người di cư trái phép/ vi phạm pháp
luật đã bị trục xuất được coi là một trong những biện pháp hiệu quả, giúp bảo vệ an
ninh trật tự, an tồn xã hội, ổn định chính trị cũng như giải quyết các gánh nặng về
kinh tế, xã hội của quốc gia sở tại.
Thứ hai, đối với NĐYCTN, NTLCD giúp các quốc gia thực hiện nghĩa vụ bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân nước mình. Về ngun tắc, khi là cơng
dân của quốc gia thì phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa quốc gia và công dân33 và quốc
gia có nghĩa vụ đảm bảo quyền lợi chính đáng của cơng dân nước mình khi họ gặp
khó khăn khơng thể tự mình giải quyết ở nước ngồi34. Do đó, khi một người bị một
quốc gia trục xuất và không thể nhập cư đến một quốc gia nào khác thì nước mà người
này mang quốc tịch có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi của họ và giúp đỡ bằng cách hỗ trợ
đưa họ về lãnh thổ nước mình.

Ngơ Hữu Phước, tlđd (6), tr.63.
Điều 1 Luật quốc tịch Việt Nam 2008.
34
Điều 6 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 và Điều 17 Hiến pháp Việt Nam 2013.
32
33


18


Thứ ba, NTLCD khơng chỉ mang lại ý nghĩa tích cực đối với NYCCG và
NĐYCTN mà cịn mang tính nhân đạo đối với người được nhận trở lại. Bởi, đối tượng
được nhận trở lại thường là những người không hoặc khơng cịn đáp ứng các u cầu
pháp lý về nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ và đã bị trục xuất nên không được quyền
tiếp tục ở lại nước sở tại. Nếu vậy số phận của họ sẽ đi về đâu nếu bị trục xuất khỏi
một quốc gia nhưng cũng không đủ điều kiện về pháp lý, kinh tế để đi đến một quốc
gia khác? NTLCD thực sự là một giải pháp tốt nhất cho những người này vì không
chỉ tạo cơ sở pháp lý cho họ trở về quốc gia mình là cơng dân mà cịn giải quyết các
vấn đề về chi phí, tài sản cho họ. Cũng nhờ đó, người được nhận trở lại có cơ hội
được đồn tụ với gia đình và nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Tóm lại, NTLCD được các quốc gia thực hiện vì ba mục đích chính: (i) hỗ trợ
đưa người di cư bất hợp pháp, nạn nhân của tội phạm buôn bán người trở về nước mà
mình mang quốc tịch; (ii) bảo vệ quyền di chuyển cá nhân nói riêng và quyền con
người nói chung, tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia; (iii)
và cuối cùng giúp quyết định trục xuất của NYCCG được thi hành trên thực tế. Xuất
phát từ những mục đích tốt đẹp trên, NTLCD mang lại nhiều ý nghĩa tích cực đối với
NYCCG, NĐYCTN và đối tượng được nhận trở lại.
1.4 Nguyên tắc của nhận trở lại công dân
Về bản chất, NTLCD là một hoạt động hợp tác quốc tế giữa các chủ thể của luật
quốc tế. Vì vậy hoạt động này phải phù hợp với luật quốc tế và pháp luật quốc gia
trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế như nguyên tắc bình đẳng
chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau,
ngun tắc tơn trọng và tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta Sunt
Servanda). Bên cạnh đó, với những đặc điểm đặc thù của mình, NTLCD cịn tn
theo một số ngun tắc khác như nguyên tắc có đi có lại và nguyên tắc nhân đạo.
Những nguyên tắc này là những quy định cơ bản mang tính khn mẫu, được quy

định trong các ĐƯQT, pháp luật quốc gia và được thừa nhận, áp dụng rộng rãi trong
thực tiễn NTLCD.

19


×