Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SINH VIÊN. TỪ ĐÓ, LIÊN HỆ ĐẾN VIỆC RÈN LUYỆN PHÁT TRIỂN BẢN THÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.21 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


Mơn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh

TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SINH VIÊN. TỪ ĐÓ, LIÊN
HỆ ĐẾN VIỆC RÈN LUYỆN PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ
THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY


ĐIỂM SỐ

TIÊU CHÍ

NỘI DUNG

BỐ CỤC

TRÌNH BÀY

TỔNG

ĐIỂM

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

THỨ TỰ

NHIỆM VỤ

THỰC HIỆN

Ghi chú:
- Tỷ lệ % = 100%
- Trưởng nhóm: Nguyễn Hiếu Ngân

KẾT QUẢ

KÝ TÊN



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1

6. Kết cấu của tiểu luận

1

NỘI DUNG

3

Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sinh viên

3


1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của sinh viên

3

1.1.1. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, của dân tộc

3

1.1.2. Học sinh, sinh viên là nhân tố hàng đầu quyết định vận mệnh đất nước
sau này

4

1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng
sinh viên

5

1.2.1 Tầm quan trọng của việc giáo dục và đào tạo sinh viên

6

1.2.2 Mục đích của việc giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng sinh viên

7

1.2.3 Nội dung giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng sinh viên

8


1.2.4 Phương pháp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng sinh viên

11

Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đến việc rèn luyện phát triển bản
thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh

hiện nay.

12

2.1.

Khái niệm của phát triển bản thân

12

2.2.

Thực trạng sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí

Minh hiện nay

13

2.3.

Nguyên nhân


16

2.4.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để rèn luyện và phát triển bản thân của sinh

viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật

17

KẾT LUẬN

19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

20


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sinh viên là thể hệ tương lai của đất nước, đóng vai trị quan trọng trong sự phát
triển của nước nhà. Xu thể toàn câu hóa đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới bộ phận này.
Những giá trị đạo đức truyền thông, những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam
gần như đang bị phai nhạt trong đời sống sinh viên. Chính vì vậy, việc giáo dục, bôi
dưỡng đạo đức cho sinh viên đang trở thành một vấn đề cấp thiết hiện nay.
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng cho
sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nói riêng, vì vậy
chúng em quết định chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sinh viên. Từ đó, liên hệ
đến việc rèn luyện phát triển bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

TP.HCM hiện nay”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về việc rèn luyện phát triển bản thân
của sinh viên. Trên cơ sở đó vận dụng vào đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Tiểu luận đã áp dụng hai phương pháp nghiên cứu chính đó là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận khoa học để nghiên cứu, học
tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phương pháp cụ thể: Đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin mà vận
dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và miêu tả, phân tích và tổng
hợp, các phương pháp .Tra cứu tài liệu và Internet, tổng hợp và chọn lọc lại thơng tin,
phân tích, nghiên cứu và từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá.Vận dụng quan điểm tồn
diện và hệ thống, kết hợp khái qt và mơ tả, phân tích, tổng hợp.
4. Kết cấu tiểu luận:
-

Phần mở đầu.

-

Phần nội dung:
+ Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sinh viên
1


+ Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đến việc rèn luyện phát triển
bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành Phố


-

Phần kết luận.

-

Tài liệu tham khảo.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SINH VIÊN
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của sinh viên
1.1.1 Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, của dân tộc.
Nhân dịp Tết độc lập đầu tiên, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Bác
viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân
của xã hội…”. Tuổi trẻ thường ơm ấp những lý tưởng, hồi bão lớn lao trong mình và
ln ln làm việc rất nhiệt huyết để đạt được thành công. Như những cánh chim, tuổi trẻ
muốn được thử sức với trời cao, biển rộng… Những ước mơ, khát vọng tốt đẹp nảy sinh
và trở thành động lực thúc đẩy hành động để đạt tới mục đích cuối cùng cũng đều bắt đầu
từ tuổi trẻ. Với tuổi trẻ, mọi khó khan-đều khơng đáng ngại. Ngược lại, khó khăn được coi
như là những thử thách cần thiết cho ý chí, nghị lực và sáng tạo. Con người muốn tạo
dựng sự nghiệp cho mình phải bắt đầu từ tuổi trẻ là tuổi dám nghĩ, dám làm và có nhiều
điều kiện thuận lợi để thực hiện những ước mơ. Ở xã hội nào, tuổi trẻ cũng là lực lượng
xung kích trong cơng cuộc dựng nước và giữ nước. Trên đồng ruộng, trong xưởng máy và
các lĩnh vực khoa học kĩ thuật… tuổi trẻ giữ vai trò quan trọng sản xuất ra của cải vật chất
phục vụ đời sống. Nơi biên giới, hải đảo xa xôi, các chiến sĩ trẻ ngày đêm nắm chắc tay
súng, bảo vệ biển trời Tổ quốc. Khắp nơi trên đất nước này, đâu đâu cũng có lực lượng
thanh niên làm nịng cốt, làm đội quân tiên phong.


Xuất phát từ quy luật vận động của xã hội lồi người, Hồ Chí Minh khẳng định
tuổi trẻ không những là người kế tục các thế hệ trước, mà còn là tương lai của đất
nước, của dân tộc. Người đã ví tuổi trẻ như mùa xuân, bắt đầu của một năm. Năm
1946, trong thư gửi học sinh, Hồ Chí Minh viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một
đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Câu nói trên thể hiện vai trò
quan trọng của tuổi trẻ đối với sự phát triển của xã hội.
Tuổi trẻ Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, căm thù sâu sắc. Trong lao
động, tuổi trẻ Việt Nam vốn cần cù, sáng tạo, và tinh thần vì tập thể, đặt lợi ích của tập thể
lên trên tất cả. Trong đấu tranh cách mạng, tuổi trẻ Việt Nam luôn luôn nêu cao tinh thần
bất khuất trên chiến trường, hay trong nhà tù của địch. Không bao giờ tuổi trẻ Việt Nam
hàng phục kẻ thù của mình dù đầu có phải rơi, thân có phải chịu nhiều cực hình đau đớn.
Chị Nguyễn Thị Minh Khai, chị Võ Thị Sáu, Lê Vũ Lương, Lê Thị Hồng Gấm,
3


anh Nguyễn Văn Trỗi và những anh chị khác đã hi sinh vì mùa xuân của xã hội. Trước
cái chết, các anh chị chẳng hề run sợ, vẫn cài hoa lên mái tóc của mình như chị Võ Thị
Sáu vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu tố cáo tội ác của bọn xâm lươc tay sai, như anh
Nguyễn Văn Trỗi - người cơng nhân thợ điện của thành phố Sài Gịn người con yêu
quý của đất nước. Các anh các chị ra đi khơng để lại gì cho riêng mình nhưng đã để lại
cho chúng ta sự nuối tiếc không nguôi và một quyết tâm trả thù mạnh mẽ. Các anh chị
khơng hề hối tiếc vì tuổi trẻ của các anh chị đã hiến dâng tuổi xuân cho cách mạng,
cho Tổ quốc, cho nhân dân. Trong kháng chiến chống Mĩ, tuổi trẻ Việt Nam đã nối
tiếp truyền thống của những người đi trước, quyết tâm quét sạch bọn xâm lược ra khỏi
đất nước thân u của mình, khơng để cho chúng một giây phút ngừng nghỉ, yên bình
trên mảnh đất chúng xâm lược, mảnh đất dù thấm máu đào của bào đồng chí thân u.
Hình tượng anh giải phóng qn là hình ảnh tượng trưng cho chủ nghĩa anh hùng cách
mạng Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
Tuổi trẻ chính là mùa xuân của quê hương, tổ quốc. Mỗi người chỉ có một tuổi xuân,

và chỉ có một lần để cống hiến sức sống của tuổi trẻ cho đất nước, khoảng thời gian tuổi
trẻ chính là lúc đẹp nhất để chúng ta góp sức lực tài năng của mình vào cơng cuộc phát
triển tổ quốc. Đất nước phát triển đến đâu chính là nhờ vào những thế hệ trẻ sau này. Vì
thế mỗi người trẻ hãy sống hết mình bằng việc đóng góp sức lực, trí tuệ vào việc phát triển
đất nước. Để mỗi người là một mùa xuân tươi trẻ góp nên mùa xuân của đất nước, góp
phần làm nên một đất nước giàu mạnh, và phát triển phồn thịnh.
1.1.2 Học sinh, sinh viên là nhân tố hàng đầu quyết định vận mệnh đất nước sau này.

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những lời thiết tha trong Thư gửi học sinh cả
nước nhân ngày khai trường (9/1945): “Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay
khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc
năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các em”.
Trong thư gửi các bạn thanh niên năm 1947, Người khẳng định: “Thanh niên là người
chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần
lớn là do các thanh niên”.
Sinh thời, Bác Hồ Chí Minh ln quan tâm chăm lo đến thế hệ học sinh, sinh
viên. Người thường xuyên thăm hỏi, động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên chăm
4


chỉ học tập và không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng để trở thành những người có
đức, có tài, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bác coi
học sinh, sinh viên là nhân tố hàng đầu, quyết định vận mệnh của đất nước sau này.
Tại Đại hội Sinh viên Việt Nam lần thứ hai, năm 1958, Bác nhấn mạnh: “Đối với
thanh niên trí thức như các cháu ở đây thì cần đặt lại câu hỏi: Học để làm gì? Học để
phục vụ ai?". Ngày 19-1-1959, tại Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên Lao động Việt
Nam, Bác chỉ rõ: "Nói chung thanh niên phải chuẩn bị làm người chủ nước nhà. Muốn
thế phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hóa..." và học "để phục vụ nhân dân,
xây dựng Tổ quốc”. Bác nhắc nhở học sinh, sinh viên Việt Nam rằng: “Làm nghề gì

cũng phải học” và mục đích của việc học là để “nâng cao năng lực làm cho kinh tế
phát triển, chiến đấu thắng lợi, đời sống nhân dân càng no ấm, vui tươi”. Điều đó có
nghĩa rằng, ngay cả đối với một bộ phận thanh niên không theo học đại học, cao đẳng,
thì việc học cũng ln là việc hết sức quan trọng. Học từ các lớp dạy nghề, học từ kinh
nghiệm cuộc sống, từ người đi trước, tự học… để nâng cao lối sống tích cực, trau dồi
kỹ năng nghề nghiệp, ứng dụng được kiến thức vào lao động sản xuất và làm ăn kinh
tế, làm giàu cho bản thân và xã hội. Bác cũng lưu ý rằng, để việc học tập thành công
và trở nên hữu ích thì học phải đi đơi với hành, lý thuyết phải đi cùng thực tiễn. Theo
Người, “chỉ biết lý thuyết mà khơng biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa",
"học lý luận cũng phải kết hợp với thực hành”. Vâng lời Bác dạy, thế hệ học sinh, sinh
viên Việt Nam ngày nay nhận thức sâu sắc rằng, nhiệm vụ của thanh niên trí thức thời
đại mới không chỉ là ra sức học tập để làm chủ tri thức, cơng nghệ mới, mà cịn phải
xác lập được cho mình lý tưởng đúng đắn. Những di huấn của Bác mãi là tình cảm, là
tư tưởng, là định hướng và là kim chỉ nam cho các thế hệ sinh viên Việt Nam luôn cố
gắng phấn đấu học tập, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước
nhà”. Một dân tộc muốn hồi sinh, phát triển là một dân tộc luôn coi trọng, đề cao, khai
thác và phát huy tối đa tiềm năng, tiềm lực của thế hệ trẻ; đồng thời luôn đi đôi với việc
quan tâm chăm lo, bồi dưỡng và tạo mọi cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất cho thế hệ trẻ,
đặc biệt là sinh viên được học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Quy luật của tự
nhiên là “Xuân qua, hè đến, thu về, đông tới rồi trở lại mùa xuân”. Nhưng quy luật của
cuộc sống con người, tuổi trẻ chỉ duy nhất có một lần ở một đời người. Bởi vậy, nếu
5


biết nắm chắc cơ hội này để siêng học, năng rèn, quyết tâm xây đời lập nghiệp thì tuổi
trẻ chúng ta sẽ có một tiền đồ tươi sáng. Ngược lại, xa rời chí hướng phấn đấu, biếng
học tập, lười rèn luyện, ngại tham gia công tác xã hội, thiếu bản lĩnh sống là thế hệ trẻ
không chỉ tự “đánh mất” tuổi thanh xuân đẹp nhất, sung sức nhất của cuộc đời, mà còn
làm tuột khỏi tầm tay một tương lai rực rỡ.

Một thế hệ giỏi giang, cần mẫm của ngày hơm nay chính là dấu hiệu cho tương
lai vững bền, tươi sáng của đất nước trong tương lai. Không chỉ vậy, thế giới không
ngừng phát triển, khoa học công nghệ đưa văn minh nhân loại đến những bước tiến
ngoài sức tưởng tượng, mà thế hệ trẻ lại là thế hệ có sức trẻ, có nhiệt huyết, thơng
minh và sáng tạo dễ dàng tiếp thu và đưa vào thực tiễn các tri thức mới. Bởi vậy, họ
chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Để phát huy sức trẻ, chúng ta, thế hệ học
sinh cần chăm chỉ học tập hơn nữa, khơng chỉ bồi đắp tri thức mà cịn rèn đạo đức,
luyện kĩ năng, để có đầy đủ cơng cụ cần thiết, sẵn sàng bước vào cuộc sống và cống
hiến. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần có các chính sách ưu tiên hơn nữa khuyến khích
việc học, phát triển tài năng…Thế hệ trẻ chính là tương lai đất nước, là cội rễ cho sự
phát triển của dân tộc. Là một học sinh, chúng ta cần không ngừng nỗ lực, cố gắng,
xây dựng cho bản thân một mục đích, mục tiêu rõ ràng, không ngừng phấn đấu để đạt
được những mục tiêu mình đã đề ra.
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác giáo dục, đào tạo và bồi
dưỡng sinh viên
1.2.1. Tầm quan trọng của việc giáo dục và đào tạo sinh viên
Để giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay, trước hết phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo
đức cho toàn xã hội, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Bởi nên chính vì thế, một thực tế không thể
phủ nhận là do thiếu sự giáo dục và tuyên truyền sâu rộng về đạo đức trong nhà trường,
nên có những biểu hiện của thế hệ trẻ về các giá trị đạo đức, có thể nói khơng đầy đủ,
thậm chí cịn sai lệch ở một số thành viên. Trong quá trình xây dựng đất nước nếu chúng
ta chỉ quan tâm đến q trình tăng trưởng kinh tế mà khơng chú ý đến việc giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống thì sự phát triển xã hội sẽ trở nên lệch lạc,
không bền vững. Để giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức
6


truyền thống Việt Nam, trước hết chúng ta phải coi trọng và quan tâm một cách thực
sự đến công tác tuyên truyền và giáo dục đạo đức cho toàn xã hội nhất là thế hệ trẻ.

Không những chúng ta phải làm tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức trong gia đình, nhà
trường, mà chúng ta cịn phải làm tốt giáo dục đạo đức ngoài xã hội. Giáo dục đạo đức
cho sinh viên nhằm phát huy hết khả năng sáng tạo, khả năng thích nghi tạo nên đội
ngũ cán bộ có đội ngũ và trình độ văn hóa cao thúc đẩy nhanh quá trình tiến lên xã hội
chủ nghĩa của nước ta.
1.2.2 Mục đích và tác dụng của việc giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng sinh viên
Mục đích hàng đầu là đào tạo cán bộ cho cách mạng. Trong thư gửi các thầy cô
giáo và học sinh dự bị đại học ở Thanh Hóa tháng 4-1952, Hồ Chí Minh viết: "Giáo
dục cần nhằm vào mục đích thật thà phụng sự nhân dân" . Nền giáo dục cách mạng
đào tạo con em những người lao động thành "những người công dân có ích cho nước
Việt Nam". Trường học là nơi đào tạo những người chủ tương lai của đất nước. Theo
Người, trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục
đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước
nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và
phong kiến. Đó là một nền giáo dục làm phát triển hồn tồn những năng lực sẵn có
của học sinh; là con đường làm cho con em chúng ta thành những trò giỏi, con ngoan,
bạn tốt, và mai sau là những công dân dũng cảm, cán bộ gương mẫu, người chủ xứng
đáng của chế độ xã hội chủ nghĩa. Với thanh niên, phải giáo dục họ "luôn luôn nâng
cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối
với cơng nơng, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao
cho. Thường xuyên giáo dục cán bộ trẻ, tiếp tục chăm sóc bồi dưỡng giáo dục họ để
"làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự Đảng, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và
nhân loại. Muốn đạt mục đích ấy phải giáo dục đạo đức "cần, kiệm, liêm, chính, chí
cơng vơ tư" cho họ".
Để đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh cho rằng, cần gột rửa nền giáo
dục thực dân phong kiến. Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục thực dân, đó là nền giáo
dục nhằm thực hiện chính sách ngu dân. Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp
7



(năm 1925), Hồ Chí Minh tố cáo: Để có thể đánh lừa dư luận bên Pháp và bóc lột dân
bản xứ một cách êm thấm, bọn cá mập của nền văn minh không những đầu độc nhân
dân An Nam bằng rượu và thuốc phiện, mà cịn thi hành một chính sách ngu dân triệt
để. Đó là nền giáo dục "nhồi sọ" làm hư hỏng các thế hệ trẻ Việt Nam. Người viết:
Trong mấy mươi năm nô lệ, đế quốc và phong kiến đã dùng giáo dục nô lệ để "nhồi
sọ" thanh niên ta, làm cho thanh niên ta hư hỏng. Hồ Chí Minh chủ trương, khi cách
mạng thành cơng sẽ thực hiện nền giáo dục cách mạng. Nhưng "Trước hết phải ra sức
tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân cịn sót lại, như: Thái độ thờ ơ đối
với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân; học để lấy bằng cấp,
dạy theo lối nhồi sọ".
- Mục đích giáo dục được xác định đúng đắn sẽ có tác dụng hết sức to lớn, cụ
thể như:
Giáo dục quy định tính chất của các thành tố khác của quá trình giáo dục tổng thể.
Giáo dục định hướng cho sự vận động của các thành tố đó của q trình giáo dục

tổng thể đạt được hiệu quả và chất lượng cao, không vận hành một cách chệch
hướng bằng cách thơng qua mục đích mà tự điều chỉnh sự vận động của mình.
Là cái chuẩn để đánh giá sản phẩm của quá trình giáo dục tổng thể.
Chính bởi vậy, việc xác định rõ ràng, đúng đắn và quán triệt mục đích giáo dục là
một vấn đề cơ bản của lý luận giáo dục và là một đòi hỏi bức thiết của giáo dục hiện
nay.
- Khi xác định mục tiêu giáo dục cần phải:
Phản ánh mô hình nhân cách đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội ở một
giai đoạn lịch sử nhất định.
Phản ánh được tính thời đại và tính dân tộc trong mơ hình nhân cách cần phải hình
thành.
Kế thừa những kinh nghiệm xây dựng và thực hiện mục đích giáo dục trước đây.
Tính tới hồn cảnh và điều kiện phát triển giáo dục của đất nước để xây dựng mục
đích giáo dục có tính khả thi và đạt hiệu quả tốt.

1.2.3 Nội dung giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng sinh viên
8


- Một là, giáo dục cho sinh viên nhận thức được vai trị của đạo đức Hồ Chí Minh
và quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao chí khí cách mạng cho tuổi trẻ.
Yêu cầu sinh viên phải lấy đạo đức làm gốc, làm nền tảng. Có đạo đức làm nền
tảng, sinh viên mới hoàn thành được nhiệm vụ học tập, tu dưỡng nhân cách để chuẩn
bị cho tương lai, để tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có đạo đức
gốc rễ nhưng cũng phải có thêm chí khí thì mới biến lý tưởng đó thành hiện thực được.
Chí khí mà Hồ Chí Minh yêu cầu giáo dục cho thế hệ trẻ không chỉ là chí khí chung
chung như "chí làm trai" trước đây cha ơng ta vẫn nói, mà là chí khí cách mạng. Đó là
trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt
qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
- Hai là, giáo dục cho sinh viên những phẩm chất đạo đức cơ bản
Giáo dục lòng yêu nước, thương dân: Theo Hồ Chí Minh, với sinh viên u
nước là việc gì có lợi cho Tổ quốc phải làm, “cái gì trái với quyền lợi của Tổ quốc,
chúng ta kiên quyết chống lại”. Hồ Chí Minh căn dặn thanh niên, sinh viên phải yêu
thương nhân dân, yêu thương con người.
Giáo dục phẩm chất “Cần, kiệm, liêm, chính”
Giáo dục phẩm chất Cần cho sinh viên trước hết là giáo dục tinh thần chăm chỉ trong
học tập và rèn luyện, nhưng chăm chỉ phải gắn phải gắn với siêng năng. Kiệm đối với
sinh viên là tiết kiệm mọi mặt trong đó có thời gian, tiền bạc và sức lực. Liêm đối với
sinh viên là ln có ý thức giữ gìn bảo vệ của cơng nơi mình học tập, ln trong sáng,
khơng tham gì ngồi ham học hành, nâng cao trình độ... để hồn thiện bản thân. Chính
đối với sinh viên là ngay thẳng, trung thực, thật thà.
Giáo dục phẩm chất “Đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”:
Đối với sinh viên, trong quá trình học tập cần nêu cao tinh thần đoàn kết với bạn bè,
giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện, giúp đỡ những bạn có hồn cảnh khó khăn,
cùng nhau phấn đấu để đạt mục tiêu trở thành người chủ tương lai vừa có đức, vừa có

tài.
Giáo dục phẩm chất “Yêu lao động, có ý thức tổ chức kỷ luật”: Tinh thần yêu lao
động của sinh viên là phải được thể hiện trong quá trình học tập, đó là sự chăm chỉ,
9


say mê, tận tâm, tận lực, có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo để trau dồi kiến thức, kỹ
năng tốt phục vụ cho q trình lao động ngồi xã hội.
- Ba là, giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho sinh viên.
Sinh viên trẻ bao giờ cũng có rất nhiều ước mơ, hồi bão, bao giờ cũng mang tâm
lý hướng tới cái cao đẹp trong cuộc sống và họ luôn luôn cần đến một điểm tựa tinh
thần vững chãi để có thể vượt qua được những khó khăn, thực hiện được ước mơ hồi
bão của mình. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục lý tưởng cho thanh niên. ở mỗi
một giai đoạn khác nhau của cách mạng Việt Nam, Người ln có những u cầu cụ
thể và cơ bản về việc giáo dục bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho tuổi trẻ. Hồ Chí
Minh đã ân cần khuyên nhủ thanh niên rằng: Chúng ta không một phút nào được quên
lý tưởng cao cả của mình là suốt đời phấn đấu cho Tổ quốc ta được hoàn toàn độc lập,
chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta. Khi nói về nhiệm vụ học tập của
thanh niên, Người viết: mục tiêu lý tưởng phấn đấu của sinh viên đó là học tập và học
để làm gì ? Người trả lời: "Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, học để làm
cho dân giàu, nước mạnh".
- Bốn là, giáo dục nâng cao trình độ chính trị, học vấn, khoa học, kỹ thuật và quân
sự. Hồ Chí Minh cho rằng, việc nâng cao trình độ chính trị, học vấn, khoa học, kỹ
thuật là điều kiện cơ bản để tuổi trẻ cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho
nhân dân và đây cũng là điều kiện để bảo đảm khả năng hoạt động thực tiễn của họ.
Trong khi thực hiện nội dung giáo dục này, Hồ Chí Minh rất chú trọng đến mối quan
hệ hữu cơ giữa các thành tố chính trị, học vấn, khoa học - kỹ thuật, lao động sản xuất
và qn sự. Chính Người đã giải thích, nếu khơng học tập, khơng có trình độ học vấn
khơng thể nào tiếp thu được chuyên môn nghiệp vụ. Nhưng nếu chỉ học tập văn hóa,
khoa học - kỹ thuật mà khơng học tập chính trị thì như người nhắm mắt mà đi.

- Năm là, giáo dục, bồi dưỡng nếp sống văn hóa, thể chất cho tuổi trẻ.
Hồ Chí Minh ln coi con người là nhân tố quyết định trong sự thành công của sự
nghiệp cách mạng, sự tiến bộ của xã hội. Người khẳng định, văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, phải giáo dục nếp sống, lối sống văn hóa cho thanh niên. Về giáo dục
thể chất, Người cho rằng, làm việc gì cũng phải có sức khỏe mới thành công. Người
viết: "Luyện tập thể dục bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước...
10


Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là
cả nước mạnh khỏe". Chính vì thế, Người rất quan tâm đến việc giáo dục về thể chất
và nếp sống văn hóa cho thế hệ trẻ.
1.2.4 Phương pháp giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng sinh viên.
- Kết hợp giữa học đi đôi với hành, nêu gương người tốt, việc tốt
Theo Hồ Chí Minh, học phải ln gắn bó hữu cơ, không tách rời hành, học để ứng
dụng vào thực tiễn đa dạng và phong phú. Để giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trước hết
cần gắn với hoạt động giảng dạy, thơng qua việc giảng dạy mơn học, trong đó mơn Tư
tưởng Hồ Chí Minh là nịng cốt. Bên cạnh việc dạy học trên lớp, giảng viên cần tổ
chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm để giáo dục sinh viên. Giáo dục đạo đức
Hồ Chí Minh cho sinh viên là q trình xây dựng đạo đức mới, do đó phải đấu tranh
loại trừ những biểu hiện đạo đức giả ra khỏi xã hội, thay vào đó là những tấm gương
đạo đức trong sáng của những con người mới xã hội chủ nghĩa. Thực hiện giáo dục
bằng việc nêu gương, bản thân mỗi thầy giáo, cô giáo phải là những tấm gương mẫu
mực về tu dưỡng, rèn luyện theo đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên noi theo.
- Kết hợp giữa xây dựng đạo đức mới và chống các biểu hiện phi đạo đức
Đối với sinh viên, “xây” là xây dựng, học tập, tu dưỡng, rèn luyện những phẩm
chất đạo đức tốt đẹp, xây dựng tập thể tốt, xây dựng tinh thần yêu Tổ quốc, yêu nhân
dân, xây dựng ý thức tổ chức, kỷ luật... “Chống” là chống lại những biểu hiện trái với
đạo đức như: lười biếng, giả dối, lãng phí, kiêu ngạo, vơ tổ chức, vơ kỷ luật, mất đồn
kết, chỉ lo cho lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến lợi ích tập thể, các biểu hiện vi

phạm nội quy của lớp, của trường, vi phạm pháp luật.
- Thông qua các phong trào thi đua do Đồn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức
Hồ Chí Minh cho rằng việc giáo dục sinh viên phải biết dựa vào tổ chức, tập thể.
Người chủ trương đưa thanh niên, sinh viên vào các tổ chức Đồn, Hội, thơng qua các
tổ chức mà giáo dục. Thông qua các phong trào thi đua, các cuộc vận động, các
chương trình hành động do Đồn, Hội tổ chức góp phần giáo dục lý tưởng cách mạng,
giáo dục đạo đức mới, lối sống mới cho sinh viên.

11


- Giáo dục phải phối hợp nhà trường - xã hội - gia đình.
Hồ Chí Minh khẳng định: Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cịn cần có sự
giáo dục ngồi xã hội, trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được
tốt hơn. Ngày 31-10-1955, khi miền Bắc đã giải phóng, Hồ Chí Minh viết: "Tơi cũng
mong các gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo dục và
khuyến khích con em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân

dân" . Các đồn thể là một yếu tố quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ, nhất là
Đồn thanh niên. Vì vậy, Hồ Chí Minh u cầu: Trường học, gia đình và đồn thể
thanh niên
- Thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục
Hồ Chí Minh dạy: Trong trường, cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò
cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thơng suốt, thì
hỏi, bàn cho thơng suốt. Dân chủ nhưng trị phải kính thầy, thầy phải q trị, chứ
khơng phải là "cá đối bằng đầu". Đồng thời thầy và trò cần giúp đỡ những anh chị em
phục vụ cho nhà trường. Các anh chị em nhân viên thì nên thi đua sao cho cơm lành
canh ngọt để cho học sinh ăn no, học tốt. "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần
phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết
thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các


cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hồn thành thắng lợi nhiệm vụ đó" .
- Sinh viên tự giáo dục, tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức
Phương pháp quan trọng nhất để rèn luyện đạo đức đối với mỗi sinh viên là “luôn
luôn biết sửa lỗi mình”, thơng qua “tự phê bình”, góp phần hình thành và phát triển
nhân cách cho sinh viên. Đối với mỗi sinh viên, việc tu dưỡng đạo đức phải được
thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn của bản thân: trong sinh hoạt, học tập, lao
động, trong thi đua; trong mối quan hệ từ hẹp đến rộng, từ nhỏ đến lớn…

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐẾN VIỆC RÈN
LUYỆN PHÁT TRIỂN BẢN THÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 2.1. Khái
niệm của phát triển bản thân
12


Phát triển bản thân là hoạt động nhằm nâng cao kiến thức và hình ảnh bản thân,
phát triển tài năng và khả năng, tích lũy tài sản và sự nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc
sống và làm sáng tỏ những ước mơ và hồi bão. Khái niệm này khơng chỉ dừng lại ở
phát triển bản thân mà nó cịn bao gồm các hoạt động chính thức và khơng chính thức
để phát triển người khác trong những vai trò như thầy giáo, hướng dẫn viên, tư vấn
viên, quản lý, huấn luyện viên. Nói cho cùng, phát triển bản thân diễn ra trong bối
cảnh thể chế, nó liên quan tới phương pháp, chương trình, cơng cụ, kỹ thuật và hệ
thống đánh giá nhằm hỗ trợ con người phát triển ở mức độ cá nhân trong các tổ chức.
Ở mức độ cá nhân, phát triển bản thân bao gồm các hoạt động như, nâng cao
kiến thức, nhận thức về bản thân, xây dựng và làm mới hình ảnh cá nhân, phát triển
sức mạnh và tài năng, sự nghiệp và sự giàu có, nâng cao sức ,xây dựng và thực
hiện các kế hoạch phát triển cá nhân, nâng cao vị thế xã hội
2.2. Thực trạng sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay

- Sinh viên Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật luôn nỗ lực rèn luyện để phát triển bản
thân bằng cách tham gia nhiều hoạt động và học tập
Điểm nổi bật đầu tiên khi ta nghĩ về sinh viên HCMUTE, đó là những con
người năng động và sáng tạo; tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về
kinh tế, giáo dục… Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận
dụng mọi cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. Không chỉ chờ đợi cơ hội
đến, họ cịn tự mình tạo ra cơ hội. Đã có nhiều sinh viên nhận được bằng phát minh,
sáng chế và khơng ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được biến thành
những sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Với thế mạnh là được đào tạo vừa tồn diện
vừa chun sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của
đất nước. Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới phương phấp học sao cho
lượng kiến thức họ thu được là tối đa. Không chờ đợi, thụ động dựa vào thầy cơ, họ tự
mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn. Phần lớn sinh viên
HCMUTE đều có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường sinh sống và học tập.
Phong cách độc lập trong cuộc sống cũng như trong học tập của phần lớn sinh viên
trường cũng góp phần xây dựng một hình tượng đẹp về sinh viên HCMUTE cúng như
sinh viên Việt Nam. Không chỉ riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác trong cuộc
13


sống đều được sinh viên giải quyết trong sự chủ động. Ngồi giờ học, họ tìm việc làm
kiếm thêm tiền mua sách vở, thiết bị học tập hay phục vụ cho những chi tiêu thường
ngày khác. Nhiều người không chỉ lo được cho bản thân mà cịn có thể giúp đỡ những
người bạn khác thiệt thịi hơn mình, hay giúp đỡ gia đình ngay cả khi họ vẫn cịn ngồi
trong gảng đường đại học. Những con người ấy thật đáng khâm phục, xứng đáng trở
thành những gương mặt tiêu biểu đại diện cho sinh viên Việt Nam thời đại mới.
Điển hình là chàng sinh viên nghèo với hơn 20 sáng chế: Huỳnh Khải Dũng chàng sinh viên khoa Điện điện tử trường Đại học Sư phạm và Kỹ thuật thành phố Hồ
Chí Minh thường được bạn bè gọi vui là bá chủ của những ý tưởng sáng tạo nhưng ít
ai biết rằng vốn luyến để Dũng vào đời là chuỗi ngày nghèo khó. Học giỏi và đam mê
sáng tạo nhưng hồn cảnh khó khăn buộc Dũng đã phải gián đoạn do hoàn c khăn.

Sau khi bảo lưu điểm, Dũng đã đi làm thêm đủ thứ nghề để phụ giúp gia đình dành
dụm với ước mơ sẽ có ngày trở lại giảng đường đại học. Dù những thiếu thốn, nợ nần
còn bủa vây gia đình nhưng với sự động viên của bạn bè thầy cô cộng với sự khát
khao tiếp cận tri thức và đam mê sáng tạo, Dũng đã gạt qua mọi khó khăn để tiếp tục
học hành dù đơi lúc cái nghèo cồn lẫn giữa những trang sách. Khác với những sinh
viên khác, niềm vui của chàng sinh viên này là khi lang thang những phố đồ cũ ở chợ
Nhật Tảo tìm kiếm những thiết bị điện, điện tử phục vụ nghiên cứu.
Sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật không chỉ học tập trong một phạm

vi hẹp ở trường, lớp mà họ luôn phát huy tinh thần học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Không
chỉ lĩnh hội tri thức của nhân loại, sinh viên HCMUTE còn tiếp thu những cái hay, cái
đẹp trong mọi lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ thuật… Sự năng động của sinh viên
cịn được thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội như: Xuân tình
nguyện, Hiến máu nhân đạo,… Đặc biệt là chiến dịch Mùa hè xanh được tổ chức hàng
năm với sự tham gia và ủng hộ đông đảo sinh viên.
Bằng sự năng động, họ luôn tự cập nhật thơng tin, kiến thức, làm mới mình phù
hợp với sự thay đỏi và phát triển của xã hội. Rõ ràng, năng động và sáng tạo là những
ưu điểm nổi bật của sinh viên HCMUTE. Chính vì năng động và sáng tạo nên chúng
ta ln thể hiện mình là những con người táo bạo và tự tin. Sinh viên dám nghĩ , dám
làm, dám chịu thử thách. Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ mà ln
được thử nghiệm trong thực tế. Có thể thành công hoặc thất bại, song họ không hề
14


chùn bước. Với họ, mỗi lần thất bại lại làm họ tự tin hơn với nhiều kinh nghiệm hơn.
- Những hạn chế
Nét tiêu cực lớn nhất, đáng báo động nhất trong giớ chính là về vấn đề tư tưởng.
Có thể nói chưa bao giờ sinh viên Việt Nam nói chung cũng như trường ta nói riêng lại
sống thiếu lý tưởng như hiện nay. Nếu như ngày trước tử tưởng sống và làm việc theo
đạo đức Hồ Chí Minh ln sục sơi trong mỗi thanh niên Việt Nam, thì ngày nay để tìm

được một sinh viên như thế quả là khơng dễ. Thậm chí có những người khơng hiểu lý
tưởng ấy là gì. Họ sống và học tập chỉ vì chỉ để đạt được mục đích cá nhân nào đó.
Hoặc thậm chí có người chẳng có mục đích gì. Sống thiếu niềm tin, mục đích là một
điểm yếu cúa giới trẻ ngày nay. Thế giới quan của một số sinh viên nhiều khi cịn lệch
lạc, khơng đúng với thế giới quan mà con người mới xã hội chủ nghĩa cần phải có. Đó
là thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Dưới sự tác động ồ ạt của nền
kinh tế thị trường, dường như giới trẻ ngày nay luôn nhìn sự vật hiện tượng với cái
nhìn của con người tư bản chủ nghĩa. Nhiều người trong số họ không tin vào chế độ xã
hội chủ nghĩa, chỉ nhìn thầy những điểm khơng tốt của chế độ ta. Đó là cái nhìn thiển
cận, lệch lạc chỉ nhìn từ một phía chưa thấy được bản chất sự việc. Đành rằng trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta có nhiều thiếu sót, đơi lúc cịn sai
lầm nghiêm trọng, nhưng đó là do ta chưa thực hiện đúng các nấc thang trong q trình
xây dựng, bên cạnh đó cịn bị các thế lực thù địch phá hoại; chế độ xã hội chủ nghĩa tự
thân nó là tốt đẹp và ta phải có niềm tin vào nó. Tuy nhiên nhiều sinh viên không ý
thức được điều này, đánh mất niềm tin vào bản chất của chủ nghĩa xã hội. Điều đó hết
sức quan trọng, bởi những người chủ tương lai của đất nước mà lại khơng in vào
những gì cha ông ta đang xây dựng, đang hướng đất nước đi theo, thì làm sao có thể
chèo lái con thuyền đất nước một cách vững vàng được?
Nét tiêu cực trong lối sống của sinh viên cịn thể hiện trong việc nhìn nhận một
cách sai lầm về giá trị cuộc sống. Các bạn sống không động chạm đến ai, nhưng cũng
không quan tâm đến ai. Chỉ cần biết đến mình, cịn người khác thì mặc kệ kiểu “đèn nhà
ai nấy rạng”. Điều đó cũng khó mà chấp nhận được trong một đất nước theo chế độ xã hội
chủ nghĩa. Lối sống thực dụng trong sinh viên bắt nguồn từ cuộc sống gắn với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường. Cái nhìn thực tế khơng ảo tưởng viển vơng, khơng mơ
mộng hóa sự việc là điều tốt, song tới mức thực dụng thì lại là chuyện
15


khác. Thái độ bi quan, chán đời xuất hiện ở một số sinh viên cũng cần phải phê phán.
Trong khi phần lớn sinh viên đều cố gắng sống và học tập vì tương lai, ít nhất vì lợi

ích của bản thân, thì lại có những người chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt khơng đâu mà
khơng tha thiết gì cuộc sống. Đơi khi chỉ vì bị thất tình hay khơng đạt được một điều
mong muốn mà họ khép chặt cánh cửa tâm hồn không thèm quan tâm tới chuyện xung
quanh, mặc kệ ra sao thì ra.
Các bạn mắc phải chứng “nghiện mạng xã hội” ngốn khá nhiều thời gian.
Nhiều bạn ngồi hàng giờ trước máy tính, hay điện thoại để lướt facebook, zalo,… điều
nghiêm trọng là nhiều bạn cảm thấy rất khó chịu khi khơng được vào mạng xã hội. Có
bạn còn thức thâu đêm để online và ngủ bù vào ban ngày. Không những thế, sự bùng
nổ của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mạng, đã hình thành một mơi
trường ảo, hình thành một lối sống ảo trong nhiều sinh viên. Đây là một vấn đề khá
nóng đối với các game thủ là sinh viên. Khi thời điểm thi chưa đến gần nhiều, các bạn
sinh viên có khá nhiều thời gian rảnh rỗi và game là một trong những hoạt động ưa
thích mà nhiều bạn sinh viên lựa chọn để giết thời gian. Chơi game khơng những tàn
phá sức khỏe của các bạn mà cịn làm lãng phí tiền bạc và thời gian quý báu mà lẽ ra
các bạn nên dành cho những hoạt động ý nghĩa và bổ ích hơn. Một điều nữa là hiện
nay, hầu hết các game trực tuyến đều gây nghiện và khiến nhiều sinh viên bỏ bê học
hành vì trót vùi mình vào thế giới ảo.
2.3. Nguyên nhân
Một số thành phần sinh viên thiếu sự tự tu dưỡng rèn luyện bản thân, khơng
vững vàng tư tưởng chính trị. Do thiếu sự giáo dục và tuyên truyền sâu rộng về đạo
đức trong nhà trường, nên những hiểu biết của thế hệ trẻ về các giá trị đạo đức, có thể
nói, khơng đầy đủ, thậm chí cịn sai lệch ở một số thanh niên. Tình trạng giáo dục
trong gia đình bị bng lỏng. Sinh viên ở xa gia đình nên khơng có người quan sát,
chăm sóc và nhắc nhở từ đó dần dần bng thả và sống khơng có lý tưởng.
Mặt trái của nền kinh tế thị trường làm đảo lộn các giá trị đạo đức, tạo nên
nhiều vấn đề nhức nhối cho xã hội: làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tệ nạn xã hội
gia tăng; một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức, lối sống,… Tất cả những
biểu hiện tiêu cực này với những mức độ khác nhau đã, đang tác động, ảnh hưởng
không nhỏ tới tâm tư, tình cảm, niềm tin vào Đảng, vào Chủ nghĩa xã hội,... trong một
16




×