Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Skkn cô toàn biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ trẻ 3 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.3 KB, 19 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục mầm non là ngành giáo dục hết sức quan trọng trong hệ thống
giáo dục quốc dân, mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về
thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Hình thành và phát triển ở trẻ em những
chức năng cho tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ
năng sống cần thiết cho phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những
khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc
học tập suốt đời. Đến trường trẻ được học, được chơi, được tiếp xúc với nhiều
bạn, được sống trong tình thương u của cơ giáo, được khám phá thế giới bí ẩn
xung quanh, biết cách sống tự lập cao. Nhờ quá trình giáo dục giúp trẻ phát triển
tồn diện về nhân cách.
Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, rất non nớt, rất trong sáng và rất dễ tiếp
thu những cái tốt cũng như những cái xấu từ bên ngoài. Nếu như chúng ta không
biết cách uốn nắn và dạy dỗ trẻ đúng cách thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học
sau. Chính vì vậy mà người lớn chúng ta cần phải rèn luyện những thói quen tốt
cho trẻ ngay từ nhỏ. Đặc biệt đối với trẻ 3- 4 tuổi, đây là giai đoạn mà tâm lý
của trẻ thường tỏ ra rất ngang bướng, hay thể hiện cái tôi và khơng thích nghe
theo lời người lớn, ...Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là vô
cùng cần thiết.
Thực tế hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền kinh
tế và đời sống của xã hội thì rất nhiều các bậc phụ huynh dành rất ít thời gian để
quan tâm đến con, có nhiều cha mẹ cịn sai lầm trong giáo dục nói chung và rèn
luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là do nuông chiều con quá
mức. Thứ hai là không tin vào khả năng của con, con muốn làm nhưng thấy con
làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường “Sốt ruột”
và làm thay con, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỷ lại, lười
biếng, mất tự tin ở trẻ.
Đối với giáo viên, đa số đã chú ý đến việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ,
tuy nhiên về phương pháp hướng dẫn trẻ hoạt động để hình thành các kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ lại rất hạn chế.


Năm học 2022-2023, tôi được phụ trách lớp 3 tuổi C với tổng số 33 cháu.
Qua quan sát, theo dõi các hoạt động trên lớp tôi nhận thấy kỹ năng tự phục vụ
bản thân của trẻ lớp tơi cịn yếu về các kỹ năng như: kỹ năng tự xúc cơm, kỹ
năng rửa tay, kỹ năng cất đồ dùng, kỹ năng mặc quần áo... Bởi chính điều này
khiến tôi rất băn khoăn và trăn trở phải làm thế nào để trẻ lớp tơi có ý thức, kỹ
năng tự phục vụ cho bản thân trẻ. Vì những lý do đó, bản thân tơi đã mạnh dạn
nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non”


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1 Cơ sở lý luận.
Trẻ Mầm non luôn tràn đầy động lực và ln có mong muốn được tự phục
vụ bản thân mình. Đây là một biểu hiện tâm lý bình thường và lành mạnh trong
sự phát triển của trẻ. Kỹ năng tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt thường
ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung
quanh. Tập những kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, từng bước hình
thành nhân cách sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được
đưa lên hàng đầu.
Trong điều kiện kinh tế phát triển hiện nay, nước ta đang trên đà phát triển
và hội nhập quốc tế, bên cạnh về sự phát triển kinh tế kéo theo những tệ nạn xã
hội, những mặt trái nảy sinh mà trẻ em là những đối tượng có nguy cơ dễ bị đe
dọa, bị ảnh hưởng nhất.
Những năm học gần đây, bộ giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với những nội dung
cụ thể để rèn kỹ năng sống cho trẻ một cách chung nhất, đây là những định
hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các
tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm,
rèn luyện sức khỏe và có ý thức tự phục vụ và bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối
với lứa tuổi mầm non. Đó là phương tiện khơng thể thiếu để gíúp trẻ tích cực,
chủ động, tự tin, vững vàng trước mọi khó khăn thử thách.
1.2 Cơ sở thực tiễn.
Việc rèn luyện cho trẻ có kỹ năng tự phục vụ, trẻ ý thức được sự cần thiết
của việc tự phục vụ bản thân, biết tự chăm sóc mình,tăng cường tính độc lập và
sống có trách nhiệm hơn.
Tuy nhiên trẻ mầm non thường q được nng chiều, khơng phải làm việc
gì nên trẻ ỷ lại và chỉ biết trông chờ người khác phục vụ. Khơng có kỹ năng
phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia các
hoạt động tập thể.
Thực tế hiện nay, trong nhiều gia đình các bậc cha mẹ thường khơng để
cho các con, các cháu nhỏ phải làm gì ngồi việc học tập và vui chơi. Đến
trường các cháu chưa biết làm những công việc tự phục vụ cho bản thân. Sự tự
tin, cách ứng xử và sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh phụ thuộc rất
nhiều vào chất lượng môi trường giáo dục mầm non và mối quan hệ tương hỗ
giữa giáo viên và trẻ. Nên việc rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ trong
trường mầm non là việc làm vô cùng cần thiết.


2. Thực trạng
2.1. Thuận lợi:
- Được ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng
phục vụ cho hoạt động đầy đủ đặc biệt là giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
- Bản thân tơi là một giáo viên có nhiều năm cơng tác, yêu nghề mến trẻ, có
phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình trong cơng việc, ln cố gắng học hỏi, tích cực
trao đổi cùng đồng nghiệp trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Lớp học có đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng có máy vi tính tiện cho
trẻ quan sát các video kỹ năng tự phục vụ, về các hành động đúng sai,…đáp ứng
nhu cầu tham gia hoạt động và thực hành trải nghiệm ở trẻ, giúp trẻ hình thành

kỹ năng tốt hơn .
- Phụ huynh nhiệt tình, kết hợp cùng giáo viên để nắm bắt tình hình của trẻ,
ln có ý kiến trao đổi với giáo viên về những vấn đề thông tin của trẻ, sẵn sàng
hỗ trợ và đồng hành cùng với giáo viên để rèn các kỹ năng phục vụ cho trẻ.
- Một số trẻ mạnh dạn, nhanh nhẹn, ham học hỏi, thích khám phá tìm hiểu
thế giới xung quanh và đa số trẻ đều thích làm người lớn. Trẻ có thể lực phát
triển tốt, trẻ đến lớp rất chuyên cần.
2.2. Khó khăn.
- Khả năng nhận thức của trẻ khơng đồng đều, có 1 số trẻ nói chưa rõ, ngơn
ngữ hạn chế nên gây khó khăn trong việc trao đổi và thể hiện ý muốn của mình
đối với cơ giáo. Nhiều bạn khả năng tự phục vụ còn rất yếu còn rụt rè nhút nhát,
một số trẻ khi ở nhà phụ huynh cưng chiều nên ỉ lại vào cơ giáo. Bên cạnh đó
cịn có một số trẻ nghe nhưng chưa hiểu được các yêu cầu của cơ, thích làm theo
ý mình nên gây khó khăn cho giáo viên việc rèn nếp cho trẻ.
- Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ không phải là một môn học độc lập mà nó chỉ
được tích hợp vào các nội dung khác và mọi lúc mọi nơi nên giáo viên chưa có
sự đầu tư trong các hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ và gây khó
khăn cho giáo viên trong việc lập kế hoạch giáo dục.
- Phụ huynh thường quan tâm tới học chữ, học số, ít quan tâm đến nội dung
giáo dục và rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
- Trẻ sống trong môi trường quá bao bọc, được bố mẹ nuông chiều khiến
trẻ quen dựa dẫm, ỷ lại, khơng có tính tự lập. Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống
hiện đại: Internet, điện tử, các trị chơi trên máy tính, điện thoại… nên việc rèn
luyện các kỹ năng tự phục vụ cịn gặp nhiều khó khăn.
2.3. Số liệu điều tra khảo sát trước khi áp dụng biện pháp:
Đối tượng khảo sát: Lớp 3TC. Tổng số: 33 trẻ
TT

Nội dung khảo sát


Trước khi áp dụng
biện pháp


Số trẻ
đạt

Tỷ lệ %

1

Tự lấy ghế và cất ghế

21/33

63.6%

2

Tự xúc cơm ăn

15/33

71,8%

3

Tự lấy cốc và uống nước đúng cách

20/33


60,6%

4

Tự rửa tay

15/33

45,5%

5

Tự biết cách lau mặt, đánh răng và xử
lý khi ho.

12/33

36,4%

6

Tự biết cách cất dép và đi dép, thay
dép

23/33

66,9%

7


Tự biết lấy và cất gối

16/33

48,5%

8

Tự cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy
định

20/33

60,6%

9

Tự biết mặc và cởi quần áo

12/33

36,4%

10

Khả năng trẻ tự làm được không cần
cô nhắc nhở

4/33


12,2%

Bảng 1: Bảng khảo sát khả năng tự phục vụ của trẻ trong lớp
Thời gian đầu khi mới nhận lớp ,tôi thấy khả năng nhận thức của trẻ còn
chưa cao, khả năng tự phục vụ của trẻ cịn rất hạn chế, có nhiều trẻ nói cịn chưa
nói rõ, chứ biết những kỹ năng tự phục vụ đơn giản như: Có những trẻ muốn
uống nước nhưng không biết lấy nước uống, không biết cách cầm cốc lấy nước
sao cho nước không bị đổ, một số trẻ có nhu cầu đi vệ sinh nhưng khơng biết cởi
quần và mặc quần lên như thế nào nên thường hay đái dầm ln ra quần, khi
chơi xong thì trẻ để các đồ chơi ở mọi nơi chưa biết cất gọn gàng vào các góc...
Bên cạnh đó có những trẻ nghe chưa kịp hoặc không hiểu những hiệu lệnh của
cô nên khơng thực hiện được. Tuy nhiên có một số trẻ lại có những kỹ năng tự
phục vụ rất tốt nhưng thiếu tính chủ động nên trẻ ln chờ đợi cô nhắc nhở mới
thực hiện.
3. Các biện pháp
3.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch thực hiện rèn luyện các kỹ năng tự phục
vụ trong năm học.
Để lập được kế hoạch và thực hiện các kế hoạch về rèn các kỹ năng tự phục
vụ cho trẻ thì người giáo viên phải nắm rõ các kiến thức về rèn luyện kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ như:


- Giáo viên phải nắm được yêu cầu rèn luyện và kỹ năng thực hành cho trẻ. Ví
dụ: Trẻ tự rửa mặt, rửa tay: trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, chải đầu, đánh răng
hay khi mặt và tay bị bẩn…
- Giáo viên cần nắm được các trình tự từng bước để hình thành kỹ năng tự phục
vụ cho trẻ. Ví dụ: Để trẻ thực hiện được các thao tác rửa tay, cô cần làm mẫu
từng thao tác rửa tay cho trẻ quan sát rồi cho trẻ thực hiện theo cô nhiều lần.
- Giáo viên phải nắm rỏ những kỹ năng tự phục vụ cần rèn luyện cho trẻ tại

trường củng như ở nhà để lập kế hoạch được cụ thể và thực hiện kế hoạch đề ra
1 cách tốt nhất. Ví dụ: Kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ
năng tự thích nghi, kỹ năng khéo léo, kiên trì...
Từ việc nắm rõ các kiến thức về rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, tôi
đã đưa ra kế hoạch cụ thể về những kỹ năng cần rèn luyện cho trẻ trong từng
tháng, từng chủ đề, để trẻ dễ hiểu và thực hiện tốt. Từ đó giúp tơi đánh giá kết
quả của trẻ dễ dàng hơn.
TT

KỸ NĂNG

T9

T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5

1

Cách tự lấy ghế và cất x
ghế, lấy gối và cất gối

2

Cách đi dép, cất dép x
giày, thay dép

3

Cách cất đồ dùng, đồ
chơi đúng nơi quy định


x

x

4

Cách sử dụng bát, thìa

x

x

x

x

đúng cách (Tự xúc cơm
ăn)
5

Cách rửa tay

6

Cách lấy nước và uống
nước

7

Cách lau mặt, đánh

răng, sử lý khi ho

8

Cách mặc và cởi quần
áo

x

x
x

x
x

x

Bảng kế hoạch các kỹ năng tự phục vụ của trẻ
Ngoài việc thường xuyên nhắc nhở, dạy trẻ các kỹ năng. Tôi vạch ra kế
hoạch đưa các kỹ năng vào các tháng để chú trọng hơn, để biết trong tháng này
ngồi các kỹ năng trẻ đã biêt thì sẽ dạy trẻ kỹ năng gì mới. Hơn nữa làm như
vậy trẻ sẽ nhớ hơn là dạy trẻ liền một lúc nhiều kỹ năng. Việc đưa các kỹ năng


theo tháng giúp tôi định hướng là tháng này cần dạy trẻ kỹ năng gì mà khơng bị
bỏ qn hay thiếu sót các kỹ năng.
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng mơi trường nhóm lớp lành mạnh, an tồn,
thuận lợi cho việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
* Môi trường trong lớp học:
Trước yêu cầu thực tế, trong quá trình rèn luyện các kỹ năng phục vụ cho

trẻ tốt nhất thì cần phải xây dựng mơi trường giáo dục học tập phù hợp nên ngay
từ đầu năm học tôi và đồng nghiệp trong lớp đã lên kế hoạch bổ sung trang thiết
bị, sắp xếp tạo môi trường theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
- Trong lớp học tôi đã xây dụng được môi trường thu hút được tất cả trẻ
trong nhóm lớp tham gia vào các hoạt động. Các góc của lớp học được sắp xếp
hợp lí giữa góc động và góc tĩnh, đồ dùng được sắp xếp phù hợp với trẻ (trẻ vừa
quan sát được, vừa lấy và cất dể dàng). Tôi đã chủ động xây dựng góc “ kỹ năng
của trẻ” phong phú như: Kỹ năng tết tóc, buộc dây giày, cài cúc áo, kéo xéc,
chải đầù, đánh răng, tự rót nước….) vì thế trẻ có nhiều cơ hội thực hành và học
hỏi bằng các hình thức khác nhau, đồng thời trẻ có thể cùng nhau chia sẻ, hợp
tác chia sẻ kinh nghiệm.
Hình ảnh 1: Góc kỹ năng sống
Thơng qua góc kỹ năng sống tơi cịn rèn trẻ tính độc lập tự biết phục vụ bản thân
có thêm kỹ năng trở nên ngăn nắp và nề nếp hơn.
- Trang bị, bổ sung đủ các trang thiết bị vệ sinh cá nhân trẻ ở lớp.
Ví dụ: Mỗi cháu 1 khăn mặt, 1 bàn chải răng, 1 cốc uống nước riêng có kí
hiệu tên trẻ. Khăn thêu tên, đồ dùng học tập của cá nhân trẻ đều ghi tên kí hiệu
riêng từng cháu và sắp xếp ngăn nắp, khoa học phù hợp với trẻ.
- Ở khu vực vệ sinh, tơi dán hình ảnh bé trai, bé gái để trẻ biết khu vực vệ
vinh của mình, trang trì các hình ảnh về thao tác rửa tay, rửa mặt, đánh răng để
giáo dục và củng cố kỹ năng tự phục vụ vệ sinh cá nhân của trẻ.
Hình ảnh 2: Khu vực nhà vệ sinh và rửa tay của trẻ
* Môi trường ngồi lớp học:
Mơi trường trong lớp giúp trẻ có những kỹ năng tự phục vụ nhất định thì
mơi trường ngoài lớp cũng rất quan trọng, bởi trước khi trẻ bước vào lớp thì có
sự đưa đón của bố mẹ. Trẻ được quan sát, vui chơi ngồi trời, ngắm nhìn không
gian xung quanh và thực hiện các hành vi văn minh trên sân trường và củng cố
thêm cho trẻ nhiều kinh nghiệm sống, đồng thời tuyên truyền sâu rộng đến phụ
huynh trong việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho con em mình, trên sân
trường được bố trí các thùng rác có nắp đậy để trẻ bỏ rác, bỏ các hộp sữa hay

các vỏ kẹo khi các cháu chơi ở ngồi sân trường và nhà trường cịn thiết kế các
câu chuyện hay các hình ảnh văn minh nơi cơng cộng treo trên sân trường để trẻ
quan sát và thực hiện theo.


Hình ảnh 3: Các thùng rác để trên sân trường
- Ở các khu vui chơi, khu trải nghiệm ngoài sân trường thì mỗi khu vực đều
được treo các bảng nội quy để khi tham gia hoạt động trẻ phải thực hiện theo
đúng nội quy của từng khu vực.
Hình ảnh 4: Nội quy khi chơi nhà bóng và khu trải nghiệm
- Khu vực giá để giầy dép: Tơi dán hình ảnh tháo dép và để đúng quy định
lên mảng tường đó. Khu vực tủ để đồ dùng cá nhân: Tôi dán hình ảnh cách mở
tủ, cách cởi áo, cất áo, cất ba lơ đúng quy định phía trong của tủ.
3.3. Biện pháp 3: Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua các hoạt động
hàng ngày.
Trẻ ở lứa tuổi mấm non đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi. Trẻ rất thích tự làm những
công việc để phục vụ cho bản thân. Hiểu được điều này tơi ln khuyến khích
trẻ rèn luyện kỹ năng tự phục vụ bản thân ở mọi lúc mọi nơi như:
* Thơng qua giờ đón trẻ.
Tơi nhận thấy rằng việc dạy kỹ năng chủ yếu ở hoạt động này là kỹ năng tự
phục vụ và kỹ năng giáo dục lễ giáo, tơi thường xun trị chuyện với trẻ và
hướng dẫn trẻ xếp mũ, cặp vào đúng tủ của mình, giúp trẻ chải lại đầu tóc,
hướng dẫn trẻ xếp dép đúng chân ngay ngắn lên kệ dép, rèn trẻ kỹ năng giao tiếp
như chào cô, chào bố mẹ… Nhắc nhở phụ huynh cho con tự cất đồ dùng cá nhân
của mình vào đúng tủ, đúng nơi quy định, đúng ký hiệu. Bố mẹ cùng hướng dẫn
con cất các đồ dùng đó ngay ngắn. Tuyệt đối bố mẹ khơng nên làm hộ con. Hơn
nữa bố mẹ khi đưa con đi học cùng kiểm tra xem con đã cất đúng đồ dùng cá
nhân của mình chưa cùng với các cơ.
Hình ảnh 5: Trẻ cất cặp và thay dép
Ví dụ: Khi đến giờ thể dục buổi sáng, chỉ cần nghe tiếng nhạc tập trung, trẻ

tự cất đồ chơi, lấy dụng cụ tập và ra sân xếp hàng tập thể dục ngay ngắn. Những
trẻ chưa tự giác ra lấy dụng cụ tập thể dục, tơi nhẹ nhàng hỏi trẻ “Con có biết
mình cịn thiếu gì khơng? Con tập thể dục với dụng cụ gì ?” hoặc tơi có thể nhờ
chính những bạn ấy lấy giúp cô rổ đựng dụng cụ ra sân. Dần dần trẻ chủ động,
tự giác khi nghe nhạc tập thể dục sẽ đi mang giúp cô đồ ra sân trường sau đó sẽ
lấy dụng cụ về hàng.
* Thơng qua hoạt động học.
- Trẻ ở lứa tuổi này “Học mà chơi, chơi mà học” trẻ dễ nhớ nhưng cũng rất
nhanh quên nên việc lồng nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ vào hoạt
động học có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen hành vi có
văn hóa.
Thơng qua hoạt động học trẻ có cơ hội chia sẻ với các bạn thông qua hoạt
động tập thể, mặt khác trẻ cũng mạnh dạn tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt
động tự phục vụ.


Ví dụ: Ở tiết âm nhạc vận động theo nhịp bài hát “cho tôi đi làm mưa với”,
tôi cho trẻ tự lấy dụng cụ (Xắc xơ, trống) về vị trí của mình. Ở tiết nhận biết
hình vng và hình trịn thì cơ cho trẻ tự láy rổ đồ dùng và đi về vị trí của mình.
Hình ảnh 6: Trẻ đi lấy đồ dùng
Ví dụ: Trong tiết tạo hình tơi phân cơng cho các bạn tổ trưởng, nhóm
trưởng lấy vở, lấy học liệu, hộp màu... cho các bạn trong nhóm của mình. Được
cơ giáo phân cơng nhiệm vụ trẻ rất tích cực, hứng thú học chính vì vậy mà trẻ
nào cũng luôn cố gắng thật ngoan để được giúp đỡ cô lấy đồ dùng cho bạn. Giờ
học nào của lớp tôi đều thấy trẻ hứng thú từ đầu giờ học đến cuối giờ học. Từ
việc hình thành cho trẻ các kĩ năng trong các hoạt động tôi đã rèn luyện cho trẻ
thói quen gọn gàng ngăn nắp, lấy đâu cất đấy.
Kết thúc các hoạt động học thì cơ cho trẻ tự cất các đồ dùng về đúng nơi
quy định.
* Thông qua hoạt động chơi ngoài trời.

- Khi cho trẻ tham gia các hoạt động ngồi trời thì, Tơi tận dụng các cơ hội
để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như xếp dép ngăn nắp khi và các khu vui chơi,
không ngắt lá, bẻ cành, không dẫm lên cỏ, cho trẻ nhặt rác, nhặt lá cây rèn cho
trẻ có ý thức tự phục vụ và chăm sóc những gì gần gũi xung quanh.
Hình ảnh 7: Trẻ xếp dép trước khi vào nhà bóng
* Thơng qua chơi, hoạt động ở các góc:
- Trẻ được làm quen với những với những đồ dùng vật dụng khác nhau (Bộ
đồ dùng nhà bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống…) sự sạch sẽ, gọn gàng, thói quen nền
nếp, sự sắp xếp ngăn nắp ngay ngắn những bộ đồ dùng, dụng cụ. Rèn cho trẻ
thái độ ăn uống, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng …
- Kết thúc các giờ chơi tơi rèn cho trẻ thói quen cất các đồ cùng, đồ chơi
vào đúng nơi quy định của từng góc chơi.
* Thơng qua hoạt động ăn trưa.
- Trước khi ăn thì cơ cho trẻ rửa tay, lau mặt đúng cách, đúng thao tác theo
sự hướng dẫn của cơ.
Hình ảnh 8: Trẻ xếp hàng và rửa tay
- Trẻ có kỹ năng cùng cô chuẩn bị giờ ăn như: tự lấy ghế về dằm ngồi, cùng
cô kê bàn ăn và xếp khăn vào các đĩa.
- Trước khi ăn thì trẻ biết mời cơ mời bạn, cầm thìa để xúc cơm.
- Trong khi ăn thì trẻ tự xúc cơm ăn khơng nói chuyện, nhai từ tốn, khơng
nhai nhồm nhồm và nuốt vội, không ngậm cơm trong miệng hay ngồi đợi cô
đút cơm. Xúc cơm nhẹ nhàng không làm đổ cơm ra ngồi nếu cơm bị rơi ra bàn
thì biết nhặt cơm và đĩa và lau tay sạch sẽ.
Hình ảnh 9: Trẻ tự xúc cơm ăn


- Khi trẻ ăn cơm xong thì biết tự đi cất bát và cất thìa đúng nơi quy định
sau đó đi vệ sinh.
Hình ảnh 10: Trẻ đi cất bát và cất thìa
- Khi trẻ uống nước: Cơ dạy và nhắc trẻ lấy đúng cốc của mình, khơng lấy

nhầm của bạn, khi uống thì phải uống nước từ từ, khơng làm đổ, khơng làm rơi
cốc, khơng rót nước q đầy, khơng thị tay vào thùng chứa nước thừa, khơng
uống nước sống...
Hình ảnh 11: Trẻ uống nước
* Thông qua hoạt động ngủ trưa.
- Tôi cho trẻ làm giúp cô những việc vừa sức của mình và rèn cho trẻ có
các thói quen tốt. Tơi cho trẻ tự đi lấy gối của mình, xếp gối ngăn nắp và cất gối
đúng nơi quy định sau khi ngủ dậy, xếp dép gọn gàng trước khi đi ngủ.
Hình ảnh 12: Trẻ lấy gối xếp ngăn nắp để ngủ
- Trong khi ngủ tôi rèn luyện cho trẻ thói quen nằm xuống là ngủ ngay,
khơng nói chuyện hay trêu đùa với bạn trong giờ ngủ.
Hình ảnh 13: Trẻ ngủ trưa
* Hoạt động vệ sinh:
- Tôi luôn quan sát nhắc nhở trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết xả nước
sau khi đi vệ sinh, vệ sinh xong bỏ giấy vào thùng và phải rửa tay thật sạch sau
khi đi vệ sinh.
- Sau khi ăn thì nhắc nhở trẻ đi vệ sinh sạch sẻ trước khi đi ngủ.
*Hoạt động chiều:
Đây là hoạt động giáo viên cung cấp những kỹ năng mới cho trẻ, hay rèn luyện
những kỹ năng mà trẻ chưa làm được như: rèn kĩ năng gấp quần áo; kĩ năng
đóng mở cúc, khóa áo; kĩ năng buộc dây giày, …
Ví dụ: Hoạt động dạy trẻ tự mặc và cởi quần áo thì cơ giáo dục trẻ không ngồi
lên trên sàn đất hoặc bôi bẩn vào quần áo, thường xuyên tắm rửa thay quần áo
hàng ngày. Trang phục quần áo gọn gàng sạch sẽ - không mặc quần áo bẩn,
rách, đứt cúc.
Hình ảnh 14: Cơ dạy trẻ mặc áo ấm
Ví dụ: Khi dạy trẻ vào các hoạt động cần dùng đến ghế để ngồi tôi sẽ rèn
cho trẻ cách bê ghế đúng cách, bê bằng hai tay, lấy lần lượt từ trên xuống, không
chọn ghế, không chen lấn nhau khi lấy và khi cất ghế trẻ cũng phải bê ghê hai
tay, xếp lần lượt, ngay ngắn, đúng nơi quy định, khơng xếp q cao.

Hình ảnh15: Trẻ thực hiện lấy ghế, xếp ghế
* Thông qua hoạt động trả trẻ.


- Đây là hoạt động mà tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú và thực hiện kỹ năng
tự phục vụ bản thân mang lại hiệu quả cao như việc trẻ cất ghế của mình về khu
vực quy định, trẻ cất dép, thay dép, lấy đồ dùng cá nhân, chào cô chào bạn chào
bố mẹ…
* Thực hiện đúng chế độ hoạt động vệ sinh của trẻ:
- Để hình thành thói quen và nền nếp thực hiện các kỹ năng cho trẻ, tôi
luôn thực hiện đúng theo lịch hoạt động của nhà trường. Thực hiện chế độ sinh
hoạt vệ sinh đều đặn, hợp lý: luôn luôn tổ chức cho trẻ thực hiện các thao tác vệ
sinh đúng giờ, chú ý quan sát, theo dõi khi trẻ để kịp thời nhắc nhở trẻ làm theo
quy định. Nhắc nhở trẻ, động viên trẻ kịp thời để trẻ tiếp thu và thực hiện tốt
nhất.
* Sử dụng và đưa ra các tình huống có vấn đế, rèn luyện kỹ năng tự phục
cần thiết cho trẻ.
Ví dụ: Khi rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay hàng ngày, tơi cho trẻ xem tình
huống như 1 bạn khi thấy tay bị bẩn thì xin phép cơ đi rửa tay cịn 1 bạn thì đưa
tay bẩn quệt lên áo của mình và chơi tiếp. Cơ cho trẻ nhận xét về hành động của
2 bạn và từ đó giáo dục trẻ thói quen vệ sinh cơ thể sạch sẻ và các hành vi văn
minh.
Thông qua các hoạt động hàng ngày, mọi lúc mọi nơi để lồng ghép, tích
hợp việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ một cách tốt nhất và có
hiệu quả nhất.
3.4. Biện pháp 4: Lồng ghép một số bài thơ, bài hát khi dạy kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ.
Để trẻ dễ nhớ, dễ thực hiện nên khi dạy trẻ kỹ năng nào tôi thường dẫn dắt
trẻ từ một bài thơ hay một bài hát. Trẻ sẽ đọc thơ hay hát bài hát và làm theo các
bước trong bài thơ, bài hát. Như vậy trẻ sẽ sẽ rất hứng thứ vì trẻ vừa đọc thơ và

vừa được diễn lại. Trẻ khơng có cảm giác bị ép buộc khi học, khi đọc thơ hay
hát các câu hát trẻ sẽ rất nhớ các bước hơn là mình nói bằng lý thuyết.
Ví dụ: Khi dạy trẻ kỹ năng xếp hàng tôi sẽ lồng ghép bài thơ “ Quy tắc xếp
hàng”
Quy tắc xếp hàng
Trong lúc xếp hàng
Bé đừng chen lấn
Đợi chờ kiên nhẫn
Có gì khó đâu

Đến trước, đứng trước
Đến sau , đứng sau
Nét đẹp văn hóa

- Khi dạy kỹ năng rửa tay có rất nhiều kỹ năng khó và các bước. Trẻ rất khó
nhớ. Thậm chí khi thực hiện trẻ sẽ sợ và làm không đứng yêu cầu kỹ năng cần
đặt ra. Vì vậy, để cho trẻ nhớ tôi sẽ vừ cho trẻ đọc bài thơ “Rửa tay” và trẻ thực
hiện.


Bài thơ: Rửa tay
Bé làm ướt tay nào
Bánh xà phòng nho nhỏ
Em xát lên bàn tay
Nước máy đầy trong vắt
Em rửa đơi bàn tay
Xoa lịng bàn tay nào
Rồi đến kẽ ngón tay
Đổi bên làm lại nào
Tiếp đến xoay cổ tay


Ơi bé thật là giỏi
Đổi bên xoay tiếp nha
Chụm đầu ngón tay lại
Rửa cho sạch nhé bé
Khăn mặt đây thơm phức
Bé hãy lau khô tay
Đôi bàn tay be bé
Nay rửa sạch, xinh xinh
Cùng giơ tay vỗ vỗ.

Khi dạy kỹ năng lau mặt tôi cho trẻ đọc bài thơ “Bé tập rửa mặt”
Bài thơ: Bé tập rửa mặt
Một tay chẳng làm được

Cô cất giọng nhỏ nhẹ

Bé phải lau hai tay

Làm thế nào nữa đây?

Bắt đầu từ mắt này

Bé gấp đôi khăn ngay

Lau từ trong ra nhé

Lau hai bên má đỏ

Nhích khăn lên các bé


Gấp đôi một lần nữa

Lau sống mũi xuống đi

Lau cái cổ cái cằm

Sau đó đến cái gì

Mắt bé nhìn chăm chăm

Cái miệng xinh của bé

Kìa cơ khen bé giỏi.

Khi cơ dạy trẻ kỹ năng tự cầm thìa xúc cơm ăn thì tơi cho trẻ đọc bài thơ
“Bạn của bé”
Bài thơ: Bạn của bé
Bạn Thìa, bạn Bát
Nho nhỏ, trịn trịn
Theo bé đến lớp
Vào trường mầm non.
Bé học, bé chơi
Bát, Thìa nằm đợi

Bữa ăn đến rồi
Cả hai cùng vội.
Cơm, canh gọi Bát
Tay bé tìm Thìa
Ai khơng tự xúc

Bạn nào cũng chê.

- Khi dậy đến kỹ năng xử lý khi ho, tôi cũng tự sáng tác bài thơ “Cô dạy
bé” để cho trẻ dễ nhớ.


Bài thơ: Cô dạy bé
Bé đến lớp
Cô dạy bé
Bé nhớ nhé
Nếu bị ho
Hay hắt hơi

Bé lấy ngay
Tay che miệng
Thế mới ngoan
Ai cũng yêu.

- Khi dạy trẻ các thói quen ăn, uống thì tơi cho trẻ hát bài “Mời bạn ăn”

Nhờ có việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thơng qua các bài thơ, bài hát mà
trẻ húng thú hơn khi thực hiện rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ.
3.5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh để rèn luyện kỹ năng tự phục
vụ cho trẻ hiệu quả.
Trong việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngồi nhà trường thì gia
đình đóng vai trị vơ cùng quan trọng, vì vậy cần phải có sự thống nhất và gắn
kết chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình, tránh xảy ra trường hợp “trống đánh
xuôi, kèn thổi ngược”. Muốn được như vậy thì việc phối kết hợp giữa gia đình
và nhà trường, giữa giáo viên và phụ huynh là hết sức quan trọng và cần thiết,
bởi vì mọi hoạt động của cô, của trẻ và của nhà trường có thành cơng hay khơng

đều cần có sự chung tay đồng lòng của phụ huynh để cùng nhau thống nhất
trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, qua đó khơi gợi tình yêu thương và những
cảm xúc tốt đẹp trong tâm hồn trẻ.
Để tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh về việc rèn luyện kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ, tôi đã phối hợp giáo viên trong lớp lên kế hoạch cụ thể và thơng
qua các hình thức:
* Lập trang cá nhân và nhóm lớp facebook,Messenger, zalo,…
+ Qua các trang cá nhân và trang Facebook, messenger, zalo của nhóm lớp
thì tơi thường xun liên hệ với các phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ,


trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại
nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải và cơ kịp thời nắm bắt
được tình hình việc rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ của trẻ khi ở nhà. Tuyên
truyền cho phụ huynh thấy được họ chính là những người làm gương quan trọng
nhất, giúp họ biết được cần làm những gì để cho trẻ nhìn thấy và bắt chước
những hành động tốt, phải yêu thương, tôn trọng, đối xử cơng bằng với trẻ và
đảm bảo an tồn cho trẻ.
Ví dụ: Ở lớp cô luyện tập cho trẻ cách thu dọn đồ chơi sau khi chơi nhưng
ở nhà bố mẹ lại dọn dẹp cho trẻ. Như vậy trẻ sẽ có suy nghĩ ỉ lại vào bố mẹ
khiến việc học tập khơng hiệu quả, thậm chí là có thái độ khơng chấp hành khi ở
lớp. Vì vậy, để trẻ có được những thói quen sử dụng và cất đồ dùng đồ chơi một
cách chính xác, thuần thục và khéo léo, khơng chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên
luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho
trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính
cha mẹ và những người xung quanh trẻ.
Ví dụ: Giáo viên có thể tuyên truyền về hình ảnh hướng dẫn các bước rửa
tay, hay cách đánh răng cho trẻ, kết quả tình hình sức khỏe của trẻ... Phụ huynh
có thể ghi chép một số bài hát, bài thơ, câu chuyện có nội dung dạy trẻ kỹ năng
tự phục vụ.

Hình ảnh 16: Cơ giáo trao đổi phụ huynh qua messenger, zalo nhóm lớp.
Tuyên truyền, hỗ trợ phụ huynh trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân
cho trẻ hàng tuần, tôi yêu cầu phụ huynh gửi cho cô giáo những ảnh hoặc video
ghi lại những khoảnh khắc các con làm việc ở nhà mà cơ giáo đã giao. Sau đó,
cơ giáo sẽ làm thành slideshow và tổ chức hoạt động “Nêu gương” vào cuối tuần
nhằm khuyến khích, động viên các con học tập lẫn nhau để trở thành những
người con ngoan ngoãn, hiếu thảo, biết cách làm việc, làm người và có tinh thần
trách nhiệm cao trong học tập cũng như trong cuộc sống.
* Thông qua cuộc họp phụ huynh, qua trao đổi hàng ngày, qua bảng tuyên
truyền:
Thông qua buổi họp phụ huynh bản thân tôi chia sẻ một số nội dung quan
trọng của cuộc họp để phụ huynh nắm rõ định hướng và phương pháp giáo dục
kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ của giáo viên.
Hình ảnh: Họp phụ huynh đầu năm học 2022 - 2023
Ngoài ra, trong giờ đón trả trẻ thì tơi cịn trao đổi với phụ huynh về sự cần
thiết của việc vệ sinh môi trường để giáo dục trẻ cũng như rèn luyện kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ. Tôi đã tham mưa với ban giám hiệu nhà trường về việc vận
động ngày công lao động của phụ huynh để tạo khuôn viên trường, lớp ln
xanh – sạch – đẹp.
Hình ảnh: Phụ huynh vệ sinh lớp học và tạo khuôn viên sân trường


Thơng qua góc tun truyền với phụ huynh: Bảng được thiết kế đẹp, kích
thước to rõ, các phụ huynh có thể đọc, quan sát theo dõi dễ dàng. Đây là nơi trao
đổi thông tin với phụ huynh rất hiệu quả. Theo từng tháng, từng chủ đề tôi chuẩn
bị nội dung giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mà cô đang dạy và rèn
luyện cho trẻ ở trên lớp để phụ huynh nắm bắt dễ dàng hơn.
Hình ảnh: Bảng tuyên truyền của lớp
Giáo dục và rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ không chỉ là nhiệm vụ
của nhà trường mà còn trách nhiệm của bố mẹ và người thân của trẻ. Làm sao để

trẻ lớn lên trở thành người tự lập, tự chủ trong mọi tình huống, đó là cái đích mà
người lớn chúng ta hướng tới. Muốn vậy phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các
mơi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Chúng ta hãy cho trẻ làm
quen với cuộc sống từ những việc nhỏ nhất hàng ngày.
4. Bài học kinh nghiệm.
Để thực hiện tốt một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo
3-4 tuổi ở trường mầm non, bản thân tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm
cho bản thân mình như sau:
- Khơng được xem nhẹ vấn đề giáo dục thói quen tự phục vụ cho trẻ trong
q trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Giáo viên tránh làm thay trẻ, nên giao việc cho từng trẻ, tạo cơ hội cho
trẻ tự chủ động hoạt động, để trẻ có trách nghiệm với công việc được giao. Cô
cần đặt niềm tin vào trẻ rằng con có thể làm được. Điều này giúp trẻ tự tin
vào khả năng của mình.
- Bằng những kinh nghiệm thực tế đã chứng minh cho mọi người: Dù ở
lứa tuổi nào đi nữa thì người lớn chúng ta cũng phải tôn trọng trẻ, nên yêu
thương và gần gũi trẻ. Đó chính là điều kiện để góp phần giúp thế hệ tương lai
của đất nước sống có ích hơn, yêu cuộc sống hơn.
- Phải đặt cái tâm của người giáo lên hàng đầu “Cô giáo như mẹ hiền”.
Cần tạo cho trẻ cảm nhận: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Hãy yêu
thương như con của mình, tận tình chỉ dạy trẻ. Khi thực hiện tránh nơn nóng,
sợ mất thời gian mà phải kiên trì, liên tục và xun suốt.
- Bản thân cần phải tích cực tìm tịi học hỏi, nhận thức sâu sắc nội dung
giáo dục và lựa chọn nội dung phù hợp đưa vào dạy trẻ lớp mình. Mạnh dạn
dám nghĩ, dám làm, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện ý tưởng của mình.
- Phát huy ý tưởng tổng hợp của nhà trường, phụ huynh và cùng tồn
thể CB - GVNV trong cơng tác giáo dục và hình thành kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ.
- Gần gũi phụ huynh trao đổi và nắm bắt tình hình từng cháu khi ở nhà và
củng như ở trường để có hướng và kế hoạch giáo dục cháu cụ thể.



- Có kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục phù hợp với độ tuổi mầm non,
phù hợp theo chủ đề.
5. Những kết quả đạt được
5.1. Đối với trẻ:
Vào cuối tháng 4, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lớp tôi và kết quả đem lại vô
cùng đáng mừng.
Bảng kết quả khảo sát vào cuối tháng 4/2022
TT

Nội dung khảo sát

Tổng
số
trẻ

Trước khi áp
dụng biện pháp
Số trẻ
đạt

Tỉ lệ
%

Sau khi áp dụng
biện pháp
Số trẻ đạt

Tỉ lệ

%

1

Tự lấy ghế và cất ghế

33

21

63.6

33

100

2

Tự xúc cơm ăn

33

15

71,8

31

93,9


3

Tự lấy cốc và uống nước
đúng cách

33

20

60,6

32

96,9

4

Tự rửa tay

33

15

45,5

30

90,9

5


Tự biết cách lau mặt,
đánh răng và xử lý khi
ho.

33

12

36,4

26

78,8

6

Tự biết cách cất dép và
đi dép, thay đép.

33

23

66,9

32

96,9


7

Tự biết lấy và cất gối

33

16

48,5

33

100

8

Tự cất đồ dùng, đồ chơi
đúng nơi quy định

33

20

60,6

32

96,9

9


Tự biết mặc và cởi quần
áo

33

12

36,4

28

84,8

10 Khả năng trẻ tự làm được
không cần cơ nhắc nhở

33

4

12,2

25

75,7

+ Trẻ đã có khả năng tự phục vụ bản thân, các kỹ năng tự phục vụ của trẻ
được nâng cao và tiến bộ rõ rệt. Trẻ có ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân và bảo
vệ mơi trường, thích tham gia các hoạt động, ln mạnh dạn, tự tin, có ý thức tổ

chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết khi tham gia các hoạt động tập thể, biết quan
tâm giúp đỡ những người xung quanh.


+ Giúp trẻ có một số thói quen và thái độ tốt với công việc, tạo cho trẻ sự
mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động hàng ngày. Trẻ có thêm những bài học
có giá trị về cuộc sống, khơng phải mọi thứ đều có sẵn mà phải do bản thân tự
làm.
5.2. Đối với giáo viên:
- Bản thân tôi nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý và xác định được những
kỹ năng tự phục vụ cần thiết để dạy trẻ, chủ động linh hoạt và sáng tạo hơn
trong việc đưa ra những phương pháp giáo dục trẻ phù hợp, tạo môi trường lớp
học và khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động, kiên trì hơn khi dạy và
rèn các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
- Có thêm nguồn tư liệu, thêm các bài học, trò chơi trong các hoạt động
giáo dục trẻ. Chủ động lựa chọn các bài tập phù hợp với độ tuổi mình phụ
trách, phù hợp với chủ đề để dạy trẻ, nâng cao chất lượng giờ dạy của mình.
5.3. Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh thấy rõ con mình nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin thích đi
học, yêu trường, yêu lớp, u cơ, u bạn bè. Đặc biệt thấy con có nhiều kỹ
năng tốt rất cần thiết cho cuộc sống nên thấy rất tin tưởng và yên tâm khi cho
con đi học. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ rất nhiệt tình kết hợp với giáo viên
cũng như nhà trường để rèn con mình ở nhà mọi lúc mọi nơi.
- Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của bậc học Mầm non, hiểu được sự
cần thiết của việc dạy và rèn các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khi ở nhà.
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Quá trình nghiên cứu.
Đề tài này được tiến hành nghiên cứu và thực hiện tại lớp 3TC trường mầm
non nơi tôi đang công tác từ thời điểm tháng 9/ 2022 đến hết tháng 4/2023.
Trong nội dung sáng kiến của mình, tơi đã chỉ ra được thực trạng còn tồn

tại trong việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non,
trên cơ sỡ đó tơi đã đưa ra 5 biện pháp (như đã trình bày ở trên).
Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân đã nghiên cứu tìm tịi qua các
trang mạng, các thông tin đại chúng, qua sách báo, học hỏi từ các đồng nghiệp
một cách nghiêm túc, khách quan để tìm ra các biện pháp phù hợp với nội dung
đề tài, với điều kiện thực tế của trẻ ở lớp:
- Xem các chương trình “Thầy cơ đã thay đổi” trên VTV7 về nội dung rèn
kỹ năng sống cho trẻ.
- Xem các video chương trình “rèn kỹ năng tự phục vụ” ở một số điểm
trường đã được phê duyệt để học hỏi và áp dụng phù hợp với đề tài của mình.
- Tìm kiếm các tư liệu, tài liêu như:


+ Nguyễn Thị Hòa. Giáo dục học mầm non. Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm Hà Nội.
+ Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai và Đinh thị Kim
Thoa. Tâm lý học mầm non. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
+ James H. Stronge (người dịch Lê Văn Canh). Những phẩm chất của
người giáo viên hiệu quả. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
+ Thông tư 28/2016 Chương trình giáo dục MN
+ Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục Mầm Non-Mẫu giáo
bé (3-4 tuổi). Theo thông tư 51/2020/TT- BGDĐT ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ
sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non.
+ Chuyên đề 1: Kế hoạch phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng
trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.
+ Module GVMN 5: Hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của
GVMN.
+ Module GVMN 24: Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn,
lành mạnh, thân thiện cho trẻ em lứa tuổi mầm non.
+ Tài liệu bồi dưỡng, tập huấn năng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ

quản lý và giáo viên mầm non đảm bào chất lượng giáo dục mầm non.
- Trong q trình nghiên cứu, tơi ln cố gắng tìm tịi các giải pháp, học
hỏi các đồng nghiệp, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn để đưa và áp dụng phù
hợp với đề tài cho trẻ thực hiện.
3.2. Ý nghĩa đề tài:
Từ việc áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3-4
tuổi tại lớp mình, đã mang lại những ý nghĩa thiết thực như sau:
- Trẻ lớp tôi đa số trẻ đã có những kỹ năng tự phục vụ bản thân. Phù hợp với
mức độ nhận thức, với tình hình thực tế của trẻ ở trường, ở địa phương, đáp ứng
yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp hình thức chăm sóc giáo dục trẻ theo
hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đã tạo nên một nền tảng trong việc rèn kỹ năng
sống để góp phần hồn thiện nhân cách cho trẻ mà bản thân tơi mong muốn
hướng tới, mang tính thực tiễn và có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc
chăm sóc giáo dục trẻ, ln là nỗi trăn trở của mỗi nhà giáo, là mục tiêu, nhiệm
vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong chặng đường dài. Khơi dậy tình yêu
thương hơn nữa giữa bạn bè đồng nghiệp, giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ,
trẻ với phụ huynh, phụ huynh với giáo viên để xây dựng một mơi trường giáo
dục an tồn, lành mạnh, thân thiện và tôn trọng.
Đặc biệt, đối với bậc học mầm non, nơi ươm mầm những hạt giống đầu
tiên thì đây là một trong những hoạt động hết sức ý nghĩa trong việc đào tạo nên


những lớp người mới có đầy đủ phẩm chất, trí tuệ, năng động, nhiệt tình, thân
thiện và tự lập.
- Rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ giúp trẻ tạo nên tính tự phục vụ ở mỗi
cá nhân là khả năng tin tưởng vào những đánh giá của bản thân, cũng như
là tự vạch ra con đường cho mình mà khơng ỷ lại hay tìm kiếm sự giúp đỡ
từ người khác, khuyến khích trẻ tạo ra những cơ hội để trẻ thể hiện mình. Do
đó việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng

tốt và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết.
3. Kiến nghị và đề xuất
3.1 Về phía Phịng giáo dục:
Kính đề nghị Phịng giáo dục tổ chức cho chương trình tập tập huấn cũng
như tổ chức các tiết dạy về kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho giáo viên
được tham gia.
3.2. Về phía nhà trường:
- Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức tốt các hoạt động
ni dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ theo thời gian biểu của nhà trường đã đưa ra.
Ban giám hiệu nhà trường quan tâm hơn nữa đến việc tổ chức các hoạt động rèn
kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
- Tập huấn cho giáo viên về các kỹ năng làm việc với cha mẹ, tạo cơ hội, tổ
chức nhiều hoạt động nhằm giúp giáo viên tăng cường phối hợp nhất quán với
gia đình để dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
3.3. Về phía giáo viên:
- Nghiên cứu kỹ cách tổ chức, phương pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
theo hướng đổi mới để trẻ có kỹ năng sống tốt. Từ đó, trẻ tích cực tự giác thực
hiện các công việc tự phục vụ. Giáo viên cần thường xuyên đổi mới phương
pháp giáo dục, động viên khích lệ trẻ kịp thời để việc rèn kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ đạt hiệu quả cao.
Trên đây là báo cáo biện pháp tôi đã thực hiện từ kinh nghiệm thực tế, đề
tài của tôi đang được áp dụng tại lớp tôi và sẽ được áp dụng ở trường tơi và có
thể áp dụng rộng rãi ở các đơn vị khác nhau, căn cứ căn cứ vào mục tiêu, tình
hình thực tế của trẻ ở từng đơn vị cũng như đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đế áp
dụng một cách phù hợp.
Trong quá trình thực hiện, chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những sai sót,
kính mong được sự đóng góp của BGH nhà trường, hội đồng khoa học các cấp
và bạn bè đồng nghiệp để bổ sung bản sáng kiến của tơi được hồn thiện hơn, áp
dụng vào thực tiễn có kết quả cao hơn trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Xin chân thành cảm ơn!





×