Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua dạy dự án chuyên đề thực hành hóa học và công nghệ thông tin – Hóa học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 213 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC CHO HỌC SINH
THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH HĨA HỌC
VÀ CƠNG NGHỆ THƠNG TIN – HĨA HỌC 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2023

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC CHO HỌC SINH
THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH HĨA HỌC
VÀ CƠNG NGHỆ THƠNG TIN – HĨA HỌC 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MƠN
HĨA HỌC
Mã số: 8140212.01

Người hướng dẫn khoa học
HÀ NỘI – 2023

3



LỜI CẢM ƠN

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3
4. Khách thể - đối tượng - phạm vi nghiên cứu ..........................................................3
5. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................4
6. Giả thuyết khoa học ................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................4
8. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................5
9. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................7
1.1.1. Dạy học dự án ..................................................................................................7
1.1.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác .........................................................................9
1.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác.............................................................................10
1.2.1. Năng lực .........................................................................................................10
1.2.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác .......................................................................11
1.2.3. Các biểu hiện của năng lực giao tiếp và hợp tác ........................................12

1.2.4. Các biện pháp phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác ............................14
1.2.5. Công cụ đánh giá sự phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác ..................15
1.3. Dạy học dự án ....................................................................................................16

ii


1.3.1. Khái niệm dạy học dự án ..............................................................................16
1.3.2. Đặc điểm của dạy học dự án.........................................................................17
1.3.3. Các bước dạy học dự án ...............................................................................18
1.3.4. Một số lưu ý khi áp dụng dạy học dự án vào trong giảng dạy .......... Error!
Bookmark not defined.
1.4. Điều tra thực trạng dạy học dự án với việc phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác
cho học sinh tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. .........................19
1.4.1. Mục đích điều tra thực trạng ......................................................................19
1.4.2. Nhiệm vụ điều tra thực trạng .......................................................................19
1.4.3. Mô tả điều tra thực trạng ............................................................................19
1.4.4. Kết quả và thảo luận .....................................................................................21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................31
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC DỰ ÁN VÀ BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH
GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC CHO HỌC SINH33
2.1. Phân tích mục tiêu, nội dung của chuyên đề Thực hành hóa học và cơng nghệ thơng
tin Hóa học 10 ...........................................................................................................33
2.1.1. Nội dung của chuyên đề Thực hành hóa học và cơng nghệ thơng tin Hóa học
10 ...............................................................................................................................33
2.1.2. Mục tiêu của chuyên đề Thực hành hóa học và cơng nghệ thơng tin Hóa 10
...................................................................................................................................34
2.2. Thiết kế bộ cơng cụ đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh .........37
2.2.1. Đánh giá qua sản phẩm dự án .....................................................................37
2.2.2. Đánh giá qua phiếu đánh giá theo tiêu chí..................................................45

2.2.3. Đánh giá qua phiếu hỏi .................................................................................50
2.3. Nguyên tắc và quy trình thiết kế kế hoạch dạy học dự án chun đề Thực hành hóa
học và cơng nghệ thơng tin Hóa học 10 ....................................................................52
2.3.1. Nguyên tắc thiết kế kế hoạch dạy học dự án ..............................................52
2.3.2. Quy trình thiết kế kế hoạch dạy học dự án.................................................53

iii


2.4. Một số dự án dạy học chuyên đề Thực hành hóa học và cơng nghệ thơng tin Hóa
học 10 ........................................................................................................................57
2.4.1. Kế hoạch dạy học dự án “Siêu thị công thức các chất hóa học”. .............57
2.4.2. Kế hoạch dạy học dự án “Thư viện thí nghiệm hóa học ảo”. ...................74
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................91
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................93
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ....................................................93
3.1.1.Mục đích thực nghiệm sư phạm ...................................................................93
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ..................................................................93
3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm ..............................................93
3.2.1.Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm................................................93
3.2.2.Nội dung thực nghiệm sư phạm ....................................................................94
3.3. Phương pháp xử lý số liệu thống kê ...................................................................94
3.4. Kết quả đánh giá qua sản phẩm dự án và thảo luận ...........................................96
3.4. 1. Kết quả đánh giá qua sản phẩm dự án ở trường THPT Ân Thi .............97
3.4. 2. Kết quả đánh giá qua sản phẩm dự án ở trường THPT Khoái Châu ....98
3.4.3.Thảo luận ........................................................................................................99
3.5. Kết quả đánh giá qua phiếu đánh giá theo tiêu chí và thảo luận ........................99
3.5.1. Kết quả đánh giá qua phiếu đánh giá theo tiêu chí ở trường THPT Ân Thi
...................................................................................................................................99
3.5.2. Kết quả đánh giá qua phiếu đánh giá theo tiêu chí ở trường THPT Khối

Châu........................................................................................................................101
3.5.3. Thảo luận .....................................................................................................102
3.6. Kết quả đánh giá qua phiếu hỏi và thảo luận ...................................................103
3.6.1.Kết quả đánh giá qua phiếu hỏi của HS trường THPT Ân Thi. .............103
3.6.2.Kết quả đánh giá qua phiếu hỏi của HS trường THPT Khoái Châu. .....105
3.6.3.Thảo luận ......................................................................................................107
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3...........................................................................................108

iv


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................109
1.Kết luận ................................................................................................................109
2. Kiến nghị .............................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................111

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

STT

Viết đầy đủ

1

DAHT


Dự án học tập

2

DH

Dạy học

3

DHDA

Dạy học dự án

4

GDPT

Giáo dục phổ thông

5

GV

Giáo viên

6

HS


Học sinh

7

HTĐG

Hình thức đánh giá

8

KHDH

Kế hoạch dạy học

9

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

10

NLGT&HT

Năng lực giao tiếp và hợp tác

11

NXB


Nhà xuất bản

12

PP/KTDH

Phương pháp và kĩ thuật dạy học

13

PPDH

Phương pháp dạy học

14

SGK

Sách giáo khoa

15

THCS

Trung học cơ sở

16

THPT


Trung học phổ thông

17

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các giai đoạn của dạy học dự án………………………………………………….
Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.2.Số lượng GV và HS được khảo sát……..………………………………………….
.19
Bảng 1.3. Kết quả khảo sát hiểu biết của GV về các NLGT&HT…………………………..
25
Bảng 2.1. Yêu cầu cần đạt chun đề Thực hành hóa học và cơng nghệ thơng tin…...…34
Bảng 2.2. Mục tiêu chun đề Thực hành hóa học và cơng nghệ thơng tin.....................35
Bảng 2.3. Tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án là tập san, báo cáo....................................37
Bảng 2.4. Tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án (video thí nghiệm hóa học mơ phỏng, báo
cáo thí nghiệm hóa học mơ phỏng)……………………………………………………………..
41
Bảng 2.5. Tiêu chí đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác………………………………....45
Bảng 2.6. Bảng hỏi đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác dành cho HS………………..50
Bảng 2.7. Mục tiêu về NLGT&HT trong dự án Siêu thị cơng thức các chất hóa học…...57
Bảng 2.8. Mục tiêu về năng lực trong dự án Thư viện thí nghiệm hóa học
ảo……….……75
Bảng 3.1. Danh sách các lớp thực nghiệm của đề tài…………………………………….….

94
Bảng 3.2.Bảng cơng thức tính và ý nghĩa các đại lượng xử lý kết quả thực nghiệm theo
tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng……………………………………………...
96
Bảng 3.3.Bảng điểm đánh giá qua sản phẩm dự án của HS trường THPT Ân Thi……...97
Bảng 3.4.Bảng điểm đánh giá qua sản phẩm dự án của HS THPT Khoái Châu…………
.98

vii


Bảng 3.5.Kết quả đánh giá theo tiêu chí dành cho giáo viên trường THPT Ân
Thi……...99
Bảng 3.6.Kết quả đánh giá theo tiêu chí dành cho giáo viên THPT Khối
Châu………..101
Bảng 3.7. Kết quả tự đánh giá theo tiêu chí dành cho HS trường THPT Ân
Thi…………..103
Bảng 3.8. Kết quả tự đánh giá theo tiêu chí dành cho HS THPT Khối
Châu……………105
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Mức độ sử dụng các PP/KTDH trong DH hóa học ................................... 22
Biểu đồ 1.2. Kết quả khảo sát hiểu biết của GV về DHDA ............................................ 22
Biểu đồ 1.3. Ý kiến của GV về các căn cứ để lập kế hoạch DHDA ............................... 23
Biểu đồ 1.4. Kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên về ưu điểm của DHDA .................. 23
Biểu đồ 1.5. Kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên về khó khăn khi tiến hành DHDA . 24
Biểu đồ 1.6. Ý kiến của giáo viên về vai trò của NLGT&HT ......................................... 24
Biểu đồ 1.7. Kết quả khảo sát giáo viên về mức độ áp dụng các PP/KTDH tích cực ... 25
Biểu đồ 1.8. Kết quả khảo sát giáo viên về mức độ sử dụng các hình thức KTĐG ....... 26
Biểu đồ 1.9. Ý kiến của giáo viên về mức độ phù hợp của các hình thức KTĐG .......... 27
Biểu đồ 1.10. Kết quả khảo sát hứng thú của HS về các PP/KTDH tích cực ................ 27

Biểu đồ 1.11. Kết quả khảo sát hiểu biết của HS về tiến trình thực hiện dự án ............ 28
Biểu đồ 1.12. Kết quả khảo sát ý kiến của HS về ưu điểm của DHDA .......................... 28
Biểu đồ 1.13. Kết quả khảo sát ý kiến của HS về khó khăn khi tiến hành DHDA ......... 29
Biểu đồ 1.14 Kết quả khảo sát ý kiến của HS về NLGT&HT ........................................ 30
Biểu đồ 1.15. Kết quả khảo sát HS về mức độ GV áp dụng các biện pháp nhằm phát triển
NLGT&HT...................................................................................................................... 30
Biểu đồ 1.16. Kết quả khảo sát HS về mức độ quan trọng của NLGT&HT .................. 31

viii


Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá sản phẩm dự án 1 và 2 theo GV và HS ở trường THPT Ân
Thi................................................................................................................................... 97
Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá sản phẩm dự án 1 và 2 theo GV và HS ở trường THPT
Khoái Châu .................................................................................................................... 98
Biểu đồ 3.3. Điểm trung bình các tiêu chí của năng lực GT&HT theo đánh giá của GV
ở trường THPT Ân Thi ................................................................................................. 100
Biểu đồ 3.4. Điểm trung bình các tiêu chí của năng lực GT&HT theo đánh giá của GV
ở trường THPT Khoái Châu ........................................................................................ 102
Biểu đồ 3.5. Điểm trung bình các tiêu chí của năng lực GT&HT theo tự đánh giá của HS
thông qua phiếu hỏi trường THPT Ân Thi ................................................................... 105
Biểu đồ 3.6. Điểm trung bình các tiêu chí của năng lực GT&HT theo tự đánh giá của HS
thông qua phiếu hỏi của HS trường THPT Khoái Châu .............................................. 106
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Quy trình thiết kế kế hoạch dạy học dự án .................................................... 54

ix


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Vào ngày 4/11/2013, Hội nghị Trung ương khóa XI đã thơng qua Nghị quyết số
29-NQ/TW. Những quan điểm chủ đạo của Nghị quyết này là tôn vinh giáo dục và đào
tạo như là ưu tiên hàng đầu, một sự nghiệp cao quý của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
Nghị quyết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi căn bản và toàn diện trong lĩnh
vực này, nhằm đáp ứng các yêu cầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, và đồng
thời hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Việc đổi mới giáo dục và đào tạo bao gồm việc tái
cơ cấu chương trình học, tiến hành các phương pháp giảng dạy tiên tiến, điều chỉnh cơ
cấu đào tạo, và nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho
các ngành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở kế thừa và phát
triển những ưu điểm, khắc phục những hạn chế của chương trình GDPT 2006, chương
trình GDPT hiện hành chủ yếu hướng tới mục tiêu giúp học sinh chủ động tìm hiểu và
nắm bắt kiến thức, phát triển năng lực và phẩm chất, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu,
bên cạnh đó cịn định hướng nghề nghiệp phù hợp cho học sinh. Chương trình GDPT tập
trung chủ yếu phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực thiết yếu từ đó giúp học sinh phát
huy và vận dụng tối đa khả năng của mình để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Những
năng lực cốt lõi của học sinh THPT được chia ra thành 2 nhóm năng lực chính là năng
lực chung và năng lực chuyên môn. Trong các năng lực chung mà HS cần đạt được thì
năng lực giao tiếp và hợp tác được xem là một trong những năng lực quan trọng của con
người trong xã hội hiện đại. Trong các hoạt động học tập, khi tương tác với các bạn khác
sẽ tạo cơ hội cho học sinh trao đổi và phản ánh về ý tưởng của mình. Trong quá trình
trao đổi, phản biện lẫn nhau, học sinh sẽ được phát triển thêm các kĩ năng của mình thơng
qua sự phản biện, trao đổi và góp ý của bạn bè. Cùng với sự phát triển của xã hội, việc
phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường
đã trở thành một xu thế giáo dục ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.

1


Phương pháp dạy học tích cực đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều trường học ở

Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, dạy học dự án là một trong những
phương pháp dạy học đáp ứng được mục tiêu của việc đổi mới giáo dục hiện nay, giúp
khắc phục được những hạn chế nhất định của phương pháp dạy học truyền thống. Dạy
học theo dự án giúp học sinh năng động, tự lực, chủ động, tích cực trong việc chiếm lĩnh
tri thức, có sự gắn kết giữa lí thuyết và thực tiễn; tạo mơi trường cho sự hỗ trợ, thúc đẩy
lẫn nhau trong học tập cho học sinh và hướng tới sự phát triển toàn diện.
Bên cạnh đó, qua các kinh nghiệm thực tế rút ra từ nhiều năm giảng dạy nơi tôi
công tác, tôi thấy khi các em bước vào lớp 10 gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp
nhận kiến thức của các mơn học nói chung và mơn hóa học nói riêng; đặc biệt là các
chương đầu trong chương trình hóa học 10 mặc dù những kiến thức đó đã được đề cập
đến ở cấp THCS. Khơng chỉ có thế bản thân các giáo viên cũng khá lúng túng, gặp rất
nhiều khó khăn trong việc tìm ra những phương án tối ưu nhất để truyền lửa u mơn
Hóa học cho học sinh trong quá trình dạy học khi bắt đầu bước vào năm đầu tiên của cấp
THPT.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã tiến hành đi nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng
lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thơng qua dạy dự án chun đề thực hành hóa học
và cơng nghệ thơng tin – Hóa học 10” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn
để các giáo viên có cách nhìn thấu đáo về dạy học dự án, cũng như biết lựa chọn nội dung
kiến thức và các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động
và phát triển các năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh từ đó nâng cao chất lượng dạy
và học ở trường phổ thơng nói chung và bộ mơn Hóa học nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng kế hoạch dạy học dự án chuyên đề “Thực hành hóa học và cơng nghệ
thơng tin” từ đó vận dụng vào q trình giảng dạy nhằm phát triển năng lực giao tiếp và
hợp tác cho học sinh lớp 10 THPT, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.

2


3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Với những lí do trên, để đạt được những mục đích nghiên cứu, đề tài cần giải quyết
những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh, các vấn
đề liên quan đến phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, các vấn đề liên quan đến dạy
học dự án và việc vận dụng dạy học dự án trong dạy học mơn Hóa học.
- Nghiên cứu thực tiễn thông qua điều tra thực trạng dạy học phát triển năng lực
giao tiếp và hợp tác và việc vận dụng dạy học dự án ở trường phổ thơng. Từ đó đánh giá
được vai trị, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, xây dựng được kế hoạch nghiên cứu
đạt hiệu quả.
- Đề xuất nguyên tắc và quy trình dạy học dự án nhằm phát triển được năng lực giao
tiếp và hợp tác cho học sinh.
- Xây dựng kế hoạch dạy học dự án chuyên đề thực hành hóa học và cơng nghệ thơng
tin để dạy học phần chuyên đề học tập hóa 10.
- Thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh
trong dạy học dự án chun đề thực hành hóa học và cơng nghệ thơng tin.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng các giả thuyết khoa học từ đó đánh giá
tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm phát triển
năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh THPT.
- Vận dụng Toán thống kê để phân tích các kết quả thực nghiệm và đánh giá mức độ
hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
4. Khách thể - đối tượng - phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Q trình dạy học hóa học.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
- Tổ chức và xây dựng kế hoạch dạy học dự án nhằm phát triển năng lực giao tiếp
và hợp tác cho học sinh.
4.3.Phạm vi nghiên cứu

3



Địa bàn điều tra thực trạng: Trường THPT Ân Thi, THPT Khoái Châu, THPT Trần
Hưng Đạo đều thuộc tỉnh Hưng Yên.
Địa bàn thực nghiệm: Trường THPT Ân Thi, THPT Khoái Châu – tỉnh Hưng Yên.
Đối tượng thực nghiệm: GV môn Hóa học và HS lớp 10 trung học phổ thơng.
Thời gian thực hiện: từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Vận dụng dạy học dự án chuyên đề thực hành hóa học và công nghệ thông tin như
thế nào để phát triển được năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh?
6. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng dạy học dự án chun đề thực hành hóa học và cơng nghệ thơng tin một
cách hiệu quả sẽ phát triển được năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh THPT.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài, tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học Hóa học, về các phương pháp, kĩ thuật
dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh trong dạy học Hóa học ở trường
THPT.
- Nghiên cứu các tài liệu về dạy học dự án trên thế giới và ở Việt Nam.
- Nghiên cứu các tài liệu hỗ trợ cho việc xây dựng, thiết kế dạy học dự án chuyên
đề thực hành hóa học và cơng nghệ thơng tin; các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng
phương pháp dạy học dự án trong dạy học Hóa học.
- Nghiên cứu các tài liệu về năng lực giao tiếp và hợp tác, phát triển năng lực giao
tiếp và hợp tác.
- Nghiên cứu chương trình hóa học 10, nội dung trong SGK, sách giáo viên và
các tài liệu tham khảo để xác định nội dung kiến thức khi xây dựng kế hoạch dạy học dự
án chuyên đề thực hành hóa học và cơng nghệ thơng tin.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

4



- Sử dụng phương pháp quan sát, phiếu điều tra để điều tra thực trạng việc dạy
học dự án.
- Điều tra mối quan hệ giữa dạy học dự án với việc phát triển năng lực giao tiếp
và hợp tác của học sinh.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các giáo viên hướng dẫn; trao đổi với
các giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy ở trường THPT và các chuyên gia trong lĩnh vực
nghiên cứu để kết quả nghiên cứu đạt hiệu quả tối ưu nhất.
- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của
một số biện pháp và đề xuất được đưa ra trong đề tài:
+ Thiết kế và thực nghiệm dạy học dự án chun đề thực hành hóa học và
cơng nghệ thơng tin hóa học 10.
+ Điều tra sau thực nghiệm bằng bộ công cụ đánh giá năng lực đã thiết kế
để đánh giá độ tin cậy và tính khả thi của đề tài nghiên cứu.
+ Thu thập, phân tích số liệu để làm căn cứ chứng minh các giải thiết đặt
ra trong đề tài.
7.3. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học và phương pháp nghiên cứu khoa
học sư phạm ứng dụng để xử lí kết quả của thực nghiệm sư phạm. Trên cơ sở đó rút ra
kết luận của đề tài.
8. Đóng góp mới của luận văn
- Vận dụng cơ sở lí luận của phương pháp dạy học dự án để thiết kế và tổ chức các
hoạt động giáo dục trong dạy học chuyên đề thực hành hóa học và cơng nghệ thơng tin.
- Đề x́t các tiêu chí cũng như bộ công cụ đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác
thông qua việc vận dụng phương pháp dạy học dự án từ đó giúp nâng cao hiệu quả của
quá trình dạy học.
9. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.


5


Chương 2. Thiết kế kế hoạch dạy học dự án và bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng
lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.

6


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Dạy học dự án
Khái niệm dạy học dự án (DHDA) được bắt nguồn vào khoảng thế kỷ XVI ở các
nước Ý, Pháp, nhưng phải đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, DHDA mới được đưa
vào sử dụng trong nhà trường phổ thông ở Mỹ trong phong trào cải cách giáo dục lấy
HS làm trung tâm. Các nhà sư phạm Mĩ đã xây dựng cơ sở lí luận cho phương pháp dạy
học dự án và coi đó là phương pháp dạy học thực hiện dựa trên quan điểm dạy học lấy
HS làm trung tâm, học tập thông qua các hoạt động gắn với thực tế.
Năm 1918, nhà tâm lí học William H. Kilpatric [44] có bài báo với tiêu đề
“Phương pháp dự án’’ đã gây một tiếng vang lớn trong các nhà trường. Theo Kilpatric,
DHDA tập trung vào học tập của HS nhằm đạt được mục tiêu, vai trò của GV là hỗ trợ
quá trình học tập để phát triển nhận thức của HS; GV là người thúc đẩy HS tham gia vào
quá trình học tập để đạt được mục tiêu đề ra.
Năm 2000, Thomas J.W. [48] đã điển lại các nghiên cứu về dạy học theo dự án.
Ông khẳng định rằng phương pháp dạy học dự án nhấn mạnh chiều sâu của quá trình
học tập. Việc áp dụng DHDA trong trường học có thể khuyến khích học sinh tham gia
quá trình học tập, giảm thiểu hiện tượng bỏ học, thúc đẩy các kỹ năng hợp tác và nâng

cao hiệu quả học tập. DHDA làm tăng khả năng dạy học phân hóa, nâng cao tính chun
nghiệp trong dạy học của GV.
Từ đó cho đến nay, hàng năm có nhiều cơng bố nghiên cứu lý luận và thực tiễn
về DHDA của các tác giả như: David Moursund, Knoll, Sumita Bhattacharyya, Joseph
L. Polman, John W. Thomas. Ngày nay, trên thế giới, DHDA đã được sử dụng ở nhiều
quốc gia và đặc biệt là trong các trường học, ở các cấp học khác nhau, từ bậc giáo dục
phổ thông cho đến bậc giáo dục đại học.
Ở Việt Nam, các hình thức dạy học theo hướng tiếp cận với phương pháp dự án

7


có từ rất sớm. Ở bậc đại học, các sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh phải thực hiện
những nhiệm vụ nghiên cứu với sự nỗ lực cao dưới sự hướng dẫn của thầy để hồn thành
khóa luận, luận văn tốt nghiệp hoặc các luận án tiến sĩ. Ở các trường phổ thông, từ lâu
trong các hoạt động dạy học đã xuất hiện việc GV tổ chức các cuộc tham quan, trải
nghiệm, HS tiến hành làm thí nghiệm theo lớp, theo nhóm và khi kết thúc, học sinh phải
có bản tổng kết hay báo cáo. Tuy nhiên, tới những năm gần đây, lí luận DHDA mới được
truyền bá và vận dụng vào thực tế dạy học trong các cấp học ở Việt Nam.
Năm 1997, tác giả Nguyễn Văn Cường [12] đã cơng bố tài liệu mang tính chất
giới thiệu những vấn đề cơ bản về DHDA. Từ đó cho đến nay, ở nước ta đã có một số
nhà giáo dục quan tâm đến vấn đề này và đã cho cơng bố một số bài báo mang tính
chun khảo về DHDA trên một số tạp chí có uy tín về giáo dục, tiêu biểu như:
Năm 2007, trong tạp chí Giáo dục số 157, Đỗ Hương Trà [33], DHDA là cách
tiếp cận dạy học làm cho HS có sự kiên trì theo đuổi mục tiêu học tập thông qua các
tương tác xã hội. Hình thức học tập chủ yếu trong DHDA là làm việc theo nhóm và thơng
qua sự phối hợp giữa các cá nhân. Trong DHDA, các chủ đề thường được xuất phát từ
tình huống của thực tế cuộc sống hoặc x́t phát từ lợi ích cá nhân. GV có vai trò hướng
dẫn hỗ trợ người học, dùng các kiến thức chun mơn, nghiệp vụ sư phạm để kích thích
hứng thú học tập và giúp cho HS hiểu rõ tiến trình học tập.

Năm 2009, Nguyễn Thị Diệu Thảo [29] cũng đã thành cơng với luận án tiến sĩ
của mình. Luận án tiếp tục nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của DHDA, đề xuất
được các phương án vận dụng DHDA và xây dựng tiến trình DHDA. Theo tác giả một
dự án có thể kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày hoặc nhiều tuần và phạm vi kiến thức
không chỉ trong một mơn học mà có thể ở nhiều mơn học.
Năm 2018, Nguyễn Lăng Bình và các cộng sự [7] đã ra mắt bộ sách “Dạy và học
tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học”. Theo nhóm tác giả, học theo dự án
là hoạt động học tập tạo cơ hội cho học sinh có khả năng tổng hợp kiến thức từ nhiều
lĩnh vực học tập và biết cách vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt các kiến thức đó vào
thực tế cuộc sống.

8


Năm 2020, trong tạp chí Giáo dục, Số 473 (Kì 1 - 3/2020), tác giả Nguyễn Mậu
Đức [13] cũng đưa ra những nghiên cứu về DHDA, kết hợp với hoạt động trải nghiệm
nhằm tạo điều kiện cho từng HS được tham gia trực tiếp và làm chủ thể của hoạt động,
tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành động cho bản thân và cho nhóm để
hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống
và những năng lực cần có của cơng dân trong xã hội hiện đại, qua hoạt động HS phát
huy sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới giá trị cho cá nhân và cộng đồng.
Qua các nghiên cứu trên đây, chúng tôi thấy tuy các giai đoạn của tiến trình
DHDA được phân chia và sử dụng những tên gọi khác nhau nhưng các tác giả khá thống
nhất về tính lơgic của tiến trình DHDA. Tuy nhiên, việc phân chia các giai đoạn chỉ
mang tính tương đối. Vì vậy, việc kiểm tra, điều chỉnh cần được tiến hành trong suốt quá
trình thực hiện dự án. Với mỗi dự án cụ thể cần xây dựng cấu trúc riêng phù hợp với
nhiệm vụ dự án.
1.1.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực giao tiếp và hợp tác (NLGT&HT) là một trong những năng lực thiết yếu
của con người hiện đại trong thế kỉ 21. Từ nhiều năm về trước, đã có nhiều nghiên cứu

chỉ ra rằng học tập với sự hợp tác và giao tiếp thường xun có thể cải thiện mức độ
thành tích của người học.
Năm 1994, trong một nghiên cứu giáo dục về Tái cấu trúc lớp học, Cohen [37] đã
nêu quan điểm học sinh cần trải nghiệm sự phụ thuộc lẫn nhau tích cực với các bạn của
mình, nhận ra được trách nhiệm của cá nhân thông qua việc học tập theo nhóm. Johnson
cũng đã nhận định sự tương tác giữa các học sinh trong nhóm giúp khuyến khích và tơn
vinh những nỗ lực của nhau để hoàn thành một nhiệm vụ chung, sự đa dạng về nhân
cách giúp học sinh tương tác và thích nghi một cách tự nhiên, quan điểm này được thể
hiện rõ ràng trong “Sức mạnh của mối quan hệ giáo viên – học sinh trong sự quyết định
thành công của học sinh”, năm 1999 [51]. Gillies và Ashman (1995) [42] phát hiện ra
rằng những học sinh được đào tạo về cách hợp tác với người khác tự tin hơn và hợp tác
tốt hơn, có khả năng hỗ trợ lẫn nhau hiệu quả so với những sinh viên không được đào

9


tạo, điều này giúp học sinh tự tin và năng động hơn khi thể hiện bản thân. Theo thời gian,
có rất nhiều nghiên cứu về giao tiếp ví dụ như: năm 2006, Gruyte, Mounton de cho ra
mắt “Sổ tay năng lực giao tiếp” .Tiếp đó, năm 2012, Klaus và Peggy đã đưa ra một số
kỹ năng để cải thiện giao tiếp [43], [45].
Năm 2015, trong tạp chí Khoa học giáo dục, Phan Thị Thanh Hội, Phạm Huyền
Phương (Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) cũng đã nhận định năng lực
hợp tác là một trong năng lực cốt lõi trong chương trình giáo dục phổ thơng [19]. Hay
thời gian gần đây, năm 2021 trong nghiên cứu về “Thực trạng phát triển năng lực giao
tiếp, hợp tác cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
Việt Nam” của tạp chí nghiên cứu Giáo dục Hoa kỳ, Đào Thanh Nga đã chỉ ra năng lực
giao tiếp và hợp tác là một trong những năng lực quan trọng nhất của cuộc sống và hoạt
động trải nghiệm có vai trị to lớn trong việc phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh,
trong đó có năng lực giao tiếp và hợp tác [49].
Như vậy, DHDA hay dạy học phát triển NLGT&HT cho học sinh không phải là

một vấn đề mới đối với ngành Giáo dục ở trong nước cũng như thế giới, bước đầu đã
được nghiên cứu và đưa vào thực tiễn dạy học ở nhà trường. Tuy nhiên, chưa có cơng
trình nào đi sâu nghiên cứu cơ sở lý thuyết cũng như các biện pháp phát triển NLGT&HT
cho HS THPT thơng qua hình thức DHDA trong dạy học chun đề Thực hành Hóa học
và cơng nghệ thơng tin. Do đó, việc tìm hiểu về cơ sở lý luận về tổ chức DHDA nhằm
phát triển năng lực GT&HT cho HS từ đó đề xuất ra các biện pháp phát triển NLGT&HT
thông qua DHDA và thiết kế các bộ công cụ đánh giá NLGT&HT cho học sinh trong
chuyên đề học tập trên là rất cần thiết.
1.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác
1.2.1. Năng lực
Năng lực (competency) là khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Thuật
ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Latinh, nguyên gốc là “competentia”. Theo từ điển tiếng
Việt [24]: “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện
một hành động nào đó. Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả

10


năng hồn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.
Theo tác giả Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn (1998) [32]: “Năng lực là
tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng
của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hồn thành có kết quả tốt trong lĩnh
vực hoạt động ấy”. Howard Gardner (1999) [41] nhận định “Năng lực phải thể hiện
thơng qua hoạt động có kết quả và có thể đánh giá hoặc đo đạc được”. F.E.Weinert
(OECD, 2001) [52] cho rằng: “Năng lực là những kĩ năng kĩ xảo học được hoặc sẵn có
của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn có về động cơ xã
hội ... và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu
quả trong những tình huống linh hoạt”. Denys Tremblay (2002) [39], nhà tâm lý học
người Pháp quan niệm rằng: “Năng lực là khả năng hành động, đạt được thành công và
chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả từ nhiều nguồn

lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống”.
Như vậy, có thể nhìn nhận một cách tổng qt, năng lực ln gắn với khả năng
thực hiện, nghĩa là phải biết làm chứ không dừng lại ở hiểu. Hành động “làm” ở đây lại
gắn với những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kĩ năng, thái độ để đạt được kết quả. “Năng
lực là sự kết hợp hợp lý giữa kiến thức, kĩ năng và thái độ sẵn sàng tham gia hoạt động
tích cực, có hiệu quả”.
1.2.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác
a. Năng lực giao tiếp
Theo từ điển tiếng Việt [24] thì giao tiếp là sự “trao đổi, tiếp xúc với nhau". Ngơn
ngữ là phương tiện giao tiếp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giữa con người với con
người, chính vì năng lực giao tiếp là một trong những kỹ năng vơ cùng quan trọng của
mỗi con người, nó không chỉ là cầu nối gắn kết mối quan hệ giữa mọi người, mà cịn là
chìa khóa dẫn lối đến thành công. Trong tài liệu tập huấn của Vụ giáo dục trung học
(2014), Bộ Giáo dục và Đào tạo [9] cho rằng: Năng lực giao tiếp được hiểu là khả năng
sử dụng các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ để chuyển tải, trao đổi thông tin về các
phương diện của đời sống xã hội, trong từng ngữ cảnh cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu

11


xác định nhất trong việc thiết lập mối quan hệ giữa những con người với nhau trong xã
hội. Từ đó có thể hiểu năng lực giao tiếp chính là khả năng sử dụng phương tiện ngơn
ngữ nói hoặc ngơn ngữ cơ bản để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận - một cách rõ ràng
và thuyết phục và đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều.
b. Năng lực hợp tác
Có nhiều quan niệm về năng lực hợp tác. Năng lực hợp tác là khả năng tổ chức
và quản lí nhóm, thực hiện các hoạt động trong nhóm một cách thành thạo, linh hoạt,
sáng tạo nhằm giải quyết nhiệm vụ có hiệu quả (Phan Thị Thanh Hội và Phạm Huyền
Phương, 2015) [19]. Năng lực hợp tác là khả năng tổ chức và quản lí nhóm, thực hiện
các hoạt động trong nhóm một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo nhằm giải quyết

nhiệm vụ chung một cách có hiệu quả (Lê Thị Thùy Dương, 2017) [15]. Trong học tập,
khi hợp tác với nhau, HS học cách làm việc chung, cùng trao đổi, lắng nghe, giúp đỡ,
hóa giải những bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ. Đây là hình thức học
tập giúp HS ở mọi cấp học nâng cao kĩ năng hợp tác và hiệu quả học tập. Vậy, năng lực
hợp tác là năng lực của cá nhân khi tham gia hoạt động hợp tác dựa trên sự chia sẻ, trao
đổi, hỗ trợ, giúp đỡ, phối hợp với các thành viên nhằm giải quyết hiệu quả nhiệm vụ
chung trong một tình huống có ý nghĩa. Trong dạy học, hợp tác là sự kết hợp giữa cá
nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể để tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập của
HS theo một quy trình nhất định. Trong đó, GV là người chỉ đạo hoạt động học tập của
HS, giúp HS tự tìm ra tri thức qua quá trình giao tiếp với các HS khác.
1.2.3. Các biểu hiện của năng lực giao tiếp và hợp tác
Theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 [10], năng lực giao tiếp và hợp tác
của học sinh THPT được thể hiện qua các tiêu chí sau đây:
a. Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp
+ Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp;
dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong giao tiếp.
+ Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao
tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp.

12


+ Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề khoa học, nghệ thuật phù hợp với
khả năng và định hướng nghề nghiệp của bản thân, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với
các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng.
+ Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng
để trình bày thơng tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về các vấn đề trong
khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp.
+ Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm sốt cảm xúc, thái độ khi nói
trước nhiều người.

b. Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn
+ Nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác.
+ Xác định đúng nguyên nhân mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa
những người khác với nhau và biết cách hoá giải mâu thuẫn.
c. Xác định mục đích và phương thức hợp tác
Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và
những người khác đề x́t; biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp
với yêu cầu và nhiệm vụ.
d. Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân
Phân tích được các cơng việc cần thực hiện để hồn thành nhiệm vụ của nhóm;
sẵn sàng nhận cơng việc khó khăn của nhóm.
e. Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác
Qua theo dõi, đánh giá được khả năng hồn thành cơng việc của từng thành viên
trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động
hợp tác.
g. Tổ chức và thuyết phục người khác
Biết theo dõi tiến độ hồn thành cơng việc của từng thành viên và cả nhóm để
điều hồ hoạt động phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ
trợ các thành viên trong nhóm.
h. Đánh giá hoạt động hợp tác

13


Căn cứ vào mục đích hoạt động của các nhóm, đánh giá được mức độ đạt mục
đích của cá nhân, của nhóm và nhóm khác; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý được
cho từng người trong nhóm.
i. Hội nhập quốc tế
+ Có hiểu biết cơ bản về hội nhập quốc tế.
+ Biết chủ động, tự tin trong giao tiếp với bạn bè quốc tế; biết chủ động, tích cực

tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm của nhà
trường, địa phương.
+ Biết tìm đọc tài liệu nước ngồi phục vụ công việc học tập và định hướng nghề
nghiệp của mình và bạn bè.
1.2.4. Các biện pháp phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác
Biện pháp 1. Tạo ra các hoạt động giao tiếp
GV có thể tạo ra các hoạt động giao tiếp trong lớp học, ví dụ như yêu cầu HS làm
việc theo nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập, hoặc thuyết trình một chủ đề nào đó
liên quan đến bài học. Việc thực hiện các hoạt động này giúp học sinh tương tác và trao
đổi ý kiến với nhau, qua đó phát triển các kĩ năng giao tiếp.
Biện pháp 2. Cung cấp phản hồi một cách hiệu quả
Cung cấp phản hồi là một chiến thuật hiệu quả cải thiện việc học của
học sinh. Nó dựa trên việc đối chiếu kết quả học tập với các mục tiêu và chỉ
ra những cách để học sinh có thể cải thiện. Phản hồi có thể diễn ra trong quá trình
học sinh thực hiện hoạt động, khi giáo viên phát hiện ra những sai sót/vấn đề có thể điều
chỉnh luôn để giúp học sinh tránh được những sai lầm khơng cần thiết. Phản hồi cũng có
thể được đưa ra sau khi hoạt động đã kết thúc, giáo viên có thể sử dụng kết quả học tập
của học sinh làm cơ sở thúc đẩy học sinh suy ngẫm và sau đó đưa ra những nhận xét cần
thiết để học sinh có thể phát huy những điểm tốt và cải thiện những điểm cịn thiếu sót.
Biện pháp 3. Tổ chức các hoạt động học tập tương tác (hoạt động nhóm, thảo luận cặp
hoặc thảo luận chung.

14


×