Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giáo trình cơ sở khai thác mỏ hầm lò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.02 MB, 114 trang )

vũ đình tiến

cơ sở
khai thác mỏ
hầm lò

nhà xuất bản aaaaa
hà néi - 2008


vũ đình tiến

cơ sở
khai thác mỏ
hầm lò

nhà xuất bản aaaaa
hà néi - 2008


Vũ Đình Tiến

cơ sở khai thác mỏ
hầm lò

nhà xuất bản aaaaa - 2008


lời nói đầu
Giáo trình "Cơ sở Khai thác mỏ hầm lò" được biên soạn dựa trên Đề
cương môn học đà được Bộ môn Khai thác Hầm lò thông qua, nhằm phục vụ


giảng dạy cho sinh viên của các chuyên ngành Máy và thiết bị mỏ, Điện khí
hóa mỏ, Tự động hóa mỏ, Xây dựng công trình ngầm và mỏ, Tuyển khoáng,
Trắc địa mỏ, Kinh tế và quản trị doanh nghiệp mỏ, Địa chất thăm dò v.v
thuộc Trường đại học Mỏ-Địa chất.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đà tích cực tham khảo những kinh
nghiệm quý báu kinh qua rất nhiều năm giảng dạy môn học này của các thày
giáo trong bộ môn Khai thác Hầm lò. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham khảo
một cách có chọn lọc một số giáo trình tương ứng của nước ngoài, đồng thời cố
gắng cập nhật và giới thiệu các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của ngành mỏ
Việt Nam và thế giới.
Mặc dù do đặc thù của chuyên ngành khai thác hầm lò, các vấn đề được
đề cập trong cuốn sách này đều rất đa dạng và phức tạp, nhưng chúng tôi cố
gắng trình bày một cách đơn giản nhất với mong muốn giúp người đọc có thể
dễ dàng tiếp cận và nắm bắt được những vấn đề đó.
Giáo trình này được dùng để giảng dạy cho sinh viên thuộc các chuyên
ngành đà nêu trên, nhưng cũng có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên
của các chuyên ngành khác có quan tâm.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn các thầy giáo của Bộ môn Khai thác
Hầm lò, đặc biệt là PGS.TS. Đỗ Mạnh Phong và TS. Đào Danh Phượng, những
người đà dành nhiều thời gian và tâm sức để góp ý thiết thực cho bản thảo của
giáo trình này.
Dù sao, đây vẫn là lần xuất bản đầu tiên, không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp hữu ích của
bạn đọc.
Hà Nội, ngày 4 tháng 2 năm 2008
Tác giả


5


Chương 1
đại cương về khoáng sản có ích

1.1. Sự tạo thành than và đá mỏ
Vỏ trái đất được hình thành từ các lớp đá gốc và đất đá phủ (hình 1).
Các lớp đá gốc là các các lớp đá nằm tại vị trí thành tạo và không bị phá
hủy. Đất đá phủ được hình thành do sự phá hủy các lớp đá gốc, nó có thể nằm
tại vị trí thành tạo, cũng có thể bị nước mặt hoặc gió cuốn đi và lắng đọng ở nơi
khác. So với các lớp đá gốc, đất đá phủ tương đối bở tơi hơn. Độ dày của lớp đất
đá phủ có thể tới 100 m hay lớn hơn. Tất nhiên, trên mặt đất có những chỗ
không có đất đá phủ.
1
3
2

Hình 1
Cấu tạo của vỏ trái đất
1- Đất đá phủ;
2- Các lớp đá gốc;
3- Vỉa than

Theo nguồn gốc phát sinh, các lớp đá gốc được chia thành đá magma, đá
trầm tích và đá biến chất.
Đá magma (còn được gọi là đá phún trào) được hình thành trong quá
trình nguội dần magma nóng chảy trong vỏ trái đất hoặc trên mặt đất. Đó là các
loại đá granit, xienit, điorit, bazan v.v
Đá trầm tích khác với đá magma lµ cã chøa tµn tÝch cđa thùc vËt vµ động
vật. Nó được thành tạo do sự lắng cặn dạng cơ học, dạng hóa học hay dạng sinh
học ở đáy các đầm, hồ hoặc biển. Ban đầu đá trầm tích thường có dạng lớp hay
vỉa nằm ngang, dày mỏng khác nhau. Nhóm đá này bao gồm: than đá, sa thạch,

thạch cao, cát, sỏi, đá vôi
Đá biến chất được hình thành từ hai loại đá trên, do tác động của nhiệt
độ và áp suất cao mà bị tách lớp, thay đổi cấu tạo và một số tính chất. Đó là đá
hoa cương, grafit, gơnai
Giữa các loại đá cần phân biệt khoáng sản có ích và đá thải.
Khoáng sản có ích là các loại đá mỏ có thể khai thác từ lòng đất, nhằm
phục vụ những nhu cầu khác nhau của loài người. Khoáng sản có ích có thể
được sử dụng ở dạng tự nhiên hoặc sau khi đà được chÕ biÕn phï hỵp.


6

Đá thải là các loại đá vây bọc quanh khoáng sản có ích hoặc nằm xen
giữa nó, tùy theo điều kiện khai thác có thể được lấy ra cùng với khoáng sản,
nhưng không được sử dụng.
Việc phân chia đá mỏ như trên chỉ là quy ước. Nếu lấy đá vôi làm thí dụ
thì ai cũng thấy rằng, khi khai thác than, đá vôi được coi là đá thải, nhưng trong
những điều kiện khác người ta lại chuyên khai thác đá vôi để phục vụ nhu cầu
xây dựng và nhiều lĩnh vực khác.
Quá trình tạo thành than đá có thể được mô tả như sau:
Hàng trăm triệu năm về trước, hành tinh của chúng ta còn ở vào thời kỳ
khí hậu nóng và ẩm, rất thuận lợi cho việc phát triển các loại thực vật và thế
giới động vật, chúng sinh sôi nảy nở tràn lan trong các đầm lầy và đất liền. Thời
này qua thời khác, mặt đất bị các đại dương xâm lấn do chuyển vận của vỏ trái
đất, ở đáy đại dương sẽ hình thành các lớp đá trÇm tÝch vïi dËp thÕ giíi sinh vËt
phong phó kia. Khi ôxy của không khí còn có thể xâm nhập vào khối tàn tích
của sinh vật, thì sẽ có quá trình cháy âm ỉ (cháy chậm không có lửa). Đến khi
các lớp trầm tích dày dần lên. Không khí không thể xâm nhập tiếp tục được
nữa, sẽ bắt đầu quá trình phân hủy không có ôxy. Từ đó hình thành chất tàn dư
rắn có chứa khối lượng lớn cacbon, thành phần chính của than đá.

Qua một thời gian dài khác, đến lúc đáy đại dương lại được nâng lên và
trở thành đất liền và các hồ, đầm. Điều kiện để thế giới sinh vật phát triển lại
xuất hiện, quá trình hình thành vỉa than như đà nêu trên sẽ được lặp lại. Hiện
tượng nâng và hạ đáy đại dương xảy ra nhiều lần, trên nhiều khu vực của vỏ trái
đất. Chính vì vậy mà ở những khu vực đó ngày nay có nhiều vỉa than riêng biệt,
được ngăn cách nhau bởi nhiều lớp đá thải.
Khu vực tích tụ tự nhiên khoáng sản có ích trong vỏ trái đất được gọi là
khoáng sàng khoáng sản có ích.
Khoáng sàng có nhiều vỉa than nằm không cách xa nhau và được ngăn
cách bằng các lớp đá thải được gọi là cụm vỉa.
Phụ thuộc vào hàm lượng cacbon và các thành phần khác, than được chia
thành than nâu, than đá và antraxit.
Than nâu chứa 60-70% cacbon và có độ ẩm cao. Khả năng sinh nhiệt
của nó là 5000-7200 Kcal/kg. Khi bảo quản ở ngoài không khí nó bị phong hóa
rất nhanh. Than nâu được sử dụng như một dạng nhiên liệu, nhiều loại than nâu
được dùng làm nguyên liệu để chế biến nhiều loại sản phẩm hóa học.
Than đá chứa 75-87% cacbon, khả năng sinh nhiệt của nó là 7500-9000
Kcal/kg. Than đá rắn chắc hơn than nâu, khi bị đập nó sẽ vỡ thành các mảnh
vụn rời. Than đá có mầu đen.
Than đá được dùng trong công nghiệp với nhiều mục đích khác nhau.
Đáng quý hơn cả là các loại than cốc. Than cốc khác với các loại than đá khác


7

là khi luyện nó trong các lò chuyên dùng ở nhiệt độ 750-1100oC, không có
không khí, sẽ nhận được một sản phẩm kết dính đặc biệt, đó chính là cốc. Cốc
được dùng để luyện gang thép trong các nhà máy luyện kim. Khi chưng khô các
loại than đá có thể lấy được hắc ín và nhiều loại sản phẩm dạng khí. Những chất
này đều có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế quốc dân.

Antraxit chứa 87-98% cacbon, có ánh bán kim, mầu đen nhung. Antraxit
rất rắn chắc, khi cháy có ngọn lửa yếu hoặc hoàn toàn không có lửa, hầu như
không sinh khói và không bị kết dính. Nó bắt cháy kém hơn than đá và muốn
đốt nó phải có một khối lượng không khí lớn, tức là phải tạo một lực thổi mạnh.
1.2. Điều kiện dạng nằm, cấu tạo và tính chất của các vỉa than và đá mỏ
Vỉa là thân địa chất dạng tấm có chứa khoáng sản hoặc đá mỏ trầm tích
tương đối đồng chất.
Nếu mô hình của một vỉa bị một mặt phẳng ngang cắt qua (hình 2) thì
chúng ta sẽ có các yếu tố dạng nằm của vỉa than. Hướng của đường giao tuyến
giữa vỉa và mặt phẳng ngang (đường AB) được gọi là phương của vỉa, còn bản
thân giao tuyến AB được gọi là đường phương.
C
A
B
vỉa than

Hình 2
Các yếu tố dạng nằm
của vỉa than

D

Phương của vỉa được xác định bởi góc phương vị, tức là góc tạo bởi giữa
đường phương và đường vĩ tuyến. Tất nhiên đối với vỉa hoàn toàn nằm ngang thì
khái niệm "phương" sẽ mất ý nghĩa.
Hướng của đường thẳng nằm trong vỉa và vuông góc với đường phương
được gọi là hướng dốc của vỉa. Còn đường CD (hình 2) được gọi là đường dốc.
Góc tạo bởi giữa mặt vỉa và mặt phẳng ngang (góc , hình 2) được gọi là
góc dốc của vỉa.
Dựa vào giá trị của góc dốc, các vỉa than được chia thành bốn nhóm:

- vỉa dốc thoải,
khi α = 0  18o;
- vØa dèc nghiªng, khi α = 18 35o;
- vỉa nghiêng-đứng, khi = 35  55o;
- vØa dèc ®øng,
khi α = 55  90o.
RÊt ít khi gặp các vỉa than nằm ngang ( = 0o).
Các lớp đá nằm trên vỉa than được gọi là vách của vỉa. Các lớp đá nằm
dưới vỉa than được gọi là trụ của vỉa. ở các vỉa than dốc đứng còn có các khái
niệm tương ứng là vách treo và vách nằm.


8

Chiều dày của vỉa là khoảng cách giữa vách và trụ của vỉa theo pháp
tuyến.
Phụ thuộc vào chiều dày, các vỉa than được chia ra thành bốn nhóm:
- vỉa rất mỏng, khi chiều dày nhỏ hơn 0,7 m;
- vỉa mỏng, khi chiều dày từ 0,71 đến 1,2 m;
- vỉa dày trung bình, khi chiều dày từ 1,21 đến 3,5 m;
- vỉa dày, khi chiều dày vượt quá 3,5 m.
Trong thực tế có những vỉa than dày tới 15-20 m, đôi khi còn lớn hơn.
Vỉa than ít khi có cấu tạo đồng chất trên toàn bộ chiều dày. Thông
thường, một vỉa than là tập hợp nhiều lớp than riêng biệt, khác nhau về độ ánh,
độ kiên cố, khả năng sinh nhiệt và những tính chất khác. Đôi khi các lớp than
đó lại bị các lớp đá kẹp ngăn cách (hình 3, a). Chiều dày các lớp đá kẹp thường
từ vài milimét tới vài chục centimét.
a

b


Hình 3
Cấu tạo của vỉa than
a- vỉa than phức tạp;
b- vỉa than đơn giản
Trong quá trình khai thác than, các lớp đá kẹp thường bị lấy lẫn cùng với
than, chúng làm bẩn và giảm chất lượng của than.
Trong các tính chất cơ bản của than cần chú ý tới độ cứng và độ kiên cố.
Độ cứng là khả năng chống lại sự đột nhập của các dụng cụ nhọn, thí dụ
như đầu búa chèn.
Độ kiên cố là khả năng chống lại những dạng phá hủy khác nhau. Theo
độ kiên cố người ta phân biệt than mềm yếu, than kiên cố trung bình và than
kiên cố. Các loại than mềm yếu có thể bị tách dễ dàng ra khỏi vỉa bằng các
dụng cụ đơn giản, như cuốc chim, xà beng Muốn tách phá các loại than kiên
cố trung bình trở lên, cần phải dùng các loại máy chuyên dùng hoặc nhờ chất
nổ.
Đá vách và đá trụ của vỉa than thường là sét kết, bột kết, đôi khi là các
loại đá kiên cố hơn, như đá vôi và cát kết. Những tính chất chính của đá vách và
đá trụ là độ kiên cố, độ ổn định, độ rạn nứt và độ dẻo.
Đá vôi và cát kết là các loại đá kiên cố và có mức độ ổn định cao, còn
các loại đá sét kết và bột kết có độ ổn định kém hơn và dễ bị phá hủy hơn. Nói
chung, nếu đá có độ rạn nứt cao thì sẽ có độ ổn định kém.
Tất cả các đá mỏ được phân loại theo các tính chất cơ-lý của chúng.
Bảng phân loại đá mỏ của giáo sư M. Prôtôđiacônốp được dùng phổ biến hơn
cả.


9

Trị số đặc trưng độ kiên cố của đá mỏ được gọi là hệ số kiên cố. Giáo sư

Prôtôđiacônốp tính hệ số kiên cố của các loại đá mỏ theo biểu thức sau

f

n.t
100

trong đó: f - hệ số kiên cố của đá;
n.t - sức kháng nén tạm thời của đá, KG/cm2.
Hệ số kiên cố của các loại đá thay ®ỉi tõ 0,3 ®Õn 20. ThÝ dơ, than ®¸
mỊm u có sức kháng nén tạm thời là 100 KG/cm2 sẽ có hệ số kiên cố là 1.
Các loại đất chảy có hệ số kiên cố f = 0,3; thạch anh và banzan chắc
quánh và kiên cố nhất có f = 20. Quặng sắt thường có hệ số kiên cố f = 6-12.
Các loại đá vách và trụ của các vỉa than cịng th­êng cã f = 6-12.
Dï sao cịng cÇn hiểu rằng, hệ số kiên cố của đá mỏ theo thang chia của
giáo sư Prôtôđiacônốp chỉ là đơn vị quy ước.
Phá hủy địa chất là những biến động dạng nằm ban đầu của các vỉa than
hay vỉa đá, hoặc là những thay đổi về kích thước chiều dày của chúng.
Có hai dạng phá hủy địa chất: xảy ra trong thời kỳ hình thành vỉa và xảy
ra sau khi vỉa đà có từ trước.
Dạng phá hủy đầu tiên là các hiện tượng: vỉa bị vát mỏng dần dần hay
đột ngột (hình 4, a), vỉa bị mỏng dần rồi mất hẳn (hình 4, b), vỉa đột tăng chiều
dày ở những khu vực nhất định (hình 4, c).
a

b

Hình 4
Các phá hủy địa chất
xảy ra trong thời kỳ

hình thành vỉa than

c

Dạng phá hủy địa chất xảy ra sau khi vỉa đà hình thành là các hiện tượng
uốn nếp và đứt gÃy.
a
b

Hình 5
Các phá hủy địa chất
xảy ra sau khi
hình thành vỉa than

d

e

c

f

n.t
100

f


10


Uốn nếp lồi có đỉnh quay lên phía trên được gọi là bối tà (hình 5, a), uốn
nếp lõm có đỉnh quay xuống phía dưới gọi là hướng tà (hình 5, b). Những phần
nằm về hai bên đỉnh của uốn nếp được gọi là cánh.
Đứt gÃy cũng có nhiều dạng: đứt gÃy thuận (hình 5, c), đứt gÃy nghịch
(hình 5, d), đứt gÃy ngang (hình 5 ,e), đứt gÃy ngang chờm (hình 5, f) và v.v
Các phá hủy địa chất đều gây trở ngại cho công tác khai thác khoáng sản
có ích.
1.3. Các khái niệm về khoáng sàng quặng
Quặng là khoáng sản có ích chứa kim loại hay khoáng vật với khối lượng
thích hợp để sử dụng trong công nghiệp ở trình độ phát triển kinh tế và kỹ thuật
đương thời.
Cần phân biệt quặng kim loại và phi kim loại.
Quặng kim loại là khoáng sản có thể cho lấy ra kim loại đen, kim loại
màu, kim loại quý và hiếm, kim loại phóng xạ v.v
Quặng phi kim loại là khoáng sản có thể cho lấy ra các khoáng vật hóa
học, phân bón, vật liệu xây dựng, vật liệu làm đồ gốm, thủy tinh v.v
Kim loại hay khoáng vật ở trong quặng được gọi là thành phần có ích
của quặng. Quặng có thể có một hay nhiều thành phần có ích và được gọi là
quặng đơn kim, quặng đa kim v.v
Quặng giầu hay quặng nghèo được đánh giá bằng hàm lượng thành phần
có ích của chúng. Hàm lượng thành phần có ích của quặng kim loại đen và màu
được tính bằng phần trăm (%), còn đối với quặng kim loại quý và hiếm thì được
tính bằng gam/tấn (g/t).
Cũng dựa vào hàm lượng thành phần có ích, còn cần phải phân biệt
khoáng sàng quặng công nghiệp và phi công nghiệp. Mốc để phân biệt là hàm
lượng công nghiệp tối thiểu. Việc quy định hàm lượng công nghiệp tối thiểu chỉ
mang ý nghĩa cục bộ và tạm thời, nó sẽ bị thay đổi ở các điều kiện tự nhiên
khác nhau và theo sự phát triển trình độ kinh tế-kỹ thuật của con người.
c


b

a
1

1
4
3
2
3

3

2
4

Hình 6. Hình dạng của
các khoáng sàng quặng
1- đất đá phủ;
2- thân quặng;
3- đá kẹp;
4- đá vây bọc


11

Trong thực tế rất ít gặp các khoáng sàng quặng dạng vỉa đồng đều.
Chúng thường là các thân quặng dạng mạch không đồng đều hoặc dạng khối
phức tạp.
Mạch quặng thường là các khe nứt trong vỏ trái đất có chứa khoáng sản

(hình 6, a). Thân quặng dạng khối có nhiều loại: dạng ổ (hình 6, b), dạng thấu
kính (hình 6, c), dạng trục, dạng bướu v.v
So với khoáng sàng than, khoáng sàng quặng có những đặc điểm địa chất
riêng. Đó là: các yếu tố dạng nằm (góc dốc, chiều dày) không ổn định; có nhiều
phá hủy địa chất; quặng và các loại đá vây bọc thường có độ kiên cố lớn; hàm
lượng thành phần có ích trong thân quặng không ổn định; ranh giới cách biệt
thân quặng với đá vách và trụ không rõ ràng; kích thước theo phương của
khoáng sàng quặng tương đối nhỏ, nhưng kích thước theo độ sâu thì lại lớn và
v.v
Các thân quặng được phân loại theo chiỊu dµy nh­ sau:
- rÊt máng, cã chiỊu dµy tới 0,6-0,8 m;
- mỏng, có chiều dày từ 0,6-0,8 đến 3 m;
- dày trung bình, có chiều dày từ 3 ®Õn 6-8 m;
- dµy, cã chiỊu dµy tõ 6-8 ®Õn 15-20 m;
- rất dày, có chiều dày lớn hơn 15-20 m.
Theo góc dốc các thân quặng được phân loại giống c¸c vØa than.


12

Chương 2
các công trình của mỏ hầm lò

2.1. Tổng đồ mặt bằng của mỏ hầm lò
Tổng đồ mặt bằng là tập hợp các tòa nhà, công trình và thiết bị dùng để
trục tải, tiếp nhận, phân loại hoặc chế biến và tiêu thụ khoáng sản có ích; nhận
và thải đá; thông gió cho hầm lò; cung cấp năng lượng cho các công tác mỏ và
phục vụ đời sống cho công nhân và cán bộ.
Tổng đồ mặt bằng gồm ba khối chÝnh: khèi giÕng chÝnh, khèi giÕng phơ
vµ khèi hµnh chÝnh-phơc vụ. Ngoài ra, trong tổng đồ mặt bằng còn có các tòa

nhà và công trình riêng biệt, do đặc điểm công nghệ và yêu cầu chuyên môn
không thể ghép chung thành khối. Đó là: trạm quạt gió chính, trạm biến thế
điện, kho thuốc nổ, bể chứa nước v.v
4
8
6
2
3
5
7
9

10

1

11

Hình 7. Tổng đồ mặt bằng của mỏ than hầm lò
1- khối giếng chính cùng trạm chất tải than không có bunke; 2- khối giếng phụ;
3- nhà máy trục của giếng chính và giếng phụ; 4- khối hành chính-phục vụ;
5- trạm quạt; 6- trạm biến thế điện; 7- kho vật liệu; 8- bể chứa nước phòng
cháy; 9- nhà để tàu điện; 10- trạm ga đường sắt; 11- trạm chất tải đá thải
Khối giếng chính gồm có các công trình và tổ hợp thiết bị để nhận than
và đá thải, trạm chất than vào các toa xe đường sắt, trạm thải đá và nhà đặt máy
trục tải.
Khối giếng phụ dùng để vận chuyển người, cung cấp vật liệu và thiết bị
cho hầm lò, trao đổi goòng cho thùng cũi. Ngoài ra trong khối giếng phụ còn có
các nhà xưởng sửa chữa cơ-điện, kho vật liệu, nhà đặt máy trục tải. Nếu mỏ cần
sử dụng năng lượng khí nén, thì ở khối này còn có thêm trạm máy nén khí.

Cũng có thể ghép tháp giếng chính và tháp giếng phụ vào hai khối kể
trên, mặc dù không phải lúc nào chúng cũng liên hệ về kết cấu với các tòa nhà
trên mặt bằng.


13

Khối hành chính-phục vụ gồm có các phòng giao ca của các phân xưởng,
phòng họp, các phòng ban quản lý xí nghiệp, trạm y tế, nhà đèn, nhà tắm, nhà
ăn v.v
Trạm quạt gió chính thường được xây dựng riêng biệt ở gần giếng chính
và liên hệ với nó bằng các rÃnh ngầm dẫn gió chuyên dùng.
Hiện nay, khi xây dựng các mỏ hầm lò mới người ta thường áp dụng
cách giao than nguyên khai trực tiếp vào các toa xe đường sắt, như vậy đỡ phải
xây dựng các bunke chứa và kho than dự phòng trên mặt đất, tức là giảm được
đáng kể vốn đầu tư xây dựng mặt bằng. Song muốn thế, công tác vận tải đường
sắt phải được tổ chức chặt chẽ, đảm bảo cho mỏ hoạt động liên tục.
Trong phần lớn các mỏ, lượng đá thải được chuyển lên mặt đất khá lớn,
có thể chiếm tới 15-20% khối lượng khoáng sản khai thác được. Số đá thải này
thường được chuyển đến bÃi thải nằm trong hoặc ngoài phạm vi mỏ bằng ôtô
hoặc bằng các thiết bị vận tải khác.
2.2. Các công trình dưới đất của mỏ hầm lò
Phần lớn các công trình dưới đất của mỏ hầm lò đều có chiều dài lớn hơn
nhiều so với kích thước tiết diện của chúng, đó là các đường lò mỏ.
Theo vị trí không gian các đường lò mỏ được chia thành ba nhóm: các
đường lò thẳng đứng, các đường lò nằm nghiêng và các đường lò nằm ngang.
5
6

11 12

11

7

1

2

15

A
8
8

A
14

14
14

A-A
8

9

3

10

13

14
4

16

16

17

15

14

Hình 8. Các đường lò mỏ
1- giếng đứng chính; 2- giếng đứng phụ; 3- phỗng; 4- giếng mù;
5- giếng thông gió; 6- giếng nghiêng; 7- lò thượng; 8- lò hạ;
9- lò trượt; 10- lò hạ phụ; 11- lò xuyên vỉa trong than;
12- giếng nghiêng thông gió; 13- lò bằng; 14- lò dọc vỉa;
15- lò xuyên vỉa; 16- lò song song; 17- häng s¸o


14

Các đường lò thẳng đứng bao gồm giếng đứng, phỗng, giếng mù và
giếng thông gió.
Giếng đứng là đường lò thẳng đứng, có lối thông trực tiếp ra mặt đất,
dùng để trục tải khoáng sản, người và vật liệu, đồng thời còn dùng để thông gió
cho mỏ (hình 8). Cần phân biệt giếng đứng chính và giếng đứng phụ. Giếng
chính dùng để trục tải khoáng sản lên mặt đất và còn là đường thoát gió bẩn,
cũng có khi còn được dùng để trục đá thải lên mặt đất. Giếng phụ dùng để vận

chuyển người, đưa vật liệu và thiết bị vào mỏ, dẫn gió sạch vào mỏ và cũng có
khi được dùng để trục đá thải lên mặt đất thay cho giếng chính.
Phỗng là đường lò thẳng đứng, không có lối thông trực tiếp lên mặt đất,
dùng để vận chuyển khoáng sản từ mức cao hơn xuống mức thấp hơn, cũng
dùng để vận chuyển người, vật liệu và thiết bị.
Giếng mù là đường lò thẳng đứng, không có lối thông trực tiếp lên mặt
đất, dùng để vận chuyển khoáng sản từ mức thấp hơn lên mức cao hơn, cũng
dùng để vận chuyển người, vật liệu và thiết bị.
Giếng thông gió là đường lò thẳng đứng, có lối thông trực tiếp ra mặt
đất, chủ yếu làm đường thoát gió bẩn cho mỏ, cũng có thể là đường cấp vật liệu
và thiết bị vào mỏ.
Các đường lò nằm nghiêng gồm có: giếng nghiêng, giếng nghiêng thông
gió, lò thượng, lò hạ, lò trượt, họng sáo.
Giếng nghiêng là đường lò nằm nghiêng, có lối thông trực tiếp ra mặt
đất, có công dụng giống như giếng đứng. Như vậy, cũng cần phân biệt giếng
nghiêng chính và giếng nghiêng phụ. Góc nghiêng của giếng thường phù hợp
với góc nghiêng hoạt động của loại thiết bị vận tải được sử dụng trong giếng.
Nếu dùng băng tải để vận chuyển khoáng sản theo giếng nghiêng lên mặt đất,
thì nó có dộ dốc không vượt quá 18o. Còn nếu dùng trục tải cáp kéo goòng, thì
độ dốc của giếng không vượt quá 25o.
Giếng nghiêng thông gió là đường lò nằm nghiêng, có lối thông trực tiếp
ra mặt đất, thường có chiều sâu tương ứng với độ dày của lớp đất đá phủ. Công
dụng của nó cũng giống như giếng đứng thông gió.
Lò thượng là đường lò nằm nghiêng theo vỉa than, không có lối thông
trực tiếp ra mặt đất. Tùy theo công dụng người ta phân biệt lò thượng chính và
lò thượng phụ. Lò thượng chính dùng để vận chuyển khoáng sản theo chiều dốc
xuống nhờ các thiết bị vận tải. Lò thượng phụ được đào song song với lò thượng
chính và dùng để làm lối đi cho công nhân, nó cũng là đường cấp vật liệu, thiết
bị và gió sạch cho các khu khai thác.
Lò hạ là đường lò nằm nghiêng theo vỉa than, không có lối thông trực

tiếp ra mặt đất, dùng để vận chuyển khoáng sản theo chiều từ dưới lên trên.
Giống lò thượng, cần phân biệt lò hạ chính và lò hạ phụ.


15

Lò trượt là đường lò nằm nghiêng, không có lối thông trực tiếp ra mặt
đất, dùng để thả khoáng sản hoặc vật liệu bằng cách tự chảy.
Họng sáo là đường lò nằm nghiêng theo vỉa, không có lối thông trực tiếp
ra mặt đất, thường được đào ngược chiều dốc, nối thông các lò dọc vỉa với nhau.
Họng sáo dùng để thông gió, làm lối đi và để vận chuyển khoáng sản hoặc vật
liệu.
Các đường lò nằm ngang gồm có: lò bằng, lò xuyên vỉa, lò xuyên vỉa
trong than, lò dọc vỉa, lò song song. Thường các lò này không được ®µo n»m
ngang hoµn toµn, mµ chóng cã ®é dèc 4-5 để tiện lợi cho việc vận tải bằng
đường goòng và dễ thoát nước.
Lò bằng là đường lò nằm ngang, có lối thông trực tiếp ra mặt đất, có
công dụng như giếng đứng và giếng nghiêng. Cũng theo công dụng lò bằng
được phân biệt thành lò bằng chính và lò bằng phụ.
Lò xuyên vỉa là đường lò nằm ngang, không có lối thông trực tiếp ra mặt
đất, thường được đào thẳng góc hoặc chéo một góc nào đó với phương của vỉa,
có tác dụng nối thông giếng đứng, giếng nghiêng với các vỉa than, hoặc liên
hệ các vỉa than trong mét cơm vØa víi nhau. Theo c«ng dơng ng­êi ta phân biệt
lò xuyên vỉa vận tải và lò xuyên vỉa thông gió.
Lò xuyên vỉa trong than là đường lò nằm ngang, không có lối thông trực
tiếp ra mặt đất, thường được đào trong vỉa than dày, dùng để liên hệ trụ với vách
của vỉa.
Lò dọc vỉa là đường lò nằm ngang, không có lối thông trực tiếp ra mặt
đất, thường được đào theo phương của vỉa. Theo công dụng, cần phân biệt lò
dọc vỉa vận tải và lò dọc vỉa thông gió. Lò dọc vỉa có thể được đào theo vỉa

than, cũng có thể được đào trong đá trụ, song song với phương của vỉa. Loại lò
dọc vỉa thứ hai được gọi là lò dọc vỉa đá.
Lò song song là đường lò nằm ngang, không có lối thông trực tiếp ra mặt
đất, được đào trong vỉa than, song song và gần với lò dọc vỉa vận tải hay lò dọc
vỉa thông gió với mục đích phụ trợ cho chúng.
Ngoài các đường lò đà kể trên, có một số đường lò khác không thể ghép
riêng vào bất kỳ nhóm đường lò nào, thí dụ như lò nối, lò cắt và lò chợ.
Lò nối là đường lò nằm ngang hoặc nghiêng, được đào để nối thông các
cặp đường lò đi song song với nhau (các cặp giếng nghiêng, lò thượng, lò hạ, lò
dọc vỉa) nhằm mục đích thông gió thuận lợi trong quá trình đào chúng.
Lò cắt là đường lò nằm nghiêng hoặc ngang, được đào theo vỉa than, nối
thông lò dọc vỉa vận tải và lò dọc vỉa thông gió với nhau hoặc song song với
chúng. Lò cắt là tiền thân của lò khai thác.
Lò khai thác là đường lò được hình thành do việc trực tiếp khấu khoáng
sản. Khi lò khai thác có gương khá dài, lớn hơn 10 m vµ cã thĨ tíi 200-300 m,


16

thì nó được gọi là lò chợ. Tùy từng trường hợp cụ thể lò chợ có thể nằm nghiêng
theo chiều dèc cđa vØa, cã thĨ n»m ngang theo ph­¬ng vØa, cũng có thể nằm
chéo một góc nào đó với phương vỉa.
Trong mỏ hầm lò còn có một số công trình ngầm khác không thuộc về
khái niệm "đường lò". Đó là: buồng, hầm, trạm, kho, sân ga, sân giếng.
Buồng, hầm là những công trình ngầm có chiều dài tương đối không lớn
so với kích thước mặt cắt ngang của chúng và dùng để lắp đặt máy móc, thiết
bị, bảo quản các loại vật liệu và phục vụ các nhu cầu khác.
Phần lớn các buồng, hầm được bố trí ở gần các giếng mỏ. Tên gọi của
chúng thường phù hợp với công dụng, thí dụ như: buồng đợi xe, trạm y tế, hầm
máy bơm, buồng tời, trạm điện, kho thuốc nổ v.v

Sân ga là những công trình ngầm được xây dựng ở những khu vực các
đường lò nằm ngang cắt qua các đường lò nằm nghiêng với mục đích vận tải,
phổ biến là khi các lò dọc vỉa cắt qua các lò thượng hay lò hạ.
Sân giếng là tập hợp các đường lò và buồng, hầm ở gần giếng đứng hoặc
giếng nghiêng, có vai trò nối thông giếng với các đường lò vận tải và thông gió
nhằm phục vụ các hoạt động trong mỏ hầm lò.
2.3. Các bước hoạt động của mỏ hầm lò
Các công tác khấu khoáng sản và đá mỏ, đào và chống giữ các đường lò
được gọi là các công tác mỏ.
Trong các mỏ than và quặng hầm lò, thứ tự thực hiện các công tác mỏ
gồm ba bước chính: mở vỉa ruộng mỏ, chuẩn bị ruộng mỏ và khai thác khoáng
sản.
Mở vỉa ruộng mỏ là việc đào và chống giữ tập hợp các công trình hầm
lò, tạo lối thông từ mặt đất tới khoáng sàng hoặc một phần của nó, đảm bảo khả
năng đào được các đường lò chuẩn bị.
Các đường lò dùng để mở vỉa cho ruộng mỏ được gọi là các đường lò mở
vỉa. Chi phí đào chúng được tính vào vốn kiến thiết cơ bản của xí nghiệp mỏ.
Chuẩn bị ruộng mỏ là thứ tự đào các đường lò sau khi mở vỉa để hình
thành các khu khai thác. Các đường lò này được gọi là các đường lò chuẩn bị.
Khai thác khoáng sản là các công tác được tiến hành nhằm trực tiếp lấy
khoáng sản với số lượng lớn và liên tục.
Để đảm bảo tính liên tục của các công tác khai thác, ngoài các đường lò
vận tải và thông gió chính của khu khai thác thường phải đào thêm các đường lò
phụ trợ đi trong vỉa than hoặc thân quặng. Những đường lò phụ trợ này có thời
gian phục vụ ngắn và chúng cũng được gọi là các đường lò chuẩn bị.
Công tác chuẩn bị và công tác khai thác có quan hệ mật thiết với nhau về
cả không gian và thời gian.


17


Mỏ hầm lò là một đơn vị sản xuất-kinh doanh độc lập, thực hiện khai
thác khoáng sản có ích bằng phương pháp hầm lò và vận chuyển nó trực tiếp tới
các hộ tiêu dùng hoặc tới xí nghiệp tuyển khoáng trung tâm.
Trong khái niệm mỏ hầm lò phải kể cả các công trình trên mặt đất và tập
hợp các công trình hầm lò trong phạm vi ruộng mỏ.
Ruộng mỏ là khoáng sàng hay một phần khoáng sàng dành cho một
doanh nghiệp mỏ hoạt động khai thác. Trường hợp khoáng sản là than, tương
ứng "ruộng mỏ" còn dùng thuật ngữ "ruộng than".


18

Chương 3
công tác khoan nổ mìn trong mỏ than hầm lò

Việc khai thác các khoáng sản rắn thường đi liền với việc tách phá
khoáng sản hoặc đá mỏ ra khỏi khối nguyên và đập vụn chúng để dễ dàng xúc
bốc và vận chuyển. Trong nhiều trường hợp, các công đoạn kể trên được thực
hiện nhờ công tác khoan nổ mìn.
Công tác khoan nổ mìn ở riêng từng đường lò được tiến hành tuân theo
một tài liệu kỹ thuật đặc biệt, đó là hộ chiếu khoan nổ mìn được thiết kế riêng
cho đường lò đó.
Bản chất của phương pháp khoan nổ mìn là ở gương lò người ta khoan
các lỗ khoan nhỏ, có độ sâu tới 7 m và đường kính 40-75 mm, sau đó nạp các
thỏi thuốc nổ, rồi gây nổ.
Sau khi nạp thuốc nổ, khoảng trống còn lại của lỗ mìn, kể từ khối thuốc
nổ đến miệng lỗ mìn, được chất kín bằng vật liệu trơ, đó là nút lỗ mìn. "Trơ" có
nghĩa là không có khả năng bắt cháy khi xuất hiện nhiệt độ cao trong quá trình
nổ mìn. Nút lỗ mìn thường là cát pha lẫn bột ®Êt sÐt.

Sau khi nỉ m×n, chÊt nỉ chun tøc thêi thành các chất khí với khối
lượng lớn và dÃn nở mÃnh liệt dưới tác động của nhiệt độ cao, tạo thành công cơ
học tách phá khoáng sản hoặc đá ra khỏi khối nguyên và làm vụn chúng.
Ngoài các lỗ mìn nhỏ, ở các mỏ quặng hầm lò còn sử dụng các lỗ mìn
lớn có chiều sâu đạt tới vài chục mét và đường kính lớn tới vài trăm milimét.
Trong phạm vi chương này chúng ta chỉ xem xét phương pháp nổ các lỗ mìn
nhỏ.
3.1. Máy và dụng cụ để khoan lỗ mìn nhỏ
Để khoan các lỗ mìn nhỏ có thể sử dụng máy khoan xoay, xoay-đập và
đập-quay.
Dụng cụ để khoan các lỗ mìn nhỏ là choòng khoan. Trên hình 9 cho thấy
choòng của khoan xoay và khoan xoay-đập. Choòng khoan gồm có: mũi khoan
1, thân choòng 2, và đuôi choòng 3. Choòng để khoan xoay-đập còn có ắc 4 để
giới hạn độ dài của đuôi choòng và lỗ thông dọc thân choòng để dẫn nước hoặc
khí nén vào đáy lỗ khoan nhằm lấy phoi.
1

2

3

a
2

5

4

3


b

Hình 9. Choòng của khoan xoay (a) và của khoan xoay-đập (b)


19

Khi khoan xoay, đá ở đáy lỗ khoan bị phá hủy bởi các cạnh cắt của mũi
khoan và bị đẩy ra khỏi lỗ khoan bởi rÃnh xoắn của thân choòng.
Để khoan các lỗ mìn nhỏ trong than hoặc đá mềm yếu có thể sử dụng
máy khoan điện cầm tay (hình 10).

Hình 10
Các máy khoan điện
cầm tay

Để khoan các lỗ mìn trong đá có độ kiên cố trung bình thường sử dụng
giá khoan điện (hình 11).

Hình 11
Giá khoan điện
1- máy khoan điện;
2- giá đỡ kiểu kích ống lồng;
3- cần điều khiển;
4- trục chính của máy khoan

3

4
1

2

Để gắn máy khoan điện vào giá khoan có
thể sử dụng khung đỡ máy khoan (hình 12).
Giá khoan được dựng kích vào giữa nền và
nóc đường lò. Dùng khung đỡ máy khoan, có thể
lắp chúng bằng bulông vào thành của các loại máy
xúc bốc.

Hình 12
Khung đỡ máy khoan điện


20

Trên hình 13 thể hiện hai loại mũi khoan xoay dùng cho máy khoan
điện.
a

b

Hình 13. Mũi khoan điện
a- để khoan than;
b- để khoan đá.

Để khoan các lỗ mìn trong đá có độ kiên cố từ trung bình trở lên cần sử
dụng các loại búa khoan khí nén, hoạt động theo nguyên tắc đập-quay.
Búa khoan khí nén cầm tay (hình 14) được chế tạo theo nhiều cỡ khác
nhau, có trọng lượng từ 10 đến 40 kg. Trong khi khoan, thợ khoan có thể dùng
tay để giữ búa hoặc cũng có thể dùng giá đỡ búa hoạt động bằng khí nén. Búa

khoan cầm tay dùng để khoan các lỗ mìn nằm ngang hoặc nghiêng. Để khoan
các lỗ mìn thẳng đứng hoặc dốc lên với góc lớn, phải sử dụng búa khoan kiểu
ống lồng.

Hình 14
Búa khoan hoạt động bằng khí nén

Phụ thuộc vào cấu tạo và độ kiên cố của đá ở gương lò, cấu tạo của mũi
khoan đập-quay rất đa dạng (hình 15).
Hình 15
Các dạng mũi khoan
đập-quay
Để tăng năng suất lao động cho công tác khoan lỗ mìn, khi đào lò nên sử
dụng các xe khoan tự hành, hoạt động theo nguyên tắc xoay-đập (hình 16).


21

Hình 16
Xe khoan

3.2. Chất nổ và phương tiện nổ mìn
Tất cả các loại chất nổ dùng trong công nghiệp mỏ được chia thành ba
nhóm theo quy tắc an toàn:
1. Chất nổ chỉ dùng cho khai thác lộ thiên;
2. Chất nổ dùng cho mỏ hầm lò và lộ thiên, trừ các mỏ hầm lò nguy
hiểm về khí và bụi;
3. Chất nổ dùng cho mỏ hầm lò và lộ thiên, kể cả các mỏ hầm lò nguy
hiểm về khí và bụi.
Các chất nổ thuộc hai nhóm đầu là chất nổ không an toµn. ChÊt nỉ thc

nhãm thø ba lµ chÊt nỉ an toàn, nó lại được phân chia tiếp thành:
- loại dùng để phá than và đá;
- loại chỉ dùng để phá đá.
Để dễ phân biệt các loại thuốc nổ nêu trên, người ta quy định màu sắc
của bao gói các thỏi thuốc.
a

8

7

2

1

b

8

7 4 6 5 3 2

1

Hình 17. Các kíp mìn ®iƯn
a- nỉ tøc thêi; b- nỉ chËm; 1- nót kÝp; 2- chất cháy; 3- vỏ kíp;
4-hạt nổ; 5- màng lưới; 6- chÊt nỉ chËm; 7-8- c¸c chÊt kÝch nỉ
Khi dïng phương pháp nổ các lỗ mìn nhỏ trong điều kiện hầm lò, chất
nổ được đóng gói sẵn ở dạng thỏi hình trụ, trong vỏ chống ẩm. Đường kính các
thỏi thuốc nỉ th­êng lµ 32, 36, 40 vµ 45 mm, träng lượng của chúng là 200,
300g và lớn hơn.



22

Các chất nổ trong cả ba nhóm cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau
đây: có đủ sức công phá cần thiết, dễ nổ nhờ kíp nổ và an toàn trong bảo quản
và vận chuyển.
Trong các mỏ than hầm lò chỉ được phép nổ mìn bằng các kíp điện (hình
17), được kích nổ bằng các máy nổ mìn chuyên dùng.
Trong một lỗ mìn có thể nạp nhiều thỏi thuốc nổ. Thỏi thuốc nổ được
gắn kíp được gọi là thỏi thuốc mồi.
3.3. Các dạng mìn và ý nghĩa của chúng
Trong các công tác hầm lò thường sử dụng ba cách nạp mìn: nạp mìn
theo hình cột tập trung, tức là nạp liên tục các thỏi thuốc nổ vào đáy lỗ mìn; nạp
mìn theo kiểu phân đoạn, để lại các đệm không khí hoặc chất vật liệu trơ và
giữa các thỏi thuốc nổ; cách cuối cùng là nạp mìn ổ, tức là tập trung liều thuốc
nổ vào đáy lỗ mìn sau khi đà làm rộng nó (hình 18).
a

b

4

2

2

3
5


c

1

Hình 18
Các phương pháp nạp mìn
a- kiểu hình cột tập trung;
b- kiểu hình cột phân đoạn;
c- kiểu mìn ổ;
1- các thỏi thuốc nổ;
2- các thỏi thuốc mồi;
3- kíp nổ;
4- nút lỗ mìn;
5- mìn ổ

Thông thường, người ta sử dụng cách nạp mìn thứ nhất vì dễ dàng thao
tác hơn cả.
ở mỗi gương lò, số lượng, chiều sâu và hướng khoan của các lỗ mìn
được lựa chọn dựa vào các tính chất cơ-lý của đá, hình dạng và diện tích của
gương lò cần nổ mìn.
Các lỗ mìn ở gương lò được chia thành: các lỗ mìn tạo rạch, các lỗ mìn
phụ và các lỗ mìn tạo biên (hình 19).
Thứ tự nổ các lỗ mìn như sau: đầu tiên cần nổ các lỗ mìn tạo rạch để tạo
thêm mặt lộ cho khối đá cần nổ ở gương lò, như vậy tăng được hiệu suất công
phá của các lỗ mìn khác. Tiếp theo, cho nổ các lỗ mìn phụ để tiếp tục phá đá ở
gương. Cuối cùng, để tạo hình dạng cần thiết của tiết diện đường lò, cho nổ các
lỗ mìn tạo biên. Thứ tự nổ như trên được thực hiện bằng cách sử dụng các kÝp
næ chËm vi sai.



23

a

b

c

d

e

f

Hình 19. Các sơ đồ bố trí lỗ mìn ở gương lò
1- các lỗ mìn tạo rạch; 2- các lỗ mìn phụ; 3- các lỗ mìn tạo biên
Phụ thuộc vào cấu tạo và tính chất của đá mỏ có thể tạo rạch theo hình
chóp (hình 19, a), hình nêm đứng (hình 19, b), hình nêm ngang (hình 19, c),
dạng khe rạch (hình 19, d) hoặc hình lăng (hình 19, e và f).
Để nâng cao hiệu quả của công tác nổ mìn, có khi người ta còn khoan
thêm ở giữa gương lò một hay hai lỗ khoan lớn với đường kính tới 300 mm,
nhằm tạo thêm mặt thoáng ở gương lò (h×nh 19, f).


24

Chương 4
đào và chống các đường lò

4.1. Đào, chống và đặt cốt giếng đứng

Đào giếng đứng là quy trình rất quan trọng và nặng nhọc. Khi đào giếng
đứng cần phân biệt ba loại công việc: các công tác chính (khấu đá, chống và đặt
cốt giếng); các công tác sản xuất phụ (trục tải, thoát nước, thông gió và chiếu
sáng); các công tác phụ trợ (cung cấp điện, cung cấp nước, vận chuyển, bảo
dưỡng và sửa chữa thiết bị).
Phụ thuộc vào độ ổn định của đá mỏ và độ ngậm nước của nó, có thể áp
dụng các phương pháp đào giếng thông thường hay các phương pháp đặc biệt.
Phương pháp đào giếng thông thường được áp dụng khi đào giếng trong
các lớp đá ổn định và ít ngậm nước, tức là khi lưu lượng nước dồn vào gương
giếng không vượt quá 50 m3/h, còn thành giếng có khả năng ổn định khi mới
chỉ có vì chống tạm thời.
Trong các trường hợp như trên, các giếng thường được đào bằng phương
pháp khoan nổ mìn.
Các phương pháp đào giếng đặc biệt được áp dụng khi đào giếng trong
các lớp đá bở rời, không ổn định, trong các tầng cát chảy, hoặc trong các lớp đá
ổn định nhưng rạn nứt mÃnh liệt và ngậm nhiều nước, có lưu lượng nước chảy
vào giếng vượt quá 50 m3/h.
ở mục này chúng ta chỉ xét đến phương pháp đào giếng thông thường.
b

a
2
5

2
4
4
4
5


c

3

1

d
2
5
1
4

4

3

4
2
3

Hình 20. Hình dạng
tiết diện của giếng đứng
a- hình chữ nhật lồi; b- hình
ellíp; c- hình tròn; d- hình
chữ nhật; 1- các thùng trục
(skíp hay thùng cũi);
2- khoang cầu thang-lối đi
dự phòng; 3- khoang đặt
cáp điện và các đường ống;
4- các thanh dầm ngang;

5- các thanh dẫn hướng cho
thùng trục

Đầu tiên, trước khi đào giếng cần phải xây dựng miệng giếng và đặt
khung dưỡng. Miệng giếng được xây dựng rất kiên cố, vì nó chính là mãng cña


25

tháp giếng và dùng để định hướng và kiểm tra hình dạng và kích thước tiết diện
của giếng trong quá trình đào.
Những giếng mỏ không sâu lắm (dưới 200 m) và phục vụ trong thời gian
không lâu thường có tiết diện hình chữ nhật và được chống bằng vì chống gỗ
(hình 20, d và hình 21). Các giếng sâu và được sử dụng trong thời gian dài
thường có tiết diện hình tròn và được chống bằng vỏ bêtông hoặc bằng các tấm
vỏ bêtông cốt thép đúc sẵn.
3
1

2

Hình 21. Các dạng ghép mộng
của vì chống giếng bằng gỗ
1- mộng một mặt phẳng;
2- mộng một mặt xiên;
3- mộng hai mặt xiên

Việc đặt vì chống cố định được thực hiện ở từng đoạn giÕng vµ cã thĨ
tiÕn hµnh nèi tiÕp hay song song với việc đào giếng. Hình thức tiến hành hỗn
hợp giữa chống và đào giếng rất ít được áp dụng.

Khi bảo vệ thành giếng bằng vỏ bêtông, ở mỗi đoạn giếng việc đổ
bêtông được thực hiện từ dưới lên trên, xuất phát từ vành tựa (hình 22).

Hình 22
Vành tựa của vỏ chống
bêtông
1- vành tựa; 2- các dầm
gỗ; 3- vì chống tạm thời;
4- các móc treo vì chống
tạm thời; 5- các cây gỗ
đệm; 6- sàn ghép bằng gỗ
ván; 7- côffa

7

1

6

2

4
5
3

Việc đặt cốt giếng được tiến hành cùng lúc với việc đặt vì chống cố định
hoặc sau khi đà đào và chống giếng trọn vẹn. Đặt cốt giếng có nghĩa là đặt các
thanh dầm ngang và các thanh trượt (xem hình 20) để dẫn hướng chuyển động
cho các thùng trục; lắp đặt khoang cầu thang để làm lối ra dự phòng; lắp đặt
đường ống dẫn khí nén và thoát nước; lắp đặt cáp điện công tác, lưới thông tintín hiệu và v.v



×