Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận Triết học cổ điển Đức - Phân tích nội dung khái niệm khoa học trong triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng và cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.07 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triết học từ xa xưa đã được xem là khoa học về trí tuệ, nó được xem là bộ
mơn tổng hợp bao gồm mọi sự hiểu biết của con người về thế giới. Có những
hiểu biết có tính chất chung khái qt, có những hiểu biết có tính chất cụ thể về
những lĩnh vực riêng mà ngày nay ta gọi là toán, lý, hoá, lịch sử, đạo đức, nghệ
thuật... cũng vẫn được xem đó là triết học.
Ở thời Phục hưng và cận đại, các nhà triết học đồng thời cũng là các nhà
khoa học (ví dụ: Becon, Đề các tơ,...). Triết học có vai trò rất quan trọng đối với
sự phát triển các khoa học cụ thể. Và ngược lại, ở giai đoạn này khoa học cũng
có những tác động mạnh mẽ đến những quan điểm về thế giới của các nhà triết
học.
Người ta vẫn nói rằng khoa học là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội,
làm cho con người ngày càng văn minh hơn, nhân ái hơn, sống tốt hơn và vững
tin hơn vào chính bản thân mình trong cuộc sống. Cụ thể những nội dung đó
là:Con người hiểu được tự nhiên, nắm được các qui luật biến đổi, chuyển hóa
của vật chất, chinh phục tự nhiên theo qui luật của nó.Con người nắm được các
qui luật vận động của chính xã hội mình đang sống và vận dụng để thúc đẩy xã
hội ấy phát triển nhanh chóng hơn. Con người ngày càng có ý thức, càng thận
trọng hơn trong việc nhận thức khoa học: không vội vã, không ngộ nhận, khơng
chủ quan, tiến vững chắc đến chân lí của tự nhiên.
Khoa học chân chính chống lại những quan điểm sai trái (mê tín dị đoan,
phân biệt chủng tộc...).Khoa học làm giảm nhẹ lao động của con người, cải thiện
chất lượng cuộc sống.
Chính vì tầm quan trọng của khoa học trong đời sống thực tiễn, nên em đã
chọn “Phân tích nội dung khái niệm "
khoa học"trong triết học Tây Âu thời kỳ
Phục hưng và cận đại” làm đề tài phân tích cho bài tiểu luận của mình.

1



Bố cục bài tiểu luận ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 2 chương:
Chương 1 : Phân tích nội dung khái niệm "khoa học" trong triết học Tây
Âu thời kỳ Phục hưng và cận đại
Chương 2: Vai trò của khoa học đối với thực tiễn nước ta hiện nay.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung vào nghiên cứu nguồn gốc,
bản chất, chức năng của khoa học.
Phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận là nghiên cứu khái niệm “khoa học”
trong triết học Phục hưng và cận đại.

2


Chương 1:
PHÂN TÍCH NỘI DUNG KHÁI NIỆM "KHOA HỌC" TRONG TRIẾT
HỌC THỜI KỲ PHỤC HƯNG VÀ CẬN ĐẠI

1.1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Phục hưng và cận đại
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Phục hưng
* Về kinh tế:
Thời kỳ phục hưng của các nước Tây Âu là giai đoạn lịch sử quá độ từ xã
hội phong kiến sang xã hội tư bản (thế kỷ XV - XVI). Sự phát triển của phương
thức sản xuất tư bản đã hình thành trong lịng xã hội phong kiến có xu hướng trở
thành phương thức sản xuất thống trị, phá vỡ những cát cứ phong kiến lâu đời
trung cổ. Việc phát hiện ra châu Mỹ (1492) và con đường hàng hải vòng quanh
châu Phi mở đường sang Ấn Độ, Trung Quốc(thế kỷ XVI) đã đem lại cho
thương nghiệp, hàng hải, công nghiệp một đà phát triển chưa từng có.
* Về chính trị - xã hội:
Đi cùng với phương thức sản xuất TBCN là sự ra đời của giai cấp tư sản,

giai cấp này có xu hướng ngày càng lớn mạnh đối lập với lực lượng phong kiến
bảo thủ. Song, giai cấp tư sản mới lên còn non yếu phải dựa vào nhà nước tập
quyền phong kiến của vua chúa để phát triển nền kinh tế theo phương thức sản
xuất mới.
* Về khoa học:
Do yêu cầu của thực tiễn sản xuất, các ngành khoa học tự nhiên (đặc biệt
là thiên văn học) được phát triển. Thời kỳ này có những nhà khoa học và triết
học tiêu biểu như: Nicơlai Cơpécních, Brunơ, Galilê, Nicơlai Kuzan, Tơmát
Morơ, v.v..
Trong số lớn những thành tựu khoa học tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến
nhận thức duy vật về thế giới, nổi hơn cả thuyết nhật tâm (lấy mặt trời làm trung
3


tâm) của Nicơlai Cơpécních (1475 -1543), để bác bỏ thuyết địa tâm của Ptôlêmê
(người Hy Lạp thế kỷ II), một giả thuyết sai lầm coi quả đất là trung tâm của hệ
mặt trời. Thuyết nhật tâm của Cơpécních đã giáng một đòn nặng nhất vào thần
học, vào thế giới quan tôn giáo, vào những truyền thuyết của tôn giáo. Phát
minh của Cơpécních là “một cuộc cách mạng trên trời” báo trước một cuộc cách
mạng trong các lĩnh vực các quan hệ xã hội.
Sự phát triển của khoa học tự nhiên đã tạo nên vũ khí tư tưởng mạnh mẽ
để giai cấp tư sản chống lại hệ tư tưởng duy tâm và tôn giáo. Khoa học tự nhiên
phát triển đã đặt ra nhiệm vụ cho triết học là phải định ra một phương pháp nhận
thức mới dựa trên kinh nghiệm, dựa trên sự nghiên cứu tự nhiên bằng thực
nghiệm.
* Về mặt tinh thần
Trong thời đại phục hưng ở Tây Âu, các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản
đã bênh vực triết học duy vật, chống lại chủ nghĩa kinh viện và thần học trung
cổ. Tuy vậy, trong các hệ thống triết học ở thời đại này, các yếu tố của chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa duy tâm thường xen kẽ nhau, xu hướng vô thần biểu hiện

dưới cái vỏ phiếm thần luận. Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống chủ
nghĩa duy tâm thường được biểu hiện dưới hình thức đặc thù là khoa học chống
tơn giáo, tri thức thực nghiệm đối lập những lập luận kinh viện.
Đây là thời kỳ xuất hiện những người “khổng lồ” về tư tưởng như
Montaigne, Canvanh (Pháp), Wiliam, Shakespeare (Anh), Leonađơ Vixi,
Raphaen, Miken Langiêlo (Ý).
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm vào cuối thế
kỷ XVI rất quyết liệt. Tòa án của giáo hội đã quyết án tử hình Brunơ, thiêu sống
ơng trên “quảng trường hoa” ở La Mã chỉ vì Brunơ đấu tranh bảo vệ học thuyết
Cơpécních và bảo vệ quan điểm duy vật về thế giới.
Sự chuyên chính của giáo hội và sự thống trị của chủ nghĩa kinh viện
trung cổ đã không ngăn cản được sự phát triển bước đầu của khoa học thực

4


nghiệm và triết học duy vật - tiền đề cho những thành tựu mới và những đặc
điểm mới của triết học trong các thế kỷ tiếp theo.
Đặc điểm của triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng:
Triết học thời kỳ này chưa thoát hết yếu tố duy tâm, các yếu tố duy tâm và
duy vật xen kẽ nhau, nó mang yếu tố “phiếm thần luận”, hay “tự nhiên thần
luận”.
Triết học chịu ảnh hưởng lớn của của khoa học tự nhiên tới mức khó xác
định được gianh giới giữa chúng, nhà triết học đồng thời là nhà khoa học tự
nhiên, họ sử dụng những thành quả của khoa học tự nhiên làm cơ sở phát triển
CNDV, chống thế giới quan thần học và triết học kinh viện.
Cuộc đấu tranh giữa CNDV và CNDT biểu hiện dưới đặc thù là khoa học
chống tôn giáo, tri thức kinh nghiệm đối lập với những lập luận kinh viện. Đặc
biệt CNDV thời kỳ này còn được thể hiện qua nền văn hoá nghệ thuật.
Triết học thời kỳ này mang đặc sắc của chủ nghĩa nhân văn, phản ánh

khát vọng của giai cấp tư sản đang ở trong quá trình hình thành phát triển. Nền
triết học này đã hướng con người trở về với đời sống hiện thực, thốt khỏi
những ảo tưởng tơn giáo, đấu tranh cho sự giải phóng con người. Vấn đề quan
hệ giữa con người với thế giới trở thành trung tâm của triết học.
1.1.2 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học thời kỳ cận đại
Tình hình kinh tế - xã hội,và khoa học
Thời cận đại (thế kỷ XVII - XVIII) ở các nước Tây Âu là thời kỳ giai cấp
tư sản đã giành được thắng lợi chính trị (Cách mạng tư sản Hà Lan cuối thế kỷ
XVI; Cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII và Cách mạng tư sản Pháp thế kỷ
XVIII). Trong số các cuộc Cách mạng tư sản Tây Âu, thì Cách mạng tư sản
Pháp (1789 - 1794) là cuộc cách mạng triệt để nhất - nó xóa bỏ tồn bộ chế độ
phong kiến trung cổ, xác lập nền cộng hòa tư sản Pháp.
Phương thức sản xuất tư bản được xác lập và trở thành phương thức sản
xuất thống trị, công nghiệp và kỹ thuật rất phát triển. Đây là thời kỳ chuyển từ
5


nền “ văn minh nông nghiệp” sang “văn minh công nghiệp”, là thời kỳ phát triển
mạnh mẽ thị trường, tạo ra thị trường thống nhất toàn quốc và mở rộng thị
trường quốc tế.
* Sự phát triển khoa học tự nhiên
Phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa đã tạo ra những vận hội mới cho
khoa học, kỹ thuật phát triển mà trước hết là khoa học tự nhiên, trong đó cơ học
đã đạt tới trình độ là cơ sở cổ điển. Khoa học tự nhiên thời kỳ này mang đặc
trưng là khoa học tự nhiên - thực nghiệm. Đặc trưng này tất yếu dẫn đến “thói
quen” nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng, tách rời cô lập, khơng
vận động, khơng phát triển có đề cập tới sự vận động thì chủ yếu là sự vận động
cơ giới, máy móc.
Đặc điểm của triết học Tây Âu thời kỳ Cận đại
Thứ nhất, đây là thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa

duy tâm, của những tư tưởng vô thần đối với hữu thần luận.
Thứ hai, chủ nghĩa duy vật thời kỳ này mang hình thức của chủ nghĩa duy
vật siêu hình, máy móc. Phương pháp siêu hình thống trị, phổ biến trong lĩnh
vực tư duy triết học và khoa học.
Thứ ba, đây là thời kỳ xuất hiện những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh
vực xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thốt khỏi quan niệm duy tâm trong việc
giải thích xã hội và lịch sử.
Những đặc trưng ấy được thể hiện rõ nét ở một số triết gia điển hình Hà
Lan, Anh và Pháp như: Xpinôda, Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ, R.Đêcáctơ, G.La méttri,
Đ.Điđơrô, P.Hônbách, G.Rútxô.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của tư tưởng duy vật, vô thần của thời cận
đại, chủ nghĩa duy tâm và thần học buộc phải có những bước cải cách nhất định.
Nhu cầu ấy đã được phản ánh đặc biệt rõ nét trong triết học duy tâm chủ quan
của nhà triết học thần học G.Béccli.

6


1.2 Khái niệm khoa học
Khoa học là gì? Có nhiều quan niệm khác nhau về khoa học như sau:
Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại qui luật của vật chất và sự vận động
của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy (Pierre Auger –
Tendences actuelles de la recherche scientifique, UNESCO, Paris, 1961).
Khoa học là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện qui luật của vật
chất, hiện tượng và vận dụng những qui luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải
pháp tác động vào các sự vật hoặc hiện tượng, nhằm biến đổi trạng thái của
chúng.
Theo quan điểm của Marx, khoa học còn được hiểu là một hình thái ý
thức xã hội, tồn tại độc lập tương đối với các hình thái ý thức xã hội khác.
Ta có thể rút ra khái niệm khoa học: là quá trình nghiên cứu nhằm khám

phá, phát minh ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội,
tăng lượng tri thức hiểu biết của con người. Những kiến thức hay học thuyết mới
này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, khơng cịn phù hợp. Thí dụ: Quan
niệm thực vật là vật thể khơng có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực
vật có cảm nhận.
Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống trị thức về quy luật của vật chất
và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ
thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở
thực tiễn xã hội. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa
học là tri thức tích cực đã được hệ thống hóa. Phân biệt ra hai hệ thống tri thức:
tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động
sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con
người với thiên nhiên. Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách
quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã
hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển
7


trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào
bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong
giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một
hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình
thành tri thức khoa học.
Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống
nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động này có mục tiêu xác định và
sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức
khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua
các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức
khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học như:

triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,...
Để nhận biết một bộ môn khoa học cụ thể ta cần xác định các tiêu chí
sau: phải có một đối tượng nghiên cứu, có một hệ thống lý thuyết, có một hệ
thống phương pháp luận và có mục đích sử dụng. Ví dụ: khoa học vật lý thì đối
tượng nghiên cứu của nó có thể là các nguyên tử, sóng siêu âm, từ trường, ... bên
cạnh một hệ thống lý thuyết, phương pháp luận về những vấn đề cần nghiên cứu
địi hỏi phải xác định được mục đích của việc nghiên cứu những đối tượng đó là
gì. Việc phân loại khoa học sẽ căn cứ vào các tiêu thức cụ thể, các quan điểm
tiếp cận khác nhau thì việc phân loại khoa học không giống nhau. Cụ thể như
sau:
- Theo nguồn gốc: Khoa học thuần túy (sciences pures), lý thuyết
(sciences theorique), thực nghiệm (sciences experimentales), thực chứng
(sciences positives), qui nạp (sciences inductives), diễn dịch (sciences
deductives)....
- Theo mục đích ứng dụng: Khoa học mơ tả, phân tích, tổng hợp, ứng
dụng, hành động, sáng tạo....
- Theo mức độ khái quát: Cụ thể, trừu tượng, tổng quát... Theo tính liên
quan giữa các khoa học liên ngành ,đa ngành ...
8


- Theo cơ cấu hệ thống tri thức: Cơ sở, cơ bản, chuyên ngàn ...
- Theo đối tượng nghiên cứu: Tự nhiên, kỹ thuật, xã hội nhân văn, công
nghệ, nông nghiệp, y học... Nhưng thông thường, người ta chia các lĩnh vực
khoa học thành hai nhóm chính: khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng tự
nhiên (kể cả đời sống sinh học) và khoa học xã hội nghiên cứu hành vi con
người và xã hội. Ví dụ: các lĩnh vực khoa học tự nhiên như: Sinh học: nghiên
cứu về sự sống; Sinh thái học và Khoa học môi trường: nghiên cứu mối quan hệ
tương hỗ giữa sự sống và mơi trường; Hóa học nghiên cứu cấu tạo, các phản ứng
hóa học, cấu trúc, và các tính chất của vật chất và các biến đổi lý hóa mà chúng

trải qua; Khoa học Trái Đất: nghiên cứu về trái đất, các chun ngành gồm có:
địa chất học, thủy văn, khí tượng học, địa vật lý và hải dương học, khoa học đất;
Vật lý học: nghiên cứu các thành phần cơ bản của vũ trụ, các lực và tương tác
của chún, và các kết quả của các lực này.... Các lĩnh vực khoa học xã hội như:
Nhân loại học: nghiên cứu về nguồn gốc và sự phát triển về văn hóa và xã hội
của loài người; Xã hội học: quan sát các giống người về cách tổ chức trong xã
hội, đặc biệt chú trọng đến sự hoạt động của những nhóm người, Chính trị học:
nghiên cứu về sự hình thành và phương cách tổ chức của một nền hành chính và
quản trị của loài người.
1.3 Quan điểm về khoa học trong triết học thời kỳ Phục hưng và cận
đại
Vào thời phục hưng (Thế kỷ XV – XVI), ở Tây Âu, phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa hình thành gắn liền với phong trào phục hưng văn hóa, hình
thành từ Ý và lan sang các nước phương Tây khác như: Pháp, Anh, Tây Ban
Nha, Đức… Sau Ý, chủ nghĩa tư bản được hình thành ở Anh và các nước Tây
Âu khác. Cùng với đó, sự ra đời và phát triển của khoa học tự nhiên, những cải
tiến kỹ thuật đã tạo điều kiện cho công – thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ra đời
và phát triển vững chắc.
Bên cạnh sự phát triển của nền công – thương nghiệp tư bản chủ nghĩa là
sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ rệt. Theo đó, giai cấp tư sản hình thành từ đội
9


ngũ các chủ công trường thủ công, các chủ thầu, người cho vay nặng lãi… và họ
ngày càng có vai trị to lớn trong xã hội. Giai cấp vơ sản ra đời bằng việc quy tụ
những người nông dân mất ruộng đất, những người nghèo khổ từ nông thôn di
cư lên thành thị kiếm sống trong các công trường, xưởng thợ của giai cấp tư sản.
Chính sự biến đổi điều kiện kinh tế -xã hội đã góp phần đẩy mạnh sự phát
triển của khoa học tự nhiên. Các lĩnh vực như toán học, cơ học, địa lý, thiên văn
… đã đạt được những thành tựu đáng kể và bắt đầu tách ra khỏi triết học tự

nhiên – đã từng tồn tại trong thời cổ đại. Trong bối cảnh đó, triết học cũng đã
thay đổi đối tượng và phạm vi nghiên cứu của mình. Và cùng với sự xuất hiện
của Triết học mới, khoa học tự nhiên thật sự ra đời. Một lần nữa, ta thấy được
mối quan hệ tác động qua lại giữa triết học và khoa học tự nhiên. Một loạt các
khám phá khoa học đã tạo điều kiện thuận lợi cho triết học phát triển, nhưng bên
cạnh đó có thể ảnhhưởng đến phương pháp triết học, cũng là phương pháp mà
khoa học tự nhiên áp dụng, tức triết học mới tác động trở lại khoa học tự nhiên
về mặt phương pháp.
Tuy nhiên, những ngành khoa học này vẫn còn ở giai đoạn đầu của sự
phát triển. Trong từng lĩnh vực nghiên cứu khoa học đã thu được nhiều tài liệu
phong phú và có giá trị. Trong đó, cơ học là ngành phát triển nhất trong giai
đoạn này.
Chẳng hạn, kết quả to lớn của Niutơn đạt được về cơ học đã ảnh hưởng
đến phương pháp nhận thức thế giới thời kỳ này. Nhìn một cách tồn diện, khoa
học tự nhiên thời kỳ này còn ở giai đoạn thu thập tài liệu; các ngành khoa học tự
nhiên chỉ nghiên cứu những bộ phận riêng biệt của thế giới và sử dụng phương
pháp thực nghiệm, phương pháp phân tích là chủ yếu. Vì vậy, quan điểm cơ học
và phương pháp thực nghiệm đã thấm nhuần vào các tư tưởng của con người
lúc bấy giờ.
Phranxi Bêcơn(1561 - 1621) người sáng lập triết học duy vật Anh.
*Thế giới quan: Bêcơn thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất. Khoa
học không biết một cái gì khác ngồi thế giới vật chất, ngồi giới tự nhiên.
10


Bêcơn cho rằng những thuộc tính cơ bản của vật chất là vận động, vật
chất luôn ở trong trạng thái vận động vĩnh viễn, vật chất có nhiều tính chất, do
đó, vận động cũng có tính đa dạng.
*Lý luận nhận thức:
Ông cho rằng con người cần thống trị, phải làm chủ giới tự nhiên. Điều đó

có thực hiện được hay không, tất cả phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người.
Bêcơn cho rằng tri thức là sức mạnh, sức mạnh là tri thức.
Nhằm xây dựng một cách nhìn mới, ông đã liệt kê và phê phán hai cách
phương pháp đang sử dụng phổ biến lúc bấy giờ:
Một là phương pháp của các nhà kinh viện chủ nghĩa. Ơng ví họ như
những con nhện (phương pháp con nhện), chỉ biết nhả tơ và đan lưới, đưa ra
những tiền đề vô căn cứ về bản chất của sự vật.
Hai là phương pháp của các nhà kinh nghiệm chủ nghĩa. Ơng ví họ như
như những con kiến (phương pháp con kiến), chỉ biết tha mồi không biết chế
biến, chỉ biết sưu tầm lượm lặt, mô tả từng li từng tý các sự kiện vụn vặt.
Ông cho rằng các nhà khoa học chân chính phải như con ong (phương
pháp con ong), vừa biết kiếm nguyên liệu trong các loài hoa, vừa biết chế ra
mật tinh khiết.
Để tránh những sai lầm, theo Bêcơn, phương pháp nhận thức tốt nhất là
phương pháp quy nạp tức là phương pháp đi từ cái riêng lẻ, ít chung hơn đến cái
khái quát trừu tựơng, nhiều chung hơn. Tri thức chân chính chỉ có thể đạt được
bằng cách giải thích những liên hệ nhân quả. Bêcơn coi phương pháp thực
nghiệm là công cụ chủ yếu của nhận thức khoa học; khoa học cần nhận thức giới
tự nhiên, chứ không cần những giáo lý của thần học.
Nhận xét về triết học của Bêcơn, Mác viết: “ở Bêcơn, người đầu tiên sáng
tạo ra nó, chủ nghĩa duy vật cịn che giấu, dưới những hình thức ngây thơ,
những mầm mống của sự phát triển mọi mặt. Vật chất mỉm cười với toàn bộ con
người, trong vẻ lộng lẫy của cái cảm tính nên thơ của nó”.
11


Chủ nghĩa duy vật của Bêcơn là chủ nghĩa duy vật siêu hình nhưng đã có
tác dụng tích cực đối với sự phát triển của khoa học, nó giáng một địn rất mạnh
vào uy tín của giáo hội và tơn giáo.
Rơnê Đêcáctơ (1596 - 1654).

Đêcáctơ là nhà triết học xuất sắc nhất của Pháp thế kỷ XVII, ông vừa là
nhà triết học, toán học, vật lý học, vừa là nhà bách khoa trên nhiều lĩnh vực
khác. Về triết học ông là nhà triết học nhị ngun điển hình
Với tính chất nhị nguyên. Ông cho rằng, hai thực thể vật chất và tinh thần
tồn tại độc lập với nhau, nhưng cả hai thực thể này đều phục tùng nguyên thể
thứ ba - nguyên thể tối cao là thần linh. Nhị nguyên luận của Đêcáctơ biểu hiện
tính chất thoả hiệp của hệ tư tưởng tư sản.
Gạt bỏ những đạo lý kinh viện của tơn giáo, Đêcáctơ đưa lý trí lên vị trí
hàng đầu trong lý luận về nhận thức. Đềcáctơ cho rằng sự ghi nhớ là điểm xuất
phát của phương pháp khoa học. Đêcáctơ nhấn mạnh dù anh nghi ngờ mọi cái
nhưng khơng thể nghi ngờ rằng anh nghi ngờ. Đêcáctơ nói: tơi tư duy, vậy tơi
tồn tại, và ơng cho đó là nguyên lý cơ bản, bất di bất dịch. Ý nghĩa tiến bộ của
nguyên lý trên là ở chỗ, nó đề cao vai trị của lý trí, phủ nhận một cách tuyệt đối
tất cả những gì người ta mê tín. Nhưng nguyên lý ấy lại thể hiện tính chất duy
tâm vì Đêcáctơ đã khơng nhìn thấy rằng khơng thể đi tìm tiền để xuất phát của
nhận thức ở ngay trong nhận thức mà phải tìm từ bản thân đời sống thực tiễn xã
hội.
Trong học thuyết về tự nhiên, ông cho rằng tự nhiên là một khối thống
nhất gồm những hạt nhỏ vật chất có quảng tính và vận động vĩnh viễn theo đúng
những quy luật cơ học.
Đêcáctơ thừa nhận sự xuất hiện của thế giới thực vật và động vật trong
q trình vận động. Nhưng ơng chưa thấy sự khác nhau về chất giữa thế giới
sinh vật, coi cơ thể sống chỉ là một cỗ máy phức tạp. Ông cho rằng, sự khác biệt
của con người với động vật là ở chỗ: con người không chỉ là một cơ thể vật chất

12


mà cịn là thực thể có lý trí. Nhưng lý trí, theo ơng khơng phụ thuộc vào q
trình vật chất. Điều này biểu hiện quan điểm duy tâm trong triết học Đêcáctơ.

Giôn Lốccơ (1632 - 1704) cũng là một đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa
duy vật Anh.
Tiếp tục phát triển kinh nghiệm của Bêcơn, Lốccơ đưa duy giác luận vào
triết học. Nếu Bêcơn khẳng định rằng mọi tri thức đều bắt nguồn từ kinh nghiệm
thì Lơcơ cho rằng kinh nghiệm là do những tài liệu cảm tính, những cảm giác
hợp thành.
Lốccơ bác bỏ thuyết “tư tưởng bẩm sinh” của Đêcáctơ. Ơng khẳng định:
“khơng có tư tưởng bẩm sinh”, mà tư tưởng khái niệm của con người xuất hiện
trong quá trình con người tiếp xúc với thế giới xung quanh. Cảm giác được hình
thành khi con người tiếp cận với thế giới; đó là căn cứ đầu tiên và có ý nghĩa
quyết định đối với toàn bộ sự nhận thức.
Lốccơ là một trong những người sáng lập ra tự nhiên thần luận. Vào thời
bấy giờ, tự nhiên thần luận có tính chất tương đối tiến bộ, đồng thời có tính thoả
hiệp. Lốccơ bác bỏ những thuyết tín ngưỡng đương thời, phê phán những giáo lý
và tổ chức giáo hội, nhưng ông lại thừa nhận mọi thứ tôn giáo phi lý “tự nhiên”
gọi là tự nhiên thần luận. Theo Lốccơ, thần linh là một nguyên thể duy lý cao
nhất sáng tạo ra thế giới và những quy luật gắn liền với thế giới, nhưng sau đó
thần linh khơng can thiệp vào thế giới mà mình đã sáng tạo.
Do tính chất mâu thuẫn và thoả hiệp nên triết học của Lốccơ về mặt tư
tưởng và lý luận là điểm xuất phát cho hai trào lưu tư tưởng đối lập nhau ra đời.
Các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII đã đánh giá Lốccơ rất cao, đã phát triển duy
giác luận của ông, làm cho nó thốt khỏi những lớp duy tâm phủ bên ngồi. Cịn
các nhà duy tâm chủ quan Anh mà tiêu biểu Béccli thì lại lợi dụng những yếu tố
hạn chế trong duy giác luận của Lốccơ và đưa những yếu tố ấy đến chỗ hoàn
toàn phi lý. V.I.Lênin nhận xét: duy giác luận tự nó chưa phải là chủ nghĩa duy
vật “ Béccli và Điđơrô, cả hai đều xuất phát từ Lốccơ”.
Gióocgiơ Béccli (1684 - 1753)
13



Là đại biểu lớn của chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Điểm xuất phát của triết
học Béccli là kinh nghiệm cảm tính được giải thích theo nghĩa “những tập hợp ý
niệm” “những phức hợp cảm giác”.
Béccli đưa ra một công thức chung: tồn tại tức là được tri giác. Mọi vật
chỉ tồn tại trong chừng mực người ta cảm giác được, khơng có chủ thể thì khơng
có khách thể. Cơng thức này không tránh khỏi dẫn tới chủ nghĩa duy ngã, nghĩa
là ngồi cái “tơi” ra thì khơng có gì hết. Tính chất phi lý hiển nhiên của chủ
nghĩa duy ngã được Béccli “giải quyết” bằng cách cho rằng, mọi vật trong vũ
trụ, sở dĩ tồn tại cũng vì chúng được Thượng đế tri giác.
Triết học Béccli chống lại nhận thức luận duy vật, thù địch với học thuyết
về vật chất. Béccli biết rằng phạm trù vật chất trong tất cả các thời đại đều là nền
tảng của các học thuyết triết học vơ thần. Vì thế, để chống lại các học thuyết vơ
thần, Béccli đã tập trung cơng kích, bác bỏ phạm trù vật chất, “viên đá tảng” của
toà lâu đài duy vật triết học. Ông ta cố biện bạch rằng chỉ có cái riêng lẻ, cái đơn
nhất là tồn tại, cịn tất cả những gì phổ biến - trước hết là thực thể vật chất -đều
bị xem là trừu tượng trống rỗng.

14


CHƯƠNG 2:
VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC ĐỐI VỚI THỰC TIỄN NƯỚC TA HIỆN NAY.

2.1.Tác động của khoa học - công nghệ đến tăng trưởng kinh tế Việt
Nam
Trong những thập niên gần đây, Việt Nam chứng kiến sự phát triển như
vũ bão của khoa học kỹ thuật, nhất là trên các lĩnh vực công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… đóng vai trị quan trọng trong việc
nâng cao năng suất lao động, góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên,
thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc tìm tịi, nghiên cứu. Cơng nghệ

phát triển và được ứng dụng rộng rãi là nhờ sự duy trì và thực hiện cơ chế cho
phép những sáng chế, phát minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng
đáng. Việt Nam có hơn 24.000 tiến sĩ, mạng lưới các tổ chức KHCN với trên
1.100 tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó
có gần 500 tổ chức ngồi nhà nước, có gần 200 trường đại học và cao đẳng,
trong đó có 30 trường ngồi cơng lập. Từ năm 2000 tỷ lệ chi ngân sách nhà
nước cho KHCN đã đạt 2%, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình thực hiện
chính sách đầu tư phát triển KHCN của Đảng và Nhà nước. Ngồi ra, cịn có các
nguồn đầu tư cho KHCN từ DN, đầu tư nước ngoài và các quỹ về KHCN.
Từ sự quan tâm của nhà nước về phát triển KHCN, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu trên các lĩnh vực khoa học - xã hội – nhân văn, khoa học tự
nhiên, xây dựng, công nghệ thông tin, truyền thông, y học. Những thành công
trong nghiên cứu và ứng dụng KHCN đã góp phần làm cho chất lượng tăng
trưởng kinh tế được cải thiện theo hướng bền vững và ổn định. Tuy nhiên, thực
tiễn đội ngũ cán bộ KHCN chất lượng cao của Việt Nam hiện nay còn thiếu,
trang thiết bị của các viện nghiên cứu, các trường đại học nhìn chung cịn yếu,
thiếu và chưa đồng bộ.
2.2.Giải pháp phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy tăng trưởng
15


kinh tế Việt Nam
Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững và lâu dài, Việt Nam cần thực
hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó xác định KHCN là một trong những giải
pháp trọng yếu. Theo đó, thời gian tới, cần chú ý một số nội dung sau:
Một là, tạo động lực cho sự phát triển KHCN. Động lực phát triển KHCN
ln vận động từ 2 phía: Nghiên cứu khoa học và ứng dụng sản xuất, do vậy,
cần phải khuyến khích DN sản xuất tự tìm đến khoa học, coi KHCN là yếu tố
sống còn và phát triển của DN, như vậy, mới có thể thúc đẩy nghiên cứu về
KHCN, các nhà khoa học mới có cơ hội để phát huy năng lực.

Hai là, tạo nguồn lực tài chính cho hoạt động nghiên cứu KHCN. Vốn là
nguồn lực tiên quyết để phát triển KHCN. Thực tế tại nhiều nước cho thấy,
nguồn lực tài chính phát triển KHCN thường được huy động từ 2 phía: Nhà
nước và khu vực DN. Về đầu tư từ NSNN cho KHCN, Luật KHCN quy định cụ
thể mức chi ngân sách hàng năm cho KHCN từ 2% trở lên và tăng dần theo yêu
cầu phát triển của sự nghiệp KHCN. Trong thời gian tới, một phần vốn từ các
chương trình kinh tế - xã hội và dự án cần được tăng cường cân đối nguồn để
đầu tư cho KHCN, hỗ trợ đẩy mạnh nghiên cứu KHCN, triển khai và đảm bảo
hiệu quả của dự án.
Ba là, đổi mới và hồn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tài chính
với mục tiêu là cho phép các tổ chức và các nhà khoa học có quyền tự chủ cao
hơn trong thu hút vốn trong xã hội và sử dụng kinh phí vào hoạt động KHCN.
Chính phủ cần ban hành các chính sách khuyến khích các viện nghiên cứu
KHCN, các trường đại học cao đẳng, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu KHCN
tham gia thực hiện các dự án KHCN cấp nhà nước và ở các địa phương cũng
như ở các cơ sở sản xuất.
Bốn là, tận dụng xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước
nhằm mở rộng quan hệ quốc tế về KHCN. Nếu khơng thực hiện có hiệu quả
quan hệ hợp tác và trao đổi quốc tế về nghiên cứu - triển khai thì khơng thể tiếp
nhận được KHCN tiên tiến của nhân loại. Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác phát
16


triển các ngành công nghệ cao; ưu tiên hợp tác đầu tư nước ngoài vào phát triển
KHCN; chỉ nhập khẩu và tiếp nhận chuyển giao những công nghệ tiên tiến.
Năm là, có chiến lược đào tạo dài hạn nhằm tăng nguồn nhân lực KHCN.
Đồng thời, cần đẩy nhanh việc đào tạo các cán bộ KHCN, nhất là cho các ngành
kinh tế trọng yếu và các ngành công nghệ cao, trẻ hóa đội ngũ cán bộ KHCN
trong các cơ sở nghiên cứu, các trường học và các cơ sở kinh doanh, đẩy nhanh
tốc độ phát triển thị trường nhân lực KHCN. Bố trí và phân cơng các cán bộ

nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên môn, ngành nghề.
Những biện pháp trên ln có mối liên hệ mật thiết và tác động lẫn nhau.
Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ mang lại hiệu quả cao trong sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

17


KẾT LUẬN
Trong những năm qua, sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đã có những
chuyển biến tích cực; chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mơ hình tăng
trưởng được từng bước thực hiện. Tình hình kinh tế xã hội đã được phục hồi
từng bước, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh về cơ bản đang
chuyển biến tích cực. Các so sánh quốc tế cho thấy sự chuyển biến đúng hướng
này. Cần khẳng định những thành tựu này, để tiếp tục vững bước tiến lên trong
bất cứ hồn cảnh nào của mơi trường tự nhiên, kinh tế và chính trị quốc tế.
Nhưng nền kinh tế còn nhiều mặt yếu kém (nhất là các chỉ tiêu dựa trên các địi
hỏi chất lượng). Do đó, nếu khơng có sự tiến bộ khơng ngừng và tồn diện thì
những thành tựu hơm qua có thể lại trở thành rào cản mới cho phát triển vượt
lên cùng thời đại.
Con đường để Việt Nam tiếp tục phát triển trong thế giới đang có nhiều
chuyển biến là cần đổi mới tư duy phát triển, coi trọng KHCN, coi trọng sức
sáng tạo của người dân, coi trọng sự tương tác của nền kinh tế thị trường hoạt
động dưới sự điều hành của Nhà nước pháp quyền và sự tham gia rộng rãi của
người dân, tiếp tục có những chuyển biến mạnh mẽ trong cả thể chế kinh tế và
chính trị, gắn bó tốt với kinh tế thị trường hiện đại, bảo đảm quyền và lợi ích
chính đáng của mọi người (dù đó là những người yếu thế, tầng lớp trung lưu hay
người giàu), khơng để ai bị gạt ra ngồi trong q trình phát triển.
Tóm lại, trong nền kinh tế khơng ngừng biến đổi, việc xác định được các
nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Nền kinh tế

phát triển tốt hay không là phụ thuộc vào các yếu tố như: Nguồn vốn đầu tư,
nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên, trình độ KHCN, trong đó yếu tố
KHCN giữ vai trị rất quan trọng trong thực hiện tăng trưởng kinh tế ổn định và
bền vững.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
([1]) Ph.Ăngghen. Lút-vich Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ
điển Đức. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.98.
([2]) Ph.Ăngghen. Lút-vich Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ
điển Đức. Sđd., tr.98.
([3]) Ph.Ăngghen. Lút-vich Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ
điển Đức. Sđd., tr.99.
([4]) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.20. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2004, tr.692 - 693.
([5]) V.I.Lênin. Toàn tập, t.18. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.318.

19



×