Quy trình kỹ thuật trồng cây hông
(paulownia)
Để đảm bảo cây sống khỏe và lớn nhanh, cần thực hiện đúng quy cách và
trình tự như sau.Trước tiên mặt đất phải được làm cỏ hoặc phát thực bì sạch
sẽ, đánh dấu các hố sẽ đào cho thẳng hàng và đúng khỏang càch như trong
dự án, sau đó mới tiến
hành đào hố:
I. Đào hố:
Tùy theo chất lượng
của đất mà kích thước
đào có sai khác nhau
chút ít.
a. Đất
bình thường: 40 x 40 x
40 cm (hố vuông mỗi
cạnh 40 cm và sâu 40
cm) cũng có thể đào hố tròn có đường kính 65 cm, sâu 60 cm. Đất xấu và
rắn: 60 x 60 x60 cm (hố vuông mỗi cạnh 60 cm và sâu 60 cm hoặc hố tròn
đường kính 60 cm).
b. Trộn phân (bón lót):
Đào xong, để đất hả vài ba ngày thì trộn phân, mỗ hố cần có 1 ÷ 2 Kg phân
vi sinh tốt (Vi sinh Sông Gianh chẳng hạn) họăc 3 ÷ 4 Kg phân chuồng đã ủ
mục (phân gà, phân lợn, phân bắc…) + 0.3 ÷ 0.5 Kh phân NPK, hai thứ trộn
đều với nhau xong đem trộn với đất đào ở hố lên hoặc đất tầng mặt càng tốt,
trộn đều xong lại đổ xuống hố cho đầy bằng mặt đất (số đất còn lại thu gom
trên miệng hố) và để ủ nguyên trong vài ngày là có thể đem cây về trồng.
II. Trồng cây hông
Trồng cây hông tốt nhất là vào sau hôm có trận mưa rào, sẽ giảm được
lượng nước tưới và tăng cường sức khỏe cho cây lớn nhanh.
Cách trồng:
- Đem bầu cây đã đủ tiêu chuẩn (cao từ 15 ÷ 30 cm) ra hố trồng, dùng dao
lam rạch dọc túi bầu ở hai bên đối diện theo đường kính, rạch xuống tận đáy
túi.
- Bới giữa hố đất, sâu xuống bằng chiều cao của bầu cây, sao cho khi đặt bầu
cây xuống thì mặt bầu vừa bằng mặt đất của hố.
- Đặt bầu cây xuống hố mới bới, nhẹ nhàng kéo ngả 2 phần vỏ bầu đã bị rạch
xuống. Sau đó dùng đất trên miệng hố lấp vào gốc cây sao cho đất ở gốc cây
cao hơn mặt đất 5 ÷ 6 cm và thoai thoải ra phía ngoài.
- Dùng 1 thanh tre cắm đỡ cây, thanh tre này có bản rộng từ 1 ÷ 2 cm đủ
cứng vững để đỡ cây là được, chiều dài của nó cao hơn chiều cao của cây 30
cm để khi cắm xuống đất 20 cm, nó còn cao hơn cây 10 cm. Khi cắm que,
cần chú ý cắm ra phía ngoài của bầu đất (để không làm vỡ bầu hoặc đâm vào
rễ của cây). Xong dùng dây mềm buộc lỏng giữa cây và thanh tre để giới
hạn độ lắc cây khi bị gió thổi. Chú ý: Phải dùng nước sạch, nếu đất khô phải
tưới nhiều cho tới khi tất cả đất trong hố đều ẩm.
- Khi trồng, mỗi nhóm cần 2 người giúp nhau, kết hợp thao tác mới bảo
đảm.
- Trồng cây nào, tưới ngay cây đó, xong mới sang cây trồng khác, không
được tưới “một thể”.
III. Chăm sóc cây sau khi trồng:
* Tưới: Trong 10 ngày đầu, nếu không mưa, mỗi buổi sáng phải tưới cây
một lần, lượng nước tưới cho mỗi hố phải đủ làm ẩm tòan bộ số đất quanh
gốc cây.
* Chăm bón: Hàng năm bón thúc 2 lần: Đầu mùa mưa (tháng 6 ÷ 7) và đầu
mùa khô (tháng 11 ÷ 12) dương lịch. Cách bón: Đào rãnh tròn xung quanh
gốc tương đương với vành tán của cây, rãnh sâu 30cm, rộng 30 cm trộn phân
với đất (mỗi gốc 1-2 kg phân vi sinh + 0.02 kg đạm Urê, trộn thật đều) và rải
đều vào rãnh, xong dùng đất lấp đầy rãnh (đất không trộn phân) và tưới nước
đẫm vào rãnh
* Sâu bệnh có thể xảy ra:
1. Bị chuột cắn lúc cây mới trồng, khắc phục phải chèn chặt chụp nilông.
2. Bọ dày bám chặt dưới mặt của la, sâu voi ăn lá, bọ xít châm lá, sâu róm
cắn. Các lọai này, có thuốc chuyên trị bán ở các cửa hàng thuốc bảo vệ thực
vật, có hướng dẫn sử dụng.
3. Ngoài ra có thể có con bọ cánh cứng (giống con cánh cam nhưng chỉ bé
bằng đầu đũa) từ ruộng ngô sau thu họach, chúng bay lên hút nhựa lá, phải
trị bằng thuốc chetfa hoặc bắt sống một số con buộc chỉ treo lên cây, chúng
thấy sẽ sợ mà bỏ đi hết sau vài ngày.
IV. Những chú ý quan trọng:
Bộ rễ là quan trọng nhất, do đó:
1. Trong mọi trường hợp (vận chuyển, hoặc khi đem trồng …) không được
để vỡ bầu đất, nếu vỡ chắc chắn cây chết.
2. Nếu rễ đâm ra ngòai vỏ bầu, phải giữ cẩn thận không làm dập rễ hoặc đứt
rễ, nếu đứt hoặc dập rễ, cây sẽ không phát triển được.
3. Không được trồng cây ở chỗ trũng, úng nước, thấp …