Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Câu hỏi ôn tập cuối kì môn lịch sử Đảng có câu trả lời rõ ràng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.66 KB, 9 trang )

1. Phân tích: 3 chương trình kinh tế: lương thực-thực phầm, hàng tiêu dùng,
hàng xuất khẩu của ĐH VI (1986)
Xây dựng và tổ chức thực hiện ba chương trình về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu
dùng và hàng xuất khẩu, nhằm đạt mục tiêu dưới đây khi kết thúc chặng đường đầu tiên:
- Bảo đảm nhu cầu lương thực của xã hội và có dự trữ; đáp ứng một cách ổn định nhu
cầu thiết yếu về thực phẩm. Mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm đủ tái sản xuất sức lao
động.
- Đáp ứng được nhu cầu của nhân dân về những hàng tiêu dùng thiết yếu.
- Tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu để
đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hố cần
thiết.
2. Vai trị, tầm quan trọng của biển đối với sự nghiệp xd và bảo vệ tổ quốc
- Vị trí biển:
Biển Đơng là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi
qua. Bờ biển có chiều dài 3260km, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, là cầu nối thương mại
giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương…
- Lợi ích KT:
Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt.
Ngồi ra cịn có các khống sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, băng
cháy, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác.
Bên cạnh đó, nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu
vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính cịn có nhiều đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như:
tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển…
Với tiềm năng biển phong phú, KT biển đã đống góp 1 phần quan trọng trong phát
triển kinh tế của đất nước với những ngành KT như du lịch, kt hàng hải, chế biến thuỷ sản…
- Lợi ích an ninh, quốc phịng:
Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục
địa và đất liền hình thành chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phịng thủ liên
hồn bảo vệ Tổ quốc.



Biển đảo Việt Nam có vai trị quan trọng, làm tăng chiều sâu phịng thủ đất nước ra
hướng biển. Ngồi ra, biển Việt Nam còn là cửa ngõ giao lưu quốc tế, góp phần quan trọng
trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay
3. Phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo trong kc chống Mỹ
Trong kháng chiến chống mỹ Đảng đã sử dụng đúng và linh hoạt các phương pháp
cách mạng như phương pháp sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng, phương pháp
phát huy sức mạnh tổng hợp
Đảng ta đã tìm ra phương pháp và hình thức đấu tranh thích hợp, đó là phương pháp
bạo lực cách mạng của quần chúng trong thời gian đầu là khởi nghĩa giành chính quyền về
tay nhân dân sau đó chuyển sang hình thức chiến tranh cách mạng với nhiều hình thức đấu
tranh phong phú, như kết hợp kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đánh địch
bằng cả chính trị và quân sự…
Bên cạnh đó, cuộc kc chống Mỹ, Đảng đã sử dụng phương pháp phát huy sức mạnh
tổng hợp qua sự kết hợp sức mạnh chính trị, quân sự, kinh tế, văn hố . Sự kết hợp tồn bộ
sức mạnh này tạo nên sức mạnh vật chất to lớn, tức là sức mạnh tổng hợp của cách mạng,
làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
4. Bài học đường lối kháng chiến chống P đúng đắn, sáng tạo ngay từ những ngày
đầu:
Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước ta ở trong hồn cảnh
“ngàn cân treo sợi tóc” và phải đương đầu với kẻ thù có vũ khí hiện đại, trong khi lực lượng
của ta nhỏ bé, ít kinh nghiệm, vũ khí thơ sơ, lạc hậu. Song, Đảng ta vẫn kiên định chủ trương
vừa kháng chiến, vừa kiến quốc
Cụ thể trong chỉ thị kháng chiến kiến quốc, Đảng ta vẫn xác định kẻ thù chính là thực
dân Pháp xâm lược, cần chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chúng, nhưng bên cạnh đó vẫn nêu lên
nhiệm vụ quan trọng nhất là củng cố chính quyền cách mạng
Đường lối của Đảng được xây dựng, phát triển và từng bước hoàn chỉnh qua thực tiễn
lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng, đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa
vào sức mình là chính. Đảng ta khẳng định lực lượng kháng chiến là tồn dân, trong đó lực
lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân làm nòng cốt và phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân
tộc. Kháng chiến toàn diện, là vì thực dân Pháp tiến hành xâm lược, nô dịch nhân dân ta cả



chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, qn sự,... Do đó ta phải đấu tranh tồn diện, lâu dài với
địch, trong khi phải dựa vào sức mình là chính để giành thắng lợi cho cuộc kháng chiến vĩ
đại. Đường lối đó là sự kế thừa truyền thống, kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm của dân tộc,
nắm vững và vận dụng đúng quy luật chiến tranh trong điều kiện “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít
địch nhiều”.
Với đường lối lãnh đao đúng đắn sáng tạo, Đảng đã phát huy sức mạnh toàn dân, quyết
tâm đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi
5. Nhiều bạn làm chưa đúng câu này, cô ghi lại cho các em: Điểm sáng tạo trong
tập hợp LLCM
- Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã
nêu rõ về xác định lực lượng cách mạng: Đảng chủ trương đoàn kết cơng nhân, nơng dân,
đồng thời chủ trương đồn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng tiến bộ, yêu nước để chống
đế quốc mỹ và tay sai. “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình”. “phải thu
phục cho được đại bộ phận dân cày …” hết sức liên lạc mật thiết với giai cấp tiểu tư sản, trí
thức, trung nơng để kéo họ đi vào phe vơ sản giai cấp. Cịn đối với bọn phú nông, trung- tiểu
địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm
cho họ đứng trung lập.

 Như vậy, Nguyển Ái Quốc đã tranh thủ phát huy tối đa những lực lượng cách
mạng, cá nhân yêu nước tiến bộ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

 Tập hợp lực lượng cách mạng như vậy đã giúp Bác có sự kế thừa truyền thống
đồn kết của dân tộc

 Cơ lập tối đa lực lượng kẻ thù. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh
đạo của Đảng trên cơ sở cơng - nơng -trí liên minh.

 Bên cạnh đó, điểm sáng tạo là bác đã nêu rõ hoàn cảnh xã hội thuộc địa, mâu

thuẫn giai cấp chưa phải là quan trọng nhất nên đã đi đánh giá thái độ của từng giai cấp, từ
đó tập hợp họ về phe cách mạng

 Chính quan điểm về lực lượng cách mạng được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu
tiên là tiền đề, cơ sở, định hướng để Đảng thực hiện xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
trong suốt quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.


6. Phần giai cấp công nhân, các em diễn đạt nhiều ý, nhưng phải nêu được nhưng
đặc điểm bắt buộc này nhé
Vì sao cơng nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng
- Họ là giai cấp tiên tiến nhất, được tiếp cận với phương tiện sản xuất tiên tiến trong
các nhà máy xí nghiệp Pháp, lại được ảnh hưởng của phong trào cộng sản thế giới và ảnh
hưởng của cuộc cách mạng tháng 10 Nga nên giai cấp công nhân VN sớm tiếp thu chủ nghĩa
mác lênin, không bị ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng tiểu tư sản
- Họ làm việc trong các nhà máy xí nghiệp của người Pháp nên họ là giai cấp có tính
kỷ luật chặt chẽ nhất. Môi trường làm việc của giai cấp cơng nhân là sản xuất tập trung cao
và có trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, có cơ cấu tổ chức ngày càng chặt chẽ, làm việc
theo dây chuyền buộc giai cấp công nhân phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động.
- Giai cấp công nhân xuất thân từ giai cấp nông dân và những tầng lớp lao động khác,
ra đời trước giai cấp tư sản nên có mối liên hệ tự nhiên với đơng đảo nhân dân lao động bị
mất nước và sống nơ lệ. Vì vậy họ có khả năng lãnh đạo quần chúng
- Họ là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất vì bị bóc lột nặng nề.
- Đồng thời họ là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.
PHÂN TÍCH: VÌ SAO ĐẢNG RA ĐỜI LÀ BƯỚC NGOẶT VĨ ĐẠI TRONG
LỊCH SỬ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Hoàn cảnh: Trước khi đảng ra đời, phong trào yêu nước của nhân dân ta diễn ra liên
tục, sôi nổi, quyết liệt, các cuộc đấu tranh của các bậc tiền bối, các phong trào cứu nước từ
lập trường Cần Vương đến lập trường tư sản, tiểu tư sản đều lần lượt thất bại vì thiếu 1
đường lối lãnh đạo đúng đắn.

Nhiệm vụ lịch sử cấp thiết đặt ra cho thế hệ yêu nước đương thời là cần phải có một tổ
chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc. Việc
thành lập ĐCS VN (1930) là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
- Kể từ khi Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít
của cách mạng thế giới. Trước năm 1930, nhiều nhà cách mạng Việt Nam ra nước ngồi tìm
đường cứu nước nhưng chưa hề đề cập đến vấn đề đoàn kết với lực lượng cách mạng thế
giới. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ to lớn của quốc tế


- Đảng ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối của
cách mạng Việt Nam. Từ khi Đảng ra đời đã vạch ra một đường lối cách mạng đúng đắn đó
là làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân rồi sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội
- Kể từ khi Đảng ra đời Cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo của giai cấp
công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản, lôi cuốn được đông đảo nông dân và các lực
lượng khác đi theo con đường con đường cách mạng, xây dựng khối liên minh công- nông
vững chắc, là một trong những nhân tố cơ bản tạo nên thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.
- Đảng ra đời đã vạch ra được phương pháp cách mạng đúng đắn. Đó là phương pháp
đấu tranh cách mạng bằng bạo lực của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, điều mà các nhà cách mạng tiền bối trước năm 1930 chưa nhận thức được. Nhờ đó
Đảng ta biết xây dựng hai lực lượng chính trị và vũ trang để tiến hành khởi nghĩa
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định
cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam: CMT8, Chiến thắng
Điện Biên Phủ, chiến thắng Điện Biên Phủ trên không,….
 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra một bước ngoặt lịch sử cho cách mạng
Việt Nam, trở thành một trong những nhân tố cơ bản quyết định đến sự toàn thắng của cách
mạng nước ta.
 Làm rõ vai trị, vị trí của miền bắc trong kháng chiến chống mỹ
Hoàn cảnh đất nước sau năm 1954: Đất nước bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính
trị khác nhau. Đại hội tồn quốc lần thứ III của Đảng đã xác định vị trí, vai trị cách mạng 2
miền trong đó xác định vai trị của cách mạng miền bắc:
- Miền bắc phải xây dựng tiềm lực phát triển kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh,

tiến hành công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho miền bắc vững mạnh, trở
thành hậu thuẫn cách mạng miền nam và là căn cứ địa cách mạng của cả nước.
- Miền bắc là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền nam, là nơi cung cấp sức
người, các cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật, chiến sĩ, bộ đội và thanh niên xung phong,
những đoàn quân nam tiến lần lượt được miền bắc gửi vào miền nam tham gia chiến đấu,
phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng ở miền nam.


- Cung cấp sức của, lương thực, thuốc men, vũ khí, đạn dược cho tiền tuyến miền
nam.
- Kịp thời khắc phục hậu quả của những trận đánh khốc liệt, vượt qua cuộc bao vây
phong tỏa gắt gao của địch, đảm bảo tiếp nhận tốt hàng viện trợ từ bên ngoài và tiếp tục chi
viện theo yêu cầu của chiến trường miền nam.
- Đảng xác định miền bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với cách mạng cả nước
- Không chỉ là hậu phương, miền bắc còn là chiến trường trực tiếp đánh mĩ. Quân dân
miền bắc đã chiến đấu, đánh thắng 2 lần chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân
của mĩ. Làm nên trận điện biên phủ trên khơng,đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B52
của mĩ vào Hà Nội và Hải Phòng cuối năm 1972
- Nguồn chi viện to lớn cùng với thắng lợi trong chiến đấu và sản xuất của miền bắc
đã góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền nam trong kháng chiến chống Mĩ và
giải phóng hồn tồn miền nam.
 6 quan điểm về Cơng nghiệp hóa được nêu trong Đại hội Đảng VIII
Giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ đối ngoại
Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa là sự nghiệp của tồn dân, của mọi thành phần kinh tế,
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền
vững
KH-CN là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết hợp cơng nghệ truyển
thống với công nghiệp hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định

Lấy hiệu quả kinh tế làm chuẩn cơ bản để xác định phương án, phát triển lựa chọn dự
án đầu tư và công nghệ
Kết hợp kinh tế với QP-AN
- Phân tích quan điểm 1 “Giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại”
Cơng nghiệp hóa phải giữ vững độc lập, tự chủ => Không phụ thuộc vào kinh tế và
KH-KT của các nước khác quá nhiều => Phụ thuộc vào chính trị của nước đó => Khơng


được phụ thuộc quá nhiều vào kinh tế nước khác nếu khơng sẽ dẫn đến phụ thuộc về mặt
chính trị
Mở rộng quan hệ quốc tế: Đa phương và đa dạng
+ Đa phương: Quan hệ đối ngoại với các nước khác có cùng và khác thể chế chính trị
ở các châu lục khác nhau
+ Đa dạng: Quan hệ đối ngoại trên nhiều lĩnh vực trải rộng từ kinh tế, xã hội, y tế, giáo
dục,….
 Phải mở rộng quan hệ quốc tế để học tập kinh nghiệm và nhận sự chuyển giao kĩ
thuật KH-CN của các nước phát triển, thu hút vốn đầu tư của các nước trên thế giới,
….
Đại hội XI (8 phương hướng + 8 đặc trưng)
 Về mơ hình chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh năm 2011 xác định có 8 đặc trưng:
- Thứ nhất, Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
- Thứ hai, Do nhân dân làm chủ;
- Thứ ba, Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;
- Thứ tư, Có nền văn hố tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
- Thứ năm, Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển tồn diện;
- Thứ sáu, Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn
trọng và giúp nhau cùng phát triển;

- Thứ bảy, Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo;
- Thứ tám, Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.
VD: Phân tích 1 trong các đặc trưng trên (Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc)
“Tiên tiến”: Có nghĩa là yêu nước và tiến bộ. Mà nội dụng cốt lõi của yêu nước là phải
gắn liền với độc lập dân tộc, bảo vệ độc lập dân tộc và tiến bộ là phải gắn liền với CNXH,


gắn liền với sự phát triển của con người, dân chủ cơng bằng, văn minh, con người có cuộc
sống ấm no tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện
Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa phải thấm đẫm những giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Truyền thống yêu nước; truyền thống lá lành đùm lá rách,..)
Để xây dựng nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cần phải tiếp thu có
chọn lọc nền văn hóa các nước tiên tiến khác sao cho phù hợp với thuần phong mỹ tục của
dân tộc VN. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải loại bỏ đi những hủ tục, phong tục tập qn
lạc hậu bởi vì đó chính là yếu tố khiến nền văn hóa dân tộc trở nên lạc hậu và đi lùi với thời
đại
 Cương lĩnh năm 2011 chỉ rõ 8 phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta:
- Một là, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con
người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
- Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội.
- Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hồ bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
- Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn

dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
- Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân.
- Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
VD: Phân tích phương hướng “Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên mơi trường”
Cơng nghiệp hóa là chuyển từ lao động thủ cơng sang lao động máy móc để tạo ra
năng suất lao động XH cao. Trong q trình tiến hành cơng nghiệp hóa chúng ta sử dụng


nguồn tài ngun khống sản; đồng thời thải ra mơi trường nhiều chất thải độc hại. Điều này
dẫn đến cạn kiệt tài ngun
Để cho q trình cơng nghiệp hóa phát triển bền vững, chúng ta cần phải khai thác có
mức độ các nguồn tài nguyên và phải bảo vệ, quan tâm đến các nguồn tài nguyên. Bên cạnh
đó, cần tận dụng nguồn tài nguyên nhập khẩu từ nước ngoài và hạn chế khai thác, sử dụng tài
ngun khống sản “thơ”
Mơ hình kinh tế thị trường Đại hội IX
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường: Đảng, Nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN, coi đây là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kì q độ
lên CNXH. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường
có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, nhiều hình thức phân phối; chủ yếu phân phối theo kết quả lao động và
hiệu quả kinh tế; đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực vào sx,
kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội
(*) Hãy làm rõ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước (HỌC KĨ)
VN có 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà
nước, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi.
Trong 5 thành phần kinh tế đó, Đảng xác định kinh tế Nhà nước giữ vai trị chủ đạo
vì trong q trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN kinh tế Nhà nước sẽ

đi đầu trong việc ứng dụng và chuyển giao KH-KT-CN; nắm giữ luật pháp và thực thi luật
pháp; nắm giữ những vị trị then chốt và đầu tư những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế.
Từ đó, nền kinh tế Nhà nước sẽ thực hiện vai trò điều tiết tất cả các thành phần kinh tế
khác phát triển theo đúng định hướng XHCN mà Đảng và Nhà nước đã đề ra; tạo điều
kiện cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển; giảm thiểu, khắc phục được những
khuyết tật của cơ chế thị trường; đồng thời phải điều tiết cho được nền kinh tế tư nhân



×