Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn văn mẫu giáo 4-5 tuổi – Trăng sángTrăng sáng Sân nhà pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.6 KB, 3 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm môn văn mẫu giáo 4-5 tuổi – Trăng sáng

Trăng sáng
Sân nhà em sáng quá
Nhớ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi.
* *
Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống con thyền trôi.
Em đi trăng theo bước
Như ư muốn cùng đi chơi.
Nhược Thủy và Phương Hoa
“Tuyển tập thơ thiếu nhi 1945-1985
Nhà xuất bản Kim Ðồng 1986.
I. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết hình ảnh so sánh: “Trăng tròn như cái đĩa “Trông giống con thuyền
trôi…
- Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên qua nội dung bài thơ.
II. Chuẩn bị :
- Sưu tầm những bức tranh vẽ, ảnh chụp cảnh đêm trăng sáng trên biển, ở làng
quê, đêm trung thu, … Giáo viên có thể làm khung cảnh bầu trời có mặt trăng tròn
sáng, mặt trăng khuyết.
III. Cách tiến hành:
- Giáo viên có thể gợi cho trẻ nói về ngày trung thu đã qua. Các cháu đã được rước
đèn, ngắm trăng. Cô hỏi các cháu thấy trăng như thế nào? Có đẹp không? (Trăng
sáng trăng tròn vành vạnh, trăng treo trên trời …). Sau đó đọc khổ đầu của bài thơ
cho trẻ nghe.
- Tiếp theo cô nói cho trẻ biết không phải lúc nào trăng cũng tròn, có lúc trăng
khuyết (cô giở cho trẻ xem hình trăng khuyết) và đọc đoạn 2 của bài thơ.
- Cô đọc lại cho trẻ nghe bài thơ một lần:


+ Ðọc diễn cảm: Ðọc chậm rãi, vui vẻ, nhấn vào các câu so sánh: “trăng tròn như
cái đĩa”, “trông giống con thuyền trôi” và nhấn vào các từ: Sáng quá, sáng ngời,
tròn, lơ lửng:
Chú ý ngắt giọng trong câu “Em đi/ trăng theo bước.”
+ Diễn giải và đọc trích dẫn để làm rõ các ý:
- Vẻ đẹp của đêm trăng sáng (4 câu đầu).
- Sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên (4 câu cuối).
- Lưu ý: Cô giáo củng cố nhận biết của trẻ về cách so sánh (ví) theo mẫu câu: “A
như B” (trăng tròn như cái đĩa), “A giống B) (những hôm nào trăng khuyết, trông
giống con thuyền trôi).
- Khi giáo viên hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm bài thơ, có thể kèm cử chỉ điệu bộ
minh họa.
- Ví dụ: Hai câu đầu đọc lên giọng mắt người nhìn lên trời, tay giơ lên quá đầu
làm điệu bộ như đang vẫy.
Câu thứ 3 nhấn mạnh vào từ “ tròn”. Hai tay làm điệu bộ khoanh tròn trước ngực.
Mắt nhìn vào các bạn.
Câu thứ 4 đọc nhấn vào từ “lơ lửng”.Có thể lắc lắc đầu.
Câu 5, 6 đọc chậm rãi.
Câu 7, 8 đọc với giọng điệu vui vẻ.Có thể vừa đọc, vừa đi chầm chậm, tay giơ lên
trời vẫy vẫy, mắt ngẩng nhìn trời.

×