Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phòng Trừ Sâu Đục Trái Cà Chua potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.56 KB, 4 trang )

Phòng Trừ Sâu Đục Trái Cà Chua
Cà chua là một loại rau ăn quả được trồng rất phổ biến ở nước ta. Tính đa
dụng và nhu cầu tiêu thụ cà chua tươi ngày càng lớn đã thúc đẩy sự phát
triển cây cà chua như một trong những loại cây trồng chính. Ngoài ra, trồng
cà chua đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, sâu đục trái là loại
dịch hại đáng quan tâm nhất đối với nông dân trồng cà.

Cà chua sắp thu hoạch

Cà chua bị sâu đục trái gây hại
Sâu xanh đục trái (Heliothis armigera) còn gọi là sâu xanh có lông (để phân
biệt với sâu xanh da láng). Thành trùng của sâu đục trái là một loại bướm
đêm, kích thước khá to, dài 15-17 mm. Thân mập nhiều lông, cánh màu
vàng sáng, giữa cánh có một chấm đen to và một chấm trắng nằm cạnh nhau.
Trứng hình cầu, đẻ thành ổ có phủ lông màu vàng. Đặc biệt sâu non có nhiều
lông và màu sắc thay đổi theo tuổi, môi trường sống: màu hồng, xanh, xanh
vàng, nâu đen. Sâu non hóa nhộng trong đất ở độ sâu 5-7 cm. Ngài hoạt
động vào lúc chiều tối và ban đêm. Trưởng thành bay khỏe và có thể bay
một khoảng cách xa. Một con ngài cái có thể đẻ 1.000 trứng hoặc nhiều hơn.
Trứng được đẻ riêng từng quả, thường ở mặt trên của lá non và gần trái. Sau
khi nở, sâu non ăn các lá non nhưng sau khoảng 1 ngày, chúng đục vào trong
trái thích hợp và chúng tiếp tục phát triển. Sâu non thích trái xanh hơn và
thường chui vào trái từ cuống. Sâu phá hại từ khi trái còn xanh đến khi trái
sắp chín.
Khi trái còn xanh sâu đục từ giữa trái vào, vết đục thường gọn có phân đùn
ra ngoài, thỉnh thoảng có thể thấy nửa thân sâu nằm trong trái, nửa thân nằm
ngoài lỗ đục. Khi trái già và sắp chín, sâu đục từ trên cuống trái xuống, chui
hẳn vào trong trái để phá hại, tuy nhiên quan sát trên trái vẫn thấy lỗ đục bên
ngoài. Những trái già thường dễ rụng, khi gặp mưa dễ bị thối. Sâu gây hại
làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất trái.
Sâu non gây hại trên nhiều bộ phận của cây. Sâu non tuổi nhỏ thích đục ăn lá,


búp, đọt non. Sâu non tuổi lớn thích đục ăn nụ bông, nhị hoa và thịt trái.
Thời kỳ sâu đục trái thích gây hại nhất là giai đoạn cây ra hoa và có trái non.
Ngoài tự nhiên, loài sâu đục trái cà chua có nhiều thiên địch. Virut NPV là
loại virut chuyên tính với sâu xanh Heliothis armigera đã được sử dụng
thành công trong phòng trừ sâu xanh đục trái. Ngoài ra, còn một số thiên
địch của sâu đục trái cà chua như một số loài ký sinh trứng, sâu non của họ
ong mắt đỏ Trichogramatidae, họ ong kén nhỏ Braconidae, nấm trắng
Beauveria sp, nấm tua Hirstella sp, vi khuẩn Bacillus thurigiensis, virus
NVP…. Các loài thiên địch bắt mồi phổ biến gồm các loài bọ xít ăn thịt,
chim….
Biện pháp phòng trừ
Đối với sâu đục trái cà thì khó có biện pháp phòng trừ mang lại hiệu quả như
mong muốn vì đây là loài sâu rất kháng thuốc. Các biện pháp áp dụng nhằm
hạn chế một số sâu đục trái như:
- Luân canh với cây trồng khác không phải là ký chủ của sâu.
- Nên làm đất kỹ trước khi trồng ở vụ sau để diệt nhộng còn sống trong đất,
xử lý đất bằng thuốc hạt như: Vibasu 10 H, Diaphos 10G
- Kiểm tra ruộng thường xuyên ngắt bỏ ổ trứng, loại bỏ những trái bị hư.
- Ở những vùng thường bị dịch sâu đục trái cà chua, khi cây cà chua đã ổn
định số chùm trái non ở trên cây nên tiến hành cắt tỉa bớt các chùm nụ hoa.
Thật ra đối với sâu đục trái, việc phun thuốc BVTV có ý nghĩa khi xác định
đúng thời điểm xuất hiện lứa sâu non mới nở (vì lúc nầy sâu chưa chui vào
trong trái). Sử dụng các loại thuốc trừ sâu vi sinh như: ViBT 1.600WP,
Dipel, Biocin 16 WP, Map-Biti WP, chế phẩm NVP hoặc nhóm thuốc điều
hòa sinh trưởng côn trùng như: Match 50 ND, Nomolt 5 EC, Atabron 5
EC…. chú ý kỹ thuật phun và chọn loại thuốc phù hợp để tránh hiện tượng
rụng nụ hoa và nụ quả của cây, giảm mức độ kháng thuốc của sâu.
Chú ý: Các nhóm thuốc trừ sâu vi sinh chỉ có tác động vị độc, do đó trong
mùa mưa nên pha thêm chất bám dính để thuốc bám nhiều trên các bộ phận
của cây thì mới đạt hiệu quả diệt trừ cao.

- Nhóm thuốc điều hòa sinh trưởng côn trùng thì nên phun khi sâu còn non
mới có hiệu quả, vì đặc tính của nhóm thuốc nầy ức chế sự hình hành lớp
Cutin của sâu.
- Cần bảo đảm đúng thời gian cách ly để an toàn cho người sử dụng.

×