Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phòng trừ sâu đục quả cho cây hồng xiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.76 KB, 2 trang )

Phòng trừ sâu đục quả cho cây hồng xiêm
Loại sâu đục quả này có tên khoa học là Alophia sp thuộc
bộ cánh vẩy Lepidoptera, họ ngày sáng Pyraliadae.
Đặc điểm sinh học và tác hại
Bướm hoạt động vào ban đêm, đẻ trứng rải rác trên vỏ quả hoặc phía dưới lá
lá đài gần cuống quả. Sâu non mới nở ăn cạp bên ngoài vỏ quả, lên tuổi 2
sâu đục thành đường hầm trong sát vỏ quả ăn phần thịt quả làm chảy nhựa
trắng xung quanh lỗ đục. Lớn tuổi sâu đuc vào trong quả và thải phân ra
ngoài, có thể di chuyển phá hại luôn một số quả sát nhau trong cùng một
chùm.

Sâu phá hại từ khi quả còn nhỏ cho đến khi thu hoạch, quả nhỏ bị hại thì khô
và rụng, quả lớn thì mất giá trị, giảm năng suất rõ rệt. Sâu non nhả tơ kết
phân thải ra làm kén háo nhộng trong đó, thường ở trong quả gần nơi lỗ đục.
Sâu phát sinh gây hại quanh năm, thường nhiều nhất từ tháng 1-tháng 3.
Vòng đời trung bình30-35ngày, trong đó thời gian trứng 3-5 ngày, sâu non
18-20 ngày, nhộng 7-9 ngày.

Loài kiến hôi Dolichodorus có khả năng khống chế sâu đục quả rõ rệt.
* Biện pháp phòng trừ:
- Thu gom tiêu hủy quả bị sâu
- Phun nước mạnh lên cây có thể giảm tác hại của sâu
- Khi quả bắt đầu lớn hoặc chóm có sâu hại dùng các loại thuốc sâu thông
thường phun trừ.
- Nuôi kiến hôi có tác dụng hạn chế tác hại của sâu.
Biện pháp làm cho quả hồng xiêm chín đều
Chọn thu hoạch hồng xiêm đúng thời kì, khi tai hồng đã tách đều khỏi quả.
Hồng xiêm khi thu hoạch được ngâm ngập trong nước ấm hoặc nước vôi
trong khỏang 1 tiếng bỏ ra để ráo nước rối mang đi giấm, quả sẽ chín đều và
đạt chất lượng cao nhất.

×