BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN
SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA HẢI SÂM ĐEN
Holothuria leucospilota (Brandt, 1835) GIAI ĐOẠN GIỐNG
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã số sinh viên:
Th.S Mai Như Thủy
Châu Thị Mỹ Hoa
61132776
Khánh Hòa, 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ LÊN TĂNG
TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA HẢI SÂM ĐEN Holothuria
leucospilota (Brandt, 1835) GIAI ĐOẠN GIỐNG
GVHD:
Th.S Mai Như Thủy
SVTH:
Châu Thị Mỹ Hoa
MSSV:
61132776
Khánh Hòa, tháng 6/2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên
sinh trưởng và tỷ lệ sống của hải sâm đen Holothuria leucospilota (Brandt, 1835),
giai đoạn giống” là q trình tơi thực hiện cùng với sự hướng dẫn của ThS. Mai Như
Thủy tại Trung Tâm Quốc gia Giống hải sản miền Trung – Viện Nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản III. Kết quả và các số liệu mà tôi thu được trong bài báo cáo này là
của tôi, do tôi tự làm và báo cáo này chưa được cơng bố trước đó.
Khánh Hịa, tháng 06 năm 2023.
Sinh viên thực hiện
Châu Thị Mỹ Hoa
i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép tơi được bày tỏ
lịng biết ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Nha Trang và các quý thầy cô Viện
Nuôi Trồng Thủy Sản đã ra sức giảng dạy, tạo cơ hội cho tôi được tìm hiểu và học hỏi
để hiểu biết nhiều hơn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này.
Đặc biệt, vô cùng tri ân Th.s Mai Như Thủy đã giúp cho tơi có cơ hội được thực
tập tại Trung Tâm Quốc gia Giống hải sản miền Trung – Viện Nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản III, cùng với sự hướng dẫn tận tình và theo dõi sát sao đầy tinh thần
trách nhiệm cùng lòng thương mến trong thời gian thực tập vừa qua của cô, tôi đã
được trãi nghiệm thực tế và cũng đã được học hỏi, hiểu biết thêm nhiều điều để có thể
hồn thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp này. Đồng thời cũng xin cảm ơn các anh chị kỹ
sư, cơng nhân đã nhiệt tình chỉ dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập tại
trung tâm.
Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình và bạn bè
đã tạo cho tôi động lực, đồng hành cùng tôi và giúp đỡ tôi về vật chất lẫn tinh thần
trong suốt năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, tháng 06 năm 2023.
Sinh viên thực hiện
Châu Thị Mỹ Hoa
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................II
MỤC LỤC.................................................................................................................................V
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................VII
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................................VIII
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT..................................IX
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.....................................................................................................3
1.1 Một số đặc điểm sinh học của hải sâm đen Holothuria
leucospilota.........................................................................3
1.1.1 Hệ thống phân loại..........................................................................................3
1.1.2 Đặc điểm hình thái..........................................................................................3
1.1.3 Đặc điểm phân bố và tập tính sống................................................................4
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng.....................................................................................4
1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản..................................................................5
1.2 Tình hình khai thác hải sâm trên thế giới và Việt Nam..........5
1.2.1 Tình hình khai thác hải sâm trên thế giới......................................................5
1.2.2 Tình hình khai thác hải sâm ở Việt Nam.......................................................7
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................9
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu.......................9
2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................10
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm....................................................................10
2.4 Phương pháp thu thập số liệu và tính tốn một số chỉ tiêu. .16
2.4.1 Phương pháp thu số liệu...............................................................................16
2.4.2 Một số cơng thức tính...................................................................................17
v
2.5 Phương pháp xử lý số liệu...............................................18
3.1. Tìm hiểu điện kiện và hệ thống cơng trình thiết bị trại ương
giống hải sâm đen Holothuria leucospilota.............................19
3.1.1. Giới thiệu sơ lược về Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Trung....19
3.1.2. Nguồn nước..................................................................................................19
3.1.3 Hệ thống cơng trình và thiết bị....................................................................20
3.2 Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi lên sinh trưởng của
hải sâm đen giai đoạn giống............................................21
3.2.1 Các yếu tố môi trường trong bể thí nghiệm................................................21
3.2.2 Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng về khối lượng của hải sâm đen giai
đoạn giống..............................................................................................................23
3.2.3 Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng về chiều dài của hải
sâm đen giai đoạn giống..............................................................................25
3.3 Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống của hải sâm đen giai
đoạn giống.........................................................................26
4.1. Kết luận......................................................................28
4.2. Kiến nghị.....................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................29
PHỤ LỤC.................................................................................................................................31
vi
DANH MỤC BẢ
Bảng 2.1 Khối lượng và chiều dài của hải sâm giống bố trí thí nghiệm.................11
Bảng 2.2 Bố trí mật độ thí nghiệm............................................................................12
Bảng 2. 3 Thành phần dinh dưỡng chính của bột rong mơ và bột rong câu làm
thức ăn thí nghiệm.....................................................................................................13
Bảng 2.4 Thu số liệu mơi trường nước.....................................................................16
Y
Bảng 3.1 Các thơng số mơi trường trong q trình ni thí nghiệm.....................21
Bảng 3.2 Tăng trưởng về khối lượng của hải sâm thí nghiệm................................23
Bảng 3.3 Tăng trưởng trung bình về chiều dài của hải sâm đen............................25
Bảng 3 4 Tỷ lệ sống của hải sâm thí nghiệm............................................................27
vii
DANH MỤC HÌ
Hình 1.1 Hải sâm đen Holothuria leucospilota (Brandt, 1835)......................................3
Y
Hình 2.5 Chuẩn bị và sơ chế thức ăn...........................................................................14
Hình 2.6 Cho ăn...........................................................................................................15
Hình 2.7 Siphong cấp nước..........................................................................................15
Hình 2.8 Thay nước.....................................................................................................16
Hình 3. 1 Khu vực ao nghiên cứu thuộc Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền
Trung - Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III.......................................................19
Hình 3.2 Sơ đồ trại.......................................................................................................20
Hình 3.3 Hệ thống xử lý nước.....................................................................................21
Hình 3.4 Tăng trưởng khối lượng của hải sâm thí nghiệm...........................................24
Hình 3.5 Chiều dài hải sâm thí nghiệm ở các nghiệm thức theo thời gian thí
nghiệm....................................................................................................................... 26
viii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
SGRW: Tăng trưởng đặc trưng về khối lượng
SGRL: Tăng trưởng đặc trung về chiều dài
FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp liên Hơp Quốc (Food and Agriculture
Organization of the United Nations)
ix
MỞ ĐẦU
Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển nền
kinh tế đất nước. Quy mô Ngành Thuỷ sản ngày càng được mở rộng và vai trò của
Ngành Thuỷ sản cũng đang tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân và đã
làm rất tốt việc trong sản xuất hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thực phẩm
trong nước và thu ngoại tệ. Từ những năm cuối của thập kỉ 90 của thế kỷ trước, Chính
phủ đã có những quan tâm chỉ đạo trong qui hoạch hệ thống thuỷ lợi để không những
phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
mạnh về ni trồng thuỷ sản [19].
Hải sâm là lồi da gai có giá trị kinh tế cao, chúng sống ở biển và được được
khai thác sử dụng như một nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho con người ngồi ra cịn có
khả năng làm sạch môi trường. Trên thế giới, hải sâm được phân bố ở các vùng biển
Ấn Độ, Tây nam Thái Bình Dương, Bắc Australia, quần đảo Maldive, Trung Quốc,
nam Nhật Bản. Ở Việt Nam Hải sâm có nhiều ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú n,
Khánh Hịa, Phú Qúy, Hồng Sa và Trường Sa. Theo các kết quả điều tra về nguồn lợi
của hải sâm ở các nước Ấn Độ, Philippin, Indonesia,…đã cho thấy hiện nay nguồn lợi
của các loài hải sâm đang bị suy giảm nghiêm trọng, nguyên nhân chính là do nhu cầu
sử dụng làm thực phẩm tăng mạnh và việc quản lý khai thác không hợp lý [19].
Chính vì là lồi động vật có kinh tế cao, dễ ni và chăm sóc, ít tốn chi phí
trong q trình ni nhưng đem lại lợi nhuận cao, cịn là lồi có thể ni kết hợp với
nhiều lồi khác, ngồi ra hải sâm cịn có tác dụng làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
trong quá trình nuôi thủy sản. Nên là vấn đề đang được nhà nước và tất cả các cộng
đồng người nuôi quan tâm.
Ở Việt Nam hiện nay, hầu như hải sâm là loài được khai thác nhiều hơn so với
việc nuôi trồng, vấn đề này dẫn đến số lượng hải sâm ngày càng suy giảm nghiêm
trọng và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các lồi hải sâm được khai thác nhiều ở Việt Nam
như: hải sâm lựu (Thelenota annanas), 2 hải sâm vú (Holothuria fuscogilva và
Holothuria nobilis) và hải sâm cát (Holothuria scabra), hải sâm đen (Holothuria
leucospilota) những loài này nằm trong danh mục thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt
chủng nên cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Được sự chấp thuận của viện
1
NTTS trường ĐHNT tôi đã thực hiện báo cáo tốt nghiệp “Nghiên cứu ảnh hưởng
của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của hải sâm đen Holothuria
leucospilota (Brandt, 1835) giai đoạn giống”, tại Trung Tâm Quốc gia Giống hải
sản miền Trung – viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (thôn Xuân Đông – xã
Vạn Hưng – huyện Vạn Ninh – tỉnh Khánh Hòa).
Nội dung nghiên cứu:
1. Tìm hiểu hệ thống cơng trình thiết bị trại ương giống hải sâm đen Holothuria
leucospilota.
2. Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng của hải sâm đen giai đoạn giống.
3. Ảnh hưởng của mật độ ương lên tỷ lệ sống của hải sâm đen giai đoạn giống.
Ý nghĩa của đề tài:
Hải sâm đen còn là đề tài mới mẻ trong những năm gần đây. Kết quả của đề tài sẽ là
đóng góp cho việc phát triển cũng như xây dựng một mơ hình ni thương phẩm hải
sâm phù hợp nhất và đạt giá trị kinh tế.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Một số đặc điểm sinh học của hải sâm đen Holothuria leucospilota
1.1.1 Hệ thống phân loại
Ngành: Echinodermata
Lớp: Holothuroidae
Bộ: Aspidochirotida
Họ: Holothuriidae
Giống: Holothuria
Loài: Holothuria leucospilota (Brandt,
1835)
Tên tiếng Anh: black sea cucumber, white threads fish
Tên tiếng Việt: Hải sâm đen
Hình 1.1 Hải sâm đen Holothuria leucospilota (Brandt, 1835)
3
1.1.2 Đặc điểm hình thái
Hải sâm đen, cịn được gọi là hải sâm đen da mỏng, có hình dạng trụ và
thuôn dần về hai đầu. Cơ thể của chúng mềm mại và linh hoạt, được phủ bởi một
lớp da mỏng đen tuyền, trong khi mặt bụng có màu nhạt hơn. Trên lưng của hải
sâm đen có nhiều lơng, trong khi phần dưới bụng có nhiều ống chân xếp thành
một hàng chạy từ miệng đến hậu môn. Lỗ miệng của chúng hướng về phía trước,
trong khi hậu mơn nằm ở cuối cơ thể.
Miệng của hải sâm đen có hình dạng trịn và mang 10 xúc tu màu đen kéo
dài. Xúc tu có nhiệm vụ bắt mồi và hỗ trợ trong việc di chuyển của cơ thể. Hậu
mơn có hình dạng trịn, màu sắc đậm hơn so với phần còn lại của cơ thể và có
những gai nhỏ xung quanh. Vách thân của hải sâm đen có độ cứng và dai, mang
các gai thịt nhỏ phân bố thưa thớt trên mặt lưng [13].
1.1.3 Đặc điểm phân bố và tập tính sống
Hiện nay, có khoảng 1.100 lồi hải sâm được biết đến trên thế giới, trong đó có
hơn 20 lồi có giá trị dược liệu và là thực phẩm quan trọng. Việc khai thác và ni
thương phẩm các lồi hải sâm này đang được chú trọng và tập trung. Hải sâm đen
phân bố rộng rãi ở các vùng biển và tập trung chủ yếu ở phía Tây Thái Bình Dương.
Ở Việt Nam, hải sâm đen được tìm thấy tại các bãi biển lớn của các tỉnh như
Bình Thuận, Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hịa. Ngồi ra, chúng cũng phân bố trong
các đầm phá như đầm Cù Mơng, Ơ Loan, cũng như trên đáy cát và san hơ. Đây là
những vùng địa lý có điều kiện thích hợp cho sự sinh sống và phát triển của hải sâm
đen.
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Hải sâm là một lồi có đặc tính dinh dưỡng đặc biệt trong tự nhiên. Thức ăn chủ
yếu của hải sâm bao gồm mùn bã hữu cơ và các thực vật phù du. Đặc biệt, lượng mùn
bã hữu cơ tồn đọng dưới đáy ao từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản là rất lớn. Đây là
do sự phân hủy của thức ăn, chất thải từ các loại cá nuôi khác và sự lắng đọng của tảo.
Do đó, hải sâm có khả năng làm thay đổi hệ sinh vật đáy.
Việc có hải sâm trong một hệ thống ni trồng thủy sản có thể giúp hấp thụ
mùn bã hữu cơ và các chất thải, giữ gìn mơi trường ao ni sạch sẽ hơn. Hơn nữa, hải
sâm cũng có khả năng tạo ra một loại môi trường đáy khá ổn định, thuận lợi cho sự
phát triển của các loài sinh vật đáy khác [1].
4
Hệ tiêu hóa của hải sâm bao gồm một miệng, thực quản, dạ dày, ruột, lỗ huyệt
và hậu môn, chúng sử dụng các xúc tu xung quanh miệng để lấy thức ăn vào miệng
(Baska, 1994; Conand, 2006). Hải sâm là loài sống đáy, chúng di chuyển nhờ sự vận
động của các xúc tu trên mặt bụng và thông qua vận động của các cơ trên cơ thể [1].
1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản
Hải sâm đen có chiều dài trung bình từ 25-35cm, kích thước tối đa có thể đạt
đến 50cm, khối lượng trung bình khoảng từ 800 lên đến hơn 1000g. Theo như quan sát
thêm ở Pantai Kalinaun tất cả các cá thể đều có chiều dài cơ thể trung bình là 2,27cm.
Hải sâm khác với các động vật da gai khác bởi vì chúng chỉ có một tuyến sinh
dục duy nhất, được hình thành dưới dạng một chùm ống. Tuyến sinh dục này nằm
cạnh màng treo ruột và thường là một phần của cơ quan sinh dục. Phần lớn lồi hải
sâm là đơn tính, có tuyến sinh dục hình chùm dẫn vào ống dẫn sinh dục và sau đó đổ
ra ngồi qua lỗ sinh dục. Tuy nhiên, cũng có một số lồi hải sâm lưỡng tính, có nghĩa
là chúng có cả tinh trùng và trứng trong cùng một tuyến sinh dục, nhưng chúng được
hình thành ở các thời điểm khác nhau.
Hoạt động sinh sản của hải sâm diễn ra thơng qua việc phóng trứng và tinh
trùng vào mơi trường nước. Do đó, q trình thụ tinh và phát triển của trứng diễn ra
bên ngoài cơ thể. Hải sâm thường đẻ trứng vào cuối buổi chiều, buổi tối hoặc ban
đêm. Điều này có nghĩa là q trình sinh sản của hải sâm thường xảy ra trong khoảng
thời gian này, và trứng được giữ trong môi trường nước để tiếp tục phát triển cho đến
khi trở thành hải sâm con.
Nghiên cứu của Chao et al. (1995) đã đưa ra thông tin về hoạt động sinh sản
của hải sâm, trong đó cái và đực sinh sản bằng cách phóng trứng và tinh trùng vào mơi
trường nước [1].
1.2 Tình hình khai thác hải sâm trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình khai thác hải sâm trên thế giới
Trong những năm 1990, thị trường Trung Quốc đã có nhu cầu ngày càng tăng
cao về hải sâm, dẫn đến tăng sản lượng hải sâm thương mại trên toàn thế giới lên mức
30.000 tấn/năm. Nghề khai thác hải sâm cũng đã mở rộng về mặt sản lượng và giá trị
5
trên toàn thế giới trong hai đến ba thập kỷ gần đây. Các khu vực Ấn Độ - Thái Bình
Dương đã khai thác và thu hoạch hải sâm trong hơn một năm qua để cung cấp cho thị
trường chủ yếu là Trung Quốc và các nước Châu Á khác.
Tuy nhiên, việc quản lý khai thác hải sâm không được chặt chẽ đã dẫn đến tình
trạng đánh bắt quá mức ở nhiều quốc gia, gây cạn kiệt nguồn dự trữ thiên nhiên của
loài này tại hầu hết các khu vực chúng phân bố. Đánh bắt quá mức đã xảy ra vì ít nhất
hai lý do chính. Thứ nhất, hải sâm có thể dễ dàng được thu hoạch ở các vùng nước
cạn, nơi mà chúng có mật độ cao. Thứ hai, tuổi trưởng thành của hải sâm muộn, tăng
trưởng chậm và có mật độ quần thể thấp, dẫn đến sự suy thoái và ức chế sự phục hồi
của quần thể hải sâm.
Những yếu tố này, kết hợp với đánh bắt quá mức, đã dẫn đến một sự suy giảm
trầm trọng trong số lượng hải sâm ở nhiều quần thể. Việc quản lý bền vững và giám
sát chặt chẽ là cần thiết để bảo vệ và phục hồi các quần thể hải sâm [11].
Nhu cầu sử dụng hải sâm để làm thực phẩm dinh dưỡng đã có từ nhiều thế kỷ ở
Trung Quốc. Nhu cầu tăng cao từ tầng lớp trung lưu đang phình ra đã làm cạn kiệt các
đàn hải sâm trong vòng vài thập niên qua và đẩy hoạt động đánh bắt đi xa tới Địa
Trung Hải và phía Đơng Bắc vùng biển Đại Tây Dương nơi nghề đánh bắt hải sâm
chưa thực sự phát triển. Phân tích tồn cầu của ông Steven Purcell (một chuyên gia về
hải sâm tại Đại học Southern Cross (Australia) đã cho thấy rằng 70% nguồn hải sâm
thế giới đã thật sự bị rút ruột từ năm 2011 [16].
Theo FAO (2011), sản lượng hải sâm đã được khai thác từ tự nhiên trên thế giới
tăng từ 4.300 tấn năm 1950 lên 23.400 tấn năm 2000, sau đó sản lượng hải sâm đã bị
giảm mạnh cịn gần 10.000 tấn vào năm 2010. Trong đó, các nước có sản lượng khai
thác dẫn đầu thế giới là: Nhật Bản, Indonexia và Mỹ. Nhật Bản là nước dẫn đầu về
khai thác với sản lượng hơn 7.200 tấn, tiếp đó là Indônesia với sản lượng 3.200 tấn,
Mỹ: 1.800 tấn, Papua New Guinea: 1.450 tấn. Indonesia là nước có sản lượng hải sâm
xuất khẩu lớn nhất thế giới với hơn 2.500 tấn khô/năm. Tiếp sau là Philippin với sản
lượng xuất khẩu khoảng 2.000 tấn/năm. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước:
Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore [16].
6
Theo kết quả điều tra về nguồn lợi của hải sâm ở các nước như Indonesia,
Philippin, Ấn Độ cho thấy hiện nay nguồn lợi của các loài hải sâm đang bị suy
giảm trầm trọng. Nguyên nhân chính là do nhu cầu sử dụng hải sâm làm thực
phẩm tăng mạnh và sự quản lý khai thác nguồn lợi không hợp lý ở các nước này
(FAO, 2012) [16].
Chẳng hạn như loài hải sâm gai nhọn Nhật Bản đã bị tận diệt ngoài thiên nhiên,
và bị đe dọa bởi Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Loài vật này bây giờ
được nuôi và thu hoạch trên quy mô lớn. Trong khi Thái Bình Dương ngày một ít đi
nguồn hải sâm, thì Châu Âu đang bắt đầu nắm giữ tiềm năng sinh lời của mình [16].
Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được lượng đánh bắt hải sâm hàng năm lên tới 2500 tấn
(năm 2020), cịn Ý tun bố một tình trạng nghiêm cấm đánh bắt và chuyên chở hải
sâm từ năm 2018 nhằm giữ lại nguồn thủy sản quý giá. Tuy nhiên, tại Tây Ban Nha,
nghề hải sâm còn lỏng lẻo, ngoại trừ vùng Galicia cho phép đánh bắt loài hải sâm
Holothuria forskali, và phần lớn các vụ đánh bắt đều diễn ra phi pháp ở dun hải phía
Nam nước Ý [16].
1.2.2 Tình hình khai thác hải sâm ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hải sâm là một trong những nguồn lợi hải sản quan trọng với sự
phong phú về thành phần loài. Theo Đào Tấn Hổ (1991), đã được thống kê có tổng
cộng 53 loài động vật thuộc lớp hải sâm trong vùng biển phía Nam Việt Nam. Trong
số này, có nhiều lồi có giá trị kinh tế cao, và trong thập kỷ 20, đã có 9 lồi được khai
thác với sản lượng lớn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc khai thác hải sâm đã
có xu hướng giảm nhanh do việc khai thác quá mức và thiếu biện pháp quản lý và sử
dụng hợp lý nguồn lợi hải sâm [2].
Tại Phú Quốc, sản lượng khai thác hải sâm trong những năm thập kỷ 20 trước
đây ước đạt trung bình khoảng 3000 - 4000kg/ngày. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, sản lượng khai thác đã giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 10% so với mức trước đó
(300 - 400kg/ngày). Nhiều lồi hải sâm đang đối diện nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị đe
dọa tuyệt chủng, và chúng đã được liệt kê trong sách đỏ Việt Nam năm 2000, danh
7
sách những loài cần được bảo tồn. Việc bảo tồn và quản lý bền vững nguồn lợi hải sâm
là cần thiết để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các loài này trong tương lai. [11].
Mặc dù hải sâm có giá trị kinh tế cao, nhưng có thể nói cho đến nay chưa có
một tiến trình điều tra, nghiên cứu nào chuyên về nguồn lợi hải sâm. Các cơng trình
nghiên cứu liên quan đến hải sâm chủ yếu thu thập kết hợp từ các chuyến điều tra
nguồn lợi hải sản nói chung và thực hiện từ năm 1990. Do đó, chưa có đầy đủ cơ sở
khoa học cho việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lợi hải sản ở vùng biển Việt Nam
[11].
“Hải sâm vú (Holothuria fuscogilva) và Hải sâm lựu (Thelenota ananas) là hai
loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Tại huyện Phus Q (Bình Thuận) sản lượng khai
thác vào khoảng năm 2012 khoảng 15 tấn/chuyến. Sau đó sản lượng giảm dần qua các
năm. Đến năm 2017, sản lượng cịn 5 tấn/chuyến. Qua đó, có thể thấy là nguồn lợi hải
sâm vú và hải sâm lựu đã bị suy giảm trầm trọng. tương tự tại vùng biển Nha Trang,
sản lượng khai thác hải sâm cũng suy giảm, cụ thể là vào năm 2012 sản lượng khai
thác là 5 tấn/chuyến, sau đó cũng giảm dần qua các năm. Đến năm 2017 sản lượng
khai thác còn 5 tấn/chuyến. Ngoài khai thác từ tự nhiên, hiện nay Hải sâm được ni
thương phẩm theo các mơ hình ni bãi, nuôi lồng, nuôi biển rất phổ biến ở các tỉnh
ven biển như Vân Đồn – Quảng Ninh, Khánh Hòa, Vũng Tàu…, ước tính ni trên
1.000 ha; năng suất ni đạt 2,5 tấn/ha [11].
Đúng như bạn đã đề cập, mặc dù đã có một số biện pháp quản lý nguồn lợi hải
sâm được áp dụng tại một số địa phương, tuy nhiên hiệu quả thực tiễn và quản lý vẫn
chưa cao và vấn đề khai thác nguồn lợi hải sâm ở Việt Nam vẫn diễn ra một cách tự do
và thiếu kiểm soát. Điều này gây ra rủi ro đối với tài nguyên hải sâm và đe dọa sự bền
vững của các quần thể hải sâm.
Ngồi ra, một khía cạnh quan trọng khác là thiếu các cơ sở dữ liệu đầu vào cần
thiết để tính tốn và đề xuất các biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lợi hải
sâm. Để đạt được quản lý bền vững, việc thu thập và phân tích dữ liệu về quần thể hải
sâm, tình trạng khai thác, sự phục hồi và tác động của các hoạt động khai thác là rất
quan trọng. Các cơ sở dữ liệu này sẽ cung cấp thông tin cần thiết để đưa ra quyết định
8
quản lý thông minh và đề xuất biện pháp bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi hải
sâm.
Việc xây dựng và nâng cao các cơ sở dữ liệu, cùng với việc áp dụng các biện
pháp quản lý hiệu quả, là cần thiết để bảo vệ tài nguyên hải sâm và đảm bảo sự phát
triển bền vững của ngành hải sâm tại Việt Nam. [3].
9
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hải sâm đen Holothuria leucospilota (Brandt, 1835), giai
đoạn giống.
- Địa điểm nghiên cứu: tại Trung tâm Quốc gia Giống hải sản Miền Trung – Viện
Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (thôn Xuân Đông – xã Vạn Hưng – huyện Vạn
Ninh – tỉnh Khánh Hòa).
- Thời gian thực tập: Từ ngày 10/04/2003 – 03/06/2003.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống
của hải sâm đen Holothuria leucospilota (Brandt, 1835) giai đoạn giống
Tìm hiểu hệ thống
cơng trình thiết bị
trại ương giống hải
sâm đen Holothuria
leucospilota.
Ảnh hưởng của mật
độ ương lên sinh
trưởng của hải sâm
đen giai đoạn giống
Ảnh hưởng của mật
độ ương lên tỷ lệ
sống của hải sâm đen
giai đoạn giống.
Ảnh hưởng của mật
độ lên chiều dài của
hải sâm đen giai
đoạn giống
Ảnh hưởng của mật
độ lên khối lượng
của hải sâm đen giai
đoạn giống
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Hình 2.1 Sơ đồ nội dung nghiên cứu
10
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.3.1.1 Dụng cụ thí nghiệm
Bể thí nghiệm được sử dụng là bể nhựa có dung tích là 30 lít, có diện tích đáy
45x30 (0,14m2). Trước khi đưa vào sử dụng bể đã được vệ sinh sạch sẽ và được mang
ra phơi nắng từ 1-2h, sau khi phơi khơ thì cho vật bám và cấp nước vào bể có sục khí,
giữ 1-2h để cho môi trường trong bể ổn định rồi bắt đầu thả hải sâm vào các bể thí
nghiệm theo từng nghiệm thức và mật độ khác nhau. Ngoài ra, cịn có các dụng cụ
khác như: giáy ơ ly, cân, vợt, các máy đo (pH, nhiệt độ, độ mặn).
Hình 2.2 Các dụng cụ dùng trong q trình ni
11