Tải bản đầy đủ (.doc) (210 trang)

Bộ Đề Ôn Hsg Văn 6 (Ggv) 90 Đề.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 210 trang )

Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang

Đề 1:

ĐỀ BÀI
Câu I (3,5 điểm):
1. Trong các thành ngữ sau, thành ngữ nào có từ đầu mang nghĩa gốc, thành ngữ nào có từ
đầu mang nghĩa chuyển?
Đầu đường xó chợ, đầu bạc răng long, đầu xuôi đuôi lọt, dấu đầu hở đi.
2. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng
của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu
(1)
... của da trời, màu (2)... của cây lá, màu (3)... của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.
(Theo Đất nước ngàn năm)
a. Hãy điền các tính từ xanh biếc, xanh non,xanh thẳm vào những chỗ trống có dấu (...)
cho phù hợp.
b. Nêu tác dụng của các tính từ đó trong đoạn văn.
Câu II (6,5 điểm):
Cho đoạn văn sau:
… Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa
bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu
trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang
đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân
giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, khơng cịn
nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch
Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy
Thach Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu mơi, khơng muốn cầm đũa. Biết
ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân
sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy
tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.


Về sau, vua khơng có con trai, đã nhường ngơi cho Thạch Sanh.
(Trích truyện Thạch Sanh, Ngữ văn 6, tập 1)
1. Hãy chỉ ra các chi tiết thần kỳ trong đoạn văn và phân tích ý nghĩa của các chi tiết thần kỳ
đó.
2. Kể lại hai chi tiết thần kỳ trong các truyện cổ tích khác mà em biết. Theo em, chi tiết thần kỳ
có vai trị gì trong các câu chuyện cổ tích?
Câu III (10,0 điểm):
Một thời gian sau khi lên ngơi, Thạch Sanh đã tìm về gốc đa xưa. Hãy tưởng tượng và kể lại
lần trở về đó của Thạch Sanh.
-----------------HẾT--------------------ĐÁP ÁN
II. Yêu cầu cụ thể:

Câu
Câu I Trả lời câu hỏi tiếng Việt

Nội dung

Điểm
3,5

1. - Các từ đầu mang nghĩa gốc: Đầu bạc răng long.
- Các từ đầu mang nghĩa chuyển: Đầu đường xó chợ, đầu xi đuôi lọt, dấu đầu
hở đuôi.
Mỗi từ xác định đúng cho 0,5 điểm.
2. a. Điền các tính từ vào những chỗ trống có dấu (...):
(1)
xanh thẳm;(2) xanh biếc;(3) xanh non.

2,0


1

Thàng cơng chỉ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực

0,75


Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang

Câu
II

Câu
III

Mỗi từ xác định đúng cho 0,25 điểm.
b. Tác dụng của các tính từ đó trong đoạn văn:
- Tơ đậm màu xanh của da trời (xanh thẳm), cây lá (xanh biếc), những bãi ngô,
thảm cỏ (xanh non) in trên mặt nước Sông Hương, đó là những vẻ xanh riêng, trong
trẻo, đầy sức sống hòa vào màu xanh chung đẹp đẽ, độc đáo của Sông Hương.
Cho đoạn văn và trả lời câu hỏi:
1. Các chi tiết thần kỳ trong đoạn văn: Tiếng đàn thần kì và niêu cơm thần kì.
Mỗi chi tiết nêu đúng cho 0,5 điểm.
*Phân tích ý nghĩa của các chi tiết thần kỳ:
- Chi tiết tiếng đàn:
+ Giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thốt. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch
Sanh mà công chúa khỏi câm, nhận ra người cứu mình và giải thốt cho Thạch
Sanh; nhờ đó mà Lý Thông cũng bị vạch mặt; Làm quân mười tám nước chư hầu
phải cuốn giáp xin hàng…
+ Tiếng đàn thần là thể hiện ước mơ về cơng lý, chính nghĩa; đại diện cho cái

thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân (là “vũ khí” đặc biệt để cảm
hóa kẻ thù).
- Chi tiết niêu cơm:
+ Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng lạ kì là cứ ăn hết lại đầy, làm
quân mười tám nước chư hầu lúc đầu bĩu môi coi thường, chế giễu nhưng sau đó
phải ngạc nhiên, khâm phục và phải chịu thua cuộc trước lời thách đố của Thạch
Sanh...
+ Chi tiết niêu cơm thần kì chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh; tượng trưng cho
tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu chuộng hịa bình, khát vọng ấm no hạnh phúc của
nhân dân ta.
2. - Kể lại hai chi tiết thần kỳ trong các truyện cổ tích khác mà em biết.
Kể đúng mỗi chi tiết thần kỳ trong các truyện cổ tích khác cho 0,25 điểm.
- Vai trò của chi tiết thần kỳ trong các câu chuyện cổ tích:
Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối
với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với bất công.
Một thời gian sau khi lên ngơi, Thạch Sanh đã tìm về gốc đa xưa. Hãy tưởng
tượng và kể lại lần trở về đó của Thạch Sanh.
Yêu cầu:
- Về kỹ năng: Cần viết đúng thể loại văn tự sự - kể chuyện tưởng tượng.
Dựa
trên một phần sự thực nhất định nào đó, người kể phát huy trí tưởng tượng để sáng
tạo ra nhân vật, sự việc, câu chuyện khơng có thực nhằm hấp dẫn người đọc, thể
hiện ý nghĩa nào đó đối với con người trong đời sống thực.
Văn viết trong sáng, giàu cảm xúc; Bố cục bài viết rõ ràng.
- Về kiến thức:HS có thể trình bày theo các cách khác nhau, song cần nêu được các
ý cơ bản sau:
A. Mở bài:
Giới thiệu chung về câu chuyện.
(HS cũng có thể mở bài khơng theo trình tự thời gian, miễn sao hợp lý).
B. Thân bài:

1. Câu chuyện xảy ra vào thời gian, không gian như thế nào?
Một thời gian sau khi lên ngơi, Thạch Sanh đã tìm về gốc đa xưa (nêu rõ thời gian,
lý do trở về, Thạch Sanh có đi cùng ai…).
2. Câu chuyện đã diễn ra như thế nào? (Mở đầu; Diễn biến; Kết quả).
Trọng tâm là cảnh Thạch Sanh khi về gốc đa xưa.
2

Thàng công chỉ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực

0,75

6,5
1,0
2,0

2,0

0,5
1,0
10,0

0,5
9,0
1,5
7,5


Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang

Cảnh thay đổi như thế nào, con người ra sao; Thạch Sanh đã kể lại những chuyện

gì trong quá khứ (gắn với các chi tiết trong truyện)…
C. Kết bài:
Nêu kết thúc truyện.

3

Thàng công chỉ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực

0,5


Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang

***********************************************************

Đề 13:
ĐỀ BÀI
Câu 1 (4,0 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật người anh (Truyện Bức
tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh, Ngữ văn Lớp 6, Tập II) qua đoạn văn sau:
“Tôi khơng trả lời mẹ vì tơi muốn khóc q. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tơi sẽ nói rằng: Khơng
phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lịng nhân hậu của em con đấy”.
Câu 2 (6,0 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Những ngơi sao thức ngồi kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc trịn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
(Mẹ – Trần Quốc Minh)
a. Chỉ ra các phép so sánh trong đoạn thơ trên. Cho biết chúng thuộc những loại so sánh nào?

b. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tác dụng gợi hình, gợi cảm của những phép
so sánh ấy.
Câu 3 (10,0 điểm)
Chiếc bình nứt
Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng
về, nước trong bình chỉ cịn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hồn hảo của mình, cịn
chiếc bình nứt ln thấy dằn vặt, cắn rứt vì khơng hồn thành nhiệm vụ.
Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ:…
Em hãy tưởng tượng và viết tiếp câu chuyện trên.

4

Thàng công chỉ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực


Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang

......................Hết.....................
HƯỚNG DẪN CHẤM THI

Câu
Câu

Nội dung
Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật người

1

anh (Truyện Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh, Ngữ văn Lớp 6, Tập II)


(4,0
đ)

Câu
2
(6,0
đ)

Điểm

qua đoạn văn.
* Về hình thức: Viết đúng yêu cầu 1 đoạn văn.
1,0
* Về nội dung: Bài viết đảm bảo các ý sau:
0,5
- Người anh không trả lời mẹ vì quá ngạc nhiên và bất ngờ trước vẻ đẹp của bức
tranh và tài năng của em gái mình.
- Người anh muốn khóc vì q xúc động và xấu hổ với sự đố kỵ, cố tình xa lánh
0,5
của mình đối với em gái trước đây.
0,5
- Người anh cảm thấy đó khơng phải là bức tranh vẽ mình vì hình ảnh trong bức
0,5
tranh quá đẹp, trong sáng và ngoài sức tưởng tượng của người anh.
- Người anh hiểu rằng chính lịng nhân hậu của em gái là cơ sở để tạo nên tài năng.
- Câu nói thầm của người anh thể hiện sự hối hận chân thành, ăn năn, bị thuyết
1,0
phục, tự nhận thức về bản thân cũng như về em gái của mình.
a. Chỉ ra các phép so sánh trong đoạn thơ trên. Cho biết chúng thuộc những
3,0

loại so sánh nào?
– Chỉ đúng các phép so sánh
+ Những ngơi sao thức ngồi kia
2,0
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
+ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
– Xác định đúng kiểu so sánh
+ Những ngôi sao thức ngồi kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con:
là kiểu so sánh hơn kém
+ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời:
1,0
là kiểu so sánh ngang bằng
b. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tác dụng gợi hình, gợi
3,0
cảm của những phép so sánh ấy.
– Yêu cầu học sinh viết đúng một đoạn văn cảm nhận với nội dung cơ bản sau:
+ Phép so sánh hơn kém “Những ngơi sao thức ngồi kia”/ Chẳng bằng mẹ đã
thức vì chúng con” nhấn mạnh thời gian thức vì con nhiều hơn thời gian ” thức”

1,0

của ngơi sao, của thiên nhiên.
+ Phép so sánh ngang bằng “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” khẳng định tình mẹ,
vai trò quan trọng của mẹ với cuộc đời của con.
+ Lòng biết ơn mẹ sâu sắc của con.
Câu
3

A. Yêu cầu về kĩ năng:

Học sinh biết cách làm bài văn kể chuyện sáng tạo. Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Lựa

(10,0 chọn ngôi kể phù hợp, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài.
B. Yêu cầu về kiến thức:
đ)
Học sinh có nhiều cách xây dựng cốt truyện sáng tạo, các sự việc logic, lời thoại
5

Thàng công chỉ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực

1,0
1,0
1,0


Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang

hợp lí, đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm, câu chuyện kể thể hiện một ý nghĩa, một
bài học nào đó trong cuộc sống.
1. Mở bài:
Chiếc bình nứt
Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi
gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ cịn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về
sự hồn hảo của mình, cịn chiếc bình nứt ln thấy dằn vặt, cắn rứt vì khơng hồn
thành nhiệm vụ.
2. Thân bài:
Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ: ……
* Cách 1:
- Bình nứt tâm sự chân thành với ông chủ về khuyết điểm của mình, tự trách mình
vì trong suốt thời gian qua khơng giúp ích được gì cho ông chủ. Tâm trạng buồn

bã, thất vọng về bản thân.
- Rất may mắn nó gặp được ơng chủ tốt bụng, biết cảm thông chia sẻ, biết cổ vũ
động viên khích lệ để bình nứt cố gắng.
- Ơng chủ động viên khích lệ bằng cách: Mở một cuộc thi tài giữa chiếc bình nứt
và chiếc bình lành.
- Diễn biến cuộc thi.
- Kết quả cuộc thi: Bình nứt ln cần mẫn, nỗ lực cố gắng vươn lên và chiến thắng,
bình lành quá tự tin về bản thân nên chủ quan kiêu ngạo và thất bại.
* Cách 2:
- Bình nứt tâm sự chân thành với ơng chủ về khuyết điểm của mình, tự trách mình
vì trong suốt thời gian qua khơng giúp ích được gì cho ơng chủ.
- Ơng chủ tốt bụng, có mắt tinh tế và óc sáng tạo lãng mạn đã biết cách chuyển
điều hạn chế của bình nứt thành thế mạnh bằng cách gieo hạt giống hoa bên phía
con đường chiếc bình nứt hàng ngày vẫn qua (Hoặc ơng chủ trồng hoa trên chính
chiếc bình nứt).
- Ngày qua ngày, tháng qua tháng …..những cây hoa mọc lên, đón nắng mai, khí
trời rồi kết nụ, nở hoa làm đẹp cho con đường, làm đẹp cho ngơi nhà -> bình nứt
u đời, tự tin, luôn nỗ lực vươn lên, nhận ra vẻ đẹp, ý nghĩa của cuộc sống.
- Cịn chiếc bình lành ln tự tin về bản thân, coi mình hồn hảo, không nỗ lực
vươn lên, không cẩn trọng. Một ngày kia gặp tình huống khơng may bị nứt, mẻ,
xấu xí. Sống bng xi, bất lực, thu mình.
3. Kết bài:
Mỗi người trong chúng ta đều có những hạn chế riêng, ln nỗ lực vươn lên để
hoàn thiện bản thân làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

6

Thàng công chỉ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực

1,0


7,0
1,0
1,0
1,0
2,0
2,0

1,5
1,5

2,0

2,0
1,0


Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang

ĐỀ BÀI
Phần I: Đọc – hiểu (6.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
SƠNG HƯƠNG
Sơng Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp
riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau:
màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm
cỏ in trên mặt nước.
Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo
xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng, dịng sơng là một đường trăng lung linh dát vàng.

Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho khơng khí thành phố
trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp
êm đềm.
(Theo:Đất nước ngàn năm)
Câu 1.Sông Hương đã được miêu tả ở những thời điểm nào? Tác dụng của việc lựa chọn
đó?
Câu 2. Gọi tên cho các cụm từ sau: một bức tranh phong cảnh, trở nên trong lành, những
tiếng ồn ào, ửng hồng cả phố phường.
Câu 3. Phân tích cấu tạo và cho biết câu văn được in đậm trong phần trích thuộc kiểu câu gì?
Câu 4. Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong phần trích và cho biết tác dụng của một biện pháp tu
từ đó.
II. PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1(4.0 điểm)
Ttrong bài thơ viết về người lính đảo, một nhà thơ đã từng ca ngợi:
Từ biển đảo khơi xa sóng quanh năm rì rào..
Nơi đây anh đứng gác giữa biển trời bao la.
Vì tổ quốc thân yêu đêm ngày anh canh giữ,
Tên anh người chiến sĩ nơi biển đảo Trường Sa.
Dưới mặt trời thiêu đốt chói chang
Anh vẫn hiên ngang dù hiểm nguy đối mặt
7

Thàng công chỉ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực


Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang

Hãy viết một đoạn văn ngắn nói lên hình dung và tình cảm của em về hình ảnh người lính đảo.
Câu 2 (10.0 điểm)
Trong giấc mơ em gặp nhân vật Mã Lương và được tặng lại cây bút thần nhờ đó em

làm được nhiều việc có ích . Hãy tưởng tượng và kể lại chuyện đó.
------------------ HẾT -----------------HƯỚNG DẪN CHẤM

Ý
I
Câu

NỘI DUNG

1

ĐỌC – HIỂU
Thời điểm miêu tả : Mùa hè đến, những đêm trăng sáng.

2

Tác dụng: Gợi tả những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương
Học sinh xác định được các cụm từ: (mỗi cụm từ chính xác được 0.5 điểm)

ĐIỂM
6.0
0.5
0.5
2.0

- một bức tranh phong cảnh - Cụm danh từ
- trở nên trong lành – cụm động từ
- những tiếng ồn ào - cụm danh từ
3


- ửng hồng cả phố phường - cụm động từ
Những đêm trăng sáng, dịng sơng // là một đường trăng lung linh dát vàng.
TN

4

CN

VN

-> Câu trần thuật đơn có từ “là”
Học sinh chỉ ra được phép tu từ so sánh, nhân hóa và nêu tác dụng của một
trong hai phép tu từ trên.
* Phép tu từ so sánh:
- Trong câu văn: “Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều
đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó.”.
-> Tác dụng: gợi ra vẻ đẹp phong phú của sông Hương.
- Trong câu văn: “Những đêm trăng sáng, dịng sơng là một đường trăng
lung linh dát vàng.
-> Tác dụng: gợi tả vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của sông Hương vào những
đêm trăng sáng
- Trong câu văn: “Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế,
làm cho khơng khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng
ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm”
-> Tác dụng: khẳng định ý nghĩa của sông Hương trong cuộc sống của thành
phố Huế.
* Phép tu từ nhân hóa:
- Trong câu văn: “Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành
dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.”
-> Tác dụng: gợi tả vẻ đẹp mềm mại, tươi trẻ, dịu dàng, thướt tha...


8

0.5

Thàng công chỉ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực

0.5
2.0


Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang

Ngoài ra nếu học sinh phát hiện và nêu tác dụng của phép tu từ liệt kê,
II
Câu *
1
(4.0
điểm)
*

điệp ngữ và nêu tác dụng thích hợp giáo viên vẫn cho điểm.
LÀM VĂN
Về kĩ năng: Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn 6-7 câu, biết trình bày và sắp

14 ,0
0.5

xếp các ý một cách hợp lý, diễn đạt mạch lạc. Khơng có sai sót lớn về dùng
từ, đặt câu...

Về kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cáchtrình bày ấn tượng và tình cảm

3.5

của mình, tuy nhiên bài làm cần đảm bảo các ý sau:
* Hình ảnh người lính đảo: (miêu tả, biểu cảm)

2.5

- Tư thế hiên ngang, sừng sững giữa biển khơi lộng gió.
- Tinh thần dũng cảm, can trường cầm chắc tay súng, sẵn sàng hi sinh để
bảo vệ tổ quốc.
* Suy nghĩ, tình cảm của em : kính trọng, biết ơn, tự hào, cảm phục trước

1.0

hình ảnh của họ. Tự hứa sẽ cố gắng học tập để noi gương các anh.
Câu
2

*

10,0
1.0

Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh viết đúng thể loại văn kể chuyện tưởng tượng kết hợp với miêu tả
và biểu cảm, biết trình bày và sắp xếp ý một cách hợp lý. Bố cục bài viết rõ
ràng, diễn đạt mạch lạc. Khơng có sai sót lớn về dùng từ, đặt câu...
- Tránh sa vào kể lại câu chuyện

Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
tuy nhiên bài làm cần đảm bảo các ý sau:
a. Mở bài: Tình huống em được gặp Mã Lương
b. Thân bài:
+ Kể, tả ngoại hình nhân vật.
+ Kể diễn biến cuộc trị chuyện: có đối thoại giữa các nhân vật và em, qua

9.0
2.0
2.0
4.0

đối thoại với nhân vật có thể bày tỏ được những suy nghĩ của mình về
những việc liên quan đến tài năng và em được tặng lại bút thần.
c. Kết bài:

1.0

+ Kể những việc làm có ích của em sau khi có bút thần
+ Những bài học em tâm đắc sau cuộc gặp gỡ và những việc làm có ích của
em.
Tổng điểm tồn bài:

20,0
-------------------------------- Hết -------------------------------

Đề 2:
ĐỀ BÀI
I. Đọc hiểu văn bản: ( 6 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

9

Thàng công chỉ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực


Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang

“Đất mọng nước mưa, và khi gió xua tan mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi
và tỏa ra một làn khói lam. Sáng sáng, sương mù dâng lên từ một con ngòi, từ vùng trũng bùn
lầy nước đọng. Sương trơi như sóng, lao ra ngồi đồi núi thảo ngun và ở đó nó tan ra thành
một lớp khói lam mịn màng. Và trên những cành lá đâu đâu cũng la liệt những giọt sương nặng
nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn cỏ. Ngoài thảo nguyên, cỏ băng mọc cao hơn
đầu gối. Lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tường xanh biếc. Những khoảnh
ruộng cát xám tua tủa những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên. Tới thượng tuần tháng 6,
thời tiết đã đẹp đều, trời khơng gợi một bóng mây, và thảo nguyên nở hoa sau những trận mưa
phơi mình ra lộng lẫy dưới ánh nắng. Giờ đây, thảo nguyên nom như một thiếu phụ đang nuôi
con bú, xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh
phúc và trong sáng của tình mẹ con.”
( Trích” Đất vỡ hoang”- sôlôkhôp)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
Câu 3. Trong đoạn trích trên, nhà văn đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nêu tác
dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 4. bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy lấy một ví dụ trong Văn Thơ thơ có sử dụng
biện pháp tu từ mà em vừa tìm ở trên?.
II. Tập làm văn ( 14 điểm)
Câu 1.(4 điểm)
Em hãy viết đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ sau:
“ Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng…
Lượm ơi, cịn khơng?”
( Trích “Lượm” - Tố Hữu)
Câu 2. (10 điểm)
Chúng ta đang bước vào cuộc sống với cơng nghệ máy móc tự động hóa cao. Một trong
những điển hình tiêu biểu của khoa học cơng nghệ là phát minh ra người máy (robot). Từ phịng
thí nghiệm cho đến các nhà máy, nhà hàng, bệnh viện,... rất nhiều robot đang hiện hữu trong
cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là hai ví dụ tiêu biểu:

10

Thàng cơng chỉ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực


Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang

“ Cô người máy Chihira Aico - Nhật Bản
trông sống động như thật với làn da silicon
mịn màng. Cô gái robot này hiện đang làm
nhân viên lễ tân mitsukoshi, cửa hàng bách
hóa lâu đời nhất của Nhật Bản. Với nụ cười
thường trực trên môi Chihira Aico không
bao giờ tỏ vẻ chán nản khi chào đón khách
hàng tới cửa hiệu.”
“Chú robot Pepper có chiều cao 140 cm
và được trang bị các bánh xe với khung thân
hình màu trắng, có một màn hình gắn trên
ngực và có đầu trịn. Mặc dù phát âm vẫn cịn
đơi chút rời rạc và các bước di chuyển chưa

thật dứt khốt, nhưng người máy Pepper có
thể nhận biết giọng nói của con người với 20
ngơn ngữ khác nhau, cũng như phân biệt
được giọng nói của nam giới, nữ giới và trẻ
nhỏ. Robot chịu trách nhiệm tiếp đón người
bệnh là trẻ em và người già nhà tại 2 Bệnh
viện lớn là Estend và Liege của nước Bỉ”
Em hãy tưởng tượng mình được đến nơi làm
việc một trong hai người máy đáng yêu này và viết bài văn miêu tả lại hình ảnh của người máy
và khơng khí nơi làm việc của họ?
-

Hết –

HƯỚNG DẪN CHẤM

CÂU

NỘI DUNG
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Câu 1: phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn: Miêu tả
Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên:

ĐIỂ
M
6.0
0.5
1.0

Vẻ đẹp của thảo nguyên vào mỗi buổi sớm bình minh và sau những trận mưa vào

thượng tuần tháng 6.
Câu 3: Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh, nhân hóa.
- Biện pháp so sánh:
+ Sương trơi như sóng
+ Những giọt sương lặn non như những hạt đạm ráng đỏ rực.
11

Thàng công chỉ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực

0.5
1.25


Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang

+ Lúa vụ đông như bức tường thành xanh biếc
+ Những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên
+ Thảo nguyên như một thiếu phụ đang cho con bú…
- Biện pháp nhân hóa:

0.75

+ Đất - ngây ngất dưới ánh nắng
+ Sương - lao ra ngoài đồi núi Thảo Nguyên

CÂU

+ Thảo nguyên - phơi mình lộng lẫy... xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng

1


dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ
con.
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật: phép so sánh và nhân hóa làm tăng sức gợi

1.0

hình gợi cảm cho sự diễn đạt; làm cho hình ảnh thiên nhiên thảo nguyên hiện lên
cụ thể đẹp đẽ, lung linh, sống động, có tâm hồn sống ảnh và mang đậm hơi thở ấm
áp của con người.
* Chú ý: Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm
tối đa.
Câu 4: Học sinh lấy chính xác một ví dụ trong văn thơ ( trong hoặc ngồi chương

1.0

trình) có sử dụng một trong hai biện pháp so sánh nhân hóa. Nếu ví dụ do học sinh
tạo sáng tạo viết ra diễn đạt hay có hình ảnh thì giáo viên có thể linh động cho nửa
số điểm.
PHẦN II: LÀM VĂN
CẢM THỤ VĂN HỌC
A. Yêu cầu về kỹ năng:

14.0
4.0
0.5

Học sinh sinh viết thành đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt và trình bày tốt.
B. u cầu kiến thức:
Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trong cần đảm bảo các ý cơ

bản sau:
- Giới thiệu được đoạn thơ trích trong tác phẩm Lượm của nhà thơ Tố Hữu
- Đoạn thơ miêu tả hình ảnh Lượm lúc hi sinh, hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng

0.5
0.5

mạn.
- Sự ra đi nhẹ nhàng thanh thản. Lượm như một thiên thần đang nằm ngủ.
0.5
- “Lúa thơm mùi sữa” quê hương như ôm ấp, ấp ru giấc ngủ dài cho lượm. Linh 0.75
CÂU hồn bé nhỏ và anh dũng đã hóa thân vào q hương đất nước.
- Câu thơ “Lượm ơi cịn khơng? ” được tách thành một khổ thơ riêng có hình thức
1
là một câu hỏi tu từ -> diễn tả nỗi xót đau trước cái chết của Lượm, như khơng
muốn tin rằng đó là sự thật.
- Đoạn thơ ca ngợi sự hi sinh cao đẹp và trở thành bất tử của Lượm; bộc lộ niềm

0.75

0.5

xót thương sâu sắc của tác giả.
A. u cầu về hình thức, kĩ năng:
12

Thàng cơng chỉ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực

10.0
1.0



Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang

- Hình thức: viết bài văn miêu tả hoàn chỉnh.
- Lời văn trong sáng, lựa chọn điểm nhìn hợp lý, thể hiện được khả năng nhưng
năng lực hình dung, tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả thể hiện sáng tạo,
trong cách dùng từ.
B. Yêu cầu kiến thức:
1. Mở bài: giới thiệu chung về người máy và hồn cảnh mình được gặp một trong

9.0
1.0

hai người máy.
2. Thân bài:
- Lý do em được đến nơi làm việc của một trong hai người máy.
- Tả không gian nơi làm việc của người máy: nơi cửa hàng ( nếu viết về cô người

7.0
0.5
1.0

máy Chihira Aicô hoặc nơi đón tiếp bệnh nhân Bệnh viện ( nếu viết về robot
pepper)
CÂU
2

+ Tên cửa hàng bách hóa/ bệnh viện
+ Miêu tả khơng gian, khơng khí nơi làm việc.

- Tả khái quát về người máy:

1.0

Học sinh giới thiệu khái quát về người máy cái theo sự hiểu biết của mình, có thể
theo hướng sau:
+ Người máy robot: là sản phẩm khoa học cơng nghệ của ngành cơng nghiệp tự
động hóa.
+ Người máy được mơ phỏng có hình dáng giống với con người, có thể hiểu và nói
được nhiều ngơn ngữ khác nhau, sau làm được nhiều công việc như con người khi
chẳng hạn như bán hàng, đón tiếp bệnh nhân... có người máy cịn được cơng nhận
quyền cơng dân.
 Tả chi tiết:
- Hình dáng, hành động, cách người máy giao tiếp với mọi người khi làm việc:
cụ thể:
+ Chiều cao, khn mặt, tóc, cách ăn mặc,...
+ Hành động, cử chỉ cách giao tiếp
Nếu tả Chihira Aicô: tự di chuyển, luôn niềm nở, tươi cười chào khách hàng…
Nếu tả Pepper: cử chỉ còn gượng gạo chưa tự nhiên, bước đi chưa dứt khốt nhưng
có thể nhận biết được giọng nói con người, khi tiếp đón bệnh nhân là trẻ em và
người già…. đặc biệt người máy Chihira Aicô / Pepper luôn hiểu được và hướng
dẫn tận tình khách hàng/ bệnh nhân.
Cơ người máy Chihira Aico - Nhật Bản trông sống động như thật với làn da
silicon mịn màng. Cô gái robot này hiện đang làm nhân viên lễ tân Mitsukoshi, cửa
hàng bách hóa lâu đời nhất của Nhật Bản. Với nụ cười thường trực trên môi
Chihira Aico không bao giờ tỏ vẻ chán nản khi chào đón khách hàng tới cửa hiệu.
13

Thàng công chỉ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực


2.5


Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang

Chú robot Pepper có chiều cao 140 cm và được trang bị các bánh xe với khung
thân hình màu trắng, có một màn hình gắn trên ngực và có đầu trịn. Mặc dù phát
âm vẫn cịn đơi chút rời rạc và các bước di chuyển chưa thật dứt khoát, nhưng
người máy Pepper có thể nhận biết giọng nói của con người với 20 ngôn ngữ khác
nhau, cũng như phân biệt được giọng nói của nam giới nữ giới và trẻ nhỏ. Robot
chịu trách nhiệm tiếp đón người bệnh là trẻ em và người già nhà tại Bệnh viện.
- Sự giao tiếp hoặc tình cảm thái độ của mọi người với người máy

1.0

+ Khách hàng/ Bệnh nhân đều coi người máy Chihira Aico/ Pepper đều được coi là
những nhân viên thực sự
+ Khách hàng/ Bệnh nhân rất tin tưởng, ảnh tự nguyện xếp hàng để được phục vụ
+ Khách hàng/ Bệnh nhân ai cũng cảm thấy hài lòng và khi ra về họ không quên
gửi lời chào, lời cảm ơn.
- Cảm xúc sự giao tiếp của em với người máy.

1.0

+ Em rất ngưỡng mộ cô ( chú) người máy Chihira Aico/ Pepper.
+ Cảm xúc của em khi được nói chuyện với người máy lần đầu tiên. ( học sinh tạo
tình huống để giao tiếp với người máy)
+ Em yêu quý và mong muốn được nói chuyện với người máy Chihira Aico/
pepper và có ước mơ sau này có thể chế tạo được những người máy tuyệt vời như
vậy ở Việt Nam.

3. Kết bài: Cảm nghĩ về người máy, cái suy nghĩ về sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, mong ước của bản thân...
Thang điểm:
********************************************************************
Đề 3:
ĐỀ BÀI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm):
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngơi sao thức ngồi kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc trịn
14

Thàng cơng chỉ đến khi chúng ta khơng ngừng nỗ lực

1.0


Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn và lời bình, NXB Giáo dục, 2002)
Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1,0 điểm): Từ “Bàn tay” trong câu thơ “Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về” được hiểu

theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 3 (2,0 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nhân vật ấy muốn bày tỏ tình cảm gì?
Câu 4 (2,5 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm): Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ, tương đương 20 – 25 dòng) trả lời câu hỏi: Tại sao chúng taphải có lịng hiếu thảo.
Câu 3 (10.0 điểm): Em hãy là nàng tiên Mùa Xuân để kể về thiên nhiên và con người mỗi khi
Tết đến, xuân về.
---- HÊT……..
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Hướng dẫn cụ thể:
CÂU

NỘI DUNG
PHẦN I. ĐỌC HIỂU
1.Thể thơ: Lục bát
2. “Bàn tay” được hiểu theo nghĩa gốc.
3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con đang bày tỏ

tình cảm biết ơn với người mẹ của mình.
4. Biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ: “giấc trịn”: Cách nói ẩn dụ “giấc trịn” không phải chỉ là giấc ngủ của
con mà mang ý nghĩa cuộc đời con ln có mẹ theo sát bên nâng bước con đi, che
CÂU
chở cho con, dành tất cả tình u thương.
1
+ So sánh: “Mẹ là ngọn gió”: Đây là một hình ảnh so sánh đặc sắc về mẹ: “Mẹ là
ngọn gió” – ngọn gió mát lành làm dịu êm những vất vả trên đường, ngọn gió bền

bỉ theo con suốt cuộc đời.
Hình ảnh thơ giản dị nhưng giúp ta thấy được tình thương yêu lớn lao, sự hi sinh

ĐIỂ
M
6.0
0.5
1.0
2.0

1.0

1.5

thầm lặng, bền bỉ suốt cuộc đời mẹ đối với con.
PHẦN 2. TẠO LẬP VĂN BẢN
14.0
Nghị luận về lòng hiếu thảo
4.0
a.Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn: Mở đoạn giới thiệu vấn đề; Thân đoạn làm 0.5
rõ vấn đề, triển khai được các ý rõ ràng; Kết đoạn khái quát được nội dung.
b. Xác định đúng vấn đề: Con người cần có lịng hiếu thảo với ơng bà, cha mẹ.
0.5
c. HS triển khai vấn đề cụ thể, rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác viết đoạn văn. Có 1.0
15

Thàng công chỉ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực


Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang


CÂU
1

CÂU
2

16

thể trình bày theo định hướng sau:
- Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà, cha mẹ, luôn yêu thương họ.
- Lịng hiếu thảo là phụng dưỡng ơng bà, cha mẹ khi ốm yếu, già cả.
* Vì sao chúng ta cần phải có lịng hiếu thảo với ơng bà, cha mẹ?
2.0
- Ông bà, cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống cho chúng ta.
- Họ là những người đã ni nâng, chăm sóc và dạy bảo chúng ta nên người.
- Sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi người.
- Người có lịng hiếu thảo sẽ được mọi người yêu mến và quý trọng. Giá trị của bạn
sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảo.
- Lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu
thương gia đình.
- Phê phán những người sống bất hiếu, vô lễ, đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi ông bà, cha
mẹ.
Em hãy là nàng tiên Mùa Xuân để kể về thiên nhiên và con người mỗi khi Tết 10.0
đến, xuân về.
1, Yêu cầu chung:
1.0
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2, Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo
những nội dung cơ bản sau:
* Mở bài:
1.0
- Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc (hóa thân thành nàng tiên Mùa xuân để kể
về thiên nhiên và con người dịp Tết đến, xuân về).
* Thân bài:
7.0
- Mùa xuân mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên, đất trời:
3.0
+ Mùa xuân đến, tiết trời ấm áp hơn, bầu trời trong sáng hơn, mặc dù, thỉnh thoảng, 1.5
trong mưa xuân vẫn có cả cái lành lạnh của mùa đông mang lại.
+ Cảm nhận được sự sống đang sinh sơi, nảy nở của hạt mầm, nhìn thấy sự vươn 1.5
dậy của lộc non, chồi biếc, nhìn thấy sắc màu rực rỡ của những cành đào, những
bông hoa ngày Tết và cảm nhận được cái ngào ngạt của hương xuân.
- Mùa xuân mang lại niềm vui cho con người:
4.0
+ Cảm thấy rất vui mỗi dịp Tết đến vì được tận mắt chứng kiến biết bao niềm vui, 1.5
niềm hạnh phúc của con người: gia đình đồn tụ, sum họp sau một năm tất bật, rộn
ràng với công việc làm ăn, với cuộc sống.
+ Cảm thấy vui hơn khi biết rằng mình đã khơi dậy sức sống trong lịng người, làm 1.5
cho con người thêm yêu cảnh vật, làm cho tâm hồn con người trong sáng hơn, ấm
áp hơn.
+ Mùa xuân còn biết gieo vào lòng người mơ ước về một tương lai tươi sáng, một 1.0
ngày mai tốt đẹp.
* Kết bài:
1.0
- Tình cảm của Mùa xuân với thiên nhiên và con người
Thàng công chỉ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực



Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang

**********************************************************************
Đề 4:
ĐỀ BÀI
Câu 1: (8,0 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ sau của tác giả Lê Hồng Thiện:
Trăng của mỗi người
Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm
Ông rằng trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn như hạt cau phơi
Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăngnhư cánh võng chập chờn trong mây.
(Thơ với tuổi học trò – Tập I NXB Lao Động- Hà Nội, 1993)
Câu 2. (12,0 điểm)
Một lần, khi ra thăm vườn rau, vơ tình em nghe được cuộc trò chuyện giữa Sâu Rau và
Giun Đất. Hãy kể lại câu chuyện đó.
……………………….. Hết ………………………..
HƯỚNG DẪN CHẤM

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂ

Cảm thụ đoạn thơ


M
8.0
1.0

1. Yêu cầu về kỹ năng:
- HS biết cách viết bài văn cảm thụ ngắn có bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, giàu
cảm xúc.
- Lời văn chuẩn xác, khơng mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
2. Yêu cầu về kiến thức:

7.0

Học sinh có những cảm nhận khác nhau về bài thơ song cần đảm bảo những yêu
cầu cơ bản sau:
* Về nghệ thuật:
- Nghệ thuật so sánh đặc sắc: trăng được ví với những hình ảnh rất đỗi gần gũi: “

1.5
1.0

như lưỡi liềm”, “ tựa con thuyền cong mui”, “ như hạt cau phơi”, “ quả chuối vàng
Câu
1

tươi”, “ như cánh võng chập chờn trong mây”.
- Lời thơ giản dị, trong sáng, giọng điệu dí dỏm.
* Về nội dung:
- Bài thơ là những cảm nhận rất thú vị, độc đáo về trăng: nhà thơ đã mượn lời của
từng thành viên trong gia đình để nhìn trăng theo cách liên tưởng riêng bằng tâm

lý, lứa tuổi, công việc khác nhau:

17

Thàng công chỉ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực

0.5
5.5


Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang

+ Mẹ là người tay liềm, tay hái quen việc đồng ruộng nên thấy “trăng như lưỡi

1.0

liềm”.
+ Ơng quen việc sơng nước nên thấy “trăng tựa con thuyền cong mui”.
+ Bà nhìn trăng ra “hạt cau phơi” bởi bà hay ăn trầu.
+ Cháu thấy trăng ngon như “quả chuối vàng tươi trong vườn”, cháu thiết thực

1.0
1.0
0.75

hơn, vì cái tính háu ăn của con trẻ.
+ Bố - chú bộ đội Trường Sơn, vầng trăng trong tâm trí bố lúc ẩn, lúc hiện với bao

0.75


kỉ niệm trong chiến tranh gian lao nhưng hào hùng, thơ mộng.
- Liên tưởng, mở rộng vấn đề

0.5

Mỗi một sự vật dưới nhiều góc nhìn sẽ cho ra những đánh giá, nhận xét khác nhau.
Bởi vậy khi chúng ta nhìn nhận về một con người hay một sự vật nào đó, cũng cần
có cái nhìn đa diện để có những đánh giá đúng đắn và toàn diện
- Kết luận về nghệ thuật, ý nghĩa, sức lan tỏa của đoạn thơ.
Kể chuyện tưởng tượng
a. Yêu cầu về kĩ năng:

0.5
12.0
1.0

- Học sinh cần viết bài kể chuyện tưởng tượng, có bố cục 3 phần mạch lạc, chặt
chẽ, kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Sử dụng linh hoạt các hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại.
- Văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc, biết vận dụng tốt trí tưởng tượng, sáng tạo thêm
các chi tiết và ngôi kể phù hợp.
b. Yêu cầu về kiến thức:

11.0

* Học sinh có thể kể nhiều hướng khác nhau. Nhưng cần đảm bảo có các nhân vật
như yêu cầu, các chuỗi sự việc liên kết với nhau và theo trình tự hợp lí, câu chuyện

CÂU
2


phải mang một ý nghĩa, một bài học nào đó.
1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh nghe được câu chuyện giữa Sâu Rau và Giun

1.0

Đất
2. Thân bài
- Xây dựng được cuộc trò chuyện của Sâu Rau và Giun Đất thể hiện:

9.0
8.0

+ Quan điểm, thái độ và cách sống của từng nhân vật.
+ Là hai nhân vật đối lập về tính cách và quan điểm: Giun Đất chăm chỉ, hiền lành;
Sâu Rau lười biếng, ăn bám, bảo thủ...
+ Vai trò của từng nhân vật với cuộc sống: Kẻ sống có ích, kẻ phá hoại rau màu...
- Kết cục của từng nhân vật hợp lí để tốt lên bài học.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân:
- Bày tỏ thái độ yêu ghét với từng nhân vật
- Rút ra bài học: tùy học sinh tự rút ra bài học. (Có thể là : phải chăm chỉ làm việc,
không được sống ăn bám thì cuộc sống mới có ý nghĩa.
**************************************************************
18

Thàng cơng chỉ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực

1.0
1.0



Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang

Đề 5:
ĐỀ BÀI
A.PHẦN I: ĐỌC –HIỂU (6.0 điểm)
Emhãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :
Dịng sơng mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may.
Chiều chiều thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng.
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên.
(Trích: Dịng sơng mặc áo- Nguyễn Trọng Tạo)
Câu 1: ( 1,0 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
Câu 2: ( 2,0 điểm):Dịng sơng ở bài thơ trên được miêu tả theo trình tự nào? Theo em, trình tự
miêu tả ấy có tác dụng gì?
Câu 3: (1,0 điểm): Trong đoạn thơ, tác giả đã dùng biện pháp tu từ từ nào? Chỉ rõ những biện
pháp tu từ đó?
Câu 4: (2,0 điểm): Tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên?
B. PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm). Dựa vào đoạn thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến
20 dòng) miêu tả hình ảnh dịng sơng theo trí tưởng tượng của em.
Câu 2. (10 điểm). Văn bản “ Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng cho em thấy vẻ đẹp phong phú,
hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động tài hoa. Bằng bài văn
miêu tả, em hãy dựng lại bức tranh đó.
HƯỚNG DẪN CHẤM


Phần
Đọc
hiểu
(6.0đ
)

19

Nội dung kiến thức cần đạt
Học sinh làm cần đảm bảo những yêu cầu sau:
Câu 1. Văn bản đã cho được viết theo phương thức biểu đạt chính là miêu tả.

điể
m
1,0
0,5

Câu 2. Dịng sơng được tác giả miêu tả theo trình tự thời gian từ sáng, trưa, chiều
1,5
đến tối.
- Tác dụng: Miêu tả màu sắc dịng sơng thay đổi biến hóa mọi thời điểm trong
một ngày, đêm, khắc họa được vẻ đẹp, sự điệu đà dun dáng của dịng sơng.
Thàng cơng chỉ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực


Bồi dưỡng hsg văn 6 -90 đề 230 trang

Câu 3. Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh.
- Hình ảnh nhân hóa qua các từ ngữ: điệu, mặc áo, thướt tha, áo xanh sông mặc,
mới may, thơ thẩn, cài, thêu, ngực...

- Hình ảnh so sánh: Áo xanh sông mặc như là mới may
Câu 4.
- Biện pháp tu từ nhân hóa miêu tả một dịng sơng rất đẹp, rất thơ mộng, dịng
sơng trở nên sống động, có hồn, giống như một người thiếu nữ xinh đẹp, điệu đà,
duyên dáng, biết làm đẹp cho mình bằng những tấm áo tuyệt diệu, những tấm áo
ấy được thay đổi liên tục khiến dịng sơng biến hóa bất ngờ, mỗi lần biến hóa lại
mang một sắc màu lung linh, lại là một vẻ đẹp quyến rũ, vừa thực lại vừa như
mơ..., một vẻ đẹp đến ngỡ ngàng khiến người đọc phải say đắm ...
- Phép so sánh “Áo xanh sông mặc như là mới may” diễn tả sự thay đổi của dịng
sơng dưới ánh nắng mặt trời. Đó là một vẻ đẹp mới mẻ tinh khơi.
- Dịng sơng vốn là ảnh quen thuộc trong cuộc sống, nhưng nhờ biện pháp nhân
hóa, so sánh tác giả đã khiến dịng sơng trở nên sống động, vừa đẹp vừa quyến rũ,
đáng yêu như một con người.
- Biện pháp nhân hóa, so sánh thể hiện cái nhìn, sự quan sát vơ cùng tinh tế, tài
tình của nhà thơ về cảnh vật và ta cũng thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên của
nhà thơ.

Tạo
lập
vb

20

Câu 1. (4 đ)
1. Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày đúng thể thức đoạn văn miêu tả có thể
kết hợp biểu cảm, tự sự, diễn đạt trôi chảy, không sai chỉnh tả …. đảm bảo độ dài
khoảng 15 đến 20 dòng.
2. Yêu cầu cơ bản về kiến thức: HS viết đoạn văn miêu tả về hình ảnh dịng sơng
theo trí tưởng tượng của em dựa vào bài thơ Dịng sơng mặc áo
- HS biết lựa chọn các hình ảnh về dịng sơng ở nhiều thời điểm khác nhau ( sáng,

trưa, chiều, tối )
+ Hình ảnh dịng sơng khốc lên mình một màu lụa đào khi ánh mặt trời lên.
+ Trưa về, bầu trời cao, trong xanh, dịng sơng lại được thay áo mới với một màu
xanh trong tươi mát.
+ Những áng mây ráng vàng của buổi chiều tà lại điểm thêm cho chiếc áo của
dịng sơng một màu hoa sặc sỡ.
+ Buổi tối, dịng sơng như lung linh kỳ diệu nhất bởi dịng sơng được cài lên ngực
mọt bông hoa của vầng trăng lung linh tỏa sáng cùng với mn vàn vì sao lấp lánh
trên bầu trời chiếu dọi xng dịng sơng…
 Màu sắc dịng sơng thay đổi biến hóa mọi thời điểm trong ngày đêm.
Câu 2 (10.0đ)
1. Yêu cầu về kĩ năng: HS biết cách làm bài văn miêu tả ( tả cảnh thiên nhiên +
tả người). Văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc, biết vận dụng tốt các thao tác quan
sát, liên tưởng, so sánh... trong q trình miêu tả.
Thàng cơng chỉ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực

0.5
0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

3.5


0.5
0.75
0.75
0.75
0.75
1.0



×