Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG
TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: DUY THỊ HUYỀN TRANG

MÃ SINH VIÊN

: A34916

CHUYÊN NGÀNH

: TÀI CHÍNH

HÀ NỘI – 2023


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG
TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Hồng Nga
Sinh viên thực hiện

: Duy Thị Huyền Trang

Mã sinh viên

: A34916

Chuyên ngành

: Tài Chính

HÀ NỘI – 2023

Thư viện ĐH Thăng Long


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô của Trường Đại
học Thăng Long, những người đã tạo điều kiện cho em được học tập trong môi trường
năng động và hiện đại. Trong quá trình học tập tại trường, em đã được các thầy cơ giáo
giảng dạy tận tình cũng như truyền đạt kiến thức bổ ích và rất quan trọng đối với quá
trình đi làm sau này của em. Những kiến thức này không chỉ là nền tảng trong quá trình

học tập mà cịn là hành trang q báu giúp em tự tin bước vào đời.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị và các bạn đã giúp đỡ em trong suốt
q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp. Với lịng biết ơn sâu sắc của mình, em xin
được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo ThS. Nguyễn Hồng Nga là người trực
tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp
này. Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của cơ, em đã nhận ra được những hạn chế của mình
trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp để từ đó kịp thời sửa chữa và hồn thành
khóa luận một cách tốt nhất.
Trong q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp, do hạn chế về mặt thời gian cũng
như chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên bài làm của em không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô để đề tài của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Sinh viên
Trang

Duy Thị Huyền Trang


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài khóa luận “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu do em thực hiện, với sự
hướng dẫn, hỗ trợ từ giảng viên ThS. Nguyễn Hồng Nga và khơng sao chép các cơng
trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận
có nguồn gốc và được trích dẫn đầy đủ, rõ ràng.
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Sinh viên


Duy Thị Huyền Trang

Thư viện ĐH Thăng Long


MỤC LỤC

Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ................. 1
Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
.............................................................................................................................. 1
Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp ........... 1
Vai trò của hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp ............... 2
Thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh ................................................. 3
Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
................................................................................................................................. 5
Quy mô công ty (SIZE) ............................................................................... 5
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE) .......................................... 7
Khả năng thanh toán (Liquidity) ................................................................ 8
Hình thức sở hữu của doanh nghiệp (STATE) ........................................ 11
Địn bẩy tài chính (D/E) ........................................................................... 14
Chu kỳ kinh doanh (BS) ........................................................................... 15
Khung nghiên cứu ......................................................................................... 16
Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 18
Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu .............................................. 20
Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 20
Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 21
Các biến nghiên cứu và đo lường các biến nghiên cứu ................................ 24
Mơ hình nghiên cứu ................................................................................. 24
Các biến và giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 25


Đặc điểm của ngành bất động sản ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh ..................................................................................................................... 29


Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành bất động
sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ......................................... 31
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) ..................................................... 31
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)................................................... 35
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ............................................ 40
Thực trạng các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
Công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt
Nam ....................................................................................................................... 45
Quy mơ cơng ty (SIZE) ............................................................................. 45
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE) ........................................ 48
Khả năng thanh tốn (LIQUIDITY) ........................................................ 50
Hình thức sở hữu doanh nghiệp (STATE) ............................................... 61
Địn bẩy tài chính (D/E) ........................................................................... 62
Chu kỳ kinh doanh (BS) ........................................................................... 65
Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................... 68
Kiểm định khuyết tật của mơ hình hồi quy .................................................. 73
Kiểm định Hausman ................................................................................. 73
Kiểm định phương sai sai số thay đổi....................................................... 74
Kiểm định tự tương quan ......................................................................... 75
Kiểm định đa cộng tuyến .......................................................................... 76
Phân tích kết quả hồi quy .............................................................................. 76
Mơ hình 1: Biến phụ thuộc ROE ............................................................. 76
Mơ hình 2: Biến phụ thuộc ROS .............................................................. 78
Mơ hình 3: Biến phụ thuộc ROA ............................................................. 79
Kết quả mơ hình ............................................................................................ 81

Tóm tắt kết quả nghiên cứu .......................................................................... 84
Một số hạn chế của đề tài nghiên cứu ........................................................... 85
Một số kiến nghị............................................................................................. 85

Thư viện ĐH Thăng Long


DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

BĐS

Bất động sản

CTCP

Công ty cổ phần

HTK

Hàng tồn kho

NNH

Nợ ngắn hạn

ROA


Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

ROS

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

TSCĐ

Tài sản cố định

TSDH

Tài sản dài hạn

TSNH

Tài sản ngắn hạn

TTCK

Thị trường chứng khoán

VCSH

Vốn chủ sở hữu



DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Bảng 3.1. Thống kê ROS từ năm 2019 đến năm 2022 ................................................ 31
Bảng 3.2. Thống kê ROA từ năm 2019 đến năm 2022 ............................................... 35
Bảng 3.3. Thống kê ROE từ năm 2019 đến năm 2022................................................ 40
Bảng 3.4. Thống kê quy mô công ty từ năm 2019 đến năm 2022 ............................... 45
Bảng 3.5. Thống kê thời gian hoạt động của doanh nghiệp tính đến năm 2022........... 48
Bảng 3.6. Thống kê khả năng thanh toán ngắn hạn từ năm 2019 đến năm 2022 ......... 50
Bảng 3.7. Thống kê khả năng thanh toán nhanh từ năm 2019 đến năm 2022.............. 53
Bảng 3.8. Thống kê khả năng thanh toán tổng quát từ năm 2019 đến năm 2022......... 57
Bảng 3.9. Thống kê khả năng thanh toán dài hạn từ năm 2019 đến năm 2022 ............ 59
Bảng 3.10. Thống kê hình thức sở hữu của doanh nghiệp .......................................... 61
Bảng 3.11. Thống kê địn bẩy tài chính từ năm 2019 đến năm 2022 ........................... 62
Bảng 3.12. Thống kê chu kỳ kinh doanh từ năm 2019 đến năm 2022 ......................... 65
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả .............................................................................. 68
Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả kiểm định Hausman ....................................................... 74
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ............................. 74
Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ............................. 75
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ............................................................... 76
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy bảng GLS ......................................................................... 77
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy bảng GLS ......................................................................... 78
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy bảng GLS ......................................................................... 80
Bảng 4.9. Kết quả các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thơng qua
phân tích hồi quy bảng ............................................................................................... 81
Biểu đồ 3.1. Thống kê ROS từ năm 2019 đến năm 2022 ............................................ 32
Biểu đồ 3.2. Thống kê ROA từ năm 2019 đến năm 2022 ........................................... 36
Biểu đồ 3.3. Thống kê ROE từ năm 2019 đến năm 2022 ............................................ 40
Biểu đồ 3.4. Thống kê quy mô công ty từ năm 2019 đến năm 2022 ........................... 46
Biểu đồ 3.5. Thống kê khả năng thanh toán ngắn hạn từ năm 2019 đến năm 2022 ..... 50

Biểu đồ 3.6. Thống kê khả năng thanh toán nhanh từ năm 2019 đến năm 2022 .......... 54
Biểu đồ 3.7. Thống kê khả năng thanh toán tổng quát từ năm 2019 đến năm 2022 ..... 57
Biểu đồ 3.8. Thống kê khả năng thanh toán dài hạn từ năm 2019 đến năm 2022 ........ 59

Thư viện ĐH Thăng Long


Biểu đồ 3.9. Thống kê địn bẩy tài chính từ năm 2019 đến năm 2022......................... 62
Biểu đồ 3.10. Thống kê chu kỳ kinh doanh từ năm 2019 đến năm 2022 ..................... 65
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 18
Sơ đồ 2.2. Mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến ROE, ROA và ROS ........... 24


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp luôn cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình. Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mối quan hệ so sánh
giữa kết quả đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh và chi phí bỏ ra để đạt được
kết quả đó. Các đại lượng này chịu tác động rất nhiều bởi các nhân tố khác nhau với các
mức độ khác nhau, do đó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Ngành bất động sản là ngành có nhiều tiềm năng phát triển, là một trong những
ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân và có vai trị quan trọng trong việc thu hút
các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế
khác cùng phát triển, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của người dân, phát triển du lịch,… Ở
Việt Nam, theo nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, ngành bất động sản
đóng góp trực tiếp khoảng 15% vào tỷ trọng GDP quốc gia, cùng với sức lan tỏa tới 40
ngành nghề chủ chốt của nền kinh tế như xây dựng, ngân hàng – tài chính, bảo hiểm,
chứng khốn, du lịch… Theo Thứ trưởng Bộ xây dựng ông Nguyễn Trần Nam trích dẫn
số liệu từ Viện Tin học và Kinh tế ứng dụng, tỷ trọng bất động sản trong tổng số của cải

xã hội ở các quốc gia là khác nhau nhưng thường chiếm trên dưới 40% lượng của cải
vật chất của mỗi nước, các hoạt động liên quan đến bất động sản chiếm tới 30% tổng
hoạt động của nền kinh tế. Thực tế, ta có thể thấy rằng ngành bất động sản đã đóng góp
một khối lượng tài sản lớn, đó là các cơng trình bất động sản như trung tâm thương mại,
các tịa cao ốc, các cơng trình kiến trúc cho người dân, cho doanh nghiệp và Nhà nước.
Bất động sản là một ngành có những đặc thù riêng như quy mô lớn, thâm dụng vốn,
nhạy cảm với chu kỳ kinh tế và xã hội. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là đòi hỏi các nhà quản lý
phải giải quyết những vấn đề trên thật tốt để giúp các doanh nghiệp ngành bất động sản
đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh sao cho tốt nhất.
Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản có nguy cơ giảm tốc, nhưng
nhìn chung với các yếu tố tích cực của kinh tế vĩ mô, cơ bản thị trường này vẫn có sự
phát triển ổn định. Khi xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần
ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2019
– 2022, tác giả nhận thấy có rất nhiều cơng ty cổ phần niêm yết hoạt động kinh doanh
thua lỗ dẫn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh âm như CTCP Đầu tư Nhà Đất Việt
(PVL), CTCP Louis Land (BII), CTCP Tập đoàn C.E.O (CEO), CTCP COMA 18 (CIG),
Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (CTX), CTCP Phát
triển Nhà Thủ Đức (TDH),… nhưng ngược lại, một số công ty đạt được hiệu quả hoạt
động kinh doanh với các hệ số khả năng sinh lời cao như CTCP Thống Nhất (BAX),
CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (D2D), CTCP Phát triên Nhà Bà Rịa – Vũng

Thư viện ĐH Thăng Long


Tàu (HDC), CTCP Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc (IDV), CTCP Licogi 14 (L14),…Từ
đó, tác giả đặt ra câu hỏi “Những nhân tố nào đã tác động đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam? Mức độ tác động như thế nào?”
Sự thay đổi to lớn về mơ trường kinh doanh có thể đồng thời tạo ra những cơ hội
và thách thức cho các công ty cổ phần ngành BĐS. Sau khi trả lời hai câu hỏi trên, hàng

loạt các câu hỏi khác mà tác giả tự đặt ra như “Các doanh nghiệp cần làm gì để nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh? Làm thế nào để sử dụng hiệu quả vốn và các nguồn
lực trong doanh nghiệp? Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, làm thế nào
để duy trì, cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo ra lợi nhuận cao
cho doanh nghiệp?”. Đây là những câu hỏi lớn và không dễ trả lời đối với các doanh
nghiệp nói chung và các nhà quản trị của các cơng ty cổ phần ngành BĐS nói riêng.
Xuất phát từ tầm quan trọng cũng như tính cấp bách của vấn đề hiệu quả hoạt
động kinh doanh và sự cần thiết phải tìm hiểu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành
bất động sản nên trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Thăng Long,
tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi sau:
-

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là gì?
Thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là gì?
Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCP ngành BĐS như thế nào?
Các nhân tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCP ngành
BĐS?

2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể:
Tổng hợp và đưa ra cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh, các thước đo
hiệu quả hoạt động kinh doanh và xây dựng mơ hình các nhân tố tác động đến hiệu quả

hoạt động kinh doanh của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Dựa trên số liệu thực tế thu thập được để xem xét thực trạng, đồng thời phân tích
các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCP ngành BĐS niêm


yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, kiểm định mơ hình và đưa ra kết luận về các
nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty.
Đưa ra một số kiến nghị cho các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính để đạt được hiệu
quả tốt nhất thơng qua kết quả phân tích và kiểm định thu được.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố
tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính: Qua việc thu thập thông tin, dùng phương pháp thống kê
mơ tả, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phương pháp định lượng: Sử dụng phần mềm Stata 14 để xác định hệ số hồi quy,
trên cơ sở đó xây dựng phương trình các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh. Từ đó, kiểm định sự tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của các cơng ty trên. Khi q trình kiểm định hồn tất, tiến hành phân tích kết quả và
đưa ra một số kiến nghị phù hợp với hiện trạng của ngành BĐS.
5. Dữ liệu nghiên cứu
Tài liệu sử dụng trong khóa luận gồm nguồn tài liệu thứ cấp thu thập được từ báo

cáo tài chính trong giai đoạn 2019 – 2022 đã được kiểm toán của 102 CTCP ngành BĐS
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nguồn tài liệu sơ cấp được thu thập
qua các giáo trình và các nghiên cứu đã được công bố.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu và biểu
đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận được chia làm 5 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố tác động
đến các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 4. Nội dung kết quả nghiên cứu
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị

Thư viện ĐH Thăng Long


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng
tới; nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả là
nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong
lao động nói chung hiệu quả là năng suất lao động, được đánh giá bằng số lượng thời
gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sản phẩm được
sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
1.1.1.2. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh
Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc thực hiện tất cả các cơng đoạn của q

trình đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
sinh lời. Các doanh nghiệp quan tâm nhất chính là vấn đề hiệu quả kinh doanh, sản xuất
kinh doanh có hiệu quả giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Hiểu theo mục đích
cuối cùng thì hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với phạm trù lợi nhuận, là hiệu số giữa
kết quả thu về với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của mỗi
doanh nghiệp.
Theo giáo trình Thống kê doanh nghiệp của Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí
Minh thì “hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích đạt
được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh giữa lợi
ích thu được với chi phí bỏ ra trong q trình sản xuất kinh doanh, biểu hiện mức độ
phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực nhằm
thực hiện được mục tiêu kinh doanh”.
Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp
Thực chất, hiệu quả hoạt động kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra
với các yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xét trong một kỳ nhất định, tùy theo
yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sản
xuất kinh doanh là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lý, căn cứ đưa
ra quyết định trong tương lai. Nếu gọi H là hiệu quả hoạt động kinh doanh thì H được
thể hiện qua hai cơng thức tốn học sau:

1


𝐻=

𝐾
(1)
𝐶


𝐻=

𝐶
(2)
𝐾

Trong công thức trên, K là kết quả nhận được có thể đo bằng các chỉ tiêu như: giá
trị tổng sản lượng, doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp,… Còn yếu tố đầu vào
(C) bao gồm: đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu và vốn vay. Công thức (1) phản ánh
sức sản xuất (mức sinh lời) của các yếu tố đầu vào được tính cho tổng số và riêng cho
giá trị gia tăng. Công thức này cho biết cứ một đơn vị đầu vào được sử dụng thì cho ra
bao nhiêu kết quả đầu ra. Cơng thức (2) được tính nghịch đảo của cơng thức (1) phản
ánh suất hao phí các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì cần
có bao nhiêu đơn vị yếu tố đầu vào. Như vậy, kết quả tính được ở cơng thức (1) càng
lớn chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao và cơng thức (2) thì ngược lại.
Vai trị của hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một chỉ tiêu rất quan trọng, phản ánh quá trình
kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời, qua đó đưa ra những đánh giá về khả
năng sử dụng nguồn lực, quản lý và dự đoán xu hướng thị trường. Đối với vai trò của
hiệu quả kinh doanh, cần xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau:
Đối với nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả của nền kinh tế quốc dân phụ thuộc chặt
chẽ vào hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp, công ty và thậm chí là từng cá
nhân. Vai trị của hiệu quả kinh doanh được biểu thị rất rõ ở khía cạnh này, nếu hiệu quả
kinh doanh của từng cá thể, tổ chức tốt thì kinh tế quốc dân sẽ ln khởi sắc và ngược
lại.
Đối với doanh nghiệp: Hiệu quả hoạt động kinh doanh là điều kiện hết sức quan
trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là nhân tố thúc đẩy
sức cạnh tranh và tiến bộ trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, hiệu quả kinh doanh
còn là điều kiện thực hiện mục tiêu bao trùm của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.
Đối với người lao động: Một doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tốt đồng nghĩa

với việc người lao động cũng sẽ được hưởng lợi tốt. Đó là cơng việc ổn định, mức thu
nhập tốt và công sức lao động được đánh giá cao.
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Thu thập thơng tin từ việc phân tích để đánh
giá hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn, chi phí, từ đó phát huy những mặt tích cực và
đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất để khai thác
tiềm năng sử dụng của từng yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
2

Thư viện ĐH Thăng Long


Đối với các nhà đầu tư: Thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh,
hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận, cổ tức,… để tiếp thêm sức mạnh đưa ra các quyết định
đầu tư thêm hay rút vốn nhằm thu lợi nhuận cao nhất, đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư.
Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước: Thông qua các chỉ tiêu phản ánh
hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn ngân sách để kiểm tra tình hình thực hiện
nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước, thực hiện luật kinh doanh, các
chế độ tài chính,… Qua đó, kiến nghị với các cơ quan chức năng góp phần hồn thiện
chế độ tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.
Thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả hoạt động kinh doanh thường được đánh giá bằng cách so sánh giữa kết
quả thu được từ hoạt động của một cá nhân hoặc bộ phận cụ thể và so sánh nó với tiêu
chuẩn, định mức hoặc thực tế tốt nhất. Để đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp, người ta phải đo lường được chúng. Do vậy, đo lường và đánh giá kết quả hoạt
động gắn bó hữu cơ với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Nếu khơng đo lường được
kết quả hoạt động thì không thể đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Theo Drury (2012), mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng kết quả khảo sát của các tác
giả Reece và Cool (1978), Fremgen và Liao (1981), Ramadan (1989), Skinner (1990)
và Drury và El-Shishini (2005), cho thấy các thước đo tài chính vẫn được sử dụng rộng

rãi để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp.
Các hệ thống thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động bao gồm các thước đo tài chính
và các thước đo phi tài chính. Các thước đo tài chính gồm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
hoạt động của các trung tâm đầu tư như: lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI), thu nhập còn
lại (RI) và các giá trị kinh tế gia tăng (EVA).
1.1.4.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp là những chiến lược dài hạn, quyết
định tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Song mục tiêu cuối
cùng của nhà quản trị không phải là doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế. Do vậy để tăng
lợi nhuận sau thuế cần phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của
chi phí, khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững. Mặt khác, chỉ tiêu này cũng thể hiện
trình độ kiểm sốt chi phí của các nhà quản trị nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trường,
chỉ tiêu này được xác định như sau:
𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 sinh 𝑙ờ𝑖 𝑡𝑟ê𝑛 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 (𝑅𝑂𝑆) =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp nhận được một đồng
doanh thu thì sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này càng cao cho thấy kết quả kinh doanh của công ty càng khả quan, công ty
3


càng kiếm thêm được nhiều đồng lợi nhuận để phục vụ cho việc phát triển và mở rộng
doanh nghiệp cũng như trả công cho người lao động, các chủ sở hữu. Ngược lại nếu chỉ
số tỷ suất sinh lời trên doanh thu bị âm, điều này cho thấy kết quả kinh doanh của công
ty đang bị lỗ, tiêu thụ được sản phẩm, tuy nhiên thu nhập không đủ bù đắp chi phí, bởi
vậy nhà quản trị cần tăng cường kiểm sốt chi phí của các bộ phận.
1.1.4.2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Trong quá trình tiến hành những hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mong muốn
mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ nhằm tăng trưởng mạnh, nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh. Do vậy, nhà quản trị thường đánh giá hiệu quả sử dụng các
tài sản đã đầu tư, được xác định bằng công thức:
𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 sinh 𝑙ờ𝑖 𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 (𝑅𝑂𝐴) =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng tổng tài
sản để đầu tư thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này càng cao cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty càng khả quan.
Đó là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng như xây dựng nhà xưởng, mua
thêm máy móc thiết bị, mở rộng thị phần tiêu thụ,… điều đó càng đặc biệt quan trọng
đối với các công ty hoạt động trong ngành bất động sản. Bởi để có những khối bất động
sản lớn, có giá trị cao như nhà đất, chung cư cao cấp, các tịa cao ốc,… thì các doanh
nghiệp phải bỏ ra một khối lượng tài sản lớn để tu sửa, xây dựng, mở rộng quy mô sản
xuất. Vì vậy chỉ số ROA sẽ có tác dụng lớn trong việc đánh giá xem các doanh nghiệp
ngành bất động sản đã sử dụng hiệu quả tốt tài sản hay chưa. Ngược lại nếu tỷ suất sinh
lời trên tổng tài sản bị âm, điều này cho thấy kết quả kinh doanh của công ty đang bị lỗ.
Tài sản sử dụng chưa hiệu quả, thu nhập không đủ bù đắp chi phí.
1.1.4.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt
động kinh doanh là mục tiêu của mọi nhà quản trị, chỉ tiêu này được xác định như sau:
𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 sinh 𝑙ờ𝑖 𝑡𝑟ê𝑛 𝑉𝐶𝑆𝐻 (𝑅𝑂𝐸 ) =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 1 đồng vốn chủ

sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu
này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là tốt, góp
phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp. Đó cũng là nhân tố giúp nhà quản
trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính. Ngược lại
nếu tỷ suất sinh lời trên VCSH bị âm, điều này cho thấy kết quả kinh doanh của công ty

4

Thư viện ĐH Thăng Long


đang bị lỗ, nguồn vốn được sử dụng chưa hiệu quả, từ đó sẽ khơng có ngân sách để tái
sản xuất cũng như phát triển mở rộng quy mô doanh nghiệp.
1.1.4.4. Các thước đo phi tài chính
Trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố phi tài chính như uy tín, thương hiệu, sự
tín nhiệm của khách hàng,… có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công của các doanh
nghiệp. Các thước đo phi tài chính đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong
hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh từ năm 1980 trở lại đây. Do hạn chế của
các thước đo tài chính là phụ thuộc nhiều vào các phương pháp kế tốn, có thể bị chỉnh
sửa dễ dàng và dẫn dắt các nhà quản trị tập trung vào ngắn hạn (Kaplan, 1992). Ngoài
ra, các thước đo tài chính chỉ phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà không
chỉ ra nguyên nhân dẫn đến các kết quả này một cách cụ thể nên doanh nghiệp không
biết phải bắt đầu cải thiện hiệu quả kinh doanh từ đâu. Các kết quả tài chính thường chỉ
gắn với các nhà quản trị cấp cao, trong khi đó hiệu quả hoạt động của các nhà quản trị
cấp thấp thường gắn với các thước đo phi tài chính. Do vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt
động của các cấp quản lý khác nhau cần phải sử dụng cả các chỉ tiêu tài chính và các chỉ
tiêu phi tài chính.
Một hệ thống đo lường hiệu quả kinh doanh phải bao gồm các chỉ tiêu phản ánh
yếu tố thành cơng chính, chỉ tiêu phát hiện sai lệch, chỉ tiêu để theo dõi những thành tựu
trong quá khứ, các chỉ tiêu để mơ tả tình trạng tiềm năng, các chỉ tiêu đầu ra, đầu vào,…

Vai trò của các chỉ tiêu phi tài chính trong đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
được Olve và các cộng sự (2008) khẳng định: “Kiểm sốt quản lý cần tính đến các yếu
tố phi tài chính gắn với các chiến lược để biết khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường”.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu phi tài chính
thường được các doanh nghiệp sử dụng bao gồm:
-

Các chỉ tiêu đo lường thời gian như thời gian sản xuất, thời gian lưu kho,
thời gian chờ đợi, thời gian giao hàng.

-

Các chỉ tiêu đánh giá sự hài lòng của các bên liên quan như sự hài lòng
của khách hàng, của nhà cung cấp, của nhân viên.

-

Các chỉ tiêu liên quan đến thị phần như số lượng khách hàng mới tăng lên,
số lượng khách hàng cũ bỏ đi,…

Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Quy mô công ty (SIZE)
Quy mô được xem là dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tư biết đến cơng ty. Một
cơng ty có quy mơ lớn sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn thị trường. Do đó hầu hết các cơng
ty đều hướng tới việc mở rộng quy mô để tận dụng lợi thế quy mô lớn. Ở Việt Nam, các
5


doanh nghiệp niêm yết có quy mơ lớn thường là những doanh nghiệp do nhà nước nắm

cổ phần chi phối, vì vậy những doanh nghiệp này nhiều cơ hội huy động các nguồn vốn
từ bên ngoài hơn, nhất là các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu Nhà nước.
Quy mơ cơng ty có thể được đo lường bằng số lượng nhân viên, tổng doanh thu
hay tổng tài sản. Trong phạm vi khóa luận, tác giả sẽ sử dụng thước đo tổng doanh thu
để đánh giá quy mô của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường
chứng khốn Việt Nam.
Có rất nhiều nghiên cứu trước đây tìm hiểu về mối quan hệ giữa quy mơ với hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty. Qua các nghiên cứu này, mối quan hệ giữa quy
mô với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện như sau:
Thứ nhất, quy mô và hiệu quả hoạt động của cơng ty có mối quan hệ cùng chiều
với nhau. Theo nghiên cứu của Jonh Rand và Finn Tar (2002), Baard, V. C. và Van den
Berg, A. (2004), Zeitun và Tian (2007) thì quy mơ của doanh nghiệp có tác động tích
cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo kết luận của Simerly và Li (2000)
cho rằng các nghiên cứu về tài chính trước đây đã chỉ ra rằng quy mơ cơng ty có thể dự
đốn giá cổ phiếu trong tương lai, chính vì vậy mà việc quản lý hoạt động kinh doanh
dễ dàng hơn và có những biện pháp phịng ngừa, giảm thiểu mức rủi ro cho cơng ty, từ
đó có thể đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Theo Flamini và các cộng sự (2009)
cho rằng các cơng ty có quy mơ lớn hơn có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các cơng
ty có quy mơ nhỏ hơn trong hoạt động kinh doanh trên thị trường và đạt mức lợi nhuận
cao hơn. Prasetyantoko và Parmono (2009) xem xét sự ảnh hưởng của quy mô doanh
nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp dựa trên số liệu của 238 doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia trong giai đoạn 1944 – 2004,
nghiên cứu tập trung giai đoạn trước và sau khủng hoảng, xem xét sự thay đổi trong mối
quan hệ này khi nền kinh tế có những biến động. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng,
khi các đặc trưng của doanh nghiệp và các chỉ số kinh tế vĩ mô ổn định, tồn tại mối quan
hệ tích cực và đáng kể giữa biến quy mơ doanh nghiệp xét theo tổng tài sản và tỷ suất
sinh lời trên tổng tài sản trong cả thời kỳ và hậu khủng hoảng. Cũng nghiên cứu về vấn
đề này, Mule và cộng sự (2015) sử dụng số liệu của 53 công ty niêm yết tại Nairobi
trong giai đoạn 2010 - 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy mô doanh nghiệp tác
động dương và có ý nghĩa thống kê lên chỉ số tài chính ROE. Amato và Burson (2007)

đã kiểm tra mối quan hệ giữa quy mô và lợi nhuận cho các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Với các đặc điểm kỹ thuật phân tích tuyến tính trong
một doanh nghiệp, các tác giả cho thấy quy mô nhỏ đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi
nhuận công ty. Ở Việt Nam, nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các cơ
sở chế biến tơ xơ dừa ở tỉnh Trà Vinh của Trương Đông Lộc và Trần Quốc Tuấn đã cho
thấy ROE có tương quan tỷ lệ thuận với quy mô, cụ thể là ROE sẽ tăng lên 0,007% khi
6

Thư viện ĐH Thăng Long


cơ sở sử dụng thêm một lao động. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Đồn Ngọc Phi Anh
(2010) sử dụng thước đo tổng doanh thu để đo lường quy mô của 428 doanh nghiệp
niêm yết trên TTCK Việt Nam, kết quả cho thấy quy mơ có tác động cùng chiều lên cấu
trúc tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này.
Thứ hai, quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh khơng có mối liên hệ với nhau
như các nghiên cứu của Gonenc và cộng sự (2007); Nakano và Nguyen (2013); Niresh
và Velnampy (2014); Sciascia và Mazzola (2008) đều kết luận rằng khơng có mối quan
hệ nào giữa quy mô doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu của
Falope và Ajilore (2009) sử dụng một mẫu gồm 50 công ty niêm yết trên sàn chứng
khốn Nigeria cũng cho thấy khơng có sự thay đổi đáng kể về hiệu quả hoạt động kinh
doanh trong việc quản lý vốn hay mở rộng quy mô giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ.
Năm 2011, nghiên cứu của Đỗ Dương Thanh Ngọc về “Các yếu tố tài chính tác động
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam” đã đưa ra kết luận quy mơ của doanh nghiệp khơng
có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, nguyên nhân là do các doanh nghiệp có quy mơ
lớn thì lợi nhuận sẽ tăng nhưng mức tăng của lợi nhuận không đủ lớn dẫn tới tỷ suất lợi
nhuận trên tổng tài sản không tăng hoặc tăng không đáng kể. Như vậy các doanh nghiệp
có quy mơ lớn chưa chắc là kinh doanh hiệu quả hơn các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ
hơn.

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE)
Thời gian hoạt động cũng có thể coi là một trong những yếu tố có thể gây ảnh
hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong khóa luận này thời
gian hoạt động được tính từ khi doanh nghiệp thành lập cho đến hiện tại (năm 2023).
Xem xét mối quan hệ giữa thời gian hoạt động và hiệu quả hoạt động kinh doanh dường
như có liên quan về cả lý thuyết và thực tế, có hai quan điểm trái ngược nhau xoay quanh
vấn đề này.
Quan điểm thứ nhất, nếu hiệu quả kinh doanh giảm khi doanh nghiệp hoạt động
càng lâu thì đó là mối quan hệ ngược chiều giữa thời gian hoạt động và hiệu quả kinh
doanh như các nghiên cứu của Loderer và cộng sự (2011) hay Ouimet và Zarutkskie
(2014). Thời gian hoạt động thực sự có thể giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả
hơn. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp hoạt động đã quá lâu năm cũng có thể dễ đi theo
lối mịn, khó khăn trong khả năng tiếp cận các công nghệ hiện đại, khó thích nghi với
sự thay đổi của mơi trường kinh doanh, khiến cho hoạt động kinh doanh giảm sút, chậm
phát triển, từ đó hiệu quả kinh doanh cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực. Nghiên cứu của
Sorensen và Stuart (2000) cũng cho rằng khi các công ty hoạt động đã lâu thì qn tính
tổ chức hoạt động trong cơng ty có xu hướng làm cho bộ máy hoạt động kém linh hoạt
và khơng thể đánh giá một cách chính xác khi mơi trường kinh tế có nhiều biến động.
7


Ngược lại với quan điểm trên, quan điểm thứ hai cho rằng thời gian hoạt động và
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều. Thơng thường các
doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong một lĩnh vực sẽ có được nhiều kinh nghiệm đồng
thời tích lũy được nguồn vốn. Theo kết quả nghiên cứu của Panco, R. và Korn, H.
(1999); Neil Nagy (2009) thì thời gian hoạt động là nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Coad và cộng sự
(2013); Osunsan và cộng sự (2015) cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp hoạt động lâu năm sẽ
có hiệu quả tài chính, hiệu quả hoạt động tốt hơn vì họ có nhiều kinh nghiệm hơn. Nghiên
cứu của Liargovas và Skandalis (2008) cũng chỉ ra điều tương tự rằng các cơng ty lớn

hơn sẽ có tay nghề cao hơn bởi họ đã có kinh nghiệm lâu năm và thường những cơng ty
này sẽ có ít những khoản nợ phải trả hơn, do đó hiệu quả kinh doanh cũng sẽ cao hơn
so với các doanh nghiệp còn non trẻ. Trong nghiên cứu của Malik (2011) về các công
ty ở Pakistan, ông nhận thấy rằng thời gian hoạt động của các cơng ty với hiệu quả kinh
doanh có mối quan hệ cùng chiều với nhau.
Nhìn chung, qua các nghiên cứu trong quá khứ tác giả đưa ra giả thuyết rằng thời
gian hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các cơng ty có mối quan hệ khơng rõ ràng,
nó có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều với nhau.
Khả năng thanh toán (Liquidity)
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá chất
lượng tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đây cũng là những thơng tin hữu ích
mà các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán thường hay quan tâm để đạt
được các mục tiêu của mình trên thương trường kinh doanh. Khi đánh giá khả năng
thanh toán của doanh nghiệp có nhiều cách tiếp cận tùy theo những mục tiêu khác nhau.
Đánh giá khả năng thanh toán thơng qua số liệu trên Bảng cân đối kế tốn và Thuyết
minh Báo cáo tài chính được thể hiện qua các chỉ tiêu như hệ số khả năng thanh toán
nhanh, khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh
toán dài hạn, khả năng thanh toán tức thời,…
Nghiên cứu của Mr. Mou Xu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty
niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải 50 (SS50) chỉ ra rằng khả năng thanh tốn
ngắn hạn (CR) có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp. Cụ thể CR tác động cùng chiều lên ROS và ROE và khơng có tác động đến
ROA, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không lớn. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các CTCP ngành xây dựng niêm yết trên TTCK
Việt Nam của Nguyên (2014) cũng sử dụng chỉ tiêu CR để đo lường mức độ ảnh hưởng
của khả năng thanh toán đến hiệu quả kinh doanh, kết quả cho thấy hệ số hồi quy trong
mơ hình có ROE là biến phụ thuộc là -6,433 tức là CR có tác động ngược chiều đến hiệu
8

Thư viện ĐH Thăng Long



quả sản xuất kinh doanh của các công ty xây dựng Việt Nam, tuy nhiên mức độ tác động
cũng tương đối yếu.
Ngược lại với nghiên cứu của Mr. Mou Xu là nghiên cứu của Khalifa và Zurina về
hiệu quả kinh doanh và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
công ty sản xuất dầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Libya. Trong nghiên cứu
này, hai ơng đã sử dụng khả năng thanh tốn nhanh (QR) để xem xét tác động của khả
năng thanh toán đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kết quả cho thấy QR có tác động
cùng chiều lên ROA là chỉ số đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu
của Nguyên (2014) cũng cho thấy QR tác động mạnh đến ROE mà không tác động đến
ROS, ROA; kết quả cho thấy QR có tác động tương đối mạnh và cùng chiều với hiệu
quả sản xuất kinh doanh của các công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Nhìn chung, qua các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra hai tác động của khả năng
thanh toán đến hiệu quả hoạt động kinh doanh là cùng chiều và ngược chiều. Trong đề
tài, tác giả sẽ xem xét khả năng thanh tốn có tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các CTCP ngành bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Dưới đây là một số lý thuyết về khả năng thanh toán.
1.2.3.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn
Trong quan hệ thanh toán hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện việc tài trợ vốn
phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc vay nợ ngắn hạn
và mua chịu hàng hóa của nhà cung cấp. Tuy nhiên việc tìm nguồn tài trợ cho quá trình
kinh doanh khi doanh nghiệp không đủ vốn để tự tài trợ thường gặp một số khó khăn
như việc vay nợ quá nhiều rất nguy hiểm cho doanh nghiệp dù thời hạn trả nợ chưa đến,
việc vay nợ sẽ kéo theo các khoản chi phí phải trả cố định hàng năm chưa hoàn trả gốc
và lãi. Để giải quyết các vấn đề này, nhà quản trị cần quan tâm đến hệ số khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản nợ phải trả người bán, cán bộ công
nhân viên, thuế nộp ngân sách, vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn phải trả,… Khả năng
thanh tốn ngắn hạn có vai trị rất quan trọng đối với tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp. Các chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp, kéo dài thường xuất hiện rủi

ro tài chính, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, nguy cơ phá sản có thể xảy ra kể
cả trong điều kiện chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát cao.
Khả năng thanh toán ngắn hạn được đo lường bằng một số chỉ tiêu sau:
-

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (CR):
Khả năng thanh toán ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị của tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp
có đảm bảo khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn hay không. Chỉ tiêu này càng
9


cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn, chứng tỏ một bộ phận của tài
sản ngắn hạn được đầu tư từ nguồn vốn ổn định, đây là nhân tố làm tăng tính tự chủ
trong hoạt động tài chính. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng khơng
hồn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn, kéo dài có thể dẫn đến doanh
nghiệp phụ thuộc tài chính, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
-

Hệ số khả năng thanh toán nhanh (QR):
Khả năng thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của các tài sản dễ chuyển đổi

thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Cũng giống như các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này
cao quá hay thấp quá cũng khiến cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm. Cụ
thể, nếu hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 1 thể hiện khả năng thanh toán ngay các khoản
nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nằm ở mức cao, doanh nghiệp không gặp phải vấn đề
trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Ngược lại nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 đồng
nghĩa với khả năng thanh tốn tồn bộ khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn của
doanh nghiệp là khơng thể hay doanh nghiệp sẽ gặp vấn đề khó khăn trong việc thanh
tốn nhanh chóng các khoản nợ ngắn hạn.
1.2.3.2. Khả năng thanh toán dài hạn (LONGR)
Nợ dài hạn là các khoản nợ mà cơng ty có nghĩa vụ hồn thành thanh tốn từ 12
tháng trở lên hoặc hơn một chu kỳ hoạt động thông thường tại thời điểm báo cáo. Nợ
dài hạn được quy định rất rõ tại điểm G, mục 1.4 Khoản 1, Điều 112 Thông tư
200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính. Nợ dài hạn của doanh nghiệp là một bộ phận của
nguồn vốn ổn định dùng để đầu tư các tài sản dài hạn như tài sản cố định, bất động sản
đầu tư, chứng khoán dài hạn,… Chính vì vậy khả năng thanh tốn nợ dài hạn là vơ cùng
quan trọng bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của công ty.
Khả năng thanh toán dài hạn thường được sử dụng những chỉ tiêu sau:
Khả năng thanh tốn tổng qt (H) của cơng ty là một chỉ tiêu tài chính cơ bản,
nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn phục vụ
cho hoạt động kinh doanh. Các quyết định cho doanh nghiệp vay bao nhiêu tiền, thời
gian bao lâu, có nên bán chịu cho khách hàng khơng,… tất cả các quyết định đó đều dựa
vào thơng tin về khả năng thanh tốn tổng qt. Khả năng thanh tốn tổng qt càng
cao, càng tốt đó là nhân tố quan trọng hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay tiền. Ngược
lại, nếu khả năng thanh toán tổng quát thấp, kéo dài có thể dẫn tới doanh nghiệp bị giải
thể hoặc phá sản. Do vậy khả năng thanh toán tổng quát là một chỉ tiêu quan trọng nhằm
cung cấp thông tin cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong các hoạt

10

Thư viện ĐH Thăng Long



động kinh doanh, góp phần đảm bảo an tồn, phát triển vốn, nâng cao hiệu quả kinh
doanh, hiệu quả tài chính. Khả năng thanh tốn tổng qt được xác định như sau:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả

𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑞𝑢á𝑡 =

0 < H < 1: Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp nằm ở mức độ thấp,
doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ nếu hệ số này dần tiến về 0. Điều này cho
thấy doanh nghiệp đã khơng cịn giải pháp nào có thể vực dậy được, việc phá sản hồn
tồn có thể xảy ra.
1 < H < 2: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp nằm trong mức trung bình.
Doanh nghiệp có thể đáp ứng thanh toán được tất cả các khoản nợ tới hạn với số lượng
tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu.
H > 2: Doanh nghiệp có khả năng thanh tốn nợ rất tốt. Tuy nhiên, địn bẩy tài
chính thấp và hiệu quả để sử dụng vốn không cao. Hệ số này thể hiện doanh nghiệp rất
khó có thể đạt được những bước tăng trưởng vượt bậc trong tương lai.
Khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định như
sau:
𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 =

𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
𝑁ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh tốn nợ dài hạn đối với tồn bộ giá trị thuần
của tài sản cố định và đầu tư dài hạn, chỉ tiêu này càng cao thấy khả năng thanh tốn dài
hạn càng tốt, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tài chính, ổn định tình hình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong tương lai và ngược lại.

Hình thức sở hữu của doanh nghiệp (STATE)
Sở hữu nhà nước trong các công ty là một đặc điểm riêng của các cơng ty đang
niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Ta sẽ xem xét hai trường hợp là doanh
nghiệp có sở hữu nhà nước và doanh nghiệp khơng có sở hữu nhà nước. Theo Điều 88,
Khoản 1, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (2020) có viết “Doanh nghiệp nhà nước được
tổ chức quản lý dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; b) Doanh nghiệp do Nhà
nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh
nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này”. Có nhiều quan điểm về mối quan hệ giữa
hình thức sở hữu của doanh nghiệp với hiệu quả kinh doanh, dưới đây là một số nghiên
cứu đáng chú ý về vấn đề này.
Thứ nhất, hầu hết các cơng trình nghiên cứu về sở hữu Nhà nước đều cố gắng
chứng mình rằng sở hữu Nhà nước có tác động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Với 2610 quan sát là các doanh nghiệp lớn nhất ở 12 nước Châu Âu,
11


dữ liệu được thu thập trong thời gian 6 năm (1990 – 1995), bằng phương pháp hồi quy
sử dụng sở hữu Nhà nước là một trong nhiều biến độc lập, Thomsen và Pedersen (2000)
đã thu được kết quả nghiên cứu cho thị trường Châu Âu. Các tác giả đã chỉ ra rằng nếu
cổ đông lớn nhất trong doanh nghiệp là một gia đình, một cơng ty khác, hoặc chính phủ,
thì tất cả các phần vốn này đều có tác động ngược chiều đối với hiệu quả kinh doanh
của công ty. Đối với các nước đang phát triển, những kết quả nghiên cứu tương tự cũng
được công bố: sở hữu của Nhà nước làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân cụ thể của mối quan hệ ngược chiều giữa
hình thức sở hữu với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, như nghiên cứu của Janet
(2009), Ongore (2011) cho rằng sở hữu Nhà nước có tính quan liêu và tiêu tốn một lượng
vốn lớn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huệ và Đặng Tùng Lâm với đề tài
nghiên cứu “Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm

yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đưa ra kết luận rằng sở hữu nhà nước có tác
động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của công ty. Kết quả này cũng phù hợp với
các nhận định cho rằng các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao thường tỏ ra yếu
kém trong hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị. Việc lựa chọn các nhà lãnh đạo
trong các công ty này còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố, chưa thật sự vì yếu tố lợi ích và
giá trị cơng ty. Ngồi ra, hoạt động của các cơng ty này cũng thường ít linh hoạt hơn,
phản ứng chậm hơn những biến động thị trường do cơ chế quản trị và báo cáo các cấp
quản lý nhà nước đòi hỏi nhiều thời gian hơn.
Thứ hai, một số nghiên cứu cho thấy tác động cùng chiều của sở hữu Nhà nước
với hiệu quả kinh doanh, nhưng trong một số nhóm doanh nghiệp nhất định. Những kết
quả này chủ yếu tìm thấy đối với các công ty niêm yết trên thị trường Trung Quốc. Cho
đến tháng 6/2011, cổ đông lớn nhất trong 150 cơng ty lớn nhất Trung Quốc vẫn là Chính
phủ và các doanh nghiệp do Nhà nước chi phối chiếm tới 80% tổng vốn hóa thị trường
cổ phiếu nước này, so với Nga và Brazil lần lượt là 62% và 38% (The Economist,
21/01/2012). Trên thị trường này, Tian và Estrin (2008) đã tiến hành một nghiên cứu
với cơ sở dữ liệu là hơn 9000 quan sát trong 10 năm (1994 – 2003) trên thị trường chứng
khoán Trung Quốc. Tác tác giả rút ra được kết quả là sở hữu Nhà nước không làm giảm
hiệu quả kinh doanh của công ty mà cịn có tác động cùng chiều nếu tỷ lệ sở hữu Nhà
nước đạt từ 25% trở lên trong doanh nghiệp. Cụ thể, mối quan hệ giữa hiệu quả kinh
doanh và sở hữu Nhà nước có dạng chữ U: giá trị công ty giảm khi tỷ lệ sở hữu Nhà
nước tăng lên, nhưng sẽ bắt đầu tăng từ ngưỡng nói trên. Kết quả tìm được của Tian và
Estrin (2008) gợi ý rằng trong điều kiện một nước chuyển đổi như Trung Quốc, phần
vốn Nhà nước nếu đạt một mức độ đủ lớn nhất định hồn tồn có thể đóng góp vào việc
tăng giá trị công ty.
12

Thư viện ĐH Thăng Long


Thứ ba, có nghiên cứu tìm ra mối liên hệ tương hỗ giữa sở hữu Nhà nước và hiệu

quả kinh doanh. Le và Buck (2011) sử dụng các nhân tố trung gian trong mơ hình phân
tích và chỉ ra rằng sở hữu Nhà nước khơng có mối liên quan trực tiếp với kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Thay vào đó, có một mắt xích liên kết thường bị bỏ qua giữa
hai nhóm biến số trên là chi phí đại diện (agency cost) – được tính bằng tỷ số giữa chi
phí hoạt động và doanh thu. Các tác giả đề tài tiến hành thu thập dữ liệu chuỗi thời gian
3 năm đối với hơn 1000 công ty niêm yết trên TTCK Trung Quốc và kết quả nghiên cứu
cuối cùng cho thấy sở hữu Nhà nước có mối quan hệ ngược chiều một cách rõ rệt đối
với chi phí đại diện và vì thế có quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp bởi chi phí đại diện thấp (khi sở hữu Nhà nước cao), có nghĩa là hiệu quả hoạt
động kinh doanh cao. Nhìn chung, nghiên cứu của Le và Buck (2011) nhìn nhận phần
vốn Nhà nước như là một loại tài sản chiến lược thay vì một gánh nặng trong cơ cấu sở
hữu công ty.
Cuối cùng, có nghiên cứu cho thấy phần vốn Nhà nước khơng có tác động rõ rệt
đối với hiệu quả kinh doanh cả theo chiều hướng cùng chiều và ngược chiều. Kole và
Mulherin (1997) đã thực hiện một nghiên cứu đối với 17 cơng ty Mỹ, trong đó Chính
phủ Mỹ nắm giữ từ 35% - 100% cổ phần trong vòng từ 1 – 23 năm trong và sau chiến
tranh thế giới thứ II. Kết quả này cho thấy, khơng có sự khác biệt lớn giữa các cơng ty
có vốn sở hữu chính phủ và các công ty tư nhân. Cụ thể, các chỉ tiêu lợi nhuận như ROE,
ROA, ROS,… đều khơng có thay đổi đột biến gì trong nhóm 17 cơng ty trên trong cả
ba giai đoạn: trước khi chính phủ nắm giữ, trong khi nắm giữ và sau khi bán lại phần
vốn chính phủ. Xu hướng biến động lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng của các công ty này
tương đồng với các công ty tư nhân cùng ngành. Các tác giả thừa nhận rằng kết luận này
hoàn toàn trái ngược với phần lớn những nghiên cứu đối với các nước phát triển cho
rằng sở hữu chính phủ là khơng hiệu quả. Tuy nhiên, nguyên nhân chính được chỉ ra là
do Chính phủ Mỹ đã ít can thiệp vào các quyết định đầu tư của nhóm các doanh nghiệp
này, có sự đánh giá, định giá khách quan, có các cơng cụ giám sát ban giám đốc doanh
nghiệp và có một mơi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng. Một kết luận đáng chú
ý khác của Kole và Mulherin (1997) cho rằng việc đơn thuần chuyển đổi từ phần vốn
Nhà nước sang tư nhân sẽ là không đủ để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nếu
thiếu các điều kiện đi kèm nói trên.

Tóm lại, việc xem xét, đánh giá hiệu quả của phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
là một vấn đề quan trọng, đặc biệt tại các nước chuyển đổi khi Nhà nước nắm giữ sở
hữu tuyệt đối hoặc chi phối nhiều ngành nghề. Nhìn chung, kết luận phổ biến của các
nghiên cứu thực tiễn trên thế giới là phần vốn Nhà nước không đem lại hiệu quả kinh
doanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những kết quả trái ngược nhau trong một số nghiên
cứu nêu trên chứng tỏ rằng sở hữu Nhà nước hồn tồn có thể đóng góp tích cực vào
13


×