Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

ĐỀ CƯƠNG LUẬT BIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.46 KB, 56 trang )

Đề thi mơn Luật Biển ( Mang tính chất tham khảo)
I/ Đề 01
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (5 điểm)
1 – Việc hoạch định biên giới trên biển đều phải có sự thỏa thuận của các
quốc gia.
Nhận định Sai.
Việc thỏa thuận giữa các nước để xác định ranh giới vùng lãnh hải cũng như
vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa đặt ra trong trường hợp lãnh hải và vùng
đặc quyền kinh tế thực địa của các quốc gia nằm ở vị trí tiếp giáp, liền kề, đối
diện với nhau và tạo ra sự chồng lấn lên nhau.
Trong trường hợp các vùng biển không tiếp giáp, khơng chồng lấn với quốc gia
nào cả thì quốc gia đó được đơn phương xác định, khơng cần thơng qua thỏa
thuận ký kết.
CSPL: Điều 15, 74, 83 UNCLOS
2 – Tiếp giáp lãnh hải thực chất là một bộ phận của vùng đặc quyền kinh
tế.
Nhận định ĐÚNG
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải
có chiều rộng khơng q 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
lãnh hải. Do vậy, vùng tiếp giáp lãnh hải thực chất là một bộ phận của vùng đặc
quyền kinh tế. (cụ thể ở trang 181 Giaos trình Luật Biển)
CSPL: Điều 33 UNCLOS 1982
3 – Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải và đặc quyền kinh tế là
giống nhau.


- Nhận định sai.
- Đối với vùng tiếp giáp lãnh hải đây là một vùng biển mà quốc gia ven biển
được hưởng các quyền mang tính chất chủ quyền trên những lĩnh vực nhất
định (mang tính chất cảnh giác). Các quyền thuộc chủ quyền quốc gia ở vùng


biển này quy định tại Khoản 1 Điều 33 UNCLOS 1982.
- Đối với vùng đặt quyền kinh tế, quyền của các quốc gia ven biển trong
vùng đặt quyền kinh tế là “Quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai
thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc
không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển cũng như về nhữnghoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác
vùng này nhằm mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải
lưu và gió” (Điều 56 UNCLOS 1982); Các quốc gia ven biển có quyền tài
phán trong các lĩnh vực cụ thể. Vậy nên, chế độ pháp lý của vùng đặc quyền
kinh tế thể hiện sự cân bằng giữa các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài
phán của quốc gia ven biển với các quyền và quyền tự do của các quốc gia
khác.
- Cơ sở pháp lý: Điều 33, Điều 56, Điều 60 UNCLOS 1982.
4 – Thềm lục địa địa chất chính là thềm lục địa pháp lý.
Nhận định Sai.
Thềm lục địa địa chất là một bộ phận của rìa lục địa. Rìa lục địa chiếm 22%
bề mặt đại dương, là phần kéo dài ngập dưới nước của lục địa của quốc gia
ven biển, cấu thành bởi ba thành phần:
- Thềm lục địa (continental shelf) là phần nền lục địa ngập dưới nước với độ
dốc thoai thoải (độ dốc trung bình 0,07-1°) thường kéo dài đến độ sâu 200 m.
- Dốc lục địa (continental slope) là phần nằm giữa thềm lục địa và bờ lục địa,
phân biệt với thềm lục địa bằng một sự thay đổi độ dốc đột ngột, trung bình
khoảng 4-5°, đơi khi tới 45°.


- Bờ lục địa (continental rise): Vùng tiếp theo dốc lục địa khi độ dốc thoải trở
lại, thường rất nhỏ 0,5° mở rộng từ chân dốc lục địa cho đến khi gặp đáy đại
dương.
Theo Công ước Giơnevơ năm 1958 về thềm lục địa, thềm lục địa pháp lý
được hiểu là đáy và lòng đất dưới đáy của các khu vực ngầm dưới biển tiếp

giáp với bờ biển nhưng nằm ngoài lãnh hải và ra đến độ sâu 200 mét nước
hoặc vượt ra ngồi giới hạn đó ra đến độ sâu cho phép khai thác được tài
nguyên thiên nhiên của các khu vực ngầm dưới biển đó.
Như vậy, nhận định trên là sai.
5 – Chế độ pháp lý của nội thuỷ và lãnh hải là giống nhau.
Nhận định Sai.
Vì chủ quyền quốc gia đối với nội thủy là chủ quyền hoàn tồn tuyệt đối riêng
biệt. Vì vậy quốc gia có quyền quyết định mọi chế độ pháp lý cho vùng nội
thủy. Lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ củaquốc gia ven biển.
Theo điều 17 cơng ước 1982 có quy định tàu thuyền nước ngồi có quyền qua
lại vơ hại trong vùng này không cần phải xin phép nhưng với điều kiện phải
chấp hành công ước, tức là điểm khác biệt của lãnh hải so với nội thủy là ở
lãnh hải, tàu thuyền của mọi quốc gia có biển hay khơng có biển đều được
hưởng “quyền đi qua khơng gây hại”.
CSPL: Theo quy định tại Điều 17, 18,19 UNCLOS 1982
Lý thuyết
1 – Nếu khái niệm và phương pháp xác định đường cơ sở? Cho biết tầm
quan trọng của việc xác định đường cơ sở đối với quốc gia ven biển? (3
điểm)

 Khái niệm:
Theo quy định của Luật biển Việt Nam giải thích đường cơ sở là đường dùng
để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, là đường cở sở thẳng đã được Chính


phủ cơng bố. Chính phủ xác định và cơng bố đường cơ sở ở những khu vực
chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

 Phương pháp xác định đường cơ sở:
+ Một, đường cơ sở thơng thường

Trừ khi có quy định trái ngược của Công ước, đường cơ sở thông thường
dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ
biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển
chính thức cơng nhận.
+ Hai, đường cơ sở thẳng
 Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo
nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở
thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ
sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
 Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những
đặc điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc
theo ngấn nước triều thấp nhất có chuyển dịch vào phía trong bờ, các
đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia
ven biển sửa đổi đúng theo Công ước.
 Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của
bờ biển, và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn
với đắt liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy.
 Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi
cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các
thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các
đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế.
 Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được
áp dụng, khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có thể tính đến những


lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng
của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng.
 Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được
làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một
vùng đặc quyền kinh tế.


 Như vậy việc xác định ranh giới của mỗi quốc gia sẽ được xác định theo
hai cách dựa trên đường cơ sở và đường thẳng tùy thuộc vào từng vùng
nhưng vẫn đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật và đảm bảo quyền lợi
chính đáng của từng quốc gia được hưởng. Việc xác định ranh giới biển
chính xác và được cơng khai sẽ giúp các quốc gia xác định được các quyền
lợi và nghĩa vụ của quốc gia, từ đó ban hành những quy định, tham gia những
hiệp định phù hợp với tình hình thực tế.

 Tầm quan trọng của việc xác định đường cơ sở của ccs quốc gia ven
biển:
Đường cơ sở được xác định nhằm mục đích tạo ra ranh giới, là cơ sở để tính
chiều rộng của các vùng trên biển, cụ thể là vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa và còn làm cơ sở xác
định vùng nội thủy giáp ranh với đất liền. Việc xác định đường cơ sở có vai
trị rất quan trọng đối với lãnh thổ của mỗi quốc gia có biển, bởi lẽ tại mỗi
vùng kinh tế trên biển sẽ có những quy định cụ thể và riêng biệt để áp dụng
cho những tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản trong nước chỉ được hoặc không
được đánh bắt, những tàu thuyền nước ngoài neo đậu trên bờ biển thuộc
phạm vi trên biển của nước ta, tàu thuyền của quốc gia khác không được
đánh bắt thủy sản trong vùng biển của nước ta. Ngồi ra cịn quy định vùng
nào thì tàu thuyền nước ngồi được neo đậu, khơng được đi qua, hoặc chỉ
được đi qua không được dừng…


Đây được xem là yếu tố ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh biển, lãnh thổ
biển của mỗi quốc gia.
Như vậy, việc xác định đường cơ sở có vai trị rất quan trọng đối với những
quốc gia có đường bờ biển dọc theo lãnh thổ. Tùy thuộc vào từng khu vực
địa lý mà việc xác định đường cơ sở sẽ được quy định khác nhau nhưng vẫn

đảm bảo được lợi ích quốc gia. Việc xác định đường cơ sở sẽ được dựa theo
quy định của pháp luật nước ta và quy định của thế giới về vấn đề chủ quyền
biển, đảo. Tránh xảy ra xung đột cũng như phát sinh chiên tranh giữa các
nước láng giến, Việt Nam cần phải có những biện pháp mạnh hơn để thể
hiện chủ quyền nước ta.
2 – Khu vực biển nào của Việt Nam chưa được phân định? (2 điểm)
- Phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Trung Quốc
ở trong Vịnh Bắc Bộ
Tại Vịnh Bắc Bộ, bờ biển của Việt Nam và Trung Quốc vừa đối diện lại vừa
liền kề với nhau nhưng nơi rộng nhất không đến 200 hải lý. Chính vì vậy,
khu vực này cần được phân định để xác định rõ ràng biển giới lãnh hải cũng
như ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước. Sự hiện
diện của một số hoàn cảnh đặc biệt trong khu vực này cũng sẽ là một trong
những trở ngại cho quá trình đàm phán phân định giữa hai bên. Ví dụ, sự
hiện diện của quần đảo Hoàng Sa và các đảo ven bờ của Việt Nam như đảo
Cồn Cỏ, Lý Sơn và Cù Lao Chàm... Để giải quyết dứt điểm việc phân định ở
khu vực này đòi hỏi các bên phải hết sức thiện chí, đàm phán trên cơ sở luật
quốc tế.
- Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Thái Lan
Giữa Việt Nam và Thái Lan hình thành vùng chồng lấn rộng khoảng
6.000km2 (trong tổng số 320.000km2 diện tích Vịnh Thái Lan). Qua 6 năm
thương lượng (1992 -1997) với 9 vòng đàm phán, ngày 09 tháng 8 năm 1997,
hai bên đã ký Hiệp định phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
chồng lấn. Hiệp định chính thức có hiệu lực ngày 27 tháng 02 năm 1998.


Đây là hiệp định về phân định biển đầu tiên mà Việt Nam ký kết với quốc gia
láng giềng.
- Phân định vùng đặc quyền kinh tế với Indonesia:
Tính đến tháng 3 năm 2016, Việt Nam và Indonesia đã tổ chức vòng đàm

phán thứ 8 cấp chuyên viên về phân định vùng đặc quyền kinh te (EEZ) giữa
hai nước. Trong các buổi làm việc, hai bên tiếp tục thảo luận các phương
pháp phân định frên cơ sở các quy định của Công ước luật biển năm 1982 và
trao đổi quan điểm về nguyên tắc còn tồn tại của dự thảo Các nguyên tắc và
hướng dẫn đàm phán.
- Thiết lập vùng nước lịch sử chung với Campuchia
Hiện nay, quan điểm của cả hai bên cịn khác xa nhau do có nhiều cách vẽ
cũng như cách hiểu về đường Brévié. Trên thực tế, Việt Nam đề nghị căn cứ
vào luật pháp và thực tiễn quốc tế cũng như hoàn cảnh cụ thể của vùng biển,
áp dụng đường cách đều để phân định công bằng. Tuy nhiên, phía Campuchia
vẫn kiên trì đề nghị lấy đường Brévié năm 1939 làm đường biển giới trên biển
giữa hai nước. Vì vậy, trong thời gian tới, hai bên cần tiếp tục giải quyết các
vấn đề pháp lý đang tồn tại, ví dụ như vấn đề quy chế pháp lý của đường
Brévié và vận dụng nguyên tắc Utis Possidentis đối với vùng phân định.
- Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn với Malaysia
Trong khu vực cửa Vịnh Thải Lan, Việt Nam và Malaysia có vùng thềm lục
địa và vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn. Diện tích vùng chồng lấn khơng lớn
(khoảng 2.800km2) nhưng có tiềm năng về dầu khí. Ngày 05 tháng 6 năm
1992, Chính phủ Việt Nam và Malaysia ký Bản ghi nhớ thoả thuận họp tác
thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn (MOU). Đây là thoả thuận về hợp
tác khai thác dầu khí chung đầu tiên của Việt Nam với các quốc gia láng
giềng.
II/ Đề 02
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (5 điểm)


1 – Chế độ pháp lý của thềm lục địa và đặc quyền kinh tế là giống nhau
Nhận định Sai.
Vì các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa tồn tại đương nhiên,

không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất
cứ tuyên bố rõ ràng nào. Tương tự quy chế pháp lý vùng đặc quyền kinh tế
nhưng có thêm 2 quyền: Thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cho
phép khoanở Thềm lục địa. Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và quy
định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vàomục đích gì. Cịn đối với chế độ
pháp lý vùng đặc quyền kinh phải có tuyên bố đơn phương của QG đó chứ
khơng đương nhiên tồn tại. Có quyền chủ quyền và quyền tài phán về đảo
nhân tạo, cơng trình thiết bị, nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ và gìn giữ
mơi trường biển.
2 – Chế độ pháp lý đối với tàu thuyền và phương tiện bay nước ngoài tại
vùng nước và vùng trời của eo biển quốc tế là giống nhau.
Nhận định Đúng
Điều 34 Công ước Luật Biển 1982 quy định: chế độ đi qua các eo biển dùng
cho hàng hải quốc tế không ảnh hưởng gì, về bất cứ phương diện nào khác,
đến chế độ pháp lý của các vùng nước các eo biển này, cũng như đến việc
các quốc gia ven eo biển thực hiện chủ quyền hay quyền tài phán của mình ở
các vùng nước ấy, ở đáy biển tương ứng và lòng đất dưới đáy biển, cũng như
vùng trời trên các vùng nước đó.
Theo Cơng ước Luật Biển 1982, tại các eo biển quốc tế này, áp dụng nguyên
tắc quyền quá cảnh. Tàu thuyền và phương tiện bay của các quốc gia được
hưởng quyền tự do hàng hải và tự do hàng khơng chỉ với mục đích duy nhất
là đi qua liên tục và nhanh chóng qua eo biển giữa một bộ phận của biển cả
hoặc một vùng đặc quyền kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một
vùng đặc quyền kinh tế.


CSPL: Điều 34 Công ước Luatj biển 1982
3 – Chế độ pháp lý đối với tài nguyên sinh vật và tài nguyên không sinh
vật của vùng đặc quyền kinh tế là giống nhau.
Nhận định SAI.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 UNCLOS 1982 quy định: “1. Trong vùng đặc
quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có:a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc
thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tàinguyên thiên nhiên, sinh vật
hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, củađáy biển và lòng
đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dị vàkhai
thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải
lưu vàgió.”
Vậy trong vùng đặc quyền kinh tế các quốc gia ven biển có các quyền đối với
tàinguyên sinh vật và tài nguyên không sinh vật. Tuy nhiên ở các Điều 60,
61, 62, 63,64, 65, 66, 67, 68 UNCLOS 1982 thì vùng đặc quyền kinh tế có
những quy định riêng đối với tàinguyên sinh vật. Như vậy, căn cứ theo pháp
luật, chế độ pháp lý đối với tài nguyên sinh vật và tài nguyên không sinh vật
là không giống nhau.
CSPL: Khoản 1 Điều 56 UNCLOS 1982
4 – Thềm lục địa chính là phần kéo dài tự nhiên của đất liền ra tới bờ
ngồi của rìa lục địa.
Nhận định Sai
Căn cứ theo Điều 17 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định Thềm lục địa là
vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt
Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và
quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngồi của rìa lục địa.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 76 UNCLOS 1982 quy định: “Thềm lục địa là
vùng đáу biển và lòng đất dưới đáу biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc
gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia
cho đến bờ ngồi của rìa lục địa hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính


chiều rộng lãnh hải 200 hải lí, khi bờ ngồi của rìa lục địa của quốc gia ở
khoảng cách gần hơn.”
Vậy trong trường hợp bờ ngồi của rìa lục địa của quốc gia ở khoảng cách

gần hơn thì vùng thềm lục địa được định nghĩa khác. Như vậy thềm lục địa là
vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển chứ không phải vùng đất kéo dài
của đất liền ra tới bờ biển. Vậy nhận định trên là sai.
5 – Vùng là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển phía ngồi vùng đặc
quyền kinh tế.
Nhận định Sai.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển quy
định về sử dụng các thuật ngữ phạm vi áp dụng thì: “1. “Vùng” (Zone): là
đáy biển và lịng đất dưới đáy biển nằm bên ngồi giới hạn quyền tài phán
quốc gia;”
Lý thuyết
1 – Phân tích các phương pháp xác định đường cơ sở? Tầm quan trọng
của việc xác định đường cơ sở đối với quốc gia ven biển? (2 điểm)

 Khái niệm:
Theo quy định của Luật biển Việt Nam giải thích đường cơ sở là đường dùng
để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, là đường cở sở thẳng đã được Chính
phủ cơng bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực
chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

 Phương pháp xác định đường cơ sở:
+ Một, đường cơ sở thông thường
Trừ khi có quy định trái ngược của Cơng ước, đường cơ sở thơng thường
dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ
biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển
chính thức cơng nhận.
+ Hai, đường cơ sở thẳng


 Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo

nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở
thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ
sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
 Ở nơi nào bờ biển cực kỳ khơng ổn định do có một châu thổ và những
đặc điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc
theo ngấn nước triều thấp nhất có chuyển dịch vào phía trong bờ, các
đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia
ven biển sửa đổi đúng theo Công ước.
 Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của
bờ biển, và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn
với đắt liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy.
 Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi
cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các
thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các
đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế.
 Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được
áp dụng, khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có thể tính đến những
lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng
của nó đã được một q trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng.
 Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được
làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một
vùng đặc quyền kinh tế.

 Như vậy việc xác định ranh giới của mỗi quốc gia sẽ được xác định theo
hai cách dựa trên đường cơ sở và đường thẳng tùy thuộc vào từng vùng
nhưng vẫn đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật và đảm bảo quyền lợi
chính đáng của từng quốc gia được hưởng. Việc xác định ranh giới biển
chính xác và được cơng khai sẽ giúp các quốc gia xác định được các quyền



lợi và nghĩa vụ của quốc gia, từ đó ban hành những quy định, tham gia những
hiệp định phù hợp với tình hình thực tế.

 Tầm quan trọng của việc xác định đường cơ sở của ccs quốc gia ven
biển:
Đường cơ sở được xác định nhằm mục đích tạo ra ranh giới, là cơ sở để tính
chiều rộng của các vùng trên biển, cụ thể là vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa và còn làm cơ sở xác
định vùng nội thủy giáp ranh với đất liền. Việc xác định đường cơ sở có vai
trị rất quan trọng đối với lãnh thổ của mỗi quốc gia có biển, bởi lẽ tại mỗi
vùng kinh tế trên biển sẽ có những quy định cụ thể và riêng biệt để áp dụng
cho những tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản trong nước chỉ được hoặc khơng
được đánh bắt, những tàu thuyền nước ngồi neo đậu trên bờ biển thuộc
phạm vi trên biển của nước ta, tàu thuyền của quốc gia khác không được
đánh bắt thủy sản trong vùng biển của nước ta. Ngoài ra cịn quy định vùng
nào thì tàu thuyền nước ngồi được neo đậu, không được đi qua, hoặc chỉ
được đi qua không được dừng…
Đây được xem là yếu tố ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh biển, lãnh thổ
biển của mỗi quốc gia.
Như vậy, việc xác định đường cơ sở có vai trị rất quan trọng đối với những
quốc gia có đường bờ biển dọc theo lãnh thổ. Tùy thuộc vào từng khu vực
địa lý mà việc xác định đường cơ sở sẽ được quy định khác nhau nhưng vẫn
đảm bảo được lợi ích quốc gia. Việc xác định đường cơ sở sẽ được dựa theo
quy định của pháp luật nước ta và quy định của thế giới về vấn đề chủ quyền
biển, đảo. Tránh xảy ra xung đột cũng như phát sinh chiên tranh giữa các
nước láng giến, Việt Nam cần phải có những biện pháp mạnh hơn để thể
hiện chủ quyền nước ta.
2 – Phân tích quyền truy đuổi theo CƯLB 1982 (3 điểm)



Quyền truy đuổi trên biển được quy định tại Điều 111 Công ước về Luật biển
năm 1982 với nội dung như sau:
- Việc truy đuổi một tàu nước ngồi có thể được tiến hành nếu những nhà
đương cục có thẩm quyền của quốc gia ven biển có những lý do đúng đắn để
cho rằng chiếc tàu này đã vi phạm các luật và quy định của quốc gia đó. Việc
truy đuổi phải bắt đầu khi chiếc tàu nước ngoài hay một trong những chiếc
xuồng của nó đang ở trong nội thủy, trong vùng nước quần đảo, trong lãnh
hải hay trong vùng tiếp giáp của quốc gia truy đuổi, và chỉ có thể được tiếp
tục ở ngồi ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp với điều kiện là việc
truy đuổi này không bị gián đoạn. Không nhất thiết là chiếc tàu ra lệnh cho
tàu nước ngoài đang đi trong lãnh hải hay trong vùng tiếp giáp dừng lại cũng
phải có mặt tại các vùng biển ấy khi mà chiếc tàu nước ngoài này nhận được
lệnh. Nếu chiếc tàu nước ngoài ở trong vùng tiếp giáp, được quy định ở Điều
33, việc truy đuổi chỉ có thể bắt đầu nếu tàu đó đã vi phạm các quyền, mà
việc thiết lập vùng tiếp giáp có nhiệm vụ bảo vệ.
- Quyền truy đuổi được áp dụng matatis mutandis (với những sửa đổi cần
thiết về chi tiết) đối với những hành động vi phạm các luật và quy định của
quốc gia ven biển có thể áp dụng, theo đúng Cơng ước, cho vùng đặc quyền
kinh tế hay thềm lục địa, kể cả các vùng an toàn bao quanh các thiết bị ở
thềm lục địa, nếu các vi phạm này đã xảy ra trong các vùng nói trên.
- Quyền truy đuổi chấm dứt khi chiếc tàu bị truy đuổi đi vào lãnh hải của
quốc gia mà nó thuộc quyền hay của một quốc gia khác.
- Việc truy đuổi chi được coi như bắt đầu, nếu chiếc tàu truy đuổi bằng các
phương tiện có thể sử dụng được mà mình có, biết một cách chắc chắn là
chiếc tàu bị đuổi, hay một những trong chiếc xuồng của nó hoặc các phương
tiện đi biển khác hoạt động thành tốp và dùng chiếc tàu bị truy đuổi làm


chiếc tàu mẹ, đang ở bên trong ranh giới của lãnh hải, hay tùy theo trường
hợp đang ở trong vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế hay ở trên thềm lục

địa. Việc truy đuổi chỉ có thể bắt đầu sau khi đã phát tín hiệu nhìn hoặc nghe
bắt nó dừng lại, ở một cự ly cần thiết để chiếc tàu nói trên nhận biết được.
- Quyền truy đuổi chỉ có thể được thực hiện bởi các tàu chiến hay các
phương tiện quân sự hoặc các tàu hay phương tiện bay khác có mang các dấu
hiện ở bên ngồi chỉ rõ rang rằng, các tàu hay phương tiện bay đó được sử
dụng cho một cơ quan Nhà nước và được phép làm nhiệm vụ này.
- Trong trường hợp mà chiếc tàu bị một phương tiện bay truy đuổi:
+ Các khoản 1 đến 4 Điều 111 Công ước về Luật biển năm 1982 được áp
dụng mutatis mutandis (với những thay đổi cần thiết và chi tiết);
+ Phương tiện bay nào phát lệnh dừng lại phải tự mình truy đuổi chiếc tàu
cho đến lúc một chiếc tàu hay phương tiện bay khác của quốc gia ven biển;
sau khi được phương tiện bay nói trên thơng báo, đã đến những vị trí để tiếp
tục cuộc truy đuổi nếu như phương tiện đầu tiên khơng thể tự mình giữ được
chiếc tàu. Để chứng minh cho việc bắt một chiếc tàu dừng lại ở ngoài lãnh
hải là đúng, thì riêng việc phát hiện chiếc tàu này đã vi phạm hay bị nghi ngờ
là vị phạm là chưa đủ, mà còn phải xác định đồng thời xem nó có bị phương
tiện bay hay tàu khác yêu cầu dừng lại và việc truy đuổi này phải không hề bị
gián đoạn.
- Khơng thể địi hủy lệnh giữ một chiếc tàu bị bắt ở địa điểm thuộc quyền tài
phán của một quốc gia và bị dẫn độ về một cảng của quốc gia này để cho các
nhà đương cục có thẩm quền tiến hành điều tra với lý do duy nhất là vì hồn
cảnh bắt buộc chiếc tàu đó đã đi có hộ tống qua một phần của vùng đặc
quyền về kinh tế hay của biển cả.


- Một chiếc tàu đã bị bắt dừng lại hay bị bắt ở ngồi lãnh hải trong những
hồn cảnh khơng chứng minh được cho việc sử dụng quyền truy đuổi thì
được bồi thường về mọi tổn thất hay tổn hại nếu có.
III/ ĐỀ 03
Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)
1 – Xác định đường cơ sở theo phương pháp nào là tùy thuộc vào sự lựa
chọn của quốc gia ven biển.
Nhận định Đúng.
Công ước Luật biển năm 1982 cũng như thực tiễn xác định đường cơ sở của
các quốc gia trên thế giới cho thấy có hai phương pháp xác định đường cơ sở
chủ yếu: phương pháp đường cơ sở thông thường và phương pháp đường cơ
sở thẳng. Căn cứ vào địa hình bờ biển của mình, Cộng hịa xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam đã áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng để xác định đường cơ
sở của mình.
Do địa hình bờ biển của các quốc gia rất phức tạp và khác nhau, mặt khác,
việc xác định đường cơ sở do chính quốc gia ven biển tiến hành nên tránh
tình trạng việc xác định đường cơ sở có thể làm cho một khu vực lãnh hải trở
thành nội thủy hay một vùng biển trở thành lãnh hải, Công ước Luật biển
năm 1982 đã có những điều khoản quy định tương đối chi tiết về các phương
pháp xác định đường cơ sở cho các quốc gia có biển.
2 – Quyền đi qua khơng gây hại được áp dụng cho tàu thuyền và phương
tiện bay của nước ngoài trong lãnh hải của quốc gia ven biển.
Trả lời: Nhận định SAI
CSPL: Điều 17 UNCLOS; khoản 2,3,4 Điều 12 Luật Biển VN; Điều 20, 23,
24 Luậtbiển VN (nghĩa vụ đi qua lãnh hải VN)


Đi qua không gây hại trong lãnh hải là việc tàu, thuyền nước ngồi qua lãnh
hải nhưngkhơng được xâm phạm tới chủ quyền, an ninh, lợi ích của quốc gia
ven bờ. Theo quy địnhcủa UNCLOS 1982, quyền đi qua không gây hại được
áp dụng cho cả tàu quân sự và dânsự của tất cả các quốc gia. Khi sử dụng
quyền này, tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ luật lệ và các quy định của
quốc gia ven bờ về an ninh, an tồn hàng hải, về bảo vệ mơitrường biển...
Trong những trường hợp đặc biệt, quốc gia ven bờ có thể tạm đình chỉ

quyềnđi qua khơng gây hại của tàu thuyền nước ngoài ở một số khu vực nhất
định của lãnh hải. Khơng phận phía trên vùng lãnh hải khơng tồn tại quyền đi
qua không gây hại của cácphương tiện bay của nước ngồi
3 – Mọi đảo, đá đều có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.
Nhận định SAI.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 19 Luật biển Việt Nam 2012 quy định về đảo như
sau: “Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng
đất này vẫn ở trên mặt trên nước”.
Căn cứ vào khoản 1; khoản 2 Điều 20 Luật biển Việt Nam 2012 quy định nội
thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của đảo, quần đảo: “1. Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho
một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; 2. Đảo đá khơng thích hợp cho đời
sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì khơng có vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa”
Căn cứ vào khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 1982 thì những hịn đảo
đá nào khơng thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế
riêng, thì khơng có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
CSPL: Điều 121 UNCLOS 1982; Điều 19,20 Luật biển VN. Theo khoản 3
Điều 121thì các đảo đá chỉ có vùng lãnh hải.


4 – Khi có tranh chấp phát sinh liên quan đến giải thích và áp dụng
UNCLOS 1982, các quốc gia được quyền sử dụng ngay các biện pháp tài
phán để giải quyết.
Nhận định SAI.
Theo UNCLOS 1982 phần XV Giải quyết tranh chấp:
Căn cứ vào Điều 280, 282, 286, 288 quy định các tranh chấp có thể được giải
quyết bằng nhiều biện pháp hồ bình khác do các bên tranh chấp thoả thuận
và biện pháp hồ bình cũng được ưu tiên, khơng nhất thiết phải làm thủ tục

tài phán, tồ án
CSPL: Căn cứ vào Điều 280, 282, 286, 288 UNCLOS 1982
5 – Quy chế pháp lý lãnh hải quy định của UNCLOS 1982 và Luật Biển
Việt Nam 2012 là giống nhau.
• Nhận định sai.
• Vì về cơ bản các quy định về quyền “đi lại không gây hại” của tàu thuyền
nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam được quy định tại Luật Biển Việt Nam
2012 là tương thích với UNCLOS 1982 ngoại trừ quy định tại Khoản 2 Điều
12 về việc “…khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt
Nam, thơng báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam”. Vì quy
định như vậy sẽ bảo đảm được sự chủ động trong việc giám sát hoạt động
của tàu quân sự nước ngoài khi hoạt động trong lãnh hải Việt Nam. Nên quy
chế pháp lý của lãnh hải theo quy định của UNCLOS 1982 và Luật Biển Việt
Nam 2012 là khơng giống nhau.
• Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 12 Luật Biển Việt Nam 2012.
6 – Chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là như nhau.
Nhận định sai.
Vì chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế không được mở rộng quá 200 hải
lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Đối với thềm lục địa
thì chiều rộng của thềm lục địa có thể được xác lập theo hai giới hạn:


• Trường hợp nếu thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng hẹp hơn
hoặc bằng 200 hải lý thì các quốc gia có quyền tun bố chiều rộng tối đa
của thềm lục địa của mình là 200 hải lý.
• Trường hợp nếu thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng hơn 200 hải lý thì
quốc gia ven biển có thể xác định ranh giới phía ngồi của thềm lục địa bằng
hai cách:
 Một là, xác định thềm lục địa rộng tối đa là 350 hải lý tính từ đường cơ
sở dùng để đo chiều rộng của lãnh hải.

 Hai là, kéo dài thêm 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu là đường nối
các điểm có độ sâu trung bình là 2500m.Vì vậy, chiều dài thực tế của
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là không giống nhau.Cơ sở
pháp lý: Điều 57 và Khoản 4, 5, 6 Điều 76 UNCLOS 1982.
Tự luận
Anh chị hãy (4 điểm)
1 – Chứng minh nhận định cho rằng: “trong các vùng biển thuộc chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia, nội thủy là
vùng biển quan trọng nhất”.
+ Về phương diện lý thuyết:
- Nội thủy là một ngành công nghiệp hoặc hệ thống giao thông dựa trên
sử dụng sông, hồ, kênh và các vùng nước nội địa để vận chuyển hàng
hóa và người dân. Ngành nội thủy thường liên quan đến việc sử dụng
tàu thủy hoặc phương tiện nước để di chuyển qua các con đường nước
như sơng, hồ, và đường kênh.
-

Nội thủy có thể đóng vai trò quan trọng trong kết nối các khu vực nội
địa, giúp tăng cường giao thông và thương mại giữa các thành phố và
vùng quê. Các loại tàu thủy thường được sử dụng trong nội thủy bao
gồm tàu chở hàng, phà, tàu du lịch, và các phương tiện thủy khác.


- Nội thủy có lợi ích về mơi trường và tiết kiệm năng lượng so với giao
thông bằng đường bộ và hàng khơng, vì nó thường ít tạo ra khí thải và
tiêu thụ nhiên liệu ít hơn.

+ Về phương diện pháp lý: trong vùng nước nội địa, chủ quyền của quốc gia
ngang với chủ quyền của quốc gia đó trên đất liền. Căn cứ theo Điều 10 Luật
Biển Việt Nam 2012 quy định Chế độ pháp lý của nội thủy như sau: “Nhà

nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ với nội thủy như
trên lãnh thổ đất liền”.

Tại điều 25 theo Công ước của Liên hợp quốc về

Luật biển năm 1982, các tàu thuyền nước ngoài không được phép vào vùng
nội thủy nếu chưa tuân theo những điều kiện mà các tàu thuyền này buộc
phải tuân theo. Nếu vi phạm quốc gia bị xâm phạm có quyền thi hành những
biện pháp cần thiết để ngăn ngừa mọi sự vi phạm này.
+ Về phương diện thực tiễn khai thác, quản lý, sử dụng biển: Trong vùng
nước nội thủy có nhiều cảng biển dùng vào mục đích qn sự, dân sự, thương
mại của quốc gia ven biển. Do vậy, ở nội thủy tàu buôn, tàu thương mại cuả
các quốc gia thường xuyên ra vào, neo đậu và hoạt động vì mục đích thương
mại. Ngồi ra cịn có các tàu quân sự và tàu nhà nước hoạt động phi thương
mại của các quốc gia thực hiện các hoạt động thăm viếng, giao lưu, sửa chữa,
hợp tác quốc tế.
2 – Cho biết quan điểm của mình về nhận định sau đây: “Vùng nước
quần đảo của quốc gia quần đảo chính là vùng nước nội thủy”./.
Nhận định Đúng.
Căn cứ:
- Khái niệm vùng nước quần đảo gắn liền với học thuyết về các quốc gia
quần đảo, do Inđonêxia và Philippin đưa ra từ những năm 1950 và đã
được thừa nhận trong Công ước về luật biển năm 1982. Theo Cơng
ước thì: "quốc gia quần đảo là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành
bởi một hay nhiều quần đảo và có khi bởi một số hòn đảo khác". Quần


đảo được hiểu là một tổng thể các đảo, kể cả các bô phận của các đảo,
các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quail
chặt chẽ với nhau đến mức tạo thành một thể thống nhất về địa lý,

chính trị, kinh tế, hay được coi như thế về mặt lịch sử.
- Chiều rộng của lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của quốc gia quần đảo được tính từ đường cơ sở quần đảo
('Điều 48 Công ước luật biển năm 1982). Riêng đối với nội thuỷ, quốc
gia quần đảo có thể vạch những đường khép kýn ở phía trong vùng
nước quần đảo theo đúng quy định của Công ước luật biển năm 1982
để hoạch định ranh giới nội thủy của mình (Điều 50 Cơng ước luật
biển năm 1982).
- Chế độ pháp lý vùng nước quần đảo
o Các quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tơn trọng các điều ước hiện
hành đã được ký kết với các quốc gia khác và thừa nhận các
quyền đánh bắt hải sản truyền thống và những hoạt động chính
đáng của các quốc gia kế cận trong một số khu vực thuộc vùng
nước quần đảo của các quốc gia quần đảo.
o Các quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tơn trọng các dây cáp ngầm
hiện có do những quốc gia khác đặt và đi qua các vùng nước của
quốc gia quần đảo mà không đụng đến bờ biển của mình.
o Tàu thuyền cùa các quốc gia khác đểu được hưởng quyền đi qua
không gây hại trong vùng nước quần đảo. Chế độ pháp lý của
quyền đi qua không gây hại này gần giống với chế độ pháp lý
của quyền quá cảnh các eo biển quốc tế.
o Vùng nước quần đảo là vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia
quần đảo. Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên vùng
nước quần đảo, cũng như đến đáy vùng nước đó và lịng đất
tương ứng (Điều 49 Công ước luật biển năm 1982).
- Tại điều 25 theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982,
các tàu thuyền nước ngồi khơng được phép vào vùng nội thủy nếu




×