Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Theo anh chị những thành tựu, hạn chế của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là gì? Anhchị hãy đề xuất giải pháp để phát triển giáo dục đại học Việt Nam trong giai đoạn mới, Tiểu luận giáo dục đại học thế giới và việt nam lớp nghiệp vụ sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.65 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TIỂU LUẬN/BÀI THI KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ
“GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM”
LỚP NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
Đề bài
Theo anh/chị những thành tựu, hạn chế của giáo dục đại học Việt Nam
hiện nay là gì? Anh/chị hãy đề xuất giải pháp để phát triển giáo dục đại học Việt
Nam trong giai đoạn mới. Liên hệ thực tiễn một giải pháp tại cơ sở anh/chị đang
công tác hoặc cơ sở anh/chị quan tâm.
Bài làm
 Thành tựu, hạn chế của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.
 Thành tựu.
Đa dạng hoá về loại hình trường và hồn thiện quy hoạch mạng lưới các trường
đại học, cao đẳng.Nếu như năm 1987, cả nước mới chỉ có 101 trường đại học và cao
đẳng thì đến tháng 9/2009 đã có 376 trường đại học và cao đẳng, tăng gấp 3,7 lần. Ở
bậc đào tạo sau đại học, đến nay cả nước có 159 cơ sở đào tạo (71 viện nghiên cứu và
88 trường đại học), trong đó có 121 cơ sở đào tạo tiến sĩ và 100 cơ sở đào tạo thạc sĩ.
Về loại hình trường và sở hữu cũng có nhiều thay đổi, trong số 101 trường đại học và
cao đẳng năm 1987 không có trường nào ngồi cơng lập thì chỉ 10 năm sau, năm 1997
đã có 15 trường đại học ngồi cơng lập trên tổng số 126 trường đại học và cao đẳng.
Đến tháng 9/2009, con số này tăng lên 81 trường đại học, cao đẳng ngồi cơng lập nên
tổng số 376 trường, chiếm 21,5%.
Mạng lưới các trường đại học, cao đẳng đã phủ gần kín cả nước. Đến nay, đã có
40/63 tỉnh, thành phố có trường đại học; 60/63 tỉnh, thành có trường cao đẳng và có
62/63 tỉnh, thành có ít nhất một trường cao đẳng hoặc đại học (đạt tỷ lệ 98%).
Quy mô đào tạo cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được mở rộng. Năm 1987, số


sinh viên tuyển mới là 34.110 thì năm 1997 là 123.969 và đến năm 2009 là 503.618
(tăng 14,7 lần so với năm 1987). Số con em diện chính sách, miền núi, dân tộc, vùng
sâu, vùng xa được thu hút ngày càng đông vào các trường đại học và cao đẳng.
1


Số sinh viên tăng dần qua các năm, năm 1987 tổng số sinh viên là 133.136, năm
1997 là 715.231 và năm 2009 là .719.499 (tăng 13 lần so với năm 1987). Năm 1987,
có 19.900 sinh viên tốt nghiệp thì năm 1997 con số này tăng lên 73.736 sinh viên và
năm 2009 là 222.665 sinh viên. Số sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng đã từng bước
đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ở bậc sau đại học, từ năm 2000 đến nay, các cơ sở đào tạo trung bình mỗi năm
650 tiến sĩ trong nước. Năm 2008, các cơ sở đào tạo sau đại học đã tuyển được 1.805
nghiên cứu sinh và 22.885 học viên cao học. Năm 2009, các cơ sở đào tạo sau đại học
trong nước đã đăng ký 2.504 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ và 30.628 chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ.
Những con số này đã cho thấy vai trò quan trọng của đào tạo sau đại học trong nước
đối với việc cung ứng nhân lực trình độ cao cho đất nước.
Cơ cấu trình độ, ngành nghề đạo tạo thay đổi theo xu hướng hợp lý và hình thức
đào tạo đa dạng hơn. Quy mô đào tạo đại học giảm từ 79,4% (năm 1997) xuống 72,3%
(năm 2009). Tỷ lệ đào tạo các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư, y dược,
văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao tăng lên. Đặc biệt, đào tạo nguồn nhân lực
thuộc các lĩnh vực công nghệ, thông tin, sinh học, vật liệu mới được ưu tiên.
Hình thức đào tạo cao đẳng, đại học được đa dạng hóa, gồm đào tạo chính quy
tập trung và giáo dục thường xun/đào tạo khơng chính quy. Tổng quy mơ đào tạo
khơng chính quy hiện nay khoảng gần 900.000 sinh viên (trong đó đào tạo từ xa
khoảng 220.000 sinh viên), chiếm gần 50% tổng quy mô đào tạo của các trường đại
học, cao đẳng. Đào tạo khơng chính quy đã có những đóng góp đáng kể trong việc đào
tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc
phịng các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Chất lượng giáo dục đại học bước đầu được kiểm soát và từng bước cải thiện.

Trước năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có cơ quan chuyên trách quản lý chất
lượng giáo dục, thì năm 2004 Bộ đã thành lập Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng
giáo dục, sau đó hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng hình thành 77 tổ chức chuyên
trách về đảm bảo chất lượng ở các trường đại học, cao đẳng. Trên cơ sở đó, đến nay đã
có 114 trường đại học, cao đẳng tiến hành tự đánh giá chất lượng, chiếm trên 70% số
trường đại học cả nước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế thực hiện 3 công khai (công khai
chất lượng đào tạo và chất lượng thực tế của cơ sở đào tạo; công khai nguồn lực phục

2


vụ đào tạo; cơng khai thu chi tài chính) đối với các cơ sở giáo dục từ tháng 5/2009 để
tạo sự giám sát xã hội về chất lượng đào tạo. Cũng để tạo động lực cho quá trình nâng
cao chất lượng đào tạo, từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai chủ trương
"Đào tạo theo nhu cầu xã hội". Theo đó, nhà trường cần xây dựng và công bố chuẩn
đầu ra của mỗi ngành đào tạo. Đến nay có khoảng 10 trường đại học, cao đẳng cơng bố
chuẩn đầu ra của mình.
Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh.Trong thời gian qua, chúng ta đã đàm phán ký
kết được thoả thuận công nhận tương đương bằng cấp giữa Việt Nam với 10 nước trên
thế giới, gia hạn và đàm phán mới nhiều hiệp định hợp tác về giáo dục với nước ngoài.
Trong gần 10 năm từ năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cử 7.039 lưu học sinh đi
học nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước và Hiệp định. Có trên 30 trường đại học có
chương trình hợp tác quốc tế tốt, hiệu quả, đã đạt được thoả thuận cơng nhận liên
thơng chương trình với các trường đại học nước ngoài. Số sinh viên nước ngoài đến
học tại Việt Nam ngày một tăng, theo thống kê chưa đầy đủ hiện có khoảng 10.000
sinh viên nước ngoài đang theo học.
 Hạn chế.
Việt Nam đã gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn
kinh tế thị trường. Nhưng giáo dục khi xã hội chuyển sang kinh tế thị trường và hội

nhập quốc tế, thì lại nảy sinh nhiều vấn đề tranh cãi gay gắt. Thực trạng GDĐH Việt
Nam còn rất nhiều vấn đề bất ổn như gian lận trong tổ chức thi cử; nạn mua bán bằng
cấp; phương pháp dạy, giáo trình, cơ sở vật chất lạc hậu; trình độ tiếng Anh của sinh
viên không đạt yêu cầu, vấn đề tự chủ đại học. Đây là những vấn đề mang tính phổ
biến mà các nhà nghiên cứu giáo dục và người dân cả nước đang rất quan tâm hiện
nay.
Ngân sách đầu tư cho GDĐH còn thấp. Hiện Việt Nam phân bổ 5% tổng GDP
của cả nước cho giáo dục, riêng giáo dục bậc đại học được đầu tư 0,33% (chiếm 6,1%
tổng mức đầu tư của Chính phủ cho giáo dục). Mức đầu tư này rất thấp so với các
nước trong khu vực Đông Nam Á.

3


Hình 1. So sánh mức đầu tư cho GDĐH của Việt Nam và một số nước trên thế giới
(Nguồn: Hội thảo Giáo dục 2020; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên
và Nhi đồng của Quốc hội)
Về xếp hạng các trường đại học, theo bảng xếp hạng của Times Higher
Education (2020), có 3 trường đại học của Việt Nam được xếp hạng trong top 500
trường đại học nền kinh tế hàng đầu ở các mới nổi. Cụ thể, Đại học Quốc gia Hà Nội
thuộc nhóm 201-250; Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm 251-300; tiếp
theo là Đại học Quốc gia TPHCM thuộc nhóm 401-500.
Số lượng sinh viên đạt yêu cầu tiếng Anh thực sự không nhiều và số này hầu
hết thuộc nhóm chun ngành, cịn lại rất đáng lo ngại. Được học tiếng Anh từ bậc tiểu
học cho tới khi lên đại học, chưa kể việc học thêm ở các trung tâm Anh ngữ, nhưng
nhiều sinh viên khơng đủ điều kiện tốt nghiệp do cịn nợ mơn tiếng Anh. Điều này gây
lãng phí cho xã hội, gia đình và cho chính bản thân người học. Năng lực ngoại ngữ
kém còn dẫn đến một thực trạng khác cũng phổ biến là sinh viên khó xin việc làm.
Khơng ít sinh viên khi xin việc không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng, khả năng
giao tiếp tiếng Anh của các doanh nghiệp khi cần tuyển dụng nhân lực có trình độ cao.

Thiếu định hướng nghề nghiệp là một trong những vấn đề lớn nhất mà sinh viên
VN gặp phải. Nhiều sinh viên chưa có định hướng rõ ràng về ngành học của mình.
Một số chọn ngành theo sự sắp đặt của cha mẹ, hoặc theo xu hướng đám đơng mà
khơng biết có thật sự phù hợp với khả năng của mình hay khơng. Chính điều này đã
ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo dẫn đến tình trạng nguồn nhân lực đầu ra yếu kém,
khó đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.

4


Chú trọng lý thuyết hơn thực hành trong phương pháp giảng dạy đã khiến cho
sinh viên không nắm bắt được thực tế cơng việc, bởi ln có khoảng cách từ lý thuyết
đến thực hành, dẫn đến số lượng sinh viên xin việc rất nhiều nhưng ít người có thể đáp
ứng nhu cầu công việc thực tế ở các doanh nghiệp.
Sinh viên yếu về kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội, như
giao tiếp tiếng Anh (cũng do năng lực tiếng Anh kém), kỹ năng làm việc nhóm, xử lý
vấn đề, Bên cạnh đó, cịn những kỹ năng khác như tin học, sử dụng các phương tiện,
trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hỗ trợ cơng việc. Sinh viên yếu kỹ năng mềm sẽ
khó hịa nhập và làm việc thiếu hiệu quả, do vậy mất đi cơ hội được các doanh nghiệp
tuyển dụng.
Tự chủ giáo dục đại học được thực hiện từ năm 2015, sau khi có Nghị quyết 77/
NQ-CP của Chính phủ; đặc biệt từ khi có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Giáo dục đại học. Bước đầu đạt một số kết quả đáng khích lệ, giảm thủ tục hành chính,
tăng tính chủ động, linh hoạt trong mọi hoạt động, từ đào tạo và nghiên cứu khoa học
đến tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính,.... Tuy vậy vẫn cịn một số vướng mắc, khó
khăn nhất định trong vấn đề thu chi tài chính, chi trả lương, việc bổ nhiệm, bãi nhiệm
hiệu trưởng, trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng trường, Ví dụ điển hình như vụ
việc Trường đại học Tôn Đức Thắng gây ồn ào trong dư luận trong thời gian vừa qua.
Giáo dục đại học có hai nhiệm vụ là đào tạo nhân lực trình độ cao và nghiên
cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện cả hai

nhiệm vụ này ở các trường đại học hiện nay còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ sinh viên tốt
nghiệp loại giỏi của các trường tương đối cao nhưng khả năng hòa nhập của nhân lực
được đào tạo vào thị trường lao động còn hạn chế. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, trong số khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng hàng năm chỉ
50% kiếm được việc làm và trong số này cũng chỉ có 30% làm đúng ngành nghề được
đào tạo.
“Hệ thống giáo dục được mở rộng nhưng không đáp ứng được yêu cầu về mặt
chất lượng, không gắn với thị trường, dẫn tới thiếu hụt nghiêm trọng lao động có kỹ
năng”. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực tới vị thế của hệ thống giáo dục Việt Nam và
khả năng cạnh tranh trong thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực và
trên thế giới, hạn chế việc thu hút đầu tư nước ngồi vào trong nước, gây khó khăn cho
q trình phát triển kinh tế quốc gia mà tiêu biểu là có 2 hạn chế sau:

5


Thứ nhất, chương trình đào tạo chưa thực sự hiệu quả, còn nhiều bất cập và hạn
chế. Điều này dẫn đến chỗ bằng cấp của nước ta cũng chưa được thế giới cơng nhận về
chất lượng, sinh viên khó tham gia các chương trình trao đổi giao lưu với các trường
đại học trên thế giới hoặc chuyển ngang sang học tiếp tại các trường đại học quốc tế
hoặc xét học tiếp ở cấp độ cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) đối với các sinh viên đã tốt nghiệp
trong nước.
Thứ hai, Phương thức giảng dạy và cách thức học tập phần đa cịn nhiều bất
cập, hạn chế.
Bệnh thành tích có nguy cơ quay trở lại. Hệ thống thi cử đánh giá thực lực khả
năng của học sinh còn bất cập; điều đó khiến học sinh học lệnh, học tủ, quay cóp, dạy
và học thêm; làm mất nhiều thời gian của xã hội.
 Đề xuất giải pháp để phát triển giáo dục đại học Việt Nam trong giai đoạn
mới
Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục.Tổ chức thảo luận trong toàn ngành và xã

hội "Làm gì để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo?". Không thể tiếp tục phát
triển quy mô giáo dục đại học mà lại buông lỏng quản lý chất lượng như thời gian qua.
Mỗi người đều có trách nhiệm: Quản lý nhà nước, quản lý nhà trường, giảng viên, sinh
viên, người sử dụng lao động và xã hội.
Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hoàn thiện
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của nhà trường. Quy định về
phối hợp và phân cấp quản lý giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ ngành khác và Uỷ
ban nhân dân các tỉnh, thành phố đối với các trường đại học, cao đẳng.
Hoàn thiện quy định về Hội đồng trường và quan hệ giữa Hội đồng trường, Ban
giám hiệu, Đảng uỷ trường, các tổ chức đồn thể, chính trị xã hội. Xây dựng quy định
về hoàn thiện việc đánh giá quản lý giáo dục đại học: Sinh viên tham gia đánh giá
giảng dạy của giảng viên, giảng viên tham gia đánh giá hoạt động của lãnh đạo trường;
các trường đại học, cao đẳng tham gia đánh giá chỉ đạo, quản lý của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ chủ quản và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi trường đóng.
Chuẩn hố và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo. Thơng qua Hội đồng các
Hiệu trưởng đại học, cao đẳng và Trưởng khoa cùng nhóm ngành để thống nhất các
chương trình đào tạo khung của các ngành do các trường đào tạo, phân cơng viết giáo
trình dùng chung cho các trường.

6


Chuẩn hoá đội ngũ lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng tồn quốc. Hồn thiện và
tiếp tục chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng.
Thực hiện thi và xét tuyển vào đại học nghiêm túc, thực hiện tốt chương trình cho
vay để học, nhằm thu hút thanh niên có chất lượng và đạo đức tốt vào học ở các trường
đại học, cao đẳng.
Đầy mạnh hợp tác quốc tế. Chủ động phối hợp với các tổ chức kiểm định chất
lượng ở các nước tiên tiến, với các nước OECD để hình thành nhanh hệ thống các cơ
quan kiểm định chất lượng giáo dục của nhà nước và các tổ chức kiểm định của các cá

nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ
WB, ADB để triển khai các dự án vốn vay xây dựng các đại học xuất sắc.
Triển khai các chương trình hợp tác với các đại học, các quốc gia để thực hiện đào
tạo 10.000 tiến sĩ ở nước ngồi, chương trình nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng
ngoại ngữ ở Việt Nam
Xây dựng và triển khai đề án thu hút người Việt Namở nước ngoài, các nhà khoa
học nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, cao
đẳng của Việt Nam.
 Tiếp cận các hệ thống kiểm định chất lượng GDĐH theo chuẩn khu vực
và quốc tế
Trong xu thế phát triển GDĐH của Việt Nam và thế giới để chuẩn hoá hoạt
động và nâng cao chất lượng đào tạo Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
đã đưa ra bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học. Bộ tiêu chí này nhằm đảm
bảo chất lượng đầu vào, chất lượng đầu ra và quá trình hoạt động.
Song song với điều này là việc xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng giáo
dục, với mục tiêu là xếp hạng các trường đại học thông qua một tổ chức kiểm định độc
lập. Kết quả xếp hạng này cho thấy được chất lượng của từng cơ sở để căn cứ vào đó
các đơn vị giáo dục nước ngồi có cái nhìn tồn diện hơn về hệ thống giáo dục đại học
Việt Nam.
Như vậy, nếu như bộ các tiêu chí kiểm định cũng như quá trình kiểm định càng
tiến gần tới chuẩn quốc tế thì càng mở ra cho GDĐH những cơ hội hợp tác, giao lưu
và trao đổi sinh viên, giảng viên và các chương trình đào tạo giữa các trường, các tổ
chức giáo dục tại Việt Nam cũng như trên thế giới trở nên dễ dàng hơn.
 Cập nhật và chuẩn hóa chương trình đào tạo (CTĐT) phù hợp với khu
vực và quốc tế
7


Ngày nay cùng với sự phát triển công nghệ thông tin thì sinh viên có thể tiếp
cận nhiều nguồn thơng tin và kiến thức mở vậy nên các trường cũng phải chuyển mình

theo xu hướng hội nhập quốc tế, thường xuyên cập nhật chương trình đào tạo mới phù
hợp với từng thời điểm với chủ trương “đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội”. Như
vậy, CTĐT phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn xã hội. Từ đó, các trường tự quyết định
phân bổ đầu tư về cơ sở vật chất, đầu tư cho nguồn lực giảng dạy. Nếu nắm bắt được
những nhu cầu ở trên thì các trường và các tổ chức mới có thể thu hút được nguồn sinh
viên đầu vào.
Thế giới ngày nay đang thay đổi từng giây với tốc độ nhanh chóng. Trong bối
cảnh ấy, mọi dân tộc hay quốc gia trên thế giới đang dần phá vỡ những rào cản biên
giới để tiến tới hoà lại làm một trở thành ‘thế giới phẳng'. GDĐH Việt Nam cũng
khơng nằm ngồi dịng chảy đó. Quốc tế hố chương trình đào tạo đại học được cho là
một cách để nâng cao vị thế trong khu vực và hợp tác quốc tế, tăng khả năng hội nhập
trong lĩnh vực giáo dục.
Mở rộng quan hệ và hợp tác giữa bộ GD&ĐT giữa nhiều quốc gia, đưa những
chương trình giáo dục nước ngoài áp dụng một cách linh động vào các trường đại học.
Ngoài ra nhận thấy tiềm năng trong sự phát triển và chuyển mình mạnh mẽ trong giáo
dục đại học thì các tổ chức giáo dục nước ngồi đã mở ra những trường đại học, những
viện đào tạo tại VN mang tầm chuẩn quốc tế, ví dụ Vin University của tập đồn
Vingroup. Hoặc cũng có thể là sự liên kết chương trình đào tạo giữa đối tác trong và
ngoài nước. Điều này mang đến nhiều sự lựa chọn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của
sinh viên hiện nay.
Trong thời đại cách mạng cơng nghiệp 4.0 thì có sự xuất hiện rộng rãi các mơ
hình học tập mới ứng dụng công nghệ thay cho các phương pháp giáo dục truyền
thống hiện nay là một điểm cần được các trường đại học chú trọng. Thay vì giáo dục
ngang bằng cho tất cả mọi sinh viên thì thơng qua những tiến bộ công nghệ như các
phần mềm đánh giá cho phép người quản lí và các giảng viên thiết kế nhanh chóng lộ
trình học tập cho từng cá nhân học viên phù hợp với khả năng và tốc độ tiếp thu kiến
thức theo nhu cầu của họ. Qua đó, nâng cao được chất lượng đào tạo cũng như chất
lượng sản phẩm đầu ra của các trường.
Thay cho mơ hình giáo dục đào tạo như trước đây chỉ tập trung vào cung cấp
cho người học kiến thức và kỹ năng để họ trở thành người có kỹ năng cao thì GDĐH


8


hiện nay quan tâm nhiều hơn tới việc dạy cho sinh viên cách tự học, cách tư duy, cách
đánh giá các tình huống, khả năng giải quyết vấn đề,... Như vậy, nếu các trường đại
học bắt kịp và ứng dụng những tiến bộ công nghệ thông tin sẽ giúp họ có thể đạt được
mục tiêu trên một cách nhanh chóng hơn.
Quá trình hội nhập quốc tế ở mức độ nào đó sẽ giúp Việt Nam đào tạo nhanh
chóng thêm nhiều sinh viên tốt nghiệp với chuẩn đầu ra quốc tế với mức chi phí rẻ
hơn. Chính lợi thế này đã thu hút càng nhiều sinh viên nước ngoài đến các trường, tổ
chức giáo dục đại học tại Việt Nam. Những sinh viên này mang đến nguồn tài chính
cho các tổ chức giáo dục nhưng bên cạnh đó cũng thúc giục sự thay đổi trong những tổ
chức này để hướng tới sự phát triển trong thực hành giảng dạy cũng như chất lượng
cao hơn đế đáp ứng nhu cầu sinh viên quốc tế.
 Bồi dưỡng và nâng cao trình độ giảng viên theo chuẩn khu vực và quốc
tế
Ngày nay những nhà lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học không chỉ chun
mơn giỏi mà cịn được bồi dưỡng khả năng quản lí. Họ thường là những người được
đào tạo ở các nước có nền giáo dục đại học tiên tiến. Nhờ vậy họ có lối tư duy tiên tiến
và hiện đại trong việc thay đổi luồng tư duy lối mòn cũ, có định hướng chiến lược phát
triển lâu dài từng bước tiệm cận với giáo dục quốc tế.
Ngoài ra với sự đầu tư lớn nguồn vốn cho những người giỏi, tài đi học tập tại
các nước tiên tiến, những người nay trở về mang theo kiến thức mà kỹ năng mà họ học
được về đóng góp cho sự phát triển của giáo dục nước nhà. Đã có hàng ngàn người
thầy bao gồm Giáo sư & Phó Giáo Tiến sĩ, Thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài đang
giữ những vị trí quan trọng trong hệ thống GDĐH. Họ được mong đợi là những người
mang lại sự thay đổi, đóng góp cho sự đổi mới theo hướng phát triển hội nhập của
chương trình giảng dạy và nghiên cứu, tiến tới tiêu chuẩn giáo dục đại học ở tầm khu
vực và quốc tế.

 Đẩy mạnh tự chủ đại học và tăng nguồn vốn đầu tư cho các cơ sở
GDĐH
Hiện tại Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã dần trao quyền tự chủ cho các trường
đại học trở lại đúng chức năng nhiệm vụ là định hướng phát triển, xây dựng hành lang
pháp lí để thanh tra và kiểm tra thay vì đi sâu vào những vấn đề cụ thể của các trường.

9


Từ đó mở ra mơi trường cạnh tranh cơng bằng và lành mạnh cho các trường và
tăng cường tính sáng tạo, năng động để đổi mới đi kịp thời đại khơng để bị tụt lại phía
sau. Tư duy giáo dục đại học đổi mới trong chính sách của nhà nước thì quyền tự chủ
và tự chịu trách nhiệm với những chính sách riêng của từng trường chính là động lực
để các trường vươn xa ra khỏi tầm khu vực.
Ngày nay, việc đầu tư từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới đang tăng
lên với nhiều dự án khác nhau được hỗ trợ khơng chỉ tài chính mà cịn cả về mặt kĩ
thuật. Chính bằng cách này đã có nhiều chương trình, dự án có uy tín giúp các trường
các tổ chức GDĐH Việt Nam thay đổi tích cực về nhiều mặt như: tiêu chuẩn đào tạo,
cách quản lí chương trình giảng dạy, tăng giảng dạy thực hành,…
 Liên hệ thực tiễn một giải pháp tại cơ sở anh/chị đang công tác hoặc cơ sở
anh/chị quan tâm
Xu thế hội nhập quốc tế ngày càng trở nên mạnh mẽ địi hỏi ngành GD& ĐT phải
nhanh chóng hội nhập, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu trong giáo dục của các
nước tiên tiến. Trường Đại học sư phạm Kỹ Thuật Tp.HCM đã có nhiều chương trình
liên kết đào tạo quốc tế tạo cho sinh viên cơ hội tiếp cận với chất lượng giáo dục của
nước ngoài.
Đối với sinh viên theo học chương trình này sẽ khơng phải chứng minh tài chính,
cũng như những qui định liên quan đến thị thực sinh viên như đi du học.
Sở hữu bằng nước ngồi sau khi tốt nghiệp nên có nhiều thế mạnh hơn cho việc
phát triển sự nghiệp trong tương lai, đặc biệt khả năng ngoại ngữ.

Bên cạnh đó, tài liệu học tập, chương trình được chuẩn hóa, cũng như phương pháp
giảng dạy cải tiến. Theo đó, bên cạnh kiến thức thì phần lớn chương trình học được
chú trọng nhiều việc hình thành và phát triển kĩ năng cho sinh viên như: Giao tiếp, làm
việc nhóm, cộng tác, quản lí thời gian, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, sáng tạo…
Những kỹ năng này đặc biệt cần thiết cho sinh viên sau khi ra trường, vì khoa học
cơng nghệ khơng ngừng thay đổi, máy móc dần thay thế con người, việc hình thành kỹ
năng cho sinh viên trở thành xu thế hiện nay.
Có thể nhận thấy lợi ích khi các các cơ sở đào tạo trong nước tham gia chương
trình liên kết sẽ tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ với những cơ sở đào tạo ở nước
ngoài. Các trường trong nước có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về quản lý

10


chương trình đào tạo, cách thức tổ chức đào tạo và phương pháp đánh giá của chương
trình nước ngồi…
Ngồi ra, đây cũng là cơ hội để các trường có thể gia tăng số lượng sinh viên
quốc tế của mình mà không phải nới rộng các cơ sở đào tạo hiện có tại nước mình;
Hiện tại ở Việt Nam chủ yếu có hai hình thức liên kết phổ biến
 Thứ nhất, cơng nhận tín chỉ lẫn nhau giữa trường Việt Nam và trường nước
ngồi.
Ở hình thức này, thơng thường sẽ có hai chương trình đào tạo là: 2+2 (hai năm đào tạo
ở Việt Nam, hai năm còn lại đào tạo ở nước ngoài) và 3+1 (ba năm đào tạo ở Việt
Nam, một năm đào tạo nước ngoài).
Mỗi trường sẽ phụ trách một giai đoạn đào tạo và sử dụng chương trình hiện có của
mình. Bằng cấp thường do trường nước ngồi cấp hoặc cả hai trường cùng cấp bằng.
 Thứ hai, nhượng quyền đào tạo (Franchise): Đối với dạng liên kết này, các
trường ở Việt Nam sẽ sử dụng 100% chương trình của trường nước ngồi.
Qúa trình đào tạo, giảng dạy được thực hiện tại trường ở Việt Nam hoặc một phần tại
Việt Nam và một phần tại nước ngoài, như chương trình liên kết mà Đại Học Sư phạm

kỹ Thuật TP.HCM và Đại Học Sunderland đang thực hiện.
Hoa hậu Việt Nam 2018 Trần Tiểu Vy cũng là sinh viên đang theo học chương
trình liên kết đào tạo quốc tế tại ĐH SPKT TP HCM. Cô cho biết: “Giảng viên được
ĐH SPKT TP HCM tuyển chọn và đối tác kiểm định. Chương trình học liên kết sẽ sử
dụng cả giảng viên nước ngoài và giảng viên Việt Nam.”
Yêu cầu giảng viên bộ mơn có học hàm, học vị, được đào tạo tại nước ngồi, có
kinh nghiệm giảng dạy và phần lớn có kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp.
Việc tổ chức đào tạo có thể áp dụng các hình thức như giảng viên có thể dạy
học tồn bộ thời gian trên lớp hoặc dạy theo hình thức phối hợp (Blended-Learning)
như dạy học trên lớp một phần, phần còn lại qua trực tuyến; hay dạy học thông qua
đào tạo trực tuyến (đào tạo từ xa) hồn tồn.
Sinh viên có thể theo học chương trình đào tạo liên kết ở các trình độ đại học,
thạc sỹ và tiến sỹ. Ngồi ra, cịn có những chương trình trao đổi ngắn hạn hoặc đào tạo
cấp chứng chỉ.

11


Tiêu chí chọn đối tác liên kết của ĐH SPKT TP HCM được thực hiện rất chặt
chẽ. Trường chỉ hợp tác với những đối tác có uy tín của nước ngồi, có cơ sở đào tạo
rõ ràng, có chương trình cụ thể được kiểm định theo những tiêu chuẩn của nước ngoài.
Trước khi tiến hành liên kết đào tạo, ĐH SPKT TP HCM thường có các buổi
tiếp xúc và tham quan thực tế đối tác để kiểm định điều kiện đảm bảo chất lượng năng lực trước khi tiến hành hợp tác và ngược lại.
Hiện ĐH SPKT TP HCM có các chương trình liên kết với các đối tác như ĐH
Sunderland, ĐH Middlesex – Vương quốc Anh, ĐH Tongmyong – Hàn Quốc…
Để đảm bảo chương trình vận hành chất lượng theo đúng qui định, qui trình của
các trường đối tác cấp bằng, trường sẽ yêu cầu tất cả môn học đều được lấy ý kiến sinh
viên đánh giá vào cuối mỗi học kỳ và cuối chương trình đào tạo.
Tất cả các môn học đều phải trải qua đánh giá chéo của một giảng viên khác
cùng chuyên ngành đối với đề bài tiểu luận cho sinh viên và kết quả điểm do giảng

viên giảng dạy chấm.
Hàng năm chuyên gia đánh giá do đối tác mời sang sẽ lấy mẫu đánh giá công
tác tổ chức, đội ngũ giáo viên, đội ngũ phục vụ đào tạo, gặp gỡ và lắng nghe ý kiến
của sinh viên, cũng như kiểm tra đánh giá mẫu một số bài tiểu luận của sinh viên....
Sau mỗi lần đánh giá, chuyên gia sẽ có báo cáo bằng văn bản gửi cho trường.
Ngoài ra, giảng viên cũng được phát phiếu lấy ý kiến về chương trình học tìm
ra những điểm cịn tồn tại, cần cải tiến của chương trình. Đây là một trong những yêu
cầu bắt buộc trong việc kiểm sốt chất lượng đào tạo.
Ví dụ như đối tác ĐH Sunderland, một lần/học kỳ sẽ có chuyên gia từ Anh sang
trường đánh giá chương trình đào tạo và gửi báo cáo với đầy đủ các hoạt động của
chương trình như các nội dung trên.
Sau thời gian 6 năm, ĐH Sunderland tổ chức đánh giá tổng thể để xem xét và
tái ký hợp đồng. Đoàn đánh giá bao gồm cả thành viên đánh giá từ Cơ quan đảm bảo
chất lượng Giáo dục đại học của Anh QAA (Quality Assurance Agency for Higher
Education).
Thơng thường sinh viên chương trình liên kết đào tạo quốc tế ra trường rất dễ
tìm việc làm, nên thường các em có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

12



×