Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

TÍCH HỢP GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 8, LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.86 KB, 30 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS …………….
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:
“TÍCH HỢP GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH, BẢO VỆ
TÀI NGUYÊN MƠI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ LỚP 8, LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS”

Tác giả sáng kiến: ……………………
Môn/lĩnh vực: Địa lí
Mã mơn: 34

………………….., tháng 05 năm 2023


MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu........................................................................................................3
2. Tên sáng kiến.......................................................................................................4
3. Tác giả sáng kiến..................................................................................................4
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến...............................................................................4
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến................................................................................4
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:...............................4
7. Mô tả bản chất của sáng kiến.............................................................................4
7.1. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu................4
Phương pháp thu thập tài liệu...................................................................................5
7.2 Cơ sở khoa học....................................................................................................6
7.3 Các giải pháp thực hiện.......................................................................................8


8. Những thông tin cần được bảo mật của sáng kiến........................................20
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.................................................20
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng
kiến..........................................................................................................................21
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả...................................................................................21
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến tổ chức cá nhân..........................................................................24
11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc
áp dụng sáng kiến lần đầu....................................................................................26

CÁC TỪ VIẾT TẮT


CÁC TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT
Trung học cơ sở
Sách giáo khoa
Giáo viên
Học sinh
Kinh tế - Xã hội
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

VIẾT TẮT
THCS
SGK
GV
HS
KT - XH
HĐGDNGLL



BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu.
Quốc phòng an ninh và bảo vệ chủ quyền biển đảo là một vấn
đề thời sự nóng, là nội dung luôn được dư luận xã hội quan tâm. Trong giai
đoạn hiện nay, chủ quyền biển đảo đứng trước nhiều nguy cơ mới. Các thế
lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, xâm hại chủ quyền lãnh thổ biên
giới quốc gia. Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đơng và Nam. Vùng
biển Việt Nam là một phần biển Đơng có diện tích hơn 3.447.000 km 2. Vì
vậy biển đảo đóng một vai trị đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế
xã hội, an ninh quốc phịng. Bên cạnh đó, thực trạng mơi trường biển hiện nay
đang trở thành vấn đề bức xúc đối với toàn nhân loại. Ngày nay con người đang
phải đối mặt với sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường biển
như nguồn nước sông, nước biển ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Việt Nam là
quốc gia ven biển, nhiều nơi vùng biển Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng.
Do vậy, vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo đang là mối
quan tâm của mọi người, việc ý thức được trách nhiệm của con người đối
với môi trường biển - đảo là vô cùng cần thiết.
Việc dạy học tích hợp giáo dục Quốc phịng an ninh, bảo vệ tài
nguyên môi trường biển đảo cho học sinh là một việc mang ý nghĩa rất
quan trọng. Nhìn chung, kiến thức về biển, đảo của phần lớn các em học
sinh hiện nay còn yếu, đặc biệt là đối với học sinh trường THCS Lũng Hòa
ở xa vùng biển. Việc nâng cao ý thức, trách nhiệm, tình yêu biển đảo quê
hương cho thế hệ trẻ luôn là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là trách
nhiệm của cả xã hội, các cấp, các ngành, nhất là ngành giáo dục đào tạo,
trong đó có mơn Địa lí. Từ ý nghĩa và thực tiễn đó tơi đã chọn đề tài: “Tích
hợp giáo dục Quốc phịng an ninh, bảo vệ tài ngun mơi trường biển
đảo trong dạy học Địa lí lớp 8, lớp 9 ở trường THCS” với mong muốn
góp phần nâng cao chất lượng dạy học địa lí nói chung cũng như góp phần



nâng cao nhận thức cho học sinh của nhà trường về chủ quyền biển, đảo
của Việt Nam nói riêng.
2. Tên sáng kiến
“Tích hợp giáo dục Quốc phịng an ninh, bảo vệ tài nguyên môi
trường biển đảo trong dạy học Địa lí 8, lớp 9 ở trường THCS”
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: ..............................
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: .........................
- Số điện thoại: ……………………….
- Email: ……………………..
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
………………………………………..
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Áp dụng cho giảng dạy mơn Địa lí ở trường THCS ………………….
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Ngày được áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2021-2022. Ngày
10/9/2021.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến.
7.1. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu.
7.1.1. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ chủ
quyền và mơi trường biển đảo trong chương trình Địa lí lớp 8, lớp 9 ở
trường THCS.
- Tăng sự hứng thú của các em với mơn học Địa lí. Góp phần nâng
cao cơng tác chun mơn, nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng mũi
nhọn.
7.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu những thơng tin, những kiến thức cơ bản về tài nguyên,

môi trường biển - đảo Việt Nam, về mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất,
sinh hoạt của con người và tài nguyên, môi trường biển - đảo.
- Nghiên cứu nội dung chương trình địa lí lớp 8, lớp 9.
- Nghiên cứu các phương pháp, kĩ thuật, hình thức dạy học tích hợp.
- Đưa ra kiến nghị, đề xuất cho việc tích hợp giáo dục bảo vệ chủ
quyền và môi trường biển đảo trong dạy học Địa lí lớp 8, lớp 9 ở trường
THCS Lũng hịa theo định hướng phát triển năng lực học sinh.


7.1.3. Địa điểm, thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Học sinh khối lớp 8, lớp 9, Trường THCS
……………………..
- Thời gian: Từ tháng 09 năm 2021 đến tháng 05 năm 2022
- Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 8, lớp 9, Trường THCS
……………………..
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu quy trình xây dựng và
vận dụng các chuyên đề dạy học tích hợp giáo dục chủ quyền và mơi
trường biển đảo trong mơn Địa lí lớp 8, lớp 9 ở trường THCS.
+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu, ứng dụng trong phạm vi
trường THCS …………………………………..
7.1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu các tài liệu lí luận, các bài báo cáo, các đề tài khoa học,
các bài
viết trên tạp chí, các sách có liên quan đến đề chủ quyền biển đảo và môi
trường biển đảo để hiểu rõ những vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập tài liệu qua những phiếu điều tra khảo sát.
Phương pháp điều tra, quan sát

Điều tra, quan sát học sinh trong q trình học. Qua đó tìm hiểu sâu
hơn về vấn đề nghiên cứu. Tìm hiểu, điều tra thực tế ở các khối lớp trong
trường THCS Lũng Hịa thơng qua tổng hợp phiếu điều tra, trao đổi ý kiến với
giáo viên, học sinh, dự giờ nhằm thu thập tài liệu, thông tin thực tế cần thiết cho
đề tài nghiên cứu.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tôi tiến hành thực nghiệm giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục bảo
vệ tài nguyên và môi trường biển đảo trong giảng dạy Địa lí 8, lớp 9 ở
trường THCS Lũng Hòa.
Tiến hành thực nghiệm giảng dạy các chuyên đề dạy học tích hợp
giáo dục chủ quyền biển đảo đã xây dựng sử dụng kiến thức tổng hợp từ


các môn học: Giáo dục công dân, Lịch sử … trong dạy học Địa lí lớp 8, lớp
9. Từ đó thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng, chất lượng trong nhận
thức và hành vi của học sinh sau các bài học.
Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề cấp cụm chun mơn .
Phương pháp thống kê tốn học
Vận dụng lí thuyết xác suất thống kê và thống kê tốn học để phân
tích các kết quả thu được sau khi tiến hành thực nghiệm ở khối 8, khối 9
trường THCS Lũng hòa - Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc, nhằm đánh
giá tính khả thi của đề tài.
7.2 Cơ sở khoa học
7.2.1 Cơ sở lý luận
7.2.1.1 Nội dung cơ bản của giáo dục quốc phòng an ninh, bảo vệ tài
nguyên, môi trường biển đảo trong nhà trường THCS.
Trong chương trình THCS, nội dung tích hợp giáo dục Quốc phịng
an ninh, bảo vệ tài ngun và mơi trường biển đảo thực hiện ở nhiều môn
học khác nhau như Sinh học, Lịch sử, Giáo dục cơng dân, Địa lí... Trong đó
mơn Địa lí có nhiều thuận lợi hơn khi tích hợp giáo dục an ninh, bảo vệ tài

nguyên môi trường biển đảo. Bởi lẽ, Địa lí là một mơn khoa học nghiên cứu
về các thành phần tự nhiên và nhân văn của môi trường, và vấn đề kinh tế xã hội.
Số bài có nội dung liên quan đến vấn đề giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường
biển đảo chiếm tỉ lệ đáng kể. Do đó, mơn học này có khả năng giáo dục bảo vệ
tài nguyên môi trường biển đảo rất to lớn.
Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi
trường biển đảo ở nhà trường THCS, những nội dung giáo dục bảo vệ tài
nguyên môi trường biển đảo cần đưa vào nhà trường bao gồm:
Những kiến thức về chủ quyền biển đảo, tài nguyên và môi trường
biển đảo của học sinh.
Những kiến thức về sự tác động của tài nguyên, môi trường biển đảo
đến sinh vật và con người.


Những kiến thức về sự tác động của con người đến tài nguyên, môi trường
biển đảo.
Những hành động thiết thực nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường
biển đảo.
7.2.1.2. Nguyên tắc khi tích hợp giáo dục quốc phịng an ninh, bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển đảo vào dạy học
Phải dựa vào nội dung bài học, nghĩa là các kiến thức giáo dục Quốc
phòng an ninh, bảo vệ tài nguyên mơi trường biển đảo đưa vào bài học phải
có mối quan hệ logic chặt chẽ với các kiến thức có sẵn trong bài học. Các
kiến thức của bài học được làm cơ sở cho kiến thức giáo dục bảo vệ tài ngun mơi
trường biển đảo có chỗ dựa.
Muốn làm được điều này thì ngay từ đầu năm học, giáo viên cần
phải nghiên cứu, nắm vững mục đích yêu cầu và tồn bộ nội dung chương
trình mình phụ trách, mối liên hệ giữa các chương, các bài, các mục trong
bài, nghĩa là nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng của tồn bộ chương
trình, dự kiến các kiến thức, kĩ năng giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường

biển đảo sẽ liên hệ, sắp xếp chúng thành một hệ thống logic, chặt chẽ.
7.2.2. Cơ sở thực tiễn
7.2.2.1. Thực trạng trước khi nghiên cứu:
a. Thuận lợi:
Qua nắm bắt tình hình và trao đổi với một số đồng nghiệp về việc
giảng dạy Địa lí có liên quan đến vấn đề giáo dục Quốc phịng an ninh, bảo
vệ tài ngun mơi trường biển đảo, phần lớn giáo viên cho rằng việc sử
dụng các phương pháp nhằm giáo dục cho học sinh là cần thiết và mơn Địa
lí có ưu thế nhất trong việc giáo dục ý thức về chủ quyền lãnh thổ, giáo dục
bảo vệ tài nguyên biển đảo. Học sinh mong muốn được hiểu sâu sắc hơn về
chủ quyền biển đảo, đặc biển tình hình biển đơng và hai quần đảo Hồng
Sa, Trường Sa.
b. Khó khăn:


Thực tế hiện nay, khi giảng dạy địa lí, với lượng kiến thức bài học
tương đối dài, trong một tiết 45 phút, giáo viên còn nặng về việc cung cấp
những kiến thức cơ bản của tiết học đó mà chưa chú trọng mở rộng liên hệ
vấn đề giáo dục Quốc phịng - an ninh, tích hợp bảo vệ tài ngun mơi
trường biển đảo cho học sinh THCS ít được đề cập đến khi giảng dạy một
tiết. Đồng thời giáo viên chưa có phương pháp hiệu quả khi dạy học tích
hợp. Hơn nữa, từ trước tới nay vấn đề này chưa được giáo viên quan tâm
nhiều. Học sinh trường THCS Lũng Hịa lại xa vùng biển, chưa có điều
kiện để biết nhiều nên các em hiểu lệch lạc về vấn đề Quốc phịng an ninh
của đất nước.
Khi nói đến tồn vẹn lãnh thổ, cần phải xác định rõ bao gồm cả vùng
đất liền và biển đảo. Để thế hệ trẻ hiểu về chủ quyền của nước ta, khơng có
giải pháp nào tốt hơn là tích hợp giáo dục Quốc phịng an ninh vào chương
trình giáo dục các cấp học, nhằm giúp nâng cao ý thức bảo vệ quê hương,
đất nước.


7.2.2.2. Thực trạng giáo dục nhận thức về chủ quyền biển đảo, giáo dục
bảo vệ tài nguyên môi trường biển ở trường THCS hiện nay.
Qua phiếu hỏi ý kiến 10 GV về sự chú trọng và thường xuyên tổ
chức dạy học tích hợp nội dung biển đảo, thì chỉ có 6 GV(chiếm 60 %) trả
lời “chú trọng”, 3 GV cho rằng “ít chú trọng”, (chiếm 30 %); 1 GV
(chiếm 10%) chọn câu trả lời “khơng chú trọng” do bài học thì dài, lượng
kiến thức thì nhiều, nên khơng có thời gian cho việc dạy học tích hợp giáo
dục chủ quyền và mơi trường biển, đảo.
Thực tế hiện nay, đa số học sinh THCS nói chung và học sinh thuộc
địa bàn xã Lũng Hịa, huyện Vĩnh tường nói riêng cịn thiếu kiến thức về
biển đảo và chủ quyền vùng biển Việt Nam. Về phía học sinh nhiều em
xem mơn Địa lý là mơn phụ.


Tôi đã phát phiếu hỏi ý kiến cho 210 HS khối lớp 8 và khối lớp 9 ở trường
THCS Lũng Hòa - Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc và kết quả thu
được như sau:
Kiểm tra kiến thức của HS về vấn đề chủ quyền và môi trường biển
đảo, trong 210 HS, thì chỉ có 50 HS (chiếm 23,8%) trả lời đúng và đủ kiến
thức. Số HS còn lại trả lời sai, hoặc trả lời còn chưa chắc chắn kiến thức.
Là một trường trong huyện, với địa bàn xa biển nên việc tổ chức hoạt động
ngoại khóa Địa lí ở trường THCS Lũng Hịa cịn rất hạn chế.
Trong q trình ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi địa lí khối 8, khối 9.
Rất nhiều vấn đề liên quan đến tích hợp chủ quyền biển đảo, tích hợp bảo
vệ tài nguyên môi trường biển đảo, nếu học sinh không hiểu tới, khơng biết
liên hệ với việc lồng ghép tích hợp thì khó có thể dành được giải cao. Vì
vậy học sinh rất mong muốn được hiểu sâu rộng hơn về vấn đề biển, đảo.
Trước thực trạng trên, tôi nhận thấy cần phải tích hợp bồi dưỡng cho
các em nhiều hơn các kiến thức về biển đảo, để các em có ý thức bảo vệ

chủ quyền và giữ gìn mơi trường biển đảo.
7.3 Các giải pháp thực hiện.
7.3.1. Xác định địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ chủ quyền và tài
nguyên mơi trường biển đảo Việt Nam qua mơn địa lí ở trường THCS.
Trong chương trình Địa lí lớp 8 và lớp 9, có rất nhiều bài liên quan
đến vấn đề Quốc phòng an ninh, vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường biển
đảo. Nội dung đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu bắt buộc phải tiến
hành lồng ghép vào bài học.
Để xác định địa chỉ tích hợp giáo dục Quốc phòng an ninh, giáo dục
bảo vệ chủ quyền và tài nguyên môi trường biển đảo qua các bài học trong
chương trình Địa lí lớp 8, lớp 9 trường THCS, có thể tiến hành qua các
bước sau:
Bước 1: Xác định các bài có khả năng tích hợp giáo dục bảo vệ chủ quyền
và tài nguyên môi trường biển đảo.
Bước 2: Xác định các địa chỉ có khả năng tích hợp.
Bước 3: Xác định mức độ tích hợp.


+ Tích hợp tồn phần: Tồn bài có nội dung giáo dục bảo vệ chủ quyền và
tài nguyên môi trường biển đảo. Ví dụ: Bài 24: Vùng biển Việt Nam( Địa lí
8)
+ Tích hợp bộ phận: Tích hợp bộ phận vùng biển. Ví dụ: Bài 23: Vị trí địa
lí, giới hạn và lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam…
Cụ thể trong chương trình Địa lí lớp 8, lớp 9 trường THCS có những địa chỉ
cần tích hợp như sau:
ST
T

Tên bài
Bài 1: Vùng Biển Việt Nam


Địa chỉ tích hợp
Tích hợp cả bài: Khẳng định cơ
sở pháp lí của Nhà nước ta để

1

khẳng định chủ quyền của Việt
Nam đối với Biển Đông và 2

2
3
4

Bài 21. Khu vực Đông Nam Á

quần đảo Hồng Sa, Trường Sa
Phần 1. Vị trí và giới hạn của

khu vực Đông Nam Á
Bài 17: Hiệp hội các nước Phần 1. Vị trí và giới hạn của
Đơng Nam Á (ASEAN)
khu vực Đơng Nam Á
Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình Phần 1. Vị trí và giới hạn lãnh
dạng lãnh thổ Việt Nam
thổ
Bài 30: Thực hành Đọc bản đồ SGK trang 100
Việt Nam (Phần hành chính và

5


6

khống sản)
Bài 39: Đặc điểm chung của tự Phần 2: Tính chất ven biển hay
nhiên Việt Nam
tính chất bán đảo
Bài 9- Sự phát triển và phân bố Phần 2. Ngành Thủy sản. Vấn đề
Lâm Nghiệp, Thủy Sản

khai thác thủy sản xa bờ cần phải

Lớp

gắn với vấn đề bảo vệ Quốc

9

phòng -an ninh và bảo vệ tài
ngun biển...

7

Bài 14: Giao thơng vận tải và Tích hợp giao thơng đường biển.
bưu chính viễn thơng


ST

Tên bài


T

Bài thương mại, du lịch

Địa chỉ tích hợp
Phần 2: Du lịch: - Một trong
những thế mạnh, biển mang lại
cho con người là du lịch biển.

8

Mặt trái của ngành du lịch là vấn
đề ơ nhiễm mơi trường biển vì
vậy cần phải bảo vệ môi trường

9

Bài 35: Vùng Đồng bằng sông

đặc biệt là các khu du lịch biển
Phần 2: Nguy cơ ngập úng, xâm nhập

Cửu Long

mặn vùng ven biển rất lớn
Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên
để có một nền kinh tế liên hồn
- Tích hợp tồn bài: Các nguồn
lợi từ biển đảo và ý nghĩa của biển

đảo trong phát triển kinh tế

10

Bài 38: ( Địa lí 9)

Bảo vệ môi trường biển, đảo khỏi bị
ô nhiễm, đặc biệt là trong việc thăm
dò, khai thác , vận chuyển và chế
biến dầu khí

Ví dụ 1:
Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển
- đảo (Địa lí 9)
Mục I: Vùng biển Việt Nam.
*Giáo viên cho học sinh lên bảng xác định giới hạn vùng biển nước ta:
Quan sát lược đồ biển Đông, kết hợp với nội dung SGK, hãy:
GV yêu cầu HS: Quan sát sơ đồ lát cắt: Kể tên và xác định các bộ phận của
vùng biển nước ta?


(Lát cắt khái quát các vùng biển Việt Nam)
GV tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh ( GV dẫn cơ sở pháp lý khẳng
định chủ quyền biển đảo qua tài liệu của Việt Nam, của Pháp, của Trung
Quốc)
Mục 2. Các đảo và quần đảo
- HS quan sát lên lược đồ H38.2 (SGK): Lược đồ một số đảo và quần đảo
Việt Nam kết hợp SGK:
- Đảo ở nước ta chia làm mấy loại? Kể tên các đảo lớn ven bờ, xa bờ ?
- Các đảo tập trung nhiều ở những tỉnh nào?

- Tìm và xác định các đảo và quần đảo lớn của vùng biển nước ta trên bản
đồ?
CH: Nêu vai trị, ý nghĩa của biển Việt Nam.
HS trình bày suy nghĩ của mình, GV chốt kiến thức: Việc giữ vững chủ
quyền của một hịn đảo, dù nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn. GV mở rộng kiến
thức cho HS hiểu.
(?) Là học sinh THCS, các em cần phải làm gì để bảo vệ chủ quyền biển
đảo nước ta nói riêng và tồn vẹn lãnh thổ nước ta nói chung?
- Phấn đấu học tập để trở thành công dân tốt, học tập theo tấm gương các
chú bộ đội ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương.
- Tuyên truyền tốt công tác bảo vệ môi trường xung quanh.
- Tham gia các HĐGDNGLL như: vẽ tranh về biển, đố vui để học hiểu biết
của em về biển, hát về biển… Tổ chức các trò chơi liên quan đến biển đảo.
7.3.2: Vận dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học theo
hướng tích cực hóa hoạt động của HS.


7.3.2.1: Phương pháp đàm thoại:
Ưu điểm của phương pháp:
Phương pháp này giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi tới các sự vật,
hiện tượng xung quanh để gây hứng thú với học sinh sau đó dẫn dắt chỉ đạo
học sinh tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức.
Việc giáo viên dạy học tích hợp và lồng ghép giáo dục Quốc phịng An ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo rất cần đến phương pháp đàm thoại.
Ví dụ 2:
Khi dạy Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam (Địa lí 8)
Mục 1. Vị trí, giới hạn lãnh thổ.
* GV yêu cầu HS dựa vào bảng 23.2 + H23.2 SGK, hãy:
(?) Xác định giới hạn phần đất liền của nước ta trên bản đồ (1, 2 HS lên
bảng xác định trên bản đồ)
(?) Xác định từ Bắc đến Nam nước ta trải dài bao nhiêu vĩ độ? Từ Tây

sang Đơng nước ta rộng bao nhiêu kinh độ? Diện tích là bao nhiêu?
- Giáo viên lồng ghép vào những tiết học. Giáo viên đưa ra mơ hình, hình
ảnh, clíp để học sinh được quan sát, theo dõi, nắm bắt các kiến thức cơ bản,
được thuyết trình, trình bày trước lớp, thường xuyên tổ chức các cuộc thi
tìm hiểu về Biển Đảo, hay các tiết học dạy học theo dự án, mà sản phẩm
giáo viên yêu cầu các em là thiết kế mơ hình biển đảo nước ta, bài thuyết
trình do chính các em trình bày, giờ học sẽ sinh động hơn khơng bị nhàm
chán thay vì chỉ học lí thuyết.
(?) Tỉnh Vĩnh Phúc có giáp biên giới với các quốc gia nào khơng? Có giáp
biển khơng? Là học sinh vùng xa biển, em cần làm gì và tun truyền gì
góp phần bảo vệ tài nguyên, chủ quyền biển đảo nước ta?
Tỉnh Vĩnh Phúc không giáp biên giới với quốc gia nào. Là học sinh cần:
- Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng và bảo vệ môi
trường biển và hải đảo.
- Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định, không vứt rác trực tiếp ra sông
biển,


Hạn chế sử dụng túi ni lông, ống nhựa.
- Tái chế đồ nhựa cũ (đồ chơi, trồng hoa, làm đồ dùng học tập, làm tranh,
làm đồ dùng sinh hoạt)
Ví dụ 3:
Khi dạy Bài 24: Vùng biển Việt Nam( Địa lí 8), mục 2.
Giáo viên đặt câu hỏi:
- Kể tên một số tài nguyên của vùng biển nước ta? Những tài nguyên biển
nước ta là cơ sở để phát triển những ngành kinh tế nào?
- Em có nhận xét gì về nguồn tài nguyên biển nước ta?
- Để giải quyết những khó khăn và thách thức do biển mang lại, chúng ta
cần phải làm gì?
- Vì sao phải bảo vệ mơi trường biển?

Trong ví dụ này, học sinh sẽ lần lượt hệ thống lại kiến thức vùng
biển; những thuận lợi, khó khăn, thách thức của biển chúng ta đang gặp
phải, từ đó đưa ra những biện pháp thiết thực gắn liền với thực tiễn để bảo
vệ mơi trường biển. Vì hệ thống câu hỏi có tính liên kết, học sinh sẽ thuận
lợi trong việc tạo ra mối liên hệ giữa các vấn đề để tìm ra những biện pháp
tốt nhất. Giáo viên chỉ cần điều chỉnh, định hướng, sửa các lỗi dùng từ để chuẩn
hóa kiến thức cho học sinh.
Khi sử dụng phương pháp đàm thoại thì vai trị của người giáo viên
là đưa ra câu hỏi kích thích hoạt động nhận thức của học sinh, các câu hỏi
có tính hệ thống, câu hỏi trước là tiền đề câu hỏi sau, ngược lại câu hỏi sau
là sự kế tục và phát triển của câu hỏi trước. Giải quyết được câu hỏi là giải
quyết được nội dung của mục đó, bài học đó. Dựa theo định hướng của
giáo viên bằng hệ thống câu hỏi, học sinh tự đưa ra nhận định của mình và
giải quyết vấn đề.

7.3.2.2: Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan:


Khi dạy học tích hợp chủ quyền biển đảo, rất cần đến phương tiện trực
quan như: Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh. vi deo có nội dung về vấn đề biển
đảo... Trong việc dạy học tích hợp việc sử dụng các phương tiện trực quan
có ý nghĩa rất lớn bởi vì học sinh có thể quan sát được các vấn đề và hiểu
vấn đề đó nhanh hơn.
- Ví dụ 4.
Khi dạy Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo (Địa lí lớp 8)
Giáo viên cho học sinh quan sát Bản đồ các nước Đông Nam Á và đặt câu
hỏi:
- Việt Nam chung đường biên giới trên biển với những quốc gia nào?

Bản đồ các nước Đông Nam Á

Bằng kĩ năng bản đồ đã có các em dễ dàng chỉ ra được các nước có
chung đường biên giới trên biển với Việt Nam.
GV đặt câu hỏi: Năm 2014, việc Trung Quốc đưa dàn khoan 981 trên địa
phận chủ quyền biển Việt Nam, em có suy nghĩ gì về việc tranh chấp biển
Đông của Trung Quốc với vùng biển nước ta nói riêng và khu vực Đơng
Nam Á nói chung?
GV tích hợp giáo dục Quốc phịng - An ninh cho HS thấy việc Trung
Quốc đã vi phạm chủ quyền của biển Đông, vi phạm chủ quyền lãnh thổ
Việt Nam trên biển Đông.


Ưu điểm của phương pháp này là tính trực quan sinh động, kích
thích được hứng thú và thị giác của học sinh thơng qua hiệu ứng lựa chọn
hình ảnh. Giáo viên thơng qua việc lựa chọn hình ảnh phù hợp có thể định
hướng được nội dung mình muốn đề cập đến. Sau khi học sinh thấy được vấn
đề thì vai trò của giáo viên là phải khẳng định và làm rõ hơn nữa giúp học sinh
nhanh chóng nắm bắt các thơng tin một cách khách quan, trung thực. Từ đó
giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước và phải có trách nhiệm với
quê hương đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
7.3.2.3: Phương pháp nêu gương
Khi dạy học tích hợp về chủ quyền biển đảo, rất cần sử dụng phương
pháp nêu gương. Trong phương pháp này, giáo viên có thể tìm hiểu một số
gương điển hình như những người chiến sĩ hải quân canh giữ hải đảo, hoặc
những tấm gương tại địa phương.
- Ví dụ 5: Khi dạy bài: Vùng Biển Việt Nam. Phần tổng kết: Giáo viên cho
học sinh quan sát một số hình ảnh sau:

QUỐC PHÒNG-AN NINH



Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh
Quan sát hình ảnh hãy xác định nội dung của bức tranh.
Cho biết ý nghĩa của các hình ảnh đó?
Là học sinh em đã học tập gì từ những tấm gương người lính đảo?
Ưu điểm của phương pháp này giúp các em thấy được sự lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước, sự vất vả của những người lính biển ln giữ vững
biên cương nơi đảo xa và đó là động lực để các em học tập và noi theo.
7.3.2.4: Phương pháp dạy học theo dự án:
Ví dụ 6: Khi dạy bài: Vùng biển Việt Nam, mục 2.
Giáo viên giao dự án từ tiết trước: “Tìm hiểu các vấn đề chính trị
trên vùng biển - đảo Việt Nam hiện nay. Trách nhiệm của học sinh góp
phần bảo vệ biển đảo đất nước”. Học sinh sẽ từ đề cương của giáo viên để
hoàn thành sản phẩm đề án trên Powerpoint. GV chia lớp 2 nhóm. Mỗi
nhóm hồn thành 1 sản phẩm, tiết sau trình bày thuyết trình trên
Powerpoint trước lớp.
Ưu điểm của phương pháp này giúp các em tích cực, phát huy tính
sáng tạo, chủ động kiến thức, kích thích được hứng thú và thị giác của học
sinh thông qua hiệu ứng lựa chọn hình ảnh, nội dung thuyết trình.
* Báo cáo ngoại khóa về tài ngun mơi trường.
+ Nội dung báo cáo:
Khi dạy về chủ đề:” Biển đảo Việt Nam”. Giáo viên tổng hợp kiến
thức về biển đảo. Yêu cầu học sinh viết báo cáo về môi trường biển đảo.
GV phân các nhóm chuẩn bị và thuyết trình từng nội dung.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Vùng biển Việt Nam” giáo viên trình bày vị trí
giới hạn, tầm quan trong của biển đảo đối với sự phát triển KT - XH nước
ta, hiện trạng tài nguyên vùng biển - đảo và thềm lục địa của nước ta. Giáo
viên tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo: Là học sinh
chúng ta cũng có thể góp phần bảo vệ và cải tạo tài nguyên bằng cách:
Tuyên truyền đến cộng đồng tầm quan trọng của tài nguyên và sự cần thiết
phải bảo vệ chủ quyền và tài nguyên biển đảo,...



Ưu điểm của phương pháp này giúp các em phát huy tính sáng tạo,
chủ động kiến thức, tích cực tìm tịi, năng động sáng tạo, kích thích được
hứng thú và thị giác của học sinh thông qua hiệu ứng lựa chọn hình ảnh,
nội dung cần báo cáo.
*Tổ chức tham quan tài nguyên, môi trường.
+ Cách tiến hành:
- Giáo viên phải lựa chọn địa điểm tham quan cẩn thận
- Thông báo trước để các em chuẩn bị tư trang
- Trước khi tham quan, hướng dẫn học sinh chú ý đến đối tượng
tham quan như phát hiện các hiện tượng xấu phá hủy môi trường (vứt rác
bừa bãi, chặt bỏ cây xanh…).
* Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, hùng biện về biển đảo:
+ Mục tiêu
- Quan tâm đến những vấn đề vai trị, thực trạng tài ngun, mơi trường
biển đảo
- Phát triển các năng lực tiềm ẩn trong các em như khả năng viết, vẽ,
sáng tác, tổ chức các hoạt động tập thể.
+ Nội dung thi tìm hiểu các tài nguyên, danh lam thắng cảnh, thực
trạng
môi trường biển đảo và việc phát triển kinh tế biển đảo ở địa phương. Đây
là một hình thức giúp học sinh thể hiện xúc cảm, thái độ trước những vấn
đề văn hóa, mơi trường và kinh tế địa phương.
+ Thành phần dự thi: Cá nhân, nhóm, đơn vị lớp (Chi đồn thanh
niên,..).

+ Sản phẩm dự thi: Thơ ca, nhạc, kịch, tiểu phẩm, bài viết,

tranh vẽ….

+ Lập ban giám khảo: Gồm giáo viên và đại diện các lớp, các chi
đoàn....
* Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tuyên truyền giáo dục bảo
vệ tài ngun mơi trường ở nhà trường và địa phương.
Ví dụ: Lập dự án thu gom rác ở các khu di tích địa phương.


* Hình ảnh các em học sinh báo cáo về chủ quyền biển đảo thông qua tranh
vẽ.

Em Dương Thị Mai Linh thuyết trình về bảo vệ mơi trường biển đảo
Ưu điểm của phương pháp này giúp các em tích cực, chủ động trong các
hoạt động học tập. Học sinh làm chủ kiếpn thức để trình bày sản phẩm dạy
học. Từ đó học sinh hứng thú học tập.
7.3.2.5 Phương pháp động não
Khi dạy bài 36, “Vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, giáo viên có thể đưa
ra vấn đề sau: Theo em Đồng bằng sông Cửu Long cần phải thực hiện các biện
pháp gì để tiến hành sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên của đồng bằng? Tìm hiểu
nguy cơ ngập úng, xâm nhập mặn vùng ven biển Đồng bằng sơng Cửu Long?
Muốn trả lời câu hỏi trên và đóng góp ý kiến để câu trả lời được hồn thiện yêu
cầu học sinh phải nhớ lại các kiến thức đã học về tự nhiên của đồng bằng, chú ý
đến những khó khăn về mặt tự nhiên: đất, nước, sinh vật. Trên cơ sở đó có thể
đưa ra các biện pháp gì để sử dụng và cải tạo tự nhiên của đồng bằng như sau:
- Nước là vấn đề hàng đầu để tiến hành thau chua rửa mặn
- Đưa các giống lúa có khả năng chịu hạn, chịu phèn, chịu mặn.
- Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lí
- Biến những khu rừng ngập mặn thành khu vực nuôi tôm, chú trọng bảo vệ
môi trường sinh thái




×