1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Quán triệt tinh thần đổi mới theo Nghị quyết của Trung ương Đảng, với
tính đặc thù giáo dục quốc phịng an ninh trong giáo dục phổ thông phải giải
quyết được mâu thuẫn giữa yêu cầu bắt buộc với việc tự chọn môn học trong
định hướng cấu trúc chương trình tích hợp và phân hóa ở mỗi cấp học.
Để giải quyết hài hịa giữa tính chất bắt buộc của mơn học được quy định trong
Luật giáo dục quốc phòng an ninh với “yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội
nhập quốc tế”, giáo dục quốc phòng an ninh phải là một bộ phận được gắn kết
chặt chẽ trong nghĩa vụ công dân, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục quốc phịng và an ninh trong chương trình giáo dục phổ thơng mới
được lồng ghép, tích hợp với các mơn học khác. Mơn học có nội dung tương
ứng (xét về nghĩa vụ cơng dân), thì đó chính là mơn học giáo dục cơng dân.
Vấn đề giáo dục quốc phịng an ninh luôn cần thiết và quan trọng đối với
mỗi quốc gia, dân tộc. Việc giáo dục cho các thế hệ học sinh niềm tự hào dân
tộc, ý thức bảo vệ an ninh Tổ quốc đã được thực hiện rất tốt trong nhiều năm
qua. Tuy nhiên, với phương pháp và nội dung chương trình giáo dục cịn nặng
về lý thuyết, mang tính “hàn lâm” tức là chưa gắn liền với nhu cầu học, chưa
liên hệ với thực tế như hiện nay thì việc giáo dục quốc phịng an ninh trong
trường THPT khơng thể phát huy được hiệu quả của nó.
Với đặc thù của bộ môn Giáo dục công dân là môn học giáo dục đạo đức
và pháp luật nhằm hình thành nhân cách học sinh trở thành người cơng dân có
ích cho gia đình và xã hội thì việc tích hợp nội dung này là vô cùng quan trọng
và cần thiết. Trong chương trình giáo dục cơng dân 10, 11 có nhiều bài tích hợp
nội dung quốc phịng an ninh phù hợp với lứa tuổi nếu đổi mới phương pháp và
kỹ thuật dạy học thì sẽ đạt được mục tiêu giáo dục.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi chọn đề tài “ Tích hợp giáo dục quốc
phịng an ninh trong dạy học giáo dục công dân cho học sinh lớp 10 – 11
trường THPT Hàm Rồng, Thành phố Thanh Hóa” làm đề tài sáng kiến
kinh nghiệm cho năm học 2020 -2021 này, rất mong được sự góp ý của q thầy
cơ đồng nghiệp,. Xin chân thành cảm ơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Xây dựng, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước; niềm tự hào và sự trân
trọng đối với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, của các lực
lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; Có năng lực nhận thức về xây dựng nền
quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân trong tình hình mới. Có năng lực thực
hành phòng thủ dân sự và thực hành một số kĩ thuật quân sự thông thường; rèn
1
luyện tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỉ luật nghiêm minh; sẵn sàng thực
hiện nghĩa vụ quân sự hoặc định hướng nghề nghiệp quốc phòng, an ninh bảo vệ
Tổ quốc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tơi mong muốn học sinh có năng
lực nhận thức về việc xây dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân
trong tình hình mới. Đồng thời, nhằm hình thành nhân cách học sinh trở thành
người cơng dân có ích cho gia đình và xã hội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp sưu tầm nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu khai thác thông tin trên mạng và trên phương
tiện thông tin đại chúng.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực tế trong việc đưa ra một số câu hỏi,
tình huống để học sinh nghiên cứu và trả lời.
- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp.
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lí luận
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến
nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Đối với nước ta, các
thế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá, chủ yếu bằng chiến lược “ diễn biến hồ
bình” nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xố bỏ vai trị lãnh đạo
của Đảng Cộng sản, chuyển hoá cách mạng nước ta đi chệch hướng xã hội chủ
nghĩa. Nhằm xây dựng và bảo vệ vững chắc nước Việt Nam XHCN chúng ta cần
xây dựng một thế trận quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân trong đó học sinh,
sinh viên ở các trường THCS, THPT, đại học, cao đẳng nói chung và học sinh
trường THPT Hàm Rồng nói riêng là một lực lượng hùng hậu, có sức khỏe, có
trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa
học kỹ thuật hiện đại, chủ nhân tương lai của đất nước.
Triển khai Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh, Quyết định 1911/QĐTTg, ngày 18-10-2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển
khai thi hành Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
tham mưu, đề xuất với Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện công tác giáo dục quốc phòng - an ninh
2
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành
lập ban soạn thảo đổi mới chương trình mơn học, sách giáo khoa giáo dục quốc
phòng - an ninh ở các bậc học: THPT, trung cấp, cao đẳng và đại học. Theo đó,
nội dung, chương trình đã được tăng cường kiến thức về bảo vệ chủ quyền biển
đảo, biên giới quốc gia, kỹ năng quân sự phân cấp rõ ràng, tăng thời gian thực
hành...
Những năm qua, cùng với những thành tựu vượt bậc của công cuộc đổi
mới đất nước, công tác giáo dục quốc phịng, an ninh nước ta nhất là việc giảng
dạy mơn học này trong trường phổ thông luôn được Ðảng, Nhà nước, nhân dân
chăm lo xây dựng, củng cố. Vì vậy, tiềm lực và thế trận quốc phịng tồn dân
gắn với thế trận an ninh nhân dân được giữ vững, công tác giáo dục quốc phòngan ninh ngày càng được tăng cường, củng cố. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
đã khẳng định: “Tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường
xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân”. Tư duy mới của Đảng ta về xây dựng
nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân trong giai đoạn hiện nay được thể
hiện rõ ở việc tăng cường bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, làm cho
mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc trong điều kiện mới.
2.2. Thực trạng :
Trong thực tế, với lứa tuổi 16, 17 của học sinh lớp 10, 11 hiện nay, các em
cần chuẩn bị những hành trang cần thiết để bước vào lứa tuổi thanh niên, việc
cung cấp cho các em những kiến thức về pháp luật là vô cùng cần thiết. Bên
cạnh bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc thì nghĩa vụ quân sự, nghĩa
vụ bảo vệ Tổ quốc, những thay đổi về luật nghĩa vụ quân sự có tác động trực
tiếp đến tương lai gần của các em. Đồng thời, gắn nội dung các em được học ở
trường với thực tế ở địa phương sẽ góp phần vào giáo dục ý thức trách nhiệm
với cộng đồng, đất nước.
Với kênh thông tin mở như hiện nay, các thế lực phản động đang tìm mọi
cách đưa các thông tin bịa đặt, vu khống, phá hoại an ninh quốc phịng của đất
nước ta thì việc trang bị kiến thức an ninh quốc phòng từ cấp THPT là vơ cùng
cần thiết giúp các em có những nhận định, tư tưởng đúng đắn và đánh bại được
những âm mưu phản động này.
Từ năm 2006 – 2007 giáo dục quốc phịng và an ninh trong trường trung
học phổ thơng, trung cấp chun nghiệp, trung cấp nghề là mơn chính khóa.
Ngồi ra, giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông
được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các môn học: Ngữ văn, Địa lý,
Giáo dục cơng dân; tập trung vào tinh thần đồn kết, u nước của các thế hệ
người Việt Nam trong dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ cách mạng; an
3
tồn cá nhân; pháp luật Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền
lợi, trách nhiệm của công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Nội dung tích hợp giáo dục quốc phịng an ninh trong dạy học giáo dục
công dân lớp 10, 11 được thực hiện bằng các hình thức và phương pháp khác
nhau:
- Lồng ghép trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Tích hợp trong các bài học cụ thể bằng hệ thống câu hỏi và các bài tập
liên hệ thực tế. Cụ thể:
Bộ môn Giáo dục công dân lớp 10
Chủ đề 7: Công dân với cộng - Những tấm gương về truyền thống yêu
đồng ( Tiết 2)
nước qua các thời kỳ chiến đấu và bảo vệ
II. Công dân với sự nghiệp xây Tổ quốc
dựng và bảo vệ Tổ quốc – Trang - Trách nhiệm của công dân, đặc biệt là vụ
95
của học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Bộ môn Giáo dục công dân lớp 11
Chủ đề 5: Xây dựng chủ nghĩa xã - Ví dụ để chứng minh dân chủ phải gắn với
hội ở Việt Nam
pháp luật, kỷ luật, kỷ cương trong điều kiện
II. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa xã hội hiện nay.
– Trang 81
- Lấy các ví dụ về dân chủ của cơng dân
trong đó có học sinh
Chủ đề 9: Chính sách quốc phịng - Ví dụ chứng minh trách nhiệm của công
và an ninh – Trang 110
dân trong việc thực hiện chính sách quốc
phịng và an ninh của Nhà nước
2.3.1: Giải pháp 1: Lồng ghép giáo dục quốc phòng an ninh trong các buổi
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Với chủ đề tháng 12: “Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”
Bộ môn Giáo dục cơng dân đã tổ chức thực hiện chương trình hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp vào ngày thứ 2 tuần thứ 3 của tháng 12 bằng hình
thức “ Rung chuông vàng” cho học sinh khối 10 và 11.
Kết quả học sinh cảm thấy rất hứng thú và buổi hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp đã đạt kết quả cao.
4
Hình ảnh học sinh THPT Hàm Rồng tham gia buổi họat động giáo dục ngoài
giờ lên lớp tại sân trường.
2.3.2. Giải pháp 2: Tích hợp giáo dục quốc phịng an ninh trong nội dung
bài học môn Giáo dục công dân lớp 10, 11
Nội dung giáo dục an ninh quốc phòng ở lớp 10, 11 được lồng ghép như
sau:
Chủ đề 7: Công dân với cộng đồng ( Tiết 2)
5
II. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc – Trang 95
Ý nghĩa: - Giúp học sinh thấy và cảm nhận một cách sâu sắc về giá trị và ý
nghĩa của truyền thống yêu nước đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của
ông cha. Hiểu được yêu nước không chỉ là một trong những phẩm chất tốt đẹp
của mỗi cơng dân mà nó cịn là truyền thống đạo đức quý báu của toàn dân tộc;
là cội nguồn của tất cả các giá trị đạo đức truyền thống khác cũng như nó trở
thành sức mạnh nội sinh giúp dân tộc ta vượt qua không biết bao nhiêu gian
nguy, thử thách để sinh tồn trong cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước.
- Thấy được sự cần thiết phải biết yêu quý quê hương, người thân, làng
xóm và tất cả những gì thân thuộc, gần gũi xung quanh. Vì đó chính là ngọn
nguồn giúp hình thành và bồi dưỡng lịng u nước. Từ đó ủng hộ những hành
vi, việc làm thể hiện phẩm chất yêu nước cũng như phản đối, lên án những suy
nghĩ, hành động gây tổn đến lợi ích của quốc gia, dân tộc và nhân dân. Đó là cơ
sở quan trọng để hình thành và bồi dưỡng ý thúc giữ gìn, kế thừa và phát huy
truyền thống yêu nước, kĩ năng biết sống và chiến đấu vì sự phát triển chung của
đất nước bằng những hành động cụ thể, góp phần đem lại thành công trong công
việc học tập và niềm vui trong cuộc sống.
- Tri thức của bài học giúp học sinh nhận thức được một trong những quy
luật nội tại xuyên suốt lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc. Chính truyền thống
yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài trong lịch sử dân tộc, thấy được
nguyên nhân của mọi ngun nhân làm nên sự kì tích về một Việt Nam rực rỡ
gấm hoa ngày hơm nay chính là nhờ truyền thống yêu nước. Chính yêu nước là
nguồn sức mạnh giúp dân tộc ta đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược và dựng xây
đất nước khi thanh bình.
- Giáo viên chiếu lên màn hình câu nói nổi tiếng của Bác Hồ kính u về
giá trị và ý nghĩa vơ cùng to lớn của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt
Nam và đặt câu hỏi: Vì sao Bác Hồ cho rằng yêu nước là một truyền thống quý
báu của dân tộc ta?
“... Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một
truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc
bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn
sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
(Hồ Chí Minh)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ, trả lời và cùng tranh luận với
nhau về những luận cứ chứng minh giá trị to lớn của truyền thống yêu nước đối
6
với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc và kết luận: Đối với dân tộc ta,
yêu nước là một truyền thống q báu vì chính truyền thống ấy đã tạo nên sức
mạnh cho dân tộc mình để đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược cũng như chống
chọi lại thiên tai khắc nghiệt trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước để đất
nước thanh bình, hạnh phúc ngày hôm nay.
- Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Truyền thống yêu nước tạo nên sức mạnh giúp dân tộc ta chống lại
được thiên tai và chiến thắng giặc ngoại xâm.
- GV minh chứng kết luận trên thông qua việc tổ chức cho HS làm bài tập
sau:
Hãy quan sát hai chùm tranh sau và cho biết chúng giúp chúng ta gợi nhớ
về những truyền thuyết nổi tiếng nào của dân tộc Việt Nam ?
Chùm tranh 1
Chủ đề 5: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
7
II. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa – Trang 81Ý nghĩa : Giúp học sinh nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và sự cần thiết ngày
nay chúng ta vẫn luôn phải bảo vệ Tổ quốc, nâng cao hiểu biết của các em về
luật nghĩa vụ quân sự.
Giải quyết tình huống để tìm hiểu trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc:
- GV yêu cầu học sinh suy nghĩ theo cá nhân và tranh luận theo lớp tình huống
sau:
Trong giờ học về chủ đề “Kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước của
dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, khi thảo luận về trách
nhiệm bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay, bạn Thanh cho rằng: trong
điều kiện hiện nay thì nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mới là quan trọng và
giữ vai trò quyết định, nhiệm vụ bảo vệ đất nước chỉ quan trọng khi đất nước
còn đang trong thời kỳ chiến tranh.
Theo em, ý kiến của bạn Thanh đúng hay sai? Tại sao?
- GV tổ chức cho lớp trao đổi và kết luận:
Ý kiến của bạn Thanh là sai, vì hiện nay các thế lực thù địch vẫn đang tìm
mọi cách chống phá, gây rối làm mất ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội
của đất nước, chúng vẫn đang tìm mọi cơ hội để gây bạo loạn, lật đổ và can
thiệp vũ trang nhằm phá hoại mơi trường hịa bình, có những hành vi xâm phạm
chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Do đó, bên cạnh nhiệm vụ xây
dựng, phát triển đất nước thì bảo vệ Tổ quốc vẫn phải là nhiệm vụ trọng yếu,
thường xuyên của đất nước và của mỗi công dân.
Giáo viên yêu cầu nêu nội dung của bảo vệ Tổ quốc? Từ đó các em xác định
được trách nhiệm của mình khi trưởng thành.
8
Học sinh trả lời:
- Phê phán, lên án những hành vi xấu xâm phạm đến Tổ quốc.
- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Cảnh giác trước mọi
âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với
những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe
- Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, sẵn sàng lên đường làm
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Tích cực tham ga các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tha gia
các hoạt đông Đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt
Nam anh hùng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
Thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự
Giáo án minh họa:
Chủ đề 7: Công dân với cộng đồng ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
9
Học xong phần này học sinh cần:
1. Về kiến thức
- HS hiểu được thế nào là lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc
Việt Nam và các biểu hiện cụ thể của lịng u nước Việt Nam.
- Trình bày được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là công dân học sinh trong
sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- HS biết đươc một số nội dung cơ bản của luật an ninh mạng.
2. Về kỹ năng
- Biết tham gia các hoạt động xây dựng đất nước phù hợp với khả năng của
mình.
- Biết cách tham gia mạng xã hội một cách đúng pháp luật.
3. Về thái độ
- Yêu quê hương, yêu đất nước, tự hào với truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng quê hương,
đất nước.
- Tuân thủ luật an ninh mạng trong quá trình sử dụng mạng xã hội.
I. CÁC NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG
BÀI
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy phê phán năng
lực hợp tác, năng lực tự điều chỉnh hành vi bản thân.
- Phẩm chất yêu nước, chăm học, trách nhiệm.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại.
- Kỹ thuật: Trình bày một phút, đặt câu hỏi, khăn trải bàn.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV môn GDCD lớp 10
- Ca dao, tục ngữ, thơ văn liên quan lòng yêu nước và truyền thống yêu nước
của dân tộc.
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giảng bài mới.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu
NỘI DUNG BÀI HỌC
10
- HS hướng thú với bài học.
- Rèn luyện năng lực nhận thức cho HS.
* Cách tiến hành
- GV cho HS xem đoạn video thể hiện truyền
thống yêu nước, kiên cường bất khuất chống
giặc ngoại xâm.
- HS theo dõi video.
- GV vào bài: Nhân gian ta thường có câu:
“Con người có tổ có tơng
Như cây có cội, như sơng có nguồn”
Và cội nguồn của tất cả mọi người Việt Nam
là dân tộc Việt Nam đã và đang phát triển hơn
4 ngàn năm lịch sử, mỗi chúng ta đều sống
chung trong một Cộng đồng đó là Tổ quốc
Việt Nam - nơi che chở, ni dưỡng cho mình
khơn lớn, mỗi con người Việt Nam đều có
một tình u nước nồng nàn, đồng thời, tình
yêu quê hương đất nước cũng là một truyền
thống quý báu của dân tộc ta. Là học sinh
THPT các em lại càng cần phải nhận thức
được vai trò trách nhiệm của bản than mình
với quê hương đất nước chúng ta vì các em là
thế hệ trẻ của đất nước, là chủ nhân tương lai
của đất nước.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC
Hoạt động 1: Đàm thoại để tìm hiểu lịng
u nước là gì.
* Mục tiêu
- HS hiểu lịng u nước là gì.
- Rèn luyện năng lực nhận thức.
* Cách tiến hành
- GV cho HS đọc bài thơ của Chế Lan Viên
Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng!
Ôi! Tổ quốc! Nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con
sông…”
II. Công dân với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1. Lòng yêu nước.
a. Lịng u nước là gì?
11
- HS đọc bài.
- GV hỏi: Các em có nhận xét gì về tình cảm
của tác giả trong đoạn thơ trên? Hay các em
có nhận xét gì về tình u quê hương đất
nước của tác giả trong đoạn thơ chúng ta vừa
được nghe?
- HS trả lời, HS khác có thể bổ sung (nếu cần)
- GV nhận xét, kết luận.
- GV giảng giải: Tác giả muốc nói lên tình
cảm, tình u của tác giả đối với quê hương
đất nước. Trong trái tim và trí tuệ của tác giả,
Tổ quốc là trên hết, Tổ quốc như cha mẹ, như
máu thịt, như vợ, như chống và tác giả sẵn
sàng chết, sẵn sàng đem hết khả năng của
mình phục vụ Tổ quốc, sẵn sàng hy sinh vì
lợi ích của Tổ quốc. Đó là tình cảm thiêng
liêng, đó là tình u cao q - là lịng u.
- GV hỏi: Lịng u nước là gì?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV cho HS nghe bài hát: Quê hương, Việt
Nam quê hương tôi.
- GV hỏi: Qua hai bài hát trên các em thấy
những hình ảnh than thương, gần gũi nào
được nhắc tới?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV tổng kết, ghi ý kiến của học sinh lên
bảng.
Hình ảnh: tuổi thơ, lịng mẹ, khơn lớn
thành người, trai tráng, thiếu nữ, xây dựng đất
nước, hình ảnh người mẹ với chiếc nón là
nghiêng che
Chùm khế ngọt, con đò nhỏ, con diều
biếc, đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng, con
đường đi học…
- GV hỏi: Vậy, theo các em, các hình ảnh đó
nói lên điều gì?
Lịng u nước là tình yêu quê
hương, đất nước và tinh thần sẵn
sàng đem hết khả năng của mình
phục vụ lợi ích của Tổ quốc
12
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV giảng giải: Qua bài hát trên, tác giả
muốn toả bầy tình cảm bình dị nhất, gần gủi
nhất đối với con người như tình yêu gia đình,
người than, những thành quả lao động, yêu
nơi mình sinh ra, lớn lên, gắn với những kỷ
niệm thời thơ ấu. Tình cảm ban đầu đó, dần
dần phát triển thành tình cảm gắn bó với làng
xóm, q hương và được nâng lên thành lịng
u nước, yêu nhân dân, yêu nhân loại.
Như vậy chúng ta thấy rằng, từ những
tình cảm gần gủi, bình dị nhất của mỗi con
người, trải qua những biến cố và thử thách
mà nảy nở, phát triển thành lòng yêu nước.
Lòng yêu nước được bắt nguồn từ
những tình cảm bình dị của con người, và
hơn 4 ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc thì tình cảm đó phát sinh
nảy nở trong quá trình xây dựng, và từ trong
cuộc sống tốt đẹp mà cha ông chúng ta đã xây
dựng nên và các cuộc đấu tranh, đánh đuổi kẻ
thù xâm lược là những khó khăn, thử thách để
tình cảm đó hình thành một cách rõ rệt và đó
cũng thể hiện và chứng minh cho tình yêu
nước nồng nàn của dân tộc ta. Yêu nước là
một tình cảm tự nhiên đã có từ lâu đời, yêu
nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất
của người công dân đối với Tổ quốc.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn để học
b. Truyền thống yêu nước của dân
sinh tìm hiểu về truyền thống yêu nước
tộc Việt Nam. ( Khuyến khích học
của dân tộc ta.
sinh tụ học)
* Mục tiêu
- HS hiểu được truyền thống yêu nước của
dân tộc. Những biểu hiện của lòng yêu nước.
- Rèn luyện năng lực nhận thức, hợp tác, làm
việc nhóm.
13
* Cách tiến hành
Theo các em, bằng cách nào dân tộc ta
đã đánh thắng tất cả quân giặc ngoại xâm, kể
cả những tên đế quốc hung mạnh nhất của
thời đại (Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô
Quyền (chống quân Nam Hán, 938), Nhà Lý
dùng 10 vạn quân đối phó với quân Tống hơn
30 vạn quân (Thế kỷ X); Thế kỷ XIII, Nhà
Trần chỉ với 20 đến 30 vạn quân đã đối phó
với 50 – 60 vạn qn Ngun Mơng, lần 1:
1258, lần 2: 1285, lần 3: 1287-1288; Thế kỷ
XVIII, chúng ta có Quang Trung với 10 vạn
quân đối phó với 29 – 30 vạn quân Thanh;
Gần đay nhất, chúng ta đã đánh thắng thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ, làm nên những
chiến công vang dội địa cầu, tạo thành các
dấu ấn trong lịch sử phát triển của thế giới)?
- HS: suy nghĩ, trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV giảng giải: Đó là nhờ lịng u nước của
dân tộc ta, đó là nhờ có sự đồn kết của tồn
dân tộc và nhờ có sự lãnh đạo tài tình của
nhiều anh hùng dân tộc.
Tổng kết lịch sử nước ta, Trần Quốc
Tuấn viết: “Vua tơi đồng tâm, anh em hồ
thuận, cả nước góp sức”. Nghĩa là nõi tới cả
bộ máy nhà nước đều một lịng, một dạ, một
ý chí, một chữ “đồng” như anh em một nhà;
là nói tới sự đồn kết, nhất trí của những
người lãnh đạo, cầm quyền; và tồn dân tộc
cùng đồn kết, góp sức…
Nói về truyền thống u nước của dân
tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân xét: …
“Dân tộc ta có một lịng nồng nàn u nước.
Đó là một tryền thống quý báu của ta. Từ xưa
đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì
tinh thần ấy lại sơi nỗi, nó kết thành một làn
- Yêu nước là truyền thống dân tộc
cao quý và thiêng liêng nhất của dân
tộc Việt Nam. Là cội nguồn của các
giá trị truyền thống khác.
14
song vơ cùng mạnh mẽ, to lơn, nó lướt qua
mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm
tất cả bè lũ bán nước và cướp nước…”
- Giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ, trả
lời và cùng tranh luận với nhau về những luận
cứ chứng minh giá trị to lớn của truyền thống
yêu nước đối với lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc và kết luận: Đối với dân tộc
ta, yêu nước là một truyền thống quý báu vì
chính truyền thống ấy đã tạo nên sức mạnh
cho dân tộc mình để đánh thắng mọi kẻ thù
xâm lược cũng như chống chọi lại thiên tai
khắc nghiệt trong suốt lịch sử dựng nước và
giữ nước để đất nước thanh bình, hạnh phúc
ngày hơm nay.
- GV cho HS nghiên cứu tài liệu để rút ra 5
biểu hiện của lòng yêu nước.
- HS đọc tài liệu dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV chia lớp thành 5 nhóm, thảo luận câu
hỏi sau:
Câu 1: Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ,
câu nói thể hiện tình cảm gắn bó với q
hương đất nước?
Câu 2: Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ,
câu nói thể hiện tình thương u đối với đồng
bào, giống nịi, dân tộc.
Câu 3: Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ,
câu nói thể hiện lịng tự hào dân tộc chính
đáng.
Câu 4: Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ,
câu nói thể hiện tinh thần đồn kết, kiên
cường chống giặc ngoại xâm.
Câu: Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, câu
nói thể hiện sự cần cù và sáng tạo trong lao
động.
- HS tiến hành thảo luận dưới sự hướng dẫn
của GV.
- Biểu hiện lịng u nước của dân
tộc ta
+ Tình cảm gắn bó với q hương,
đất nước:.
+ Tình thương u đối với đồng bào,
dân tộc, giống nòi.
+ Lòng tự hào dân tộc chính đáng:
15
- Đại diện nhóm lên trình bày, HS nhóm khác + Đoàn kết, kiên cường bất khuất
nhận xét, bổ sung.
chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc
- GV nhận xét, kết luận.
lập dân tộc và chủ quyền của Tổ
quốc,.
+ Cần cù và sáng tạo trong lao động
để xây dựng, phát triển nền văn hoá
dân tộc và xây dựng đất nước ngày
càng giàu đẹp.
Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn để học
sinh tìm hiểu về trách nhiệm xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
* Mục tiêu
- HS hiểu được trách nhiệm xây dựng Tổ
quốc của các thế hệ công dân.
- Rèn luyện năng nhận thức và giải quyết vấn
đề.
* Cách tiến hành:
- GV phát cho HS phiếu học tập với câu hỏi:
Để tiếp nối các thế hệ cha ơng đi trước, góp
phần xây dựng Tổ quốc ngày càng dầu mạnh,
thanh niên, học sinh cần phải làm gì?
- HS hồn thành phiếu học tập theo yêu cầu.
- GV gọi một số trình bày phiếu học tập của
mình.
- HS khác có thể bổ sung (nếu cần)
- GV thu một vào phiếu chấm lấy điểm.
2. Trách nhiệm của công dân với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
( Hướng dẫn học sinh tự học)
- Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập,
lao động;
- Tích cực rèn luyện tác phong, đạo
đức trong sáng, lành mạnh;
- Quan tâm đến đời sống chính trị, xã
hội, chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhàg Nước và pháp luật;
- Góp phần xây dựng quê hương
bằng những việc làm phù hợp với
khả năng;
- Biết phê phán, đấu tranh chống lại
những hành vi đi ngược lại với lợi
- GV chiếu cho HS một số thông tin về luật an ích quốc gia, dân tộc.
ninh mạng có hiệu lực từ 1/1/2019.
- GV đặt câu hỏi: Theo em, luật an ninh mạng
được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/1/2019 có tác dụng gì trong
16
việc giúp cơng dân thực hiện trách nhiệm của
mình trong xây dựng đất nước?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu
Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về
lịng yêu nước và trách nhiệm của công dân
trong xây dựng Tổ quốc.
- Rèn luyện năng lực tự học, giải quyết vấn
đề.
* Cách tiến hành
- GV cho HS vẽ sơ đồ tư duy về phần bài đã
học.
- HS tiến hành sơ đồ hóa phần bài đã học.
- GV nhận xét.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình
huống/bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực quản lý và phát
triển bản thân.
Cách tiến hành
a. Tự liên hệ
Em cần phải làm gì để góp phần xây dựng q hương?
b. Nhận diện xung quanh
Hãy kể những hoạt động xây dựng quê hương của thanh niên ở địa phương em?
c. Giáo viên định hướng cho học sinh
Tình huống: Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí cho đi du học để sau
này trở về phục vụ quê hương. Nhưng khi học xong, Thanh tìm mọi cách ở lại
nước ngồi.
Vậy, Thanh làm như vậy có đúng khơng, nếu em là bạn của Thanh, em sẽ làm
gì? (khuyên Thanh làm trong trách nhiệm và nghĩa vụ đối với quê hương…)
5. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
Tìm hiểu về truyền thống yêu nước ở địa phương em.
2.2.3. Kết quả đạt được:
17
- Việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp gắn với nội dung
của bài học với thực tế đã đem lại hiệu quả rất đáng ghi nhận: Học sinh hứng
thú hơn trong hoạt động ngoại khóa, rèn luyện tính tự giác và sáng tạo trong q
trình học tập.
- Kết quả cụ thể là những câu trả lời của học sinh trong buổi hoạt động
các em đều trả lời đúng và hầu như học sinh đều tham gia tích cực. Tăng cường
sự hiểu biết của các em về lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm ở địa phương từ
đó thể hiện niềm tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước, sống có trách nhiệm
với cộng đồng, đất nước
Kết quả chất lượng bộ môn Giáo đục công dân năm học 2020 - 2021 được
nâng cao rõ rệt, cụ thể:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
10 B1
52
37 71,2% 15 28,8%
0
0
0
0
10 B6
50
35 70,0% 15 30,0%
0
0
0
0
10 B10
45
35 54,0% 10 26,0%
0
0
0
0
11 C3
55
33 60,0% 22 40,0%
0
0
0
0
11 C8
42
22 52,4% 20 47,6%
0
0
0
0
11 C11
46
23 50,0% 23 50,0%
0
0
0
0
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Tích hợp giáo dục quốc phịng an ninh là nội dung rất ý nghĩa và thực tế là
đã được học sinh đón nhận tích cực. Trong các tiết học và các hoạt động học
sinh rất hứng thú và thực sự phát huy được năng lực của từng em. Tuy nhiên
thực hiện được các tiết học có chất lượng và hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên
đứng lớp phải đầu tư nghiên cứu các môn học khác và có các kĩ năng tổ chức
hướng dẫn các hoạt động thật phù hợp.Vì vậy bài học kinh nghiệm tơi rút ra là
giáo viên các bộ môn phải nắm được nội dung phân phối chương của nhiều môn
để vận dụng những kiến thức mà các em đã học tránh việc vận dụng những nội
dung lớp trên , những nội dung các em chưa được học. Để thực hiện 1 tiết có
hiệu quả cả giáo viên và học sinh có sự chuẩn bị trước , giáo viên nên đưa ra gợi
ý , yêu cầu cho bài tập nhóm và đặt học sinh trong thế chủ động tìm hiểu . Các
hoạt động phải gắn liền với thực tế của địa phương điều này địi hỏi phải có sự
kết hợp với các tổ chức lực lượng giáo dục khác như Đoàn thanh niên, Hội Liên
hiệp Thanh niên ...
3.2. Kiến nghị
* Đối với nhà trường:
18
- Cần tạo điều kiện để giáo viên được thường xuyên sử dụng ứng dụng
trong dạy học.
- Thường xuyên kết hợp ngoại khóa trải nghiệm sáng tạo cho học sinh
* Đối với Sở giáo dục và đào tạo:
- Cần tăng cường các buổi chuyên đề, ngoại khóa để giáo viên có cơ hội
học hỏi, rút kinh nghiệm
Qua việc tích hợp nội dung này vào một chủ đề nhất định, tôi nhận thấy học
sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài và hứng thú hơn với bộ
môn Giáo dục công dân. Nếu các giờ dạy học môn Giáo dục công dân đều áp
dụng được phương pháp liên mơn, tơi tin rằng giờ học sẽ khơng cịn khơ khan và
sẽ tạo được niềm u thích bộ mơn đối với học trị.
Thanh Hóa, ngày 13 tháng 05 năm 2021.
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
bản thân viết, không sao chép nội dung của
người khác.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
NGƯỜI VIẾT
Vũ Thị Huyền Thương
19