Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ÔN THI VÀO LỚP 10 PHẦN TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.6 KB, 21 trang )

TỪ LOẠI VÀ CỤM TỪ
I. Danh từ, cụm danh từ
1. Danh từ
a. Khái niệm
Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
b. Chức vụ trong câu
- Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu.
VD: Hà Nội là thủ đơ của nước Việt Nam.
- Danh từ cũng có thể làm vị ngữ nếu trước nó có từ “là”.
VD: Bố tơi là cơng nhân.
c. Phân loại
Có 2 loại danh từ:
- Danh từ chỉ đơn vị: là danh từ gọi tên các loại đơn vị dung để tính đếm, đo lường sự vật.
Trong đó có:
+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (hay còn gọi là loại từ): con, cái, chiếc, cục, mẩu, mảnh,
bơng, tấm, bó…
+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước: mét, ki-lơ-gam… Có danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác
(mét, lít, cân, tạ, tấn, yến…) và danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng (thúng, đấu...)
- Danh từ chỉ sự vật: nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái
niệm…. Trong đó có:
+ Danh từ chung là tên gọi chung của một loại sự vật nào đó: bàn ghế, cây cối, hoa
quả…
+ Danh từ riêng là tên gọi riêng của mỗi người, mỗi vật, mỗi địa phương: Minh Nguyệt,
Hà Nội, …
2. Cụm danh từ
a. Khái niệm:
Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm
danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt
động trong câu giống như một danh từ.
VD: Một túp lều nát trên bờ biển.
b. Mơ hình của cụm danh từ:


Gồm có phần trước, phần trung tâm và phần sau.
- Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số lượng.
- Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định
vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.
VD: Một chàng dế thanh niên cường tráng.
số từ trung tâm
Phụ sau
II. Động từ, cụm động từ
1. Động từ
a. Khái niệm:
Động từ là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
b. Chức vụ trong câu:
1


- Động từ có khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, cứ, còn, hãy, đừng, chớ
... làm thành cụm động từ
- Thường làm vị ngữ trong câu.
VD: Bầy chim hót líu lo trong vườn.
- Có khi động từ làm chủ ngữ của câu. Khi đó động từ không thể đi kèm với các từ đã,
sẽ, đang, cũng, vẫn, cứ, còn, hãy, đừng, chớ...
VD: Lao động là vinh quang.
c. Các loại động từ:
Có 2 loại động từ: Động từ tình thái, động từ hành động trạng thái.
- Động từ tình thái: địi hỏi có động từ khác đi kèm.
VD: Tôi định đi Hà nội.
- Động từ chỉ hành động trạng thái: khơng địi hỏi động từ khác đi kèm.
VD: Con bé buồn, chạy vụt đi trong sự ngỡ ngàng của mọi người.
2. Cụm động từ
a. Khái niệm:

Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm
động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt
động trong câu giống như một động từ.
VD: Góp cho đất nước mình núi Bút, non Nghiên.
b. Mơ hình của cụm động từ:
Gồm có 3 phần: phần trước, phần trung tâm và phần sau.
- Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa về quan hệ thời gian, sự
tiếp diễn tương tự...
- Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm,
thời gian, mục đích, ngun nhân...
VD: Chưa tìm được ngay câu trả lời.
PT

PTT

Phụ sau

III. Tính từ, cụm tính từ
1. Tính từ
a. Khái niệm:
Tính từ là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ đặc điểm, tính chất.
b. Khả năng kết hợp, chức vụ trong câu:
- Tính từ có khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, rất, lắm, quá.
- Thường làm vị ngữ trong câu hoặc phụ ngữ trong cụm danh từ và cụm động từ.
VD: Hoa hồng đỏ rực, hoa cúc vàng ươm.
c. Các loại tính từ:
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ): rất trong xanh, cao
lớn cực kì...
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không kết hợp với từ chỉ mức độ): cao vút, đỏ rực...
2. Cụm tính từ

a. Khái niệm:
2


Cụm tính từ là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm
tính từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình tính từ, nhưng hoạt
động trong câu giống như một tính từ.
VD: Thơm dịu ngọt cốm mới.
b. Mơ hình của cụm tính từ:
Gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm và phần sau.
- Các phụ ngữ ở phần trước biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của
đặc điểm, tính chất ...
- Các phụ ngữ ở phần sau biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ....
VD: Đang trẻ
như một thanh niên
PT

PTT

Phần sau

IV. Số từ:
1. Khái niệm:
Số từ là những từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật.
2. Chức vụ trong câu:
Thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Cụ thể
- Số từ chỉ số lượng thường đứng trước danh từ.
VD: Một bông hoa, hai cái bánh...
- Số từ chỉ thứ tự thường đứng sau danh từ.
VD: hàng thứ nhất, hàng thứ hai...

(Lưu ý phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng (cặp, tá, chục...)
3. Phân loại:
- Số từ chỉ số lượng: một, hai, ba...
- Số từ chỉ thứ tự: thứ nhất, thứ hai, ...
V. Đại từ
1. Khái niệm
Đại từ là những từ dùng để thay thế cho người, sự vật, hoạt động, tính chất được nói đến
hoặc dùng để hỏi. Đại từ khơng có nghĩa cố định, nghĩa của đại từ phụ thuộc vào nghĩa
của từ ngữ mà nó thay thế.
2. Chức vụ trong câu
- Có thể làm chủ ngữ:
VD: Hôm ấy ở nhà, ai cũng vui.
- Làm vị ngữ:
VD: Con búp bê của em đâu?
- Làm phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ:
VD: Tiếng nó dõng dạc.
3. Phân loại
- Đại từ để trỏ:
+ Trỏ người (đại từ xưng hô), trỏ sự vật: tôi, tao, tớ, chúng tơi, chúng tao, nó, hắn, ấy,
này, kia, nọ, ...
+ Trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu, ...
3


+ Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc: vậy, thế, ...
- Đại từ để hỏi:
+ Hỏi về người, vật: ai, cái gì, ...
+ Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy, ...
+ Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: sao, thế, ...
VI. Lượng từ

1. Khái niệm:
Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
2. Chức vụ:
- Thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ: những học sinh, các lớp, ....
- Có thể làm thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu:
VD: Tất cả đều im lặng.
3. Vị trí:
- Thường đứng đầu ở phần phụ trước trong cụm danh từ
- Hai lượng từ có thể đi liền với nhau để chỉ tổng thể.
VD: Tất cả những học sinh đạt giải đều được khen thưởng.
4. Phân loại:
- Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, tất thảy, ...
- Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: các, những, mấy, mọi, mỗi, từng
VII. Chỉ từ
1. Khái niệm:
Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không
gian hoặc thời gian.
2. Chức vụ:
- Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
VD: Viên quan ấy...
- Ngồi ra chỉ từ cịn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
VD:
Đấy vàng, đây cũng đồng đen
Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ
(Ca dao)
Nay ta đưa năm mươi con xuống biển...
VIII. Phó từ
1. Khái niệm
Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ và
tính từ.

2. Phân loại:
- Phó từ chỉ thời gian: đã, sẽ, đang, vừa, mới, sắp, ...
- Phó từ chỉ mức độ: rất, hơi, q, lắm, cực kì, ...
- Phó từ chỉ sự tiếp diễn, tương tự: cũng, vẫn, còn, lại, cứ, ...
- Phó từ chỉ sự phủ định: khơng, chưa, chẳng, ...
4


- Phó từ chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ, ...
- Phó từ chỉ khả năng: được
- Phó từ chỉ kết quả và hướng: ra, lên, mất, ...
IX. Quan hệ từ
1. Khái niệm
Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân
quả, ... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
2. Chức năng:
Liên kết các từ, các cụm từ hay các câu các đoạn văn với nhau.
VD: Anh với tôi đôi người xa lạ/ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau (Đồng chí, Chính
Hữu)
X. Trợ từ
1. Khái niệm
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái
độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
2. Chức vụ:
Trợ từ không đảm nhiệm chức vụ cú pháp trong câu mà được sử dụng để biểu thị một số
ý nghĩa tình thái như thái độ, sự đánh giá...
VD: Nó ăn những hai bát cơm.
3. Phân loại:
- Trợ từ dùng để đánh giá: mỗi, chỉ, ...
- Trợ từ dùng để nhấn mạnh: chính, ngay, ....

XI. Thán từ
1. Khái niệm:
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi
đáp.
VD: Than ơi! Thời oanh liệt nay cịn đâu?
2. Vị trí:
Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
3. Phân loại
Thán từ gồm 2 loại chính:
- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi, ...
- Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ.
XII. Tình thái từ
1. Khái niệm:
Thán từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến
và biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
VD: Hơm nay các em được về cơ mà.
2. Phân loại:
- Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, …
- Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với, thơi, …
- Tình thái từ cảm thán: sao, thay, …
5


- Tình thái từ chỉ sắc thái tình cảm: nhé, ạ, cơ, …

TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ
I. Từ xét về mặt cấu tạo
1. Từ đơn và từ phức
a. Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
Ví dụ: hoa, quả, …

b. Từ phức: do 2 hay nhiều tiếng tạo thành
Ví dụ: hoa hồng, xe đạp, …
Từ phức gồm:
- Từ ghép: Ghép các tiếng có nghĩa với nhau.
+ Từ ghép chính phụ: xe đạp, hoa hồng
+ Từ ghép đẳng lập: quần áo, nhà cửa
- Từ láy: Có sự hồ phối âm thanh giữa các tiếng.
+ Từ láy hoàn toàn: sạch sành sanh, trăng trắng, xinh xinh, …
+ Từ láy bộ phận: lững thững, ngất ngưởng, ….
2. Từ xét về mặt nguồn gốc
1. Từ thuần Việt
Là những từ do nhân dân ta sang tạo ra, tồn tại lâu đời trong cộng đồng người Việt.
VD: chăn, màn, quần, áo, …
2. Từ mượn
a. Khái niệm:
Là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc
điểm… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
Ví dụ: Cửu Long, du kích, hi sinh…
b. Phân loại
- Từ mượn tiếng Hán (từ Hán Việt): gia đình, giang sơn, phụ nữ, …
- Từ mượn ngôn ngữ Ấn – Âu: in-tơ-nét, mít tinh, …
3. Từ ngữ địa phương:
Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
Ví dụ:
“Rứa là hết chiều ni em đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!”
(Tố Hữu)
-> 3 từ trên (rứa, ni, chi) chỉ được sử dụng ở miền Trung.
4. Biệt ngữ xã hội:
Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

Ví dụ:
– Chán q, hơm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài kiểm tra Toán
6


– Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp
+ Ngỗng: điểm 2
+ trúng tủ: đúng vào bài mình đã chuẩn bị tốt
(được dùng trong tầng lớp học sinh, sinh viên)
III. Các lớp từ xét theo quan hệ về nghĩa
1. Từ đồng âm
Từ đồng âm là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
VD: hịn đá – đá bóng
2. Từ đồng nghĩa:
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
VD: Quả/trái; chết/hi sinh/ bỏ mạng…
- Phân loại:
+ Đồng nghĩa hồn tồn: là những từ có nghĩa giống hệt nhau, thay thế được cho nhau
trong diễn đạt
VD: trái – quả; bố - ba; mẹ - má
+ Đồng nghĩa không hồn tồn: là những từ có nghĩa giống nhau nhưng sắc thái biểu cảm
khác nhau, không thể thay thế cho nhau.
VD: Chết – hi sinh – bỏ mạng – từ trần
3. Từ trái nghĩa:
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
VD: lên – xuống
4. Từ nhiều nghĩa
Là từ có một nghĩa gốc và một số nghĩa chuyển (giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển phải có
chung một nét nghĩa)
VD: Đơi bàn tay có mười ngón. (nghĩa gốc);

rối ren tay bí tay bầu (nghĩa chuyển)
5. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa. Trong đó
nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác; nghĩa
chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
- Các phương thức chuyển nghĩa:
+ Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ:
VD: Mùa xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (Hồ Chí Minh)
+ Chuyển nghĩa theo phương thức hốn dụ:
VD: Nó có chân trong đội bóng.
6. Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Từ tượng hình: gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, thạng thái của sự vật.
VD: lom khom, lác đác, ...
- Từ tượng thanh: mô phỏng âm thanh của thiên nhiên, con người.
VD: rì rào, ha ha, ...
7. Thành ngữ
- Là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh.
7


- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ được cấu tạo
nên nó. Nhưng thường thơng qua một số phép chuyển nghĩa: ẩn dụ - so sánh…
VD: Lên thác xuống ghềnh, ba chìm bảy nổi, …
8. Thuật ngữ
a. Khái niệm
Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dung
trong các văn bản khoa học, công nghệ.
b. Đặc điểm
- Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ
biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật

ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
VD: Các từ: hàm số, phương trình… thuộc lĩnh vực Toán học.
9. Trường từ vựng
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
VD: sách, vở, bút, mực, phấn, bảng, thước, … thuộc trường từ vựng chỉ đồ dung học tập.

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG

1. So sánh:
So sánh là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng
làm tăng sức gợi hình, gơi cảm cho sự diễn đạt.
* Cấu tạo của phép so sánh
So sánh 4 yếu tố:
- Vế A : Đối tượng (sự vật) được so sánh.
- Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh).
- Từ so sánh.
- Vế B : Sự vật làm chuẩn so sánh.
Ta có sơ đồ sau :
Yếu tố 1
Yếu tố 2
Yếu tố 3
Yếu tố 4
Vế A

Vế B

(Sự vật được so Phương diện
sánh)
so sánh


Từ so sánh

Mặt trời

như

hòn lửa

như

búp trên cành

Trẻ em

xuống biển

(Sự vật dùng để làm
chuẩn so sánh)

+ Trong 4 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có mặt
8


+ Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh chìm
vì phương diện so sánh (cịn gọi là mặt so sánh) khơng lộ ra do đó sự liên tưởng rộng rãi
hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn.
* Các kiểu so sánh
- So sánh ngang bằng: như, là, như là, giống như, tựa như, ...
- So sánh hơn kém: hơn, thua, kém, chẳng bằng, ...

* Tác dụng của so sánh
+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy
cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung
được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.
2. Ẩn dụ
Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương
đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
(Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vì : lấy tên mặt trời gọi Bác. Mặt trời - Bác có sự
tương đồng về công lao giá trị.
* Các kiểu ẩn dụ
+ Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.
+ Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B.
+ Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.
*Tác dụng của ẩn dụ
Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ
chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác
nhau. (thuyền – biển, mận - đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng
cho nhiều đối tượng khác nhau. ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới
hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lơi cuốn người
đọc người nghe.
3. Nhân hóa
Nhân hố là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng
những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối
đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con
người.
* Các kiểu nhân hoá

+ Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người
VD: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, lão Miệng, ....
+ Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất
sự vật.
VD: Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu (Vũ Đình Liên)
+ Trị chuyện tâm sự với vật như đối với người:
9


VD: Trâu ơi ta bảo trâu này... (ca dao)
* Tác dụng của phép nhân hoá
- Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm; là cho thế
giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.
4. Hoán dụ
Hoán dụ là cách gọi tên sự vật khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm
khác có mối quan hệ gần gũi với nó, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
* Các kiểu hoán dụ
+ Lấy bộ phận để gọi tồn thể:
VD:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
(Phạm Tiến Duật)
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
VD:
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
(Tố Hữu)
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật:
VD:
Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
(Tố Hữu)
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
VD:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
5. Nói quá
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mơ, tính chất của sự vật hiện tượng
được miêu tả để gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
VD: Các anh ấy có những cái ống nhịm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt.
(Lê Minh Khuê)
6. Nói giảm, nói tránh
Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn
ghê sợ tránh thô tục, thiếu lịch sự
VD:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
(Viễn Phương)
7. Điệp ngữ
1
0


Điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc một cấu trúc câu
làm tăng hiệu quả diễn đạt, nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, căm xúc... và tạo
nhịp điệu cho câu hay đoạn văn bản.
* Các cách điệp:
- Điệp ngữ cách qng:
VD:

Buồn trơng cửa bể chiều hơm,
Thuyền ai thấp thống cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trơng gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Nguyễn Du)
- Điệp nối tiếp:
VD:
Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh...
(Nguyễn Duy)
- Điệp vòng:
VD:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
8. Chơi chữ
Chơi chữ là biện pháp tu từ lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí
dỏm, hài hước, ... làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
* Các lối chơi chữ:
+ Dùng từ đồng nghĩa, dùng từ trái nghĩa:
VD:
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cơ mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)
+ Dùng lối nói lái:
VD:
Con cá đối nằm trong cối đá
1
1


Con mèo cái nằm trên mái kèo.
(Ca dao)
+ Dùng lối đồng âm:
Bà già đi chợ cầu đơng
Xem một que bói lấy chồnglợichăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợithì cólợinhưng răng chẳng cịn.
(Ca dao)
+ Chơ chữ điệp phụ âm đầu:
VD:
Mênh mơng mn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.
(Tú Mỡ)
+ Dùng lối nói trại âm (gần âm)
VD:
Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
(Tú Mỡ)
9. Liệt kê
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc
hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

VD:
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
(Tố Hữu)
10. Tương phản
Là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.
VD:
O du kích nhỏ giương cao sung
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế, to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu.
(Tố Hữu)

1
2


CÁC THÀNH PHẦN CÂU
I. Các thành phần chính.
1. Chủ ngữ:
- Chủ ngữ nêu lên sự vật, hiện tượng có đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái ... được
nói đến ở vị ngữ.
- Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi ai, con gì, cái gì.
- Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ.
VD: Tôi là học sinh.
2. Vị ngữ:
- Vị ngữ nêu lên đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng được
nói đến ở chủ ngữ, có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian.

- Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi làm gì, như thế nào, là gì, ...
- Vị ngữ thường là động từ, tính từ.
VD: Tơi đi học.
II. Các thành phần phụ.
1. Trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần nêu lên hồn cảnh, thời gian, khơng gian, nguyên nhân, mục
đích, phương tiện, cách thức của sự việc được diễn đạt trong câu.
VD: Chiều nay, tôi nghỉ học.
2. Khởi ngữ:
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với.
VD: Đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó nhọc, gian nan. (Nguyễn
Thành Long)
III. Các thành phần biệt lập.
Thành phần biệt lập là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của
câu.
1. Thành phần tình thái:
Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được
nói đến trong câu.
VD: Hình như thu đã về
(Hữu Thỉnh)
* Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến, như:
- chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, ... (chỉ độ in cậy cao).
- hình như, dường như, hầu như, có vẻ như, .... (chỉ độ tin cậy thấp)
VD: Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ vừa lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi khơng
khóc được, nên anh phải cười vậy thơi. (Nguyễn Quang Sáng)

1
3



* Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói, như: theo tơi, ý ơng ấy, theo
anh, ...
* Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe, như: à, ạ, a, hả,
hử, nhé, nhỉ, đây, đấy... (đứng cuối câu).
VD: Mời u xơi khoai đi ạ! (Ngô Tất Tố)
2. Thành phần cảm thán:
Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng,
giận,...).
VD: Ơi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa. (Bằng Việt)
3. Thành phần gọi - đáp:
Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
VD:
- Này, tớ bảo!
- Ừ, cậu định bảo gì thế?
4. Thành phần phụ chú:
Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc
đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một đấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn
được đặt sau dấu hai chấm.
VD: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa
đầy một tuổi
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

PHÂN LOẠI CÂU
I. Theo cấu tạo ngữ pháp
1. Câu đơn
Câu đơn là câu có một cụm C-V là nòng cốt.
VD: Ta hát bài ca tuổi xanh.
C

V
2. Câu đặc biệt
Là câu khơng có cấu tạo theo mơ hình chủ ngữ - vị ngữ, câu đặc biệt có cấu tạo là một từ
hoặc cụm từ làm trung tâm cú pháp của câu.
VD: Gió. Mưa. Não nùng!
3. Rút gọn câu.
- Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn.

1
4


- Câu rút gọn còn được dùng để ngụ ý rằng hành động, tính chất được nêu trong câu là
của chung mọi người.
VD: Học, học nữa, học mãi. (Lê-nin)
4. Câu ghép
a. Đặc điểm của câu ghép
- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành.
Mỗi cụm C – V được gọi là một vế câu.
VD: Gió càng thổi mạnh thì biển càng nổi sóng
C
V
C
V
b. Cách nối các vế câu ghép.
- Dùng các từ có tác dụng nối:
+ Nối bằng một quan hệ từ: và, rồi, nhưng, cịn, vì, bởi vì, do, bởi, tại ….
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ: vì … nên (cho nên) …., nếu … thì …; tuy ... nhưng …
+ Nối bằng một cặp phó từ (vừa … vừa ...; càng … càng …; không những … mà còn …;
chưa … đã …; vừa mới … đã …), đại từ hay chỉ từ thường đi đơi với nhau (cặp từ hơ

ứng) (ai …nấy, gì … ấy, đâu … đấy, nào…. ấy, sao … vậy, bao nhiêu …. bấy nhiêu)
- Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm
phẩy hoặc dấu hai chấm.
c. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
- Những quan hệ thường gặp: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan
hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối,
quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
- Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ
hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu,
trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
5. Câu chủ động, câu bị động.
- Câu chủ động là câu có có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào
người khác, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
VD: Thầy giáo khen Nam.
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng
vào (chỉ đối tượng của hoạt động)
VD: Nam được thầy giáo khen.
II. Theo mục đích nói
1. Câu nghi vấn
a. Đặc điểm hình thức
- Có các từ nghi vấn: ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) …
khơng, (đã) … chưa hoặc có từ “hay” (nối các quan hệ lựa chọn)
- Khi viết, câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?)
- Nếu khơng dùng để hỏi thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.), dấu chấm than
(!) hoặc dấu chấm lửng (…)
b. Chức năng:
1
5



- Chức năng chính dùng để hỏi
VD:
Thống thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo:
- U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về
không thế?
(Tắt đèn- Ngô Tất Tố)
- Ngồi ra cịn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm
xúc…, không yêu cầu người đối thoại trả lời
+ Chức năng dùng để cầu khiến:
VD: An nói với Hồng:
- Cậu có thể mở cửa giúp tớ được không?
+ Chức năng dùng để khẳng định
VD: Ai dám bảo chúng tôi không hạnh phúc?
+ Chức năng dùng để phủ định
VD: Sao cậu không học bài thế?
+ Chức năng dùng để đe doạ
VD: Con có học bài khơng thì bảo?
+ Chức năng dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
VD: Sao nay mệt thế?
2. Câu cầu khiến
a. Đặc điểm hình thức
- Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, …đi, thôi, nào…hay ngữ liệu cầu khiến
- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than (!)
- Nhưng khi ý cầu khiến khơng được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.)
b. Chức năng:
- Chức năng dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…
+ Chức năng ra lệnh:
VD: Nghiêm! Chào cờ! Chào!
+ Chức năng yêu cầu:
VD: Xin đừng đổ rác!

+ Chức năng đề nghị:
VD: Đề nghị mọi người giữ trật tự.
+ Chức năng khuyên bảo:
VD:
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
(Ca dao)
3. Câu cảm thán
a. Đặc điểm hình thức

1
6


- Có các từ cảm thán: ơi, than ơi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi, thay, biết bao, xiết bao,
biết chừng nào…
- Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than (!)
b. Chức năng:
Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết): vui, buồn, mừng, giận…
VD:
- Trời ơi! Mệt mỏi quá! (Cảm xúc mệt mỏi)
- Thương thay cho những người nô lệ! (Thương cảm)
- Hơm nay, đội bóng mình thua. Đau đớn thật! (Xót xa, đau đớn)
- U23 đá quá đỉnh! (Khen ngợi)
4. Câu trần thuật
a. Đặc điểm hình thức
- Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.
- Câu trần thuật khơng có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm
thán
- Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm (.)

- Đơi khi nó được kết thúc bằng dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm lửng (…)
b. Chức năng:
- Chức năng chính dùng để kể, thơng báo, nhận định, miêu tả…
- Ngồi ra cịn dùng để u cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc… (vốn là chức
năng chính của những kiểu câu khác)
+ Chức năng dùng để kể:
VD: Em buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường tôi. Đêm ấy,
tôi không chiêm bao thấy ma nữa.
(Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)
+ Chức năng dùng để thơng báo:
VD: An nói với Hồng:
- Sáng mai lớp mình sẽ được nghỉ học đấy.
+ Chức năng dùng để nhận định
VD: Đối với những người ở quanh ta, nếu ta khơng cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ
gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao
giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương...
(Lão Hạc – Nam Cao)
+ Chức năng dùng để miêu tả:
VD: Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng
tơi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
(Tơ Hồi)
+ Chức năng dùng để yêu cầu, đề nghị:
VD:
NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG
1. Kính trọng, lễ phép với thầy cô, cán bộ CNV. Giúp đỡ bạn bè trong học tập và rèn
luyện hạnh kiểm.
1
7



2. Thuộc bài và làm bài đầy đủ theo yêu cầu của giáo viên bộ môn trước khi lên lớp.
3. Có ý thức bảo vệ tài sản chung của nhà trường, giữ gìn vệ sinh và cảnh quang mơi
trường XANH - SẠCH - ĐẸP.
4. Tuyệt đối không uống rượu bia, hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác….
+ Chức năng dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
VD: Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà
chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tơi.
(Tơ Hồi)
5. Câu phủ định
Là câu có những từ phủ định (không, chưa, chẳng, ...) dùng để thông báo, xác nhận
khơng có sự việc, tính chất, quan hệ nào đó hoặc phản bác một ý kiến, một nhận định.
VD: Trời không mưa.

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. Nội dung các phương châm hội thoại
1. Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung lời nói phải đúng
yêu cầu giao tiếp (không thừa, không thiếu).
2. Phương châm về chất: Khi giao tiếp khơng nói những điều mà mình tin là khơng đúng
hay khơng có bằng chứng xác thực.
3. Phương châm quan hệ: Nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
4. Phương châm cách thức Cần nói ngắn gọn rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
5. Phương châm lịch sự: Cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người khác
(người đàm thoại)
II. Những lưu ý khi sử dụng các phương châm hội thoại (PCHT)
1. Việc dùng các PCHT cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.
2. Việc khơng tn thủ các PCHT có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:
- Người nói vơ ý vụng về thiếu văn hố giao tiếp.
- Người nói phải ưu tiên cho một PCHT khác quan trọng hơn.
- Người nói muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
3. Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái

biểu cảm, người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm của tình huống giao tiếp
để xưng hô cho phù hợp.

1
8


CÁCH DẪN TRỰC TIẾP, CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
1. Cách dẫn trực tiếp
Là cách nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật
Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép’
VD: Ấy thế là một hôm, bác lái xe phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác
cũng chẳng “thèm” người là gì?” (Nguyễn Thành Long)
2. Cách dẫn gián tiếp
Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp
Lời dẫn trực tiếp khơng đặt trong dấu ngoặc kép (có thể thêm từ rằng, là).
VD:
Hát rằng: cá bạc biển Đơng lặng
Cá thu biển Đơng như đồn thoi.
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
(Huy Cận)

LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
Liên kết câu và liên kết đoạn văn: Các câu, các đoạn văn liên kết với nhau về nội dung
và hình thức:
1. Về nội dung:
- Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề
chung của đoạn văn (liên kết chủ đề).
- Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lơgic).

2. Về hình thức: có một số phương thức liên kết:
- Phép lặp: là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngơn ngữ nào đó đề tạo ra tính liên kết
giữa các câu chứa yếu tố đó.
VD: Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự
sống.
Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chun với tất cả
tâm hồn chúng ta, khơng riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
(Nguyễn Đình Thi)
- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: là cách dùng các từ, tổ hợp từ ở câu sau
có quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu
trước.
1
9


VD: Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.
(Nam Cao)
- Phép thế: là cách dùng những từ, tổ hợp từ ở câu trước bằng những từ ngữ có ý nghĩa
tương đương ở câu sau.
Có 2 loại phương tiện dung trong phép thế:
+ Thế bằng từ đồng nghĩa:
VD: Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn. Do am hiểu và gắn bó sâu sắc với
nông thôn và người nông dân nên truyện của ông thường viết về sinh hoạt nông thôn và
cảnh ngộ của người nông dân sau lũy tre làng.
+ Thế bằng đại từ:
VD:
Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục
đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà.
Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong
kiến.

Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến
bộ hơn nữa.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục)
- Phép nối: là cách dung các từ ngữ có tác dụng nối để liên kết các câu trong đoạn văn.
VD: Ban đêm chúng tôi được ngủ. Nhưng mấy đêm nay thì chịu. (Lê Minh Khuê)

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
1 - Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
VD: Cô giáo đến. Cả lớp đứng dậy chào cô.
Câu “Cô giáo đến.” kể lại việc cô giáo đến lớp.
2 - Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
VD:
Giờ truy bài cả lớp đang thi nhau đùa nghịch, cười ha hả. Nam từ đâu chạy vào
hét lớn:
- Cô giáo đến!
Cả lớp đột nhiên im bặt, ai về chỗ nấy.
Câu “Cơ giáo đến!” có hàm ý nhắc nhở mọi người về chỗ và giữ trật tự.
* Các điều kiện tồn tại của hàm ý: Có sự cộng tác của người nghe; người nghe có năng
lực giải được hàm ý trong câu nói.
2
0



×