Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc hoa cúc ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.62 KB, 4 trang )

Kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc
hoa cúc
1. Giâm cành
Đây là một biện pháp kỹ thuật đơn giản đang được áp dụng
phổ biến. Muốn có cành giâm tốt phải chuẩn bị vườn cây
nguyên liệu (cây mẹ). Hệ số nhân cúc theo phương pháp này
đạt từ 15-20 lần, tức là để trồng từ 15-20 ha cần phải có 1 ha
vườn cây mẹ.
Việc lựa chọn bố trí vườn cây mẹ, cần phải đạt tiêu chuẩn của
vườn sản xuất hoa. Ngoài ra, cần phải có một số yêu cầu khác,
đó là cao ráo, kín gió, thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản
mầm cây con và có điều kiện làm nhà che ni lông đơn giản để
tránh mưa to, gió lớn, bão lụt, nắng nóng cao. Những mầm cây
mẹ được chọn để đem trồng là những cây ra rễ nhiều, khoẻ
mạnh, không sâu bệnh. Cần lên luống cao, thoát nước, trồng với
khoảng cách 15x15 cm (mật độ 400.000 cây/ha). Lượng phân
bón cho 1 sào Bắc bộ vườn cây mẹ như sau:
- Phân chuồng hoai mục: 1-1,5 tấn.
- Đạm urê: 12 kg.
- Phân supe lân: 26 kg.
- Phân clorua kali: 9 kg.
Sau khi trồng 12-15 ngày, tiến hành bấm ngọn lần 1 để cây tạo
ra nhiều nhánh và 20 ngày sau bấm ngọn lần 2. Sau lần bấm
ngọn lần 2 từ 1 cây đã cho ta 9-15 mầm có thể cắt đem giâm,
đồng thời lần bấm này cũng có tác dụng tiếp tục tạo tán, tạo
mầm cho cây. Sau đó, cứ khoảng 15-20 ngày ta lại thu được một
lứa mầm, lúc này từ một cây có thể cho tới 50-70 mầm, cứ với
mức độ như vậy trong 1 vụ (khoảng 4-6 tháng) 1 sào vườn cây
mẹ có thể cho tới 223.000-297.000 mầm giâm có chất lượng tốt,
đủ trồng cho từ 15-20 sào vườn sản xuất.
Thời vụ giâm cành


Thời vụ giâm cúc phụ thuộc vào thời vụ trồng cúc sản xuất lấy
hoa. Như vậy cần tính toán trước khi trồng ra ruộng sản xuất 10-
15 ngày với mùa nóng và 15-20 ngày với mùa lạnh thì tiến hành
giâm cành. Nếu giâm vào vụ Thu-Đông hoặc vụ Xuân-Hè lúc
này thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao, việc giâm tiến hành dễ dàng.
Giâm vào vụ đông tháng 10-12 trời hanh khô cần phải có biện
pháp giữ ẩm. Giâm vào vụ Hè tháng 6-8 trời nắng to, có thể mưa
lớn thì phải có biện pháp hạn chế các điều kiện bất thuận này.
Chuẩn bị nhà giâm, nền đất giâm
Nhà giâm đơn giản, làm từ những thanh sắt, hoặc cây tre uốn
thành hình vòm cung, chiều rộng vòm 2,2-2,5m, chiều cao từ
1,8-2m, vòm được che phủ 2 lớp. Lớp trên là loại lưới che, có
tác dụng hạn chế cường độ ánh sáng và làm giảm nhiệt độ. Phía
trong là lớp ni lông trắng có tác dụng ngăn mưa, gió và giữ ẩm
trong nhà giâm. Thiết kế sao cho 2 lớp ni lông này có thể kéo
lên, kéo xuống để điều chỉnh lượng ánh sáng, gió từ bên ngoài
vào.
Giá thể giâm cúc có thể là đất phù sa, đất thịt nhẹ hay đất bùn
ao, nhưng tốt nhất là chọn cát sạch. Trước khi giâm cần phơi cát
sạch và dùng Belnat xử lý, để diệt các mầm mống bệnh trong
cát. Các luống giâm cành cần làm cao ráo, thoát nước, dùng
gạch, ngói chắn để cát không bị rơi xuống rãnh.
Tiêu chuẩn cành giâm
Chọn cành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá non. Chiều
dài cành giâm 6-8cm, có khoảng 3-4 lá/cành. Các lá trên cành
đều xanh tốt, không bị sâu bệnh, sức sống cành giâm khoẻ.
Mật độ khoảng cách giâm
Mật độ giâm phụ thuộc vào giống và thời vụ. Một số giống có
cành to, lá nhiều giâm với mật độ 3x3cm tức 1.000 cành/m2.
Giống cành nhỏ lá ít giâm dày hơn 2,5x2,5cm tức 1.600

cành/m2, mùa thu giâm dày hơn mùa hè

×