Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Kỹ thuật trồng và chăm sóc chôm chôm ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.89 KB, 5 trang )

Kỹ thuật trồng và chăm sóc chôm chôm

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
1. Yêu cầu sinh thái:
Chôm chôm là cây ăn trái nhiệt đới, thích hợp ở những vùng có khí hậu
nóng ẩm. Chôm chôm ưa đất thịt, cát pha hay sét, tầng canh tác dầy, giàu dinh
dưỡng và thoát nước tốt, Ph thích hợp từ 4,5 - 6,5.
2- Thời vụ trồng:
Nên trồng vào đầu mùa mưa là tốt nhất (tháng 4- 6).
3- Chuẩn bị đất trồng:
- Nên vun mô khi trồng nếu đất thấp, đất làm mô dùng đất vườn, đất
ruộng trộn với phân chuồng (10kg/gốc/vụ), phân Super lân (0,3kg/gốc/vụ).
- Vùng đất cao nên đào hố trồng 60 x 60 x 60 cm trộn phân chuồng hoại
và đất mặt tỉ lệ 2: l cho vào hố trồng, đất xấu thì thêm 200 - 300 g phân 16 - 16 - 8
vào hố (mặc dù đào hố nhưng trong hố cũng nên vun phân và đất thành mô rồi
mới trồng cây lên mô).
- Khi trồng tưới thật đẫm, che mát và trồng cây chắn gió cho vườn chôm
chôm. Cần cắm cọc cột cây con mới trồng để gió không làm lay gốc đổ ngã.
4- Khoảng cách trồng:
- Tốt nhất 10m x 10m, có thể trồng khoảng cách 6m x 6m hoặc 6m x
8m. Trồng xen cây ngắn ngày giữa 2 hàng khi chôm chôm chưa giao tán.
5- Làm cỏ, tủ gốc, bồi đất cho mô:
- Làm cỏ thường xuyên để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, mùa khô kết
hợp làm cỏ và tủ gốc giữ ẩm cho cây. Sau khi trồng 6 tháng, nên bồi thêm đất cho
mô. Nên bồi đắp mô hàng năm cho mô rộng ra.
6- Tưới, tiêu nước:
- Cây chôm chôm rất mẫn cảm với ngập nước, không nên để nước đọng
trên vườn chôm chôm, mùa mưa cần có rãnh nhỏ giữa 2 liếp để thoát nước kịp
thời. Cần cung cấp đủ nước vào giai đoạn cây con, cây đang phát triển lá, cây ra
hoa, đậu trái và phát triển trái.
7- Tỉa cành:


Tạo tán cho cây từ nhỏ là cần thiết, khi cây ghép đạt 70 cm thì bấm
ngọn, để lại 3 - 4 cành cách nhau đều trên thân và tạo thành gốc lớn là thích hợp.
Sau thu hoạch, cắt bỏ những cành đã cho trái, cành giao tán, cành sâu
bệnh, cành vô hiệu, cành vượt cho hợp lý, nên để lại những ,cành chưa cho trái ở
vụ trước vì thường có trên 50% sẽ cho hoa ở vụ sau.
8- Bón phân:
- Chôm chôm là loại cây ăn quả cần nhiều đạm và Kali, các loại phân có
CI như KCL, NH
4
Cl dễ làm chôm chôm cháy lá, nên bón loại phân KaLi không
chứa phân CI sẽ thích hợp cho chôm chôm hơn.
Lượng phân có thể áp dụng cho cây như sau:
- Năm đầu tiên: Bón 0,2 kg Urê và 0,l kg KCl cây (nếu có loại phân
K
2
SO
4
thì bón khoảng 0, 15kg / cây), chia làm 2 lần bón. Đối với Urê pha tưới l
tháng / lần, KaLi bón 2 lần, lần l sau khi trồng và lần 2 vào 6 tháng sau khi trồng
(sau khi trồng có thể pha loãng để tưới).
- Năm thứ 2 và 3: Bón 0,3 - 0,4 kg Urê và 0,3kg KCI hoặc 0,4kg K
2
SO
4

/Cây chia làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Kết hợp bón phân hữu cơ 10 -
15kg / gốc.
- Năm thứ 4 - 5 trở đi (cây đã cho trái) bón như sau:
Phân chuồng 15 - 20kg/gốc (bón sau khi thu hoạch), Urea + DAP 0,5-
lkg/gốc (bón sau thu hoạch), NPK 0,5- l kg/gốc (bón trước khi ra hoa l tháng và

khi cây đậu trái), KCI 0,2- 0,3kg/ gốc (khi trái phát triển đến chín).
Ngoài ra có thể sử dụng các loại phân bón qua lá để cung cấp thêm các
loại phân vi lượng cho cây vào các giai đoạn tỉa cành để giúp cho cây ra nhiều lá
non và vào lúc cây mang trái.
9- Xử lý ra hoa, đậu trái:
- Cây chôm chôm thường phân hóa mầm hoa trong điều kiện khô hạn,
cây bị thiếu nước một thời gian sẽ ra hoa, vì vậy 2- 4 tuần trước khi trổ, không
tưới nước cho cây, cây bị khô hạn sẽ trổ hoa sớm và trổ đồng loạt hơn, khi cây trổ
búp đều, cần cung cấp đầy đủ nước để hoa trổ thuận lợi.
- Để tăng khả năng đậu trái, có thể phun chất kích thích sinh trưởng
NAA lml/1 lít nước hoặc Thiên Nông (8gr/8 lít nước), Komix (30cc/ 8 lít nước)
trước khi hoa nở l tuần.
- Tăng phẩm chất trái, sử dụng GA nồng độ 5ppm (0,05cc hoạt chất /10
lít nước), phun l – 2 lầrl vào lúc 6 - 8 tuần sau khi hoa trổ. Phun phân bón lá Thiên
Nông, Komix vào giai đoạn trái có đường kính làm, phun 3 lần mỗi lần cách nhau
15 ngày để giữ màu sắc trái đẹp khi chín và tăng trọng lượng trái.
10- Phòng trừ sâu bệnh:
a- Bệnh phấn trắng: Do nấm Oidium gây hại trên hoa, trái, bệnh gây
thất thu về năng suất nếu không được phòng trị kịp thời.
- Phòng trị: Phun ngừa sớm bằng Anvil hoặc Tilt 250EC 10- 15cc/ 8 lít
nước. Cắt bỏ và tiêu hủy cành bị bệnh.
b- Sâu hại gồm:
Sâu ăn bông (Autaba grisescens), sâu đục trái (Acocercops cramerella).
Phòng trị: Phun các loại thuốc trừ sâu như Trebon 10EC (10cc/8 lít
nước) hoặc Applaud 10WP (10- 15gr/ 8 lít nước). Cắt bỏ những cành sâu bệnh.
11 - Thu hoạch:
Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch trái là 100 - 120 ngày, khi trái
chín có vị ngọt, màu đỏ hoặc vàng đỏ: Không nên để trái quá chín mới thu hoạch,
vì màu vỏ sậm xấu đi, thịt trái bị đục hương vị kém, dễ bị côn trùng tấn công. Nên
thu trái nhiều đợt để đảm bảo đúng độ chín của trái và màu sắc trái đẹp.

Sau khi thu hoạch tồn trữ ở 10 – 50
0
C trong túi PE (nilon dày) có đục lỗ
thì giữ được khoảng 10 ngày.
Một số giống chôm chôm đang được quan tâm.
GIỐNG
Đặc tính nông học
Chôm chôm
JAVA
Chôm chôm
Nhãn
Chôm chôm
Rong Riêng
Chôm chôm
Đường
- Kiểu nhân giống Ghép Ghép Ghép Ghép
- Tuổi vườn TB (năm) 15 - 20 8 - 15 3 6 - 10
-Năng suất
TB(kg/cây/năm) cây > 15
tuổi
300 - 400 200 - 300 30 - 40 100 - 150
- Thời gian ra hoa Tháng 11-3dl Tháng 11-3dl Tháng 12-3dl Tháng 11-3dl
- Xử lý ra hoa Dễ Khó Dễ Dễ
- Màu sắc vỏ chín Đỏ vàng, sậm Vàng, vàng
đỏ
Đỏ thẩm Đỏ vàng, sậm
- Bề dầy thịt quả TB (mm) 7 – 9 6 – 8,5 7 - 9 5,6 – 7,5
- Độ tróc thịt quả Tốt Rất tốt Rất tốt Rất tốt
- Cấu trúc thịt quả Ráo, chắc Ráo, rất giòn Ráo, dai Ráo, giòn
Tỉ lệ % thịt quả 36 – 49 32 – 45 40 – 50 35 – 46

- Mùi vị Ngon, ngọt Rất ngon,
ngọt thơm
Rất ngon,
ngọt
Ngon, rất ngọt
- Chôm chôm có thể trồng và nhân giống bằng hột hoặc bằng phương
pháp chiết ghép, tuy nhiên trồng bằng hột cây dễ bị phân tính và mất thời gian dài
mới cho trái, cây trồng bằng hột thường chỉ để làm gốc ghép.
- Hiện nay chôm chôm được trồng bằng cây ghép mắt, tỷ lệ sống cao,
sớm cho trái và giữ được đặc tính cây mẹ.


×