Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Luận văn đề tài tâm lý lãnh đạo của quan huyện Nguyễn Khoa Đăng trong truyện cổ tích xét xử tài tình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.14 KB, 25 trang )

1
LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI:
TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA QUAN HUYỆN NGUYỄN
KHOA ĐĂNG TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH XÉT XỬ TÀI TÌNH
TPHCM
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………… 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO……………………………… 5
1.1. Các khái niệm…………………………………………………………………………… 5
1.1.1. Tâm lý học………………………………………………………………………… 5
1.2.1. Tâm lý học quản lý……………………………………………………………… 5
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý……………………………………………………… 5
1.2.1. Yếu tố bên trong………………………………………………………………… 5
1.2.1.1. Khả năng ý thức về bản thân…………………………………………………… 5
1.2.1.2. Năng lực………………………………………………………………………… 5
1.2.1.3. Tâm lý cá nhân………………………………………………………………… 5
1.2.2. Yếu tố chủ quan…………………………………………………………………… 6
1.2.2.1. Địa vị xã hội……………………………………………………………………… 6
1.2.2.2. Giới tính………………………………………………………………………… 6
1.2.2.3. Kinh nghiệm sống……………………………………………………………… 6
1.2.2.4. Tuổi tác……………………………………………………………………… 6
1.2.3. Yếu tố khách quan………………………………………………………………… 6
1.2.3.1. Môi trường……………………………………………………………………… 6
1.2.3.2. Văn hóa………………………………………………………………………… 6
1.3. Các thuộc tính của tâm lý…………………………………………………………… 7
1.3.1. Tính khí…………………………………………………………………………… 7
1.3.1.1. Tính khí nóng (khí chất mạnh) ………………………………………………… 7
1.3.1.2. Tính khí linh hoạt (nhiệt tình) ………………………………………………… 7
1.3.1.3. Tính khí điềm tĩnh (bình thản) ………………………………………………… 8


1.3.1.4. Tính khí ưu tư (khí chất yếu) …………………………………………………… 8
1.3.2. Tính cách…………………………………………………………………………… 8
1.3.3. Năng lực………………………………………………………………………… 9
1.3.3.1. Khái niệm……………………………………………………………………… 9
1.3.3.2. Năng lực của nhà lành đạo……………………………………………………… 9
1.3.3.3. Nhân cách và sự hình thành nhân cách………………………………………… 9
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA QUAN HUYỆN NGUYỄN
KHOA ĐĂNG TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH XÉT XỬ TÀI TÌNH……… …………… 11
2.1. Tiểu sử ông quan huyện Nguyễn Khoa Đăng………………………………………… 11
2.2. Phân tích thực trạng tâm lý của quan huyện Nguyễn Khoa Đăng trong truyện cổ tích
xét xử tài tình……………………………………………………………………………… 11
2.2.1. Tính khí: tính khí linh hoạt và tính khí điềm tĩnh………………………………… 11
2.2.1.1. Tính khí linh hoạt……………………………………………………………… 11
2.2.1.2. Tính khí điềm tĩnh……………………………………………………………… 12
2.2.2. Tính cách tốt: thanh liêm, nhân hậu, nghiêm minh, giản dị………………………… 13
3
2.2.3. Năng lực: năng lực tư duy và năng lực tương tác……………………………… 14
2.3. Đánh giá thực trạng…………………………………………………………………… 15
2.3.1. Ưu điểm…………………………………………………………………………. 15
2.3.1.1. Tính khí…………………………………………………………………………. 15
2.3.1.2. Tính cách……………………………………………………………………… 15
2.3.1.3. Năng lực……………………………………………………………………… 16
2.3.2. Nhược điểm……………………………………………………………………… 16
2.3.2.1. Tính khí……………………………………………………………………… 16
2.3.2.2. Tính cách……………………………………………………………………… 17
2.3.2.3. Năng lực……………………………………………………………………… 17
Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM NHẰM HOÀN THIỆN TÂM LÝ LÃNH ĐẠO
CỦA QUAN HUYỆN NGUYỄN KHOA ĐĂNG TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH XÉT XỬ
TÀI TÌNH…………………………………………………………………………………… 18
3.1. Mục tiêu của bài học kinh nghiệm………………………………………………… 18

3.2. Bài học kinh nghiệm……………………………………………………………………. 18
3.2.1. Phát huy Ưu điểm của tính khí……………………………………………………… 18
3.2.1.1. Phát huy ưu điểm của tính khí linh hoạt……………………………………… 18
3.2.1.2. Phát huy ưu điểm của tính khí điềm tĩnh……………………………………… 18
3.2.2. Phát huy ưu điểm của tính cách ………………………………………………… 19
3.2.2.1. Phát huy ưu điểm của tính thanh liêm ………………… ………………… 19
3.2.2.2. Phát huy ưu điểm của tính nhân hậu ………………… ………………… …. 19
3.2.2.3. Phát huy ưu điểm của tính nghiêm minh ………………… …………………. 19
3.2.2.4. Phát huy ưu điểm của tính giản dị ………………… ………………… …… 19
3.2.3. Phát huy ưu điểm của Năng lực ………………… ………………… ………… 20
3.2.3.1. Phát huy ưu điểm của Năng lực tư duy ………………… ………………… 20
3.2.3.2. Phát huy ưu điểm của Năng lực tương tác ………………… ……………… 20
3.3. Khắc phục nhược điểm ………………… ………………… …………………… 20
3.3.1. Khắc phục nhược điểm của tính khí ………………… ………………… 20
3.3.1.1. Khắc phục nhược điểm của tính khí linh hoạt ………………… ……………. 20
3.3.1.2. Khắc phục nhược điểm của tính khí điềm tĩnh ………………… …………… 20
3.3.2. Khắc phục nhược điểm của tính cách ………………… ………………… 21
3.3.2.1. Khắc phục nhược điểm của tính thanh liêm ………………… ……………… 21
3.3.2.2. Khắc phục nhược điểm của tính nhân hậu ………………… ……………… 21
3.3.2.3. Khắc phục nhược điểm của tính nghiêm minh ………………… …………… 21
3.3.3. Khắc phục nhược điểm của năng lực ………………… ………………… 21
3.3.3.1. Khắc phục nhược điểm của năng lực tư duy ………………… ……………… 21
3.3.3.2. Khắc phục nhược điểm của năng lực tương tác ………………… ………… 21
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………… 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………… 23
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Từ ngày xưa, con người đã biết trong những cuộc nói chuyện hay trong chiến
tranh nếu hiểu được tâm lý của người khác là đã nắm được phần lớn lợi thế. Tuy

nhiên, tâm lý con người có thể coi là một khía cạnh khó nắm bắt nhất. Chính vì vậy,
tâm lý học là một phạm trù đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu từ lâu, nhưng đến
nay vẫn còn rất nhiều điều để chúng ta khám phá, và tâm lý lãnh đạo là một chuyên
ngành được các nhà quản trị chú trọng nghiên cứu trong một thời gian rất dài. Tâm lý
lãnh đạo rất có ý nghĩa trong việc quản lý chính cá nhân và người khác.
Tâm lý học quản lý giúp cho người lãnh đạo nghiên cứu tâm lý những người
dưới quyền mình, nhìn thấy được những hành vi của cấp dưới, sắp xếp nhân sự một
cách hợp lý, phù hợp với khả năng của họ. Tâm lý học quản lý còn giúp người lãnh
đạo biết cách ứng xử, tác động mềm dẻo nhưng cương quyết với cấp dưới và lãnh đạo
những hành vi của họ, đoàn kết thống nhất một tập thể.
5
Để hiểu rõ thêm về tâm lý lãnh đạo, nhóm đã thực hiện đề tài: “Tâm lý lãnh
đạo của Quan huyện Nguyễn Khoa Đăng trong truyện cổ tích xét xử tài tình”.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Tâm lý lãnh đạo của Ông quan huyện Nguyễn Khoa Đăng được thể hiện qua vụ
án xét xử tài tình.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Tâm lý lãnh đạo của Quan huyện Nguyễn Khoa Đăng trong việc xét xử vụ án
ăn trộm giấy, giết người.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu thứ cấp: Đọc câu chuyện xét xử tài tình của
quan huyện Nguyễn Khoa Đăng, tư liệu trên Internet và xử lý tư liệu bằng phương
pháp tư duy logic.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO
1.1. Các khái niệm:
1.1.1. Tâm lý học:
Là khoa học nghiên cứu tâm lý con người, nghiên cứu cái chung trong tâm tư
của con người, những quan hệ tâm lý của con người với nhau. Việc nghiên cứu về tâm
lý quản lý được xem như một yêu cầu khách quan và cấp thiết đối với tất cả những ai
quan tâm đến việc cải tiến nâng cao hiệu quả quản lý, làm tốt việc tuyển chọn, bồi

dưỡng và sử dụng nhân tài.
1.2.1. Tâm lý học quản lý:
Tâm lý học quản lý nghiên cứu đặc điểm tâm lý của con người trong hoạt động
quản lý, đề ra, kiến nghị và sử dụng các nhân tố khi xây dựng và điều hành hệ thống
xã hội. Tâm lý học quản lý giúp cho người lãnh đạo nghiên cứu tâm lý của những
người dưới quyền mình, nhìn thấy những hành vi của cấp dưới, sắp xếp nhân sự một
6
cách hợp lý phù hợp với khả năng của họ. Để hiểu rõ hơn về tâm lý học quản lý chúng
ta cần nghiên cứu các thuộc tính tâm lý cá nhân, đó là: tính khí, tính cách, năng lực.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý:
1.2.1. Yếu tố bên trong:
1.2.1.1. Khả năng ý thức về bản thân:
Một cách thức để người lãnh đạo chế ngự áp lực công việc là phát triển những
suy nghĩ phóng đại tầm quan trọng của bản thân và tự phóng đại bản thân, đồng thời là
nhu cầu được ngưỡng mộ; một cách để họ chế ngự cảm giác mất mát là phát triển cảm
giác về danh vọng, tin tưởng rằng họ xứng đáng với sự đối xử đặc biệt.
1.2.1.2. Năng lực:
Một nhà lãnh đạo giỏi không nhất thiết phải có năng lực chuyên môn, mà cần
nắm bắt được “bí quyết” thành công của nhà lãnh đạo. Khả năng ra quyết định: là một
trong những yếu tố tiên quyết khẳng định tố chất của nhà lãnh đạo.
1.2.1.3. Tâm lý cá nhân:Áp lực tâm lý mà nhà lãnh đạo thường gặp:
- Sự đơn độc của quyền lực: khi con người đạt đến đỉnh cao của danh vọng; các
mối quan hệ và hệ thống trợ giúp trước đây đã thay đổi và các đồng nghiệp cũ trở nên
xa cách.
- Tham quyền lực: nỗi sợ đánh mất cái mà họ phải khó khăn mới đạt được vị trí
lãnh đạo đôi khi lại khuyến khích con người có những hành vi xấu xa.
1.2.2. Yếu tố chủ quan:
1.2.2.1. Địa vị xã hội:
Những nhà quản lý có chức vụ cao nắm trong tay quyền lực lớn sẽ phải gánh vác
nhiều trách nhiệm cao hơn với lời nói và hành động của mình.

1.2.2.2. Giới tính:
Phụ nữ thường có tâm lý nhạy cảm, ứng xử linh hoạt hơn nam giới. Tính tình
mềm mỏng, phản ứng tích cực hơn trước hoàn cảnh bi đát. Chính vì vậy họ sẽ hài hòa
hơn trong công việc và đối xử với người khác thiên về tình cảm hơn.
1.2.2.3. Kinh nghiệm sống:
7
Người có nhiều kinh nghiệm sống sẽ phải biết làm như thế nào để dung hòa
mối quan hệ trong cuộc sống cũng như công việc, biết cách kiềm chế cảm xúc, biết cư
xử hợp lý để đạt mục đích cuối cùng.
1.2.2.4. Tuổi tác:
Những nhà lãnh đạo cao tuổi khó chấp nhận sự thay đổi nhưng họ thường nhận
diện vấn đề nhanh chóng, có những cách giải quyết công việc đúng hướng.
1.2.3. Yếu tố khách quan:
1.2.3.1. Môi trường:
Những người nhận được môi trường tốt sẽ có chiều hướng tương đối cân bằng,
có ý thức về lòng tự trọng, khả năng tự phán xét, xung quanh họ tỏa ra sức sống sống
động. Ngược lại, những người có môi trường không được tốt, thông thường họ bị trói
buộc trong các vấn đề về quyền lực, danh vọng.
1.2.3.2. Văn hóa:
Văn hóa ở đây là văn hóa dân tộc, văn hóa tổ chức hay cộng đồng. Sự nhấn
mạnh trong văn hóa phương Đông là nhấn mạnh tính tập thể, coi trọng tình nghĩa, coi
trọng cái đức hơn cái tài. Những người bị ảnh hưởng bởi văn hóa này thường dĩ hòa vi
quý tuy nhiên hơi bảo thủ, ít coi trọng ý kiến cấp dưới. Còn văn hóa phương Tây dựa
trên giá trị cá nhân và nhấn mạnh tính tự chủ trong từng hoàn cảnh, do đó họ cởi mở
và dân chủ hơn.
1.3. Các thuộc tính của tâm lý:
1.3.1. Tính khí:
Tính khí là đặc thù của sự biểu hiện nhân cách, phụ thuộc vào những đặc điểm
bẩm sinh và các đặc điểm cơ thể con người. Dựa vào hoạt động của hệ thần kinh, tính
khí con người được chia ra 4 loại tính khí như sau: tính khí nóng, tính khí linh hoạt,

tính khí điềm tĩnh và tính khí ưu tư.
1.3.1.1. Tính khí nóng (khí chất mạnh):
- Cơ sở sinh lí: ức chế, hưng phấn cao. Nhịp độ thần kinh nhanh, nhưng không
cân bằng lúc quá tải, lúc quá hữu (vui quá trời mà buồn thì thấy đất), thất thường.
- Biểu hiện bên ngoài: nói to, nói nhiều, nói mạnh, hành động mạnh mẽ, hay
cáu gắt, hay biểu lộ cảm xúc ra ngoài, cởi mở, rất nhiệt tình với mọi người. Về tình
cảm thì yêu ghét rõ ràng, thường sống thiên về tình cảm, hay để tình cảm lấn át lí trí.
8
- Ưu điểm: nhiệt tình, thẳng thắn bộc trực, quyết đoán, dám nghĩ dám làm.
Thường là những người đi đầu trong cahoạt động, có khả năng lôi cuốn người khác.
- Nhược điểm: hay vội vàng hấp tấp, nóng nảy, khó kiềm chế - không có hoặc ít
khả năng tự kiềm chế, lại bảo thủ, hiếu thắng, không kiên trì; khi rơi vào hoàn cảnh
khó khăn sẽ thường không tự chủ được bản thân.
- Phù hợp với những công việc chứa nhiều mâu thuẫn, mới mẻ, cần quyết đoán,
mạo hiểm,
1.3.1.2. Tính khí linh hoạt (nhiệt tình):
- Cơ sở sinh lí: phản ứng, nhịp độ thần kinh mạnh, mềm dẻo, tính cân bằng giữa
ức chế và hưng phấn cao, linh hoạt.
- Biểu hiện bên ngoài: nói nhiều, nhanh. Hoạt động cũng nhanh nhẹn. Quan hệ
thì vui vẻ, dễ gần.
- Ưu điểm: tư duy linh hoạt, nhận thức nhanh, thích nghi với mọi hoàn cảnh. Họ
rất lạc quan, nhanh nhẹn, có tài ngoại giao, nhiều sáng kiến, có khả năng tổ chức.
- Nhược điểm: Thiếu sâu sắc, thiếu kiên định, làm việc tùy hứng, không thích
hợp với những công việc đơn điệu. Làm việc nhanh nhưng chất lượng không cao.
- Phù hợp với công việc cần phản ứng nhanh, phải thay đổi thường xuyên, hiệu
quả công việc lại phụ thuộc vào hứng thú đối với công việc đó, ví dụ như: ngoại giao,
lái xe, lái máy bay, marketing, cứu hộ,
1.3.1.3. Tính khí điềm tĩnh (bình thản):
- Cơ sở sinh lý: có cường độ thần kinh hưng phấn và ức chế cân bằng nhưng ở
mức độ tương đối (không mạnh như khí chất nóng nảy và năng động) và không linh hoạt.

- Biểu hiện bên ngoài: kiểu người ít nói, nói chắc. Hành vi chậm chạp, không
bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài, hơi khô khan.
- Ưu điểm: ngăn nắp, chu đáo, có trách nhiệm, sâu sắc, chín chắn, lịch sự, tế
nhị, luôn bình tĩnh, làm chủ được tình huống và vô cùng kiên định. Đã quyết định rồi
thì làm đến cùng.
- Nhược điểm: Khả năng tiếp thu cái mới lại rất chậm, khá nguyên tắc, cứng
nhắc, đôi khi máy móc. Là người khó gần, khó làm quen và không biết được tâm
trạng của họ.
- Phù hợp với công việc đơn điệu, lặp đi lặp lại, có thể đòi hỏi bảo mật, kín đáo.
9
1.3.1.4. Tính khí ưu tư (khí chất yếu):
- Cơ sở sinh lí: có cường độ thần kinh yếu, cả hưng phấn và ức chế đều yếu và
không linh hoạt. Nhưng ức chế vẫn trội hơn (buồn nhiều hơn vui), còn bình thường thì
chẳng vui chẳng buồn.
- Biểu hiện bên ngoài: phản ứng thần kinh chậm, kín đáo, ít nói, tiếng nói nhẹ nhàng,
yếu ớt. Hành động thiếu tính bạo dạn, rất rụt rè, nhút nhát. Nhận thức chậm, chắc, có năng
khiếu riêng. Không thích đám đông, không thích ồn ào, không thích quan hệ rộng.
- Ưu điểm: Có tính tự giác, kiên trì trong công việc, làm việc rất cẩn thận, chu
đáo, ít làm mất lòng người khác. Có óc tưởng tượng phong phú, hay mơ mộng.
- Nhược điểm: không thích giao tiếp, dễ bị tổn thương, không năng động, khó
thích nghi với môi trường mới, không chịu được sức ép của công việc.
- Phù hợp với công việc: công việc thích hợp là việc nghiên cứu, đơn điệu, lặp
đi lặp lại, công việc cần lãng mạn, nghệ thuật, văn, thơ, hội họa,
1.3.2. Tính cách:
Là tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con người, mà có ảnh hưởng trực
tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của người đó. Một người có thể có nhiều tính
cách. Thường thì tính cách được chia làm hai loại: tính tốt và tính xấu. Ngoài ra còn có
tính trung lập (trầm lặng) và tính vừa xấu vừa tốt.
1.3.3. Năng lực:
1.3.3.1. Khái niệm:

Là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc
trưng của một hoạt động, nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả cao.
1.3.3.2. Năng lực của nhà lành đạo:
- Năng lực tái tạo: là năng lực mà con người có thể duy trì và phát huy
hiệu quả trong việc vận dụng trong một thời gian dài.
- Năng lực sáng tạo: là sự hứng thú đối với công việc mình được giao. Gặp
tình huống khó khăn phức tạp nhưng vẫn không uể oải, làm cho bằng được.
- Năng lực tư duy: những người có năng lực tư duy thường có trí nhớ rất
tốt, thích lý luận, nhìn nhận vấn đề khoa học, giỏi làm việc với các con số.
10
- Năng lực ngôn ngữ: giỏi làm việc với các con chữ. Thông minh trong sử dụng
từ ngữ, sáng tạo các tầng ý nghĩa của câu chữ, có kỹ năng nói và viết tốt.
- Năng lực biểu diễn: giỏi làm việc với các bộ phận cơ thể thể hiện qua khả
năng chỉ huy, điều khiển các bộ phận trên cơ thể, khéo léo và uyển chuyển,…
- Năng lực âm nhạc: giỏi làm việc với các tổ hợp âm thanh. Nó thể hiện ở sự
nhạy cảm đối với các giai điệu, cảm xúc, tiết tấu, âm thanh,…
- Năng lực thị giác: giỏi làm việc với các vật thể, không gian. Thế mạnh lớn
nhất trong khả năng này là có cảm giác tốt, chuẩn xác về không gian, tọa độ và bố cục.
- Năng lực tương tác: giỏi làm việc với người khác. Tinh tế và nhạy cảm trong
nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc; nắm bắt trúng tâm tư của người khác.
- Năng lực nội tâm: giỏi làm việc với chính mình. Am hiểu bản thân, đánh giá
chính xác các cảm xúc, thích suy tư, khả năng tập trung cao độ, làm việc độc lập,…
- Năng lực thiên nhiên: giỏi làm việc với thiên nhiên.
1.3.3.3. Nhân cách và sự hình thành nhân cách:Khái niệm nhân cách đề cập đến mặt
xã hội, giá trị tinh thần của cá nhân với tư cách là thành viên của một xã hội nhất định.
+ “Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội
và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định” (A. G. Kovaliop).
+ “Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của các nhân,
biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người” (Nguyễn Quang Uẩn).
* Các đặc điểm cơ bản của nhân cách:

- Tính thống nhất của nhân cách.
- Tính ổn định của nhân cách.
- Tính tích cực của nhân cách.
- Tính giao lưu của nhân cách.
* Các kiểu phân loại cấu trúc nhân cách:
- Kiểu 1: ĐỨC và TÀI. Đức là gốc, cốt lõi; tài là phương tiện biểu hiện.
- Kiểu 2: Nhận thức – Tình cảm – Hành động ý chí.
- Kiểu 3: Đạo đức – Trí tuệ – Khả năng lao động – Thể lực – Khả năng thẩm mỹ.
- Kiểu 4: Xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách:
+ Bẩm sinh di truyền: là tiền đề vật chất, là cơ sở sinh lý của sự hình thành và
phát triển nhân cách.
11
+ Yếu tố môi trường: môi trường tự nhiên (điều kiện địa lý, khí hậu, đất đai…)
và môi trường xã hội (văn hóa vật chất và tinh thần) là nguồn gốc của sự hình thành,
phát triển nhân cách.
+ Giáo dục: giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách. Thông qua giáo
dục mà con người tiếp thu kinh nghiệm lịch sử xã hội do thế hệ đi trước truyền thụ.
+ Hoạt động tích cực của cá nhân: là sự tác động có mục đích, có ý thức vào
hoàn cảnh nhằm cải tạo hoàn cảnh và cải tạo chính bản thân. Đây là yếu tố quan trọng
bậc nhất và mang tính chất quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
* Con đường hình thành và phát triển nhân cách:
Sự hình thành và phát triển nhân cách của con người diễn ra phụ thuộc vào các
dạng hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn nhất định của lứa tuổi.
Sự hình thành và phát triển nhân cách phải thông qua hoạt động (hướng đến đối
tượng) và giao lưu (hướng tới mối quan hệ với con người).
* Kết luận: Tâm lý lãnh đạo sẽ có 03 phần chính là tính khí, tính cách, năng
lực. Trong mỗi khía cạnh lại có các thành phần nhỏ hơn, để thực hiện quản lý, lãnh
đạo thành công cần hiểu rõ các phần chính góp phần tạo nên tâm lý lãnh đạo và cả các
thành phần nhỏ, cần phân tích chi tiết cụ thể, rõ ràng để có hành động phù hợp nhằm

đạt được mục đích quản trị và đạt được mục tiêu mà tổ chức đề ra.
Đề tài chọn tính khí linh hoạt, điềm tĩnh, tính cách thanh liêm, nhân hậu,
nghiêm minh, giãn dị, và năng lực tư duy, năng lực tương tác để phân tích thông qua
hình ảnh quan huyện Nguyễn Khoa Đăng
12
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA QUAN HUYỆN
NGUYỄN KHOA ĐĂNG TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH XÉT XỬ TÀI TÌNH
2.1. Tiểu sử ông quan huyện Nguyễn Khoa Đăng:
Nguyễn Khoa Đăng sinh năm Canh Ngọ (1690) tại huyện Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên (nay là Thừa Thiên – Huế). Ông là con thứ ba của ông Nguyễn Khoa Chiêm –
Thượng thư bộ Lại thời chúa Nguyễn. Ông vốn thông minh từ nhỏ, mười tám tuổi, ông
ra làm quan, lần lượt trải đến chức Nội Tán kiêm Án Sát Sứ, Tổng Tri Quân Quốc
Trọng Sự, được phong tước Diên Tường hầu vào năm Nhâm Dần 1722. Ông nổi danh là
người có mưu lược, trung thực và đức độ. Tính cương trực của ông khiến đám quyền
thần và bọn cường hào ác bá đều khiếp. Tuy nhiên do quá cứng rắn, thiếu cảnh giác, ông
bị kẻ gian ám sát trên đường trở về triều vào năm Ất Tỵ 1725. Hôm ấy là ngày 29 tháng
4 năm Ất Tỵ (1725) hưởng dương 35 tuổi và ông đã làm quan được 17 năm.
Nguyễn Khoa Đăng có tài xử kiện cáo, đủ trí xét ngay gian, cho nên được
người đời gọi là "Bao công".
Những chuyện như ông tìm ra được kẻ trộm dưa hấu, trộm dầu, trộm giấy, giết
người đến nay vẫn còn truyền tụng. Tiêu biểu trong bài này là vụ án trộm và giết chủ
gánh giấy của hai tên trộm.
2.2. Phân tích thực trạng tâm lý của quan huyện Nguyễn Khoa Đăng trong truyện
cổ tích xét xử tài tình:
2.2.1. Tính khí: tính khí linh hoạt và tính khí điềm tĩnh:
2.2.1.1. Tính khí linh hoạt:
Với vị trí là một quan huyện, Nguyễn Khoa Đăng luôn quan tâm đến cuộc sống
của người dân và thông qua những lần thị sát ông càng thấy rõ hơn sự sung túc hay cơ cực
mà người dân đang sống và luôn tìm cách để giữ vững an ninh nơi mà mình tiếp quản.
Ông là người thông minh, sáng tạo, nhiều mưu mẹo, với cách sống hòa nhã, thân thiện, cư

xử gần gũi với mọi người. Qua đó cho thấy ông thuộc người có tính khí linh hoạt.
Trong một lần thị sát nọ, quan huyện Nguyễn Đăng Khoa đã thụ lý vụ án trộm
giấy và trong lúc giằng co tên trộm đã ra tay giết chết chủ gánh giấy. Để tìm ra thủ
phạm trộm giấy, ông đã sai người do thám mấy ngày liền nhưng không có kết quả,
cuối cùng ông đã bày mưu sai lính hầu giả làm người bán giấy đồng thời loan tin “trên
13
phủ cần mua giấy để in sách” khiến giấy trở nên khan hiếm và giá giấy bắt đầu tăng
lên, điều này đã đánh đúng tâm lý những tên trộm vì chúng chưa tìm được nơi tiêu thụ.
Chính sự mưu trí, linh hoạt, xử lý tình huống nhanh đã giúp ông bắt gọn hai tên trộm.
2.2.1.2. Tính khí điềm tĩnh:
Điềm tĩnh là tố chất cần thiết của người lãnh đạo, vì chính họ là những người
cần có sự suy xét sáng suốt nhất để phân biệt tốt – xấu, thật – hư, nhờ đó tránh được
những thất bại không đáng có do những phản ứng vội vàng theo cảm xúc nhất thời. Cơ
hội trở thành người lãnh đạo thành công sẽ rất thấp đối với người không điềm tĩnh, bởi
khi họ chưa quản lý được cảm xúc của chính bản thân mình thì cũng không thể quản lý
người khác. Trong quan trường, một vị quan tài là người luôn giữ được sự điềm tĩnh
trong những tình thế khó khăn nhất, khẩn cấp nhất để có thể đưa ra được những quyết
định sáng suốt, chính xác.
Được sinh ra trong một gia tộc quan viên với 4 đời làm quan triều chúa
Nguyễn, với nhiều tranh đua, ganh ghét đã khiến quan huyện Nguyễn Khoa Đăng trở
nên thận trọng, điềm tĩnh quan sát từng đối tượng mà ông tiếp xúc, luôn xem xét kỹ
vấn đề trước khi đưa ra ý kiến.
Với dáng đi chậm rãi trong những lúc đi tuần, hành vi từ tốn, không bộc lộ cảm
xúc ra bên ngoài, cùng với lời nói chắc chắn, to rõ (nói câu nào đau câu đấy): “Hai tên
kia, đã ăn cắp giấy, còn giết người, tội không thể tha… Trong hai ngươi ai là kẻ giết chủ
gánh giấy” thể hiện thái độ điềm tĩnh nhưng không mất đi uy nghiêm của môt vị quan.
Dáng vẻ trầm ngâm như nghĩ ngợi, Nguyễn Khoa Đăng luôn suy xét vấn đề thật
tỉ mỉ, luôn loại bỏ những cảm xúc tiêu cực bộc phát và tập trung tâm trí vào những suy
nghĩ tích cực. Vấn đề càng quan trọng, tình thế càng cấp bách thì sự điềm tĩnh của ông
càng phát huy được ưu thế trong việc tìm ra cách ứng xử hiệu quả. Trong vụ án trộm

và giết chủ gánh giấy, trước những lời bàn tán xôn xao, cũng như những lời quá khích
vô căn cứ của tên lính hầu “Dạ bẩm quan, bọn chúng đã tham lam còn dã man giết hại
người vô tội, giết hết bọn chúng đi quan, thà giết lầm hơn bỏ sót” nhưng quan huyện
không vì thế mà nghe theo, ông quan sát từng góc độ, từ cử chỉ lời nói đến từng hành
động của hai tên trộm, và ông đã nêu lên giải pháp: dùng sợi bấc để tìm ra thủ phạm.
Qua quan sát ông biết rằng hai tên trộm rất lo sợ, nên chúng sẽ cố tìm cách để thoát
tội. Và chính sự điềm tĩnh suy xét, đánh giá tâm lý hai tên trộm một cách tỉ mỉ đã giúp
ông tìm ra được kẻ thủ ác, đưa ra ánh sáng pháp luật.
14
Đối với ông khi làm việc - lên công đường xét xử thì phải thật nghiêm túc,
nghiêm minh, đúng nguyên tắc, không được đùa giỡn làm mất đi tính trang trọng, uy
nghiêm của mệnh quan triều đình. Chính vì thế khi hai tên lính hầu hô không đúng khẩu
hiệu: “Vu quy” thay vì là “Uy vũ”, ông đã chỉ trích đồng thời chấn chỉnh lại ngay.
2.2.2. Tính cách tốt: thanh liêm, nhân hậu, nghiêm minh, giản dị.
Quan huyện Nguyễn Khoa Đăng là vị quan có đức tính tốt như là thanh liêm,
nhân hậu, nghiêm minh, giản dị.
- Tính thanh liêm: Tính thanh liêm của Ông nổi tiếng khắp nơi, trong vụ án ăn
trộm giấy ông có thể lợi dụng vụ án để thu gom giấy của dân và cả giấy của 02 tên trộm
để bán kiếm lời, hay lợi dụng tình hình để 02 tên trộm đưa tiền cho mình nhằm giảm
nhẹ tội. Tuy nhiên, ông không hề làm điều đó mà xét xử hết sức tài tình, công tư phân
minh, không lợi dụng chức quyền để trục lợi cá nhân, xét xử đúng người đúng tội.
- Tính nhân hậu: Thói thường khi gặp quan huyện người dân phải khom lưng
váy lại, thế nhưng bà bán giấy do vội vàng nên không những không hành lễ mà còn
ngã vào người quan phạm phải tội vô lễ với mệnh quan triều đình, tuy vậy quan huyện
không hề trách tội bà mà còn cùng bà nhặt số giấy bị rơi ra đồng thời giục bà đi nhanh
để không bị trễ phiên chợ. Ý nghĩa của những chuyến đi tuần của quan huyện là ông
muốn biết người dân sinh sống tại nơi ông cai quản có tu chí làm ăn, có được ấm no,
hạnh phúc, nếu ông bắt tội những người vì tất bật mưu sinh mà thiếu sót trong việc
hành lễ (tức ông xem trọng thân phận của mình) há chẳng phải trái với tâm của ông.
Thế mới thấy được quan huyện là một người rất nhân hậu, với ông những việc nhỏ,

không đáng ông sẽ không truy cứu, đồng thời ông còn cư xử rất gần gũi, thân thiện với
mọi người.
- Tính nghiêm minh: Đối với những việc làm trái với phép nước, trái với đạo
làm người, làm tổn hại đến người khác, ông quyết truy cứu đến cùng, xét xử nghiêm
minh đồng thời ông dùng những biện pháp răn đe thích đáng để người đời lấy đó làm
gương mà không ai dám tái phạm: trong vụ án trộm giấy, tính cách này được thể hiện
rất rõ khi ông tìm mọi cách để tìm đúng người và xét xử đúng tội, cuối cùng tên giết
người bị trừng trị thích đáng với bản án chém đầu, còn tên đồng phạm bị giam vào nhà
lao để sám hối tội lỗi của mình. Ông luôn cư xử, và hành động đúng với chuẩn mực
của một mệnh quan triều đình và quan trọng hơn cả là tính nghiêm mình của Ông,
15
phân xử đúng người đúng tội, không vì những lợi ích cá nhân mà để lọt lưới kẻ có tội
mà làm người vô tội bị hàm oan.
- Tính giản dị: Ông cũng là một người rất giản dị, mặc dù là một người quyền
thế, nhưng không vì thế mà ông ăn mặc khoa trương, lòe loẹt, ông ăn mặc đơn giản,
gần gũi, trong những chuyến tuần du, ông không hề phô trương thanh thế, cận kề ông
chỉ có 2 người tâm phúc, không chõng lộng, không binh lính rầm rộ.
2.2.3. Năng lực: năng lực tư duy và năng lực tương tác.
Quan huyện Nguyễn Khoa Đăng là người tài năng, đặc biệt là năng lực tư duy.
Năm 18 tuổi ông đã ra làm quan và xét xử nhiều vụ án nổi tiếng. Trong quá trình làm
quan, ông đã tích lũy nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong nhiều lĩnh vực qua từng vụ án,
để từng đó ông giải quyết rất nhiều các vụ án phức tạp và giữ cho người dân có cuộc sống
yên bình, hạnh phúc. Ông là người vừa có năng lực tư duy vừa có năng lực tương tác.
Với năng lực tư duy, Ông phân tích, tổng hợp, nhận định vấn đề rất tốt, trong
các vụ án ông phân tích các tình huống một cách chi tiết, cặn kẽ, trong vụ án ăn trộm
giấy, ông phân tích tình huống xảy ra vụ án và cách thức của kẻ ăn trộm giấy, giết
người từ đó có cách xử lý vụ án hợp lý. Ông phân tích những kẻ ăn trộm giấy chắc
chắn sẽ muốn tiêu thụ số giấy ăn trộm được để kiếm lời, chính vì vậy mà ông giăng
bẫy bằng kế thu gom giấy làm cho bọn trộm mờ mắt vì lợi nhuận, từ đó mà để lộ sơ
hở. Chính nhờ đó mà ông đã tóm gọn được 02 tên trộm.

Năng lực tương tác của Ông thể hiện ở đặc điểm là ông rất tinh tế, nhạy cảm
trong nhận định, đánh giá con người và sự việc, nắm trúng những xúc cảm của người
khác. Ông có đầu óc tổ chức, có khả năng thuyết phục và dễ gây ảnh hưởng. Trong vụ
án ăn trộm giấy, giết người, Quan huyện Nguyễn Khoa Đăng đã rất tỉ mỉ, chú ý quan
sát thái độ của 02 tên trộm và đã nắm bắt được tâm lý của 02 tên này, từ đó nghĩ ra
cách xử lý tài tình bằng cách sử dụng sợi bấc làm phương pháp phá án để tìm ra thủ
phạm. Ông biết kẻ giết người thực sự sẽ có tâm lý lo sợ, “có tật giật mình” và sẽ tin
ngay vào lời nói về “sợi bấc thần kỳ”, nhờ đó mà ông đã có thể tóm ngay được tên giết
người, để xử tội.
16
2.3. Đánh giá thực trạng:
2.3.1. Ưu điểm:
2.3.1.1. Tính khí:
Tính khí linh hoạt: Những vụ án xảy ra thời gian đó có rất ít các kỹ thuật để điều
tra, phá án. Trong vụ án ăn trộm giấy, giết người, Ông quan huyện Nguyễn Khoa Đăng
không thể sử dụng các phương pháp điều tra như: truy tìm theo dấu vân tay, pháp y hay
giám sát thời gian… Nhưng với tư duy linh hoạt, nhận thức nhanh, có tài ngoại giao,
nhiều sáng kiến, có khả năng tổ chức, Ông nhanh chóng nghĩ ra cách thu gom giấy để tạo
sự khan hiếm về giấy từ đó đẩy giá giấy lên cao nhằm kích thích sự tham lam của 02 tên
trộm, làm cho chúng phải đem giấy đi bán, nhờ vậy mà có thể tóm được 02 tên trộm giấy.
Tính điềm tĩnh: Ông quan huyện Nguyễn Khoa Đăng đã rất chu đáo, có trách
nhiệm, sâu sắc, chín chắn, lịch sự, tế nhị để biết được không dễ gì tên giết người chịu
nhận tội và Ông luôn bình tĩnh, điềm đạm, chậm rãi, chắc chắn, làm việc có nguyên
tắc, kế hoạch, biết cân nhắc trước khi hành động, làm chủ được tình huống và vô cùng
kiên định để đấu trí cùng tên giết người và nghĩ ra cách bắt hắn nhận tội tâm phục
khẩu phục.
2.3.1.2. Tính cách:
Quan huyện Nguyễn Khoa Đăng là người thanh liêm, sống nhân hậu, không
màng danh lợi, hết lòng nghĩ vì dân, luôn tìm cách trừ hại cho dân, lo cho dân có cuộc
sống ấm no, khi chưa tìm ra hung thủ trong vụ án ăn trộm giấy, ông luôn nghĩ phải làm

như thế nào để giải quyết vụ án để dân chúng không còn lo lắng. Chính vì thế, ông
được muôn dân yêu quý và kính phục.
Thanh liêm: Ông sống thanh liêm cả đời, không vì những tư lợi cá nhân mà
quên đi bổn phận làm quan của mình, ông không lợi dụng tình huống vụ án nhằm trục
lợi cho bản thân mà chỉ làm đúng trách nhiệm của mình, xử đúng người đúng tội.
Chính vì cá tính này mà ông được nhân dân tôn sung và ái mộ.
Nhân hậu: Với tính nhân hậu của mình, ông thương yêu dân chúng hết mình,
coi họ như những người thân của mình, chính vì vậy mà ông trăn trở ngày đêm, làm
thế nào để tìm ra thủ phạm của vụ án ăn trộm giấy và tìm ra tên giết người, để trả lại
sự bình yên cho dân làng và giải oan cho bà bán giấy bị giết. Điều này đã tạo được tình
cảm yêu mến trong nhân dân dành cho ông
17
Giản dị: Với tính cách giản dị, lối sống bình dân, mộc mạc, giúp ông tránh
được những ham muốn dục vọng tầm thường của con người, giúp ông có thể gần gũi
với dân chúng và hiểu được cuộc sống của họ. Nhờ đó mà mọi người xung quanh đã
hết lòng vì ông mà phụng sự. Và ông có thể thực hiện được lý tưởng sống của mình.
Nghiêm minh: Tính cách nghiêm minh, trắng đen rõ ràng, không mập mờ, đã
giúp ông có được sự tôn kính của người dân. Việc công tư phân minh sẽ giúp ông dễ
dàng trong xử lý công việc. Thuộc hạ cấp dưới sẽ tâm phục khẩu phục mà theo ông.
2.3.1.3. Năng lực:
Năng lực tư duy: Với năng lực tư duy, đã giúp ông phân tích chính xác tình hình,
phối hợp các tình tiết với nhau để đưa ra phương án giải quyết thích hợp nhất. Và trong vụ
án giết chủ gánh giấy, năng lực tư duy đã phát huy tác dụng. Từ việc phân tích các tình
tiết của vụ án, ông đã sáng tạo ra kế sách thu gom giấy, nhờ đó mà bắt được bọn trộm.
Năng lực tương tác: Ông khá tinh tế và nhạy cảm trong nhìn nhận, đánh giá con
người và sự việc khi thấy được thấy sự nao núng, bồn chồn của 02 tên trộm giấy và ông
đã nắm trúng cảm xúc của tên giết người là rất lo lắng, rất dễ có những sơ hở nên cùng
với đầu óc tổ chức cùng khả năng thuyết phục, dễ gây ảnh hưởng đến người khác mà
ông có thể làm cho tên giấy người tin rằng sợi bấc đó chính là sợi bấc biết tìm ra sự thật.
Từ đó mà, tên này đã có hành động bất cẩn là cắn sợi bấc nhờ đó mà vụ án được phá.

2.3.2. Nhược điểm:
2.3.2.1. Tính khí:
Tính linh hoạt: Đôi lúc vì sự linh hoạt của mình nên ông có thể có những phản
ứng vội vàng, chưa thấu đáo. Ví như trong vụ án ăn trộm giấy nếu nhưng tên buôn lậu
giấy cũng vì ham lợi nhuận mà đầu cơ giấy thì ông cũng không dễ dàng gì bắt được 02
tên trộm giấy, hay nếu chúng bình tĩnh hành động thì có lẽ kế sách thu gom giấy của
ông không thành công.
Tính khí điềm tĩnh: ông đôi lúc lại khá nguyên tắc, cứng nhắc, đôi khi lại máy
móc, dễ làm mất thời cơ. Có những chuyện ông muốn phải thực hiện theo trình tự từng
bước, phải tuân theo nguyên tắc nhưng điều này dễ làm mất thời gian và bỏ lỡ cơ hội
thực hiện công việc. Như lúc ban đầu, ông làm theo trình tự là cho người điều tra, tìm
hiểu theo đúng trình tự thẩm án, điều này đã làm lãng phí thời gian mà không bắt được
kẻ ăn trộm giấy.
18
2.3.2.2. Tính cách:
Nhân hậu: với những tính cách tốt nên, có những lúc ông đối xử nhân hậu với
cả những kẻ không thích tài năng của ông có lẽ chính vì vậy mà Chưởng binh Nguyễn
Cửu Thế là một quyền thần vốn ganh ghét ông, liền thừa cơ mạo chiếu giả để gọi ông
về triều. Khi đi được nửa chặng đường thì Ông bị người ta ám sát mà chết. Lòng nhân
hậu cũng làm cho ông dễ bị lợi dụng.
Thanh liêm: nếu lúc nào ông quá thanh liêm thì sẽ gây khó khăn cho mối quan
hệ giữa ông và mọi người, người xung quanh sẽ cảm thấy quan huyện Nguyễn Khoa
Đăng rất khó gần, không dễ để người dân tiếp xúc, về lâu dài sẽ tạo ra khoảng cách
giữa ông và mọi người, từ người dân đến các quan cấp trên.
Nghiêm minh: sẽ làm ông lúc nào cũng làm ông xử lý mọi việc rõ ràng, nhưng
đôi lúc một vấn đề cần xem xét cả mặt tình và mặt lý sao cho hợp tình hợp lý. Vì vậy
mà ông đôi lúc sẽ rơi vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, nếu không xử lý phù hợp sẽ
không làm người khác nể phục.
2.3.2.3. Năng lực:
Năng lực tư duy: với năng lực tư duy ông sẽ biết cách, phân tích, lý luận nhưng

đôi khi không phải chỉ phân tích tình huống mà giải quyết được vấn đề, nếu không xét
đến yếu tố tâm lý, tình cảm khác nữa.
Năng lực tương tác: Năng lực này giúp con người nhạy cảm, tinh tế trong nhận
thức vấn đề nhưng đôi khi có thể làm người đó đưa ra quyết định mang tính cảm tính
nhiều hơn là lý tính.
19
Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM NHẰM HOÀN THIỆN TÂM LÝ LÃNH
ĐẠO CỦA QUAN HUYỆN NGUYỄN KHOA ĐĂNG TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
XÉT XỬ TÀI TÌNH
3.1. Mục tiêu của bài học kinh nghiệm
Từ quá trình nghiên cứu và phân tích tâm lý của Quan huyện Nguyễn Khoa
Đăng. Nhóm chúng tôi rút ra được bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện tâm lý lãnh
đạo của Quan huyện Nguyễn Khoa Đăng trong truyện cổ tích xét xử tài tình. Phát huy
những ưu điểm đồng thời khắc phục những nhược điểm để hoàn thiện kỹ năng về tâm lý
trong lãnh đạo của Ông. Mặt khác giúp cho các nhà lãnh đạo hoàn thiện hơn chính bản
thân mình. Từ đó các nhà lãnh đạo có thể tạo được sự ảnh hưởng tốt đến người khác.
3.2. Phát huy Ưu điểm:
3.2.1. Phát huy ưu điểm của tính khí
3.2.1.1. Phát huy ưu điểm của tính khí linh hoạt
Tính khí linh hoạt là ưu điểm nổi bật mà một nhà lãnh đạo cần phát huy trong
nhiều hoạt động để đạt được kết quả tốt nhất. Với tư duy linh hoạt, ham hiểu biết, dễ
thích ứng với sự thay đổi của tình huống, có nghị lực và năng lực sáng tạo, có tài ngoại
giao, nhiều sáng kiến, Quan huyện Nguyễn Khoa Đăng đã nghĩ ra cách để phá án, sắp
xếp tổ chức một cái bẫy để dụ tên trộm sa lưới mà không thể chối tội được.
Để phát huy tính linh hoạt sáng tạo nhà lãnh đạo cần trau dồi kiến thức, học hỏi
kinh nghiệm, trao đổi và bàn bạc với cấp dưới để có quyết định đúng đắn. Nâng cao khả
năng giao tiếp, thuyết phục và đàm phán để có thể tạo mối quan hệ tốt với mọi người.
Như vậy, sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn trong cuộc sống lẫn thương trường. Nhà
lãnh đạo cũng nên khuyến khích cấp dưới hoàn thành tốt công việc được giao và làm
tròn trách nhiệm trong công việc. Xây dựng tốt hình ảnh bản thân trong công ty.

3.2.1.2. Phát huy ưu điểm của tính điềm tĩnh:
Đối với một người có tính linh hoạt thì điềm tĩnh đôi khi cũng mang lại hiệu quả cao.
Quan huyện Nguyễn Khoa Đăng là người có cả hai tính khí này, ông vừa linh hoạt vừa
điềm tĩnh suy xét mọi vấn đề một cách sâu sắc, Ông luôn bình tĩnh, điềm đạm, chậm
rãi, chắc chắn, làm việc có nguyên tắc. Để phát huy tính điềm tĩnh, nhà lãnh đạo cần
phải có thời gian để chuẩn bị công việc, gắn bó với công việc và có kế hoạch hành
động cụ thể để đạt được kết quả tối ưu.
3.2.2. Phát huy ưu điểm của Tính cách
Là một vị Quan thanh liêm, sống nhân hậu, nghiêm minh và rất đỗi giản dị,
Ông không màng đến danh lợi, hết lòng vì dân. Tính cách tốt vốn dĩ đã hiện hữu trong
con người Quan huyện Nguyễn Khoa Đăng. Nhà lãnh đạo trong bất kỳ giai đoạn lịch
20
sử, thời kỳ nào cũng cần phải có những đức tính đó thì mới thành công được. Vậy, nhà
lãnh đạo cần phải làm gì để phát huy những tính cách tốt đó?
3.2.2.1. Phát huy ưu điểm của tính thanh liêm
Tham là một bệnh lớn nhất trong thiên hạ và dễ mắc hơn tất cả các bệnh, cho
nên Thanh Liêm là một đức tính quí nhất và cũng khó rèn luyện nhất. Thanh liêm là
không tham danh, không tham lợi do người khác đem đến. Quan huyện Nguyễn Khoa
Đăng là một người như vậy, Ông hết lòng vì dân, tìm cách trừ hại cho dân. Khi chưa
tìm ra thủ phạm giết người Ông ngày đêm lo ghĩ phải làm như thế nào để giải quyết vụ
án để dân chúng không còn lo lắng. Để phát huy tính thanh liêm người lãnh đạo cần
phải hoàn thiện nhân cách, tu rèn đạo đức, quan trọng nhất là thành thật với chính bản
thân mình… có như vậy mới được dân tin yêu và kính trọng.
3.2.2.2. Phát huy ưu điểm của tính nhân hậu
Quan huyện Nguyễn Khoa Đăng trong lịch sử hay trong truyện cổ tích Ông đều
nổi danh là người trung thực và đức độ. Ông thương yêu dân như con, như những người
thân của mình, Ông không vì những việc nhỏ nhặt mà trách tội nhân dân, điều này đã
tạo được tình cảm yêu mến trong nhân dân dành cho Ông. Tính nhân hậu đó cần được
phát huy trong mỗi người bằng cách sống gần gũi với nhau, với đồng nghiệp, bao dung
và rộng lượng hơn, sẵn sàng tha thứ lỗi lầm của người khác nếu đó là việc không đáng.

3.2.2.3. Phát huy ưu điểm của tính nghiêm minh
Với tinh thần “bắt đúng người, xử đúng tội” Quan Huyện Nguyễn Khoa Đăng
nổi tiếng là nghiêm minh, trắng đen rõ ràng. Chính vì thế mà Ông được nhân dân kính
ngưỡng. Nhà lãnh đạo muốn phát huy tính nghiêm minh cần phải có kiến thức vững
vàng, am hiểu về pháp luật và dùng luật sao cho có lý, có tình nhằm phục vụ nhân dân,
phục vụ công việc một cách tốt nhất.
3.2.2.4. Phát huy ưu điểm của tính giản dị
Giản dị là một tính cách tốt cần có của một người lãnh đạo, Quan Huyện
Nguyễn Khoa Đăng có lối sống hết sức bình dân, mộc mạc. Ông luôn gần gũi và thân
thiện với nhân dân. Không khó khăn lắm để phát huy tính giản dị, nhà lãnh đạo chỉ cần
quản trị tốt hành vi của mình, không xa hoa, cầu kỳ, trách lãng phí vô ích.
3.2.3. Phát huy ưu điểm của Năng lực
3.2.3.1. Phát huy ưu điểm của Năng lực tư duy
Nhờ có năng lực tư duy nhạy bén mà Quan huyện Nguyễn Khoa Đăng đã phá
được rất nhiều vụ án. Để phát huy ưu điểm này nhà lãnh đạo cần phải cái nhìn bao
quát về sự vật, hiện tượng, phải rèn luyện khả năng tính toán, lý luận, phân tích, tổng
hợp và nhận định vấn đề.
3.2.3.2. Phát huy ưu điểm của Năng lực tương tác
21
Năng lực tương tác được thể hiện và phát huy khi nhà lãnh đạo có cái nhìn tinh
tế, nhạy cảm trong nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc, nắm bắt trúng những
cảm xúc của người khác. Nhà lãnh đạo cần phải có kiến thức chuyên môn cũng như
kinh nghiệm lâu năm để nắm bắt vấn đề nhanh và chính xác nhất.
3.3. Khắc phục nhược điểm
3.3.1. Khắc phục nhược điểm của tính khí
3.3.1.1. Khắc phục nhược điểm của tính khí linh hoạt
Suy nghĩ cẩn trọng và bao quát tình hình tuy nhiên không chủ quan, vội vàng
hấp tấp trong một số tình huống dẫn đến việc xử lý vụ án không thấu đáo, bỏ xót chi
tiết, xót ngưới xót tội. Không chủ quan trong việc quản lý bởi trong cuộc sống cũng
như trong công việc người lãnh đạo luôn có những yếu tố bản thân không lường trước

hết được, nên suy xét vấn đề cẩn trọng trước khi ra quyết định.
3.3.1.2. Khắc phục nhược điểm của tính khí điềm tĩnh:
Giải quyết công việc nhanh chóng nhanh chóng chính xác, khắc phục tính
nguyên tắc, cứng nhắc trong cách thức xử án cũng như trong khi ra quyết định để
không làm chậm tiến độ của vụ án, dẫn đến những kẻ phạm tội chạy thoát.
3.3.2. Khắc phục nhược điểm của tính cách
3.3.2.1. Khắc phục nhược điểm của tính thanh liêm
Nguyễn Khoa Đăng nên hiểu rõ quan trường là nơi phức tạp, do đó giao tiếp
của ông với các vị quan cấp trên, đồng cấp hay binh lính cấp dưới nên khéo léo, mềm
mỏng, linh hoạt. Không quá cứng rắn và thiếu cảnh giác trong các mối quan hệ.
3.3.2.2. Khắc phục nhược điểm của tính nhân hậu
Ông nên đối xử nhân hậu với người tốt nhưng cũng răn đe, trị đúng người đúng
tội với những kẻ xấu như 2 tên trộm giấy, để giáo dục và răn đe nhân dân trong vùng.
3.3.2.3. Khắc phục nhược điểm của tính nghiêm minh
22
Giải quyết công việc nghiêm minh, hợp lý nhưng người lãnh đạo sống trong
nên văn hóa của phương Đông, nên khi giải quyết công việc cũng như xét xử phải xem
xét đến tính. Do đó giải quyết công việc phải đảm bảo vừa thấu tình vừa đạt lý.
3.3.3. Khắc phục nhược điểm của năng lực.
3.3.3.1. Khắc phục nhược điểm của năng lực tư duy.
Trong các vụ xử án cũng như quản lý công việc trong huyện, quan huyện
Nguyễn Khoa Đăng nên giải quyết sự việc hoặc vụ án kết hợp giữa lý và tình
3.3.3.2. Khắc phục nhược điểm của năng lực tương tác.
Khắc phục sự cảm tính trong việc xém xét, phân tích và giải quyết vấn đề cũng
như khi đưa ra quyết định. Giải quyết công việc và đưa ra quyết định nên thấu tình đạt lý.
KẾT LUẬN
Quan huyện Nguyễn Khoa Đăng một vị quan thanh liêm, nhân hậu, giản dị
nhưng rất nghiêm minh, ông có những suy luân sắc bén và linh hoạt khi xử lý tình
huống, chính những đặc trưng này đã giúp ông tiêu diệt bọn xấu đồng thời đem lại
cuộc sống yên bình cho người dân. Bên cạnh những điểm nổi bật thì tâm lý lãnh đạo

của ông vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục bởi chính những nhược điểm này
của ông đã tạo cho kẻ gian có cơ hội hãm hại mình. Từ đó, nhóm chúng tôi đã rút ra
một số bài học kinh nghiêm nhằm phát huy những ưu điểm cũng như khắc phục những
nhược điểm trong tâm lý lãnh đạo của quan huyện Nguyễn Khoa Đăng.
23
Trong bất ký thời đại nào thì người lãnh đạo là người có ảnh hưởng trực tiếp và
mạnh mẽ tới mọi người trong Doanh nghiệp, và cũng là hình ảnh mọi người nhìn vào để
điều chỉnh hành vi của mỗi cá thể. Vì vậy người lãnh đạo cần phải hoàn thiện hơn chính
bản thân mình, tự mình nhận thức và bồi dưỡng, trang bị cho mình những tri thức khoa học,
kỹ năng quản lý và tự điều chỉnh hành vi, nhân cách để hiểu được tâm lý nhân viên, phân
tích, tính toán, đánh giá và suy luận nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn của tổ chức./.
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Huỳnh Thanh Tú, Tâm lý & Nghệ thuật lãnh đạo, NXB Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013.
2. Các website:
 />%C4%90%C4%83ng.
 />40086/.

×