Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Hãy phân tích Tâm lý lãnh đạo của một doanh nghiệp mà anh chị biết, hãy gợi ý cách điều chỉnh tâm lý để đạt hiệu quả lãnh đạo cao hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.04 KB, 10 trang )

MAN 303 – TÂM LÝ HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP CÁ NHÂN
Học viên: Nguyễn Thị Thanh
Đề tài 2: Hãy phân tích Tâm lý lãnh đạo của một doanh nghiệp mà anh chị
biết, hãy gợi ý cách điều chỉnh tâm lý để đạt hiệu quả lãnh đạo cao hơn.
Lãnh đạo là một trong những hoạt động lâu đời nhất của loài người. Khi
con người hình thành các tập đoàn, các nhóm đầu tiên để đấu tranh và sinh
tồn là đã có những người lãnh đạo. Từ trước đến nay, lãnh đạo luôn là một
nhu cầu cấp thiết của các nhóm người, các tổ chức.
Ai cũng biết sức hấp dẫn của vị trí lãnh đạo hay có thể nói khác đi là: ai
cũng mong muốn làm lãnh đạo, nhưng để trở thành lãnh đạo đã khó, để đảm
đương tốt cương vị của một lãnh đạo lại càng không phải việc dễ thực hiện.
Chính vì vậy việc nghiên cứu “Tâm lý lãnh đạo”, đưa ra ví dụ về một
kiểu tâm lý lãnh đạo của một doanh nghiệp để “phân tích” từ đó tìm ra “cách
điều chỉnh tâm lý để đạt hiệu quả lãnh đạo cao hơn”, đồng thời rút ra bài học
về việc quản lý, lãnh đạo nhóm là một vấn đề thực sự có ý nghĩa, đặc biệt khi
áp dụng vào thực tiễn.
Trong khuân khổ đề tài này tôi chỉ xét trên bình diện quan hệ giữa lãnh
đạo với cấp dưới trong tổ chức.
1
MỤC LỤC
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm, đặc điểm của người lãnh đạo
1.1. Khái niệm người lãnh đạo
1.2. Đặc điểm của người lãnh đạo
2. Đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo
2.1. Uy tín của nhà lãnh đạo
2.2. Năng lực lãnh đạo
2.3. Những phẩm chất tâm lý cá nhân khác của người lãnh đạo
3. Phong cách lãnh đạo
3.1. Khái niệm phong cách lãnh đạo


3.2. Các kiểu phong cách lãnh đạo
4. Đặc điểm của lao động quản lý
II. Phân tích tâm lý lãnh đạo
1. Giới thiệu kiểu tâm lý lãnh đạo
2. Phân tích đánh giá và đề ra cách điều chỉnh tâm lý để đạt hiệu quả lãnh
đạo cao hơn
III. Kết luận
2
I. Cơ sở lý luậ n
1. Khái niệm , đặc điểm của người lãnh đạo
1.1. Khái niệm người lãnh đạo
Có rất nhiều cách hiểu về khái niệm “người lãnh đạo” như:
• Lãnh đạo là sự phối hợp hoạt động của nhiều người trên cơ sở phân
công và hợp tác lao động. Bất kỳ một dạng lao động của nhiều người
nhằm mục đích chung đều cần đến lãnh đạo.
• Người lãnh đạo là người được giao các chức năng quản lý tập thể về tổ
chức hoạt động của nó một cách chính thức.
• Theo J.D. Millet: Người lãnh đạo là người dìu dắt và điều khiển công
việc của tập thể để đạt được những mục tiêu mong muốn.
• Nhân cách người lãnh đạo là tổ hợp các thuộc tính của nhà quản lý, nói
nên bộ mặt tâm lý xã hội của nhà quản lý, quy định chức năng xã hội, vai
trò xã hội của nhà quản lý.
1.2. Đặc điểm của người lãnh đạo
Người lãnh đạo tập thể thuộc nhóm chính thức có những đặc điểm sau:
• Người lãnh đạo được bổ nhiệm một cách chính thức.
• Người lãnh đạo được pháp luật trao cho những quyền hạn và nghĩa vụ
nhất định theo chức vụ mà người đó đảm nhiệm.
• Người lãnh đạo có một hệ thống quyền lực được thiết lập một cách
chính thức để tác động đến những người dưới quyền.
• Người lãnh đạo là người đại diện cho nhóm của mình trong quan hệ

chính thức với các tổ chức khác để giải quyết những vấn đề có liên quan
đến nhóm.
• Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình thực
hiện nhiệm vụ của tập thể mình.
2. Đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo
2.1. Uy tín của nhà lãnh đạo
Uy tín là khả năng tác động của người lãnh đạo đến những
người khác (cá nhân hay tập th ể) nh ằm làm cho họ tin tưởng, phục tùng
mệnh lệnh chỉ huy một cách tự giác. Hay nói cách khác, uy tín của
người lãnh đạo là sự kết hợp gi ữa quyền lực và sự ảnh hưởng của người
đó đến những người khác, được người khác tôn trọng, kính phục và tuân
thủ trong quá trình triển khai nhiệm vụ.
Khái niệm uy tín bao gồm 2 phần:
• Uy là phần quyền lực do xã hội quy định, do nhà nước hoặc
cấp trên bổ nhiệm vào một chức vụ nào đó.
3
• Tín là sự tín nhiệm, là lòng tin, ảnh hưởng đối với những người xung
quanh, được mọi người tôn trọng, quý mến.
* Cấu trúc tâm lý uy tín của người lãnh đạo
• Uy quyền: Muốn có uy tín, trước hết người lãnh đạo phải có quyền lực
của chức vụ được giao, quyền lực có tính chất pháp quy do được bổ
nhiệm hay qua bầu cử. Yếu tố quyền lực hay được gọi là uy tín chức vụ
quy định vị trí của mỗi cá nhân trong một tổ chức. Bất cứ ai
được đặt vào vị trí đó đều có quyền lực như vậy. Việc phục
tùng quyền lực của mọi người chính là phục tùng tổ chức, phục tùng
quyền lực của nhà nước và các tổ chức khác.
Thông thường vị trí càng cao, chức vụ càng lớn thì càng có nhiều quyền
lực và có điều kiện thuận lợi để mọi người phải phục tùng quyết định của
mình.
• Sự tín nhiệm: Muốn có uy tín thực sự phải có sự tín nhiệm, phục tùng

tự nguyện, tự giác của mọi người cấp d ưới. Người lãnh đạo
có uy tín không chỉ có sự tín nhiệm của người dưới quyền mà còn
được cả những người đồng cấp, cấp trên tín nhiệm. Sự tín nhiệm này
được gọi là uy tín cá nhân của người lãnh đạo. Uy tín cá nhân (mặt
chủ quan) khác với uy tín chức vụ (mặt khách quan) của
người lãnh đạo. Cơ sở căn bản để có uy tín cá nhân chính là phẩm chất
nhân cách của người đó được mọi người thừa nhận là phù hợp, xứng
đáng với chức vụ được giao
• Sự ám thị: Khi người lãnh đạo có uy tín thực sự, trong uy tín đó còn
chứa sức mạnh ám thị với mọi người, nó được coi như là chuẩn mực
được mọi người noi theo. Mọi người tin tưởng rằng, tất cả các vấn đề đã
được giải quyết trên cơ sở am hiểu sâu sắc, nhạy bén và quyết định đúng
đắn của thủ trưởng nên “cứ thế mà làm”.
*Phân loại uy tín
Uy tín là hiện tượng tâm lý phức tạp, do đó có nhiều cách phân loại
khác nhau, đa số các tác giả tán thành việc chia uy tín thành 2 loại:
• Uy tín chân thực
• Uy tín giả tạo
2.2. Năng lực lãnh đạo
Năng lực lãnh đạo bao gồm năng lực tổ chức và năng lực sư phạm.
2.2.1. Năng lực tổ chức
• Khái niệm năng lực tổ chức: Năng lực tổ chức là một trong những đặc
điểm tâm lý cá nhân quan trọng đảm bảo cho người lãnh đạo thành đạt
trong mọi hoạt động quản lý. Cấu trúc của năng lực tổ chức là tổng hòa
các thuộc tính tâm lý hoàn chỉnh như trí tuệ, ý chí, tính sáng tạo, sự linh
hoạt, tự tin và sựđam mê, yêu thích công việc.
4
• Đặc điểm của năng lực tổ chức:
o Năng lực tổ chức của người lãnh đạo biểu hiện ở sự phản ứng
nhanh chóng, chính xác và đầy đủđối với các đặc điểm tâm lý của mọi

người, xác định đúng những diễn biến tâm lý của họ trong những tình
huống nhất định và xác định được vị trí của họ trong guồng máy tổ
chức hoạt động của doanh nghiệp.
o Một nhà tổ chức có tài, trong ý thức luôn có sẵn năng lực để dự
đoán chính xác tâm lý của người khác qua những biểu hiện về hình
thức bên ngoài, qua hành vi ứng xử trong giao tiếp… ngoài ra người có
năng lực tổ chức còn là người biết kết hợp nhuần nhuyễn khả năng tư
duy thực tế, óc tưởng tượng với những đặc điểm của tính cách như sự
kiên trì, tính kiên quyết, kiên định, lòng dũng cảm, ý thức tự chủ… để
thực hiện thắng lợi những ý đồ của nhà tổ chức.
2.2.2. Năng lực sư phạm
• Khái niệm năng lực sư phạm
Năng lực sư phạm là hệ thống các đặc điểm tâm lý cá nhân đảm bảo
ảnh hưởng giáo dục có hiệu quảđối với mọi thành viên cũng nhưđối với
tập thể. Mục đích của giáo dục là nhằm hình thành, củng cố và phát triển
ở mỗi cá nhân những đặc điểm tâm lý, đạo đức cần thiết có lợi cho toàn xã
hội.
Năng lực sư phạm và năng lực tổ chức có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợcho nhau. Một nhà sư phạm không
thể thực hiện tốt chức năng giáo dục nếu không biết cách tổ chức, quản lý
mọi thành viên, cũng như nhà quản lý không thể tiến hành công tác tổ
chức có hiệu quả nếu không có năng lực sư phạm để giáo dục, động viên
quần chúng và mỗi cá nhân trong tập thể.
• Đặc điểm của năng lực sư phạm
Đặc điểm cơ bản của năng lực sư phạm là sự quan sát đặc biệt tinh tế,
từđó nhà sư phạm hiểu được những mặt mạnh, mặt yếu của mỗi cá nhân,
những khó khăn mà mỗi người đang gặp phải, phát hiện năng lực cá nhân
ở mỗi người… nhằm tiếp cận, gây tác động ảnh hưởng đến họ, hướng họ
vào những mục tiêu chung của tập thể.
2.3. Những phẩm chất tâm lý cá nhân khác của người lãnh đạo

•Những phẩm chất về tư tưởng, chính trị, đạo đức tác phong
•Tính nguyên tắc của người lãnh đạo
•Tính nhạy cảm của người lãnh đạo
•Sựđòi hỏi cao đối với người dưới quyền
•Tính đúng mực, tự chủ, có văn hóa đối với người lãnh đạo
3. Phong cách lãnh đạo
5

×