Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

De cuong trao doi chuyen de ve quan doi nhan dan viet nam potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.04 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG TRAO ĐỔI CHUYÊN ĐỀ:
“VỀ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM”
Trung úy, ThS TRẦN HỮU HUY,
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Bộ Quốc phòng
* Đối tượng: các cháu học sinh lớp 6 (THCS).
* Mục đích: Giúp học sinh hiểu biết thêm những nét cơ bản nhất về lịch sử
truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam như: sự ra đời, bản chất quân đội ta,
những thành tích chiến đấu qua các chặng đường chống ngoại xâm, trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
* Phương pháp trình bày: thuyết trình (kết hợp sử dụng máy chiếu)
* Thời gian: 45 phút
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
I. Sự ra đời
- Đất nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân (thực dân Pháp) đô hộ, nhân dân lầm
than. Nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ nhưng đều thất bại vì thiếu đường lối, thiếu lực
lượng vũ trang có tổ chức chặt chẽ, giác ngộ cách mạng
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) với đường lối cách mạng đúng đắn
lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống xâm lược, yêu cầu bức thiết xây dựng lực lượng
vũ trang cách mạng làm nòng cốt cho toàn dân đấu tranh
- Phong trào đấu tranh cách mạng ngày càng dâng cao. Ngày 22-12-1944, Đội
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập (lúc đầu gồm 34 cán bộ,
chiến sĩ), đánh dấu cột mốc quan trọng sự ra đời của Quân đội ta.
Đó là đội quân xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, do đó, Quân đội nhân dân Việt Nam
là đội quân cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Đó là bản chất
của Quân đội ta.
II. Những thành tích chiến đấu qua các chặng đường đấu tranh giành độc
lập
1. Xây dựng lực lượng, cùng toàn dân tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Cách
mạng tháng Tám 1945 thành công, giành độc lập dân tộc, góp phần to lớn bảo vệ
chính quyền non trẻ mới thành lập.


- Phát triển về tổ chức, lực lượng, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa
- Tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
2. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)
Những chiến công tiêu biểu:
- Cuộc chiến đấu trong các đô thị (1945-1946)
- Chiến dịch Việt Bắc (Thu-Đông 1947)
- Chiến dịch Biên giới (1950)
- Chiến dịch Thượng Lào (1953-1954)
- Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
3. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
Những chiến công tiêu biểu:
- Phong trào Đồng khởi
- Chiến dịch Khe Sanh (1968)
- Chiến dịch Đường 9-Nam Lào (1971)
- Cuộc tiến công chiến lược (1972)
- Chiến thắng B52 (18-12 đến 30-12-1972)
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
4. Quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Lào, chiến trường
Campuchia - một biểu hiện cho tinh thần quốc tế trong sáng, cao cả.
Những chiến công tiêu biểu:
- Chiến dịch Thượng Lào (1953-1954)
- Chiến dịch Nậm Thà (1962)
- Chiến dịch Đông Bắc Campuchia (1970)
- Chiến dịch Đường 9-Nam Lào (1971)
- Chiến dịch Cánh Đồng Chum-Xiêng Khoảng (1972)
III. Quân đội nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Giữ vững chủ quyền quốc gia, tham gia một số nhiệm vụ khác.
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam
đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, xứng đáng là lực

lượng nòng cốt đấu tranh chống ngoại xâm và các các thế lực thù địch, giải phóng
dân tộc, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thồ và hòa bình cho đất nước.
* Giới thiệu nhân vật lịch sử tiêu biểu gắn bó với Quân đội
- Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp
* Những câu hỏi và thảo luận: Khoảng 15 câu hỏi (mỗi câu hỏi trả lời đúng
sẽ tặng 01 cuốn sách)./.
2

×