Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ngữ văn 10 Kế hoạch bài dạy Luyện tập viết một văn bản phân tích, đánh giá một truyện kể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.83 KB, 9 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TUẦN: 6
Tiết: 7 – 8

LUYỆN TẬP VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH,
ĐÁNH GIÁ MỘT TRUYỆN KỂ
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Viết được văn bản đúng quy trình
2. Về năng lực: Phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ
thuật của một truyện kể
3. Về phẩm chất: Chăm chỉ
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Ngữ liệu làm văn
- SGK (bảng kiểm)
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Nắm được các bước và quy trình viết một văn bản nghị luận phân
tích, đánh giá một truyện kể
b) Nội dung: HS từ những gợi ý nêu lại một quy trình viết đối với một văn bản
c) Sản phẩm: Phần sắp xếp và trình bày của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS các từ gợi ý, yêu cầu HS sắp xếp thành một
sơ đồ hồn chỉnh về viết theo quy trình.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS nhớ lại kiến thức đã được học, hệ thống thành sơ đồ
ngoài giấy nháp (nếu cần)
- Báo cáo, thảo luận: Mời 1 – 2 HS trình bày kết quả lên bảng
- Kết luận, nhận định: HS khác nhận xét, chỉnh sửa (nếu có), GV nhận xét.


2



Bước 1:
Chuẩn bị viết

• Xác định tác phẩm truyện,
mục đích viết, người đọc
• Thu thập tài liệu
Bước 2:
Tìm ý,
lập dàn ý

• Tìm ý
• Lập dàn ý
Bước 3:
Viết bài
Bước 4: Xem lại
và chỉnh sửa

2. Hoạt động 2: Giải quyết vấn đề
a) Mục tiêu: Từ quy trình viết thực thành lập dàn ý đối với một đề bài cụ thể
b) Nội dung: HS vận dụng các gợi dẫn trong SGK để thực hiện cho đề bài.
c) Sản phẩm: Dàn ý cho đề bài
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV u cầu HS thảo luận nhóm đơi trong thời gian 10
phút, tìm và lập dàn ý cho đề bài sau:
Hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc
về nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám. (Sử dụng Văn bản Tấm Cám trong SGK
lớp 10 (CT 2006), tập 1)
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện đọc ngữ liệu truyện cổ tích Tấm Cám, dựa
vào phần Thực hành viết theo yêu cầu và Bảng kiểm, thảo luận và lập dàn ý.

- Báo cáo, thảo luận: GV mời 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm trên
bảng.
- Kết luận, nhận định: Các nhóm khác dựa vào Bảng kiểm nhận xét, bổ sung (nếu
có)
*Dàn ý tham khảo
- Mở bài: Giới thiệu được truyện kể Tấm Cám, nêu được nội dung chính (kể về
cuộc đời nhân vật Tấm và những lần vượt qua khó khăn, vươn lên đi tìm hạnh phúc);
định hướng của bài viết.
- Thân bài:
+ Luận điểm 1: Chủ đề của truyện: Sức mạnh của cái thiện chiến thắng cái ác
qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng đến cùng, chiến thắng ấy thể hiện niềm tin
của nhân dân với tinh thần lạc quan và ước mơ về một xã hội công bằng.


3
Dẫn chứng: Những lần Tấm vượt lên hồn cảnh khó khăn, hoàn thành những
nhiệm vụ mà mẹ kế đưa ra và những lần hóa thân của Tấm. Sự hóa thân của Tấm thể
hiện sức sống trỗi dậy mãnh liệt trước sự vùi dập của kẻ ác.
Đánh giá: Đây là chủ đề quen thuộc, đặc trưng trong thể loại truyện cổ tích, tác
phẩm gần với chủ đề này là Cây tre trăm đốt.
+ Luận điểm 2: Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật:
 Cốt truyện li kì, hấp dẫn với những mâu thuẫn, xung đột ngày càng quyết
liệt.
Dẫn chứng: Mâu thuân xung đột được chia thành 2 giai đoạn từ khi Tấm ở
chung với mẹ con Cám (mâu thuẫn vì sự tranh giành những đồ dùng có giá trị vật
chật nhỏ đến giá trị tinh thần – mâu thuẫn gia đình)  Tấm trở thành vợ vua (mẫu
thuẫn tranh giành địa vị - mẫu thuẫn xã hội)
 Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập.
Dẫn chứng: Cám, mẹ Cám: độc ác, lười nhác – cái xấu, cái ác, cái phản diện
>< Tấm: hiền lành, chăm chỉ - cái đẹp, cái tốt, lương thiện

 Sử dụng các yếu tố, chi tiết tưởng tượng kì ảo
Dẫn chứng: Nhân vật Bụt cùng với những con vật giúp đỡ Tấm (cá bống,
gà, chim sẻ); 4 lần hóa thân của Tấm (chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi,
quả thị)
+ Nhận xét về nội dung, hình thức nghệ thuật của truyện: Chủ đề hướng mọi người
đến với cái thiện, bài trừ cái ác. Kết cấu quen thuộc của truyện cổ tích là người nghèo
khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng cũng được hưởng hạnh phúc. Nghệ
thuật đa dạng, đặc sắc nhằm làm nổi bật giá trị của nhân vật Tấm, đề cao cái tốt đẹp,
hướng tới Chân – Thiện – Mĩ.
- Kết bài: Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể;
nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Từ dàn ý đã có, HS bước đầu tạo lập đoạn văn
b) Nội dung: HS thực hành viết đoạn văn từ 1 luận điểm trong phần dàn ý
c) Sản phẩm: Phần viết của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hành viết đoạn văn cho luận điểm
2: Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện dựa vào dàn ý vừa thực hiện, viết đoạn văn
- Báo cáo, thảo luận: GV mời 1 – 2 HS trình bày phần viết của mình
- Kết luận, nhận định: HS nghe phần viết của bạn, nhận xét (bổ sung). GV nhận
xét, định hướng cho HS.
4. Hoạt động 4: Vận dụng


4
a) Mục tiêu: Viết được một văn bản đúng quy trình
b) Nội dung: Hồn thành viết một văn bản nghị luận
c) Sản phẩm: Bài viết hoàn chỉnh của HS
d) Tổ chức thực hiện:

- Giao nhiệm vụ học tập: HS dựa vào dàn ý và yêu cầu của bảng kiểm, hoàn thành
những phần còn lại trong dàn ý để thành một văn bản phân tích, đánh giá chủ đề, những
nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một truyện kể hoàn chỉnh
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện tại nhà
- Báo cáo, thảo luận: HS dựa vào bảng kiểm để tự đánh giá, nhận xét bài của bạn
cùng bàn, chỉnh sửa cho phù hợp.


5
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TUẦN: 7
Tiết: 9 – 10

LUYỆN TẬP VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH,
ĐÁNH GIÁ MỘT BÀI CA DAO
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Viết được văn bản đúng quy trình
2. Về năng lực: Phân tích, đánh giá một bài ca dao
3. Về phẩm chất: Chăm chỉ
II. Thiết bị dạy học và học liệu: Ngữ liệu làm văn
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Gợi nhắc kiến thức nền về một bài ca dao
b) Nội dung: HS nhắc lại những đặc điểm của một bài ca dao
c) Sản phẩm: Phần trình bày của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: HS trả lời câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về ca
dao?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS nhớ lại kiến thức đã được học, suy nghĩ và trả lời

- Báo cáo, thảo luận: Mời 1 – 2 HS trình bày
- Kết luận, nhận định: HS khác nhận xét, GV nhận xét.
Ca dao mang đặc điểm về nội dung và nghệ thuật như sau:
- Đặc điểm về nội dung:
Ca dao diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng và tình cảm của người dân trong các
mối quan hệ như: tình u đơi lứa, tình u q hương, gia đình, đất nước,… Ngồi ra,
ca dao còn phản ánh lịch sử và các phong tục tập quán truyền thống của người dân
Việt.
Trong đó, chủ đề chính của ca dao là tiếng hát than thân, lời ca yêu thương tình
nghĩa được cất lên từ cuộc đời đầy cay đắng, xót xa nhưng đằm thắm ân tình của người
Việt Nam.
- Đặc điểm về nghệ thuật:
+ Ca dao là những lời thơ ngắn gọn; được biết bằng thể thơ lục bát hoặc
lục bát biến thể nên rất dễ ghi nhớ.
+ Ngôn ngữ giản dị, quen thuộc, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
+ Giàu hình ảnh ẩn dụ, so sánh.


6
+ Cách diễn đạt mang đậm sắc thái dân gian.
2. Hoạt động 2: Giải quyết vấn đề
a) Mục tiêu: Từ quy trình viết thực thành lập dàn ý đối với một đề bài cụ thể
b) Nội dung: HS vận dụng các gợi dẫn trong SGK để thực hiện cho đề bài.
c) Sản phẩm: Dàn ý cho đề bài
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đơi trong thời gian 10
phút, tìm và lập dàn ý cho đề bài sau:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
(Ca dao)
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện đọc ngữ liệu, thảo luận và lập dàn ý.
- Báo cáo, thảo luận: GV mời 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm trên
bảng.
- Kết luận, nhận định: Các nhóm khác dựa vào Bảng kiểm nhận xét, bổ sung (nếu
có)
*Dàn ý tham khảo
Mở bài:
Giới thiệu được bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
Thân bài:
Nêu được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, chẳng hạn:
- Chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài ca dao
- Từ ngữ, hình ảnh:
+ Màu sắc: xanh, trắng, vàng
+ Hình ảnh của hoa sen, lá sen, nhị sen, gần bùn mà chẳng hơi tanh
+ Từ ngữ mang tính chất gợi tả, ở câu 1 người đọc khi đọc lên sẽ cảm thấy mang
hình thức câu nghi vấn mục đích là để khẳng định vẻ đẹp của hoa sen
+ Biện pháp tu từ: liệt kê các bộ phận kèm màu sắc tương ứng của cây sen (ẩn
dụ ở mức độ xa hơn - câu 4 để chỉ phẩm chất của con người)
- Nhịp thơ nhẹ nhàng (ở câu 1, 2) dần chuyển sang đột ngột (câu 3) để làm bật đối
tượng cuối cùng (câu 4)
- Chủ thể trữ tình ẩn danh, người đọc cảm nhận như có một ai đó (chủ thể) đang
miêu tả vẻ đẹp của hoa sen một cách chi tiết, tỉ mỉ và còn làm bật lên được giá trị, phẩm
chất của loài hoa.
- Tác động của bài thơ đối với cảm xúc, cảm nhận của bản thân.
Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.


7

3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Từ dàn ý đã có, HS viết bài văn
b) Nội dung: HS thực hành viết bài văn phân tích, đánh giá bài ca dao
c) Sản phẩm: Phần viết của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hành hồn thành bài văn phân
tích, đánh giá bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện dựa vào dàn ý, viết bài văn
- Báo cáo, thảo luận: GV mời 1 – 2 HS trình bày phần viết của mình
- Kết luận, nhận định: HS nghe phần viết của bạn, nhận xét (bổ sung). GV nhận
xét, định hướng cho HS.


8
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TUẦN: 8
Tiết: 11 – 12

LUYỆN TẬP VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH,
ĐÁNH GIÁ MỘT BÀI CA DAO
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Viết được văn bản đúng quy trình
2. Về năng lực: Phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ
thuật của một truyện kể
3. Về phẩm chất: Chăm chỉ
II. Thiết bị dạy học và học liệu: Ngữ liệu làm văn
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế khi vào bài mới

b) Nội dung: HS thi đua đọc những câu ca dao
c) Sản phẩm: Phần tham gia trò chơi của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức cho HS thi đua đọc những câu ca dao mà
em biết.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS chia thành 2 nhóm, lần lượt đọc xen kẽ những câu ca
dao
- Báo cáo, thảo luận: Lần lượt HS ở từng nhóm tham gia trị chơi
- Kết luận, nhận định: GV ghi nhận tính đúng/sai của các câu ca dao.
2. Hoạt động 2: Giải quyết vấn đề
a) Mục tiêu: Từ quy trình viết thực thành lập dàn ý đối với một đề bài cụ thể
b) Nội dung: HS vận dụng các gợi dẫn trong SGK để thực hiện cho đề bài.
c) Sản phẩm: Dàn ý cho đề bài
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đơi trong thời gian 10
phút, tìm và lập dàn ý cho đề bài sau:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngồi biển Đơng
Núi cao biển rộng mênh mơng
Cù lao chín chữ ghi lịng con ơi.
(Ca dao)
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện đọc ngữ liệu, thảo luận và lập dàn ý.


9
- Báo cáo, thảo luận: GV mời 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm trên
bảng.
- Kết luận, nhận định: Các nhóm khác dựa vào Bảng kiểm nhận xét, bổ sung (nếu
có)
*Dàn ý tham khảo

Mở bài: Giới thiệu được bài ca dao cần phân tích, đánh giá
Thân bài:
Nêu được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, chẳng hạn:
- Chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài ca dao: những cảm xúc sâu lắng về cơng cha
nghĩa mẹ.
- Từ ngữ, hình ảnh:
+ Từ ngữ, hình ảnh mang tính chất gợi tả: núi ngất trời, nước ngồi biển
Đơng, núi cao biển rộng mênh mơng, cù lao chín chữ
+ Biện pháp tu từ: so sánh như núi ngất trời; nước ngồi biển Đơng 
cơng lao to lớn không thể nào đong đếm được
- Nhịp thơ nhẹ nhàng, chậm rãi tựa những lời ru thuở bé thơ.
- Chủ thể trữ tình bày tỏ cảm xúc, lịng thành kính đối vớiơn dưỡng dục sinh
thành của cha mẹ
- Tác động của bài thơ đối với cảm xúc, cảm nhận của bản thân.
Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Từ dàn ý đã có, HS viết bài văn
b) Nội dung: HS thực hành viết bài văn phân tích, đánh giá bài ca dao
c) Sản phẩm: Phần viết của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hành hồn thành bài văn phân
tích, đánh giá bài ca dao.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện dựa vào dàn ý, viết bài văn
- Báo cáo, thảo luận: GV mời 1 – 2 HS trình bày phần viết của mình
- Kết luận, nhận định: HS nghe phần viết của bạn, nhận xét (bổ sung). GV nhận
xét, định hướng cho HS.




×