Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Ngữ văn 10: Kế hoạch bài dạy LUYỆN TẬP VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT BÀI THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.11 KB, 14 trang )

Tuần: 12
Tiết:
LUYỆN TẬP
VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT BÀI THƠ
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Củng cố tri thức viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: tự tin, sáng tạo, tư duy tốt.
- Năng lực đặc thù: đọc văn bản, viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ.
3. Về phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động – Ôn tập
a. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức nền; giúp HS có tâm thế chủ động khi tiếp cận kiến
thức.
b. Nội dung: HS thực hiện theo nhóm, hồn thành phiếu khái qt u cầu đối với bài văn
nghị luận phân tích, đánh giá khi đọc một bài thơ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận phân tích,
đánh giá khi đọc một bài thơ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV
yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn
thành phiếu theo mẫu:

SẢN PHẨM DỰ KIẾN


Yêu
cầu đối
với bài


văn
nghị
luận
phân
tích,
đánh
giá một
bài thơ

* Thực hiện nhiệm vụ HT: Cá nhân

Xác định được chủ đề và phân
tích đánh giá ý nghĩa, giá trị của
chủ đề bài thơ
Về nội
dung
Phân tích, đánh giá được
một số nét đặc sắc về hình
thức nghệ thuật như dạng
thức xuất hiện của chủ thể
trữ tình, kết cấu, từ ngữ,
hình ảnh, vần, nhịp,
BPTT...
Yêu cầu đối
với bài văn
nghị luận
phân tích,
đánh giá một
bài thơ


học sinh hồn thành phiếu học tập.
* Báo cáo, thảo luận: GV mời 2 – 3
học sinh trình bày. Các học sinh khác
nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét
quá trình phát biểu ý kiến, hướng dẫn

Lập luận chặt chẽ, thể hiện
được những suy nghĩ, cảm
nhận của người viết về bài
thơ

Có bằng chứng tin cậy
từ bài thơ
Về kĩ năng
Diễn đạt mạch lạc, sử dụng
được các câu chuyển tiếp,
các từ ngữ liên kết giúp
người đọc nhận ra mạch lập
luận

HS chốt lại vấn đề.
Mở
bài
Gồm 3 phần

Thân
bài
Kết
bài


Hoạt động 2: Luyện tập viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ
a. Mục tiêu: Viết được bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc
nghệ thuật của một bài thơ và tác dụng của chúng.
b. Nội dung:
c. Sản phẩm: Bài viết đã được công bố của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề
Đề: Hãy viết văn bản nghị luận và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ
phân tích, đánh giá về chủ đề và (thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt).


một số nét đặc sắc về nghệ thuật - Bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghi luận
của một bài thơ (thơ lục bát, thơ phân tích, đánh giá một bài thơ.
thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt).
GV đưa ra một số gợi ý về những
tác phẩm thơ HS đã được học:
Nếu chọn phân tích bài Rằm tháng
giêng (Hồ Chí Minh) thân bài có

Giới thiệu bài thơ (tên tác phẩm, thể loại,
Mở
bài

thể triển khai:
Rằm tháng giêng: Kết hợp hài hòa

giữa tình u thiên nhiên với tâm
hồn nhạy cảm, lịng u nước sâu

2. Những nét đặc sắc về hình thức
nghệ thuật của bài thơ Rằm tháng
giêng: Bố cục chặt chẽ, thể thơ thất
ngôn tứ tuyệt, hình ảnh thơ mang
màu sắc cổ điển mà vẫn bình dị, tự
nhiên, bút pháp gợi tả, ngơn ngữ
hàm súc, sử dụng điệp từ. (Lí lẽ và
bằng chứng)
Nếu chọn phân tích bài Sang thu
(Hữu Thỉnh) thân bài có thể triển
khai:
1. Nét đặc sắc về chủ đề: Những
cảm xúc, những rung động tâm hồn
trước cảnh vật thiên nhiên trong
những ngày cuối hạ sang thu và
những chiêm nghiệm của tác giả về
cuộc đời. (Lí lẽ và bằng chứng)

Nêu nội dung khái quát cần phân tích,
đánh giá
Xác định chủ đề của bài thơ

1. Nét đặc sắc về chủ đề của bài thơ

nặng của chủ tịch Hồ Chí Minh. (Lí
lẽ và bằng chứng)


tác giả, …)

Phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ
Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức
nghệ thuật của bài thơ
Thân Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc
bài về hình thức nghệ thuật trong việc thể
hiện chủ đề của bài thơ
Thể hiện được suy nghĩ, cảm nhận của
người viết về bài thơ.
Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin
cậy lấy từ tác phẩm.

Kết
bài

Khẳng định lại một cách khái quát
những nét đặc sắc về nghệ thuật và nét
độc đáo về chủ đề của bài thơ
Nêu tác động của tác phẩm đối với bản
thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng
thức bài thơ.

Sắp xếp luận điểm (lí lẽ và bằng chứng)

năng, hợp lí.


2. Những nét đặc sắc về hình thức


trình

nghệ thuật của bài thơ: thơ năm

Lập luận chặt chẽ, trình bày mạch lạc.

bày,
diễn
đạt

Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng đúng
yêu cầu của kiểu bài.

chữ, cách sử dụng từ ngữ độc đáo,
cảm nhận tinh tế, giọng thơ êm
đềm sử dụng các biện pháp tu từ
quen thuộc. (Lí lẽ và bằng chứng)
* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS
thực hiện nhiệm vụ lập dàn ý và
hoàn thành bài văn.

Sử dụng được các từ ngữ, câu văn tạo sự
gắn kết giữa các luận điểm, giữa bằng
chứng và lí lẽ.

* Báo cáo, thảo luận: Học sinh
chia sẻ kết quả đã thực hiện
* Kết luận, nhận định: GV nhận
xét chung, chọn bài hay để chia sẻ
với cả lớp.

IV. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................…..
................................................................................................................................................
......................................................................................................................................…


Tuần:13
Tiết:
LUYỆN TẬP ĐỀ ĐỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: Củng cố tri thức Ngữ văn về thể loại thơ và xử lí câu hỏi phần đọc hiểu
(Đọc).
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: tự tin, sáng tạo, tư duy tốt.
- Năng lực đặc thù: đọc văn bản, kĩ năng xử lí câu hỏi nhận biết, thơng hiểu, vận dụng.
3. Về phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học.
b. Nội dung:
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM


Câu trả lời của học sinh.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV đặt vấn đề: Chia sẻ với lớp những bài thơ
em yêu thích.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy nghĩ và tìm câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
HS trình bày ý kiến cá nhân.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV dựa vào chia sẻ của HS để dẫn dắt vào
nội dung bài học.
Hoạt động 2: Luyện tập đề đọc
a. Mục tiêu: Từ kiến thức ôn tập về tri thức thể loại thơ, HS vận dụng đọc hiểu.


b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi trong bài.
c. Sản phẩm: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi:
TIẾNG VIỆT
Lưu Quang Vũ
[…]
Chưa chữ viết đã vẹn trịn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước khơng thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.
Một đảo nhỏ ngoài khơi nhiều kẻ nhận
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.
Tiếng thao thức lịng trai ơm ngọc sáng
Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề ngi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.


Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng
Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.
Buồm lộng sóng xơ, mai về trúc nhớ
Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.
Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tơi
Như vị muối chung lịng biển mặn
Như dịng sơng thương mến chảy mn đời...
[…]
(Lưu Quang Vũ, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Hội nhà văn, 2010)
Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình trong bài thơ.
Câu 2. Xác định nội dung chính của mỗi phần trong văn bản. Theo em, cảm hứng bao trùm

văn bản là gì?
Câu 3. Trong khổ 2 và 3, thanh âm êm ái, ngọt ngào của tiếng Việt được miêu tả qua những
câu thơ nào?
Câu 4. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu
thơ sau.
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Câu 5. Trong khổ thơ sau, tác giả đã gắn tiếng Việt với yếu tố nào, điều đó có ý nghĩa gì?
Một đảo nhỏ ngồi khơi nhiều kẻ nhận
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.
Câu 6. Xác định tâm trạng, cảm xúc của tác giả ở khổ thơ cuối. Vì sao tác giả có cảm xúc
ấy?


Câu 7. Văn bản thơ “Tiếng Việt” gợi cho em những suy nghĩ gì về trách nhiệm của người
trẻ trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
Câu 8. Xác định thông điệp của văn bản. Em sẽ làm gì để lan tỏa thông điệp ấy?
Gợi ý câu trả lời:
Câu 1. Nhân vật trữ tình: Người yêu tiếng Việt, đối tượng trữ tình: Tiếng Việt.
Câu 2. Nội dung chính của mỗi phần trong văn bản:
 Ba khổ đầu: Vẻ đẹp của tiếng Việt
 Hai khổ tiếp theo: Tiếng Việt trường tồn cùng lịch sử
 Ba khổ cuối: Tiếng Việt trong tâm hồn người Việt
Cảm hứng bao trùm văn bản: ngợi ca tiếng Việt với niềm tự hào, trân quý
Câu 3. Trong khổ 2 và 3, thanh âm êm ái, ngọt ngào của tiếng Việt được miêu tả qua những
câu thơ:
- Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
- Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

- Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau là so sánh.
Ơi tiếng Việt như bùn và như lụa
Ĩng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tác dụng: Biện pháp so sánh khiến câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Tác giả so sánh
tiếng Việt với bùn và lụa gợi nên vẻ đẹp hết sức bình dị, gần gũi với con người Việt Nam.
Qua đó, có thể thấy Tiếng Việt mang một vẻ đẹp vừa mềm mại, uyển chuyển vừa gần gũi,
thân thương.
Câu 5. Trong khổ thơ, tác giả đã gắn tiếng Việt với yếu tố: lịch sử (truyền thuyết): Một
đảo nhỏ ngoài khơi xa nhiều kẻ nhận, Loa thành, nàng Mỵ Châu.
Ý nghĩa: tác giả gợi lại những thăng trầm trong lịch sử dân tộc để khẳng định những biến
cố, thách thức ấy góp phần khẳng định sức sống mãnh liệt của tiếng Việt. Tiếng Việt vẫn
trường tồn cùng với người Việt, với lịch sử chống giặc ngoại xâm.
Câu 6. Tâm trạng, cảm xúc của tác giả ở khổ thơ cuối: Bộc lộ trực tiếp niềm hạnh phúc,
sự hân hoan, xúc động của tác giả. Vì tác giả được sống, được ôm ấp, được lắng nghe
những thanh âm ngọt ngào, mềm mại của tiếng Việt.
Câu 7. Văn bản thơ “Tiếng Việt” gợi cho em những suy nghĩ: Người trẻ giữ trách nhiệm
quan trọng trong việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt cũng như gìn giữ bản sắc dân
tộc. Bởi việc lạm dụng tiếng nước ngoài, sử dụng teencode có thể gây nguy cơ phai nhạt


và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc. Hãy ln sử dụng những từ
ngữ thuần Việt, hạn chế những từ không trong sáng hay là làm sai lệch đi nghĩa của những
từ đã có.
Câu 8. Thơng điệp của văn bản: Tiếng Việt có vẻ đẹp riêng độc đáo, có sức sống mãnh
liệt. Tiếng Việt phần nào thể hiện tâm hồn người Việt vì vậy hãy trân trọng, giữ gìn và làm
cho tiếng Việt ngày càng phát triển.
Hành động em sẽ làm gì để lan tỏa thông điệp ấy:
 Yêu và quý trọng tiếng Việt, có ý thức về sự phát triển của tiếng Việt.
 Thường xuyên rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt.

 Phê phán các hành vi cố tình sử dụng sai tiếng Việt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................…..
................................................................................................................................................
......................................................................................................................................…


Tuần:14
Tiết:
LUYỆN TẬP ĐỀ ĐỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: Vận dụng tri thức Ngữ văn về văn bản thơng tin để xử lí câu hỏi phần đọc
hiểu (Đọc).
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: tự tin, sáng tạo, tư duy tốt.
- Năng lực đặc thù: đọc văn bản, kĩ năng xử lí câu hỏi nhận biết, thơng hiểu, vận dụng.
3. Về phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học.
b. Nội dung:
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM


Câu trả lời của học sinh.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV đặt vấn đề: Hãy giới thiệu với lớp về một
lễ hội văn hóa của địa phương hoặc đất nước
mình mà em biết.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy nghĩ và tìm câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
HS trình bày ý kiến cá nhân.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV dựa vào chia sẻ của HS để dẫn dắt vào
nội dung bài học.
Hoạt động 2: Luyện tập đề đọc


a. Mục tiêu: HS đọc hiểu được văn bản thông tin.
b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi trong bài.
c. Sản phẩm: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
LỄ CÚNG THẦN LÚA CỦA NGƯỜI CHƠ-RO
Người Chơ-ro, còn gọi là người
Đơ-ro, Châu Ro, là một trong những
tộc người có mặt sớm nhất trên vùng
đất Đồng Nai. Lễ cúng Thần Lúa của
người Chơ-ro thể hiện mối giao hồ,
gắn bó giữa con người và thiên nhiên,
cùng ước mơ về cuộc sống ấm no,
hạnh phúc. Đây cũng được xem là Tết

của người Chơ-ro.
Lễ cúng Thần Lúa (lễ Sa Yang
Va) là lễ hội truyền thống của người
Chơ-ro được tổ chức định kì hằng năm, thường diễn ra từ ngày 15 đến 30 tháng 3 âm lịch,
sau khi thu hoạch. Đây là lễ hội lớn nhất của cộng đồng, là dịp để đồng bào Chơ-ro tạ ơn
thần linh đã cho một mùa bội thu, cầu xin mưa thuận gió hồ để mùa vụ năm sau nhà nhà
được no đủ.
Lễ cúng bắt đầu bằng việc làm cây nêu. Trong lễ cúng Thần Lúa, cây nêu là biểu trưng
nhiều ý nghĩa, thể hiện mối giao hoà giữa con người với thần linh, sự giao cảm của con
người với con người và những ước vọng chính đáng về cuộc sống ổn định, phồn vinh.
Cây nêu làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa. Ngọn của cây nêu có hình bơng lúa
lớn, phía trên gắn chùm lúa nhiều hạt và bốn tia toả ra bốn hướng: hai tia gắn lông chim
chèo bẻo (biểu tượng cho sự mạnh mẽ, khôn ngoan); hai tia gắn lông gà (biểu tượng cho
sự sung túc của gia chủ).
Buổi sáng, những người phụ nữ Chơ-ro đi rước hồn lúa. Trước khi vào nghi thức cũng
chính, người phụ nữ lớn tuổi trong nhà mang gùi; ra rẫy. Đến chỗ lúa để dành cúng thần,
bà vái các thần linh trước rồi cắt bụi lúa đem về. Những bông lúa này được dùng để trang
trí trên bàn thờ.


Lễ cúng thường bắt đầu vào buổi trưa, sau khi mọi việc chuẩn bị hoàn tất. Lễ vật cũng
Thần Lúa gồm có gà, heo, rượu cần, những bơng lúa, hoa quả, nhiều loại bánh như bánh
giầy mè đen, bánh tét. Rượu cần để cúng được làm từ gạo trên rẫy của gia chủ, không được
vay mượn hoặc mua.
Già làng hoặc chủ nhà đảm trách việc đọc lời khấn, trình bày tấm lòng thành của gia
chủ cầu mong được thần linh phù hộ cho sức khoẻ, ban cho mùa màng tươi tốt, cây lắm
trái, lúa nhiêu hạt.
Trong suốt quá trình làm lễ, khi tiếp chuyện với thần và khi khấn vái đều có nhạc đệm
của dàn cơng chiêng. Vì thế, các nghi thức trong phân lễ vừa tạo nên bầu không khí thiêng
liêng vừa thể hiện sự gắn bó, gần gũi giữa thần linh, thiên nhiên, vũ trụ và con người.

Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc. Mở đầu buổi tiệc, theo
truyền thống mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống li rượu đầu tiên,
sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác. Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn
uống vui vẻ, vừa nhảy múa, ca hát trong âm thanh trầm bổng, dặt dìu của dàn cồng chiêng
và nhiều nhạc cụ dân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kèn lúa,... Thật tưng bừng, náo nhiệt!
Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một nét sinh hoạt văn hố độc đáo, góp phần
làm phong phú di sản văn hố của dân tộc. Qua lễ hội tơi cảm nhận rõ sự gắn bó ân tình
giữa con người với thiên thiên, lòng biết ơn của con người với những món quà quý giá mà
thiên nhiên ban tặng.
(Theo Văn Quang, Văn Tuyên, Lễ cúng Thần Lúa Sa Yang Va của người Chơ-ro,
Báo ảnh Dân tộc và miền núi, ngày 4/4/2007)
Câu 1. Những dấu hiệu nào trong văn bản giúp em nhận biết Lễ cúng Thần Lúa của người
Chơ-ro là một văn bản thơng tin?
Câu 2. Nêu các hoạt động chính trong lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro. Các hoạt động
ấy được liệt kê theo trình tự nào?
Câu 3. Chỉ ra một đoạn văn có lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản.
Câu 4. Đề tài của văn bản trên là gì? Dựa vào yếu tố nào để nhận biết điều đó? Theo em
văn bản này được viết nhằm mục đích gì?
Câu 5. Em nhận ra những thông tin nào của nội dung văn bản trong hình ảnh minh họa?
Câu 6. Văn bản Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa
con người và thiên nhiên?
Câu 7. Từ văn bản trên, em có suy nghĩ gì ý nghĩa của các lễ hội trong đời sống tinh thần
của người Việt Nam?


Câu 8. Quan điểm của người viết được thể hiện như thế nào trong văn bản? Em có đồng
tình với quan điểm đó khơng?
Gợi ý câu trả lời:
Câu 1. Những dấu hiệu trong văn bản giúp nhận biết Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro
là một văn bản thông tin: dựa vào nhan đề và sapo. Vản này thuật lại đầy đủ những thông

tin, sự kiện của lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro như:
 Giới thiệu thời gian, địa điểm lễ hội.
 Những chi tiết, sự vật xuất hiện trong lễ hội.
 Diễn biến và kết thúc lễ hội.
 Vai trò, ý nghĩa của lễ hội trong cuộc sống.
Câu 2. Các hoạt động chính trong lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro:
 Làm cây nêu.
 Phụ nữ đi rước hồn lúa.
 Già làng hoặc chủ nhà đọc lời khấn.
 Khi cúng xong, mọi người lên nhà sàn dự tiệc.
Các hoạt động ấy được liệt kê theo trình tự thời gian diễn ra b̉i lễ.
Câu 3. Đoạn văn có lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản:
Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc. Mở đầu buổi tiệc, theo
truyền thống mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống li rượu đầu tiên,
sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác. Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn
uống vui vẻ, vừa nhảy múa, ca hát trong âm thanh trầm bổng, dặt dìu của dàn cồng chiêng
và nhiều nhạc cụ dân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kèn lúa,... Thật tưng bừng, náo nhiệt!
Câu 4. Đề tài của văn bản trên là: lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro. Dựa vào yếu tố:
nhan đề, sapo và nội dung văn bản. Văn bản này được viết nhằm mục đích cung cấp thơng
tin cho người đọc, để người đọc có thêm hiểu biết về văn hóa, phong tục của vùng miền
địa phương.
Câu 5. Những thông tin của nội dung văn bản trong hình ảnh minh họa ở phần mở đầu em
quan sát được là:
 Già làng hoặc gia chủ đang thực hiện nghi lễ cúng Thần Lúa.
 Bàn lễ có gà, rượu, những bơng lúa.
 Cây nêu trước bàn lễ có thân buộc lá dứa, ngọn cây có gắn lơng chim chèo bẻo, lơng
gà tỏa ra bốn hướng.


Câu 6. Văn bản Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro giúp em hiểu: thiên nhiên và con người

có mối quan hệ gắn bó, khăng khít. Thiên nhiên cung cấp những giá trị vật chất, tinh thần
để giúp đời sống con người đầy đủ hơn. Ngược lại, con người biết ơn, chăm sóc thiên nhiên
thì sẽ nhận được những giá trị tốt đẹp mà thiên nhiên đem lại.
Câu 7. Suy nghĩ về ý nghĩa của các lễ hội trong đời sống tinh thần của người Việt Nam:
Trong đời sống tinh thần người Việt, lễ hội là một giá trị tinh thần vơ giá. Nó là biểu hiện
của những giá trị văn hóa tâm linh, cũng là nơi mà thơng qua đó, người Việt thể hiện được
những phẩn chất, lối sống phong phú, tốt đẹp như: uống nước nhớ nguồn, truyền thống về
lịng biết ơn, tinh thần đồn kết,… được lưu giữ từ ngàn đời xưa.
Câu 8. Quan điểm của người viết:
- Người viết đã đưa tin chính xác, khách quan về lễ hội cúng Thần Lúa của người Chơ-ro.
- Đồng thời thể hiện rõ tình cảm yêu quý, trân trọng nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc
đáo của người Chơ-ro. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho thấy được cảm nhận của bản thân về
sự gắn bó ân tình giữa con người với thiên nhiên và cả lòng biết ơn của người dân Chơ-ro
với những món quà thiên nhiên ban tặng.
Học sinh thể hiện quan điểm đồng tình/ không đồng tình. Cần lý giải hợp lý.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................…..
................................................................................................................................................
......................................................................................................................................…



×